Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

đồ án kỹ thuật viễn thông Xây dựng tiêu chí đánh giá và phương pháp đo kiểm chất lượng dịch vụ, chất lượng mạng cho hệ thống thông tin di động nội vùng IPAS,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.94 KB, 80 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ DI ĐỘNG NỘI VÙNG 3
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DI ĐỘNG NỘI VÙNG
TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 27
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI DI
ĐỘNG NỘI VÙNG TẠI BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 56
KẾT LUẬN 77
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay sự phát triển của dịch vụ thông tin di động nội vùng tại một số Thành
phố lớn ở Việt Nam đang thu hút sự chú ý của tất cả mọi người, tác động trực tiếp tới
những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại di động cũng như những khách hàng
sử dụng dịch vụ điện thoại di động. Việc số lượng thuê bao của dịch vụ Cityphone ở
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tăng lên nhanh chóng sau 2 năm triển khai chứng
tỏ đây là hướng đi đúng của Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Thị trường dịch vụ điện thoại di động đang diễn ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa
các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông Việt
Nam (VNPT), Công ty điện tử viễn thông Quân đội (Vietel), Công ty cổ phần dịch vụ
viễn thông Sài Gòn (SPT), Công ty viễn thông Hà Nội (Hà Nội Telecom). Dịch vụ
thông tin di động nội vùng Cityphone với tính chất là cùng họ với dịch vụ điện thoại
cố định nên có những ưu điểm hơn hẳn so với các dịch vụ điện thoại di động khác như
giá cước rẻ, bảo vệ môi trường. Do đó, để phục vụ những người có thu nhập thấp
nhưng có nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại di động thì phát triên loại hình dịch vụ
điện thoại di động là một hướng đi đúng hướng trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Trước tình hình phát triển mạnh mẽ của dịch vụ điện thoại di động nội vùng do
VNPT triển khai tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, dựa vào những ưu điểm của
dịch vụ, tác giả đã nghiên cứu về công nghệ sử dụng để cung cấp dịch vụ di động nội
vùng, nghiên cứu điều kiện cụ thể của Bưu điện Thành phố Hải Phòng đề xuất các
bước phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Thành phố Hải Phòng.
2
CHƯƠNG 1:


TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ DI ĐỘNG NỘI VÙNG
I. Khái niệm, yêu cầu và chức năng của dịch vụ di động nội vùng .
1. Khái niệm:
Nói chung hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về di động nội vùng. Tuy
nhiên khi xét dưới góc độ về hệ thống cũng như dịch vụ chúng ta thấy dịch vụ di động
nội vùng hình thành dựa trên tính di động hạn chế của thuê bao. Nó được định nghĩa
như sau: “Di động hạn chế là một ứng dụng mà nhờ nó nhà khai thác dịch vụ tạo ra
khả năng di động hạn chế cho các thuê bao trong phạm vi một vùng địa lý nhất định
dựa trên các hệ thống truy nhập vô tuyến”.
Như vậy trước hết ta có thể hiểu là dịch vụ thông tin di động nội vùng đơn giản
là dịch vụ thông tin di động, nhưng trong đó các thuê bao di động chỉ có thể truy nhập
mạng để sử dụng dịch vụ khi di chuyển trong một vùng địa lý nhất định, ví dụ như
một hoặc một số thị trấn, thị xã, một tỉnh hoặc một số tỉnh thành… Do vậy hệ thống
thông tin di động nội vùng là hệ thống hình thành dựa trên công nghệ truy nhập vô
tuyến, với cấu trúc cho phép dịch vụ tới các thuê bao chỉ được phép di động trong một
vùng địa lý nhất định
2. Một số yêu cầu đối với hệ thống thông tin di động nội vùng.
Với quan niệm về hệ thống thông tin di động nội vùng trình bày như ở trên,
người ta đã đưa ra một số yêu cầu chung có tính đặc thù của hệ thống di động nội
vùng.
♦ Mục tiêu đặt ra khi triển khai dịch vụ di động nội vùng:
- Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ viễn thông, phát triển nhanh các dịch vụ
thoại, truy nhập tốc độ cao với giá cước trung bình và thấp.
- Đảm bảo tính công bằng trong cung cấp dịch vụ viễn thông cho mọi đối tượng
khách hàng khác nhau, phân bố trên các vùng, miền, khu vực khác nhau.
♦ Đặc điểm của khách hàng sử dụng dịch vụ di động nội vùng
- Có nhu cầu và công việc phải di chuyển thường xuyên trong khu vực hẹp ví
dụ như trong một tỉnh thành phố nào đó.
3
- Có thu nhập hàng tháng ở mức thấp và vừa.

- Có nhu cầu sử dụng các dịch vụ cơ bản như thoại, data, Fax.
♦ Công nghệ và giải pháp đối với dịch vụ di động nội vùng.
- Sử dụng các công nghệ vô tuyến hiện có trên thế giới như PHS (Nhật Bản),
CDMA (Bắc Mỹ), DECT (Châu Âu),…
- Giải pháp tổ chức mạng thông tin di động nội vùng thường dựa trên cấu trúc
mạch vòng vô tuyến WLL, cấu trúc hệ thống vô tuyến tế bào.
- Đảm bảo chi phí đầu tư, khai thác, bảo dưỡng thấp. Để thực hiện được điều
này thì hệ thống thông tin di động nội vùng phải tận dụng được cơ sở hạ tầng
của mạng hiện có như PSTN, IDSN,…
II. Công nghệ ứng dụng trong dịch vụ thông tin di động nội vùng
1. Mở đầu
Xu thế vô tuyến hóa các mạng thâm nhập thuê bao đòi hỏi phải có các hệ thống
thâm nhập vô tuyến cung cấp được các dịch vụ giống như mạng cố định hiện nay với
giá cước nội hạt hoặc giá cước chấp nhân được đối với các thuê bao. Các hệ thống
thông tin di động hiện đang sử dụng là các hệ thống băng hẹp chỉ cung cấp chất lượng
thông tin hạn chế nhưng giá cước cao. Các hệ thống không dây tương tự hiện có bị ảnh
hưởng rất lớn bởi nhiễu và không đảm bảo tính bảo mật cao cho người sử dụng. Trong
bối cảnh đó các hệ thống cầm tay không dây số (Thông tin di động nội vùng) đã được
nghiên cứu và đã cho ra một số công nghệ sử dụng cho thông tin di động nội vùng, đó
là: PHS (Nhật Bản), CDMA (Bắc Mỹ), DECT (Châu Âu). Nhìn chung các hệ thống
này cho phép cung cấp các dịch vụ như hệ thống điện thoại cố định với giá cước rất
mềm dẻo. Ở đây chúng ta chỉ xét đến công nghệ CDMA và PHS sử dụng trong công
nghệ nội vùng.
2. Công nghệ nội vùng dùng công nghệ CDMA.
Công nghệ CDMA là một công nghệ mới đang được sử dụng mạnh mẽ trong các
hệ thống thông tin vô tuyến nói chung cũng như hệ thống di động tế bào và di động
nội vùng nói riêng. Công nghệ này được xây dựng trên lý thuyết trải phổ. Đó là lý
thuyết đã trở thành động lực cho sự phát triển nhiều ngành công nghiệp vô tuyến như:
thông tin cá nhân, thông tin đa thâm nhập thuê bao vô tuyến ở mạng nội hạt, thông tin
vệ tinh, đo cự ly xa, định vị toàn cầu…

4
Nhằm tăng mật đọ sử dụng dịch vụ viễn thông cũng như tăng cường chất lượng
dịch vụ cung cấp cho người dùng, hầu hết các nước phát triển trên thế giới đang từng
bước sử dụng và đổi mới công nghệ vô tuyến tiên tiến. Một hướng phát triển đơn giản,
dễ dàng và hiệu quả về mặt chi phí là sử dụng giải pháp vô tuyến dưới góc độ mạng
truy nhập vô tuyến mạch vòng, di động hạn chế hay di động không hoàn toàn.
Phần này sẽ phân tích giải pháp thực hiện mạng thông tin di động nội vùng cho
các hệ thống WLL dựa trên công nghệ CDMA. Hiện nay trên thị trường thường có hai
hướng giải pháp chính cho công nghệ CDMA, đó là giải pháp dựa trên cấu trúc mạch
vòng thuê bao WLL và giải pháp dựa trên cấu trúc Cellular sử dụng MSC.
2.1 Giải pháp CDMA WLL dựa trên V5.2.
2.1.1. Đặc điểm hệ thống
Một số ưu điểm và kỹ thuật liên quan trong hệ thống CDMA WLL.
Bảng 1.1: Một số ưu điểm và kỹ thuật liên quan
Ưu điểm Kỹ thuật liên quan
Chất lượng thông tin tốt
Chuyển giao mềm, mềm hơn.EVRC ( Enhanced
Variable Rate CDEC)
Các chức năng bảo mật cao. Đăng ký vị trí
Phát triển dễ dàng và nhanh
chóng
Hệ thống mạch vòng và vô tuyến nội hạt
Chống được cản trở trên
đường truyền.
Máy thu phân tập, máy thu phân luồng RAKE)
Vùng phủ sóng rộng Bán kính tế bào rộng
Hiệu suất sử dụng tần số cao
Phân chia mã, điều khiển công suất, tốc độ mã hoá
thay đổi
Giao tiếp mở Giao diện chuẩn IS-95và V5.2

Độ rộng băng theo yêu cầu
Điều chế công suất, tốc độ điều chế có thể thay đổi
được
2.1.2. Lợi ích của hệ thống
Một trong những ưu điểm của hệ thống CDMA WLL là nó có thể ứng dụng vào
các hoàn cảnh môi trường khác nhau:
5
♦ Sử dụng trong khu vực thành thị.
Đối với viễn thông khu vực thành thị có các đặc điểm:
- Mật độ dân cư cao.
- Tốc độ lưu lượng cao, cơ sở hạ tầng khá.
- Nhu cầu thông tin dữ liệu lớn.
- Khó lắp đặt đường cáp thuê bao.
Trong môi trường như vậy thì sử dụng hệ thống CDMA WLL có một số lợi ích
sau:
- Khả năng thông tin dữ liệu tốt.
- Không cần thiết phải lắp BTS và SU phức tạp.
- Dung lượng BTS lớn (trên 4RF, 3 sectors).
- Chi phí đầu tư dễ mang lại hiệu quả.
♦ Sử dụng trong các khu vực mới phát triển.
Khu vực mới phát triển có các đặc điểm sau:
- Thường là các thành phố vệ tinh bao quanh các thành phố lớn.
- Mật độ dân cư cao ở một số vùng và thấp ở một số vùng khác.
- Việc lắp đặt cáp đến các thuê bao là rất khó khăn vì dân số ở đây phát triển
một cách ngẫu nhiên.
Lợi ích của hệ thống CDMA WLL khi sử dụng trong môi trường này:
- Các dịch vụ triển khai nhanh.
- Tính mềm dẻo cao khi điều kiện môi trường thay đổi.
- Hiệu quả giá thành.
♦ Sử dụng trong khu vực nông thôn.

Các đặc điểm của khu vực nông thôn:
- Mật độ dân cư thấp nhưng phân bố rộng và không đồng đều.
- Tồn tại các khu vực bán hàng.
6
Lợi ích của hệ thống CDMA WLL khi sử dụng trong khu vực này là:
- Vùng phủ sóng rộng.
- Hiệu quả giá thành.
2.1.3. Khả năng cung cấp dịch vụ.
Chức năng chính của hệ thông CDMA WLL là thiết lập các kết nối giữa chuyển
mạch nội hạt và các khối thuê bao. Chính bản thân hệ thống CDMA không có chức
năng chuyển mạch. Tuy nhiên để thực hiện được các dịch vụ cơ bản và các dịch vụ bổ
sung thì cần thiết phải có hệ thống CDMA chuyển tiếp tín hiệu gọi đến hoặc gọi đi
giữa chuyển mạch LS (Local Switching) và các khối thuê bao.
Hệ thống CDMA có thể cung cấp các loại dịch vụ sau:
♦ Các dịch vụ cơ bản:
- Chuyển các cuộc gọi bắt nguồn từ SU và các cuộc gọi kết thúc từ LS.
- Gửi tín hiệu Hook – Flash.
- Các loại cuộc gọi: Thoại âm thanh, facsimile nhóm 3 (G3), dữ liệu băng âm
thanh, điện thoại thẻ (payphone) và dữ liệu số.
- Phát tín hiệu DTMF (Dual Tone Multi Frequency).
♦ Các dịch vụ bổ sung:
Các dịch vụ do chuyển mạch nội hạt cung cấp và được chuyển tiếp qua hệ thống
CDMA WLL:
- Quay số tắt.
- Đường dây nóng.
- Cuộc gọi loại trừ.
- Cuộc gọi đánh thức.
- Cuộc gọi chuyển giao.
- Cuộc gọi chuyển tiếp.
- Không quấy rầy.

- Cuộc gọi giữ.
- Cuộc gọi đợi.
7
- Cuộc gọi ba chiều.
- Hiển thị số cuộc gọi.
- Tự động gọi lại.
2.1.4. Cấu trúc mạng CDMA WLL dựa trên giao diện V5.2
Hệ thống CDMA bao gồm các thiết bị:
♦ WSC (Wireless Service Control): Khối điều khiển dịch vụ vô tuyến.
♦ BTS (Base Transceiver Station): Trạm thu phát gốc.
♦ SU (Subscriber Unit): Khối thuê bao.
♦ Giao diện IS-95 CDMA.
♦ Giao diện V5.2.
♦ PSTN: Là thông tin báo hiệu PSTN.
2.2 Giải pháp dựa trên MSC.
Hệ thống thường bao gồm các thành phần sau:
♦ Mạng vô tuyến RN (Radio Network): Gồm các trạm gốc BTS và các bộ điều
khiển trạm gốc BSC
♦ Mạng nói CN (Core Network) dựa trên MSC.
♦ Mạng lõi chuyển mạch gói PCN (Packet Switched Core Network).
♦ Trạm đầu cuối SU bao gồm cả cố định và di động.
♦ Trung tâm quản lý mạng NMC (Network Maintenace Center). NMC thường
cung cấp các chức năng sau:
2.3 Kết luận.
Vậy với công nghệ CDMA có hai giải pháp để cung cấp dịch vụ thông tin di
động nội vùng, đó là giải pháp dựa trên cấu trúc mạch vòng vô tuyến (CDMA WLL)
và cấu trúc dựa trên MSC.
Giải pháp dựa trên mạch vòng vô tuyến có ưu điểm là có thể triển khai nhanh
chóng với vốn đầu tư ban đầu thấp, bên cạnh đó còn có một số hạn chế về khả năng di
động cũng như khả năng cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, hiện nay các nhà cung cấp thiết

bị cũng đã thực hiện được một số cải tiến kỹ thuật nhằm tăng cường khả năng cung
8
cấp dịch vụ, do vậy giải pháp này có thể triển khai phù hợp cho các vùng có mật độ
thuê bao thấp, tốc độ phát triển không cao, ít tính năng, các thuê bao không có nhu cầu
di chuyển trên một phạm vi rộng.
Giải pháp dựa trên MSC thực chất là xây dựng một mạng di động hoàn toàn, tuy
nhiên nhờ vào khả năng quản lý của hệ thống mà giải pháp này có khả năng cung cấp
dịch vụ di động nội vùng cho một giải rất rộng. Do đó, giải pháp này sẽ tỏ ra rất hiệu
quả khi triển khai mạng trên một phạm vi rộng, ví dụ như cho một hoặc nhiều tỉnh
thành, với các chính sách di động hạn chế của thuể bao cho từng vùng cụ thể.
3. Công nghệ nội vùng dùng công nghệ PHS.
Giải pháp ứng dụng công nghệ PHS ở chế độ công cộng trong thông tin di động
nội vùng gồm giải pháp di động công cộng, giải pháp WLL và giải pháp công nghệ
PHS trên nền IP (iPAS).
3.1. Giải pháp sử dụng công nghệ PHS cho thông tin di động công cộng.
Với giải pháp này, nhà khai thác PHS chỉ cần triển khai mới phần dữ liệu khách
hàng, hệ thống quản lý mạng, các trạm thu phát vô tuyến. Còn các chức năng và các
phần tử còn lại sẽ dựa vào mạng hiện có, đó là các mạng PSTN/ISDN. Giải pháp này
được sử dụng phổ biến, có hiệu quả vì các thu phát vô tuyến chỉ cần kết nối với tổng
đài ở gần thông qua giao diện hai dây, các trạm thu phát thường đặt cách nhau 300 –
500m để đảm bảo phủ sóng trong vùng có khả năng hỗ trợ di chuyển tốc độ cao.
3.2. Giải pháp sử dụng công nghệ PHS – WLL.
Mạng PHS – WLL gồm có các thành phần chính:
♦ LE là một tổng đài của mạng PSTN/ISDN.
♦ Bộ điều khiển truy nhập WLL (WAC)
♦ Trạm ô WLL (WCS)
♦ Trạm lặp WLL (WRS)
♦ Khối thuê bao WLL (WSU)
♦ Trạm cá nhân WLL (WPS)
Để khắc phục hạn chế trên của hệ thống PHS – WLL người ta đã đưa ra giải pháp

sử dụng PHS trên nền IP, gọi là hệ thống di động nội vùng iPAS.
9
3.3. Giải pháp sử dụng công nghệ PHS trên nền IP (iPAS).
3.3.1 Giới thiệu chung về hệ thống iPAS.
a) Mở đầu.
iPAS là hệ thống truy nhập cá nhân PHS dựa trên nền IP (iPAS: IP based
personal Access System) của hãng UTStarcom. Đây là một ứng dụng sáng tạo của
mạng truy nhập vô tuyến, có hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề di động tồn tại
trong mạng thông tin cá nhân. Hệ thống iPAS là hệ thống truy nhập vô tuyến cho phép
kết nối với mạng PSTN/ISDN truyền thống để cung cấp các dịch vụ viễn thông, cũng
như đáp ứng đầy đủ các khía cạnh dịch vụ của mạng thông tin di động như chuyển
giao (handover), chuyển mạng (roaming)…
Về cơ bản cấu trúc của iPAS dựa trên cơ sở của mạng PHS với giao diện vô
tuyến tuân theo tiêu chuẩn RCR STD – 28 của ARIB. Kết nối với các tổng đài của
mạng PSTN sử dụng báo hiệu số 7 (CCS7), còn thủ tục báo hiệu giữa các phần tử của
mạng như CSC, RPC và GW theo Q.931 của ITU.
Hệ thống iPAS sử dụng các máy tính server mạnh thực hiện các chuyển mạch
logic thực như chuyển mạng, xác thực, cấp phép, tính cước theo thời gian thực, định
tuyến, quản lý thuê bao… Với việc dựa trên kiến trúc client/server, hệ thống iPAS có
thể hỗ trợ các dịch vụ như mạng riêng ảo, bản tin ngắn, dịch vụ định vị và thanh toán
trước hay sau.
Với các công nghệ mới nhất như hệ thống hỗ trợ điều hành (OSS) năng lực mạnh
mẽ, các cổng đa giao thức (GW hỗ trợ nhiều giao thức), mạng báo hiệu IP và chuyển
mạch mềm (Sorfswitch), hệ thống iPAS có thể đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng về
các loại hình dịch vụ thông tin và có thể tiến tới mạng thông tin thế hệ kế tiếp (mạng
3G) mà không cần thay đổi lớn về cấu trúc mạng.
Hệ thống iPAS có thể hỗ trợ các công nghệ truy nhập vô tuyến khác nhau như
TDMA, CDMA, 3G. Trên cơ sở chuẩn RCR STD – 28, iPAS có thể cung cấp các kênh
số liệu 32/64 Kbps có chất lượng và độ tin cậy cao như mạng hữu tuyến.
b) Dịch vụ được cung cấp bởi iPAS.

10
Hệ thống iPAS hỗ trợ hai loại hình dịch vụ là dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị
gia tăng.
♦ Dịch vụ cơ bản.
- Đăng ký chuyển mạng.
- Thiết lập và giải phóng cuộc gọi.
- Các cuộc gọi đi và đến khi đang chuyển mạng.
- Chuyển giao cuộc gọi.
- Dịch vụ dữ liệu PIAFS 32/64 kbps.
- Nhận thực.
- Cung cấp bản tin CDR.
- Hook flash.
- Phát DTMF trong băng và ngoài băng.
- Cung cấp tone.
- Dự phòng kênh D cho RPC.
- Thông báo bằng lời.
- Phát hiện tone.
♦ Dịch vụ hỗ trợ cuộc gọi nâng cao.
- Quay số tắt.
- Dịch vụ đường dây nóng.
- Cấm cuộc gọi ra.
- Dịch vụ chống quấy rầy.
- Dịch vụ bắt cuộc gọi.
- Dịch vụ cuộc gọi cảnh báo (với thuê bao có V5).
- Cuộc gọi đăng ký trước.
- Chuyển cuộc gọi khi không trả lời.
- Chuyển cuộc gọi khi bận.
- Chuyển cuộc gọi không điều kiện.
- Dịch vụ thuê bao vắng nhà.
- Dịch vụ thoại hội nghị.

- Hiển thị số chủ gọi.
♦ Dịch vụ giá trị gia tăng.
11
- CLIP.
- Dịch vụ định vị.
- Thông báo cuộc gọi.
c) Khả năng ứng dụng của hệ thống iPAS.
Với những đặc điểm trên hệ thống iPAS có thể cung cấp các dịch vụ di động giá
rẻ ở các khu vực:
♦ Các thành phố lớn đông dân có cơ sở hạ tầng viễn thông và số lượng điện thoại
lớn nhưng không đủ cáp. Trong trường hợp này, hệ thống iPAS được sử dụng để giải
quyết vấn đề thuê bao mới.
♦ Các thành phố lớn đông dân có cơ sở hạ tầng viễn thông và số lượng điện thoại
lớn và đủ cáp, các hệ thống iPAS có thể cung cấp các dịch vụ di động giá rẻ cho thuê
bao.
♦ Các khu vực chưa có hạ tầng viễn thông. Trong khu vực này có thể sử dụng hệ
thống iPAS để cung cấp các dịch vụ viễn thông một cách nhanh chóng.
3.3.2 Nguyên lý hoạt động của hệ thống iPAS.
- Mạng iPAS được xây dựng dựa trên hai mạng: Mạng báo hiệu IP thực hiện
quản lý và điều khiển mạng và mạng truyền dẫn thực hiện truyền tải tín hiệu
thoại và dữ liệu. Mạng báo hiệu sử dụng giao thức SNSP hướng đối tượng để
thực hiện liên lạc giữa các iPAS GW và nhóm máy chủ OSS qua mạng
Internet/Intranet. Còn mạng truyền dẫn dựa trên cơ sở mạng PSTN truyền
thống. Sự truyền tải các thủ tục cần được thực hiện để trao đổi thông tin giữa
LE, iPAS GW, OSS, và các phân hệ truy nhập vô tuyến .
3.3.3 Hệ thống iPAS kết hợp với W-CDMA
Khi tiến lên 3G (W-CDMA) thì các thành phần trong OSS và GW của iPAS
được sử dụng trong W-CDMA. Khi đó, hệ thống OSS cần được nâng cấp phần mềm,
trong OSS có chuyển mạch mềm hỗ trợ cả iPAS và W-CDMA. Các GW cần thêm
phần chuyển mạch thoại và biến đổi mã thoại PSTN/Legacy PLMN thành mã thoại

AMR sau đó đóng gói Frame AMR thành gói UP và gửi tới MSC, MSC sẽ tháo gói IP
và chuyển thành giao diện Iu-CSATM để chuyển truyền tới RNC. Về phần mạng truy
12
nhập vô tuyến thì các thành phần RNC, NB được thêm vào. Chi tiết của mạng này như
sau:
3.4. Kết luận.
Việc áp dụng công nghệ PHS vào thông tin nội vùng cho phép hệ thống cung cấp
các dịch vụ thoại/Fax chất lượng cao, có khả năng cung cấp dịch vụ Videophone và
các dịch vụ gia tăng khác kể cả truy cập Internet, tải MP3, trò chơi với tốc độ 64kbps.
Đối với mạng viễn thông Việt Nam, giải pháp di động nội vùng sử dụng công nghệ
iPAS trên nền IP (iPAS) sẽ đáp ứng được các nhu cầu cần thiết cho người dùng với
các ưu điểm sau:
- Các chất lượng dịch vụ thoại tốt.
- Có các dịch vụ Videophone và các dịch vụ gia tăng khác.
- Có thể cung cấp ngay các dịch vụ truy cập dữ liệu tốc độ đến 64kbps, trong
tương lai có thể nâng lên 128kbps và cao hơn.
- Có thể phát triển các dịch vụ mới thuận tiện theo giao thức IP.
- Kết nối với PSTN qua giao diện V5.2 hoặc SS7.
- Có khả năng nâng cấp, chuyển đổi sang các dịch vụ của mạng cố định, băng
rộng và tương thích với mạng thế hệ thứ 3 (3G).
- Dung lượng cao do sử dụng cấu trúc vi ô (Micro-Cell).
- Có hỗ trợ GPRS.
- Thiết bị nhỏ gọn, dễ lắp đặt.
- Công suất của máy đầu cuối nhỏ nên thời gian chờ của máy rất lâu.
Bên cạnh đó hệ thống cũng tồn tại một số nhược điểm sau:
- Băng tần số sử dụng có thể trùng với băng tần của IMT – 2000.
- Vùng phủ sóng nhỏ nên số lượng trạm thu phát nhiều, dẫn đến khả năng sự cố
hư hỏng tăng.
- Tốc độ di động cuả thuê bao còn hạn chế.
13

III. Một số kinh nghiệm phát triển dịch vụ di động nội vùng
1. Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội.
1.1. Triển khai và phát triển hệ thống iPAS tại Hà Nội.
a) Triển khai hệ thống iPAS tại Hà Nội
- Cấu hình chung của mạng viễn thông Hà Nội.
Mạng Viễn thông Hà Nội hiện nay chia thành hai công ty Điện thoại, với hai
tổng đài Local Tandem là AXE Đinh Tiên Hoàng và E10 Từ Liêm, cùng gần 30 tổng
đài Host.
Mạng PSTN Hà Nội hiện đang cung cấp các dịch vụ:
 Dịch vụ thoại.
 Các dịch vụ gia tăng như dịch vụ chuyển cuộc gọi, dịch vụ quay số tắt, dịch vụ
chờ cuộc gọi, dịch vụ điện thoại hội nghị…
 Các dịch vụ truyền số liệu như Internet 1260, 1268, 1269, dịch vụ Internet tốc
độ cao Mega VNN,…
- Cấu hình hệ thống di động nội vùng tại Hà Nội.
Mạng di động nội vùng tại Thành phố Hà Nội dự kiến sẽ phủ sóng cho 7 quận nội
thành và các vùng phụ cận thuộc 5 huyện ngoại thành với tổng diện tích khoảng 93,38
km
2
, cụ thể như sau:
14
T
T
Tên Quận,
Huyện
Diện tích
phủ sóng
SL
OS
S

SL
G
W
CSC
+RP
C
CS +RP
Lưu
lượng
Số lượng
thuê bao
1
Quận Tây
Hồ
23,94 6 80 280,72 4.905
2
Quận Ba
Đình
9,09 9 + 2 67 + 53 282,75 7.567
3
Quận Hoàn
Kiếm
4,47 4 + 1 44 + 27 168,14 7.217
4
Quận Hai
Bà Trưng
13,53 16 134 470,21 8.021
5
Quận Đống
Đa

10,67 13 85 298,27 7.516
6
Quận
Thanh
Xuân
9,13 6 74 259,67 7.297
7
Quận Cầu
Giấy
11,95 4 68 234,75 7.522
8
Các vùng
phụ cận
15,60 8 130 424,76 10.000
Tổng cộng 98,38 01 03 66 + 3
682 +
80
2.419,27 60.045
Bảng 1.1: Các vùng phủ sóng Cityphone tại Thành phố Hà Nội
15
Cấu trúc mạng và tổ chức kết nối được mô tả như trong hình sau:
IF3 (ISUP)
4541 4542 4543
Q.931
Hình 1.1: Cấu trúc mạng và tổ chức kết nối dịch vụ Cityphone tại Hà Nội
16
Tổng đài Local Tandem
Mạng PSTN
PC = 4520
GW1 GW2 GW3

CSC
S
CSC
S
CSC
S
Phần vô tuyến
Tới các CS và PS
M1 M2 M3
Hệ thống iPAS tại Hà Nội đã đáp ứng được các yêu cầu về cung cấp dịch vụ
thoại, các dịch vụ gia tăng, nhưng các dịch vụ về truyền số liệu như truy nhập Internet
tốc độ cao thì chưa đáp ứng được do hạn chế về tốc độ và vùng phủ sóng.
b) Tình hình phát triển thuê bao và triển khai dịch vụ.
Hết năm 2003, số thuê bao Cityphone tại Hà Nội mới đạt 18.000 thuê bao. Riêng
trong 8 tháng đầu năm 2004, Bưu điện Hà Nội đã phát triển được 20.052 thuê bao gấp
3,7 lần so với cùng kỳ năm 2003. Kết qủa trên cho thấy, việc phát triển thuê bao của
mạng Cityphone tại Hà Nội có hướng khả quan, đặc biệt sau khi VNPT đưa ra chương
trình “ Khách hàng trung thành”, bên cạnh đó chất lượng phủ sóng của mạng
Cityphone cũng là vấn đề quan tâm. Hiện nay Bưu điện Hà Nội có tới 1.350 trạm CS
và đạt mật độ phủ sóng trong khu vực nội thành là 80% trong nhà và 90% ngoài trời.
Để nâng cao chất lượng dịch vụ Cityphone, Bưu điện Hà Nội đã có phương án
tăng cường dung lượng và mở rộng hệ thống trong pha III. Theo đó vùng phủ sóng sẽ
được tăng cường gấp đôi so với hiện nay, đạt khoảng 2.600 trạm CS, đảm bảo phủ
sóng trong nhà đạt 90% và ngoài trời là 100%, đồng thời sẽ phủ kín tại các khu tập
trung dân cư, đô thị, khu công nghiệp ngoại thành. Cũng trong pha III này, Bưu điện
Hà Nội sẽ nâng dung lượng tổng đài lên 100.000 số để đáp ứng nhu cầu phát triển thuê
bao của khách hàng, theo Ông Hoàng Thanh Chung cho biết, cũng phải mất 4-5 tháng
nữa mới có thể đầu tư xong pha này. Khi đó, khách hàng có thể yên tâm về chất lượng
dịch vụ của mạng Cityphone.
Trong 2 tuần đầu tháng 1/2005, Bưu điện Hà Nội đã hoàn thành việc lắp đặt thêm

trên 1.300 trạm thu phát sóng cho mạng CityPhone, đưa thêm 2 cổng lắp đặt mới vào
hoạt động. Như vậy, cơ sở hạ tầng của CityPhone đã được nâng cấp đáng kể, dung
lượng của mạng đã có thể đáp ứng cho 100.000 số như kế hoạch, giảm thiểu tình trạng
nghẽn mạch tại một số “vùng lõm”.Tin từ Bưu điện Hà Nội, tính đến ngày 19/1/2005,
mạng CityPhone tại Hà Nội đã đạt hơn 60.000 thuê bao. Bưu điện Hà Nội đang chuẩn
bị các thủ tục để triển khai giai đoạn nâng cấp mạng CityPhone pha 3 trong thời gian
không xa nhằm tăng cường chất lượng mạng thêm một bước mới, đưa số thuê bao trên
toàn mạng lên 100.000 số.
Với giai đoạn 3, mật độ phủ sóng sẽ tăng lên gấp 2 lần, 100% khu vực nội thành
sẽ được tăng số trạm lên gấp rưỡi, riêng khu vực ngoại thành, tất cả các khu vực đông
17
dân cư, thị trấn, thị tứ, các khu công nghiệp sẽ được phủ sóng và nâng cấp chất lượng
sóng.
1.2. Hoạt động Marketing và chăm sóc khách hàng
a) Hoạt động Marketing.
♦ Chính sách giá cước
Giá cước liên lạc của CityPhone trước đây là 500đ/phút đã được giảm xuống còn
400đ/phút. Hiện nay, mức giá này được người tiêu dùng chấp nhận. Mức cước hoà
mạng CityPhone sau 2 lần giảm giá đã giảm từ mức 500.000đ/máy/lần xuống còn
100.000đ/máy/lần (đã bao gồm cả thuế VAT, áp dụng từ ngày 1.8.2004). Như vậy,
cước hoà mạng và cước thông tin của CityPhone sẽ không giảm nữa. Tuy nhiên, Bưu
điện Hà Nội cũng đã đề xuất lên Tổng Cty Bưu chính - Viễn thông VN xin giảm cước
thuê bao hàng tháng của CityPhone từ mức 45.000đ/tháng xuống còn 32.000đ/tháng.
Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa quyết định áp dụng
cách tính cước mới cho mạng di động nội thị Cityphone. Theo đó, các cuộc gọi đi từ
mạng điện thoại di động nội thị Cityphone đến các mạng di động GSM
(Vinaphone/MobiFone) sẽ được áp dụng theo block 30 giây thay vì block 1 phút như
trước đây.
Theo cách tính cước mới, các cuộc gọi từ mạng Cityphone sang mạng
Vinaphone/MobiFone sẽ chỉ phải thanh toán 850 đồng/block 30 giây. Cách tính cước

mới này cũng được áp dụng cho mạng Cityphone cố định.
Cũng trong thời gian vừa qua, VNPT đã công bố giảm 20% cước liên lạc cho
mạng Cityphone. Cước liên lạc nội vùng trong giờ bận chỉ còn 400 đồng/ phút. Giờ rỗi
còn 280 đồng/ phút. Phí hoà mạng Cityphone di động là 300.000đồng/ lần. Thuê bao
tháng 50.000 đồng/ máy/ tháng.
TCTY Bưu chính Viễn thông VN (VNPT) cho biết, sẽ bắt đầu tính cước lại kể từ
đầu tháng 6 tới nhưng chỉ áp dụng với một nửa mức cước quy định. Từ nay đến đầu
tháng 6, trong thời gian chờ mạng hoạt động ổn định, sẽ tiếp tục miễn phí các tin nhắn
gửi từ Cityphone đến VinaPhone và MobiFone
Khi mới bắt đầu triển khai dịch vụ tin nhắn, mức cước áp dụng là 200 đồng/tin
nhắn từ Cityphone đến Cityphone và 350 đồng từ Cityphone đến các mạng di động
18
bao gồm cả mạng CDMA. Theo các chuyên gia viễn thông của VNPT, do mạng vẫn
còn trong thời gian thử nghiệm nên Cityphone đã miễn cước để đảm bảo quyền lợi cho
khách hàng.
Kết thúc đợt thử nghiệm vào cuối tháng này, VNPT sẽ bắt đầu tính cước trở lại
nhưng chỉ thực hiện với một nửa mức quy định (175 đồng/tin nhắn tới hai mạng
VinaPhone và MobiFone). Khi mạng này hoạt động ổn định, dự kiến vào đầu tháng 7,
VNPT mới chính thức áp dụng mức cước như dự tính ban đầu.
Hiện nay, mạng Cityphone đã phủ sóng được 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP
HCM và Đà Nẵng. Để sử dụng dịch vụ, người dùng chỉ cần soạn tin nhắn và gửi đến
các số di động khác của VinaPhone và MobiFone như bình thường.
♦ Các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền và quan hệ với công chúng
Bưu điện Thành phố Hà Nội đã có rất nhiều hình thức quảng cáo để đưa dịch vụ
di động nội vùng trở nên quen thuộc với người dân Thủ đô. Bưu điện Hà Nội đã thành
lập một trang web riêng để cung cấp các thông tin liên quan đến dịch vụ di động nội
vùng, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận gần hơn với dịch vụ Cityphone. Ngoài ra
hình ảnh và biểu tượng của dịch vụ Cityphone còn xuất hiện thường xuyên tại các Bưu
điện trung tâm, trong cac chiến dịch khuyến mại lớn tạo ấn tượng sâu trong lòng mỗi
người.

Bưu điện Thành phố Hà Nội còn tài trợ cho các hoạt động văn hoá xã hội tại Hà
Nội để quảng bá hình ảnh về dịch vụ Cityphone như là tài trợ cho Giải vô địch Cờ
tướng các Câu lạc bộ Hà Nội
♦ Các hoạt động khuyến mại.
Bưu điện Thành phố Hà Nội đã tổ chức rất nhiều chương trình khuyến mại lớn để
thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ Cityphone. Các chương trình này thường được
quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài và các tấm áp
phích, biểu trưng để tại các nơi tập trung dân cư trong thành phố.
Thông qua các hoạt động khuyến mại như: “Vui và trúng thưởng cùng EURO
2004 qua số điện thoại 8011570”; nhận điện thoại miễn phí, giảm giá khi mua máy
hoặc khuyến mại cước phí điện thoại cho khách hàng đăng ký sử dụng Cityphone mà
số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ điện thoại Cityphone tăng lên nhanh chóng. Đặc
19
biệt, tại các dịp lễ lớn như: “Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng thủ đô”, “Tết Ất Dậu”,
“30 năm ngày giải phóng miền nam” Bưu điện Thành phố Hà Nội đã có những đợt
khuyến mại lớn cho những khách hàng hòa mạng Cityphone. Vì thế nên số lượng thuê
bao Cityphone trong những dịp này tăng rất lớn, có ngày lên tới hơn 100 thuê bao
đăng ký sử dụng dịch vụ
♦ Các hoạt động hỗ trợ khách hàng
Trong năm 2005, Cityphone sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng
vùng phủ sóng tăng thêm chất lượng phủ sóng nhằm đáp ứng phần lớn người sử dụng
trong thành phố với giá thành và chất lượng dịch vụ ngày càng hấp dẫn hơn, chi phí
hợp lý hơn.
Cùng với đó, những loại máy đầu cuối với giá cả hợp lý và nhiều tính năng sử
dụng đã và đang được Bưu điện Hà Nội đưa vào cung cấp. Được biết, đối tác của
CityPhone Hà Nội là hãng UTStarcom đã giới thiệu cho Tổng công ty Bưu chính-Viễn
thông Việt Nam sản phẩm máy đầu cuối có PIM card (Personal Identification
Module,tương tự như sim card của mạng GSM) mang tên UT 228 nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của khách hàng
b) Chăm sóc khách hàng

Với mục tiêu thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc khách hàng, Bưu điện TP Hà
Nội tổ chức chương trình tìm hiểu ý kiến khách hàng và rút thăm trúng thưởng.
Mỗi khách hàng sử dụng dịch vụ CityPhone của Bưu điện TP Hà Nội tính đến
thời điểm 31.5.2004 sẽ nhận được "Phiếu tìm hiểu ý kiến khách hàng về CityPhone'.
Tham gia chương trình này, khách hàng sẽ có cơ hội tham dự Chương trình bốc thăm
trúng thưởng để có may mắn trúng các giải thưởng có giá trị.
2. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1 Triển khai và phát triển hệ thống iPAS tại Hà Nội.
a) Cấu hình chung của mạng Viễn thông Thành phố Hồ Chí Minh.
Mạng Viễn thông Thành phố Hồ Chí Minh cũng có cơ cấu giống như Hà Nội với
2 công ty điện thoại.
20
Cấu hình mạng cũng gồm 2 tổng đài Local Tandem là EWSD Hai Bà Trưng và
EXE Tân Bình.
Mạng PSTN Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang cung cấp các dịch vụ:
 Dịch vụ thoại.
 Các dịch vụ gia tăng như dịch vụ chuyển cuộc gọi, dịch vụ quay số tắt, dịch vụ
chờ cuộc gọi, dịch vụ điện thoại hội nghị…
 Các dịch vụ truyền số liệu như Internet 1260, 1268, 1269, dịch vụ Internet tốc
độ cao Mega VNN…
b) Cấu hình hệ thống vô tuyến nội thị iPAS tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Mạng vô tuyến nội thị iPAS tại thành phố Hồ Chí Minh dự kiến sẽ phủ sóng cho
12 quận nội thành với tổng diện tích khoảng 111,13 km
2
, cụ thể như sau:
21
TT Tên Quận Diện tích
phủ sóng
(km
2

)
SL
OSS
SL
GW
CSC +
RPC
CS + RP Lưu
lượng
Số
lượng
thuê
bao
1 Quận 1 7,60 9 + 5 130 + 120 564,05 9.936
2 Quận 3 4,70 5` 65 228,09 7.759
3 Quận 4 4,00 2 5 122,82 4.468
4 Quận 5 4,10 3 42 147,38 6.522
5 Quận 6 7,00 4 59 165,62 5.428
6 Quận 8 18,50 5 97 306,34 5.812
7 Quận 10 5,70 5 70 245,63 7.150
8 Quận 11 5,00 3 35 122,82 5.904
9 Quận Tân
Bình
20,01 14 267 749,52 12.146
10 Quận
Bình
Thạnh
17,40 9 151 410,64 10.560
11 Quận Gò
Vấp

12,02 8 154 378,27 7.293
12 Quận Phú
Nhuận
5,10 4 50 175,45 7.089
Tổng
cộng
111.13 01 05 71 + 5 1.155 +
120
3.616,62 90.067
Bảng 1.2: Các vùng phủ sóng của dịch vụ Cityphone tại Thành phố Hồ Chí Minh
22
Cấu trúc mạng và tổ chức kết nối được mô tả như trong hình sau:
IF3 (ISUP)
………………………………………………………………………………
Hình 1.2: Cấu trúc mạng và tổ chức kết nối tại Thành phố Hồ Chí Minh
Cũng giống như hệ thống iPAS tại Hà Nội, hệ thống iPAS tại Thành phố Hồ Chí
Minh đã đáp ứng được các yêu cầu về cung cấp dịch vụ thoại, các dịch vụ gia tăng,
nhưng các dịch vụ về truyền số liệu như truy nhập Internet tốc độ cao thì chưa đáp ứng
được do hạn chế về tốc độ và vùng phủ sóng.
c) Tình hình phát triển thuê bao và triển khai dịch vụ.
23
LOCAL TANDEM
TÂN BÌNH
LOCAL TANDEM
HBT
GW1 GW2 GW3 GW4 GW5
CSC
S
CSC
S

CSC
S
Tới các CS và PS
Kể từ khi khai trương đến nay, tốc độ tăng trưởng thuê bao mạng Cityphone của
thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Ngày Số thuê bao
31/03/2003 2721
29/04/2003 3175
30/05/2003 3673
30/06/2003 3914
31/7/2003 5290
26/8/2003 5791
Bảng 1.3: Tốc độ phát triển thuê bao tại Thành phố Hồ Chí Minh
Đến nay, CityPhone TP.HCM đã có 75.000 thuê bao và phủ sóng tại 12 quận nội
thành với tổng diện tích phủ sóng hơn 100km2, chất lượng phủ sóng ngoài trời đạt
80%, trong nhà đạt 50%. Theo kế hoạch, từ ngày 10/11/2004 đến trước khi kết thúc
năm 2004, CityPhone TP.HCM sẽ lắp đặt bổ sung 35 trạm điều khiển thu phát, bảy
trạm điều khiển cùng 770 trạm thu phát sóng, đưa chất lượng phủ sóng trong nhà đạt
80% và ngoài trời trên 90% trong toàn vùng phủ sóng.
Trong giai đoạn triển khai ban đầu, mạng Cityphone mới chỉ đáp ứng được việc
cung cấp dịch vụ thoại cơ bản mà chưa có thêm các dịch vụ cộng thêm khác.
Để thu hút khách hàng và tăng thêm doanh thu, Tổng Công Ty Bưu chính Viễn
thông Việt Nam (VNPT) đã giao cho trung tâm công nghệ thông tin (CDIT) nghiên
cứu, phối hợp với đối tác UTStarcom tiến hành triển khai dịch vụ SMS trên mạng
Cityphone. Theo dự kiến, khi mạng được triển khai pha 2, thì dịch vụ nhắn bản tin
ngắn SMS cũng được đưa vào khai thác trên mạng.
d) Kế hoạch triển khai tiếp theo
Đầu năm 2005, mạng CityPhone TP.HCM sẽ khai trương thêm hai dịch vụ mới:
Truy nhập Internet qua mạng CityPhone với tốc độ 32/64Kbps và CityPhone trả trước.
Dự kiến, thẻ trả trước CityPhone sẽ có các mệnh giá 100.000đ, 200.000đ,

300.000đ và 500.000đ. Cũng giống như dịch vụ trả trước GSM, các thuê bao
CityPhone này sẽ không phải trả cước hoà mạng. Cước phí cuộc gọi và cước thuê bao
ngày sẽ được trừ dần vào tài khoản. Cước thuê bao ngày là 1.400đ/ngày; cước liên lạc
24
đến máy cố định là 400đ/phút; cước gọi liên tỉnh, gọi di động và gọi quốc tế được tính
như cước liên lạc từ thuê bao cố định.
Dịch vụ truy nhập Internet sẽ tính cước liên lạc để truy nhập Internet là
200đ/phút; và cước truy nhập Internet qua CityPhone được tính theo các mức cước
truy nhập Internet hiện hành.
Thông tin từ Bưu điện TP.HCM cho biết: Trong năm 2005, sẽ đầu tư mở rộng
mạng CityPhone giai đoạn III, phủ sóng đến hết các khu vực tập trung dân cư của các
quận, huyện còn lại. Đồng thời, sẽ tăng dung lượng tổng đài lên 200.000 số, tăng thêm
1.000 trạm thu phát sóng, nâng tổng số trạm lên 3.000
2.2 Hoạt động Marketing và chăm sóc khách hàng.
Dịch vụ Cityphone được VNPT triển khai đồng thời tại Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh nên các chính sách về giá cước, về hoạt động khuyến mại, công tác chăm
sóc và hỗ trợ khách hàng đều được VNPT chỉ đạo chung cho cả hai đơn vị. Vì thế
những hoạt động này thường diễn ra giống nhau ở cả hai thành phố. Nhưng có điểm
khác biệt là quá trình triển khai và phát triển dịch vụ Cityphone tại Thành phố Hồ Chí
Minh thường diễn ra sau các hoạt động tại Hà Nội nhưng hiệu quả đem lại thì không
kém gì những hoạt động đã diễn ra tại Hà Nội.
3. Đánh giá chung
Dịch vụ Cityphone được triển khai tại Hà Nội từ tháng 12/2002 và tại Thành phố
Hồ Chí Minh là từ tháng 2/2003. Đến nay sau hơn hai năm triển khai dịch vụ thì số
lượng thuê bao sử dụng dịch vụ Cityphone đã tăng lên nhanh chóng, tính đến đầu năm
2005 đã được khoảng 160.000 thuê bao tính ở cả hai Thành phố.
Hiện nay Bưu điện Hà Nội và Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh cùng đang triển
khai pha 3 của quá trình xây dựng mạng lưới, nâng dung lượng tổng đài tại Hà Nội lên
100.000 số và dung lượng tổng đài tại Thành phố Hồ Chí Minh lên 200.000 số.
Thành công của việc triển khai dịch vụ di động nội vùng tại Hà Nội và Thành

phố Hồ Chí Minh đã khẳng định đây là một hướng đi đúng đắn của VNPT. VNPT đã
đưa được một dịch vụ di động phù hợp với nhu cầu của đông đảo người dân, phục vụ
cho những người có thu nhập thấp nhưng có nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại di
động. Cùng với quá trình phát triển mạng lưới và các hoạt động Marketing, chăm sóc
25

×