A. PHẦN MỞ ĐẦU.
Sự ra đời của thuế là một tất yếu khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại của
nhà nước. Vì vậy, thuế vừa là công cụ kinh tế hỗ trợ cho sự tồn tại của nhà nước và bộ
máy nhà nước, vừa là công cụ để nhà nước thực hiện những mục tiêu nhất định. Tuy
nhiên để sử dụng công cụ này có hiệu quả thì nhà nước phải có những chính sách
quản lí thuế đúng đắn, kịp thời phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kì. Thanh tra,
kiểm tra, xử lí vi phạm là một trong những hoạt động quan trọng trong quản lí nhà
nước nói chung và quản lí thuế nói riêng. Thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm trong lĩnh
vực thuế không những đánh giá được mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp
mà còn giúp phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế cũng
như cơ quan thuế để từ đó có biện pháp xử lí kịp thời, nghiêm minh nhằm bảo đảm
công bằng xã hội và hiệu lực quản lí thuế. Vậy thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm
pháp luật thuế (VPPL) là gì? Thực trạng của những hoạt động ở nước ta hiện nay ra
sao? Bài viết của em xin đề cập về vấn đế đó.
B. PHẦN NỘI DUNG.
I. Các lý luận cơ bản về hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lí VPPL thuế.
1. Hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế.
* Khái niệm:
Hoạt động quản lí Nhà nước chính là sự tác động có định hướng của chủ thể quản lí
(cơ quan thuế) tới các đối tượng quản lí (đối tượng nộp thuế) nhằm đạt được mục tiêu
động viên một phần thu nhập quốc dân vào NSNN. Do vậy kiểm tra, thanh tra thuế là
một công đoạn và là một yếu tố cấu thành của hoạt đông lãnh đạo quản lí nhà nước
của cơ quan thuế. Kiểm tra, thanh tra thuế là một trong bốn chức năng cơ bản của
quản lí thuế theo mô hình chức năng. Kiểm tra, thanh tra thuế là một biện pháp hữu
hiệu nhằm ngăn ngừa vi phạm, giúp người nộp thuế nhận thấy luôn có một hệ thống
giám sát hiệu quả tồn tại và kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm của họ.
1
Về khái niệm chung thì kiểm tra, thanh tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan
thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình
hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế, nhằm đmar bảo
pháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế- xã hội.
Về khái niệm riêng thì:
- Kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan thuế trong việc xem xét tình hình thực tế của
đối tượng kiểm tra, từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra đối với
đối tượng kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá.
- Thanh tra thuế là hoạt động kiểm tra của tổ chức chuyên trách làm công tác kiểm tra
của cơ quan thuế đối với đối tượng thanh tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí
những hành vi trái pháp luật.
* So sánh hoạt động thanh tra với kiểm tra thuế.
Thanh tra là một hoạt động kiểm tra nên giữa thanh tra và kiểm tra có những điểm
giống nhau:
- Về mục đích: Thanh tra, kiểm tra thuế đều là một nội dung quan trọng của quản lý
thuế. Đếu có cùng một mục đích phát hiện, ngăn ngừa, xử lí những VPPL luật thuế
nhằm thúc đẩy các tở chức, cá nhân hoàn thành nhiệm vụ theo quy định của PL thuế,
góp phần hoàn thiện cơ chế quản lí thuế.
- Về chủ thể: Chủ thể thanh tra, kiểm tra thuế là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền,
theo quy định của pháp luật thường là cơ quan thuế.
- Về đối tượng: Đối tượng của thanh tra, kiểm tra là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước và các đơn vị trong nội bộ ngành thuế.
-Về nội dung: Nội dung thanh tra, kiểm tra thuế là việc chấp hành pháp luật thuế.
- Về phương pháp: thanh tra, kiểm tra thuế đều phải tiến hành các hoạt động phân tích
xác định rủi ro, truy lần lại việc xử lý dữ liệu, tính toán lại và xác minh.
Tuy nhiên thanh tra, kiểm tra thuế có những khác nhau cơ bản sau:
- Về đối tượng: Thanh tra áp dụng cho các đối tượng có ngành nghề kinh doanh đa
dạng, phạm vi kinh doanh rộng, cơ cấu tổ chức phức tạp, hoặc khi có dấu hiệu vi
2
phạm pháp luật về thuế, hoặc để giải quyết khiếu nại tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ
trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp.
- Về phạm vi nội dung: Thanh tra thường là nội dung rộng, phức tạp, có thể liên quan
đến nhiều đối tượng, lĩnh vực khác nhau. Tính chất của thanh tra là một hoạt động
dựa vào quyền lực của cơ quan quản lí nhà nước. Kiểm tra thuế là hoạt động trung
tính, có thể là hoạt động của cơ quan quản lí nhà nước, có thể là hoạt động quản lí đơn
thuần.
- Về biện pháp áp dụng: thanh tra được áp dụng các biện pháp mạnh hơn (tạm giữ
tang vật, tài liệu; khám nơi cất dấu tang vật, tài liệu – theo quy định của Luật quản lý
thuế).
- Về mục đích: Mục đích của thanh tra thuế là phát hiện, ngăn chặn những hành vi trái
pháp luật. Mục đích của kiểm tra thuế là phát hiện những sai lệch của đối tượng kiểm
tra để ngăn chặn và điều chỉnh những sai lệch ấy.
- Về thời gian: Thời gian thanh tra thường dài hơn thời gian kiểm tra thuế. Cụ thể
thanh tra thuế thường là không quá 30 ngày, kiểm tra thuế thường không quá 5 ngày.
* Mục tiêu của kiểm tra, thanh tra thuế.
- Hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế nhằm giúp các đối tượng nộp thuế và cơ quan
thuế thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về công tác quản lý thu ngân sách
đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành.
- Thông qua công tác kiểm tra, thanh tra thuế nhằm đánh giá việc chấp hành các luật
thuế của các đối tượng nộp thuế và người thu thuế nhằm phát huy nhân tố tích cực,
đấu tranh ngăn ngừa và xử lý những mặt tiêu cực.
- Căn cứ vào những kiến nghị của kết quả kiểm tra, thanh tra, cơ quan thuế các cấp có
thể đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện, đưa Luật thuế vào cuộc sống thực tế, đảm
bảo sự công bằng trong việc thực hiện luật thuế, đồng thời cải cách được các quy trình
quản lý thu thuế ngày càng hợp lý hơn.
3
-Thông qua công tác kiểm tra, thanh tra thuế nhằm hướng dẫn, giúp đỡ đối tượng nộp
thuế nắm được nghĩa vụ và quyền hạn của đơn vị khi thực hiện luật thuế; đồng thời
nâng cao trách nhiệm của công chức ngành thuế khi thi hành công vụ.
-Thông qua công tác thanh tra nội bộ nhằm kịp thời ngăn chặn, phòng ngừa những
hành vị tiêu cực, tham nhũng phát sinh, để xây dựng cơ quan thuế trong sạch vững
mạnh với đội ngũ cán bộ thuế về phẩm chất đạo đức, giỏi về nghiệp vụ chuyên môn.
* Nguyên tắc kiểm tra, thanh tra thuế.
- Điều 75 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định về nguyên
tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế:
“1. Thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế,
đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ
để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
2. Không cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là người nộp
thuế.
3. Tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Như vậy để công tác kiểm tra, thanh tra thuế đạt hiệu quả cao, ta cần đảm bảo một số
nguyên tắc nhất định:
- Chủ thể thanh tra, kiểm tra phải nhận thức đúng vấn đề, nội dung thanh tra, kiểm
tra; xác định, đánh giá chính xác bản chất của sự việc để kết luận thanh tra, kiểm tra
được chính xác; phải thông báo đầy đủ, công khai từ nội dung, kế hoạch, quyết định
thanh tra, kiểm tra đến kết luận thanh tra, kiểm tra để cá nhân, tổ chức có liên quan
biết và giám sát việc thực hiện
- Chủ thể thanh, tra kiểm tra phải phán ánh đúng sự vật, hiện tượng như nó vốn có,
không được lồng ý kiến chủ quan khi mô tả sự vật, hiện tượng.
- Chủ thể thanh tra, kiểm tra phải tuân theo các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, các quy
định của pháp luật. Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải diễn ra đúng trật tự, đúng quy
trình do ngành đã quy định tránh trường hợp làm cản trơt hoạt động bình của cơ quan,
tổ chức, cá nhân là người nộp thuế.
4
2. Vi phạm pháp luật thuế.
* Khái niệm:
Trong khoa học pháp lí, VPPL được hiểu là hành vi làm trái các quy định của pháp
luật, do tổ chức hoặc cá nhân thực hiện với lỗi xác định, gây thiệt hại đến lợi ích
chung và do đó phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi đó của mình. Từ quan niệm
này, ta có thể định nghĩa về VPPL thuế như sau:
VPPL thuế là hành vi làm trái các quy định pháp luật về thuế, do tổ chức. cá nhân
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, gây thiệt hại đến trật tự công cộng và phải chịu
trách nhiệm pháp lí về hành vi đó của mình.
Ta có thể nhận diện hành vi VPPL thuế nhờ những dấu hiệu cơ bản sau:
- Về chủ thể: là các cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động hành thu thuế như
người nộp thuế, cơ quan thuế hoặc công chức ngành thuế.
- Mặt khách quan: VPPL thuế là hành vi vi phạm những quy tắc xử sự chung được thể
hiện trong trật tự pháp luật, xâm hại đến những lợi ích chung hoặc lợi ích riêng đang
được pháp luật bảo vệ. Ví dụ: hành vi trốn thuế , khai man tiền thuế…
- Mặt chủ quan: Lỗi của người vi phạm là cố ý hoặc vô ý. Tính chất có lỗi của người
VPPL thuế được xem là một trong số các căn cứ để xác định và truy cứu trách nhiệm
pháp lý đối với người thực hiện hành vi.
- Khách thế: hành vi VPPL thuế làm phương hại đến những lợi ích cụ thể được pháp
luật bảo vệ, những lợi ích đó có thể là lợi ích riêng của cá nhân hoặc lợi ích chung của
toàn xã hội.
* Phân loại VPPL thuế và các biện pháp xử lý VPPL trong lĩnh vự thuế:
Trong thực tiễn pháp lí, các hành vi VPPL thuế diễn ra rất đa dạng, tinh vi và
phức tạp, với nhiều dạng thức khác nhau. Việc phân loại VPPL về thuế không chỉ có
ý nghĩa về mặt lí luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng, đặc biệt là giúp cho
các nhà làm luật xây dựng được cơ chế xử lí phù hợp, thỏa đáng với từng nhóm loại
và từng hành vi VPPL về thuế. Tuy nhiên, cho dù các vi phạm này tồn tại dưới những
5
hình thức nào thì về phương diện bản chất, mỗi vi phạm đó đều thuộc về một trong
các loại hình vi phạm sau đây:
- VP hành chính về thuế: là hành vi làm trái các quy định pháp luật hành chính trong
lĩnh vực thuế, do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến
những lợi ích được pháp luật hành chính bảo vệ nhưng chưa đến mức xử lí hình sự và
phải chịu trách nhiệm hành chính. Theo Điều 1 Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày
25/02/2004 về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế thì vi phạm hành chính
trong lĩnh vực thuế bao gồm:
+ Vi phạm các quy định về thu, nộp tiến thuế, tiền phạt.
Hình thưc và mức độ xử
+ Vi phạm các quy định về đăng ký thuế; kê khai thuế; lập và nộp thuế, quyết toán
thuế.
+ Vi phạm các quy định về kiểm tra thanh tra thuế.
+ Hành vi trốn thuế.
- Đối với các vi phạm hành chính về thuế thì áp dụng chế tài hành chính để xử lí. Các
biện pháp chế tài hành chính gồm biện pháp cảnh cáo, phạt tiền…được áp dụng đối
với các nhóm hành vi vi phạm hành chính (gồm 5 nhóm đã nêu ở trên).
- VP hình sự về thuế: là hành vi trái pháp luật luật hình sự, do người có năng lực
TNHS thực hiện một cách cố ý, xâm hại đến các lợi ích phát sinh từ quan hệ nộp thuế
được luật hình sự bảo vệ. Theo quy định của BLHS hiện hành thì các hành vi vi phạm
hình sự trong lĩnh vực thuế được coi là tội phạm bao gồm các dạng cơ bản sau:
+ Tội trốn thuế (Đ161 BLHS).
+ Tội tham ô tài sản (Đ278 BLHS).
+ Tội nhận hối lộ (Đ279 BLHS).
+ Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Đ281 BLHS) …
Nếu hành vi VPPL thuế của tổ chức, cá nhân cấu thành một hoặc nhiều tội phạm được
quy định trong BLHS thì người vi phạm sẽ phải chịu các chế tài hình sự. Thực tiễn
cho thấy các vi phạm hình sự chủ yếu trong lĩnh vực thuế là hành vi trốn thuế, hành vi
6