Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đá cát kết xóm khuyến, xã cù vân, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.88 KB, 21 trang )

MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ dự án
a. Xuất xứ,hoàn cảnh ra đời của dự án:
Tỉnh Thái Nguyên đang tiến hành công nghiệp hóa- hiện đại hóa,tốc độ đô
thị hóa tại đây khá nhanh, nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng là rất lớn để
xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dự án lớn hơn về công nghiệp như
các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhà máy sản xuất xi măng… mặt
khác Thái Nguyên là tỉnh có nguồn đá cát kết khá lớn. Trước tình hình đó
việc đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đá cát kết xóm Khuyến, xã Cù
Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên sẽ góp phần đẩy ngành xây dựng, sản
xuất xi măng trên địa bàn phát triển, tăng doang thu cho công ty cổ phần
Khai khoáng Miền núi cũng như tăng thu ngân sách cho địa phương.
Khi dự án đi vào hoạt động sẽ làm phong phú hơn thị trường vật liệu xây
dựng, phụ gia sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra dự án còn có ý
nghĩa thiết thực cho xã hội như tạo công ăn việc làm cho người địa phương
và giảm áp lực cơ học đối với các đô thị lớn.
b. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án:
Công ty Cổ phần Khai khoáng Miền núi
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi
trường.
a. Căn cứ pháp luật
- Luật khoáng sản số 47-L/CTN ngày 03/4/1996;
- Luật tài nguyên nước số 08/1998/QH10 ngày 20/05/1998;
- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
- Luật Bảo vệ Môi trường do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông
qua ngày 29/11/2005;
- Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật khoáng sản do Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 14/6/2005;
- Luật hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 26/11/2007;
- Nghị định số 08/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc


quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ Môi
trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ_CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về sửa đổi
bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2006/NĐ_CP ngày 09/8/2006;
- Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 về phí bảo vệ môi trường
đối với khai thác khoáng sản;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 của Chính phủ về quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTN và MT ngày 18/2/2003
của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thực
hiện Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí
Bảo vệ Môi trường đối với nước thải;
- Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23/1/2006 của Bộ tài nguyên và
môi trường về hướng dẫn cấp phép các hoạt động khai thác, chế biến
khoáng sản;
- Thông tư số 03/2007/TT-BCN ngày 18/6/2007 của Bộ công nghiệp về
việc hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công
trình mỏ khoáng sản rắn;
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi
trường và cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 34/2009/TT_BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ tài nguyên
và Môi trường Quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải
tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với
hoạt động khai thác khoáng sản;
- Thông tư số 12/2011/TT_BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ tài nguyên và
Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Quyết định số 71/2008/QĐ-TT ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai
thác khoáng sản;

- Công văn số 570/TT-CN ngày 10/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tháo gỡ vướng mắc trong triển khai thi hành luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật khoáng sản;
- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành theo Quyết
định số 16/2008/QĐ- BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường, gồm:
+ QCVN 03:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho
phép một số kim loại trong đất;
+ QCVN 08:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước mặt;
+ QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh
hoạt.
b. Căn cứ kỹ thuật
- Các số liệu của trạm khí tượng, thủy văn khu vực tỉnh Thái Nguyên năm
2006-2009;
- Số liệu,tài liệu về kinh tế- xã hội khu vực thực hiện dự án do Ủy ban
Nhân dân xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cung cấp;
- Báo cáo thu thập tài liệu địa chất khoáng sản khu vực mỏ đá cát kết
xóm Khuyến, xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên;
- Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đá cát kết cóm Khuyến,
xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên bao gồm:
+ Thuyết minh dự án;
+ Thiết kế cơ sở;
- Các số liệu, tài liệu khảo sát, quan trắc và phân tích do Trung tâm Quan
trắc và Công nghệ môi trường Thái Nguyên thực hiện tháng 5/2011;
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM
- Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý các số liệu về khí tượng thủy
văn, kinh tế xã hội, môi trường tại khu vực thực hiện dự án.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra các vấn đề về môi trường và
kinh tế xã hội qua phỏng vấn với lãnh đạo và nhân dân địa phương tại

khu vực thực hiện dự án.
- Phương pháp liệt kê: Chỉ ra đầy đủ các tác động cần chú ý do các hoạt
động của dự án gây ra.
- Phương pháp tổng hợp, so sánh: Tổng hợp các số liệu thu thập được,
so sánh với Quy chuẩn Môi trường Việt Nam. Từ đó đánh giá hiện trạng
chất lượng môi trường nền tại khu vực dự án, dự báo đánh giá và đề xuất
các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường do các hoạt động của dự
án.
- Phương pháp đánh giá nhanh dựa trên cơ sở hệ số ô nhiễm của
WHO: Được sử dụng để ước tính tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh
khi triển khai xây dựng và thực hiện dự án.
- Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí
nghiệm.
- Phương pháp mô hình hóa: Sử dụng các mô hình hóa tính toán phạm vi
ảnh hưởng của nguồn gây ô nhiễm. Phương pháp được áp dụng để tính
toán đến sự phát tán bụi và các chất khí độc hại ra môi trường xung
quanh từ đó có các biện pháp giảm thiểu.
4. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
a. Cơ quan lập báo cáo:
Công ty Cổ phần Khai khoáng Miền núi
- Đại diện: Ông Trần Đình Nghĩa - Giám đốc công ty
- Địa chỉ: Đường Bắc Kạn - thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên
- Cung cấp tài liệu, số liệu về dự án
- Phối hợp với đơn vị tư vấn trong công tác thực địa
b. Cơ quan tư vấn kỹ thuật:
Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Thủ đô
- Đại diện đơn vị: Ông Nguyễn Thành Kính – Phó Giám đốc công ty
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 411, nhà CT 3-1, khu đô thị mới Mễ Trì Hạ,
huyện Từ Liêm, Hà Nội
- Lập đoàn nghiên cứu ĐTM, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh

tế xã hội và điều tra xã hội học khu vực dự án
- Thuê đơn vị có chức năng, năng lực lấy mẫu, đo đạc, phân tích chất
lượng môi trường nền khu vực dự án
- Đánh giá dự báo tác động môi trường do dự án và đề xuất biện pháp
giảm thiểu tác động tiêu cực
- Đề xuất chương trình quan trắc, giám sát môi trường cho dự án
- Xây dựng báo cáo tổng hợp
- Chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo
- Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM
• Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Thủ đô bao gồm:
+ Nguyễn Thành Kính: Phó Giám đốc
+ Nguyễn Hoàng Long: KS CN Môi trường- cán bộ phòng ĐTM
+ Nguyễn Ngọc Cường: CN KH Môi trường- cán bộ phòng ĐTM
+ Nguyễn Thị Minh Huệ: CN KH Môi trường- cán bộ phòng ĐTM
+ Nguyễn Văn Tám: KS CN Môi trường- cán bộ phòng ĐTM
+ Đỗ Vũ Hoàng: KS Khai thác mỏ- cán bộ phòng ĐTM
• Công ty cổ phần Khai khoáng Miền núi gồm:
+ Trần Đình Nghĩa: Giám đốc.
Chương 1:
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1 Tên dự án:
Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đá cát kết xóm Khuyến, xã Cù
Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
1.2 Chủ dự án:
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Khai khoáng Miền núi.
- Đại diện: Ông Trần Đình Nghĩa – Giám đốc công ty.
- Địa chỉ: Đường Bắc Kạn – thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên.
1.3 Vị trí địa lý
Mỏ đá cát kết xóm Khuyến, xã Cù Vân, huyện Đại Từ có tổng diện tích là 70,8 ha,
thuộc địa phận xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Cách thành phố Thái

Nguyên khoảng 15km về phía tây bắc.
Đá cát kết nằm trên vùng đồi núi có độ cao trung bình 100- 150m so với mực nước
biển, thảm thực vật chủ yếu là rừng keo của các hộ dân xung quanh khu vực dự án.
Trong khu mỏ có 8 hộ gia đình đang sinh sống bằng nghề nông nghiệp. Xung
quanh dự án có một số hộ dân đang sinh sống.
Dự án cần xây dựng nâng cấp, cải tạo hệ thống đường giao thông cấp phối sẵn có
trong và ngoài khu vực mỏ (khoảng 1000m) từ khu vực xóm Khuyến ra quốc lộ 37
để vận chuyển trong quá trình đầu tư và khai thác mỏ. Nhìn chung hệ thống giao
thông khá thuận lợi phục vụ cho khai thác, vận chuyển.
Mối liên hệ của vị trí khu vực dự án với các đối tượng xung quanh cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp với đồi núi cao, đỉnh núi cao nhất +148m so với mực nước
biển, thảm thực vật chủ yếu là cây keo do người dân trồng, có một số hộ
dân nằm về phía Tây Bắc của dự án, hộ dân gần nhất cách 50m.
- Phía Tây giáp với đường dân sinh, một số hộ dân và rừng cây keo, hộ dân
gần nhất cách dự án khoảng 150m.
- Phía Nam là khu vực chân núi với chiều cao thấp nhất là +50m so với mực
nước biển, giáp với một số hộ dân và cánh đồng lúa, hộ dân gần nhất
cách ranh giới dự án khoảng 50m, cách cánh đồng lúa khoảng 300m.
- Phía Đông giáp với rừng keo, khe suối chảy ra suối Bá Sơn (khe suối được
bắt nguồn từ khu dự án chảy ra suối Bá Sơn).
1.4 Nội dung chủ yếu của dự án
1.4.1 Quy mô dự án
- Diện tích đất sử dụng là 70,8 ha; (khu vực khai thác là 67 ha, các công trình phụ
trợ là 3,8 ha)
- Công suất khai thác: 200.000m3/năm
- Vốn đầu tư: 42.861.879.000 VNĐ
- Thời gian khai thác 30 năm (0,5 năm xây dựng cơ bản, 29 năm khai thác và 0,5
năm cải tạo phục hồi môi trường)
1.4.2 Giải pháp kiến trúc, thiết kế và xây dựng các hạng mục công trình.
* Các hạng mục công trình chính và công trình phụ trợ phục vụ cho dự án:

I. Mặt bằng sân công nghiệp: 19.000m2
- Xây tường chắn: 150m2
- Xây móng đặt máy móc: 100m3
- Bunke- phễu chất tải: 1 cái
- Đường giao thông: 1500m2
- Bãi nghiền và chứa cát kết: 17.000m2
II. Mặt bằng khu văn phòng: 2500m2
- Nhà bảo vệ: 9m2
- Nhà ở công nhân: 151m2
- Nhà ăn ca: 142,5m2
- Nhà văn phòng: 142,5m2
- Trạm biến áp 35KT/0,4KV,750KVA: 1 trạm
- Giếng khoan: 01 cái
- Bãi thải: 15.000m2
- Bể nước: 25m3
- Kho chứa vật liệu: 15m2
a. Xây dựng khu nhà văn phòng mỏ và các công trình phụ trợ (diện tích
2500 m2)
- Kích thước mặt bằng (dài x rộng): 50m x 50m. Kích thước xây dựng 50m
x 10m
- Khối lượng đào san mặt bằng với chiều cao san gạt 30cm:
0.3*2500=750m3
- Khối lượng đào rãnh thoát nước (0.3m + 0.5m) x 0.3m, L = 110m: 26,4m3
- Các công trình trong khu nhà văn phòng mỏ được xây dựng nhà cấp 4,
mái lợp Fibro xi măng, trần nhựa, nền láng bê tông
- Khối lượng nguyên vật liệu cần vận chuyển (tham khảo thực tế): gạch đỏ
khoảng 45.000 viên (khoảng 90 tấn), cát xây dựng 60m3 (khoảng 90 tấn),
tấm lợp 250 tấm (khoảng 3,750 tấn), xi măng 40 tấn và một số nguyên
vật liệu khác nhưng khối lượng không đáng kể
b. Xây dựng kho chứa vật liệu nổ công nghiệp:

Để đảm bảo kịp thời nhu cầu về vật liệu nổ, dự án sẽ thiết kế xây dựng 01
kho vật liệu nổ đảm bảo các quy định về bảo quản, vận chuyển và sử dụng
đúng quy định của Nhà nước.
Kho vật liệu nổ có diện tích 15m2, được chia thành 2 gian, một gian chứa
thuốc nổ và một gian chứa kíp nổ và dây cháy chậm. Kho có thể chứa
2000kg thuốc nổ, được bố trí tại sườn núi phía Đông Nam khu mỏ, khoảng
cách gần nhất đến khu vực khai thác là 200m, cách rất xa nhà dân nằm
ngoài ranh giới dự án. Xung quanh kho thuốc nổ có đắp đê bằng đất cao
1,5m để đè phòng sự cố nổ kho.
c. Xây dựng mặt bằng sân công nghiệp và bãi thải:
-Thi công bãi thải và bãi chứa đá cát kết thì phải đào đắp san gạt tạo mặt
bằng: Khu vực thi công xây dựng chủ yếu là sườn đồi, độ dốc 60 độ. Với
chiều cao san gạt trung bình là 1m, khối lượng cần san gạt là
1m*(19.000 + 15.000)m2 = 34.000m2.
- Khối lượng xây móng đặt máy móc: 100m3.
d. Xây dựng tuyến đường vận chuyển trong khu mỏ:
- Chiều dài tuyến đường: 01 km
- Chiều rộng nền đường: 7,5m
- Chiều rộng mặt đường: 5m
1.4.3 Nguồn vốn đầu tư và tiến độ huy động vốn
- Vốn cố định: Đối với mỏ Cát kết xóm Khuyến nguồn vốn được huy động
từ nguồn vốn tự có của Công ty và vốn vay.
- Hình thức vốn: Tự có và vốn vay ngân hàng thương mại hoặc sử dụng vốn
liên doanh, liên kết nếu thấy có lợi.
- Tổng vốn đầu tư: 42.861.879.000 đồng “Bốn mươi hai tỷ tám trăm sáu
mốt triệu tám trăm bảy mươi chín nghìn đồng chẵn”.
+ Vốn cố định: 41.359.346.000 đồng.
+ Vốn lưu động: 1.502.533.000 đồng.
Chương 2:
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

2.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.1 Địa hình
Địa hình khu vực thăm dò chủ yếu là vùng đồi núi thấp với độ cao trung bình từ
100m – 150m.
2.1.2 Điều kiện khí tượng, thủy văn
a. Khí tượng:
Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên từ năm 2006 đến
2009 thì khu vực xã Cù Vân nói riêng và khu vực Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên nói
chung chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên đặc điểm khí hậu chia
làm 4 mùa, song chủ yếu chỉ có 2 mùa chính rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến hết
tháng 10, hướng gió chủ đạo là hướng Đông Nam, mùa khô lượng mưa ít từ tháng
11 năm trước đến tháng 3 năm sau, hướng gió chủ đạo là hướng Đông Bắc.
Quá trình lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm phụ thuộc rất nhiều vào điều
kiện khí hậu tại khu vực, các yếu tố đó là:
- Nhiệt độ không khí
- Độ ẩm không khí
- Lượng mưa
- Tốc độ gió và hướng gió
- Nắng và bức xạ
• Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan
truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí. Các tác nhân
gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường lao động là những yếu
tố gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe con người và đời sống hệ sinh
thái động thực vật. Nhiệt độ không khí càng cao thì tác động của độc tố
càng mạnh, có nghĩa là tốc độ lan truyền và chuyển hóa của các chất
trong môi trường càng lớn.
Tại khu vực dự án có:
+ Nhiệt độ trung bình trong 04 năm là: 23,8 oC
+ Nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất: 29,0 oC (tháng 7)
+ Nhiệt độ trung bình của tháng lạnh nhất: 15,9 oC (tháng 1)

• Độ ẩm không khí: Độ ảm không khí là một trong những yếu tố cần thiết
khi đánh giá mức độ tác động tới môi trường không khí của dự án. Đây
là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát tán, lan truyền các chất gây ô
nhiễm. Trong điều kiện độ ẩm lớn, các hạt bụi trong không khí có thể
liên kết lại với nhau tạo thành các hạt to hơn và rơi nhanh xuống đất. Từ
mặt đất các vi sinh vật phát tán vào môi trường không khí, độ ẩm lớn tạo
điều kiện vi sinh vật phát triển nhanh chóng và bám vào các hạt bụi ẩm
lơ lửng trong không khí bay đi xa, gây truyền nhiễm bệnh.
Tại khu vực dự án có:
+ Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí: 81%;
+ Độ ẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất: 87% (tháng 3);
+ Độ ẩm tương đối trung bình tháng nhỏ nhất: 76% (tháng 1, 11);
• Lượng mưa: Mưa có tác dụng làm sạch làm sạch môi trường không khí
và pha loãng chất thải lỏng. Các hạt mưa kéo theo các hạt bụi và hòa tan
một số chất độc hại trong không khí rồi rơi xuống đất, có khả năng gây ô
nhiễm đất và ô nhiễm nước. Mưa làm sạch bụi ở các lá cây do đó làm
tăng khả năng hút bụi của các dải cây xanh cách ly bảo vệ khu vực dân
cư.
+ Lượng mưa trung bình hàng năm: từ 1400- 2000mm;
+ Số ngày mưa trong năm: 150- 160 ngày;
• Tốc độ gió và hướng gió: Gió là yếu tố khí tượng cơ bản có ảnh hưởng
đến sự lan truyền các chất ô nhiễm trong khí quyển hòa trộn các chất ô
nhiễm trong nước. Tốc độ gió càng cao thì chất ô nhiễm không khí càng
lan tỏa xa nguồn gây ô nhiễm và nồng độ chất ô nhiễm càng được pha
loãng bởi không khí sạch và ngược lại. Hướng gió thay đổi làm cho mức
độ ô nhiễm và khu vực ô nhiễm cũng bị thay đổi.
Tại khu vực nghiên cứu, trong năm có 2 mùa chính, mùa đông có gió
hướng Đông Bắc, mùa hè có gió hướng Đông Nam.
+ Tốc độ gió trung bình trong năm: 1,1m/s;
+ Tốc độ gió lớn nhất: 14m/s;

• Nắng và bức xạ:
+ Số giờ nắng trung bình trong năm: 1344 giờ;
+ Số giờ nắng trung bình lớn nhất trong tháng: 172 giờ (tháng 7);
+ Số giờ nắng trung bình nhỏ nhất trong tháng: 35 giờ (tháng 3);
b. Điều kiện thủy văn:
- Nước mặt: Hệ thống sông suối trong khu vực không nhiều, chỉ gồm các suối
nhánh trong đó có suối Bá Sơn đổ vào Sông Đu chảy theo hướng từ tây sang đông,
bắt nguồn từ góc đông nam khu mỏ. Lưu lượng nước tai suối Bá Sơn từ 22l/s đến
450l/s.
Về mùa mưa khu vực tích tụ nhiều nước có thể dẫn đến hiện tượng ngập úng nếu
không có các giải pháp thoát nước tốt. Trong thi công khai thác cần có các biện
pháp phòng tránh sạt lở đất ở các vách núi, các công trình đường xá, cầu cống
trong vùng gần phạm vi họat động của khe suối.
- - Địa chất thủy văn: Tầng chứa nước trong đá cát kết, hệ tầng Văn Lãng (T3n-
rvl). Phân bố trên toàn bộ diện tích mỏ.Thành phần thạch học chủ yếu là: cát kết,
cát- bột kết, sạn kết,đá phiến sét. Đá coa màu xám, xám vàng, xám xanh, nâu đỏ
cấu tạo phân lớp trung bình, đá cắm về hướng đông- đông bắc. Mực nước dưới đất
ở sâu so với bề mặt địa hình các lỗ khoan phần lớn không tới mực nước ngầm.
2.1.3 Đặc điểm về tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái
* Hệ sinh thái dưới nước: Nhìn chung nghèo nàn, do hoạt động khai thác, chặt
phá rừng của dân cư trong khu vực làm giảm độ che phủ thực vật, suối ảnh hưởng
tiêu cực đến chất lượng môi trường thủy sản. Tại suối Bá Sơn hiện còn ít các loài
sinh vật thủy sinh, chỉ còn các loài cá rô đồng, rô phi, cá điếc, ếch, nhái và các sinh
vật phù du.
* Hệ sinh thái trên cạn: Trong khu vực dự án chủ yếu là các rừng keo của các hộ
gia đình sống xung quanh khu vực dự án. Động vật trên cạn chủ yếu là các loài gia
súc, gia cầm do các hộ dân chăn nuôi như: trâu, bò, lợn, gà…Trong khu vực dự án
và mở rộng ra xung quanh không có các loài thú quý hiếm, chỉ còn một số loài
chim như: chào mào, chích chòe, chim sâu, cò…và một số loài bò sát như: rắn hổ
mang, rắn ráo, rắn nước…

2.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
2.2.1 Điều kiện kinh tế xã Cù Vân
Kinh tế khu vực chủ yếu làm nghề nông nghiệp, ngoài ra còn một số nghề thủ công
như: lâm nghiệp, chăn nuôi…
• Về kinh tế
Tổng diện tích toàn xã là 1568 ha. Trong đó, đất nông nghiệp: 1267ha,
đất khác là: 301ha.
Mức thu nhập bình quân của xã khoảng: 750.000 đồng/tháng/người.
Sản lượng lương thực quy thóc: 5,5 tấn/ha.
• Cơ sở hạ tầng
- Về giao thông: Tỷ lệ đường được bê tông hóa trong toàn xã đạt khoảng
5%, đường cấp phối khoảng 35% và đường đất chiếm khoảng 60%.
Nhìn chung điều kiện giao thông khu vực chưa được phát triển.
- Về cấp điện: Có khoảng 1738 hộ được cấp điện chiếm tỷ lệ 100%.
- Về cấp nước: Hiện tại xã chưa có mạng lưới cấp nước sạch, các hộ dân
sử dụng nguồn nước ngầm tại chỗ để sinh hoạt.
2.2.2 Điều kiện xã hội xã Cù Vân
• Dân cư:
Theo thống kê đầu năm 2011 là 6670 người, bình quân 3,8 người/hộ. Tỷ
lệ tăng dân số trung bình là 1,25% năm.
Tổng số hộ dân là 1738 hộ. Trong đó, số hộ làm nông nghiệp là 1495 hộ,
số hộ sản xuất phi nông nghiệp là 243 hộ.
Lao động: Số người trong độ tuổi lao động là 3672 người, trong đó nam:
1820 người, nữ là: 1852gười.
• Về văn hóa – xã hội:
Dân cư khu vực xã Cù Vân chủ yếu là người Kinh. Đời sống văn hóa xã
hội của nhân dân địa phương vẫn mang đậm bản sắc của dân cư vùng
trung du Bắc Bộ. Dân cư sống tập trung thành các xóm, có 12 nhà văn
hóa, đây là nơi tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước
cũng như tổ chức các hoạt động văn hóa xã hội theo nếp sống mới. Các

tổ chức, đoàn thể như hội Phụ nữ, hôi Người cao tuổi, hội Cựu chiến
binh, Đoàn Thanh niên, hội Chữ thập đỏ, y tế, Mặt trận tổ quốc…vẫn
hoạt động thường xuyên.
• Về y tế - giáo dục:
- Về y tế: Trạm y tế xã với đội ngũ cán bộ gồm 06 người: 01 bác sĩ trưởng
trạm, 02 y sĩ, 03 y tá với 02 giường bệnh và các trang thiết bị thông
thường đã góp phần nào đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của
nhân dân địa phương.
- Về giáo dục:
Trên địa bàn xã hiện có 01 trường Trung học cơ sở, 01 trường Tiểu học
cơ sở và 01 trường mẫu giáo. Tổng số học sinh trong xã là 1146 em học
sinh và 88 giáo viên. Trình độ dân trí khu vực xã ở mức trung bình.
Chương 3:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Các giai đoạn hoạt động của mỏ đá cát kết xóm Khuyến đều có khả năng gây ra
các ô nhiễm môi trường ở các mức độ nhất định. Các giai đoạn chính của dự án
gồm:
- Giai đoạn I: Xây dựng cơ bản (0,5 năm);
- Giai đoạn II: Tổ chức hoạt động khai thác (29 năm);
- Giai đoạn III: Hoàn thổ, phục hồi môi trường (0,5 năm).
Bảng 3.1. Những nguồn tác động từ hoạt động của dự án
Các hoạt động Các nguồn tác động có
liên quan đến chất thải
Các nguồn tác động
không liên quan đến
chất thải
I. Giai đoạn I: Xây dựng cơ bản
- Xây dựng nhà văn phòng,
các công trình phụ trợ
- Xây dựng các hệ thống

nước mưa chảy tràn.
- Vận chuyển nguyên vật
liệu, máy móc thiết bị…
- Lắp ráp máy móc thiết
bị…
- Xây dựng tuyến đường
vận chuyển trong khu mỏ
- Thi công bãi thải rắn, bãi
chứa đá cát kết.
- Chất thải rắn xây dựng,
chất thải sinh hoạt…
- Bụi, khí thải độc hại
(CO,SO2, CO2, NOx), ồn,
rung.
- Nước thải sinh hoạt, nước
mưa chảy tràn.
- Chất thải rắn khác (bao bì
đựng nguyên vật liệu…)
- Dầu mỡ thải, giẻ lau dính
dầu.
- Gia tăng khả năng thất
nghiệp, mất chỗ ở đối với
người dân nằm trong khu
vực dự án.
- Tai nạn lao động.
- Tai nạn giao thông
- Sự cố nổ bom mìn còn
xót lại trong chiến tranh.
II. Giai đoạn II: Tổ chức hoạt động khai thác
- Hoạt động khai thác đá

cát kết (nổ mìn, xúc bốc)
- Vận chuyển nguyên liệu,
sản phẩm, đất đá thải…
- Bụi, ồn, khí thải độc hại.
- Nước thải mỏ, nước mưa
chảy tràn, nước thải sinh
hoạt.
- Chất thải rắn sản xuất chủ
yếu đất bốc thải phát sinh
trong quá trình khai thác,
chất thải rắn sinh hoạt
- Vấn đề an ninh trật tự
khu vực.
- Tai nạn lao động.
- Sự cố trượt sụt tầng
khai thác.
- Bồi lắng lòng suối.
III. Giai đoạn III: Hoàn thổ
- San gạt mặt bằng, tháo dỡ
công trình.
- Trồng cây phủ lên bề mặt
khu vực khai thác.
- Khí thải, bụi ồn.
- Nước thải sinh hoạt.
- Nước mưa chảy tràn.
- Tai nạn lao động, tai
nạn giao thông.
- Tác động làm thay đổi
hệ sinh thái khu vực dự
án.

3.1 Đánh giá tác động
* Đánh giá sự phù hợp của phương án quy hoạch, bố trí các hạng mục
công trình tại khu vực dự án:
+ Sự phù hợp của phương án quy hoạch
- Thái Nguyên là một tỉnh có tốc đọ xây dựng khá nhanh và có nhiều nhà
máy sản xuất xi măng, cát kết là nguyên liệu phụ gia để phục vụ cho các
ngành trên thi việc đầu tư khai thác mỏ cát kết tại xóm Khuyến là phù
hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Thái Nguyên.
- Khả năng đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư cho các hộ dân trong
khu vực dự án: trong ranh giới của dự án có 8 hộ dân sinh sống và một
số nhà dân cách ranh giới dự án khoảng 50m về phía Tây Nam, ngoài ra
là đồi cây keo ở xung quanh, động thực vật quý hiếm không có. Vì vậy,
các tác động trong giai đoạn đền bù và tái định cư chủ yếu tập trung vào
công tác giải quyết công ăn việc làm, chỗ ở và chuyển đổi nghề nghiệp
cho những hộ dân bị mất đất do dự án, công ty Cổ phần Khai khoáng
Miền núi đã xây dựng khu tái định cư có diện tích 40ha tại xã Cù Vân,
nếu hộ gia đình trên có nhu cầu thì việc tái định cư sẽ gặp nhiều thuận
lợi.
- Xung quanh khu vực dự án đa số là núi cao, chỉ có phía Đông Nam có
khe suối chảy ra suối Bá Sơn, không có các công trình di tích lịch sử, tôn
giáo, các loài động thực vật quý hiếm, môi trường nền vẫn còn sức chịu
tải, do vậy khi đi vào hoạt động có thể giải quyết được các vấn đề về môi
trường do dự án gây ra.
+ Sự phù hợp môi trường của cách bố trí các hạng mục công trình trong
khu vực dự án:
- Đối với khu vực văn phòng mỏ và kho chứa mìn: Khu văn phòng mỏ
được xây dựng gần đường giao thông, nên quá trình vận chuyển nguyên
vật liệu phục vụ cho khu vực văn phòng rất thuận tiện. Kho mìn được bố
trí trên đường văn phòng vào trung tâm mỏ.
- Đối với phương án quy hoạch bãi thải rắn: Bãi thải có tổng diện tích

15.000m2, bãi thải được đặt tại khu vực khai thác, được quy hoạch tại vị
trí cách xa nguồn nước mặt nên không làm bồi lấp dòng suối, vị trí bãi
thải được bố trí cuối hướng gió, cách xa khu dân cư nên không ảnh
hưởng đến sức khỏe của cán bộ công nhân hoạt động trong khu vực mỏ
và người dân xung quanh.
- Khó khăn: Việc bố trí thi công các công trình phục vụ cho sản xuất, bảo
vệ môi trường trên khu vực đồi núi cao nên cũng gặp nhiều khó khăn
trong vận chuyển nguyên vật liệu, chất lượng công trình.
3.1.1 Trong giai đoạn xây dựng cơ bản
3.1.1.1 Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải
a. Ô nhiễm môi trường nước
- Nguồn phát sinh:
+ Nước mưa chảy tràn trên khu vực dự án: Do nước mưa chảy tràn trên toàn bộ bề
mặt khu vực thi công xây dựng các công trình dân dụng của dự án. Nước chảy tràn
có thể cuốn theo bụi, đất đá, kim loại nặng, dầu mỡ…đổ xuống hệ thống thoát
nước khu vực, nếu nguồn nước này không được quản lý, xử lý tốt sẽ gây ra những
tác động đến môi trường nước mặt khu dự án.
+ Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ các hoạt động cảu công nhân thi công trên công
trường, với số lượng công nhân khoảng 10 người. Định mức cao nhất sử dụng
nước là 100 lít/người/ngày, do vậy lượng nước thải phát sinh lớn nhất (khoảng
85% nước cấp). Ngoài ra nước thải sinh hoạt còn chứa nhiều cặn bã, các chất lơ
lửng, các hợp chất dinh dưỡng và vi sinh vật gây bệnh.
- Đối tượng bị tác động: Môi trường nước mặt, nước dưới đất tại khu vực mỏ và
xung quanh. Hệ sinh thái suối Bá Sơn nguồn tiếp nhận nước thải của dự án.
b. Tác động của chất thải rắn và chất thải nguy hại
- Nguồn phát sinh:
+ Đất đá thải phát sinh từ hoạt động san gạt, bốc xúc, đào hào, chuẩn bị mặt bằng,
xây dựng tuyến đường, bãi thải, bãi chứa sản phẩm…
+ Phế liệu xây dựng
+ Chất thải rắn sinh hoạt từ hoạt động của công nhân thi công xây dựng

+ Sinh khối thực vật phát sinh trong quá trình phát quang khu vực cần thi công xây
dựng.
+ Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình thi công xây dựng dự án.
- Đối tượng tác động:
+ Đối tượng bị tác động trực tiếp là môi trường đất khu vực dự án và xung quanh
+ Hệ sinh thái trên cạn khu vực dự án
+ Đối tượng bị tác động gián tiếp là môi trường nước mặt, nước ngầm, hệ sinh thái,
môi trường kinh tế xã hội
c. Ô nhiễm môi trường không khí
- Nguồn phát sinh:
+ do các hoạt động san gạt, bốc xúc, vận chuyển, xây dựng
+ quá trình đốt cháy nhiên liệu của các động cơ
- đối tượng bị tác động:
+ môi trường không khí khu vực dự án và xung quanh
+ hệ sinh thái trên cạn
+ sức khỏe công nhân và người dân sống quanh khu vực dự án
3.1.1.2 Nguồn tác động không liên quan đến chất thải
a. Tiếng ồn: Nguồn phát sinh từ các phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu và
các máy san gạt, bốc xúc. Trong giai đoạn này, thời gian hoạt động ngắn, mật độ
xe đi lại không cao…do vậy ảnh hưởng của tiếng ồn là không đáng kể
b. Các sự cố rủi ro có thể xảy ra trong giai đoạn xây dựng cơ bản:
- Tai nạn lao động: Trong quá trình thi công, các yếu tố môi trường cũng như
cường độ lao động, mức độ ô nhiễm môi trường có khả năng ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe gây choáng váng, mệt mỏi…từ đó có thể gây tai nạn trong quá trình làm
việc
- Tai nạn giao thông: Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu làm gia tăng mật độ
giao thông nên có thể xảy ra tai nạn giao thông
c. Ảnh hưởng từ dự án đến những hộ dân nằm trong khu vực dự án: Những hộ
dân nằm trong khu dự án chủ yêu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
khi thực hiện dự án thi người dân sẽ bị mất đất, mất nhà tuy nhiên khu vực dự án là

đồi cây keo nên ít ảnh hưởng nghề nghiệp của người dân ở đây. Tuy vậy công ty
vẫn phải giải quyết những vấn đề khó khăn về chỗ ở cho các hộ gia đình nằm trong
khu vực dự án
d. Tác đông khác: Việc triển khai dự án sẽ làm biến đổi đa dạng sinh học, mất đi
cảnh quan thiên nhiên vốn có của khu vực
3.1.2 Trong giai đoạn khai thác
3.1.2.1 Nguồn tác động liên quan đến chất thải
a. Ô nhiễm môi trường nước
- Nguồn phát sinh:
+ Nước mưa chảy tràn
+ Nước thải sinh hoạt
- Các tác động tiêu cực đến môi trường nước do hoạt động của dự án:
+ Hoạt động khai thác mỏ:
- Ảnh hưởng đến trữ lượng và chất lượng nước ngầm: Do khu vực khai
thác nằm trên núi cao, mức khai thác trên mức thông thủy, trong quá
trình khai thác không phát sinh các chất thải độc hại nên mức độ ảnh
hưởng không đáng kể.
- Ảnh hưởng đến chất lượng nước suối Bá Sơn: Chủ đầu tư sẽ thu gom, xử
lý nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt bằng hệ thống mương thoát
nước, bể tự hoại cải tiến để xử lý nguồn gây ô nhiễm này.
+ Hoạt động sinh hoạt của cán bộ, công nhân mỏ:
- Hoạt động sinh hoạt của công nhân mỏ thải ra một lượng nước thải sinh
hoạt khoảng 6,6m3/ngày,đêm. Trong nước thải sinh hoạt chứa nhiều hợp
chất hữu cơ dễ phân hủy và vi sinh vật gây bệnh về đường tiêu hóa.
b. Ô nhiễm môi trường đất
- Nguồn phát sinh:
+ Chất thải rắn chủ yếu phát sinh là các loại đất, đá thải bóc trên bề mặt trong quá
trình khai thác.
+ Chất thải nguy hại (giẻ lau dính dầu, mỡ…)
+ Phế thải công nghiệp như: máy móc, thiết bị hỏng, ống dẫn khí hỏng…

- Đối tượng bị tác động:
+ Đối tượng tác động trực tiếp là môi trường đất khu vực dự án và xung quanh mỏ
+ Môi trường nước mặt
+ Đối tượng bị tác động gián tiếp là hệ sinh thái, môi trường kinh tế xã hội
+ Sức khỏe cộng đồng
c. Ô nhiễm môi trường không khí
- Nguồn phát sinh:
+ Khoan nổ mìn khai thác (bụi, đất đá, khí độc hại, tiếng ồn)
+ Các hoạt động bốc xúc vận chuyển vật liệu đất đá thải, sản phẩm (bụi đất đá,
tiếng ồn)
+ Quá trình đốt cháy nhiên liệu của các động cơ (bụi, khí độc hại CO,CO2,Nox…)
- Đối tượng bị tác động:
+ Môi trường không khí
+ Hệ sinh thái
+ Sức khỏe
3.1.2.2 Nguồn tác động không liên quan đến chất thải
a. Tác động của tiếng ồn:
Do phải sử dụng thuốc nổ trong quá trình khai thác, nên có khả năng gây chấn
động lớn đối với khu vực dự án. Ngoài ra, hoạt động của các loại máy móc, thiết bị
trong quá trình khai thác cũng gây ra những chấn động và tiếng ồn, ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khoẻ của công nhân.
Ngoài tiếng ồn, nổ mìn không những tạo ra lượng khá lớn khí độc hại, bụi và đất
đá văng mà còn tạo ra các chấn động ảnh hưởng tới nền đất đá gần biên giới khai
trường gây hiện tượng sụt, lở đất đá ảnh hưởng đến các công trình xây dựng khu
vực xung quanh.
Tác động tổng hợp của tiếng ồn lên con người ở 3 mức:
- Quấy rầy về sự hoạt động xã hội của con người.
- Quấy rầy về mặt sinh học của cơ thể, chủ yếu là bộ phận thính giác và hệ
thần kinh.
- Quấy rầy về sự hoạt động xã hội của con người. Tất cả các quấy rầy đó

cuối cùng dẫn đến biểu hiện xấu về tâm lý, sinh lý, bệnh lý và hiệu quả
hoạt động của con người, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của con người
(gây mất ngủ, giảm thính giác, suy nhược thần kinh…)
b. Tác động đến hệ sinh thái khu vực dự án
- Hệ sinh thái dưới nước: Nước mưa chảy tràn tràn khu vực dự án tuy không lớn
nhưng vào những ngày mưa, nước mưa chảy tràn trong khu vực kéo theo nhiều
bùn đất, cặn lắng lơ lửng vào hệ thống nước mặt làm tăng độ đục, thay đổi pH của
nước…độ đục trong nước mặt tăng đã ngăn cản độ xuyên thấu ánh sáng, làm ngăn
trở ngại quá trình quang hoá trong nước ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống các loại
thuỷ sinh. Trong trường hợp độ đục quá lớn còn dẫn đến sự tuyệt chủng của các
loài động thực vật sống trong nước.
- Hệ sinh thái trên cạn: Ảnh hưởng lớn nhất của dự án đến đa dạng sinh học là
thảm thực vật (sinh khối thực vật, các cá thể thực vật và các loài thực vật) sẽ bị tiêu
diệt với những mức độ khác nhau.
+ Đối với các loài động vật, nhất là những động vật hoang dã rất nhạy cảm trước
sự biến đổi của môi trường. Hầu hết các chất gây ô nhiễm môi trường đều có tác
động rất xấu đến động vật. Chất thải rắn và khí độc hại ảnh hưởng đến sự sinh sản
của các loài động vật. Tiếng ồn và các loại chấn động khi nổ mìn làm động vật
hoảng sợ dẫn đến sự di cư hàng loạt của các loài động vật.
+ Việc triển khai dự án sẽ làm suy thoái đa dạng sinh học. Tuy nhiên, với đặc trưng
hệ sinh thái trên cạn cũng như hệ sinh thái dưới nước khu vực dự án tương đối
nghèo nàn, không có loài động vật hoang dã đặc hữu nên các tác động tiêu cực của
quá trình triển khai thực hiện dự án tới tài nguyên sinh vật là rất nhỏ.
c. Tác động tới môi trường kinh tế- xã hội
* Sức khoẻ cộng đồng: trong quá trình dự án đi vào hoạt động sẽ có khoảng 66
người lao động, có thêm các hoạt động sinh hoạt của số lượng người này trên địa
bàn. Do đó, nếu không được chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ sẽ làm ảnh
hưởng lớn đến an ninh trật tự khu vực, làm lây lan các loại bệnh truyền nhiễm, làm
phát sinh các tệ nạn xã hội như: ma tuý, mại dâm, cờ bạc, trộm cắp…Trong quá
trình khai thác cũng có thể xảy ra tai nạn lao động bất cứ lúc nào như: do nổ mìn

đất đá bay vào người, lật ô tô, máy xúc…
* Kinh tế xã hội khu vực dự án: Việc triẻn khai dự án đem lại các lợi ích kinh tế-
xã hội như:
- Thay đổi cơ cấu lao động, tạo việc làm và thu nhập cho nhân dân địa phương;
- Đóng góp một phần cho ngân sách nhà nước, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế-
xã hội xã Cù Vân;
- Tạo sản phẩm cho xã hội, đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.
d. Tác động của quá trình khai thác đến suối Bá Sơn
Khi dự án đi vào hoạt động nguồn tác động trực tiếp đến suối Bá Sơn là nước mưa
chảy tràn và nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc tại mỏ.
e. Dự báo sự cố môi trường trong quá trình khai thác:
* Các rủi ro, sự cố trong giai đoạn hoạt động của mỏ bao gồm:
- Đá lăn, đá văng trong quá trình nổ mìn khai thác;
- Tai nạn do điện giật, tai nạn giao thông;
- Sự cố ngập úng do mưa, bão;
- Tai nạn do cháy kho vật liệu nổ công nghiệp;
- Trượt lở và sạt lở đất đá.
- Hiện tượng trôi lấp bãi thải và bồi lấp các dòng chảy bề mặt.
3.1.3 Trong giai đoạn hoàn thổ
3.1.3.1 Nguồn tác động liên qúan đến chất thải
a. Nội dung chính của quá trình cải tạo phục hồi môi trường:
- Tháo gỡ tất cả các hạng mục công trình, san gạt, mặt bằng sân công nghiệp, khu
vực, bãi thải;
- Trồng cây, chăm sóc cây trồng trên khu vực bãi thải, bãi chứa đá cát kết, khu vực
văn phòng;
b. Ô nhiễm môi trường không khí:
- Nguồn phát sinh:
+ Do hoạt động san gạt, vận chuyển đất đá thải khu vực bãi thải…
+ Do quá trình đốt cháy nhiên liệu từ các phương tiện hoạt động trong quá trình cải
tạo phục hồi môi trường.

- Đối tượng bị tác động:
+ Cán bộ công nhân công ty lao động trực tiếp trên khu vực mỏ;
+ Môi trường không khí trong khu vực dự án và xung quanh khu vực dự án.
c. Ô nhiễm môi trường nước:
Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước giai đoạn này chủ yếu là nước mưa chảy tràn.
Tuy nhiên giai đoạn này diễn ra trong thời gian ngắn nên nguồn thải tác động
không lớn đến môi trường nước khu vực dự án.
3.1.3.2 Nguồn tác động không liên quan đến chất thải
Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải giai đoạn cải tạo phục hồi môi
trường chủ yếu là tiếng ồn của các máy móc thiết bị hoạt động trên công trường.
3.2 Mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá
- Về mức độ chi tiết: Các đánh giá về các tác động môi trường do việc triển khai
thực hiện của dự án được thực hiện một cách tương đối chi tiết. Báo cáo đã nêu được
các tác động đến môi trường trong từng giai đoạn hoạt động của dự án. Đã nêu được
các nguồn ô nhiễm chính trong từng giai đoạn hoạt động dự án.
- Về độ tin cậy của đánh giá: Độ tin cậy của phương pháp đánh giá cao. Các công
thức, mô hình, hệ số thực nghiệm ứng dụng có độ tin cậy lớn hơn cả, cho kết quả
gần với nghiên cứu thức tế.
- Về phạm vi tác động: Để tính toán phạm vi ảnh hưởng do các chất ô nhiễm cần
xác định rõ nhiều các thông số về nguồn tiếp nhận. Do thiếu các thông tin này nên
việc xác định phạm vi ảnh hưởng chỉ mang tính tương đối.
Chương 4:
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU,
PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

4.1 Biện pháp giảm thiểu trong quy hoạch
- Đối với bãi chứa chất thải rắn được bố trí ở cuối hướng gió chủ đạo khu vực dự
án, bãi chứa đá cát kết được bố trí tại vị trí gần khu vực khai thác thuận tiện cho
quá trình khai thác, vận chuyển.
- Đối với khu nhà văn phìng được bố trí đầu hướng gió, gần đường giao thông, khu

vực khai thác.
4.2 Biện pháp giảm thiểu tác động:
4.2.1 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí:
- Đối với máy móc thiết bị có độ ồn cao phải lắp các thiết bị giảm âm. Để bảo vệ
tác động của nguồn ồn đến công nhân thi công vó thể sử dụng các dụng cụ chống
ồn cá nhân như nút tai và bao tai.
- Các ô tô chuyên chở nguyên vật liệu phải thực hiện đúng các quy định giao thông
chung: có bạt che phủ, không làm rơi vãi đất đá, nguyên vật liệu để hạn chế tốt đa
sự phát thải bụi ra môi trường. Để đảm bảo an toàn nền đường và tốc độ lưu thông
phương tiện, đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân trong khu vực, các xe vận tải
không được trở quá trọng tải cho phép đối với từng loại xe.
- Triển khaicông tác giảm thiểu bụi đất bằng các biện pháp như: tưới nước thường
xuyên cho các tuyến đường vận tải chính, với tần suất tưới nước là 4 lần/ngày vào
mùa khô.
- Đối với các hoạt động vận chuyển và thi công gây ra những tác động môi trường
(chủ yếu là bụi, ồn) không hoạt động vào các giờ cao điểm về mật độ giao thông và
giờ nghỉ ngơi của người dân (từ 11h- 13h và từ 18h- 6h).
- Đối với tiếng ồn: Việc nổ mìn được thực hiện cách xa khu dân cư,phải thực hiện
bảo dưỡng thường xuyên đối với các loại máy móc, xe cộ để đảm bảo thiết bị làm
việc trong trạng thái tốt và ổn nhất để hạn chế tiếng ồn.
4.2.2 Các biện pháp giảm thiểu do ô nhiễm nguồn nước
- Đối với nước mưa chảy tràn:
+ Các mặt bằng khu vực khai thác, sân công nghiệp, trạm nghiền và các công trình
có hệ thống cống rãnh hoàn chỉnh đảm bảo không gây ngập úng khi mưa lớn.
+ Nước mưa chảy tràn ở khu vực nhà văn phòng mỏ đã có hệ thống xử lý riêng,
nước mưa chảy tràn ở mặt bằng được lắng cặn tại các hố ga bố trí trên hệ thống
mương thoát nước trước khi thải ra ngoài môi trường.
- Đối với nước thải mỏ: Do dự án kết thúc khai thác bằng với mặt bằng tự nhiên
khu vực dự án nên hầu như không phát sinh nước thải mỏ trong quá trình khai thác.
4.2.3 Các biện pháp xử lý đối với chất thải rắn

- Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, thu gom rác thải sinh hoạt từ khu tập thể của
công nhân, khu văn phòng để chôn lấp theo quy định.
- Đất đá thải do bóc tách lớp đất mặt trong mỏ được đổ tại các bãi thải sẽ sử dụng
cho công tác hoàn thổ phục hồi môi trường sau này.
- Chất thải rắn nguy hại: giẻ lâu dính dầu mỡ, bóng đèn huỳnh quang, ắc quy
hỏng…được thu gom vào các thùng phi bằng sắt để tại nơi quy định có mái che,
hàng năm thuê đơn vị coa chức năng xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
4.2.4 Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường kinh tế- xã hội
- Phối hợp với chính quyền xã, xóm làm tốt công tác đảm bảo an ninh của đơn vị
và khu vực lân cận.
- Xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân địa phương.
- Thành lập tổ bảo vệ chuyên trách trực 24/24.
- Xây dựng nội quy ra vào mỏ.
- Khi cán bộ, công nhân viên vi phạm phải xử lý, kỷ luật.
- Thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn giao thông khi vận chuyển.
4.2.5 Các biện pháp giảm thiểu tác động về các bệnh nghề nghiệp đối với
người lao động
Đối với người lao động mỏ cần có chế độ bảo hộ lao động rõ ràng khi ký kết hợp
đồng lao động, trang bị đầy đủ những dụng cụ bảo hộ lao động, nhất là những công
nhân thực hiện khoan, nổ mìn, sàng tuyển…đảm bảo đầy đủ các quyền lợi của
người lao động. Đóng bảo hiểm đầy đủ cho người lao động, hàng năm đảm bảo chế
độ an dưỡng nghỉ ngơi hợp lý theo Luật lao động và tổ chức khám chữa bệnh theo
định kỳ. Trang bị phương tiện cấp cứu tại chỗ như: cáng, nẹp, thuốc cấp cứu. Lực
lượng y tế trực 100% thời gian khi mỏ làm việc.
4.3 Phòng ngừa và ứng phó sự cố rủi ro, tai nạn
a. Các giải pháp kỹ thuật về an toàn:
- Cử cán bộ kỹ thuật khai thác, trắc địa thường xuyên theo dõi trạng thía ổn định an
toàn trong công tác khai thác để có biện pháp phòng ngừa sụt lở khu vực khai thác
và bãi thải.
- Thực hiện nghiêm túc thi công khai thác theo đúng kỹ thuật khai thác mỏ

- Khi có tai nạ xảy ra công ty sẽ kịp thời tổ chức cấp cứu người bị nạn.
- Lắp đủ thiết bị che chắn, rào chắn những nơi nguy hiểm.
- Thường xuyên bảo dưỡng các loại thiết bị, máy móc tránh xảy ra tai nạn.
b. Các giải pháp về vệ sinh lao động:
- Khám sức khoẻ cho người lao động trước khi vào làm việc.
- Làm hệ thống lọc nước cho người lao động sử dụng trong sinh hoạt.
- Định kỳ tưới nước làm giảm phát sinh bụi.
c. Các giải pháp khắc phục trong mùa mưa, bão:
- Đối với khu vực bãi thải được thường xuyên kiểm tra bờ đê, các tầng bãi thải
trong mùa nưa bão đảm bảo không để hiện tượng trượt sụt bãi thải xảy ra.
- Thường xuyên nạo vét hệ thống mương rãnh thoát nước, khe suối đoạn chảy ra
suối Bá Sơn để đảm bảo không ngập úng khi có mưa lớn kéo dài.
Chương 5:
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
5.1 Chương trình quản lý môi trường
* Giai đoạn xây dựng cơ bản:
- Hoạt động của dự án:
+ San gạt mặt bằng
+ Xây dựng các công trình trên mặt bằng sân công nghiệp
+ Thi công các bãi thải, xây dựng mương, rãnh thoát nước mưa quanh bãi thải, khu
vực khai thác.
- Các tác động chính đến môi trường:
+ Bụi, khí thải ảnh hưởng đến môi trường không khí.
+ Ảnh hưởng đến môi trường nước.
+ Ảnh hưởng đến môi trườngđất.
- Biện pháp giảm thiểu:
+ Lập kế hoạch thi công, bố trí nhân lực hợp lý.
+ Sử dụng động cơ đốt trong, hiệu suất cao, tải lượng khí thải mỏ.
+ Xây dựng bể tự hoại với dung tích 14m3.
+ Xin giấy cấp phép khai thác sử dụng nước ngầm, nước mặt và giấy phép xả nước

thải vào nguồn nước sau khi được cấp phép.
- Thời gian: Trong giai đoạn thi công xây dựng (cuối năm 2011 đầu năm 2012
- Cơ quan thực hiện: Công ty Cổ phần Khai khoáng Miền núi.
* Giai đoạn khai thác mỏ:
- Hoạt động của dự án:
+ Đào hào khai thác.
+ Nổ mìn
+ Bốc xúc, vận chuyển đá cát kết, đất đá thải…
- Các tác động chính đến môi trường:
+ Tác động đến môi trường không khí
+ Tác động đến môi trường nước
+ Tác động đến môi trường đất
+ Tác động đến hệ sinh thái, đa dạng sinh học
+ Tác động đến môi trường kinh tế- xã hội.
- Biện pháp giảm thiểu:
+ Định kỳ nạo vét hệ thống thu gom, thoát nước mưa chảy tràn với tần suất 1
lần/tháng.
+ Tiếp tục áp dụng các biện pháp giảm thiểu khí bụi
+ Thực hiện các biện pháp giảm thiểu sự cố trượt lở.
+ Tổ chức giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân viên
- Thời gian: Thực hiện trong suốt giai đoạn khai thác (2012- 2041)
- Cơ quan thực hiện: Công ty Cổ phần Khai khoáng Miền núi
* Giai đoạn hoàn thổ:
- Hoạt động của dự án:
+ Tháo gỡ toàn bộ các hạng mục công trình
+ San gạt mặt bằng, san gạt bãi thải
+ Trồng cây trên toàn bộ diện tích bề mặt môi trường
- Các tác động chính đến môi trường: Tác động đến môi trường đất, nước, không
khí với mức độ nhỏ
- Biện pháp giảm thiểu: Áp dụng các biện pháp hạn chế bụi như tưới nước 4 lần/

ngày vào mùa khô.
- Thời gian: Ngay sau khi kết thúc khai thác công ty sẽ tiến hành công tác hoàn
phục (kết thúc vào 2041)
- Cơ quan thực hiện: Công ty Cổ phần Khai khoáng Miền núi
* Kinh phí giám sát môi trường hàng năm dự kiến là: 50.000.000đ/năm
* Tổng kinh phí xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ môi trường là:
192.000.000 VNĐ
* Đơn vị giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của
công ty: Chi cục Bảo vệ Môi trường- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái
Nguyên
5.1.1 Mô hình tổ chức, cơ cấu nhân sự cho công tác quản lý môi trường
Công tác quản lý và bảo vệ môi trường được bố trí như sau: theo dự kiến phòng kỹ
thuật sẽ bố trí 01 cán bộ kỹ thuật chuyên trách theo dõi về công tác liên quan tới
bảo vệ môi trường.
5.1.2 Công tác tuyên truyền- giáo dục ý thức cho cán bộ công nhân
1. Phân công công việc một cách cụ thể, khoa học cho từng cán bộ công nhân trong
khu vực mỏ. Mỗi cán bộ công nhân viên phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với công
việc của mình.
2. Xây dựng phương án phòng chống cháy nổ, thường xuyên tập huấn để đảm bảo
khi có sự cố xảy ra có thể ứng cứu kịp thời. Xây dựng tốt nội quy an toàn cháy nổ.
3. Không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về an toàn lao
động và Luật Môi trường cho cán bộ và công nhân mỏ.
4. Tổ chức vệ sinh trong và ngoài khu vực làm việc.
5. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
5.2 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường
5.2.1 Giám sát môi trường khu vực dự án
a. Giám sát môi trường khu vực
- Giai đoạn xây dựng cơ bản
- Giai đoạn dự án đi vào hoạt động
- Giai đoạn cải tạo phục hồi môi trường

b. Giám sát môi trường xung quanh
- Giai đoạn xây dựng cơ bản
- Giai đoạn dự án đi vào hoạt động
- Giai đoạn cải tạo phục hồi môi trường
c. Giám sát bãi thải và khe suối chảy ra suối Bá Sơn
Giám sát sự cố bồi lắng của khe suối Bá Sơn, sạt lở bãi chứa chất thải rắn: Trong
suốt quá trình thực hiện dự án cán bộ chuyên trách về môi trường của công ty phải
thường xuyên kiểm tra hệ thống thu gom, thoát nước mưa chảy tràn, bờ đê và lên
kế hoạch cụ thể tránh sạt lở bãi thải.
Chương 6:
THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
* Ý kiến của UBND xã Cù Vân:
- Cơ bản đồng ý với nội dung bản tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường
của dự án.
- Yêu cầu chủ dự án thực hiện nghiêm túc các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các
tác động xấu của dự án đến môi trường tự nhiên và xã hội.
- Nếu có các kiến nghị của nhân dân, đơn vị phải báo cáo ngay cho UBND xã để
xin ý kiến tham vấn việc tổ chức các cuộc họp với nhân dân, nhằm tạo sự đồng
thuận và sớm giải quyết công việc, gìn giữ môi trường, đảm bảo hoạt động sản
xuất không làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân trong khu vực dự án.
* Ý kiến của UBMTTQ xã Cù Vân:
- Hoàn toàn đồng ý với những nội dung trong bản tóm tắt báo cáo đánh giá tác
động môi trường của dự án do đơn vị tư vấn trình bày.
- Trong quá trình xây dựng cơ bản phải thực hiện đầy đủ các quy định của cơ quan
quản lý nhà nước về môi trường, các chỉ thị, chương trình của các cơ quan thuộc
Bộ Tài nguyên Môi trường.
- Trong quá trình xây dựng cơ bản phải thực hiện đúng theo thiết kế đã nêu trong
phần thiết kế cơ sở của dự án.
* Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư xóm Khuyến:
- Hoàn toàn đồng ý với việc đánh giá những tác động đến môi trường tự nhiên,

kinh tế, xã hội và các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án.
- Đề nghị chủ đầu tư ưu tiên sử dụng lao động địa phương đặc biệt là những hộ gia
đình bị chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dự án.
- Đề nghị chủ đầu tư thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng đối với những hộ nằm
trong dự án đúng theo quy định của pháp luật.
- Những hộ dân nằm trong dự án sau khi nhận tiền đền bù của chủ dự án sẽ tự t ái
định cư sang khu vực khác.
* Công ty Cổ phần Khai khoáng Miền núi:
Đại diện Công ty Cổ phần Khai khoáng Miền núi đã đồng ý với các ý kiến của
UBND, UBMTTQ xã Cù Vân và cộng đồng dân cư khu vực dự án. Công ty cam
kết thực hiện đầy đủ, đúng những nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi
trường và các ý kiến tham vấn cộng đồng của dự án.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc triển khai dự án sẽ mang lại nhiều lợi ích kinhh tế và xã hội cho khu vực nói
riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu trong
nước và tận thu được nguồn tài nguyên.
Tuy vậy, trên cơ sở phân tích về công nghệ, các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội,
hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án, các tác động của dự án và những
biện pháp khắc phục cho thấy: Việc đầu tư dự án ngoài những yếu tố mang lại lợi
ích kinh tế - xã hội còn gây ra những tác động tiêu cực về môi trường. Báo cáo này
đã đánh giá một cách chi tiết các tác động, phạm vi tác động tới môi trường và đề
xuất các biện pháp khả thi để giảm thiểu. Các biện pháp để giảm thiểu đã trình bày
hoàn toàn có thể thực hịên được và nằm trong khả năng đầu tư của công ty.
2. Kiến nghị
Đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên, UBND huyện Đại Từ, xã Cù Vân và các cơ
quan chức năng tạo điều kiện trong quá trình thực hiện dự án.
Đề nghị Hội đồng thẩm định thông qua, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt
báo cáo đánh giá tác động môi trường để dự án triển khai đúng tiến độ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

×