Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Thực thi quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp trong lĩnh vực ngân sách nhà nước – thực trạng và giải pháp hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.6 KB, 1 trang )

Lời mở đầu
Ngân sách nhà nước (NSNN) là một bộ phận cơ bản, là khâu chủ đạo, có vị trí, vai trò
đặc biệt quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia, đồng thời cũng là công cụ tài chính
để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý đối với hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước
trong từng giai đoạn phát triển. Chính vì lí do đó, pháp luật đã quy định cho Quốc hội và
Hội đồng nhân dân (HĐND)_những cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, đại diện
cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân_thẩm quyền tối cao trong việc
quyết định những vấn đề quan trọng nhất trong lĩnh vực ngân sách của Nhà nước (Quốc
hội) và địa phương (Hội đồng nhân dân). Ở Việt Nam, vấn đề phân cấp quản lý ngân sách
này đã được đề cập trong Luật Ngân sách nhà nước năm 1996 và được quy định rõ ràng cụ
thể hơn trong Luật Ngân sách nhà nước năm 2002. Theo tinh thần của sự phân cấp đó, Hội
đồng nhân dân các cấp được trao cho những quyền hạn quan trọng trong lĩnh vực ngân
sách.
Sau khoảng 6 năm thực hiện quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2002, việc thực thi
quyền hạn về quản lý ngân sách thuộc cấp mình của Hội đồng nhân dân đã đạt được một
số những kết quả tích cực đáng ghi nhận. Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động này vẫn còn
tồn tại không ít hạn chế và bất cập. Vậy thực trạng thực thi quyền hạn của Hội đồng nhân
dân các cấp trong lĩnh vực ngân sách nhà nước hiện nay như thế nào, những giải pháp gì có
thể đưa ra để khắc phục những điểm hạn chế còn tồn tại ? Hy vọng với bài viết đề tài
“Thực thi quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp trong lĩnh vực ngân sách nhà
nước – thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, chúng tôi sẽ phần nào giải quyết được
những vấn đề này.

×