Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.4 KB, 81 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện công trình nghiên cứu, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình và vô cùng quý báu từ các thầy cô, gia đình, bạn bè
và đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình, nghiêm túc và khoa
học của thầy giáo PGS.TS Hoàng Phước Hiệp.
Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trường Đại học
Luật Hà Nội, các anh chị em học viên Cao học khoá XVII và các đồng nghiệp
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Học viên
Trần Thị Thu Trà
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành bản Luận văn này, tác giả có tham
khảo một số bài viết, các tài liệu của các tác giả khác, các nguồn trích dẫn,
tham khảo đã được chỉ ra trong danh mục tài liệu tham khảo. Các số liệu, ví
dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài
chính theo quy định của trường Đại học Luật Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị trường Đại học Luật Hà Nội
xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Trần Thị Thu Trà
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thế kỉ XX, thương mại quốc tế đã chuyển từ hệ thống chính trị
đa cực dựa trên sự liên kết giữa các quốc gia sang một hệ thống hợp tác về
mặt kinh tế mang tính chất khu vực với những nét đặc trưng riêng. Điều
không thể tránh khỏi của sự hợp tác tăng cường thông qua các thoả thuận


song phương, khu vực và quốc tế là sự xuất hiện các tranh chấp liên quan đến
việc giải thích và thực hiện các thoả thuận quốc tế. Theo đó, một cơ chế đáng
tin cậy cho việc giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh đã trở nên cần
thiết để đảm bảo chức năng hiệu quả và liên tục của các thoả thuận quốc tế
này. Trong những năm qua, các cơ chế giải quyết tranh chấp nói chung và giải
quyết tranh chấp thương mại nói riêng đã phát triển từ các cơ chế tương đối
đơn giản dựa trên con đường ngoại giao như đã đề ra trong GATT, đến các cơ
chế mang tính chất pháp lý dựa trên việc xét xử được tìm thấy trong WTO.
Các hiệp định song phương và khu vực hay các thiết chế khu vực chẳng hạn
như NAFTA, EU đã thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp dựa trên quy trình
xét xử ở các mức độ khác nhau.
Từ sau Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất vào năm 1976,
ASEAN đã dẫn đầu việc tạo ra một khối thương mại khu vực trong khu vực
Đông Nam Á, hợp tác và phát triển kinh tế giữa các nước trong khu vực
ASEAN bắt đầu được quan tâm. Đã có nhiều văn kiện pháp lý về kinh tế -
thương mại được ký kết trong khuôn khổ ASEAN trong thời kì này như: Thoả
thuận ưu đãi thương mại (PTA) năm 1977, Chương trình liên doanh công
nghiệp ASEAN (AIJV) năm 1983, Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu
tư năm 1987,… Tuy nhiên, trong thời kì đầu liên kết kinh tế, mức độ hợp tác
diễn ra chậm bởi thời kì này ASEAN coi hợp tác khu vực nói chung và hợp
tác an ninh chính trị nói riêng là biện pháp quan trọng để hoà bình ổn định
khu vực, coi đây là nền tảng cho những bước hợp tác quan trọng trong tương
lai của ASEAN. Phải tới đầu những năm 90, hợp tác phát triển kinh tế khu
vực mới được chú trọng và có những bước tiến đáng kể. Tại Hội nghị thượng
đỉnh lần thứ 4 tại Singapore năm 1992, các nước ASEAN đã thông qua Tuyên
bố Singapore, Hiệp định khung về tăng cường hợp tác ASEAN và đặc biệt là
quyết định thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) trên cơ sở
Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEFT), tiếp
đó là hành loạt các điều ước quốc tế khác được ký kết trong lĩnh vực kinh tế -
thương mại của ASEAN (Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ năm 1995,

Hiệp định khung ASEAN về hợp tác về quyền sở hữu trí tuệ năm 1995, Hiệp
đinh cơ bản về hợp tác công nghiệp năm 1996,…). Cũng như trong các khối
thương mại khác, trước sự phát triển nhanh chóng của hoạt động hợp tác kinh
tế trong khuôn khổ ASEAN, yêu cầu thiết yếu cần phải xây dựng một cơ chế
giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực này một cách hiệu quả và
khả thi. Việc nghiên cứu về cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN trong
giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. Do vậy, tác giả đã chọn đề tài “Cơ chế
giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á” cho luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hợp tác giữa các quốc gia ASEAN ngày càng được mở rộng ở nhiều
lĩnh vực và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt là lĩnh vực thương mại
với mục tiêu nỗ lực hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN thành Cộng đồng
kinh tế vào năm 2020. Song song với điều đó là một loạt các tranh chấp phát
sinh từ việc giải thích, thực hiện hay áp dụng các hiệp định, thoả thuận được
ký kết song phương hoặc đa phương. Hiện nay, trong giáo trình luật quốc tế
của các cơ sở đào tạo luật chưa đề cập đến cơ chế giải quyết tranh chấp kinh
tế - thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cả về phương diện lý
luận và thực tiễn. Còn trong các công trình khoa học trên các tạp chí chuyên
ngành như Tạp chí Luật học, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,… đã đề cập tới
cơ chế trên tuy nhiên các công trình nghiên cứu này mới chỉ nghiên cứu cơ
chế giải quyết tranh chấp nói chung của ASEAN chứ chưa nghiên cứu sâu cơ
chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế - thương mại của ASEAN.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của luận văn
a. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu sự phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp
kinh tế - thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (sau đây gọi tắt
là cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của ASEAN) xuất phát từ mô hình
ngoại giao là chủ yếu sang một hệ thống dựa trên các quy định pháp luật với
tham chiếu cụ thể là bối cảnh ASEAN. Từ đó có cơ sở khoa học để đánh giá

pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại của Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á, cụ thể là đánh giá mức độ việc thông qua Nghị định thư về tăng
cường giải quyết tranh chấp năm 2004 để từ đó có thể tiến hành giải quyết các
vụ tranh chấp thương mại phát sinh trong khu vực.
Bên cạnh đó, Luận văn cũng nghiên cứu xác định các triển vọng và
thách thức mà ASEAN phải đối mặt trong việc thực hiện cơ chế giải quyết
tranh chấp thương mại của mình dựa trên việc so sánh với cơ chế giải quyết
tranh chấp thương mại trong các hiệp định thương mại khác. Mặt khác, Luận
văn xem xét cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của Việt Nam hiện nay,
phương hướng và một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật Việt
Nam về giải quyết tranh chấp thương mại để hài hoà hoá với cơ chế giải quyết
tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN.
b. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề giải quyết các tranh
chấp thương mại phát sinh giữa các quốc gia luôn được nhìn nhận là lĩnh vực
phức tạp. Mặt khác, với sự phát triển của quan hệ quốc tế hiện nay, thực tiễn
của hoạt động giải quyết các tranh chấp thương mại ở các tổ chức quốc tế nói
chung và của ASEAN nói riêng đã và đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần được
quan tâm nghiên cứu. Bản luận văn không đề cập được đến tất cả các vấn đề
mà chỉ tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Những vấn đề lý luận cơ bản về giải quyết tranh chấp kinh tế - thương
mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Triển vọng và thách thức của
ASEAN trong việc thực thi cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của khu
vực mình dựa trên việc so sánh với cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại
trong các hiệp định thương mại khác.
- Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN
- Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thương
mại của Việt Nam
c. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích và những nhiệm vụ đặt ra, luận văn đã được

tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: phương pháp lịch sử,
phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp liệt kê, phương
pháp tổng hợp,… Đặc biệt, các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của khoa
học pháp lý như: phương pháp phân tích, phương pháp quy nạp và diễn dịch,
phương pháp so sánh,… được sử dụng chủ yếu trong luận văn.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Qua quá trình nghiên cứu, luận văn góp phần làm rõ hơn sự phát triển
của cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của ASEAN và pháp luật của
ASEAN về giải quyết tranh chấp thương mại, tạo cơ sở khoa học để làm rõ và
bước đầu hoàn thiện pháp luật quốc gia về giải quyết tranh chấp thương mại
quốc tế.
Về mặt thực tiễn, luận văn giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về cơ
chế giải quyết tranh chấp thương mại của ASEAN. Từ đó có những kiến thức
cơ bản về cơ chế này trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của khu vực nói
chung và của Việt Nam nói riêng.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế
- thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Chương 2: Pháp luật và thực tiễn vận hành cơ chế giải quyết tranh chấp
kinh tế - thương mại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Chương 3: Một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật
Việt Nam để đáp ứng cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của
ASEAN
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
KINH TẾ - THƯƠNG MẠI CỦA HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG
NAM Á
1.1. TỔNG QUAN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CƠ

CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ - THƯƠNG MẠI CỦA HIỆP
HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
Trong thập kỷ đầu mới thành lập, hoạt động của ASEAN chủ yếu tập
trung vào các vấn đề văn hoá, chính trị và tăng cường mối quan hệ hiểu biết
lẫn nhau để củng cố, hợp tác phát triển mối quan hệ đoàn kết trong khu vực
Đông Nam Á. Các quốc gia thành viên cố tránh các va chạm, căng thẳng, các
tranh chấp, xung đột chủ yếu được giải quyết thông qua thương lượng, hòa
giải hoặc theo cơ chế chung của hệ thống pháp luật quốc tế [2]. Thời kỳ này,
ASEAN chưa có một cơ chế giải quyết tranh chấp riêng trong khu vực. Tuyên
bố Băng - kốc năm 1967 ghi nhận khẳng định bước đầu của các nước ASEAN
cùng nhau thúc đẩy hoà bình, ổn định khu vực thông qua việc tôn trọng công
lý, các nguyên tắc pháp luật trong quan hệ giữa các quốc gia và Hiến chương
của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, Tuyên bố này chủ yếu nhấn mạnh vào sự hợp
tác trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các quốc gia thành viên
ASEAN mà chưa thực sự đề ra một cơ chế giải quyết tranh chấp rõ rệt cho
các tranh chấp giữa các nước này.
Thập kỷ sau, các hoạt động thương mại có chiều hướng chuyển sang
thương mại quốc tế và khu vực. Hàng loạt các văn kiện về hợp tác kinh tế khu
vực đã được ký kết giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Tiếp theo Tuyên bố
Băng - kốc năm 1967, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á đã được
ký kết tại Bali (Indonesia) ngày 23-24/2/1976 (còn được gọi tắt là Hiệp ước
Bali hoặc TAC). Đúng như tên gọi của Hiệp ước, mục đích của Hiệp ước này
là duy trì nền hoà bình vĩnh viễn, thúc đẩy sự thân thiện và hợp tác lâu bền
góp phần tăng cường tình đoàn kết và quan hệ chặt chẽ giữa các nước tham
gia Hiệp ước. TAC được đánh giá là văn kiện quan trọng, đề ra các nguyên
tắc cơ bản tạo nền tảng cho các quan hệ hợp tác bền vững giữa các quốc gia
thành viên ASEAN. Đồng thời, TAC cũng quy định nguyên tắc giải quyết
tranh chấp bằng biện pháp hoà bình và đưa ra cơ chế chung giải quyết các
tranh chấp trên các lĩnh vực hợp tác an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội…của
ASEAN. Do đó, trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp, TAC được đánh giá là

bộ quy tắc chỉ đạo cho ra đời một cơ chế chung để giải quyết tranh chấp giữa
các quốc gia thành viên ASEAN. Tuy nhiên, với cơ chế quy định tại TAC thì
vai trò của ASEAN chưa thật sự trở thành “bánh xe chính” trong quá trình
giải quyết tranh chấp của khu vực.
Cùng với sự phát triển đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế quốc tế và
khu vực, số lượng các thoả thuận hợp tác kinh tế giữa các quốc gia thành viên
ASEAN ngày càng nhiều. Đồng thời, các tranh chấp, bất đồng liên quan đến
việc áp dụng và thực thi các cam kết kinh tế thương mại trong khu vực ngày
càng gia tăng và làm nảy sinh nhu cầu xây dựng một cơ chế giải quyết một
cách hiệu quả các tranh chấp thương mại trong khu vực Đông Nam Á [18].
Sau khi thành lập Khu vực mậu dịch tự do AFTA, sự cần thiết phải có
một cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại hiệu quả trong khu vực trở nên
rõ ràng. Hiệp định CEFT-AFTA chỉ cung cấp cho các nước thành viên sự
tham khảo khi các nước thành viên đối mặt với sự khác biệt liên quan tới việc
giải thích hay áp dụng Hiệp định bởi trong nội dung của Hiệp định có rất ít
hướng dẫn cho các bên trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh. Tại cuộc
họp lần thứ 3 vào tháng 12 năm 1992, các thành viên ASEAN đã đưa một cơ
chế giải quyết tranh chấp vào chương trình nghị sự của Hội đồng AFTA. Vào
năm 1995, Hội nghị Bộ trưởng kinh tế AEM kêu gọi tăng cường một số cơ
chế phối hợp hợp tác kinh tế ASEAN, đặc biệt liên quan đến các cam kết của
các thành viên ASEAN hướng tới việc thực hiện Hiệp định CEFT-AFTA.
Theo đó, các quyết định chính thức mang tính chất hợp tác được ban hành bởi
ASEAN đã được bổ sung bởi một cơ chế dựa trên các nguyên tắc pháp lý
nhiều hơn để đảm bảo tính minh bạch và bền vững của quá trình hợp tác kinh
tế khu vực. Các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhất trí thiết lập một cơ chế giải
quyết tranh chấp của ASEAN bằng việc ký kết thông qua Nghị định thư về cơ
chế giải quyết tranh chấp vào ngày 20 tháng 11 năm 1996 tại Manila
(Philippine) (sau đây gọi tắt là Nghị định thư năm 1996), đưa ra một cơ chế
giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN.
ASEAN được thành lập với nhiệm vụ bảo đảm hoà bình, an ninh và

xây dựng một nền kinh tế. Trong hai thập kỉ đầu tiên tồn tại, chính trị và an
ninh là mối quan tâm chính trong các chương trình nghị sự. Tuy nhiên, từ
những năm 1970, hợp tác về kinh tế đã trở thành ưu tiên hàng đầu của
ASEAN với các bước đi quan trọng đã được thực hiện nhằm giảm các rào cản
trong khu vực để gia tăng dòng chảy thương mại và đầu tư. Phản ánh sự phát
triển hội nhập kinh tế khu vực, khu vực ASEAN đang hiện diện những cơ hội
đáng kể để đem lại sự thịnh vượng cho khu vực. Năm 2003, các nhà lãnh đạo
ASEAN đã thông qua Hiệp ước Bali II, theo đó Hiệp ước kêu gọi thành lập
Cộng đồng ASEAN (Asean Community – AC) vào năm 2020. Cộng đồng
ASEAN sẽ bao gồm ba trụ cột liên quan đến an ninh – chính trị, văn hoá – xã
hội và các vấn đề kinh tế. Trụ cột thứ ba - Cộng đồng kinh tế ASEAN ( Asean
Economic Community – AEC) được dự kiến sẽ tiến xa hơn, không chỉ là một
khu vực thương mại tự do mà còn tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất thực
sự, phần nào tương tự như Liên minh Châu Âu (European Union – EU), tổ
chức được đặc trưng bởi dòng chảy tự do hàng hoá, dịch vụ và lao động có
tay nghề cao. Xuất phát từ những thiếu sót của Nghị định thư năm 1996 và
quyết định đi đến thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2020, việc
thiết lập một cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại mới để tăng cường,
củng cố cho cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại hiện có của ASEAN đã
trở nên cấp thiết và rõ ràng. Các nước ASEAN đồng thuận chấp nhận việc sửa
đổi Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại hiện có để đảm bảo rằng các
quyết định ràng buộc có thể được thực hiện khẩn trương và chỉ dựa vào các
yếu tố pháp lý đối với các vụ tranh chấp thương mại nội khối ASEAN.
Trong năm 2004, các nước thành viên ASEAN đã thông qua một Nghị
định thư mới về cơ chế giải quyết tranh chấp, được gọi là Nghị định thư
ASEAN về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp (sau đây gọi tắt là Nghị
định thư năm 2004). Với việc thông qua Nghị định thư năm 2004, ASEAN đã
thực hiện một bước quan trọng trong việc tạo ra một hệ thống xét xử riêng
biệt dựa trên các nguyên tắc mang tính pháp lý khác với hệ thống tập trung
vào việc hoà giải như trước đây. Theo hệ thống trước đó, quá trình hoà giải là

việc mang lại một giải pháp mà mỗi bên tranh chấp sẽ lựa chọn để chấp nhận.
Nếu có bất đồng, các bên chỉ cần đặt vấn đề sang một bên và không đồng ý
với cách giải quyết đó. Thay vào đó, quá trình xét xử mới xác định các quyền
và nghĩa vụ của các bên tranh chấp. Cách tiếp cận này cho thấy quá trình giải
quyết tranh chấp là một quá trình xử lý mang tính kỷ luật cao mà Ban hội
thẩm thực hiện phán quyết một cách khách quan về hoạt động bất kỳ nào đó
của một số nước thành viên mà không phù hợp với việc áp dụng hiệp định.
Nghị định thư năm 2004 thay thế và xây dựng dựa trên Nghị định thư
năm 1996 cung cấp rất nhiều điều khoản quy định chi tiết về tư vấn, thủ tục
Ban hội thẩm, thảo luận. Đồng thời Nghị định thư năm 2004 cũng đưa ra
thêm thủ tục mới, chẳng hạn như tài liệu tham khảo về Ban hội thẩm, bên
khiếu nại, bên thứ ba và Cơ quan phúc thẩm. Thật vậy, việc thành lập Cơ
quan phúc thẩm là sự phát triển quan trọng nhất của Nghị định thư năm 2004.
Việc ký kết Nghị định thư năm 2004 về tăng cường giải quyết tranh
chấp thương mại đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tăng cường
thế chế của ASEAN và đây là bước mới nhất trong quá trình hợp pháp hoá
các cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại trong ASEAN. Nghị định thư
2004 đồng thời cũng là một bước rất quan trọng để ASEAN tiến tới thành lập
một Cộng đồng kinh tế (AEC) vào năm 2020. Nghị định thư năm 2004 đánh
dấu giai đoạn cuối cùng của quá trình chuyển đổi từ cách thức giải quyết tranh
chấp thông qua con đường ngoại giao là chủ yếu sang cách thức giải quyết
tranh chấp thông qua con đường xét xử dựa trên các nguyên tắc pháp lý chặt
chẽ.
Ngày 20/11/2007 đánh dấu một sự kiện quan trọng trong lịch sử ASEAN
khi các nhà Lãnh đạo ASEAN đã ký thông qua Hiến chương ASEAN tại Hội
nghị Cấp cao ASEAN-13 ở Singapore. Hiến chương ASEAN chính thức có
hiệu lực từ ngày 15/12/2008. Sự ra đời của Hiến chương ASEAN phản ánh sự
trưởng thành của Hiệp hội, thể hiện tầm nhìn và quyết tâm mạnh mẽ của các
nước thành viên nhằm mục tiêu xây dựng một ASEAN hoà bình, ổn định và
phát triển với vị thế mới hơn, liên kết chặt chẽ hơn và ràng buộc pháp lý hơn.

Đồng thời, Hiến chương cũng dành một chương quy định về việc giải quyết
tranh chấp, hệ thống hoá những thoả thuận trước kia của ASEAN và tạo cơ cở
pháp lý việc xây dựng và hoàn thiện các cơ chế giải quyết tranh chấp trong
mọi lĩnh vực của ASEAN.
Hiến chương ASEAN được đánh giá là một sản phẩm mang đậm nét
truyền thống văn hoá của các quốc gia Đông Nam Á, là tiếng nói chung phản
ánh mức độ “thống nhất trong đa dạng” về một Cộng đồng ASEAN ngày
càng gắn kết và ràng buộc hơn về pháp lý để giúp duy trì môi trường hòa bình
và ổn định ở khu vực, hỗ trợ đắc lực cho các nước thành viên phát triển kinh
tế - xã hội cũng như hội nhập khu vực và quốc tế. Về cơ bản, nội dung của
Hiến chương không phải là những vấn đề hoàn toàn mới mà đó là sự đúc kết
và hệ thống hóa trong một văn kiện pháp lý những mục tiêu, nguyên tắc và
thỏa thuận đã có của ASEAN, có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình
mới [9]. Thông qua Hiến chương, ASEAN và các quốc gia thành viên nêu rõ
cam kết về việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản đã được nêu trong các tuyên
bố và các văn kiện của ASEAN. Đó là các nguyên tắc như tôn trọng độc lập,
chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, ra quyết định
bằng tham vấn và đồng thuận…
Với cách tiếp cận đó, trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp, nhiều quy
định về các cơ chế giải quyết tranh chấp quy định trong Hiến chương ASEAN
cũng được tổng hợp và hệ thống hoá từ các văn kiện khác của ASEAN. Ví dụ,
nguyên tắc giải quyết tranh chấp kịp thời bằng biện pháp hoà bình, kiềm chế
không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực khi có tranh chấp, tôn trọng sự
thoả thuận... đã được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc, TAC năm
1976, được tái khẳng định trong Nghị định thư năm 1996, Nghị định thư năm
2004 và tiếp tục được sử dụng trong Nghị định thư năm 2010. Một số biện
pháp giải quyết tranh chấp mang tính truyền thống của ASEAN như môi giới,
trung gian, hoà giải cũng đã được quy định trong Nghị định thư năm 2004,
Hiến chương ASEAN và lại được quy định một cách cụ thể hơn, hoàn thiện
hơn trong Nghị định thư năm 2010 cùng các phụ lục của Nghị định thư năm

2010.
Điều 22 Hiến chương ASEAN khẳng định ASEAN sẽ duy trì và thiết
lập các cơ chế giải quyết tranh chấp trong tất cả các lĩnh vực hợp tác của
ASEAN. Khi nói về “các lĩnh vực hợp tác của ASEAN”, người ta có thể nghĩ
đến các lĩnh vực hợp tác về kinh tế, văn hoá xã hội, chính trị, an ninh quốc
phòng… Đó cũng là lý do để các nhà lãnh đạo các quốc gia thành viên
ASEAN cùng nhau xây dựng ASEAN với 3 trụ cột chính (bao gồm Cộng
đồng an ninh - chính trị ASEAN, Cộng đồng kinh tế ASEAN và Cộng đồng
văn hoá xã hội ASEAN); tương ứng với đó là các Hội đồng (Hội đồng cộng
đồng an ninh - chính trị ASEAN, Hội đồng cộng đồng kinh tế ASEAN và Hội
đồng cộng đồng văn hoá xã hội ASEAN) [18]. Trong lĩnh vực hợp tác ngoại
khối, ASEAN cũng khẳng định ASEAN sẽ phát triển các mối quan hệ hợp tác
thân thiện, đối thoại cùng có lợi với các quốc gia, khu vực, các tổ chức quốc
tế và các thể chế quốc tế [16]. Song, các cơ chế giải quyết tranh chấp trong
Hiến chương ASEAN lại không chia theo các lĩnh vực hợp tác đó. Vì vậy, khi
muốn giải quyết một tranh chấp nào đó người ta phải tìm theo các văn kiện
của ASEAN để xem lĩnh vực đang tranh chấp đó có được quy định trong các
văn kiện cụ thể nào của ASEAN không, thuộc quy định nào của Hiến chương
ASEAN, từ đó mới xem xét các quy định về các cơ chế giải quyết tranh chấp
phù hợp. Đây cũng là một trong những nét đặc thù trong các cơ chế giải quyết
tranh chấp của ASEAN theo Hiến chương ASEAN, với phương châm duy trì
các cơ chế giải quyết tranh chấp đã có và thiết lập thêm các cơ chế giải quyết
tranh chấp cho phù hợp với yêu cầu mới.
Khi nói đến một cơ chế giải quyết tranh chấp người ta thường nghĩ đến
tổng thể thống nhất các cơ quan giải quyết tranh chấp, cách thức, trình tự, thủ
tục giải quyết tranh chấp và việc thi hành phán quyết giải quyết tranh chấp.
Tuy nhiên, Hiến chương ASEAN lại có một cách tiếp cận hơi khác. Mặc dù
Hiến chương có một chương quy định về giải quyết tranh chấp và có những
điều khoản cụ thể quy định về các cơ chế giải quyết tranh chấp trong các văn
kiện của ASEAN, nhưng các quy định này chỉ dừng lại ở việc đề ra những

nguyên tắc chung trong giải quyết tranh chấp và phân ra những loại tranh
chấp nào thì áp dụng các loại cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định tại
các văn bản nào để giải quyết. Toàn bộ các vấn đề về cách thức, trình tự, thủ
tục giải quyết tranh chấp cũng như việc thi hành phán quyết giải quyết tranh
chấp… được quy định trong các văn bản cụ thể về giải quyết tranh chấp hoặc
trong các văn kiện cụ thể khác của ASEAN.
Với tất cả những mục tiêu, tôn chỉ đưa ra, Hiến chương ASEAN khẳng
định “các quốc gia thành viên sẽ nỗ lực giải quyết hoà bình và kịp thời tất cả
các tranh chấp thông qua đối thoại, tham vấn và thương lượng [2]. Khi có
tranh chấp xảy ra, các bên tranh chấp có quyền lựa chọn các biện pháp giải
quyết tranh chấp thông qua con đường ngoại giao hay tài phán, thông qua bên
thứ ba, trung gian, hoà giải, trọng tài. Các bên cũng có quyền viện dẫn những
hình thức giải quyết hoà bình các tranh chấp được quy định tại Điều 33 Hiến
chương Liên hợp quốc hoặc các văn bản luật quốc tế khác mà bên tranh chấp
là quốc gia thành viên đã tham gia [2]. Đối với các tranh chấp liên quan tới
các văn kiện cụ thể cũng như các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và
áp dụng các văn kiện được ký kết trong khuôn khổ ASEAN sẽ được giải
quyết thông quan cơ chế, thủ tục mà Hiến chương đã quy định trực tiếp hoặc
dẫn chiếu về các văn kiện trước đây của ASEAN.
Hiến chương ASEAN đã phân loại tranh chấp mức độ liên quan đến các
văn kiện của ASEAN để xác định cơ chế giải quyết tranh chấp cho phù hợp.
Theo đó: (i) Với các tranh chấp liên quan đến một văn kiện cụ thể sẽ áp dụng
cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định trong văn kiện đó; (ii) Các tranh
chấp chung không liên quan đến việc áp dụng hoặc giải thích bất kỳ một văn
kiện nào của ASEAN sẽ áp dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp của TAC;
(iii) Các tranh chấp liên quan đến các thoả thuận kinh tế sẽ áp dụng các cơ chế
giải quyết tranh chấp của Nghị định thư năm 2004. Tuy nhiên, nếu những
tranh chấp không thuộc 3 dạng tranh chấp kể trên. Ví dụ tranh chấp giữa hai
quốc gia thành viên ASEAN với nhau (không liên quan đến ASEAN hay các
quốc gia thành viên khác), tranh chấp liên quan đến lĩnh vực văn hoá - xã hội,

tranh chấp liên quan đến lĩnh vực an ninh, chính trị nhưng không thuộc phạm
vi áp dụng của TAC và các quy tắc về thủ tục giải quyết tranh chấp của TAC
hoặc tranh chấp liên quan đến việc giải thích, áp dụng Hiến chương và các
văn kiện khác của ASEAN… thì lại chưa có cơ chế giải quyết cụ thể và chưa
được quy định cụ thể trong Hiến chương hoặc các văn kiện khác của ASEAN.
Trong khi đó, thì phần lớn các yêu cầu thắc mắc liên quan đến việc giải
thích Hiến chương đều liên quan đến các vấn về mang tính thực tiễn thực hiện
Hiến chương chứ không chỉ đơn thuần là các tranh chấp giữa các quốc gia
thành viên ASEAN [25]. Điều 25 của Hiến chương chỉ quy định chung chung
rằng nếu không có quy định cụ thể nào khác, các quốc gia thành viên được
thiết lập các cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp, bao gồm cả hình thức
trọng tài để giải quyết những tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp
dụng Hiến chương hoặc các văn kiện khác của ASEAN. Các văn kiện khác
của ASEAN ở đây có thể hiểu là các văn kiện không quy định các cơ chế giải
quyết tranh chấp riêng hoặc các tranh chấp liên quan đến các văn kiện này
không được quy định ở bất kỳ văn bản nào. Tuy nhiên, Hiến chương không
quy định các “cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp” đó là các cơ chế nào,
quy trình thủ tục tiến hành ra sao. Do đó, tháng 4 năm 2010 tại Hà Nội, các
nhà Lãnh đạo ASEAN đã thông qua một văn kiện quan trọng đó là Nghị định
thư của Hiến chương ASEAN về cơ chế giải quyết tranh chấp (sau đây gọi tắt
là Nghị định thư năm 2010). Sự ra đời của Nghị định thư năm 2010 nhằm góp
phần khắc phục những “khoảng trống” trong khung cơ chế giải quyết tranh
chấp quy định tại Hiến chương ASEAN. Theo đó, các cơ chế này nhằm giải
quyết các tranh chấp nảy sinh từ những bất đồng do sự nhận thức khác nhau
trong quá trình thực hiện Hiến chương ASEAN và các công cụ của nó. Có 4
cách để giải quyết tranh chấp gồm: Trọng tài, môi giới, trung gian, hòa giải.
Các bên thứ ba có thể tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp nếu như
các bên có tranh chấp đồng ý. Văn kiện này được gọi là Nghị định thư của
Hiến chương ASEAN về các cơ chế giải quyết tranh chấp.
Ngay trong phần mở đầu của Nghị định thư năm 2010, các quốc gia

thành viên đã khẳng định mong muốn ASEAN trở thành một tổ chức pháp
quyền (rules- based organization) với các cơ chế giải quyết tranh chấp tin cậy,
hiệu quả và có thể thực hiện được nhằm giải quyết tranh chấp một cách kịp
thời, hiệu quả. Tại đây, nguyên tắc giải quyết tranh chấp hoà bình của Hiến
chương ASEAN lại được nhắc lại, làm cơ cở cho các quy định và thủ tục giải
quyết tranh chấp của Nghị định thư.
Các Ngoại trưởng đã thông qua về nguyên tắc dự thảo Nghị định thư
về Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN nhằm cụ thể hóa quy định
trong Điều 25 của Hiến chương ASEAN, hướng tới xây dựng một cơ chế
giải quyết tranh chấp chung của ASEAN. Điểm đáng chú ý là ASEAN đã
xây dựng quy chế trọng tài trong giải quyết tranh chấp, phù hợp với Hiến
chương ASEAN.
1.2. KHÁI NIỆM CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG
MẠI CỦA ASEAN
Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại trong của ASEAN
cũng tương tự như cơ chế giải quyết tranh chấp của các tổ chức quốc tế khác,
đó là tổng thể thống nhất các cơ quan giải quyết tranh chấp, cách thức, trình
tự, thủ tục giải quyết tranh chấp và việc thi hành phán quyết giải quyết tranh
chấp.
1.3. NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp truyền thống của ASEAN đó là các
tranh chấp giữa các quốc gia thành viên cần được giải quyết bằng biện pháp
hoà bình, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau trên cơ sở hợp tác
hiệu quả giữa các bên, tôn trọng nguyên tắc thoả thuận, kiềm chế không sử
dụng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực khi có tranh chấp. Về biện pháp giải
quyết tranh chấp, nhìn chung các văn kiện của ASEAN đều ghi nhận và
khuyến khích các bên quyết tâm và có thiện ý ngăn ngừa không để nảy sinh ra
các tranh chấp. Cụ thể:
Trong Hiệp ước Bali I năm 1976 (TAC), khi có tranh chấp phát sinh, TAC
khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng trước khi

lựa chọn biện pháp khác.
Các bên tranh chấp có thể lựa chọn các biện pháp giải quyết tranh chấp
như:
- Đàm phán;
- Lựa chọn một trong các biện pháp nêu tại Điều 33 Hiến chương liên
hợp quốc;
- Giải quyết thông qua tiến trình khu vực bằng việc thành lập Hội đồng
cấp cao để giải quyết.
Trong Nghị định thư năm 1996: Cấu trúc pháp lý của Nghị định thư năm
1996 gồm hai phần: phần giải quyết tranh chấp theo kênh tài phán và phần
giải quyết tranh chấp theo kênh ngoài tài phán. Các biện pháp giải quyết tranh
chấp theo kênh ngoài tài phán, về cơ bản không có gì xa lạ với chúng ta, đó là
các giải pháp vẫn thường được áp dụng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp
thương mại – đầu tư ở các nước (chủ yếu là thương lượng, trung gian, hoà
giải) được thống nhất đưa vào Nghị định thư năm 1996 để áp dụng chung.
Trong Hiến chương ASEAN, các biện pháp giải quyết tranh chấp khá đa
dạng. Các bên tranh chấp có thể sử dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp
khác nhau như đề nghị bên thứ ba, hoà giải, trung gian hoặc trọng tài. Việc
lựa chọn một phương thức giải quyết tranh chấp nào đó tuỳ thuộc vào ý chí
của các bên tranh chấp. Các Bên tranh chấp cũng có thể yêu cầu Chủ tịch
ASEAN hoặc Tổng thư ký ASEAN làm bên thứ ba, hoà giải hoặc trung gian.
Các bên có thể lựa chọn biện pháp giải quyết tranh chấp nào đó vào bất kỳ
thời điểm nào trong quá trình tranh chấp. Ngoài ra, các bên có thể viện dẫn
các hình thức giải quyết tranh chấp được quy định tại Điều 33 của Hiến
chương Liên hợp quốc hoặc các văn bản luật quốc tế khác mà các quốc gia
thành viên ASEAN là bên tranh chấp tham gia miễn là các phương thức giải
quyết tranh chấp này đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của ASEAN là giải quyết
bằng hình thức “hoà bình”.
Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc quy định các biện pháp giải
quyết tranh chấp mà các bên có thể lựa chọn; bao gồm:

- Đàm phán trực tiếp;
- Các biện pháp giải quyết mang tính thương lượng thông qua bên thứ ba
như môi giới, điều tra, trung gian, hoà giải;
- Các biện pháp giải quyết mang tính tài phán như giải quyết bằng trọng
tài hoặc toà án quốc tế.
1.4. PHẠM VI THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Nghị định thư năm 2004 xác định rõ các quy tắc và thủ tục giải quyết
tranh chấp sẽ áp dụng đối với những loại tranh chấp nào. Cụ thể, đó là các
tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng các hiệp định được quy
định trong Phụ lục 1 của Nghị định thư và các hiệp định kinh tế của ASEAN
trong tương lai (gọi chung là các hiệp định được áp dụng). Phụ lục 1 của Nghị
định quy định 6 hiệp định được áp dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp theo
PEDSM đó là Hiệp định đa biên về các quyền thương mại trong các dịch vụ
chưa đưa vào tiến trình đàm phán giữa các nước ASEAN năm 1971, Hiệp
định về Các thoả thuận ưu đãi thương mại ASEAN năm 1977, Bản ghi nhớ về
các thỏa thuận trao đổi giữa các nước ASEAN năm 1977, Hiệp định bổ sung
cho bản ghi nhớ về các thỏa thuận trao đổi giữa các nước ASEAN năm 1978,
Hiệp định bổ sung thứ 2 cho bản ghi nhớ về các thỏa thuận trao đổi giữa các
nước ASEAN năm 1979, Hiệp định về Dự trữ an toàn lương thực ASEAN
năm 1979.
Điều 24, Chương 3 Hiến chương ASEAN cũng quy định nếu không có
quy định cụ thể nào khác thì các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc
áp dụng các hiệp định kinh tế ASEAN sẽ được giải quyết theo Nghị định thư
năm 2004. Điều 1 của Nghị định thư năm 2004 có nội dung hoàn toàn phù
hợp với quy định nêu trên. Như vậy, phạm vi áp dụng của Nghị định thư năm
2004 khá rộng, có thể bao trùm lên các quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại
vốn đã được quy định trong các văn kiện cụ thể và một số văn kiện có quy
định về việc giải quyết tranh chấp. Đến nay, các nước ASEAN đã ký kết
nhiều hiệp định kinh tế; trong đó có các hiệp định quan trọng như Hiệp định
khung về tăng cường hợp tác kinh tế của ASEAN, Hiệp định về chương trình

ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(CEPT/AFTA), Hiệp định khung về dịch vụ (AFTA), Hiệp định khung về sở
hữ trí tuệ, Hiệp định về khu vực đầu tư ASEAN (AIA), Hiệp định khung về
hợp tác công nghiệp toàn diện ASEAN (AICO), Hiệp định khung ASEAN
điện tử,… Các văn kiện này đều lấy Nghị định thư năm 2004 làm cơ sở nền
tảng cho việc giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại.
Để tránh trường hợp xung đột luật áp dụng, Nghị định thư năm 2004 đã
dự liệu hai trường hợp sau: một là, nếu có sự khác biệt trong quy định về quy
tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp giữa PEDSM với các quy định của hiệp
định được áp dụng thì sẽ áp dụng các quy định của hiệp định được áp dụng;
hai là, nếu có sự khác biệt giữa các cơ chế giải quyết tranh chấp trong các
hiệp định được áp dụng thì các bên thương lượng với nhau để lựa chọn cơ chế
giải quyết phù hợp. Nếu không thương lượng được thì có thể đưa ra Hội nghị
các quan chức cao cấp về kinh tế SEOM quyết định.
Ngoài ra, Khoản 3 Điều 1 của Nghị định thư năm 2004 khẳng định cơ
chế giải quyết tranh chấp của ASEAN không ảnh hưởng đến quyền của các
quốc gia thành viên trong việc tìm kiếm những giải pháp hoà bình tại các diễn
đàn quốc tế khác vào bất kì lúc nào trước khi Hội nghị các quan chức cao cấp
về kinh tế SEOM ra quyết định thành lập Ban hội thẩm. Ví dụ, các nước
ASEAN đồng thời là thành viên của WTO có thể đưa vụ việc ra giải quyết
theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
Khác với Nghị định thư năm 2004, Điều 2 của Nghị định thư năm 2010
quy định Nghị định thư này được áp dụng để giải quyết các tranh chấp liên
quan đến việc giải thích hoặc áp dụng 03 loại văn kiện:
- Hiến chương ASEAN;
- Các văn kiện khác của ASEAN trừ trường hợp đã có quy định các biện
pháp giải quyết tranh chấp cụ thể nào đó;
- Các văn kiện khác của ASEAN có quy định về việc sẽ áp dụng Nghị
định thư năm 2010 hay một phần của Nghị định thư năm 2010. Nghị định thư
năm 2010 tôn trọng ý chí của các bên tranh chấp trong việc lựa chọn các cơ

chế giải quyết tranh chấp.
Ngay cả khi một văn kiện nào đó của ASEAN có quy định biện pháp
giải quyết tranh chấp cụ thể nhưng nếu các bên tranh chấp thống nhất áp dụng
cơ chế giải quyết của Nghị định thư năm 2010 thì Nghị định thư vẫn được áp
dụng.
Điểm cần lưu ý ở đây là cần phải hiểu thế nào là những tranh chấp liên
quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Hiến chương và các văn kiện khác của
ASEAN. Liệu có phải bất kỳ thắc mắc, yêu cầu nào liên quan đến việc giải
thích Hiến chương đều áp dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp quy định tại
Nghị định thư năm 2010 hay không, trong khi Hiến chương ASEAN đã có
một điều quy định về việc giải thích Hiến chương. Cụ thể, Điều 51 Hiến
chương ASEAN quy định:
1. Nếu có đề nghị của bất kỳ quốc gia thành viên nào, Ban thư ký ASEAN
sẽ có trách nhiệm giải thích Hiến chương phù hợp với các quy định về thủ tục
mà Hội đồng điều phối ASEAN quy định.
2. Bất đồng liên quan đến việc giải thích Hiến chương sẽ được giải quyết
dựa trên các điều khoản liên quan trong Chương VIII của Hiến chương.
Như vậy, khi phát sinh một vấn đề liên quan đến việc giải thích Hiến
chương, quốc gia thành viên có thể đề nghị Ban thư ký ASEAN giải thích
Hiến chương theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Hiến chương ASEAN. Nếu
việc giải thích đó không đáp ứng được yêu cầu của quốc gia, hoặc vẫn có bất
đồng liên quan đến việc giải thích Hiến chương thì áp dụng các cơ chế giải
quyết tranh chấp quy định tại Chương VIII của Hiến chương ASEAN và Nghị
định thư năm 2010 có thể được áp dụng theo quy định tại Điều 25 Hiến
chương.
1.5. CÁC BÊN TRANH CHẤP – ĐỐI TƯỢNG CHÍNH CỦA CƠ
CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ - THƯƠNG MẠI CỦA
ASEAN
ASEAN là một tổ chức liên chính phủ nên Nghị định thư về tăng cường
cơ chế giải quyết tranh chấp chỉ áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa các

Chính phủ, không áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa doanh nghiệp với
Chính phủ hoặc doanh nghiệp với doanh nghiệp. Như vậy, các doanh nghiệp,
dù có quyền và lợi ích trực tiếp bị xâm hại, không thể tự khởi động thủ tục
giải quyết tranh chấp mà phải thông qua Chính phủ của mình. Thủ tục giải
quyết tranh chấp của ASEAN chỉ giới hạn trong các nước thành viên và các
cá nhân không được phép tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp.
1.6. CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP – BỘ PHẬN CẤU
THÀNH QUAN TRỌNG CỦA CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
KINH TẾ - THƯƠNG MẠI CỦA ASEAN
Tương tự như WTO, ASEAN cũng không thành lập cơ quan chuyên
trách để giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh mà quy định cho một
số cơ quan trong bộ máy của mình kiêm nhiệm thêm chức năng giải quyết
tranh chấp, đó là Hội nghị bộ trưởng kinh tế AEM, Hội nghị quan chức kinh
tế cao cấp SEOM và Ban thư ký. Trong trường hợp cần thiết, ASEAN sẽ
thành lập một cơ quan giúp việc có tính chất adhoc là Ban hội thẩm Panel.
* Hội nghị bộ trưởng kinh tế (ASEAN Economic Ministers – AEM):
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong giải quyết tranh chấp, Quyết định
của AEM là quyết định chung thẩm.
* Hội nghị quan chức kinh tế cao cấp (Senior Economic Officials
Meetings – SEOM): Là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nhưng
quyết định của SEOM không có giá trị chung thẩm và các bên có thể kháng
cáo. Tương tự như cơ quan giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement Body –
DSB) của WTO, SEOM có quyền thiết lập Ban hội thẩm, thông qua báo cáo
của Ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm, giám sát việc thi hành các kết luận
và khuyến nghị trong báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm đã
được SEOM thông qua và cho phép tạm ngừng ưu đãi và các nghĩa vụ khác
theo các hiệp định liên quan [11].
* Ban hội thẩm:
- Thành phần của Ban hội thẩm: Ban hội thẩm do SEOM thành lập, bao
gồm những cá nhân có trình độ thuộc các cơ quan chính phủ hoặc phi chính

phủ, bao gồm cả những người đang tiến hành điều tra hoặc đệ trình vụ việc
tranh chấp lên Ban hội thẩm, những người đang làm việc trong Ban thư ký,
những người giảng dạy hoặc xây dựng luật, chính sách thương mại quốc tế,
họ cũng có thể là quan chức chính sách thương mại cấp cao của các nước
thành viên. Tuy nhiên, công dân các nước thành viên có liên quan đến tranh
chấp không được tham gia vào Ban hội thẩm giải quyết tranh chấp đó, trừ phi
có sự đồng ý của các bên liên quan đến tranh chấp. Thành viên Ban hội thẩm
phải được lựa chọn kĩ, đảm bảo mỗi thành viên có tính độc lập, có kiến thức
và có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực.
Để hỗ trợ cho việc lựa chọn thành viên Ban hội thẩm, Ban thư ký
ASEAN lập và duy trì một bản danh sách trên cơ sở đề cử của các nước thành
viên, gồm các cá nhân có đủ tiêu chuẩn thuộc các cơ quan chính phủ và phi
chính phủ. Các thành viên của Ban hội thẩm sẽ được lựa chọn từ danh sách
này một cách thích hợp. Các nước thành viên có thể định kỳ giới thiệu tên của
các cá nhân từ các cơ quan chính phủ hoặc phi chính phủ để đưa vào danh
sách với các thông tin liên quan đến kiến thức của các cá nhân đó về thương
mại quốc tế, về những lĩnh vực hoặc nội dung của các hiệp định liên quan, tên
của những người này sẽ được bổ sung vào danh sách sau khi có sự chấp thuận
của SEOM. Bản danh sách phải chỉ rõ chuyên môn và kinh nghiệm của từng
cá nhân trong lĩnh vực này hay các vấn đề thuộc các hiệp định được áp dụng.
Ban hội thẩm sẽ bao gồm 3 thành viên, trừ phi trong vòng 10 ngày kể
từ ngày thành lập Ban hội thẩm, nếu các bên tranh chấp đồng ý, Ban hội thẩm
có thể được bao gồm 5 thành viên. Các nước thành viên sẽ được thông báo
kịp thời về thành phần Ban hội thẩm. Khi tranh chấp yêu cầu phải lựa chọn
một Ban hội thẩm mới, các thành viên của Ban hội thẩm sẽ được chỉ định cụ
thể đối với trường hợp đặc biệt. Người được phê duyệt là thành viên Ban hội
thẩm phải là cá nhân thuộc các cơ quan chính phủ hay phi chính phủ có năng
lực chuyên môn tốt về thương mại quốc tế và các lĩnh vực hoặc đối tượng của
hiệp định, đã từng làm việc hoặc phục vụ cho Ban thư ký ASEAN, giảng dạy
hoặc xuất bản sách báo về luật hay chính sách thương mại quốc tế, hoặc đã

từng là quan chức cao cấp về chính sách thương mại của một nước thành viên.
Ban thư ký ASEAN sẽ đề cử các thành viên của Ban hội thẩm với các bên
tranh chấp, các bên tranh chấp không được phản đối các hội thẩm viên được
đề cử trừ khi có những lý do bắt buộc. Thủ tục này cung cấp sự hình thành
nhanh chóng Ban hội thẩm. Trong các đề cử của Ban hội thẩm, cá nhân công
dân của nước thành viên ASEAN được ưu tiên, người mang quốc tịch của
nước thành viên mà Chính phủ là một trong các bên tranh chấp sẽ không tham
gia Ban hội thẩm liên quan đến vụ tranh chấp đó, trừ phi các bên tranh chấp
có thoả thuận khác. Nếu trong vòng 20 ngày kể từ ngày SEOM ra quyết định
thành lập Ban hội thẩm mà không có sự nhất trí về thành viên của Ban hội
thẩm, theo yêu cầu của bất kì bên nào, Tổng Thư ký ASEAN sau khi tham
khảo ý kiến của SEOM phải xác định thành phần của Ban hội thẩm bằng việc
chỉ định các hội thẩm viên mà Tổng thư ký ASEAN cho là phù hợp nhất, sau
khi tham khảo ý kiến của các bên tranh chấp và phù hợp với các quy tắc hoặc
thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung có liên quan của hiệp định có liên quan đang có
tranh chấp. Thủ tục này được tiến hành trong điều kiện nhất định, cụ thể là
trong vòng 10 ngày.
* Ban thư ký
Ban thư ký có trách nhiệm trợ giúp Ban hội thẩm và Cơ quan phúc
thẩm, đặc biệt là các yếu tố về pháp lý, lịch sử và thủ tục của các vấn đề được
giải quyết, đồng thời hỗ trợ về mặt thư ký và kỹ thuật. Ban thư ký là đầu mối
tiếp nhận tất cả các tài liệu có liên quan đến tranh chấp và xử lý các tài liệu
này một cách thích hợp. Bên cạnh đó, Ban thư ký ASEAN sẽ hỗ trợ SEOM
trong việc giám sát và theo dõi việc thực hiện các kết luận và khuyến nghị
trong báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm đã được SEOM thông
qua. Trên cơ sở tham vấn với SEOM, Ban thư ký ASEAN sẽ cập nhật danh

×