Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện hệ thống pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 110 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT – BỘ MÔN THƯƠNG MẠI









LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Khóa 30 (Niên khóa 2004 – 2008)


Đề tài:

CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ VÀ VIỆC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT VIỆT NAM













Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Phạm Mai Phương Phan Trần Nguyên Huy
MSSV: 5043970
Lớp: Luật thương mại – K30






Cần Thơ – 5/2008
Mục Lục

[[[  \\\
Trang

Lời nói đầu 1
Chương I: TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 4
I. Khái quát về tranh chấp thương mại quốc tế 4
II. Nguồn luật áp dụng 7

2.1. Điều ước quốc tế 7
2.2. Luật quốc gia 11
2.3. Tập quán thương mại quốc tế 16
2.4. Tiền lệ pháp về thương mại (án lệ) 17
III. Một số vấn đề về hợp đồng mua bán ngoại thương 18
3.1. Chủ thể 18
3.2. Điều kiện cơ bản của hợp đồng 18
3.3. Hình thức của hợp đồng 18

3.4. Chào hàng, chấp nhận chào hàng 19
3.4.1. Chào hàng 19
3.4.2. Chấp nhận chào hàng 21
3.4.3. Vấn đề trách nhiệm trong thực hiện hợp đồng 22
CHƯƠNG II: CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 24
I. Thương lượng 26
1.1. Khái niệm, ý nghĩa 26
1.2. Một số loại khiếu nại phổ biến 28
1.2.1. Khiếu nại người bán hàng 28
1.2.2. Khiếu nại người bảo hiểm hàng hóa 31
II. Hòa giải 32
2.1. Khái niệm 32
2.2. Những ưu điểm và hạn chế của hòa giải 36
2.3. Thủ tục tiến hành hòa giải 37
2.3.1. Đề xuất hòa giải 37
2.3.2. Quá trình hòa giải 38
2.4. Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải theo quy chế
hòa giải của UNCITRAL 39
III. Trọng tài thương mại 40
3.1. Khái niệm, đặc điểm của trọng tài thương mại 40
3.1.1. Khái niệm 40
3.1.2. Đặc điểm 41
3.2. Các loại trọng tài thương mại 43
3.3. Thỏa thuận trọng tài 46
3.3.1. Khái niệm 46
3.3.2. Nội dung của thỏa thuận trọng tài 49
3.4. Tố tụng trọng tài 51
3.4.1. Thủ tục khởi kiện tại trọng tài 51
3.4.2. Thủ tục thành lập trọng tài 53

3.4.3. Thủ tục xét xử 58
IV. Tòa án 59
4.1. Tổ chức hệ thống Tòa án 60
4.2. Thẩm quyền và thủ tục tố tụng 60
4.3. Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại Tòa án Việt Nam 63
4.3.1. Các nguyên tắc đặc thù 63
4.3.2. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam trong việc
giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế 65
4.3.3. Thủ tục tố tụng kinh tế tại Tòa án Việt Việt Nam 69
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VIỆT NAM TRONG TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG
THỨC TRỌNG TÀI VÀ TÒA ÁN 73
I. Việc áp dụng pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 và phương
hướng hoàn thiện trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại
quốc tế tại việt nam bằng trọng tài
73
1.1. Về trọng tài viên 73
1.2. Về doanh nghiệp 76
1.3. Về Tòa án 78
II. Một số vướng mắc trong hoạt động giải quyết tranh chấp thương
mại quốc tế tại tòa án và phương hướng hoàn thiện
86
2.1. Một số vướng mắc 86
2.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp
thương mại quốc tế bằng Tòa án 92
2.2.1. Yêu cầu và định hướng chung của việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam
về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Tòa án 92
2.2.2. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại
quốc tế bằng Tòa án 98

Kết luận 104


Nhận Xét Của Giáo Viên Phản Biện

WWW  XXX

…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………

Nhận Xét Của Giáo Viên Hướng Dẫn

WWW  XXX

…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam


GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy
Lời Nói Đầu
[[[  \\\

Lý do chọn đề tài: Nước Việt Nam vốn đi lên phát triển từ một nước nông
nghiệp lạc hậu, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn và yếu kém rất nhiều. Sau hai cuộc
kháng chiến, với những chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và
Nhà nước, Việt Nam đang dần dần thay da đổi thịt, vươn lên là một nước đang
phát triển, chạy đua cùng các quốc gia khác. Đặc biệt, với chủ trương phát triển
nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hóa các ngành nghề, mở rộng cửa đón
nhận đầu tư nước ngoài, kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc. Tuy
nhiên, song song với những lợi ích đó, nước ta cũng gặp phải những khó khăn,
vướng mắc trong công cuộc hội nhập ấy. Kinh tế phát triển, đa dạng hóa các
ngành nghề, các doanh nhiệp mọc lên như nấm, quan hệ quốc tế mở rộng thì
cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam cần phải có một hành lang pháp lý vững
chắc, bao quát, nhằm điều tiết nền kinh tế, đặc biệt là các quy định về giải quyết
tranh chấp kinh tế.
Thực tế trong những năm qua, khi đối mặt với các cuộc tranh chấp kinh tế,
đặc biệt là các tranh chấp có yếu tố nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân và kể
cả các doanh nghiệp Nhà nước đều tỏ ra lúng túng. Phần thiệt thòi thường
nghiêng về phía chúng ta khi mà kiến thức, kinh nghiệm của chúng ta trong vấn
đề này còn quá ít. Nguyên do là các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào các
quan hệ thương mại quốc tế còn chưa hiểu nhiều, chưa tranh bị kiến thức đầy đủ,
chưa lường trước hết tình thế khi xảy ra tranh chấp. Và khi thực tế tranh chấp đã

xảy ra họ cũng không biết phải lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp nào
cho thỏa đáng, đặc biệt là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
bằng trọng tài thương mại, một hình thức còn khá mới mẽ ở Việt Nam. Nói đến
thương mại quốc tế không thể không đề cập đến tranh chấp thương mại quốc tế,
tranh chấp thương mại quốc tế được xem như một kiến thức cơ bản mà bất cứ ai
tham gia vào các quan hệ thương mại quốc tế đều phải trang bị cho mình. Đặc
biệt, khi Việt Nam đã gia nhập “sân chơi lớn” – tổ chức thương mại thế giới
WTO.
-1-
Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam


GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy
Vì những lí do ấy, người viết đã chọn đề tài: “Cơ chế giải quyết tranh chấp
thương mại quốc tế và việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam”.
Giới hạn đề tài: Vì tranh chấp thương mại quốc tế là một vấn đề khá rộng
lớn, nó bao gồm nhiều lĩnh vực như: độc quyền, kinh doanh không lành mạnh, sở
hữu trí tuệ…, vi phạm nghĩa vụ trong quan hệ thương mại quốc tế cũng khá
nhiều loại như: vi phạm nghĩa vụ trong các Hiệp định thương mại song phương,
đa phương, vi phạm nghĩa vụ trong các hợp đồng thương mại cụ thể Cho nên,
vì thời gian không cho phép cũng như lượng kiến thức có hạn nên người viết chỉ
tập trung vào bốn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế cơ bản
là: thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và Tòa án dưới góc độ của các
tranh chấp phát sinh trong hợp đồng thương mại cụ thể. Trong đó, người viết tập
trung vào hai phương thức chủ yếu là trọng tài và Tòa án cũng như đề xuất hoàn
thiện cho hai phương thức giải quyết tranh chấp này.
Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, trình bày đề tài
người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như so sánh, phân tích phát
triển, phân tích tổng hợp, thống kê nhằm làm nổi bật nội dung chính của đề tài,

giúp người đọc có một cách nhìn khái quát, toàn diện về các phương thức giải
quyết tranh chấp thương mại quốc tế, cũng như đưa ra các đề xuất hoàn thiện
pháp luật Việt Nam.
Kết cấu luận văn: luận văn bao gồm 104 trang, với kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: “Tranh chấp thương mại quốc tế”. Chương này giới thiệu khái
quát về tranh chấp thương mại quốc tế, đề cập đến các khái niệm cũng như các
phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế cơ bản, đồng thời chương
này cũng giới thiệu một cách khái quát về hợp đồng thương mại quốc tế.
Chương 2: “Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế”
Chương này giới thiệu một cách chi tiết về các phương thức giải quyết tranh chấp
thương mại quốc tế cơ bản.
Chương 3: “Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong hoạt
động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại và Tòa án”. Chương này
đưa ra một số đề xuất cho hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong hoạt động giải
-2-
Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam


GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy
quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng con đường trọng tài thương mại và
Tòa án.
Như đã nói ở trên, vì thời gian có hạn và kiến thức của người viết còn hạn
chế nên trong quá trình nghiên cứu, trình bày luận văn, việc mắc phải những sai
sót là không thể tránh khỏi. Rất mong bạn đọc thông cảm và cùng góp ý cho luận
văn ngày càng hoàn chỉnh hơn. Cũng xin cảm ơn cô Phạm Mai Phương đã bỏ
thời gian quý báo hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, cảm ơn tập thể giảng viên Khoa
luật, Trường đại học Cần Thơ đã cung cấp những tri thức, cũng như tạo điều kiện
và hỗ trợ hết mình đề người viết có thể hoàn thành luận văn này một cách suôn
sẽ. Chân thành càm ơn!

Sinh viên thực hiện
Phan Trần Nguyên Huy
-3-
Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam


GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy
CHƯƠNG 1
TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
I. Khái Quát Về Tranh Chấp Thương Mại Quốc Tế
Thương mại quốc tế là hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá, cung ứng dịch
vụ thương mại giữa các thương nhân có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở
thương mại tại các nước khác nhau nhằm mục đích thu lợi nhuận. Thương mại
quốc tế là tổng hòa các hoạt động mậu dịch đối ngoại của các nước.
Hoạt động thương mại quốc tế là một hoạt động phức tạp, liên quan đến nhiều
quốc gia, nhiều chủ thể ở nhiều quốc gia khác nhau. Do đó trong hoạt động
thương mại quốc tế thường xuyên xáy ra tranh chấp.
Theo từ điển luật học Black do West Pub Co xuất bản năm 1991 (Black’s
Law Dictionary) tranh chấp được hiểu là sự mâu thuẫn hoặc bất đồng (tranh cãi),
sự mâu thuẫn về các yêu cầu hay quyền, sự đòi hỏi về quyền, yêu cầu hay đòi hỏi
từ một bên được đáp lại bởi một yêu cầu hay một lập luận trái ngược của bên kia.
Trong thực tiễn ngoại giao, thuật ngữ “tranh chấp quốc tế” được hiểu theo
nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, tranh chấp quốc tế bao hàm không chỉ
tranh chấp mà còn cả các tình thế (trạng thái xung đột giữa các quốc gia). Theo
nghĩa hẹp, tranh chấp quốc tế chỉ bao gồm các quan hệ xung đột giữa các quốc
gia được biểu hiện qua các bên tham gia cụ thể đối với các đối tượng tranh chấp
cụ thể.
Tóm lại, tranh chấp trong thương mại quốc tế là những bất đồng xảy ra trong
quá trình thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế mà chủ yếu là khi thực

hiện các hợp đồng thương mại quốc tế.
Tranh chấp là điều khó có thể tránh khỏi trong thương mại quốc tế vì các bên
tham gia quan hệ thương mại quốc tế thường là những chủ thể có quốc tịch khác
nhau, có sự xa cách về mặt địa lí, khác biệt về truyền thống pháp luật và tập quán
thương mại, thiếu hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa các bên Mặt khác điều kiện
ngoại cảnh ở mỗi nước đều có thể gây ra những khó khăn không thể lường trước,
đôi khi là bất khả kháng cho mỗi bên khi thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp
-4-
Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam


GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy
đồng (chẳng hạn như khi nước có quan hệ mua bán bị cấm vận, bị bất ổn, biến
động về chính trị…).
Việc ý thức thực hiện hợp đồng của các bên cũng là một trong các yếu tố tác
động đến các tranh chấp thương mại quốc tế. Điều này có thể xảy ra do bên bán
(bên xuất khẩu) không thực hiện đúng nghĩa vụ (chẳng hạn như giao hàng thừa,
thiếu), do sự không cẩn thận của người mua (bên nhập khẩu), do bên vận chuyển
không thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng vận chuyển (xếp hàng
không đúng quy định)…
Chẳng hạn, tranh chấp phát sinh do chất lượng hàng hoá không bảo đảm, bên
bán giao hàng không đúng phẩm chất. Tranh chấp cũng có thể phát sinh từ khâu
thanh toán của các bên. Thực tiễn cho thấy có đến 60% vụ tranh chấp là phát sinh
từ khâu thanh toán, một phần do khâu thanh toán ảnh hưởng trực tiếp đến quyền
lợi của các bên, phần khác là do khâu thanh toán là khá phức tạp, có thể kéo dài
và do đó có thể kéo theo sự chênh lệch giá. Hay sự không cẩn thận của người
mua cũng có thể làm phát sinh tranh chấp. Điển hình nhất là vụ tranh chấp giữa
công ty xuất nhập khẩu của Nam Phi với tổng công ty rau quả Việt Nam
(Vegetexco). Tóm tắt vụ việc như sau: Công ty Nam Phi mua của Vegetexco 274

tấn chuối kho và lạc nhân. Trong quá trình vận chuyển, công ty của Nam Phi đã
không tính đến việc bao bì đóng gói, dùng container không có cửa thông gió để
vận chuyển. Khi tới cảng thì toàn bộ số chuối sấy khô và lạc nhân đã bị ẩm mốc
và hư toàn bộ, phải tiến hành chế biến lại với chi phí là 420 triệu VND. Bên mua
là công ty của Nam Phi đã yêu cầu Vegetexco chịu một nửa chi phí tái chế lại.
Công ty Nam Phi đã lập luận rằng vì người mua mới nhập hàng lần đầu tiên và
là bạn hàng mới nên Vegetexco phải chịu một nửa. Rõ ràng điều này là không
thỏa đáng và Vegetexco chỉ chấp nhận trả 50 triệu cho phía Nam Phi và nói rõ
rằng đây không phải là khoản tiền bồi thường mà là khoản hỗ trợ của Vegetexco
cho sự thiệt hại này. Bên công ty Nam Phi cũng chấp nhận thỏa thuận này.
Những yếu tố trên đã gây ra không ít tranh chấp, mặt khác các mối quan hệ
trong tranh chấp thương mại quốc tế ngày càng trở nên phức tạp, rối rắm, các bên
đều mong muốn đem lại nhiều lợi nhuận và ít chịu phí tổn nhất, và vì vậy các
tranh chấp thương mại quốc tế ngày càng phức tạp hơn.
-5-
Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam


GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy
Hơn nữa, trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên còn gặp phải những
khó khăn, mâu thuẫn, trong quá trình quản lí, hoạt động thương mại của các bên.
Hệ thống pháp luật của các nước chính là trở ngại lớn nhất, bởi lẽ pháp luật của
các nước khác nhau có những quy định rất khác nhau, khác nhau về hình thức
hoạt động, nội dung hoạt động, khác nhau trong việc quy định địa vị pháp lí của
các bên tham gia, thậm chí thẩm quyền xét xử cũng có sự khác nhau.
Xung đột pháp luật là hiện tượng không thể tránh khỏi khi áp dụng pháp luật
của hai hay nhiều quốc gia. Về mặt lí luận, một quan hệ pháp luật có liên quan
đến bao nhiêu quốc gia thì có bấy nhiêu hệ thống pháp luật có thể được dẫn chiếu
đến trong việc giải quyết quan hệ đó. Trên thực tế, nội dung pháp luật của các

nước không bao giờ giống nhau, ngay cả khi các nước đó có cùng một chế độ
kinh tế chính trị, hay cho dù cùng một hệ thống pháp luật. Có không ít các trường
hợp các điều khoản trong các văn bản của một lĩnh vực pháp luật có nội dung
giống nhau, thậm chí trùng lắp nhau. Ví dụ Bỉ áp dụng Bộ luật Dân sự 1804 của
Pháp mà hầu như không thay đổi một điều khoản nào, nhưng do việc áp dụng và
giải thích các điều khoản của Bộ luật không giống nhau nên việc áp dụng ở Bỉ và
Pháp cũng khác nhau.
Sự phức tạp trong việc áp dụng luật điều chỉnh cũng có thể gây trở ngại cho
việc thực hiện các giao dịch dẫn đến tranh chấp. Chẳng hạn, hãy thử tưởng tượng
tình huống của một hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế giữa hai công ty Anh và
Đức được thiết lập ở Pháp, được xếp xuống tàu ở Aghentina để vận chuyển đến
cảng Đan Mạch trên một chuyến tàu của Hà Lan.
Vậy trong trường hợp này ta áp dụng luật của nước nào? Đây là vấn đề rất
khó đánh giá. Luật pháp của các nước khác nhau có những quy định khác nhau
về việc lựa chọn pháp luật. Chẳng hạn theo luật của Anh, ở đây có hai câu hỏi
cần trả lời. Thứ nhất, liệu một Tòa án của Anh có thẩm quyền giải quyết vụ việc
này hai không. Trong trường hợp này luật của Anh sẽ được áp dụng giải quyết
nếu hợp đồng được thiết lập tại Anh. Hai là, nếu luật của Anh được áp dụng thì
nó sẽ được áp dụng cho bất kì vụ việc nào ở Anh, nếu không thì các quy định của
luật nước ngoài sẽ được áp dụng điều chỉnh.
Từ những nguyên nhân nêu trên, có thể khẳng định rằng tranh chấp trong hợp
đồng kinh doanh thương mại quốc tế là điều khó có thể tránh khỏi, là yếu tố
-6-
Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam


GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy
khách quan của nền kinh tế. Vì thế, yêu cầu đặt ra là phải giải quyết một cách
nhanh chóng và thỏa đáng các tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của

các bên.
II. Nguồn luật áp dụng
2.1. Điều ước quốc tế:
Điều 2 Pháp lệnh về kí kết và thực hiện điều ước quốc tế ngày 24/08/1998
của ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 20/08/1998 định nghĩa: “Điều
ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được kí kết giữa nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể
khác của luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi như: Công ước, Hiệp ước,
Định ước, Công hàm thư, Nghị định thư…” Pháp lệnh này cũng đưa ra một số
cách phân loại dựa vào:
-Tên gọi và danh nghĩa điều ước quốc tế được các bên kí kết thỏa thuận
xác định tùy thuộc vào tính chất nội dung của văn bản.
- Điều ước quốc tế được kí kết với danh nghĩa Nhà nước là điều ước:
+ Về hòa bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia
+ Về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, về tương trợ tư pháp
+ Về các tổ chức quốc tế phổ cập và tổ chức khu vực quan trọng
+ Do các bên kí kết thỏa thuận
- Điều ước quốc tế được kí kết với danh nghĩa chính phủ:
+ Để thực hiện điều ước quốc tế đã kí kết với danh nghĩa Nhà nước
+ Về các lĩnh vực không quy định tại khoản 2, Điều 4 của Pháp lệnh
+ Về các tổ chức quốc tế và các tổ chức khu vực khác
+ Do các bên kí kết thỏa thuận nhưng không trái với khoàn 2, điều 4 Pháp
lệnh
-7-
Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam


GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy
- Điều ước quốc tế do Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối

cao kí kết là điều ước quốc tế về lĩnh vực hợp tác quốc tế thuộc thẩm quyền của
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sat nhân dân tối cao.
- Điều ước quốc tế được kí kết với danh nghĩa Bộ, Ngành là điều ước:
+ Để thực hiện một điều ước quốc tế đã kí kết với danh nghĩa Nhà nước hay
Chính phủ
+ Về lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lí Nhà nước của Bộ, Ngành trừ trường
hợp lĩnh vực đó được quy định tại các khoàn 2, 3 điều 4 của Pháp lệnh
Điều ước quốc tế về thương mại là sự thỏa thuận bằng văn bản được các
quốc gia kí kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm ấn định, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong quan hệ thương mại quốc tế.
Điều ước quốc tế về thương mại có thể được chia thành nhiều loại khác nhau căn
cứ trên các tiêu chí khác nhau:
- Xét về chủ thể kí kết, điều ước quốc tế về thương mại có thể phân thành
điều ước quốc tế song phương, đa phương.
- Hoặc vào tính chất pháp luật của điều ước quốc tế về thương mại: điều ước
quốc tế cụ thể và nguyên tắc. Điều ước quốc tế mang tính nguyên tắc là điều ước
nêu ra những nguyên tắc pháp lí làm cở sở cho hợp đồng thương mại quốc tế. Ví
dụ như Hiệp ước về thương mại và hàng hải (Merchant Nevigation Treaty). Điều
ước này đưa ra nguyên tắc tối huệ quốc về thương mại và hàng hải (MFN),
nguyên tắc có đi có lại, nguyên tắc đãi ngộ như công dân…Điều ước quốc tế cụ
thể là điều ước trực tiếp điều chỉnh những vấn đề pháp lí cụ thể liên quan đến
quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thương mại quốc tế. Chẳng hạn như
Công ước Viên (CISG) về mua bán hàng hoa quốc tế 1980. Trong lĩnh vực mua
bán hàng hoá quốc tế có thể thấy một số điều ước quốc tế tiêu biểu như sau:
+ Điều kiện chung về giao hàng giữa các tổ chức kinh tế của các nước thành
viên Hội đồng tương trợ kinh tế ( DKCGH SEV 1968/1988) điều chỉnh quyền lợi
và nghĩa vụ của các bên kí kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
-8-
Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam



GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy
+ Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế, được kí kết ngày 01/01/1980
với 11 quốc gia thành viên. Phạm vi áp dụng:
* Công ước Viên chỉ áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Công ước được áp dụng nếu hai nước tham gia kí kết hợp đồng đều là quốc gia
thành viên công ước
* Trong trường hợp chỉ có một bên thuộc nước phê chuẩn công ước, nhưng
xung đột tranh chấp về luật điều chỉnh đã dẫn tới việc áp dụng luật của nước này
* Áp dụng đối với hợp đồng đã kí kết giữa các bên không thuộc nước phê
chuẩn nhưng lại thỏa thuận áp dụng nó
* Công ước cũng quy định các bên có thể không áp dụng hoàn toàn hoặc bất
kì một điều khoản nào của công ước, trên cơ sở nguyên tắc tự do hợp đồng
* Công ước Viên không áp dụng đối với mua bán hàng hoá tiêu dùng, mua
bán tàu thủy, máy bay điện năng…
Việt Nam chưa phải là thành viên của Công ước Viên, nhưng công ước này
có thể được các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn làm luật điều chỉnh mối quan
hệ mua bán của mình với các nước ngoài nếu việc lựa chọn đó không trái với quy
định của Việt Nam.
+ Quy tắc Lahay ngày 15/06/1955 về luật áp dụng vào hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế
+ Công ước Roma về luật áp dụng đối với các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng
kí kết vào ngày 19/06/1980 tại Roma
+ Công ước Liên Mỹ về luật áp dụng đối với hợp đồng quốc tế, được kí kết
tại Mehico City ngày 17/05/1994
+ Hiệp định mua bán hàng dệt may Việt Nam - liên minh châu Âu
Hiệp định thương mại này chứa đựng những điều khoản liên quan đến
xuất xứ hàng hóa, điều khoản liên quan đến hạn ngạch (quota) và danh mục mặt
-9-

Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam


GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy
hàng và hạn ngạch. Hiệp định này trực tiếp điều chỉnh hợp đồng xuất nhập khẩu
hàng dệt may của các doanh nghiệp nước ta với các thương nhân châu Âu.
Trước đây Việt Nam kí kết nhiều Hiệp định thương mại song phương với
các nước trong khối như: Ba Lan (1968), Cuba (1970), Cộng hòa dân chủ Đức
(1972), Liên Xô (1978) trong đó quy định Việt Nam sẽ được các nước này dành
cho chế độ tối huệ quốc trong thương mại và hàng hải. Trong đó những quyền về
tối huệ quốc được áp dụng cụ thể là:
# Các tổ chức của các bên được Nhà nước của mình công nhận là pháp nhân,
nếu hoạt động ở nước bên kia thì cũng được công nhận là pháp nhân, được hoạt
động theo pháp luật của nước bên kia và được hưởng những quyền lợi và ưu đãi
ngang như bất kì một nước thứ ba nào. Các bên cam kết không hạn chế xuất nhập
khẩu hàng hóa đối với nước bên kia nếu như nước mình không hạn chế đối với
tất cả các nước khác, tức là chỉ được hạn chế đối với bên kia khi nào, mình hạn
chế đối với tất cả các nước khác, chẳng hạn như hạn chế về xuất nhập khẩu để
bảo vệ an ninh quốc gia duy trì trật tự xã hội.
# Cam kết dành cho nhau quyền lợi tối huệ quốc về thuế xuất nhập khẩu và
các thứ thuế khác, về việc lưu kho với sự giám sát của hải quan, về các thể lệ và
thủ tục hải quan đối với hàng nhập thẳng của nước bên kia hay nhập hoặc chở
qua một hay nhiều nước khác, cũng như đối với hàng xuất khẩu của bên kia,
cũng như thuế đánh vào hàng của một bên đi qua nước bên kia và chế độ thủ tục
quá cảnh…
# Cam kết dành cho nhau chế độ tối huệ quốc trong vận tải hành khách và
hành lý dường bộ, đường thủy, đường hàng không…
# Cam kết bảo đảm thi hành các phán quyết của bên kia về tranh chấp
thương mại hay các tranh chấp khác nếu các phán quyết đó không trái với pháp

luật nước mình.
Tuy nhiên, quyền lợi tối huệ quốc này không áp dụng đối với quyền lợi và
quyền ưu đãi dành cho các nước láng giềng về mậu dịch biên giới.
+ Hiệp định thương mại Việt - Mỹ
-10-
Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam


GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy
Ngày 13/07/2000, tại Washington, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã
chính thức được kí kết giữa Bộ trưởng thương mại Việt Nam và đại diện thương
mại Hoa Kỳ, kết thúc 4 năm đàm phán. Hiệp định đã được Tổng thống Hoa Kỳ
kí kết ngày 16/10/2001. Ngày 28/01/2001, Quốc hội Việt Nam đã thông qua
Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định. Ngày 11/12/2001 Bộ trưởng thương mại Việt
Nam và Bộ trưởng thương mại Hoa Kỳ đã trao đổi công hàm thư phê chuẩn Hiệp
định. Như vậy theo quy định tại khoản 1, điều 8, chương VII Hiệp định chính
thức có hiệu lực vào ngày 10/12/2001. Cho đến nay đây là Hiệp định song
phương mang tính tổng thể và bao quát nhất giữa việt Nam và Hoa Kỳ, nó không
chỉ quy định về thương mại hàng hoá mà còn có những điều khoản về thương
mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ.
Việc áp dụng điều ước quốc tế cần lưu ý một số vấn đề sau:
¾ Đối với điều ước quốc tế mà Nhà nước ta tham gia kí kết hoặc công nhận
thì các quy phạm của điều ước quốc tế đó có giá trị pháp lý cao hơn các quy
phạm pháp lý khác. Nếu hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được ký kết dựa
trên một điều ước quốc tế thì điều ước quốc tế đó có thể đảm bảo cho quan hệ
hợp đồng được bảo đảm, duy trì thay đổi hợp đồng hoặc hủy bỏ một điều khoản
nào đó của hợp đồng nếu trái với những quy định của điều ước quốc tế đó. Tuy
nhiên, các điều ước quốc tế cũng có những quy phạm tùy ý và các bên đương sự
được phép tự thỏa thuận trong khuôn khổ quy phạm tùy ý đó đề cập.

¾ Đối với những điều ước quốc tế mà chúng ta chưa chính thức tham gia
(tiêu biểu là công ước Viên năm 1980 - CISG), nhưng khi kí hợp đồng mua bán
các bên có dẫn chiếu đến thì theo nguyên tắc phải hiểu đây là nguyên tắc thỏa
thuận tự chọn mà hai bên kí kết hợp đồng phải coi trọng và tuân thủ. Nhưng các
bên không được áp dụng các quy phạm trái với pháp luật quốc gia.
2.2. Luật quốc gia:
Trong thực tiễn kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,
bên cạnh các điều ươc quốc tế thì luật quốc gia là một trong các nguồn luật quan
trọng sử dụng cho việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Luật quốc gia
trở thành luật áp dụng cho mua bán hàng hóa quốc tế trong các trường hợp:
-11-
Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam


GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy
- Trường hợp 1: Khi các bên kí kết hợp đồng thỏa thuận trong điều khoản luật
áp dụng của hợp đồng về việc chọn luật của một bên để điều chỉnh hợp đồng
hoặc do văn bản thỏa thuận của các bên đương sự quy định (gọi là văn bản bổ
sung cho hợp đồng). Điều khoản này là đảm bảo cơ bản cho việc thực hiện các
thương vụ quốc tế. Cần quy định điều khoản này thành điều khoản riêng, độc lập
với điều khoản tranh chấp.
Điều khoản này thường được quy định rất đơn giản. Ví dụ, trong một hợp
đồng giữa Pháp và Nam Tư (cũ) quy định: “các hợp đồng này do luật của Pháp
điều chỉnh trong chừng mực mà các điều khoản đó không vi phạm các quy phạm
về trật tự công cộng của Nam tư”, hoặc “thỏa thuận này sẽ được chiếu theo luật
của Bradin”, thậm chí “dịch vụ này do các quy phạm pháp luật và thể lệ hiện
hành ở Angieri điều chỉnh”…
Hoặc có thể lựa chọn luật của một nước thứ ba nhưng phải được các bên thỏa
thuận. Ví dụ, các bên có thể lưa chọn luật Anh áp dụng trên lãnh thổ Hồng Kông

làm luật điều chỉnh hợp đồng trong trường hợp một doanh nghiệp Việt Nam kí
kết hợp đồng với một doanh nghiệp Pháp.
- Trường hợp 2: Khi điều khoản về luật áp dụng cho hợp đồng mua bán quốc
tế được quy định trong các điều ước quốc tế liên quan thì luật quốc gia đương
nhiên trở thành luật áp dụng cho hợp đồng đó. Ví dụ như tại điều 42, điểm b
Công ước Viên về mua bán hàng hoá quốc tế có đoạn ghi: “Chiếu theo luật của
quốc gia có trụ sở thương mại của người mua”.
Trong hợp đồng thương mại quốc tế, luật quốc gia áp dụng thông thường
là luật của nước bên bán nhưng cũng có thể là luật của nước bên mua, có thể là
luật của nước thứ ba, luật nơi kí kết hợp đồng, luật nơi thực hiện nghĩa vụ…
a) Luật của nước bên bán (lexvenditoris):
Trong thực tiễn thương mại quốc tế, các bên đương sự hợp đồng có xu
hướng áp dụng luật nước ngoài để điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế. Tuy nhiên trong thực tiễn rất đa dạng:
- Các bên có thể áp dụng luật của nước người bán.
-12-
Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam


GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy
- Các bên có thể áp dụng giải pháp hợp lí trong trường hợp cụ thể (dưới dạng
thông lệ). Ở dây vấn đề kĩ thuật tố tụng được đặt ra. Nếu người mua hàng thấy rõ
việc áp dụng luật của nước người bán có thể bất lợi thì có thể chọn trọng tài mà
thường áp dụng giải pháp hợp lí, nhưng điều này phụ thuộc vào sự đồng ý của
bên kia.
b) Luật nơi thực hiện hành vi (lex loci actus):
Theo nguyên tắc này, việc điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ thương
mại có yếu tố nước ngoài được giải quyết theo pháp luật nước nơi thực hiện hành
vi. Nguyên tắc Lex loci actus được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế và

trong pháp luật của nhiều nước. Lex loci actus có ba dạng:
¾
Lex loci contratus hoặc Lex loci celebrationis - luật của nước nơi kí kết
hợp đồng:
Các luật gia quan điểm rằng khi cùng nhau kí kết hợp đồng ở đâu thì các bên
đương sự hẳn nhiên phải có sự hiểu biết về pháp luật của nước đó và chấp nhận
áp dụng pháp luật của nước đó nếu trong hợp đồng không có quy định khác. Áp
dụng luật nơi kí kết hợp đồng, trước hết phải xác định được nơi kí kết hợp đồng.
Việc xác định nơi kí kết hợp đồng trong một số trường hợp lại tỏ ra rất khó khăn
vì hầu hết các hợp đồng mậu dịch thương mại quốc tế đều thông qua các hình
thức gián tiếp như điện thoại, mail, fax…Hiện nay, trong thực tiễn thương mại
quốc tế có hai học thuyết xác định nơi kí kết hợp đồng:
# Theo thuyết tống phát: Hợp đồng được kí kết vào lúc gửi đơn chấp nhận.
Theo thuyết này thì khó có thể hủy được đơn chấp nhận, mặc dù nó chưa đến nơi.
Anh, Hoa Kỳ là những nước theo học thuyết này.
# Theo thuyết tiếp thu: Hợp đồng được kí vào lúc nhận dược đơn chấp nhận,
địa điểm kí là nước nơi chào hàng. Theo thuyết này thì có thể hủy được đơn chấp
nhận nhưng với điều kiện thông báo hủy đơn chấp nhận tới trước hoặc cùng lúc
với đơn chấp nhận. Pháp, Đức, Áo, Italia, Việt Nam là những nước theo học
thuyết này.
¾
Luật nơi thực hiện nghĩa vụ (lex loci solutionis):
-13-
Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam


GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy
Trong một số trường hợp người ta còn chấp nhận áp dụng luật nơi thực hiện
nghĩa vụ với quan niệm là các bên đương sự thực hiện nghĩa vụ ở đâu thì phải

hiểu pháp luật nơi đó và chấp nhận áp dụng luật nước đó. Hình thức này được áp
dụng phổ biến ở Cộng hòa liên bang Đức. Việc áp dụng quy phạm xung đột này
rất phức tạp vì cùng một lúc có thể áp dụng luật của nhiều nước cho hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế. Ví dụ người bán giao hàng xấu thì phải chịu trách
nhiệm thế nào do luật nước người bán quy định, người mua trả tiền chậm thì có
trách nhiệm gì do luật nước người mua quy định.
¾
Luật nơi thực hiện hợp đồng (Lex loci regitactum):
Nếu hợp đồng không xác định được nơi kí kết hợp đồng thì có thể áp dụng
của nước nơi thực hiện hợp đồng để giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ, nơi
thực hiện hợp đồng tại Việt Nam thì áp dụng luật Việt Nam để giải quyết .
c) Luật quốc tịch (Lex nationalist):
Việc xác định năng lực pháp lí và năng lực hành vi của các thể nhân và
pháp nhân ở các nước khác nhau là rất khác nhau. Điều quan trọng cần xác định
là quốc tịch của pháp nhân. Đối với thể nhân, năng lực pháp luật của họ thông
thường được xác định dựa trên pháp luật luật nơi cư trú. Còn năng lực hành vi thì
mỗi nước lại có quy định khác nhau. Có nước quy định năng lực hành vi dựa vào
pháp luật của nước nơi họ là công dân, bất kể họ có quốc tịch ở đâu (như Pháp,
Balan, Italia ), nhưng có nước lại quy định phải áp dụng luật nước nơi cư trú của
đương sự để xây dựng năng lực hành vi (Anh, Hồng Kông…) bất kể họ mang
quốc tịch nào.
Đối với pháp nhân thì pháp luật của các nước đều quy định nguyên tắc
xây dựng quốc tịch của pháp nhân. Theo pháp luật của Pháp, Đức và một số nước
khác, pháp nhân đặt trung tâm quản lí ở nước nào thì mang quốc tịch của nước
đó, bất kể nơi đăng ký hoạt động ở đâu. Một số nước khác lại cho rằng quốc tịch
của pháp nhân được xác định dựa vào nơi đăng ký điều lệ của pháp nhân khi
thành lập…Tuy nhiên đối với pháp nhân xuyên quốc gia thì cách xác định quốc
tịch có nét khác biệt. Trong trường hợp này có thể:
- Căn cứ vào nơi đăng ký điều lệ mặc dù có trụ sở ở nơi khác. Công ước
Lahay năm 1956 về việc công nhận quyền của pháp nhân nước ngoài để giải

-14-
Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam


GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy
quyết vấn đề quốc tịch của pháp nhân, quy định quốc tịch của pháp nhân căn cứ
vào nơi đăng kí điều lệ.
- Căn cứ vào mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con và quốc tịch của
công ty mẹ. Ví dụ khi công ty mẹ bị phá sản, công ty con cũng bị phá sản và bị
buộc giải thể theo luật quốc tịch của công ty mẹ.
d) Luật của nước có Tòa án (Lex fori):
Thông thường nguyên tắc này được áp dụng giải quyết các vấn đề trong
lĩnh vực tố tụng liên quan đến tranh chấp. Về nguyên tắc khi phát sinh tranh chấp
thì phải xác định được cơ quan nào là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp. Theo nguyên tắc này Tòa án có quyền áp dụng pháp luật của nước mình để
giải quyết tranh chấp quốc tế. Nguyên tắc này cũng được ghi nhận trong nhiều
điều ước quốc tế và pháp luật của các nước. Chẳng hạn trong hợp đồng tương trợ
tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Việt Nam và
liên bang Nga tại điều 12, khoản 3 quy định: “trong các trường hợp ở khoản 1 và
khoản 2, cơ quan tư pháp của các nước kí kết chỉ áp dụng pháp luật của nước
mình. Tuy nhiên, nguyên tắc này có 2 ngoại lệ:
- Các ủy thác tư pháp quốc tế: các ủy thác tư pháp quốc tế thường được tiến
hành dưa trên cơ sở các điều ước quốc tế hữu quan. Tuy nhiên, không phải nước
nào cũng kí kết điều ước quốc tế . Nhà nước Việt Nam đã thực hiện ủy thác quốc
tế của nhiều nước, khi có ủy thác quốc tế, nước được yêu cầu sẽ tìm mọi cách
thực hiện ủy thác theo cách thức mà cơ quan tư pháp nước ủy thác yêu cầu.
- Thực hiện các hoạt động tố tụng trên cơ sở điều ước quốc tế: trường hợp
điều ước quốc tế quy định thì các hoạt động tố tụng dược thực hiện theo những
quy tắc trong điều ước quốc tế.

e) Luật của nước nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật (Lex loci delecti
commiss):
Loại hình quy phạm này thường được áp dụng trong quan hệ trái vụ ngoài
hợp đồng có yếu tố nước ngoài người nhằm xác định trách nhiệm của các bên có
hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho bên khác. Tuy nhiên, trên thực tế việc
xác định nơi xảy ra thiệt hại rất phức tạp vì có trường hợp thiệt hại xảy ra có liên
-15-
Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam


GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy
quan đến nhiều nước. Chẳng hạn như khi vận chuyển hàng từ một cảng nước này
đến một cảng nước khác. Việc kiểm tra hàng hóa được tiến hành ở cảng nước bên
kia cho thấy hàng hoá trong tình trạng tốt, nhưng khi kiểm tra hàng hoá ở cảng
đến hàng hóa lại bị hư hỏng. Trong trường hợp này rất khó xác định nơi nào là
nơi xảy ra tổn thất, bên nào là bên có lỗi.
2.3. Tập quán thương mại quốc tế:
Các tập quán được hình thành lâu đời trong quan hệ thương mại quốc tế,
khi được các chủ thể kí kết hợp đồng mua bán quốc tế công nhận, sẽ trở thành
nguồn luật điều chỉnh đối với các hợp đồng giữa các chủ thể đó với nhau. Trong
quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế, thương mại quốc tế đóng một vai trò quan
trọng, vì tuy có thể không được đề cập chính thức trong các văn bản giao dịch,
nhưng trong thực tiễn mỗi khi có tranh chấp các tập quán thương mại quốc tế
thường được dẫn chiếu để áp dụng.
Tập quán thương mại phải là thói quen được công nhận. Thói quen thương
mại được công nhận khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Là một thói quen thương mại phổ biến, được áp dụng thường xuyên, có tính
ổn định
- Về từng vấn đề và từng khu vực, đó là thói quen thương mại duy nhất

- Là thói quen thương mại có nội dung rõ ràng, được các bên liên quan chấp
nhận
Tập quán thương mại quốc tế được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Khi hợp đồng quy định
- Khi điều ước quốc tế quy định
- Khi luật áp dụng cho hợp đồng không có sự điều chỉnh gì
Cần phân biệt các loại tập quán thương mại quốc tế.các tập quán thương
mại quốc tế được chia làm ba nhóm: các tập quán có tính nguyên tắc, các tập
quán thương mại chung và tập quán thương mại khu vực.
-16-
Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam


GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy
Tập quán thương mại mang tính nguyên tắc là tập quán về các vấn đề
chung được hình thành trên cơ sở nguyên tắc chủ quyền quốc gia hoặc là những
nguyên tắc pháp luật được áp dụng phổ biến trong thực tiễn. Ví dụ như tập quán
“được quyền chọn luật” cho phép các đương sự được quyền chọn luật nước ngoài
để điều chỉnh hợp đồng mà mình ký, tập quán “luật quốc tịch” quy định pháp
nhân thuộc quốc tịch nước nào thì địa vị pháp lý của nó do pháp luật của nước nó
quy định…
Tập quán thương mại quốc tế chung là tập quán thương mại được nhiều
nước công nhận và được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước. Chẳng hạn một tập quán
thông dụng trong mua bán quốc tế được phòng thương mại quốc tế (The
International Chamber of Commerce - ICC) soạn thảo và ban hành là “Điều kiện
thương mại quốc tế” - Incoterm. Incoterm được soạn thảo và ban hành lần đầu
tiên vào năm 1963 và được bổ sung, sửa đổi nhiều lần vào các năm 1953, 1967,
1976, 1980, 1990 và gần đây nhất là Incoterm 2000. Incoterm là một bộ những
điều kiện thương mại khá đặc biệt ở chổ dù được sửa đổi bổ sung nhưng những

bản Incoterm cũ vẫn còn hiệu lực chứ không phải bị mất hiệu lực như các văn
bản quy phạm pháp luật khác. Do đó các bên có quyền tự do lựa chọn bất kì
Incoterm nào trong 7 bản Incoterm trên miễn là thích hợp
Tập quán thương mại mang tính khu vực giống như tập quán thương mại
chung nhưng có phạm vi áp dụng nhỏ hẹp trong khu vực, vùng nhất định
2.4. Tiền lệ pháp về thương mại (án lệ):
Các quy tắc pháp luật được hình thành từ thực tiễn xét xử của Tòa án được
gọi là tiền lệ pháp. Tại các nước theo hệ thống luật Anh - Mỹ, trong quá trình xét
xử các thẩm phán có thể sử dụng những phán quyết của Tòa án trước đó để làm
cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp tương tự. Trong lĩnh vực thương mại quốc
tế, công nhận và sử dụng các phán quyết của Tòa án cũng như thừa nhận vai trò
tích cực của các án lệ này ngày càng có xu hướng gia tăng tại các nước có hệ
thống pháp luật khác nhau. Các cơ quan xét xử sử dụng án lệ như một công cụ
làm giảm nhẹ những khó khăn, phức tạp trong việc tra cứu về những vấn đề tranh
chấp thương mại có tính tương đồng.

-17-
Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam


GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy
III. Một số vấn đề về hợp đồng mua bán ngoại thương
3.1. Chủ thể:
Hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương là hợp đồng dược kí kết giữa
các cá nhân mang quốc tịch khác nhau hoặc giữa các pháp nhân có trụ sở tại
các quốc gia khác nhau nhằm mục đích sinh lợi.
3.2. Điều kiện cơ bản của một hợp đồng:
Trong mua bán quốc tế, một hợp đồng coi như chưa kết lập nếu thiếu các
điều kiện cơ bản, đó là những điều khoản chủ yếu. Pháp luật của các nước khác

nhau có quy định khác nhau về điều kiện cơ bản của hợp đồng. Theo quy định
của luật thương mại Việt Nam thì điệu kiện cơ bản của hợp đồng gồm có 6 điều
khoản: Đối tượng hợp đồng (tên hàng, số lượng, quy cách, chất lượng, giá cả
thanh toán, địa điểm và thời gian giao hàng). Và bất kì điều khoản nào được các
bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng cũng thuộc về các điều kiện cơ bản của hợp
đồng. Theo luật Anh - Mỹ chỉ có một điều kiện là đối tượng hợp đồng còn các
điều khoản khác thì hai bên có thể thỏa thuận bổ sung sau hoặc theo hợp đồng
mẫu hoặc theo luật áp dụng; Pháp thì phải đảm bảo hai điều kiện: đối tượng, giá
cả…Như vậy, luật của các nước đều thống nhất ở một điều khoản là hợp đồng
mua bán ngoại thương phải bao gồm các điều kiện cơ bản, nếu thiếu một trong
các điều kiện đó thì hợp đồng sẽ không có hiệu lực mặc dù các bên đã kí kết. Tuy
nhiên, các điều khoản khác thì khi có nhu cầu và thấy cần thiết phải thỏa thuận
thì cũng không thể bỏ qua.
3.3. Hình thức của hợp đồng:
Pháp luật ở các nước cho phép hoạt động ngoại thương có thể được kí kết
bằng văn bản hoặc bằng miệng. Nhưng trong thực tế việc kí kết hợp đồng bằng
miệng ít khi xảy ra, có chăng thường là giữa các công ty của một tập đoàn lớn
(đa quốc gia) hoặc là những công ty đã có quan hệ lâu đời, hai bên đều nắm chắc
những thông tin của nhau về năng lực pháp lý hay năng lực hành vi, và cũng chỉ
xảy ra đối với việc mua bán các mặt hàng truyền thống đã quá quen thuộc và
không thay đổi về chất lượng, quy cách, nội dung của hợp đồng.
-18-
Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam


GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy
Hình thức của hợp đồng là dạng vật chất nhất nhất định chứa đựng nhiều
điều thỏa thuận của các bên chủ thể. Theo quy định của Công ước Viên thì hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế có thể được thể hiện dưới bất cứ hình thức nào

cũng dược coi là hợp pháp. Điều 11 Công ước quy định: “Hợp đồng mua bán
không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một
yêu cầu nào khác về hình thức hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh
bằng mọi cách, kể cả bằng lời khai của nhân chứng”. Quy định này tỏ ra rất
“thoáng” chính vì vậy rất dễ phát sinh tranh chấp, do ở mỗi nước lại có một quy
định rất khác nhau về cách xác định hình thức của hợp đồng và nếu chiếu theo
quy định của điều này thì hình thức ở mỗi nơi đều có thể là hợp pháp nhưng cũng
có thể là bất hợp pháp khi mà các quy phạm về hình thức ở mỗi nước lại xung
đột với nhau. Tuy nhiên, điều 96 Công ước quy định: “Nếu luật của một quốc gia
thành viên quy định hợp đồng mua bán phải được kí kết hay xác nhận bằng văn
bản thì quốc gia có thể bất cứ lúc nào tuyên bố chiếu theo Điều 11, 29 hoặc của
phần thứ hai Công ước này cho phép một hình thức khác với hình thức văn bản
cho việc kí kết, sửa đổi hay chấm dứt hợp đồng mua bán, hay cho mọi chào hàng,
chấp nhận chào hàng hay sự thể hiện ý định nào khác sẽ không áp dụng nếu như
chỉ cần một trong các bên có trụ sở thương mại tại quốc gia”. Theo đó nếu luật
một quốc gia thành viên nào quy định hợp đồng mua bán phải được kí kết bằng
hình thức văn bản mới có giá trị pháp lý thì yêu cầu hợp đồng phải được thể hiện
dưới hình thức văn bản phải được tôn trọng (kể cả trong trường hợp chỉ cần một
trong các bên có trụ sở thương mại tại quốc gia có luật quy định hợp đồng phải
được thể hiện dưới hình thức văn bản). Như vậy, với quy định này Công ước đã
mở ra một hướng mới cho các quốc gia thành viên công ước khi muốn xác định
rõ hình thức hợp đồng thế nào là hợp pháp, hạn chế các tranh chấp về hình thức
hợp đồng.
3.4. Chào hàng và chấp nhận chào hàng:
3.4.1. Chào hàng:
a) Khái niệm: Chào hàng là môt đề nghị rõ ràng về việc kí hợp đồng của một
người gửi hay cho một hay nhiều người xác định. Trong đó người đề nghị bày tỏ
ý chí sẽ bị ràng buộc bởi lời đề nghị của mình nếu có sự chấp nhận lời đề nghị
đó. Như vậy, nếu một đề nghị được gửi cho một hay nhiều người không xác định
-19-

Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam


GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy
sẽ không được coi là chào hàng mà chỉ được coi là lời mời chào hàng. Nội dung
chào hàng phải nêu rõ các điều khoản sau:
- Tên của hàng hóa
- Số lượng của hàng hóa
- Giá cả của hàng hóa
b) Giá trị pháp lý của chào hàng:
Về mặt pháp lý, người chào hàng sẽ bị ràng buộc nghĩa vụ của mình bởi
những điều cam kết của mình trong cam kết đối với những người được chào
hàng. Tuy nhiên, chào hàng chỉ có giá trị pháp lý ràng buộc người chào hàng khi
nó tới nơi người được chào hàng. Vì vậy, vì một lí do nào đó như sai địa chỉ của
người được chào hàng mà chào hàng không tới được tay người được chào hàng
thì chào hàng đó sẽ không có giá trị ràng buộc người chào hàng. Ngoài trường
hợp trên, chào hàng cũng sẽ không có giá trị pháp lý ràng buộc người chào hàng
trong các trường hợp sau:
- Người chào hàng nhận được thông báo từ chối chào hàng của người được
chào hàng (Điều 17 - CISG).
Như đã trình bày ở trên, chào hàng là lời đề nghị của một bên với mong muốn
sẵn sàng ràng buộc nghĩa vụ của mình với bên được chào hàng thông qua việc
xác lập quan hệ hợp đồng. Do đó, nếu chào hàng được chấp nhận vô điều kiện thì
hợp đồng giữa các bên đã được ký kết. Ngược lại, nếu bên được chào hàng
không chấp nhận vô điều kiện chào hàng thì coi như hợp đồng không được xác
lập giữa các bên. Nói cách khác, trong trường hợp người được chào hàng từ chối
chào hàng thì người chào hàng không bị ràng buộc bởi các điều khoản được ghi
nhận trong chào hàng của mình.
- Thông báo hủy chào hàng đến tay người được chào hàng trước hoặc cùng

lúc với chào hàng (Điều 15, khoản 2 - CISG).
Trên thực tế có nhiều trường hợp ngay sau khi gửi chào hàng, vì nhiều lí do,
người chào hàng muốn rút những lời đề nghị của mình trong chào hàng bằng
-20-

×