Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt và ý kiến pháp lý nhằm khắc phục”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.39 KB, 12 trang )

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt được
chính thức ban hành ở nước ta từ năm 1990, sau đó trải qua nhiều lần sửa đổi bổ
sung để phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội, đất nước, đã giúp chúng ta
nhận thấy nhiều ưu điểm và hạn chế trong việc ban hành pháp luật và sự áp dụng
các quy định vào thực tiễn cuộc sống. Nhóm E2-2 xin nghiên cứu “Thực tiễn áp
dụng pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt và ý kiến pháp lý nhằm khắc phục”. Để thấy
được bức tranh toàn cảnh về thuế tiêu thụ đặc biệt dưới góc độ thực tiễn.
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÊ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT.
1. Khái niệm thuế tiêu thụ đặc biệt:
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu được áp dụng khá phổ biến ở các
nước trên thế giới. Đây là loại thuế đánh vào một số loại hàng hóa dịch vụ đặc
biệt, cần điều tiết mạnh nhằm hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng đồng thời tăng
nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Trên thế giới, loại thuế này có lịch sử lâu
đời, xuất hiện từ thời Hy Lạp, La Mã cổ đại.
Ở Việt Nam, thuế tiêu thụ đặc biệt được đưa vào áp dụng từ năm 1990. Các
mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế là thuốc hút, rượu, bia, pháo, bài lá, vàng
mã. Trước năm 1990, loại thuế đánh vào những hàng hóa không thiết yếu gọi là
thuế hàng hóa quy định trong Điều lệ thuế hàng hóa, ban hành kèm theo Quyết
nghị số 487-NQ/QHK4 ngày 26 tháng 09/1974. So với đối tượng chịu thuế tiêu
thụ đặt biệt theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1990 và Luật thuế tiêu thụ đặc
biệt hiện hành, đối tượng chịu thuế hàng hóa theo Điều lệ thuế hàng hóa rộng
hơn nhiều.
Năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt đã thu hẹp diện
các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt xuống còn 4 loại hàng hóa chịu thuế là:
thuốc lá điếu, rượu, bia và pháo. Năm 1995, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt được bổ
sung, mở rộng diện các mặt hàng chịu thuế, trong đó có 2 mặt hàng đáng chú ý
nhất là xăng và ô tô từ 24 chỗ ngồi trở xuống. Ngày 20 tháng 05 năm 1998,
Quốc hội thông qua Luật thuế tiêu thụ đặc biệt mới thay thế cho Luật thuế tiêu
thụ đặc biệt năm 1990 (sửa đổi năm 1993, 1995). Bối cảnh ra đời của Luật thuế
tiêu thụ đặc biệt năm 1990 là việc Luật thuế giá trị gia tăng áp dụng trong thực
tiễn và sự kiện Việt Nam tham gia quá trình hội nhập Quốc tế.


Điểm nổi bật của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1998 so với luật thuế tiêu
thụ đặc biệt cũ là đã đưa các dịch vụ không thiết yếu vào danh mục đối tượng
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, theo đó, bốn nhóm dịch vụ phải chịu thuế là kinh
doanh vũ trường, mát xa, karaoke, kinh doanh ca-si-no, trò chơi bằng máy giắc-
pót, kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe, và kinh doanh golf. Năm 2003,
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1998 đã được sửa đổi, bổ sung. Hướng sửa đổi là
mở rộng đối tượng chịu thuế. Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật thuế tiêu thụ
1
đặc biệt năm 1998 và sửa đổi năm 2003 lại tiếp tục được sửa đổi. Mục đích sửa
đổi lần này là đảm bảo các quy định trong pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt
thống nhất với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, đặc biệt tránh
phân biệt đối xử giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu.
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt đã sửa đổi giá tính thuế và thuế suất đối với một số
mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trước sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, trước yêu cầu ổn định kinh
tế vĩ mô, giảm nhập siêu, kiềm chế lạm phát, tránh gây đột biến trong sản
xuất, tiêu dùng, bảo đảm nguồn thu ngân sách Nhà nước; và nhằm thực hiện các
cam kết của Chính phủ Việt Nam khi gia nhập WTO cũng như bảo đảm tính phù
hợp với thông lệ quốc tế, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật thuế tiêu thụ đặc
biệt năm 2008.
2. Đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt
+/ Thuế tiêu thụ đặc biệt có diện đánh thuế hẹp. Việc quy định các hàng
hóa, dịch vụ nào thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt còn tùy thuộc vào
chính sách điều tiết của từng quốc gia, hoạt động sản xuất tiêu dùng của từng
nước; thu nhập quốc dân; phong tục và tập quán tiêu dùng của một số loại hàng
hóa, dịch vụ trong từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội cụ thể. Nhìn chung,
các quốc gia thường đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào một số mặt hàng được coi là
cao cấp và không thiết yếu, Nhà nước không khuyến khích tiêu dùng như: thuốc
hút, rượu, bia, xăng dầu.
+/ Thuế suất tiêu thụ đặc biệt có thể là thuế suất cố định hoặc thuế suất tỉ lệ

và thường cao hơn so với thuế suất của các loại thuế gián thu khác. Thuế suất
tiêu thụ đặc biệt có thể là thuế suất cố định hoặc thuế suất tỉ lệ, tùy theo quan
điểm của các nhà làm luật ở mỗi quốc gia. Ở Mỹ, Nhật, một số nước Châu Âu,
biểu thuế suất tiêu thụ đặc biệt là thuế suất cố định. Mức thuế tuyệt đối là mức
thuế được quy định bằng số tiền tính trên một đơn vị hàng hóa chịu thuế. Còn tại
Việt Nam, áp dụng biểu thuế suất tỉ lệ cho thuế tiêu dùng đặc biệt. Ví dụ như :
thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá có thuế suất là 65%
(Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008).
+/ Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hóa
chịu thuế một cách gián tiếp thông qua giá cả. Người sản xuất và kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là người nộp thuế cho nhà nước, từ
đó thấy đây là một loại thuế gián thu.
+/ Thuế tiêu thụ đặc biệt thường có mức thuế suất cao nhằm điều tiết sản
xuất và hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, thông qua đó nhằm điều tiết một phần thu
nhập của những người tiêu dùng các hàng hoá, dịch vụ này.
+/ Thuế tiêu thụ đặc biệt được đánh giá một lần vào khâu sản xuất kinh
2
doanh hàng hóa, dịch vụ. Đây là loại thuế tiêu dùng một giai đoạn nên không
gây sự trùng lặp qua các khâu của quá trình luân chuyển hàng hóa.
Khi hàng hoá và dịch vụ này chuyển qua khâu lưu thông thì không phải
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Cơ sở được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp
đối với nguyên liệu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nếu có chứng từ hợp pháp.
Vì vậy, việc quản lý thuế tiêu thụ đặc biệt đòi hỏi phải kiểm tra, giám sát
chặt chẽ, đảm bảo hạn chế đến mức tối đa sự thất thu thuế tiêu thụ đặc biệt tại
khâu sản xuất, cung ứng dịch vụ hoặc nhập khẩu.
3. Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt.
Việc ban hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm đảm bảo các mục tiêu sau:
- Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng
của xã hội, điều tiết thu nhập của người tiêu dùng cho ngân sách Nhà nước một

cách hợp lý;
- Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, giảm nhập siêu, kiềm chế lạm phát, và
không gây đột biến trong sản xuất, tiêu dùng;
- Thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, bảo đảm phù hợp
với thông lệ quốc tế;
- Bảo đảm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
II. NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
1. Chủ thể quan hệ pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt
Quan hệ thuế tiêu thụ đặc biệt là quan hệ hình thành giữa một bên là cơ
quan nhà nước có thẩm quyền và bên kia là chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế, phát
sinh trong quá trình các chủ thể này thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
vào ngân sách nhà nước. Các chủ thế tham gia vào quan hệ pháp luật thuế tiêu
thụ đặc biệt vì vậy có thể được phân thành 2 nhóm: chủ thể quyền lực và chủ thể
mang nghĩa vụ.
1.1 Cơ quan nhà nước: chủ thể quyền lực tham gia vào quan hệ pháp
luật thuế tiêu thụ đặc biệt
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực thu thuế xem xét và quyết
định miễn, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt gồm Bộ tài chính, Tổng cục thuế và các
cơ quan thu.
Bộ tài chính và Tổng cục thuế chủ yếu chỉ tham gia vào quan hệ pháp luật
thuế tiêu thụ đặc biệt với tư cách chủ thể quyền lực, tiến hành xem xét và quyết
định các trường hợp miễn hoặc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho đối tượng nộp
thuế khi nhận được hồ sơ xin miễn, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt của đối tượng
này do cơ quan thu gửi tới.
3
Cơ quan thu gồm cơ quan thuế, hải quan, cơ quan tài chính, chủ yếu tham
gia vào các quan hệ pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt với tư cách chủ thể quyền
lực, có thẩm quyền hướng dẫn kiểm tra, thanh tra việc thu nộp thuế tiêu thụ đặc
biệt và áp dụng các chế tài khi cần thiết nhằm tăng cường kỉ luật tài chính trong
lĩnh vực thu nộp thuế. Cơ quan hải quan chủ yếu tham gia vào các quan hệ pháp

luật thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó đối tượng nộp thuế là tổ chưc, cá nhân nhập
khẩu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
1.2 Chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
Theo Điều 4 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 (LTTTĐB.2008) chủ thể
có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là các tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập
khẩu hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt. Trường hợp tổ chức cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng
hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng
không xuất khẩu mà tiêu dùng trong nước, thì tổ chức, cá nhân có hoạt động
kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Phạm vi chủ thể có
nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt vì vậy hoàn toàn phụ thuộc vào phạm vi đối
tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Những hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định tại Điều 2
LTTTĐB 2008 và Điều 2 của nghị định số 26/2009 Quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Điều 2 Thông tư số 64/2009/TT-
BTC về thuế Tiêu thụ đặc biệt.
2. Căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
Căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt là các sự kiên
pháp lý xảy ra trong thực tiễn đươc dự liệu cụ thể trong các quy phạm pháp luật
thuế tiêu thụ đặc biệt, cần xem xét những quy định pháp luật xác định nghĩa vụ
của các chủ thể thuộc diện nộp thuế tiêu thụ đặc biệt vào ngân sách nhà nước
ngay từ khâu đăng kí thuế của chủ thể nộp thuế.
Đăng kí thuế là hàng vi bắt buộc với chủ thể nộp thuế tại cơ quan thuế
sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc khi bắt đầu hoạt
động kinh doanh (đối với chủ thể không thuộc diện đăng kí kinh doanh). Điều
21 Luật quản lý thuế quy định: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh... đều
thuộc diện phải đăng kí thuế. Điều 22 luật quản lý thuế quy định: đối tượng đăng
kí thuế phải đăng kí thếu trong vong 10 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy
chứng nhận đăng kí kinh doanh (giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giầy
chứng nhận đầu tư) hoặc từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức

không thuộc diện đăng kí kinh doanh hoặc đối với cá nhân và hộ gia đình... Như
vậy, hành vi đăng kí thuế được tiến hàng sau khi cơ sở xản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được cấp chứng nhận đăng kí kinh
4
doanh, bất kể cơ sở kinh doanh đã hay chưa thực tế tiến hành sản xuất, kinh
doanh.
Mặc dù xác định căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật thuế tiêu thụ
đặc biệt, người ta thường đề cập tới 2 hành vi: (1) đăng kí thuế và (2) sản xuất,
tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ hoặc nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu
thụ đặc biệt. Tuy nhiên, hành vi thứ nhất không nhất thiết là điều kiện cần để
làm phát sinh quan hệ pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Trên thực tế có những
trường hợp, quan hệ pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt còn phát sinh ngay cả khi
người nộp thuế không đăng kí thuế nhưng có hành vi sản xuất và tiêu thụ hàng
hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Như vậy, sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ
pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt là hành vi sản xuất và tiêu thụ hàng hóa chịu
thuế, hoặc nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
3. Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt.
Điều 5 Luật thuế TTĐB quy định: “Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá
tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. Số thuế tiêu thụ đặc biệt
phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc
biệt”. Căn cứ tính thuế được hướng dẫn chi tiết tại Chương II của nghị định số
26/2009 và chương II của thông tư số 64/2009/TT-BTC của bộ Tài chính. Trong
đó quy định chi tiết các xác định đối với giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt (tại Điều
4 Nghị định số 26/2009 và Điều 5 Thông tư số 64/2009/TT-BTC) và Thuế suất
thuế tiêu thụ đặc biệt (Điều 5 Nghị định số 26/2009 và Điều 6 Thông tư số
64/2009/TT-BTC).
- Giá tính thuế, so với Luật Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 05/1998 và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị
gia tăng số 57/2005 (Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 1998 và luật sửa đổi), Luật thuế
tiêu thụ đặc biệt 2008 có quy định về giá tính thuế có ưu điểm sau:

Theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 1998 và luật sửa đổi thì giá
tính thuế đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra tại
nơi sản xuất chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt; đối với hàng hóa nhập khẩu là giá
tính thuế nhập khẩu cộng thuế nhập khẩu. Giá tính thuế đối với mặt hàng bia lon
hiện hành được trừ giá trị vỏ lon. Đối với bia chai giá tính thuế là giá bán của cơ
sở sản xuất và trên thực tế đại bộ phận các cơ sở sản xuất bia áp dụng chính sách
đổi vỏ chai, từ đó giá tính thuế thực chất đối với bia chai không bao gồm giá trị
vỏ chai.
Để thực hiện được mục tiêu hướng dẫn tiêu dùng đối với mặt hàng bia,
đồng thời đảm bảo thực hiện cam kết khi gia nhập WTO áp dụng một mức thuế
suất đối với mặt hàng bia, đồng thời không làm giảm lớn tới số thu ngân sách,
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 đã quy định rõ giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối
5

×