Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Khái quát chung về thuế nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.1 KB, 14 trang )

1. Khái quát chung về thuế nhập khẩu
1.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế nhập khẩu
Xét về phương diện kinh tế, thuế nhập khẩu được quan niệm là khoản đóng góp
bằng tiền của tổ chức, cá nhân vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, khi
họ có hành vi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ qua biên giới của một nước. Với cách tiếp
cận này, thuế nhập khẩu được quan niệm như là một quan hệ phân phối các nguồn lực
tài chính, phát sinh giữa các chủ thể là tổ chức, cá nhân nộp thuế với người thu thuế là
Nhà nước. Mặt khác, thuế nhập khẩu còn có thể được hiểu nhu là đòn bẩy kinh tế hay
biện pháp kinh tế để Nhà nước điều tiết trực tiếp đối với quá trình sản xuất, tiêu dùng
trong phạm vi mỗi quốc gia và chi phối một cách gián tiếp đối với hoạt động kinh tế
trên phạm vi khu vực và toàn cầu.
Xét trên phương diện pháp lý, thuế nhập khẩu là quan hệ pháp luật phát sinh giữa
Nhà nước (người thu thuế) với tổ chức, cá nhân (người nộp thuế), về việc tạo lập và
thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý cho các bên trong quá trình hành thu thuế nhập
khẩu. Quan hệ pháp luật này phát sinh từ cơ sở pháp lý là đạo luật thuế nhập khẩu do
Quốc hội ban hành mà hậu quả pháp lý chủ yếu của việc áp dụng đạo luật đó trong thực
tiễn là làm phát sinh quyền thu thuế cho Nhà nước và nghĩa vụ đóng thuế cho các tổ
chức, cá nhân là người nộp thuế.
Ở nhiều nước trên thế giới, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới với
nước ngoài được điều tiết và kiểm soát bởi hai công cụ chủ yếu là “hàng rào thuế quan”
và “hàng rào phi thuế quan”. Hàng rào thuế quan ở những nước này được hiểu thực
chất là thuế nhập khẩu đánh vào hàng hóa nhập khẩu, chức không bao gồm cả thuế xuất
khẩu đánh vào hàng hóa xuất khẩu như Việt Nam hay Trung Quốc. Do có quan niệm
khác nhau như trên giữa các nước về nội hàm khái niệm “thuế quan” nên chính sách
thuế quan của các nước cũng có sự khác nhau. Nhưng khái niệm thuế quan đươc Tổ
chức thương mại thế giới (WTO) định nghĩa đồng nhất với thuế nhập khẩu: “Thuế hải
quan đánh vào hàng hóa nhập khẩu gọi là thuế quan. Thuế quan tạo ra lợi thế về giá
cả cho hàng hóa sản xuất trong nước so với hàng hóa tương tự được nhập khẩu và đem
lại nguồn thu cho các chính phủ”.
Tuy nhiên, trên thực tế chưa có một định nghĩa đồng nhất, hoàn chỉnh mang tính
pháp lý về thuế nhập khẩu. Dựa trên Luật thuế xuất nhập khẩu, thuế nhập khẩu năm


1
2005 và Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005 thì thuế nhập khẩu có thể được định
nghĩa là loại thuế đánh vào hàng hóa được nhập khẩu vào “những khu vực trong lãnh
thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục
địa của Việt Nam, nơi Luật hải quan được áp dụng”. Từ định nghĩa này, có thể thấy
thuế nhập khẩu có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, thuế nhập khẩu có đối tượng chịu thuế là các hàng hóa được phép vận
chuyển qua biên giới. Khái niệm “hàng hóa” là đối tượng chịu thuế nhập khẩu có thể
hiểu theo nghĩa thông thường, bao gồm các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng do con
người sản xuất ra và được lưu thông trên thị trường bằng cách chuyển vào hoặc chuyển
ra khỏi biên giới của một nước. Trong xã hội hiện đại ngày nay, xuất hiện ngày càng
nhiều loại hàng hóa vô hình được chuyển vào hoặc đưa ra khỏi biên giới một nước
nhưng không phải bằng phương thức thông thường mà cơ quan Hải quan có thể kiểm
soát được. Ví dụ điển hình cho những loại hàng hóa này chính là những sản phẩm phần
mềm công nghệ thông tin được giao dịch hàng ngày qua mạng máy tính toàn cầu
(Internet). Ngoài ra, điểm rất đáng được lưu ý là những “dịch vụ” tuy cũng được xuất
khẩu, nhập khẩu trên thực tế giữa các quốc gia nhưng hầu như pháp luật về thuế của các
nước đều không đó là một phần trong đối tượng chịu thuế nhập khẩu. Có lẽ điều này
xuất phát từ sự khó khăn của các cơ quan công quyền trong việc kiểm soát hành vi xuất,
nhập khẩu “dịch vụ”.
Thứ hai, thuế nhập khẩu về bản chất là thuế gián thu, tuy nhiên, tính gián thu chỉ
có ý tương đối. Điều này thể hiện ở chỗ, khi một nhà nhập khẩu nộp thuế nhập khẩu và
tự tiêu dùng số hàng hóa nhập khẩu đó chứ không bán ra bên ngoài thì khi đó khoản
thuế nhập khẩu đã nộp có tính chất là thuế trực thu vì chính người nhập khẩu vừa là
người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế. Ngược lại, khi nhà nhập khẩu đã nộp thuế
nhập khẩu và bán lại số hàng hóa đó cho người khác thì số tiền thuế nhập khẩu đã nộp
chuyển sang cho người mua hàng chịu và khi đó, khoản thuế nhập khẩu này lại có tính
chất là thuế gián thu, vì người nộp thuế và người chịu thuế không phải là một. Sở dĩ có
điều này là vì theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 và Luật hải quan sửa
đổi, bổ sung năm 2005 thì không có sự phân biệt tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa

có mục đích kinh doanh và không kinh doanh.
2
Thứ ba, thuế nhập khẩu gắn liền với hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia
trong cùng thời kỳ bởi hoạt động ngoại thương là một trong những hình thức hoạt động
cơ bản của kinh tế đối ngoại mà thuế nhập khẩu là công cụ góp phần thực hiện vai trò
quản lý, kiểm soát hoạt động ngoại thương của Nhà nước. Việc tác động bằng thuế
nhập khẩu vào hàng hóa nhập khẩu không chỉ để tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
mà còn thể hiện cả những chủ trương, chính sách đối ngoại của nhà nước đó.
Thứ tư, thuế nhập khẩu được quản lý thu bởi cơ quan chuyên trách là cơ quan Hải
quan.
Thứ năm, thuế nhập khẩu bị chi phối bởi nhiều yếu tố đặc biết là yếu tố hội nhập
kinh tế quốc tế của quốc gia.
1.2. Vai trò của thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu là một công cụ quan trọng và cần thiết của mỗi nhà nước để thực
hiện các mục tiêu sau:
Thứ nhất, thuế nhập khẩu tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Cũng giống như bất kỳ loại thuế nào, thuế nhập khẩu có chức năng tạo nguồn thu
cho ngân sách nhà nước. Ở nước ta, trong những năm đầu của thập kỷ 90, do Nhà nước
có chính sách mở rộng hoạt động ngoại thương nên đã thúc đẩy các hoạt động xuất,
nhập khẩu hàng hóa phát triển. Theo đó, số thu về thuế suất, nhập khẩu cũng tăng
nhanh, chiếm tỷ trọng đáng kể (từ 25% đến 30%) trong tổng số thu về thuế và trở thành
khoản thu quan trọng của ngân sách Nhà nước. Những năm gần đây, trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại, Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế nhập
khẩu theo các cam kết quốc tế nhưng thuế nhập khẩu vẫn là nguồn động viên một phần
quan trọng cho ngân sách Nhà nước.
Thứ hai, thuế nhập khẩu là công cụ điều tiết hoạt động ngoại thương, hướng dẫn
tiêu dùng xã hội.
Thuế nhập khẩu là thuế gián thu, việc đánh thuế nhập khẩu cao hay thấp nó ảnh
hưởng đến giá cả, từ giá cả ảnh hưởng đến sức mua, qua đó nhà nước điều tiết hoạt
động ngoại thương và hướng dẫn tiêu dùng xã hội. Chẳng hạn, Nhà nước muốn giảm

bớt nhập khẩu các hàng hóa mà nhà nước không khuyến khích vì ảnh hưởng tới đời
sống, môi trường, đạo đức xã hội (ví dụ như rượu bia, thuốc lá, ô tô…), Nhà nước sẽ
3
đánh thuế nhập khẩu cao vào hàng hóa này dẫn đến giá bán của hàng hóa đó cao, người
tiêu dùng không dễ dàng thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình nên hạn chế tiêu dùng,
sức mua của hàng hóa đó giảm xuống. Như vậy buộc nhà nhập khẩu hàng hóa đó hạn
chế nhập khẩu vì nhập khẩu nhiều sẽ không tiêu thụ được.
Thứ ba, thuế nhập khẩu là công cụ hỗ trợ và bảo hộ nền sản xuất trong nước.
Thông qua thuế nhập khẩu, nhà nước gián tiếp tác động vào việc điều tiết sản xuất
trong nước. Thuế nhập khẩu đánh thuế ở mức khác nhau đối với từng loại hàng hóa
nhập khẩu, từ đó điều chỉnh khả năng cạnh tranh của hàng hóa chịu thuế trên thị trường
và từ đó tạo ra sự phân bổ lại nguồn lực trong các ngành sản xuất. Điều đó thể hiện như
sau: Khi một ngành sản xuất được nhà nước chú trọng đầu tư phát triển thì chính sách
thuế nhập khẩu dành cho nguyên liệu, máy móc, trang thiết bị sản xuất phải nhập khẩu
từ nước ngoài sẽ thấp trong khi thuế nhập khẩu đánh vào hàng hóa tiêu dùng lại cao
hơn.
So với các loại thuế nội địa khác như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế thu nhập cá nhân… thì thuế nhập khẩu có vai trò khá đặc thù, đó là bảo hộ nền sản
xuất trong nước, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước với hàng
hóa ngoại nhập. Điều này xuất phát từ đặc trưng cơ bản của thuế nhập khẩu là đánh vào
các hàng hóa nhập khẩu và sau đó được cấu thành trong giá cả của hàng hóa đó. Vai trò
này của thuế nhập khẩu được thể hiện như sau:
Đối với hàng hóa nhập khẩu, do bị đánh thuế nhập khẩu nên về lý thuyết, giá cả
của loại hàng hóa này trên thị trường nước nhập khẩu sẽ tăng lên, trong khi đó các hàng
hóa được sản xuất trong nước do không phải chịu thuế nhập khẩu nên giá thành sản
phẩm của loại hàng hóa này có xu hướng rẻ hơn và do đó có sức cạnh tranh cao hơn so
với hàng hóa ngoại nhập. Điều này cho thấy việc đánh thuế nhập khẩu thực chất là một
biện pháp để bảo hộ nền sản xuất trong nước, khi Chính phủ nhận thấy những bất lợi
nghiên về phía các hàng hóa được sản xuất từ các doanh nghiệp trong nước. Đối với
nước ta có một số ngành công nghiệp non trẻ cần được đầu tư, về lâu dài nó có khả

năng sinh lợi và phát triển cần được sự bảo hộ trong khoảng thời gian nhất định. Nhà
nước cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho nó phát triển đồng
thời có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho nó phát triển đồng thời có
chính sách thuế quan có tính bảo hộ hợp lý ngành sản xuất trong nước đó theo tinh thần
4
bảo hộ có chọn lọc – có điều kiện và có thời hạn, phù hợp với tiến trình hội nhập quốc
tế.
Ngoài ra, thuế nhập khẩu còn là cơ sở cho việc đàm phán trong thương mại quốc
tế. Đối với những nước kinh tế phát triển, thuế nhập khẩu còn có mục tiêu chính trị: áp
dụng chính sách thuế quan ưu đãi với một số quốc gia thân thiện hoặc sử dụng nó như
biện pháp trả đũa trong chính sách đối ngoại hoặc gây sức ép chính trị với quốc gia
khác.
2. Khái quát chung về pháp luật thuế nhập khẩu
Pháp luật về thuế nhập khẩu dùng để chỉ tập hợp các quy phạm pháp luật do Nhà
nước ban hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đăng ký,
kê khai, tính thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế và xử lý các vi
phạm, tranh chấp về thuế nhập khẩu, phát sinh giữa Nhà nước với người nộp thuế.
Xét vè phương diện hình thức, pháp luật về thuế nhập khẩu bao gồm các văn bản
quy phạm pháp luật như văn bản luật, nghị quyết của Quốc hội, nghị định và nghị quyết
của Chính phủ, quyết định và chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, quyết định, thông tư và
chỉ thị của các bộ… Còn xét trên phương diện nội dung, pháp luật về thuế nhập khẩu lại
bao hàm các vấn đề chủ yếu như phạm vi áp dụng (được thể hiện qua các quy định về
chủ thể nộp thuế và đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu nộp thuế nhập khẩu),
căn cứ tính thuế nhập khẩu, chế độ miễn giảm thuế nhập khẩu và hoàn thuế nhập khẩu,
xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về thuế nhập khẩu.
Ngày nay, trong bối cảnh tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế đang
trở thành xu hướng toàn cầu thì việc hình thành, thực hiện các điều ước quốc tế có liên
quan đến thuế nhập khẩu là điều tất yếu. Do đó, nội hàm của khái niệm thuế nhập khẩu
không chỉ quy định trong pháp luật quốc gia mà còn bao hàm cả quy định trong pháp
luật quốc tế có liên quan trực tiếp đến thuế nhập khẩu như Hiệp định CEPT (Common

Effective Preferential Tariff – Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung), Hiệp đinh
thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp định WTO… Nguồn của pháp luật thuế nhập
khẩu còn là các điều ước song phương hoặc đa phương khác mà quốc gia tham gia hoặc
ký kết. Những hiệp định này sau khi có hiệu lực sẽ được áp dụng trực tiếp ngay cho các
5

×