Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Các giải pháp hoàn thiện pháp luật sỡ hữu trí tuệ Việt Nam về bí mật kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.19 KB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thương trường như chiến trường là điều không ai có thể phủ nhận. Trên chiến
trường không tiếng súng ấy luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra những cuộc chiến không gây đổ
máu nhưng tổn thất vật chất thì khó có thể tưởng tượng. Các doanh nghiệp muốn tồn tại
trong thị trường phải luôn vận động, biến đổi để tạo cho mình một vị trí và chiếm lĩnh
những phần thị trường nhất định. Sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi họ phải xây dựng cho được
một chiến lược cạnh tranh có hiệu quả để đứng vững,
Ngày nay, bên cạnh các yếu tố cơ bản như vốn, nhân lực, môi trường đầu tư... việc
bảo vệ các thông tin bí mật là một yếu tố tạo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, góp
phần vào thành công của các doanh nhân.
Mỗi doanh nghiệp khi hoạt động trên thương trường đều có một bí mật kinh doanh
riêng nhằm tạo ra lợi nhuận và lợi thế trước đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, trong rất nhiều
doanh nghiệp, nhận thức và bảo vệ bí mật kinh doanh chưa được các nhà quản lý doanh
nghiệp quan tâm một cách đúng mức. Vậy bí mật kinh doanh là gì? Bí mật kinh doanh có
được bảo hộ ở Việt Nam? Những hành vi nào được coi là xâm phạm bí mật kinh doanh?
Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam bảo hộ về vấn đề này như thế nào?...
Trong bài viết này, nhóm chúng em sẽ đi làm rõ những vấn đề trên đồng thời trong
phạm vi nghiên cứu của mình, nhóm em sẽ đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn
thiện cơ chế bảo hộ bí mật kinh doanh tại Việt Nam. Bài viết của chúng gồm những mục
chính như sau:
I. Tổng quan về bí mật kinh doanh
II. Quy định pháp luật về bảo hộ bí mật kinh doanh:
III. Nhìn từ vụ “Đánh cắp bí mật kinh doanh của Coca-cola” đến thực trạng bảo hộ
bí mật kinh doanh tại Việt Nam
IV. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật sỡ hữu trí tuệ Việt Nam về bí mật kinh
doanh
NỘI DUNG
I. Tổng quan về bí mật kinh doanh
1. Bí mật thương mại là gì?
Bí mật kinh doanh thường, hay còn gọi là “Trade secrets”, được hiểu là những tri
thức liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, được giữ bí mật và các thông tin đó


mang lại cho người nắm giữ những lợi ích kinh tế.
Trên thế giới một số quốc gia sử dụng thuật ngữ “know- how” có nghĩa là “bí quyết
kỹ thuật để thay cho bí mật kinh doanh. Bí quyết kỹ thuật là những quy trình được chế tạo,
có giá trị thực tiễn và thương mại, được thực hiện trong công nghiệp và được giữ bí mật
với các đối thủ cạnh tranh.
Ở Việt Nam, theo khoản 23, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ, bí mật kinh doanh là
“thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng
sử dụng trong kinh doanh”.
Theo khái niệm này, một bí mật kinh doanh có 3 dấu hiệu cơ bản:
-Là kết quả của quá trình đầu tư, nghiên cứu, sáng tạo thể hiện qua các tri thức, thông tin
-Chưa được bộc lộ đến mức những người khác có thể dễ dàng có được
-Có khả năng tạo ra những giá trị kinh tế khi sử dụng trong kinh doanh
2. Các loại thông tin thường được nhắc đến trong bí mật kinh doanh.
Bí quyết kỹ thuật và khoa học: công thức chế tạo sản phẩm; cấu tạo kỹ thuật của
động cở, máy móc; mã máy tính;dữ liệu,…
Thông tin thương mại: hồ sơ khách hàng, danh sách nhà cung cấp, kế hoạch
maketing, chiến lược kinh doanh, hệ thống phân phối,…
Thông tin về tài chính: cơ cấu giá nội bộ, danh mục giá…
Thông tin phủ định: tình trạng bế tắc trong nghiên cứu, các giải pháp kỹ thuật đã bị
rút bỏ
Các loại thông tin này có thể được bảo hộ sở hữu công nghiệp với nhiều hình thức
khác nhau, tuy nhiên, tùy trường hợp mà người ta chọn bảo hộ theo cơ chế nào.
3. Ưu điểm và khuyết điểm của Bảo vệ bí mật thương mại
Khi quyết định có nên dựa vào bảo hộ bí mật thương mại, doanh nghiệp phải xem xét
những ưu điểm và nhược điểm của cách làm như vậy so với các công cụ khác
Về mặt lợi thế, một bí mật thương mại:
• Liên quan đến việc không có chi phí đăng ký
• Không giới hạn trong thời gian
• Là ngay lập tức có hiệu quả
• Không yêu cầu công bố thông tin hoặc đăng ký với chính phủ

Mặt khác, những bất lợi bao gồm:
• Nếu bí mật được thể hiện trong sản phẩm, những người khác có thể khám phá bí
mật cơ bản và sử dụng nó một cách hợp pháp của "kỹ thuật đảo ngược" đó
• Bảo vệ không còn nếu bí mật được công bố công khai
• Bảo vệ chỉ có hiệu quả chống lại việc mua lại, sử dụng hoặc tiết lộ thông tin bí mật
không hợp pháp
• Bảo vệ yếu hơn sự bảo hộ bằng sáng chế
• Một bí mật thương mại không được bảo vệ chống lại đối với những người độc lập
đưa ra ý tưởng tương tự. Như một hệ quả, một bí mật thương mại cũng là bằng sáng
chế có thể được cấp bằng cho người khác nếu phát triển độc lập bởi người đó. Điều
này trái ngược với các bằng sáng chế bảo vệ các chủ sở hữu bằng sáng chế, ngay cả
đối với những người phát triển độc lập cùng một sáng chế
Luật pháp không trừng phạt phát hiện công bằng, bao gồm phát hiện bằng phương tiện
pháp lý như:
• Độc lập, sáng tạo, bí mật thương mại không cung cấp độc quyền, do đó, bất cứ ai có
thể khám phá bí mật thương mại của bạn độc lập và sử dụng nó hoặc bằng sáng chế
đó.
• Kỹ thuật đảo ngược, đây là một thực tế phổ biến được sử dụng để tìm ra cơ chế
hoặc các thành phần của một sản phẩm, khi một nghiên cứu đối thủ cạnh tranh một
sản phẩm nhân bản hay thậm chí làm cho một sản phẩm tốt hơn.
II. Quy định pháp luật về bảo hộ bí mật kinh doanh:
Theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành, việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
đối với bí mật kinh doanh tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:
1. Phạm vi và điều kiện bảo hộ:
1.1 Phạm vi bảo hộ :
Tại Việt Nam, bí mật kinh doanh là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được pháp
luật bảo hộ theo Khoản 1, Điều 750 Bộ luật Dân sự năm 2005. Tuy nhiên, không phải bất
cứ thông tin bí mật nào cũng được bảo hộ. Điều 85 của Luật sở hữu trí tuệ đưa ra danh
mục các loại thông tin không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh bao gồm:
“ 1. Bí mật về nhân thân;

2. Bí mật về quản lý nhà nước;
3. Bí mật về quốc phòng, an ninh;
4. Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh”.
Như vậy, trong pháp luật Việt Nam đã có khái niệm bí mật kinh doanh; tuy nhiên, khái
niệm này vẫn còn chung chung, chưa làm rõ phạm vi các thông tin được bảo hộ. Điều này
dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Có quan điểm cho rằng, bí mật kinh doanh đơn thuần
là các thông tin về các hoạt động kinh doanh của các chủ thể. Quan điểm khác lại xác định
bí mật kinh doanh bao gồm cả các thông tin về khoa học kỹ thuật, thông tin về các hoạt
động kinh doanh của chủ thể… Khác với Việt Nam, pháp luật các nước thường quy định
tương đối rõ ràng về vấn đề này. Ví dụ: Theo Khoản 4, Điều 1, Luật Bí mật thương mại
hợp nhất của Mỹ năm 1979 thì khái niệm “bí mật thương mại” đã được giải thích tương
đối cụ thể, thuận lợi cho việc áp dụng trên thực tế: “ Bí mật thương mại là các thông tin
bao gồm công thức, mẫu hình, sưu tập các thông tin, chương trình, phương sách, biện
pháp, công nghệ hoặc quy trình”.
1.2 Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh:
Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh phát sinh khi bí mật kinh doanh đáp
ứng được các điều kiện do pháp luật quy định. Vì vậy, việc xác định các điều kiện bảo hộ
đối với bí mật kinh doanh là rất quan trọng. Theo quy định của Điều 84 Luật Sở hữu trí
tuệ, bí mật kinh doanh sẽ được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện sau:
“ 1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật
kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh
doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.”
Ngoài ra, theo tinh thần của Điều 8 Luật Sở hữu trí tuệ , thì các bí mật kinh doanh
trái với đạo đức xã hội, xâm phạm tới lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, có hại cho
quốc phòng, an ninh sẽ không được pháp luật Việt Nam bảo hộ.
Về cơ bản, các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật nước ta đã thể hiện được ba
đặc điểm chính của bí mật kinh doanh là: tính bí mật; có giá trị thương mại; và được chủ
sở hữu bảo mật. Tuy nhiên, so sánh với quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam

tham gia, chúng ta thấy có một số điểm khác biệt như:
- Theo Điều 39 của Hiệp định TRIPs, một trong các điều kiện quan trọng để bí mật kinh
doanh được bảo hộ là phải có giá trị thương mại (commercial value). Cụ thể, Điều 39 Hiệp
định TRIPs quy định thông tin được bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện: “có tính chất bí
mật nghĩa là các thông tin đó không phổ biến hoặc không dễ dàng tiếp cận thông tin đó
dưới dạng thông tin toàn bộ, tức là dưới dạng ghép nối theo trật tự chính xác mọi chi tiết
của thông tin đó đối với những người thường xuyên giải quyết với các loại thông tin như
vậy; có giá trị thương mại vì nó có tính chất bí mật; và được người kiểm soát hợp pháp
thông tin đó giữ bí mật bằng các biện pháp hợp lý”.
Điều 9, Chương 2 Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng quy định tương
tự. Như vậy, pháp luật Việt Nam chưa thể hiện đầy đủ nội dung này. Trên thực tế, giá trị
thương mại của thông tin bí mật được tạo ra bởi nhiều yếu tố, trong đó lợi thế mà thông tin
bí mật mang lại cho người nắm giữ nó chỉ là một trong các yếu tố quan trọng làm nên giá
trị thương mại của thông tin.
Cũng theo Khoản 2, Điều 39 của Hiệp định TRIPs, thông tin được bảo hộ khi
“không phổ biến, không dễ dàng tiếp cận” không phải là đối với mọi chủ thể mà chỉ đối
với “những người thường xuyên giải quyết đối với các loại thông tin như vậy”. Điều này
có nghĩa, ngay cả những người thường xuyên tiếp xúc, xử lý thông tin đó, thì đối với họ,
những thông tin như vậy vẫn là loại thông tin không phổ biến, hay có thể gọi là thông tin
“hiếm”. Quy định trên của Hiệp định TRIPs có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn cản việc
bảo hộ quá rộng đối với các loại thông tin khác tồn tại trên thực tế. Tuy nhiên, nội dung
này của Hiệp định TRIPs lại chưa được pháp luật Việt Nam thể chế hóa đầy đủ, rõ ràng.
2. Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh :
Khác với các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối
với bí mật kinh doanh của các chủ sở hữu không được xác lập thông qua hình thức cấp văn
bằng bảo hộ mà được bảo hộ “tự động”. Có nghĩa là quyền sở hữu công nghiệp đối với bí
mật kinh doanh sẽ phát sinh khi đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật mà không cần
thông qua bất cứ một thủ tục đăng ký nào.
“Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được
một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó”

(điểm c, Khoản 3, Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ ). Các quyền của chủ sở hữu quyền sở hữu
công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ khi bí mật kinh doanh còn đáp ứng đủ
các điều kiện quy định. Điều này hoàn toàn phù hợp với tính chất đặc thù của bí mật kinh
doanh cũng như các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Quyền chủ sở hữu bí mật kinh doanh:
3.1 Quyền của chủ sở hữu bí mật kinh doanh:
Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh có thể là tổ chức
hoặc cá nhân đã đầu tư để tạo ra hoặc có được thành quả đầu tư là bí mật kinh doanh.
Trong trường hợp bí mật kinh doanh được bên làm thuê, bên thực hiện hợp đồng tạo ra
hoặc có được trong khi thực hiện công việc được giao thì bí mật kinh doanh đó thuộc
quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên liên quan có thỏa
thuận khác. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh có quyền
chiếm hữu, sử dụng và định đoạt bí mật kinh doanh theo các quy định của pháp luật.
Theo Điều 123 Luật SHTT, chủ sở hữu bí mật kinh doanh có các quyền:
- Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng
hoá;
-Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí
mật kinh doanh.
3.2 Hạn chế quyền :
Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền ngăn cấm người khác thực hiện các hành
vi theo quy định tại Khoản 3, Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ:
“ 1. Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa
vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;
2. Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng. Đây là trường hợp bộc lộ các
kết quả thử nghiệm hoặc các dữ liệu liên quan đến việc lưu hành các dược phẩm, các nông
hoá phẩm đã được quy định cụ thể tại Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ.
3. Sử dụng dữ liệu bí mật liên quan đến các loại dược phẩm, nông hoá phẩm
không nhằm mục đích thương mại;
4. Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập. Trong trường
hợp này người tạo ra bí mật kinh doanh phải chứng minh được tính “độc lập” trong việc đã

tạo ra bí mật kinh doanh mà người đó sử dụng.
5. Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm
được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thoả thuận

×