Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH (ĐKKD) VÀ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ (CCHN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.22 KB, 15 trang )

A. LỜI NÓI ĐẦU
Điều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành nghề là những điều kiện, căn cứ quan
trọng và chủ yếu nhất để nhà nước cấp phép cho chủ thể kinh doanh tiến hành hoạt
động kinh doanh. Pháp luật hiện hành quy định về điều kiện kinh doanh và chứng
chỉ hành nghề trong nhiều hình thức văn bản pháp lí khác nhau như Luật, Nghị
định, thông tư,… để hiểu rõ hơn em xin được đi vào tìm hiểu các quy định cụ thể
của pháp luật.
B. NỘI DUNG
I. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ ĐIỀU KIỆN KINH
DOANH (ĐKKD) VÀ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ (CCHN)
1.Điều kiện kinh doanh
a. Khái niệm
“Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi
kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm
trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác” (theo
Khoản 2 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2005)
b. Quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh
Pháp luật hiện hành có quy định cụ thể về ĐKKD tại Điều 7 Luật doanh nghiệp
2005 và Điều 8 Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 15/01/2010 (hướng dẫn chi tiết
thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp 2005 và các văn bản pháp luật chuyên
ngành khác.) Theo đó, hoạt động kinh doanh cần đáp ứng, tuân theo các yêu cầu
điều kiện sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh
các ngành, nghề mà pháp luật không cấm
1
Thứ hai, cấm hoạt động kinh doanh gây phương hại đén quốc phòng an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong
mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi
trường. Danh mục ngành, nghề kinh doanh bị cấm được Chính phủ quy định cụ
thể.


Thứ ba, đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên
quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề
đó khi có đủ điều kiện theo quy định.
Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức:
- Giấy phép kinh doanh;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
- Chứng chỉ hành nghề;
- Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
- Xác nhận vốn pháp định;
- Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được
quyền kinh doanh ngành, nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ
hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
c. Tìm hiểu các điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức khác
nhau
- Giấy phép kinh doanh (GPKD): là loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp, cho phép chủ thể kinh doanh tiến hành một hoặc nhiều hoạt động
kinh doanh nhất định.
Pháp luật hiện hành quy định: doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ
ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Đối với những ngành nghề
kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh các ngành, nghề
đó kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh
2
hoặc có đầy đủ điều kiện kinh doanh theo quy định. Thông thường, GPKD được
cấp sau giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và không phải là loại giấy phép phải
có trong tất cả các trường hợp. Bởi vì, GPKD là văn bản cho phép thực hiện hoạt
động kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp cho người kinh doanh khi họ đáp ứng đủ các điều kiện
kinh doanh cần thiết.
Các yếu tố của GPKD

• Về đối tượng áp dụng: GPKD được cấp cho các chủ thể kinh doanh, bao
gồm các cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh.
Trường hợp chủ thể kinh doanh đó là doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần, công ty hợp danh...), đối tượng được cấp GPKD là doanh nghiệp
chứ không phải là cá nhân, tổ chức đã đầu tư vốn để thành lập ra doanh nghiệp.
• Lĩnh vực cấp: GPKD không áp dụng phổ biến đối với tất cả các ngành nghề
kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ mục đích quản lý nhà nước,
Chính phủ quy định ĐKKD mà người kinh doanh phải đáp ứng khi hoạt động
trong một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Đây là những ngành nghề kinh
doanh có điều kiện, đòi hỏi chủ thể thực hiện nó phải có GPKD, nhằm đảm bảo an
toàn trong khi hoạt động
• Thẩm quyền cấp: Mục đích của các quy định về GPKD là nhằm đảm bảo
quản lý nhà nước phù hợp từng ngành, lĩnh vực, chính vì vậy GPKD không do cơ
quan đăng ký kinh doanh cấp mà do các cơ quan nhà nước trong từng ngành, từng
lĩnh vực cấp, ví dụ Bộ xây dựng, Tổng cục bưu chính viễn thông...
• Thời điểm cấp: GPKD được cấp khi chủ thể kinh doanh đã được thành lập
hợp pháp, tức là khi tổ chức, cá nhân...đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh. Dù thành lập mới để kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện
3
hay đăng ký kinh doanh bổ sung những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thủ
tục xin và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đều được tiến hành khi
chủ thể kinh doanh đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Khi đăng ký
kinh doanh hoặc đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh, cơ quan đăng
ký kinh doanh phải thông báo và hướng dẫn về ĐKKD cần thiết đối với ngành
nghề đó.
• Hình thức văn bản: trong nhiều văn bản khác nhau, GPKD được gọi với
nhiều tên gọi khác, như giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy xác nhận,
giấy phép hoạt động...Tuy nhiên, chúng đều có chung những đặc điểm như trên và
đều là cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh những ngành nghề có điều kiện.
GPKD rất có ý nghĩa đối với chủ thể được cấp, thể hiện sự xác nhận của Nhà

nước về việc đáp ứng đủ ĐKKD mà pháp luật quy định. Tùy thuộc vào ngành
nghề, lĩnh vực kinh doanh, điều kiện quy định có thể là yêu cầu về phòng chống
cháy nổ, yêu cầu về cơ sở vật chất tối thiểu, về vệ sinh an toàn thực phẩm...Chủ thể
kinh doanh chỉ được cấp giấy GPKD khi đáp ứng đủ các điều kiện đó. Hay nói
cách khác, GPKD chính là chứng thư pháp lí xác nhận việc doanh nghiệp đã có đủ
các điều kiện kinh doanh cần thiết.
- Xác nhận vốn pháp định
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để
thành lập doanh nghiệp
Theo pháp luật hiện hành thì không phải bất cứ loại ngành nghề nào cũng
phải yêu cầu vốn pháp định. Khoản 1 Điều 10 Nghị định 102/2010 NĐ-CP quy
định: “Ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, mức vốn pháp định cụ thể,
cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về vốn pháp định, cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền xác nhận vốn pháp định, hồ sơ, điều kiện và cách thức xác nhận vốn
4
pháp định áp dụng theo các quy định của pháp luật chuyên ngành”. Như vậy, các
ngành nghề có vốn pháp định sẽ được Nhà nước quy định theo pháp luật chuyên
ngành như các nghị định, pháp lệnh. Cụ thể như sau:
TT Ngành nghề Văn bản pháp luật Tóm tắt nội dung
1 Dịch vụ đưa người lao động
đi làm việc ở nước ngoài
Luật người lao động Việt
nam đi làm việc ở nước
ngoài – Đ.8(2)
NĐ 107/2007/ND-CP –
Đ.3
- Có vốn pháp định là 5 tỷ
đồng (là một điều kiện để
được cấp giấy phép đưa lao
động đi làm việc ở nước

ngoài)
- Ngoài ra, còn phải ký quỹ 1
tỷ đồng.
2 Trung tâm dạy nghề, trường
trung cấp nghề, trường cao
đẳng nghề (có vốn đầu tư
nước ngoài)
Luật dạy nghề - Đ.52 - Yêu cầu trong hồ sơ thành
lập có văn bản chứng nhận
của ngân hàng về vốn điều lệ
3 Sản xuất phim - Luật điện ảnh – Đ.14
- NĐ 96/2007 NĐ-CP-Điều
11
- Có vốn pháp định là 1 tỷ (để
được cấp GCN đủ điều kiện
kinh doanh sản xuất phim)
4 Kinh doanh dịch vụ đòi nợ - NĐ 104/2007/NĐ-CP
Điều 13
- Có vốn pháp định là 2 tỷ và
coi như là một điều kiện kinh
doanh.
Trong quá trình hoạt động,
vốn điều lệ > vốn pháp định
5 Kinh doanh bất động sản Luật kinh doanh bất động
sản – Đ.8
TT 36/2006/TT-BTC
- Yêu cầu có vốn pháp định
6 Doanh nghiệp cảng hàng
không
Luật hàng không dân dụng

Việt Nam – Đ. 63
NĐ 76/2007/NĐ-CP
Điều kiện cấp giấy phép:
Điều kiện về vốn - Vốn pháp
định 100 tỷ đối với kinh
5
NĐ 83/2007/NĐ-CP –
Đ.22(1)
doanh tại cảng hàng không
quốc tế; 30 tỷ khi kinh doanh
tại cảng hàng không nội địa
7 Doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ hàng không
Luật hàng không dân dụng
– Điều 65
NĐ 83/2007/NĐ-CP –
Điều 22 Khoản 2
Điều kiện cấp giấy phép:
- “Điều kiện về vốn”
- Cung cấp dịch vụ tại cảng
hàng không quốc tế là 30 tỷ;
nội địa là 10 tỷ
8 Kinh doanh vận chuyển
hàng không
Luật hàng không dân dụng
– Đ. 110
NĐ 76/2007/NĐ-CP –
Điều 8
Điều kiện cấp giấy phép:
- Đáp ứng điều kiện về vốn.

- 500 tỷ (quốc tế) & 200 tỷ
(nội địa) = đối với hãng có từ
1-10 tàu bay
- 800 tỷ (quốc tế) & 400 tỷ
(nội địa) = hãng có 11-30 tàu
bay
- 1000 tỷ (quốc tế) và 500 tỷ
(nội địa) = hãng có trên 30
tàu bay
- Kinh doanh hàng không
chung = 50 tỷ
9 Công ty chứng khoán, công
ty quản lý quỹ
Luật chứng khoán – Điều
62
NĐ 14/2007/NĐ-CP –
Điều 18
- Điều kiện thành lập & hoạt
động của công ty
1. Vốn pháp định cho các
nghiệp vụ kinh doanh của
công ty chứng khoán, công ty
chứng khoán có vốn đầu tư
nước ngoài, chi nhánh công ty
chứng khoán nước ngoài tại
Việt Nam là:
a) Môi giới chứng khoán: 25
tỷ đồng Việt Nam;
6

×