Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Khái quát về Liên hợp quốc và vấn đề cải tổ Liên hợp quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.78 KB, 14 trang )

I. LỜI MỞ ĐẦU
Liên hợp quốc – tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh, với tôn chỉ ngăn
chặn chiến tranh và xung đột, giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới là một
trong những thiết chế quốc tế quan trọng nhất của thế kỉ XX nói riêng và
của toàn nhân loại nói chung. Kể từ khi thành lập, LHQ đã có những đóng
góp to lớn trong công cuộc giữ gìn hòa bình, cho sự nghiệp giải phóng dân
tộc, cứu trợ nhân đạo, .... Tuy nhiên do những biến động phức tạp gần đây
của tình hình thế giới, tổ chức này đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn
đề thuộc về lòng tin của các quốc gia về vai trò duy trì hoà bình và khả
năng đối phó với những thách thức mới và cũ về an ninh, phát triển như
khủng bố, đói nghèo, dịch bệnh và môi trường…thực trạng đó đã và đang
khiến cho Liên hợp quốc phải nỗ lực tìm kiếm các biện pháp cải tổ hệ
thống Liên hợp quốc cho phù hợp với tình hình mới. Yêu cầu cải tổ Liên
hợp quốc xuất hiện như là một yêu cầu khách quan của thời đại.
II. NỘI DUNG
1. Khái quát về Liên hợp quốc và vấn đề cải tổ Liên hợp quốc:
1.1. Khái quát về tổ chức Liên hợp quốc:
Liên hợp quốc chính thức ra đời vào ngày 24 tháng 10 năm 1945, khi
Hiến chương Liên hợp quốc được Trung Hoa dân quốc, Pháp, Liên Xô, Anh,
Hoa Kì và đa số các quốc gia kí trước đó phê chuẩn. Theo Hiến chương Liên
hợp quốc, các quốc gia sáng lập đã quyết tâm thiết lập LHQ thành một tổ chức
quốc tế toàn cầu với mục tiêu hàng đầu là bảo đảm một nền hòa bình và trật tự
thế giới bền vững. Mục đích của Liên hợp quốc được quy định tại Điều 1 Hiến
chương Liên hợp quốc như sau:
1. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế... (khoản 1);
2. Phát triển những quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng
nguyên tắc bình đẳng, dân tộc tự quyết (Khoản 2);
3. Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế
như kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền tự do cơ
1
bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn


giáo (khoản 3).
4. Trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc nhằm
đạt được những mục đích nói trên.
Trải qua những bước thăng trầm, Liên hợp quốc đã có rất nhiều nỗ lực
nhằm thực hiện những tôn chỉ, mục đích của mình. Từ con số 50 thành viên, số
thành viên của Liên hợp quốc hiện nay đã lên đến con số 191 thành viên. Hoạt
động của Liên hợp quốc dựa trên cơ sở những nguyên tắc được quy định tại
Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc:
1. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia thành viên.
(khoản 1).
2. Nguyên tắc các thành viên Liên hợp quốc phải thực hiện đầy đủ những
nghĩa vụ theo quy định của Hiến chương. (khoản 2).
3. Nguyên tắc các thành viên của Liên hợp quốc phải giải quyết các tranh
chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình. (khoản 3).
4. Nguyên tắc không được đe dọa bằng vũ lực hay sử dụng vũ lực đê
chống lại quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất
cứ quốc gia nào... (khoản 4).
5. Nguyên tắc Liên hợp quốc không được phép can thiệp vào công việc
thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia thành viên nào. (khoản 7)
Về cơ cấu hoạt động, Liên hợp quốc gồm sáu cơ quan chính là: Đại
hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế - xã hội, Hội đồng quản thác, Tòa
án quốc tế và Ban thư kí.
Các mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc mang tính bao
quát, phản ánh mối quan tâm toàn diện của các quốc gia. Các quan tâm ưu tiên
này thay đổi tùy theo sự chuyển biến cán cân lực lượng chính trị bên trong tổ
chức này. Liên hợp quốc là tổ chức đa phương toàn cầu đầu tiên có những hoạt
động thực chất và có nhiều cố gắng trong việc phối hợp và điều tiết các mối
quan hệ giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền trên nguyên tắc tôn trọng chủ
quyền bình đẳng của các quốc gia. Một đặc điểm nổi bật khác của Liên hợp
2

quốc là tổ chức này phản ánh sự dàn xếp và cân bằng quyền lực giữa các cường
quốc thắng trận. Thực tế này được thể hiện trong cơ chế hoạt động của Hội
đồng bảo an LHQ – cơ quan chấp hành có thực quyền nhất của LHQ đảm
nhiệm trách nhiệm quan trọng nhất của LHQ là duy trì hòa bình và an ninh
quốc tế. Để bảo đảm lợi ích và thu hút ự tham gia của các cường quốc, Hội
đồng bảo an LHQ là cơ quan duy nhất dành cho 5 cường quốc quyền phủ quyết
(veto) khi thông qua các nghị quyết, quyết định của Hội đồng. Quyền hạn của
Hội đồng bảo an tập trung vào hai lĩnh vực hoạt động chính là giải quyết hòa
bình các tranh chấp quốc tế và tiến hành các biện pháp cưỡng chế.
Việt Nam tham gia Liên hợp quốc vào năm 1977, qua thời gian, Việt
Nam đã và đang có nhiều đóng góp quan trọng đối với tổ chức quốc tế lớn nhất
thế giới này. Tháng 1 năm 2008, Việt Nam trở thành thành viên không thường
trực của Hội đồng bảo an LHQ – trung tâm quyết sách của LHQ và tháng 7
năm đó đã trở thành Chủ tịch của Hội đồng này. Vị thế của Việt Nam không
ngừng được nâng cao trên trường quốc tế.
1.2 . Cải tố Liên hợp quốc- yêu cầu tất yếu và khách quan.
Kể từ khi thành lập đến nay, Liên hợp quốc đã đóng vai trò quan trọng
trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế, xây dựng mối quan hệ hữu nghị
giữa các quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo được thực hiện bởi trường Đại
học Columbia, kể từ khi thành lập, Liên hợp quốc đã góp phần làm giảm 40%
những cuộc xung đột bạo lực, 80% những cuộc xung đột gây đổ máu nhiều
nhất, 80% những cuộc diệt chủng và thanh lọc chính trị. Liên hợp quốc đã
thành công ở hai phần ba các chiến dịch giữ tìn hòa bình của mình.
Tuy nhiên trong bối cảnh thế giới mới hiện nay, khi mà chiến tranh lạnh
đã kết thúc, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ dẫn tới sự phụ thuộc giữa
các quốc gia ngày càng tằng và cùng với nó là sự nổi lên của chủ nghĩa đơn
phương trong quan hệ quốc tế và sự mất cân bằng trong trật tự pháp lí quốc tế.
Những thay đổi trong quan niệm của các nước về chủ quyền quốc gia, về việc
sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
3

Trong khi đó, hoạt động của các cơ quan của Liên hợp quốc đặc biệt là
Hội đồng Bảo an lại không đáp ứng được yêu cầu thay đổi của bối cảnh quốc tế
và thực tiễn cho thấy rằng các cuộc xung đột vẫn không ngừng xảy ra, các hoạt
động khủng bố, việc sử dụng dụng các loại vũ khí hóa học, hay các cuộc thử vũ
khí hạt nhân….vẫn tiếp diễn ở các vùng miền khác nhau trên thế giới mà chưa
có một giải pháp nào giải quyết những vấn đề này. Những thất bại, chậm trễ
đối trong việc can thiệp vào nạn diệt chủng ở Rwanda, Congo, tình trạng đạo
đức của binh lính giữ gìn hòa bình, những bê bối trong các chương trình viện
trợ nhân đạo, tình trạng thiếu hiệu năng do cơ chế quan liêu, …đã và đang ảnh
hưởng nặng nề tới uy tín cũng như hiệu quả hoạt động của liên hợp quốc.
Chính vì vậy, xuất phát từ yêu cầu khách quan của bối cảnh quan hệ quốc tế và
yếu tố chủ quan trong nội tại các cơ quan của Liên hợp quốc, cần phải cải tổ
Liên hợp quốc một cách toàn diện và triệt để.
Trong lịch sử, Liên hợp quốc đã từng biết đến ba cuộc cải cách nhỏ: lần
đầu vào năm 1956, khi các quốc gia quyết định tăng số lượng của Hội đồng
bảo an từ 11 lên 15, lần hai và lần ba vào 1965 và 1973 với quyết định tăng số
thành viên của Hội đồng kinh tế- xã hội từ 18 lên 27 và từ 27 lên 54. Từ đầu
những năm 90, các nước thành viên Liên hợp quốc đã tích cực thảo luận về
việc cải tổ Liên hợp quốc nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động, tăng dân chủ
hóa, minh bạch, tiết kiệm hơn. Các nội dung cải tổ gồm: tăng cường vai trò của
Đại hội đồng, cải tổ Hội đồng Bảo an, Ban thư ký, phương thức làm việc, tài
chính... Phiên họp toàn thể Cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 60 tháng
9/2005 có tham vọng cải tổ “trọn gói” Liên hợp quốc trên 3 cụm vấn đề chính
là: (i) Vấn đề phát triển và thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ; (ii) Cải tổ bộ
máy Liên hợp quốc (Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế Xã
hội...); (iii) Cải tổ Ban Thư ký và phương thức hoạt động
* Về phát triển và thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs): Phiên toàn thể
cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 60 tháng 9/2005 kêu gọi các quốc
gia, cộng đồng quốc tế có cam kết mạnh mẽ và cụ thể hơn như: hoàn thành
MDGs đúng hạn vào 2015; các nước phát triển phải tăng hỗ trợ tài chính và kỹ

4
thuật và có kế hoạch thực hiện nghĩa vụ giành 0,7% GNP cho ODA; phấn đấu
giành 50 tỷ USD cho ODA vào năm 2010; thúc đẩy tự do hoá thương mại,
sớm kết thúc vòng Đô-ha; mở rộng thêm đối tượng giảm, xoá nợ, dỡ bỏ rào cản
thương mại cho các nước nghèo, kém phát triển nhất...
* Cải tổ Hội đồng Bảo an: Đây là vấn đề được các nước thảo luận nhiều nhất.
Có thể nói vấn đề cải tổ Hội đồng Bảo an là cốt lõi và phức tạp nhất trong cải
tổ Liên hợp quốc. Các nước nhìn chung tán thành cần tăng số thành viên để
nâng cao tính đại diện và dân chủ, đồng thời cần tăng hiệu quả hoạt động và
tính minh bạch của Hội đồng Bảo an, nhưng còn có ý kiến rất khác nhau về hai
vấn đề then chốt là việc tăng số thành viên thường trực và vấn đề quyền phủ
quyết (veto):
*Làm sống động vai trò của Đại hội đồng:
Phiên toàn thể cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc tháng 9/2005 tiếp tục
khẳng định vai trò trung tâm và quyền hạn của Đại hội đồng, nhưng không đề
ra các biện pháp thực thi cụ thể mà giao cho Nhóm làm việc về làm sống động
Đại hội đồng (bắt đầu họp từ 16/2/2006) đề xuất các biện pháp gia tăng vai trò,
quyền hạn của Đại hội đồng, cải tiến phương pháp làm việc, chương trình nghị
sự, kể cả gia tăng vai trò của Đại hội đồng trong việc lựa chọn Tổng Thư ký
Liên hợp quốc.
* Cải tổ Ban thư ký và phương thức làm việc:
Tổng Thư ký Liên hợp quốc đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực này. Tại
Khoá 52 (1997), trên cơ sở Báo cáo của Tổng Thư ký về "Đổi mới Liên hợp
quốc - Một chương trình cải tổ", Đại Hội Đồng Liên hợp quốc thông qua một
loạt biện pháp nhằm cải tổ bộ máy Ban Thư ký và các cơ quan hữu quan của
Liên hợp quốc theo hướng để Liên hợp quốc hoạt động hiệu quả và tiết kiệm
hơn.
2. Những yếu tố pháp lý và thực tiễn cản trở quá trình cải tổ Liên
Hợp Quốc:
Như đã phân tích ở trên, cải tố Liên hợp quốc là một điều tất yếu và

khách quan để đảm bảo hiệu quả hoạt động cũng như phát huy được vai trò của
5

×