Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế xuất khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.23 KB, 16 trang )

A – LỜI MỞ ĐẦU
Thuế luôn là một vấn đề quan trọng trong các hoạt động của WTO và có ảnh
hưởng trực tiếp đến việc đàm phán của các quốc gia trong quá trình hội nhập cũng như
khi đã trở thành viên chính thức của tổ chức này. Trước tình hình mới khi Việt Nam
hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới đã đặt ra yêu cầu phải thực
hiện cải cách chính sách thuế. Một trong những vấn đề rất quan tâm của Chính phủ là
cải cách thuế xuất nhập khẩu, vì thuế xuất nhập khẩu là loại thuế chịu tác động mạnh
nhất trong quá trình hội nhập. Chính sách thuế quan tốt sẽ tạo điều kiện cho hoạt động
thương mại và đầu tư phát triển, góp phần bảo hộ có hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh
tranh của nền kinh tế cũng như giảm thiểu các tác động bất lợi đối với nền kinh tế
trước sự biến động của thị trường thế giới. Vì thế, nhóm em mạnh dạn chọn đề tài
“Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế xuất khẩu”
B – NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ NHẬP KHẨU
1. Khái niệm:
TNK là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có
nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi phương tiện vận tải đến cửa
khẩu biên giới thì các công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai
báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số TNK phải thu theo các công thức tính
TNK đã quy định trước.
2. Đặc điểm thuế nhập khẩu:
- Đối tượng chịu TNK là các hàng hóa được phép vận chuyển qua biên giới.
- TNK không hoàn toàn là thuế trực thu hoặc thuế gián thu.
- TNK có chức năng đặc trưng là bảo hộ sản xuất trong nước và điều tiết hoạt
động xuất nhập khẩu.
3. Mục đích của thuế nhập khẩu
TNK được đưa ra chủ yếu để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tuy nhiên
nó cũng có thể để:
- Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt
hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường.
1


- Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh
thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương
mại.
- Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như
các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách
nông nghiệp chung của họ.
- Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có
thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế.
- Không khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng có thể bị coi là xa xỉ phẩm hay
đi ngược lại các truyền thống văn hóa dân tộc….
4. Các quy định của pháp luật về thuế nhập khẩu
4.1. Các quy định về phạm vi áp dụng thuế nhập khẩu
Thứ nhất, về chủ thể nộp thuế nhập khẩu
Trong quá trình thu TNK, việc xác định chủ thể nộp TNK là rất quan trọng,
không chỉ trong việc xác định rõ ai là người có nghĩa vụ nộp thuế mà còn góp phần
tránh được các vi phạm pháp luật về thuế hoặc các tranh chấp trong lĩnh vực thuế
thường xảy ra giữa người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế.
Theo Điều 4 Luật TXK, TNK 2005 và Điều 3 Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày
13/08/2010 hướng dẫn thi hành Luật TXK, TNK 2005 các chủ thể phải nộp TNK
gồm: Chủ thể hàng hóa nhập khẩu; Tổ chức nhận ủy thác nhập khẩu hàng hóa; Cá
nhân có hàng nhập khẩu khi nhập cảnh, gủi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu biên
giới Việt Nam.
Ngoài ra, còn có các chủ thể được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế sau: Đại
lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế ủy quyền nộp thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển
phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế hay cho đối tượng nộp thuế; Tổ chức tín
dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật cá tổ chức tín dụng trong
trường hợp bảo lãnh, nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp
luật quản lý thuế.
Thứ hai, đối tượng chịu thuế nhập khẩu

Theo quy định tại Điều 2 Luật TXK, TNK 2005 thì đối tượng chịu TNK gồm:
2
- Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu, Biên giới Việt Nam;
- Hàng hóa được đưa từ thị trường trong các nước vào khu phi thuế quan và từ
khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế
xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế
thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được
thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi
hàng hoá giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu;
- Hàng hoá mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hoá nhập khẩu.
Để xác định đúng đối tượng chịu TNK, luật TNK, TXK 2005 đã quy định
những hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế, cụ thể là:
- Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới
viện nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định cảu chính phủ:
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
- Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nươc ngoài, hàng hóa nhập khẩu
từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa
đươa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
- Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu.
4.2. Các quy định về căn cứ tính thuế nhập khẩu
Những tiêu chí được sử dụng làm căn cứ tính thuế là: Số lượng đơn vị hàng hóa
nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan; Giá tính thuế đơn vị từng mặt hàng nhập khẩu
và thuế suất nhập khẩu.
Thứ nhất, số lượng hàng hóa nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan
Trên nguyên tắc, mọi hàng hóa khi được nhập khẩu vào một lãnh thổ hải quan
đều phải được chủ thể nhập khẩu tiến hành khai báo hải quan. Theo quy định của pháp
luật Hải quan khi làm thủ tục hải quan, người khai báo hải quan phải kê khai và nộp tờ
khai hải quan, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Với hệ thống quản lý điện tử
thì việc khai báo Hải quan phải kê khai và gửi hồ sơ Hải quan thông qua hệ thống xử
lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan. Số lượng hàng hóa nhập khẩu là số lượng

hàng hóa được nhà nhập khẩu khai trong tờ khai hải quan. Cùng với giá tính thuế đối
với đơn vị hàng hóa nhập khẩu, đây là một trong những đại lượng quan trọng để xác
định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.
3
Thứ hai, giá tính thuế hàng nhập khẩu
Trị giá hải quan được tính bằng số lượng hàng hóa nhập khẩu (x) với giá tính
thuế. Theo nghĩa chung nhất, trị giá hải quan hay trị giá tính thuế là trị giá của giao
dịch hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Trị giá hải quan là thuật ngữ được sử dụng
chính thức trong Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (General Agreement
On Tariffs And Trade - GATT) và tiếp tục được sử dụng như một thuật ngữ chính
thức của WTO về việc thi hành Điều VII của GATT 1994 liên quan đến nguyên tắc
xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.
Xác định trị giá hải quan là một yếu tố quan trọng trong quá trình nhập khẩu do
lượng TNK phải đóng sẽ phụ thuộc vào giá trị tính thuế do cơ quan hải quan quyết
định. Hiệp định về giá trị hải quan của WTO yêu cầu các cơ quan hải quan khi xác
định giá trị tính thuế trên cơ sở giá thanh toán giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu.
Ở Việt Nam hiện nay, do tính đặc thù của nền kinh tế đang trong giai đoạn
chuyển đổi, vừa phải thực hiện mục tiêu duy trì chính sách bảo hộ hợp lý đối với hàng
hóa trong nước trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi, vừa phải thực hiện các
cam kết quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu nên pháp luật Việt Nam hiện
hành có quy định áp dụng đồng thời, song hành nhiều phương thức khác nhau trong
việc xác định giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu. Cụ thể là:
+) Đối với hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng thương mại của các doanh nghiệp
hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài và hàng hóa có xuất xứ từ quốc gia hay vùng
lãnh thổ mà Việt Nam đã cam kết thực hiện nguyên tắc tính TNK theo trị giá hải quan
của Hiệp định GATT thì trị giá tính thuế được xác định theo các nguyên tắc nêu tại
Điều 7 của Hiệp định GATT.
+) Đối với trường hợp hàng hóa được nhập khẩu theo hợp đồng nhưng không
nằm trong diện phải xác định trị giá tính thuế theo các nguyên tắc của Điều 7 Hiệp
định GATT thì giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu theo hợp đồng là giá thực tế phải

thanh toán mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán cho người bán về
hàng hóa nhập khẩu. Việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu theo
hợp đồng trong trường hợp này về cơ bản là phù hợp với nguyên tắc xác định trị giá
tính thuế theo Điều 7 của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) bởi
4
đảm bảo tôn trọng trị giá giao dịch thực tế của hàng hóa xuất, nhập khẩu giữa các bên
như đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
+) Đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu không theo hợp đồng hoặc không
phù hợp với quy định của Luật thương mại thì giá tính thuế đối với đơn vị hàng hóa
nhập khẩu sẽ do Cục Hải quan địa phương xác định theo phương pháp phù hợp với giá
giao dịch thực tế của hàng hóa trên thị trường tại cửa khẩu nhập nhằm chống gian lận
thương mại qua giá.
Thứ ba, thuế suất nhập khẩu:
Cùng với yếu tố giá trị hải quan, thuế suất cũng là một căn cứ để xác định nghĩa
vụ nhập khẩu đối với người nộp thuế. Để đảm bảo khả năng điều tiết các hoạt động
kinh tế trong nước một cách hiệu quả, các mức thuế suất cụ thể trong biểu TNK sẽ do
Chính phủ quy định phù hợp với khung thuế suất do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy
định. Biểu thuế này có thể thay đổi và điều chỉnh theo đề nghị của Bộ tài chính và Bộ
công thương cho phù hợp với yêu cầu điều tiết kinh tế thực hiện các cam kết hội nhập
qua từng thời kỳ.
Theo quy định hiện hành, thuế suất đối với hàng nhập khẩu đã được quy định
theo hướng có sự phân biệt giữa thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất
ưu đãi đặc biệt.. Theo quy định này, thuế suất thông thường được áp dụng cho các
hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước không có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc hoặc
thỏa thuận về ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại với Việt Nam (loại thuế suất
này được quy định cao hơn 50% so với thuế suất ưu đãi của hàng hóa nhập khẩu cùng
loại hoặc tương ứng); thuế suất ưu đãi được áp dụng cho các hàng hóa nhập khẩu có
xuất xứ từ nước có thỏa thuận tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
còn thuế suất ưu đãi đặc biệt được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ
nước mà Việt Nam với nước đó có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về TNK. Chính phủ sẽ

quy định biểu thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với từng mặt hàng nhập khẩu theo thỏa
thuận đã được ký kết giữa Việt Nam với các nước khác. Ngoài ra, để đảm bảo sự
tương thích giữa pháp luật Việt Nam với thông lệ và tập quán quốc tế về thuế quan và
thương mại, pháp luật hiện hành của Việt Nam còn quy định việc áp dụng thuế suất
TNK bổ sung đối với các trường hợp đặc biệt sau đây:
5
+) Hàng nhập khẩu vào Việt nam với giá quá thấp so với giá bán thông thường
trong giao dịch thương mại, do được bán phá giá tại Việt Nam và gây thiệt hại đáng kể
cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự của Việt Nam và gây thiệt hại đáng kể cho
ngành sản xuất hàng hóa tương tụ của Việt Nam. Việc áp dụng thuế suất TNK bổ sung
trong trường hợp này được gọi là thuế chống phá giá;
+) Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với giá quá thấp so với giá bán thông
thường của hàng hóa đó trong điều kiện giao dịch bình thường trong thương mại quốc
tế, do có sự trợ cấp từ nước xuất khẩu và gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất
hàng hóa tương tự của Việt Nam. Việc áp dụng thuế suất TNK bổ sung trong trường
hợp này được gọi là thuế bù giá;
+) Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước mà nước đó đã có sự
phân biệt đối xử về TNK hoặc có những biện pháp phân biệt đối xử khác đối với hàng
hóa có xuất xứ từ Việt Nam. Việc áp dụng thuế suất TNK bổ sung trong trường hợp
này được gọi là thuế đối kháng. Xét trên bình diện pháp luật quốc tế, việc áp dụng
thuế đối kháng đối với hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp này có thể được xem như
là một biện pháp “trả đũa” đối phương trong quan hệ pháp luật quốc tế.
4.3. Các quy định của pháp luật về quy trình hành thu thuế nhập khẩu
Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, trình tự thủ tục hành thu TNK
bao gồm các bước sau đây:
Thứ nhất, kê khai thuế nhập khẩu. Theo luật định, mỗi lần có hàng hóa nhập
khẩu, tổ chức và cá nhân đứng tên làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa phải tiến hành kê
khai số lượng, giá tính thuế đối với từng mặt hàng nhập khẩu và dự tính số TNK phải
nộp. Nội dung kê khai của người nộp thuế được thực hiện trong tờ khai nguồn gốc
xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu (do cơ quan hải quan hướng dẫn theo mẫu và thường

gọi là tờ hải quan). Trên nguyên tắc, việc kê khai TNK phải được tiến hành ngay tại
thời điểm và địa điểm làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Sau đó, tờ khai hàng hóa nhập
khẩu phải được nộp cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để cơ quan này
tiến hành kiểm hóa và tính thuế cho người nộp thuế.
Thứ hai, kiểm hóa; giám định hàng hóa; tính thuế và thông báo thuế. Sau khi
nhận được tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu do đương sự nộp, cơ quan hải quan phải
6

×