Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

WTO VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.22 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................1
NỘI DUNG................................................................................................................2
I. WTO VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. 2
1. Khái niệm tranh chấp thương mại quốc tế ....................................................2
2. Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO.....................................2
II. Bình luận vai trò của Tổ chức Thương mại Quốc tế trong việc giải quyết tranh
chấp thương mại quốc tế........................................................................................3
1. Mặt tích cực của WTO trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế...3
1.1. Việc giải quyết tranh chấp của WTO bảo đảm một sân chơi bình đẳng cho
tất cả các thành viên của tổ chức............................................................................3
2. Hạn chế của WTO trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế......6
KẾT LUẬN................................................................................................................8
PHỤ LỤC: .................................................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..10
LỜI NÓI ĐẦU
Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) chính thức ra đời kể từ ngày 1/1/1995 là
kết quả của Vòng đàm phán Urugoay (1986-1995) với tiền thân là Hiệp định chung về
1
thuế quan và thương mại (GATT 1947). WTO được coi như một thành công đặc biệt
trong sự phát triển thương mại và pháp lý cuối thế kỷ XX với một hệ thống đồ sộ các
hiệp định, thoả thuận, danh mục nhượng bộ thuế quan điều chỉnh các quyền và nghĩa
vụ thương mại của các quốc gia thành viên. Là tổ chức quốc tế duy nhất điều hành hệ
thống thương mại toàn cầu bằng các luật lệ do các nước và lãnh thổ thành viên đàm
phán và thỏa thuận, sau đó được quốc hội các nước phê chuẩn, nhằm bảo đảm các
dòng thương mại ngày càng trôi chảy, dễ dự đoán, tự do và công bằng, góp phần xây
dựng một thế giới thịnh vượng hơn, hòa bình hơn và có trách nhiệm hơn. Để thực hiện
mục tiêu bao trùm đó, WTO có các chức năng: quản lý các hiệp định thương mại; làm
diễn đàn cho các cuộc đàm phán thương mại; giải quyết tranh chấp thương mại; kiểm
điểm chính sách thương mại của các quốc gia; trợ giúp các nước đang phát triển về
chính sách thương mại; hợp tác với các tổ chức quốc tế khác. Có thể nói, chức năng


giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO có vai trò đặt biệt quan trọng trong
nền kinh tế hiện nay.
NỘI DUNG
I. WTO VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Khái niệm tranh chấp thương mại quốc tế
Tranh chấp thương mại quốc tế được giải quyết theo khuôn khổ giải quyết tranh
chấp của WTO là tranh chấp giữa các thành viên WTO về thực hiện chính sách thương
mại trên cơ sở việc thực thi cam kết của WTO – các hiệp định của WTO và cam kết
gia nhập WTO.
Tranh chấp này có thể phát sinh do chính sách thươmg mại của một thành viên
của WTO vi phạm những hiệp định của WTO và làm tổn hại đến lợi ích thương mại
của các thành viên khác. Tranh chấp giữa các thành viên của WTO cũng có thể phát
sinh do việc một thành viên áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hoá nhập khẩu trái
với các quy định của Hiệp định về các biện pháp, hoặc từ việc giải quyết vụ kiện
chống bán phá giá trái với quy định của WTO.
2. Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO
WTO chỉ cung cấp cơ chế giải quyết tranh chấp về thương mại giữa các nước thành viên (tức là ở cấp
Chính phủ), không giải quyết các tranh chấp thương mại của các công ty, doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế các
2
tranh chấp thương mại liên quan đến lợi ích chung của nhiều doanh nghiệp thường là khởi nguồn dẫn tới những tranh chấp ở cấp độ
Chính phủ giữa các thành viên WTO.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được xây dựng trên bốn nguyên tắc:
công bằng, nhanh chóng, hiệu quả và chấp nhận được đối với các bên tranh chấp, phù
hợp với mục tiêu bảo toàn các quyền và nghĩa, phù hợp với các hiệp định thương mại
có liên quan trên cơ sở tuân thủ các quy phạm của luật tập quán quốc tế về giải thích
điều ước quốc tế.
Về tổ chức thực hiện giải quyết tranh chấp của WTO, bao gồm Cơ quan giải
quyết tranh chấp của WTO; quy chế "nhóm chuyên gia" và cơ quan phúc thẩm thường
trực.
Trong trường hợp thành viên vi phạm quy định của WTO không có các biện

pháp sửa chữa theo như quyết định của Hội đồng Giải quyết Tranh chấp, Hội đồng có
thể ủy quyền cho thành viên đi kiện áp dụng các "biện pháp trả đũa" (trừng phạt
thương mại).
Ngoài cơ chế của DSB, các nước thành viên WTO còn có thể sử dụng những
phương thức giải quyết tranh chấp khác trong Công pháp quốc tế như trọng tài liên
quốc gia , trung gian và hoà giải.
WTO có một Hiệp định riêng quy định một cơ chế chung giải quyết tranh chấp
giữa các thành viên liên quan đến các vấn đề của WTO - Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp
(Dispute Settlement Understanding-DSU). Ngoài ra, một số Hiệp định chuyên ngành của WTO có thể có các quy định đặc thù về
giải quyết tranh chấp.
Các tranh chấp đều được tiến hành theo một quy trình cụ thể. Quy trình tiến hành giải quyết tranh
chấp của WTO (xem Bảng 3 Phụ lục- trang 8).
II. Bình luận vai trò của Tổ chức Thương mại Quốc tế trong việc giải quyết tranh
chấp thương mại quốc tế
1. Mặt tích cực của WTO trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
1.1. Việc giải quyết tranh chấp của WTO bảo đảm một sân chơi bình đẳng cho tất cả
các thành viên của tổ chức
Trong thương mại quốc tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà một trong các
bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình, điều này dẫn tới tranh chấp giữa các
bên. Trong trường hợp như vậy, cơ chế giải quyết tranh chấp sẽ được vận hành để giải
quyết mâu thuẫn giữa các bên.
3
Trong nhiều trường hợp, việc tranh chấp diễn ra giữa những thành viên có trình
độ phát triển kinh tế không giống nhau. Do đó thường diễn ra sự không bình đẳng giữa
các nước phát triển, các nước đang phát triển và những nước kém phát triển. Trên thực
tế những nước có trình độ kinh tế cao luôn có ưu thế hơn so với những nước có nền
kinh tế thấp. Tuy nhiên, Ngoài việc là diễn đàn đàm phán các quy định thương mại,
WTO còn hoạt động như một trọng tài giải quyết các tranh chấp giữa các nước thành
viên liên quan đến việc áp dụng quy định của WTO. WTO là nơi bảo vệ những quyền
lợi chính đáng, phù hợp với những quy định của hiệp định và thoả thuận trong WTO

cho tất cả các nước thành viên khi xảy ra những tranh chấp thương mại ở nhiều góc độ
như thuế quan, chất lượng hàng hoá, phân biệt đối xử, phá giá, tự vệ, nhãn hiệu hàng
hoá…
Điều này thể hiện qua những điểm sau:
Thứ nhất, bất kỳ nước thành viên nào đều có thể kiện lên Cơ quan Giải quyết
Tranh chấp của WTO nếu như họ tin rằng một nước thành viên khác đã vi phạm quy
định của WTO.
Điều này có thể nhận thấy trong số 352 vụ tranh chấp đã được đưa ra giải quyết
tại WTO, thì có đến 179 vụ kiện liên quan đến Mỹ (bị kiện 95 vụ), tiếp theo sau là
khối EC liên quan đến 130 vụ (bị kiện 54 vụ). Các nước phát triển khởi kiện khoảng
hơn 120 vụ. Như vậy là các nước lớn hay nhỏ đều có quyền được kiện và có thể bị
kiện như nhau. Các phán quyết của DBS không vì thế mà mất đi tôn chỉ đảm bảo
quyền lợi chính đáng cho các nước thành viên, tạo điều kiện cho các bên đàm phán đạt
được thỏa thuận thích hợp theo thỏa thuận chung.
Một khi một quốc gia thành viên bị khiếu nại ra WTO, họ không có cơ hội lựa
chọn nào khác là chấp nhận tham gia giải quyết tranh chấp theo các thủ tục của cơ chế
này. Đây chính là điểm tạo nên sự khác biệt cũng như hiệu quả hoạt động của cơ chế
giải quyết tranh chấp trong WTO so với các cơ chế giải quyết các tranh chấp quốc tế
đang tồn tại (thẩm quyền giải quyết của các cơ chế truyền thống không có tính bắt
buộc mà phụ thuộc vào sự chấp thuận của các quốc gia liên quan). Do đó, WTO có vai
trò quan trọng để bảo vệ các lợi ích thương mại giữa các quốc gia khi xảy ra tranh
chấp thương mại trong quan hệ thương mại quốc tế.
Thứ hai, Với cơ chế giải quyết tranh chấp đa phương WTO không cho phép các
nước phát triển áp đặt luật của mình trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.
Thay vì việc bên mạnh có đủ khả năng quyết định kết quả của các mối quan hệ, mâu
4
thuẫn như trước kia, với hệ thống giải quyết tranh chấp WTO, các tranh chấp đã được
giải quyết trên cơ sở các quy định pháp luật quốc tế. Nhờ cơ chế giải quyết tranh chấp
này, các thành viên WTO có thể đảm bảo rằng, các quyền của mình theo Hiệp định
WTO được thực hiện. Ví dụ việc áp dụng đơn phương Ðạo luật 301 của Mỹ trong giải

quyết tranh chấp thương mại với các nước.
Thứ ba, Khi một thành viên có sự không tuân thủ theo Hiệp định WTO, hệ
thống giải quyết tranh chấp sẽ đưa ra cách giải quyết bằng một quyết định độc lập
buộc phải thi hành ngay và nếu thành viên thua kiện không chịu thi hành thì sẽ có thể
bị trừng phạt thương mại. Các biện pháp bồi thường và trả đũa có thể được áp dụng
trong trường hợp bên thua kiện không thi hành phán quyết đóng vai trò răn đe những ý
định vi phạm, góp phần hạn chế tranh chấp và nâng cao hiệu quả thi hành các phán
quyết của DSB.
Như vậy, việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO là nơi bảo vệ
những quyền lợi chính đáng, phù hợp với những quy định của hiệp định và thoả thuận
trong WTO cho tất cả các nước thành viên khi xảy ra những tranh chấp thương mại ở
nhiều góc độ như thuế quan, chất lượng hàng hóa, phân biệt đối xử, phá giá, tự vệ,
trademark...
1.2. WTO giúp giải quyết tranh chấp nhanh chóng
Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO bao gồm các thủ tục tương đối cụ thể
về cả các bước tiến hành cũng như thời gian tương ứng. Có thể nói, hệ thống giải
quyết tranh chấp của WTO hoạt động tương đối nhanh và hơn rất nhiều so với hệ
thống giải quyết tranh chấp trong nước hoặc các hệ thống tài phán quốc tế khác. Việc
giải quyết được tiến hành thận trọng, qua hai bước bởi các cơ quan trung lập (Ban hội
thẩm, Cơ quan phúc thẩm), đảm bảo giải quyết một cách chính xác các tranh chấp.
Đây là lần đầu tiên trong một cơ chế tài phán giải quyết tranh chấp quốc tế xuất hiện
một Cơ quan Phúc thẩm với các cơ hội xem xét lại quyết định ban đầu, đảm bảo quyền
lợi của các bên tham gia tranh chấp. Mặt khác, cơ chế này được tiến hành theo một
quy trình chặt chẽ với các thời hạn, ngắn, xác định. Điều này cho phép các tranh chấp
được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo ý nghĩa của các biện pháp giải quyết
đưa ra đối với các bên, đặc biệt là bên thắng cuộc (bởi một cơ hội thương mại có thể
không còn ý nghĩa nếu biện pháp giải quyết đưa ra quá muộn màng).
5

×