Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích sự hội nhập của Việt Nam trong lĩnh vực hải quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.23 KB, 12 trang )

Phân tích sự hội nhập của Việt Nam trong lĩnh vực hải quan
I. Tính cấp thiết
Trước sự hội nhập của nền kinh tế, triển khai nền ngoại thương và các hoạt
động đầu tư nước ngoài đang được đẩy mạnh đòi hỏi ngành Hải quan phải trở thành
một tổ chức hiện đại, có thể đưa vào triển khai những hình thức quản lý, thực hiện
công việc tốt nhất, đáp ứng được nhu cầu hợp pháp của doanh nghiệp và công
chúng. Nhưng xuất phát điểm ngành Hải quan còn quá thấp so với các quốc gia trên
thế do đó cấp thiết đòi hỏi sự hội nhập nhanh chóng của Hải quan Việt Nam để đáp
ứng được nhu cầu nội tại của nền kinh tế.
Cụ thể hơn nữa, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc tham
gia WTO, trở thành thành viên của tổ chức có tầm toàn cầu trong thương mại này đã
ảnh hưởng lớn đến Hải quan Việt Nam với cam kết ràng buộc về thuế quan. Bên
cạnh đó là các quy định về thuế nhập khẩu trong APEC, các vấn đề về thuế trong
ASEAN yêu cầu một lộ trình cắt giảm thuế cụ thể và thuế nhập khẩu trong hiệp định
thương mại Việt Nam - Hoa Kì. Trước tất cả những tác động khách quan đó, thì sự
hội nhập Hải quan Việt Nam là một điều tất yếu và cần thiết.
Không chỉ các vấn đề về thuế, một loại các vấn đề khác như vấn đề đầu tư,
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng đều là các vấn đề có liên quan trực tiếp tới Hải
quan đòi hỏi ngành Hải quan phải có sự cải cách nhanh chóng để không làm cản trở
sự phát triển của các lĩnh vực đó. Để thấy rõ được tính tất yếu của sự hội nhập trong
lĩnh vực Hải quan ta cần có sự nghiên cứu sâu hơn về toàn bộ tiến trình hội nhập
đồng thời cũng đòi hỏi một cái nhìn tổng quan về toàn bộ tiến trình.
II.Tiến trình hội nhập
Tiền trình hội nhập của Việt Nam trong lĩnh vực hải quan gắn liền với các
mốc lịch sử quan trọng có liên quan của đất nước. Để có một cái nhìn tổng quan nhất
về toàn bộ tiến trình hội nhập hải quan thì trước hết cần phải xác định rõ từng giai
đoạn lịch sử quan trọng đồng thời nắm được những sự kiện nổi bật đánh dấu những
bước phát triển của hải quan Việt Nam. Ta có thể chia thành các giai đoạn như sau:
1. Trước 1984
Nhìn chung, trong thời kì này thủ tục hải quan còn nhiều hạn chế, chưa có
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Sự hạn chế về mọi mặt của hải quan Việt Nam


giai đoạn này xuất phát chủ yếu từ điều kiện nền kinh tế chưa mở cửa, không năng
động và nặng nề về mục tiêu quản lý thuần túy.
Nhà nước độc quyền về ngoại thương nên việc trao đổi hàng hóa diễn ra chủ
yếu với các nước XHCN trong Hội đồng tương trợ kinh tế bằng nghị định thư. Ngoài
ra hoạt động của ngành Hải quan dựa chủ yếu vào Điều lệ Hải quan ban hành theo
Nghị định số 03/CP ngày 27/2/1960. Nhìn chung chính sách hải quan thời kì này
không có nhiều thay đổi do chưa có điều kiện phát triển mạnh các hoạt động ngoại
thương.
2. Giai đoạn 1984 – 1997
Chủ trương đổi mới, mở cửa nền kinh tế do Đảng và Nhà nước đề ra đã thực
sự tạo điều kiện cho sự phát triển của lĩnh vực hải quan. Cụ thể, lưu lượng hàng hóa
xuất nhập khẩu, người và phương tiện xuất cảnh tăng dần kéo theo sự phát triển của
hải quan. Cụ thể, việc ban hành Hiến pháp 1992 với những quy định hoàn toàn mới
về chế độ, chính sách trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại như bỏ chế độ nhà nước độc
quyền về ngoại thương, coogn nhận và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát
triển bình đẳng… Thêm vào đó, chủ trương thu hút vốn đầu tư của nước ngoài đòi
hỏi sự thông thoáng, đơn giản hóa thủ tục hải quan là vô cùng cần thiết. Từ đó tạo cơ
sở cho hàng loạt các văn bản pháp luật khác ban hành với mục tiêu cải cách Hải
quan.
Đây cũng là giai đoạn quan trọng với những mốc sự kiện nổi bật như sự tham
gia của Hải quan Việt Nam và WCO, ASEAN, ASEM… đã tạo nên một bước ngoặt
trên mọi lĩnh vực nói chung và hải quan nói riêng. Một số cải cách hải quan đã được
tiến hành như áp dụng luồng xanh, luồng đỏ đối với hành khách tại các cửa khẩu sân
bay quốc tế; phân luồng hàng hóa theo 3 nhóm: hành lang xanh, vàng, đỏ trong
khuôn khổ ASEAN… Tiếp đó, Hải quan Việt Nam đã tham gia Công ước Kyoto về
đơn giản hoá và hài hoà hoá thủ tục hải quan (năm 1997) Tuy nhiên, bước đầu hội
nhập cũng không tránh khỏi nhiều hạn chế, khuyết điểm như việc thực hiện còn chưa
đồng bộ, thống nhất, vẫn còn ở dạng sao chép dập khuôn máy móc.
3. Giai đoạn 1998 – 9/ 2001
Mặc dù có sự tiến bộ về chính sách đường lối nhưng sự thiếu nền tảng cơ bản

đã thực sự là một bất cập trong lĩnh vực hải quan. Nói một cách rõ ràng hơn, vấn đề
nghiệp vụ kỹ thuật hải quan còn rất yếu kém, cơ sở hạ tầng thì hạn chế kèm theo sự
quản lý thiếu khoa học đã trở thành một rào cản rất lớn đối với ngành Hải quan trước
sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thời kì này. Do đó mặc dù tham gia Công ước
Hài hoà Mô tả và Mã hoá Hàng hoá (Công ước HS - năm 1998) nhưng thực sự gặp
rất nhiều khó khăn trong tiến trình thực hiện Công ước do những yếu kém trên. Tuy
vậy, sự hỗ trợ và giúp đỡ từ phía các tổ chức quốc tế, các tổ chức hải quan của các
nước phát triển, hải quan Việt Nam đã tiến hành hàng loạt những cải cách về mặt
quy trình thủ tục, sắp xếp tổ chức, tiến hành thay đổi căn bản trong nhận thức về thủ
tục hải quan từ mục tiêu quan lý thuần túy sang mục tiêu vừa quan lý vừa tạo thuận
lợi cho doanh nghiệp. Các vấn đề về nghiệp vụ ký thuật hải quan hiện đại được đưa
vào dự thảo Luật hải quan nhằm tạo tiền đề, cơ sở pháp lý từ đó triển khai thực hiện
trên thực tế. Từ đây, Hải quan Việt Nam bắt đầu một quá trình cải cách liên tục
không ngừng nghỉ, không gấp gáp nhưng thận trọng và phù hợp với tình hình kinh tế
đất nước.
Bên cạnh đó, quá trình khắc phục hạn chế yếu kém về pháp luật trong thời kì
này được tiến hành thực sự nghiêm túc và hiệu quả cũng góp phần tạo tiền đề cho sự
phát triển nhanh chóng của Hải quan Việt Nam. Cụ thể, hàng loạt các nghị quyết,
quyết định của thủ tướng chính phủ được ban hành với yêu cầu tiến hành triển khai
nhiệm vụ rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật về Hải quan như: Quyết định
355/TTg ngày 28/5/1997 về tổng rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp
luật trong hơn 20 năm qua, Quyết định số 234/QĐ – TCCB thành lập ban chỉ đạo về
tổng rà soát và hệ thống hòa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà
nước về Hải quan. Đến năm 1999, qua kiểm tra phát hiện có đến hơn 200 văn bản
quy phạm pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền ban hành về chính sách, cơ chế
quản lý xuất nhập khẩu do chồng chéo hoặc không phù hợp đã gây ách tắc ở cửa
khẩu, cản trở kinh doanh xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
4. Giai đoạn từ tháng 10/2001 đến nay
Luật hải quan 2001 ra đời đã thực sự đánh dấu một mốc quan trọng trong sự
hoàn thiện về mặt pháp lý. Một hành lang pháp lý vững chắc sẽ làm tiền đề cho sự

phát triển của Hải quan Việt Nam trong tiến trình hội nhập của đất nước.
Bên cạnh đó, đây là một thời kì hoạt động hiệu quả của Hải quan Việt Nam
với những hành động cụ thể để thực hiện những Điều ước đã ký kết, tham gia:
- Ngày 29/12/2003, Hải quan Việt Nam bắt đầu thực hiện việc xác định trị giá
Hải quan theo Hiệp định Trị giá GATT của WTO. Cho đến nay, Hải quan Việt Nam
đã triển khai áp dụng đầy đủ Hiệp định này.
- Thực hiện đầy đủ các cam kết trong khuôn khổ khu vực tự do thương mại
ASEAN (AFTA), tiến tới bãi bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan trong ASEAN, diễn
đàn kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC, cũng như trong ASEM.
- Năm 2009, Hải quan Việt Nam đã hoàn tất và ký kết thỏa thuận tạm quản
với đối tác và biên bản thỏa thuận hợp tác trao đổi thông tin chống buôn lậu với Hải
quan Pháp; triển khai đúng tiến độ dự án lắp đặt 2 máy soi container cỡ lớn do Nhật
Bản tài trợ tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng; hoàn tất việc dự thảo các văn
bản thỏa thuận hợp tác song phương để có thể ký kết với New Zealand, Úc, Italia,
Ucraina, Mỹ,…
Có thể thấy rằng về những cam kết quốc tế Hải quan Việt Nam đã cụ thể hóa
bằng các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình cụ thể. Về mặt kỹ thuật nghiệp vụ,
đã xây dựng các kế hoạch nhằm hiện đại hóa ngành, hướng tới các chuẩn mực khu
vực và thế giới. Đến thời điểm hiện tại ngành Hải quan đã đẩy mạnh áp dụng các
phương thức quản lý hiện đại như: áp dụng quản lý rủi ro, bước đầu triển khai thủ
tục hải quan điện tử. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin không ngừng được phát
triển, đáp ứng mức độ tự động hoá cao trong công tác nghiệp vụ. Các trang thiết bị
kỹ thuật hiện đại như máy soi container, các loại máy ngửi ma tuý, phát hiện phóng
xạ… giúp nâng cao năng lực kiểm tra của cơ quan hải quan.
III. Nội dung hội nhập
1. Hợp tác Hải quan
1.1 Tình hình hợp tác trong Asean
Trở thành thành viên của ASEAN, với cam kết tạo thuận lợi cho thương mại
nội khối bằng cách đơn giản hóa và hài hòa hóa các thủ tục thương mại và nâng cao
hợp tác khu vực trong lĩnh vực hải quan. Ngoài ra, Việt Nam cùng các nước thành

viên cũng thống nhất :
- Sử dụng danh mục biểu thuế chung để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp
hoạt động trong khu vực thông qua việc tạo ra Danh mục biểu thuế hài hoà ASEAN
(AHTN).

×