Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.9 KB, 9 trang )

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ
TRƯỜNG BÁN LẺ
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ
1. Các khái niệm về bán lẻ
1.1 Thị trường bán lẻ
• Thị trường bán lẻ: được hiểu là thị trường trên đó người bán (cá nhân hay các công ty,
gọi chung là nhà bán lẻ) bán sản phẩm trực tiếp đến người mua (người tiêu dùng cuối
cùng).
• Dịch vụ bán lẻ: Theo tài liệu số MTN.GNS/W/120 được xây dựng trong vòng đàm phán
Urugoay dựa trên hệ thống phân loại sản phẩm của Liên Hợp Quốc thì bán lẻ là một
trong bốn nhóm dịch vụ chính của dịch vụ phân phối. Dịch vụ phân phối được quy định
bao gồm:
 Dịch vụ đại lý hoa hồng
 Dịch vụ bán buôn
 Dịch vụ nhượng quyền thương mại
 Dịch vụ bán lẻ
1.2 Nhà bán lẻ
1.2.1 Nhà bán lẻ:
Nhà bán lẻ là người bán sản phẩm (hàng hóa hay dịch vụ) đến khách hàng. Khách
hàng mua sản phẩm vì mục đích tiêu dùng của cá nhân hay gia đình mình. Bán lẻ
là khâu kinh doanh cuối cùng trong chuỗi phân phối hàng hóa/dịch vụ của nhà sản
xuất đến người tiêu dùng. Nhà sản xuất tạo ra sản phẩm và phân phối đến cho các
nhà bán buôn. Nhà bán buôn lại phân phối sản phẩm nhận từ nhà sản xuất đến các
nhà bán lẻ khác. Cuối cùng, nhà bán lẻ sẽ bán lại sản phẩm đến người tiêu dùng.
Trong chuỗi phân phối, nhà bán buôn có thể đồng thời hoạt động như nhà bán lẻ
và ngược lại.
1.2.2 Chức năng của nhà bán lẻ trên thị trường:
• Tập hợp và cung cấp một chuỗi các loại hàng hóa/dịch vụ khác nhau
Nhà bán lẻ sẽ gom sản phẩm từ các nhà bán buôn và bán lại cho người tiêu dùng.
Sản phẩm mang các nhãn hiệu khác nhau với số lượng, chủng loại, kích cỡ, màu sắc đa
dạng. Tuy vậy, mỗi nhà bán lẻ thường tập trung vào một số lĩnh vực nhất định.


• Chia nhỏ sản phẩm
Nhà bán buôn phân phối sản phẩm theo từng lô hàng hay kiện hàng với số lượng
lớn. Nhà bán lẻ có nhiệm vụ chia nhỏ những sản phẩm này phục vụ nhu cầu tiêu dùng
cá nhân.
• Lưu trữ hàng tồn kho
Một chức năng quan trọng của nhà bán lẻ là lưu trữ hàng hóa phục vụ nhu cầu
người tiêu dùng. Thông qua chức năng này, nhà bán lẻ giúp người tiêu dùng giảm thiểu
chi phí dự trữ hàng hóa. Khoản đầu tư cho việc dự trữ hàng hóa của người tiêu dùng do
đó có thể chuyển thành các khoản đầu tư khác mà người tiêu dùng có thể hưởng lãi suất
như khoản tiền gửi tiết kiệm.
• Cung cấp dịch vụ hỗ trợ
Bên cạnh chức năng chính là bán hàng hóa, nhà bán lẻ còn cung cấp cho khách
hàng những dịch vụ khiến cho việc mua sắm của họ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn
như việc trưng bày một số mẫu thử sản phẩm mới cho khách hàng dùng miễn phí hay ở
một tầm cao là cho khách hàng vay tiền để mua hàng của họ
Với tất cả chức năng trên của mình, nhà bán lẻ đã thực hiện được nhiệm vụ quan
trọng nhất là làm gia tăng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà khách hàng nhận được.
Từ những khía cạnh đã phân tích ở trên, chúng ta có thể định nghĩa hoạt động
bán lẻ là hoạt động kinh doanh làm gia tăng giá trị đối với hàng hóa hay dịch vụ bán
cho người tiêu dùng vì mục đích sử dụng của cá nhân hay gia đình. Hoạt động bán lẻ
không chỉ diễn ra trong các cửa hàng mà còn bao gồm các hoạt động bán hàng qua điện
thoại, qua mạng Internet, các dịch vụ chăm sóc, làm đẹp, v.v.
2. Những đặc điểm của thị trường bán lẻ
Trên thị trường bán lẻ, hàng hóa được bán đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Người này mua hàng theo nhu cầu và sử dụng cho bản thân hay gia đình mà không bán
lại nhằm mục đích kinh doanh hay bất cứ mục đích sinh lời nào khác. Đây được coi là
đặc điểm cơ bản phân biệt thị trường bán lẻ với các thị trường giao dịch hàng hóa khác.
Thị trường bán lẻ cung cấp hàng hóa với những chủng loại đa dạng, nhãn hiệu
và có thể phục vụ mọi đối tượng khách hàng sinh sống ở các vùng địa lý khác nhau.
Hàng hóa trên thị trường bán lẻ có thể được phân thành hai loại:

• Nhóm các sản phẩm lương thực, thực phẩm và các loại hàng hóa liên quan (food
sector), bao gồm: lương thực (gạo, ngũ cốc, bột mì,…); thực phẩm(tươi sống hay đã
qua chế biến); đồ uống(rượu, bia, nước giải khát); .v.v.
• Nhóm các sản phẩm phi thực phẩm (non-food sector), bao gồm: đồ điện tử dân dụng
hay gia dụng; hóa mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe hay sắc đẹp; các sản
phẩm thời trang: hàng dệt, may, da giày…; văn phòng phẩm; sách báo; đồ chơi; máy
tính và các phần mềm máy tính; .v.v.
3. Phân loại các loại hình thức bán lẻ trên thị trường
Cách phân chia cơ bản nhất và được sử dụng nhiều nhất khi phân tích hay nghiên
cứu thị trường bán lẻ là phân loại dựa vào mô hình kinh doanh. Theo đó thị trường bán
lẻ bao gồm hai hình thức kinh doanh chính:
3.1 Hệ thống bán lẻ truyền thống

Biểu đồ I.1: Phân loại hệ thống bán lẻ truyền thống
Trong các mô hình bán lẻ truyền thống, chợ là hình thức bán lẻ sơ khai nhất, tồn
tại từ khi loài người bắt đầu thoát khỏi thời kỳ tự cung tự cấp và bắt đầu biết trao đổi
những thứ mình sản xuất thừa, không dùng đến. Trong xã hội hiện đại ngày nay chợ vẫn
tồn tại ở các quốc gia phát triển nhất tới các quốc gia kém phát triển.
3.2 Hệ thống bán lẻ hiện đại
Theocông ty nghiên cứu thị trường thuộc tập đoàn IBM (Hoa Kỳ) năm 2007,
Euromonitor và Nielsen 2008, hệ thống kinh doanh bán lẻ hiện đại gồm những mô
hình chính sau:
3.2.1 Trung tâm mua sắm (department store)
Trung tâm mua sắm là một tổ hợp thương mại lớn bao gồm các gian hàng bán lẻ
hàng hóa hay cung cấp dịch vụ.Tất cả những gian hàng này được bố trí dưới cùng một
mái vòm, cung cấp đa dạng các chủng loại mặt hàng từ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu
tới các hàng hóa lâu bền, bao gồm: quần áo, sản phẩm dệt may, giày dép, đồ điện tử, đồ
chơi, nội thất, phần mềm máy tính, trang sức, mỹ phẩm, dụng cụ thể thao, v.v. Trung
tâm mua sắm lớn nhất trên thế giới hiện nay là trung tâm Shinsegae Centum City của
tập đoàn Shinsegae (Hàn Quốc) đặt tại thành phố Busan.

3.2.2 Đại siêu thị (hypermarket)
Đại siêu thị là các mô hình kinh doanh bán lẻ có quy mô lớn nhất với tổng diện
tích sàn vào khoảng 30.000 mét vuông. Số mặt hàng bày bán có thể lên tới 25.000. Các
mặt hàng lương thực, thực phẩm chiếm từ một phần ba đến hai phần ba tổng số sản
phẩm bày bán. Tại các đại siêu thị, người tiêu dùng có thể mua sắm các mặt hàng khác
không nằm trong nhóm lương thực, thực phẩm như mỹ phẩm, các sản phẩm chăm sóc
sức khỏe.
3.2.3 Siêu thị (supermarket)
Siêu thị được xây dựng trên mô hình người mua sắm tự phục vụ. Diện tích sàn
của các siêu thị nằm trong khoảng từ 5.000 đến 30.000 mét vuông. Số loại sản phẩm
bày bán vào khoảng 15.000. Khoảng hai phần ba các sản phẩm bày bán trong siêu thị là

×