Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

bảo hiểm dấn sự và Bảo hiểm xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.24 KB, 14 trang )

Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể tham gia vào hợp
đồng bảo hiểm giữa bên mua bảo hiểm và bên bán bảo hiểm, theo đó bên mua bảo
hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm
cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trong đó bảo hiểm dân sự và
hợp đồng bảo hiểm xã hội là hai loại hình bảo hiểm đều được điều chỉnh bàng các
văn bản pháp luật, theo đó các quan hệ bảo hiểm được giao kết giữa doanh nghiệp
bảo hiểm được giao kết bằng hợp đồng với chủ thể mua bảo hiểm là các cá nhân tổ
chức.
I/ Khái niệm bảo hiểm dấn sự và Bảo hiểm xã hội
1/ Bảo hiểm dân sự
Đây là một loại hình bảo hiểm mà hoạt động của nó như một ngành kinh
doanh dịch vụ và đã xuất hiện từ rất lâu đời trên thế giới, nhưng cho tới nay vẫn
chưa có tên gọi thống nhất. Theo pháp luật Việt Nam thì loại bảo hiểm này được
quy định trong Bộ luật dân sự và hợp đồng bảo hiểm được coi là một trong những
hợp đồng dân sự thông dụng. Mặt khác đa phần các quan hệ của loại bảo hiểm này
đều hình thành từ ý chí tự nguyện cam kết của các chủ thể ( trừ một số trường hợp
nhằm đảm bảo lợi ích và an toàn chung của toàn xã hội ). Tính tự nguyện cam kết
của các bên chủ thể trong loại bảo hiểm này đã được các văn bản pháp luật về bảo
hiểm dân sự của nhà nước ta quy định:
“ Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm
phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho
bên được bảo hiểm khi xảy ra sư kiện bảo hiểm ’’ ( Điều 567 BLDS năm 2005 )
“ Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và bên kinh doanh
bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo
hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường chongười bảo
hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm ( Khoản 1 Điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm )
Khi các bên chủ thể đã tự nguyện thiết lập với nhau một hợp đồng bảo
hiểm, thì từ thời điểm đó có hiệu lực pháp luật sẽ phát sinh quan hệ bảo hiểm.
Theo đó phát sinh giữa các bên các quyền và các nghĩa vụ thuộc về đời sống dân
sự của người tham gia và quan hệ bảo hiểm này là hệ quả của hợp đồng dân sự.
Hay nói cách khác hợp đồng bảo hiểm là một hợp đồng dân sự, là phương tiện


pháp lý, theo đó các chủ thể thiết lập với nhau một quan hệ bảo hiểm.
Tuy nhiên, các nước trên thế giới khi quy định về loại bảo hiểm này đã xác
định theo các tên gọi khác nhau. Trong đó bên nhận bảo hiểm chỉ phải thực hiện
việc chi trả tiền bảo hiểm, khi người được bảo hiểm chịu rủi ro bất thường nên có
một số nước gọi là bảo hiểm rủi ro. Mặt khác bản chất của loại bảo hiểm này như
một ngành kinh doanh và đối tượng của bảo hiểm đa phần là những rủi ro xảy ra
trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại nên có nước gọi là bảo
hiểm kinh doanh hoặc bảo hiểm thương mại.
Xét về bản chất thì loại bảo hiểm này được hình thành một cách tự nguyện,
chỉ bảo hiểm các tổn thất bất thường ( rủi ro ), mang đậm tính kinh doanh, chủ yếu
là bảo hiểm các hoạt đọng rủi ro trong kinh doanh, thương mại. Vì vậy có thể cho
rằng , bảo hiểm dân sự, bảo hiểm rủi ro, bảo hiểm kinh doanh, bảo hiểm thương
mại chỉ là một.
Hoạt động bảo hiểm dân sự là một hoạt động kinh doanh, bên cạnh mục
đích kinh doanh, bảo hiểm dân sự còn mang mục đích bảo hiểm xã hội. Hoạt động
bảo hiểm dân sự là sự kết hợp hài hòa giữa tính kinh doanh và tính nhân đạo, tính
cộng đồng hướng tới việc ổn định đời sống xã hội, ổn định sản xuất ngay cả khi
xảy ra các biến cố, rủi ro.
Như vậy chúng ta có thể đưa ra khái niệm về bảo hiểm dân sự như sau: Bảo
hiểm dân sự là tổng hợp các hoạt động kinh doanh về lĩnh vực bảo hiểm được nhà
nước xác định và điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật, theo đó các quan hệ bảo
hiểm được hình thành từ các hợp đồng bảo hiểm được giao kết giữa doanh nghiệp
bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm với mục đích bên nhận bảo hiểm bù đắp
những tổn thất tài chính khi họ gặp rủi ro.
Là loại hình bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự mà
người được bảo hiểm phải thực hiện theo luật dân sự. Tổ chức bảo hiểm nhân danh
người được bảo hiểm nhận trách nhiệm bồi thường cho người bị tổn thất. Người
được bồi thường không phải là người được bảo hiểm, không phải là một trong hai
bên hợp đồng bảo hiểm, mà là người thứ ba được ghi nhận trong hợp đồng bảo
hiểm. Người được bảo hiểm trách nhiệm dân sự đáng lẽ phải được bồi thường tổn

thất, nhưng được tổ chức bảo hiểm nhận trách nhiệm bồi thường thay, nên không
phải bồi thường bất cứ tổn thất nào, mà chỉ bồi thường theo luật định hoặc theo
phán quyết của toà án.
Ví dụ : Trong bảo hiểm bắt buộc Trách nhiệm dân sự của người kinh doanh
vận tải hàng hóa dễ cháy, dễ nổ trên đường thủy nội địa thì người thứ ba là những
người bị thiệt hại về thân thể, tài sản do phương tiện thủy nội địa gây ra, trừ những
người sau: Chủ phương tiện, người lái phương tiện, hoa tiêu và thuyền viên của
phương tiện ,hành khách
2/ bảo hiểm xã hội
Về mặt học thuật đã có rất nhiều tác giả đưa ra khái niệm về bảo hiểm xã
hội, cụ thể là:
“ Bảo hiểm xã hội là một chế định pháp định, bảo vệ người lao động, sử dụng
nguồn tiền đóng góp của người lao động nếu có và được sự tài trợ, bảo hộ của nhà
nước nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình trong trường hợp
bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, thai sản, thất nghiệp hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật hoặc
chết ’’
“ Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với
người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao
động hoặc mất việc làm bằng cách hình thành và sử dụng một quỹ tài chính tập
trung do sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động, nhằm đảm
bảo an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần vào đảm bảo an
toàn xã hội ’’
“ Dưới góc độ pháp lý, bảo hiểm xã hội là tổng hợp các quy định của nhà
nước để điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội hình thành trong lĩnh vực bảo đảm
trợ cấp nhằm ổn định đời sống cho người lao động khi họ gặp những rủi ro, hiểm
nghèo trong quá trình lao động hoặc khi già yếu không có khả năng lao động ’’
“ Bảo hiểm xã hội là quá trình tổ chức và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung
được tồn tích dần do sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động
dưới sự điều tiết của nhà nước nhằm đảm bảo phần thu nhập thỏa mãn những nhu

cầu thiết yếu của người lao động và gia đình họ khi gặp những biến cố làm giảm
hoặc mất thu nhập theo lao động ’’
Dưới góc độ pháp lý, thì bảo hiểm xã hội là hệ thống các chế độ bảo hiểm
do nhà nước quy định mà người lao động hoặc gia đình họ được hưởng khi gặp các
biến cố làm mất hoặc giảm thu nhập từ lao động. “ Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm
thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc
mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp,
hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội ’’ ( Khoản 1
Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội).
Tóm lại, nếu căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của
nước ta về bảo hiểm xã hội và nhìn nhận một cách tổng quan nhất: Bảo hiểm xã
hội là một quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng quan hệ pháp luật tạo thành một
chế định pháp luật về bảo hiểm, nhằm đảm bảo an toàn về đời sống cho người lao
động và gia đình của họ bằng cách cơ quan bảo hiểm dùng nguồn tài chính là quỹ
bảo hiểm xã hội, bao gồm một phần từ nguồn thu phí bảo hiểm, một phần từ nguồn
ngân sách nhà nước để trợ cấp vật chất cho người lao động và gia đình của họ
trong những trường hợp người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường từ
lao động.
II. Sự khác biệt giữa bảo hiểm dân sự và bảo hiểm xã hội
1. Về nội dung, tính chất giữa bảo hiểm dân sự và bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm dân sự bù đắp tất cả các tổn thất do tài sản, thân thể, tính mạng bị
thiệt hại cho người được bảo hiểm, thậm chí đảm nhận cả trách nhiệm dân sự thay
cho người tham gia bảo hiểm nếu các tổn thất hoặc trách nhiệm dân sự là rủi ro
được bảo hiểm. Vì vậy, nội dung bảo hiểm của bảo hiểm dân sự rất rộng, đa dạng
và thường được xác định theo từng hợp đồng bảo hiểm cụ thể. Trong khi đó bảo
hiểm xã hội chỉ bảo hiểm các nội dung theo các chế độ bảo hiểm đã được pháp luật
xác định trước ( ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,tử tuất,
hưu trí, thất nghiệp).
Bảo hiểm dân sự chủ yếu mang tính thỏa thuận thương lượng giữa các chủ thể
tham gia vào hợp đồng bảo hiểm, bên cạnh đó thì vẫn có những hợp đồng bảo hiểm

×