Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

báo cáo giám sát môi trường bệnh viện đa khoa long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 23 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY
1.1. THÔNG TIN VỀ CÔNG TY
Tên công ty: Công ty TNHH Bệnh viện Đa Khoa tư nhân Long An Segaero
Hình 1.1: Cổng công ty TNHH Bệnh viện Đa Khoa tư nhân Long An Segaero
Địa điểm: Ấp Mới Một, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Số điện thoại: 072.3849950 -3751215 Số fax: 072.3849952.
Email: chest07@hanmai I .net Mã số thuế: 1100632491.
Đại diện bệnh viện: Ông Woo Seok Jeoung - Chức vụ: Giám đốc.
Người liên hệ và cán bộ phụ trách môi trường của bệnh viện:
1
Bà Nguyễn Thị Xuân Hồng
Ông Nguyễn Bạch Tùng.
Tổng số công nhân viên: khoảng 70 người, bao gồm:
- Giáo sư, bác sĩ : 20 người
- Dược sĩ trung học: 10 người
- Kỹ thuật viên vật lý trị liệu : 5 người
- Kỹ thuật viên X – Quang :5 người
- Điều dưỡng y sĩ: 10 người
- Nữ hộ sinh: 10 người
- Nhân viên khác : 10 người
Tổng sổ giường bệnh: 50 giường
Lĩnh vực hoạt động: dịch vụ khám chữa bệnh.
1.2. HIỆN TRẠNG MẶT BẰNG TẠI BỆNH VIỆN
Vị trí khu đất của bệnh viện: ấp Mới Một, xă Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long
An và có các hướng tiêp giáp như sau:
Hướng Bắc : Giáp thửa số28.
Hướng Nam : Giáp thửa số 8 và lối đi chung.
Hướng Đông : Giáp thửa số 344, 369, 10.
Hướng Tây : Giáp thửa số 432, 7.
Tổng diện tích Bệnh viện: 8.523 m2.


2
Hình 1.2 Ảnh chụp vệ tinh vị trí của bệnh viện
1.3. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ
- Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Long An cấp giấy chứng nhận đầu tư số 501043000023 vào
ngày 16/3/2007.
- Công ty TNHH Bệnh viện Đa Khoa Tư Nhân Long An Segaero được Sờ Tài Nguyên và
Môi Trường tỉnh Long An cấp:
+ Phiếu xác nhận bàn đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường sổ 175/PXN- MT ngày
13/09/2004 cho dự án xây dựng bệnh viện tại ấp Mới 1, xã Mỳ Hạnh Nam, huyện
Đức Hòa, tỉnh Long An.
+ Sổ đăng ký chù nguồn thải chất thái nguy hại với mã sổ quản lý CTNH là
80.000025.T vào ngày 26/9/2008.
+ Giấy xác nhận hoàn thành các công trình xử lý môi trường cùa Bệnh viện Đa Khoa
tư nhân Long An Segaero sổ 579/STNMT-MT ngày 22/5/2006.
+ Giấy xác nhận hoàn thành các công trình xừ lý môi trường cùa Bệnh viện Đa Khoa
tư nhân Long An Segaero số 559/STNMT-MT ngày 02/5/2007,
+ Ủy Ban Nhân Dân huyện Đức Hòa ra công văn số 1291/UBND-NN ngày
19/6/2008 về việc đào mương và lăp đặt hệ thổng cống thoát nước trước dọc theo
đường từ Bệnh viện Đa Khoa tư nhân Long An Segaero đến đường ĐT 824.
3
1.4. THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN.
1.4.1. Nguyên, nhiên liệu và hóa chất sử dụng
Nguyên liệu: Hàng tháng bệnh viện sừ dụng các loại dược phẩm và thiết bị y tề như sau:
+ Dụng cụ y tế như kim tiêm, ống chích, bông gạc và các loại khác: khoảng 45
kg/tháng.
+ Dược phẩm: trị giá khoảng 100 triệu đồng/tháng.
Nhiên liệu:
+ Điện: khoảng 3.000 - 3.500 kwh/tháng, được cung cấp từ mạng lưới điện quốc gia.
+ Nước: khoảng 500 - 600 m3/tháng. Nước chủ yếu sừ dụng cho hoạ động của Bệnh
viện như rửa dụng cụ, trong công tác khám chừa bệnh, nước được sử dụng cho

sinh hoạt cùa nhân viên, bệnh nhân và thân nhân nuôi bệnh Ngoài ra nước còn
được sử dụng cho việc tưới khuôn viên cây xanh và đườn nọi bộ.
+ Dầu DO: khoảng 150 lít/tháng, chạy máy pháp điện dự phòng.
Hóa chất: Bệnh viện có sử dụng một số loại hóa chất để xử lý nước thài, vơi sổ lượng
ước tính như sau:
+ Hỏa chất Chlorin : khoàng 20 kg/tháng.
+ Bột sô-đa : khoàng 15 kg/tháng.
1.4.2. Số lượt khám chữa bệnh:
Bệnh nhân ngoại trú : khoảng 1.500 lượt người/tháng.
Bệnh nhân nội trú :khoảng 400 bệnh nhân/tháng.
1.4.3. Các dịch vụ y tế hiện nay tại bệnh viện
Bệnh viện bao gồm các phòng, khoa thực hiện các chức nănẹ khám chừa bệnh và các
chức năng khác như: phòng hành chánh nhân sự - ke hoạch tổng hợp, phòng kế toán tài
chính, phòng điều dưỡng, khoa cấp cứu, khoa khám bệnh, khoa nội - nhi, khoa ngoại
phâu thuật gây mê hôi sức, khoa phụ sản, liên chuyên khoa răng hàm mặt-tai-mũi-họng-
mắt, khoa cận lâm sàng, khoa dược và trang thiết bị, quầy thuốc.
4
1.5. QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN
Sơ đồ hoạt động:
Hình 1.5 sơ đồ hoạt động bệnh viện
Thuyết minh quy trình:
Khi bệnh nhân đến khám bệnh trước tiên sẽ đăng ký tên tại quầy tiếp tân, tại đây bệnh
nhân sẽ cung cấp thông tin của minh vào phiếu thông tin: nhu cầu khám bệnh, xét nghiệm
máu hay chụp X quang
Khi bệnh nhân vào phòng khám được bác sĩ khám bệnh, nếu có nhu cầu xét nghiệm máu
để chuẩn đoán bệnh thì sẽ được đưa qua phòng xét nghiệm để rút máu, hoặc có nhu cầu
chụp X quang thì vào phòng X quang. Trong quá trình khám bệnh cho bệnh nhân để có
các cơ sở chẩn đoán bệnh được chính xác, bác sĩ cũng cỏ thể yêu cầu bệnh nhân xét
nghiệm máu hay chụp X quang, siêu âm hoặc đo điện tim.
5

Bệnh nhân
Đăng ký tên
Xét nghiệm máuChụp X quang
Khám bệnh
Điều trị
Nhận kết quảNhận kết quả
Kê đơn thuốc
Mua thuốc
Tại phòng X quang, bệnh nhân được bác sĩ chụp X quang, hoạt động của Máy X quang
như sau:
• Tia X phát ra từ máy X quang, bộ phận phát ra tia X là ống tia X, những phần
chính của ống tia X bao gồm : cathode, anode, rotor, stator, vò bọc kim loại, vỏ
bọc tia X. Giữa âm cực (cathode) và dương cực (anode) là một điện thế gia tốc rất
lớn từ 20-300KV, các electron được phát ra từ âm cực đổt nóng và được gia tốc
băng điện trường, chúng sẽ va chạm vào anode với một động năng nào đó, hầu
như tất cà động năng ( 99% ) sẽ chuyên thảnh nhiệt năng, nên cực dương là nai
các elcctron từ cực ảm bay đến sẻ rất nóng. Chi khoảng 1% động nàng đuợc bien
đổi thành năng lượng tia X trong suốt quá trình xảy ra va chạm.
• Tia X hay quang tuyến X (hay X quang hay tia Röntgen) là sóng điện từ có bước
sóng trong khoảng 10 nanômét đến 100 picômét (tức là tần sô từ 30 PHz đến
3EHz).
• Khi rửa phim người ta dùng AgCl, những nơi nào tác dụng với tia X khi rửa sẽ
không bị mất (có màu đen) còn nơi nào không tác dụng với tia X (đôi với xương,
tia X bị cản lại), khi rửa sẽ bị trôi (có màu trăng). Chính vì độ xuyên sâu của tia X
cao nên người ta dùng đê chụp những vật cứng như: xương, răng, không dùng để
chụp mô.
Tại phòng xét nghiệm:
• Bệnh nhân được rút máu và nhận phiếu hẹn trả kết quả, máu cùa bệnh nhân được
đánh mã số và đưa vào lưu trữ hoặc tiến hành xét nghiệm phân tích máu tùy các
yêu cầu của bệnh nhân mà bác sĩ xét nghiệm máu sẽ tiến hành xét nghiệm các chi

tiêu theo yêu câu và thực hiện trên các máy xét nghiệm máu tương ứng như thực
hiện xét nghiệm công thức máu, nhóm máu các chi tiêu sinh hóa hay ly tâm tách
lấy huyết tương,
• Sau khi có kết quả từ quá trình chụp X quang, xét nghiệm máu hay từ quá trinh
khám bệnh của Bác sĩ, đối với bệnh nhân có bệnh thì Bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù
hợp với loại bệnh mà bệnh nhân mắc phải, bệnh nhân sẽ đến quầy thuốc tây mua
thuốc, hoặc Bác sĩ sẽ yêu cầu nhập viện để theo dõi điều trị khi bệnh nặng. 
6
CHƯƠNG 2: CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2.1 NGUỒN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
2.1.1. Nguồn phái sinh
Các nguồn phát sinh chính bao gồm:
Bụi
Hoạt động cùa bệnh viện thì hầu như phát sinh bụi rất thấp, chù yếu lừ quá trình hoạt
động của máy phát điện dự phòng, các phương tiện lưu thông ra vào bệnh viện.
Tiếng ồn, rung
Do đặc thù cùa bệnh viện là nơi chừa trị bệnh, cần có sự yên tĩnh để bệnh nhân phục hồi
sức khỏe nên trong quá trình hoạt động tiếng ôn tiểng ồn, độ rung khả thấp. Tiếng ồn và
độ rung chù yếu phát sinh từ máy phát điện dự phòng khi hoạt động. Ngoài ra tiếng ồn
còn phát sinh do hoạt động xe cộ khi lưu thông ra vào bệnh viện nhưng mức độ không
đáng kê.
Ô nhiễm phóng xạ (tia X)
Tia X được sinh ra trong quá trình chụp X quang, tia X có khả năng xuyên qua nhiều vật
chất, nên thường được dùng trong chụp ảnh y tế, nghiên cứu tinh thê. Tuy nhiên tia X có
khả năng gây ion hóa hoặc các phản ứng có thê nguy hiểm cho sức khỏe con người. Do
đó bước sóng, cuờng độ và thời gian chụp ảnh y tế luôn được điều chỉnh cẩn thận để
tránh tác hại cho sức khỏe. Bức xạ ion hoá cũng giống như bức xạ của tia X có thể gây
bệnh máu trang và các dạng ung thư khác. Bức xạ có thể gây đứt gãy ở ADN. Vì thế phải
có biện pháp cô lập tia X không để ảnh hường đến môi trường xung quanh.
Ngoài ra hoạt động của Bệnh viện cũng làm ảnh hưởng đến môi trường không khí là do

mùi của những hoá chât phục vụ cho việc xét nghiệm. Nhưng ảnh hưởng này không đáng
kê vì các bộ phận này được bô trí trong các phòng riêng và có quy mô nhỏ.
Sự cố lan truyền dịch bệnh.
Bệnh viện là nơi điều trị bệnh tuy nhiên đây cũng là nơi lan truyền các bệnh truyền nhiễm
qua đường hô hấp, đường tiêu hỏa. Vì vậy, chúng tôi rất nghiêm túc trong vấn để ứng phó
các sự cố về lan truyền dịch bệnh từ bệnh viện ra cộng đông. Nguồn lây lan chủ yếu từ
các thùng chứa chât thải y tê, phòng xét nghiệm, nước thải y tế,
7
Mùi hôi
- Mùi do các hóa chất hữu cơ, chất tẩy trùng (chloroform, formalin, các loại cồn ), dược
phẩm bay hơi.
- Mùi hôi sinh ra từ các khu nhà vệ sinh công cộng, khu vực lưu trữ chất thải y tế , bệnh
phẩm, khu vực xử lý nước thải.
2.1.2. Biện pháp xử lý
Xử lý bụi, khí thải: Máy phát điện dự phòng được lắp ống pô giảm thanh và ống khói cao
3 m phát tán khí thải ra môi trường ngoài.
Xử lý tiếng ồn, độ rung: Khu vực đặt máy phát điện dự phòng được đặt cách li khu vực
riêng. Đối với các phương tiện vận chuyển chúng tôi áp dụng như sau:
Xe cấp cứu chỉ được phép mờ còi hụ vào ban ngày, ban đêm chỉ mở đèn tín hiệu cấp cứu,
không mờ còi cấp cứu.
Xe của thân nhân bệnh nhân chỉ được phép lưu thông trong dự án từ cổng bệnh viện đến
bãi xe hoặc đến phòng cấp cứu khi thật cẩn thiết và đậu xe tại bãi xe. Nghiêm cấm các
phương tiện giao thông không phải là xe cứu thương duy chuyền trong khu điều trị bệnh.
Các xe vận chuyển hàng hóa, chất thải nguy hại chi được phép lưu thông trọng khuôn
viên bệnh viện khi cần thiết nhằm tránh tình trạng làm ảnh hưởng đến sức khỏe thân nhân
và bệnh nhân.
Khống chế tia X do quá trình chụp X - quang
Như đã nêu ở phần trên ảnh hường đến môi trường không khí là tia X do quả trình hoạt
động của máy X - quang. Để giảm thiều những ảnh hường của tia X đến môi trường xung
quanh Bệnh viện luân thực hiện tôt các quy định tại Công văn số 1092/BKHCNMT-

ATBX ngày 02/05/2002 cùa Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc cấp phép an
toàn bức xạ cụ thể như sau :
Nhân viên điều khiển máy X - quang phải có bằng cấp đào tạo về X - quang, có chứng
chỉ đào tạo về an toàn bức xạ, Các nhân viên khi làm việc phải được trang bị tạp đề, găng
tay bảo vệ thích hợp với công việc, các dụng cụ che chắn thích hợp như kính chì, che
chắn tuyến giáp,
Phòng X - quang: Tường che chắn phòng, cánh cửa ra vào đảm bảo suất liều bức xạ ở sát
tường, sát cửa ra vào không lớn hơn 0,5 µSv/h nơi có người ngồi chờ, qua lại hoặc không
lớn hơn 3/10 liều giới hạn đối với nhân viên bức xạ (3µSv/h) nơi chỉ có nhân viên bức xạ
làm việc, diện tích phòng X - quang được xây dựng đúng chuân theo quy định.
8
Thiết bị chụp X - quang : đạt tiêu chuẩn hiện hành, được kiểm tra định kỳ bởi Sở Khoa
học và Công nghệ.
Khống chế sự lan truyền dịch bệnh
Để khống chế sự lan truyền dịch bệnh từ Bệnh viện ra cộng đồng chúng tôi xử lý ừiệt để
các loại chất thải y tế có thành phần vi sinh lan truyền dịch bệnh qua đường hô hấp,
đường tiêu hóa. Chúng tôi bố trí nhân viên chịu trách nhiệm phun các loại thuốc khử
trùng hàng ngày xung quanh bệnh viện, đặc biệt là khu vực chứa chất thải của bệnh viện
để tiêu độc khử trùng nhằm đảm bảo tuyệt đối dịch bệnh không lan truyền ra công đồng
dân cư.
2.2. Ô NHIỄM NƯỚC THẢI
2.2.1. Nguồn phát sinh
Nguồn phát sinh nước thải chính trong công ty là nước thải sinh hoạt, nước thải y tế và
nước mưa chảy tràn.
Nước thải sinh hoạt: Chủ yếu là nước thải sinh hoạt của 70 y, bác sĩ, bệnh nhân và thân
nhân bệnh nhân thải ra khoảng 20 m
3
/ngày.
Nước thải y tế: Chủ yếu lá nước thải từ xét nghiệm và tráng rửa dụng cụ xét nghiệm thải
ra khoáng 500 lít/ngày. Ngoài ra còn có nước thải từ quá trình rửa phim của hoạt động

chụp X quang, nước thải này được tái sử dụng, một tháng thay nước mới một lần. Nước
thải này có chứa nhiều kim loại nặng và các hợp chát kim loại như PbCl
2
, AgCl. Đây là
chất thải nguy hại. Nhưng số lượng rất ít khoảng 2 lít/tháng, được thu gom vào những
bình nhựa.
Nước mưa chảy tràn: Chù yếu phát sinh khi mùa mưa đến.
2.2.2. Biện pháp xử lý
Hiện nay nước thải sinh hoạt và nước thải y tế (nước thải xét nghiệm, tráng rứa dụng cụ)
chúng tôi thu gom về hệ thống xử lý nước thải có công suât 50m3/ngày. Đối với nước
thải tráng rửa phim X quang thải khoảng 2 lít/tháng được thu gom và hợp đồng với Công
ty Môi Trường Đô Thị Tp-Hô Chí Minh thu gom, vận chuyển và xử lý theo qui định.
Nước mưa chảy tràn: Hiện tại toàn bộ bề mặt bệnh viện, sân bài đều được bê tông hoá
nên khi nước mưa xuổng sẽ được thu gom vào hệ thống cống hở dọc đường nội sau đó
được lọc các tạp chất cơ học bằng các lưới lọc, rồi thải vào nguồn tiep nhận là Kênh Lệ.
Hệ thống xử lý nước thải công suẩt 50m3/ngày:
9
Hình 2.1 sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Thuyết minh hệ thống xử lý nước thải:
Nước thải sinh hoạt được xứ lý bằng bể tự hoại (bể tự hoại là công trình thực hiện đồng
thời 2 chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng; cặn lắng được giữ lại trong bế từ 6 - 12
tháng, dưới ảnh hường của vi sinh vật kỵ khí, các chấi hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo
thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan). Nước thải sau khi qua
bể tự hoại và nước thải vệ sinh dụng cụ khám chữa bệnh sẽ được dẫn vào hố ga tập trung
rồi chảy vào bể điều hòa. Bể điều hòa được cấp khí từ các đĩa phân phối đặt sát đáỵ bể
nhằm điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải. Nguồn khí cấp vào hệ thống đĩa phân
phối lấy từ máy thổi khi.
Từ bể điều hòa, nước thải được dẫn qua bể Aerotank (bể xử lý sinh học bằng bùn hoạt
tính tuần hoàn kết hợp với thổi khí), là công trình xử lý chính sử dụng vi sinh vật lơ lừng
trong bùn hoạt tính để oxy hóa các chất hữu cơ và dinh dưỡng có trong nước thải.

Sau khi qua bể Aerotank, nước thải được tiếp tục dẫn vào bể lắng nhằm tách bùn hoạt
tính, lảm trong nước. Nước trong thu được vào máng tràn bô trí quanh thành bể và được
10
Không khí
Bể điều hòa
Nước thải
Bùn tuần hoàn
Dung dịch dinh
dưỡng
Khí
Bể Aroten
Bể chứa bùn
Bùn dưBể lắng
Cát, sỏi
Bể lọc
Chlorine
Bể khử trùng
Nguồn tiếp nhận
dẫn vào bể lọc (vật liệu lọc là cát và sỏi). Bùn hoạt tính lang trong bể lắng được bơm tuần
hoàn một phần về bể Aerotank, còn lại bùn được bơm về bể nén bùn (tại đây bùn thải bị
phân hủy kỵ khí, lãng tách nước và được xe hút bùn chờ đi xử lý theo định kỳ, nước tách
trong quá trình phân hủy bùn sẽ được đẫn về bể điều hòa để tiếp tục xử lý).
Từ bể lọc nước thải được dần qua bể khử trùng và được khử trùng bàng Clorine trước khi
thải vào nguồn tiếp nhận là Kênh Lệ.
Hình 2.2 Bể Aroten Hình 2.3Bể Lọc
Hình 2.4Bể Lắng Hình 2.5Đầu Ra
11
Hình 2.6 Thùng Clo Hình 2.7 Bể Điều Hòa
2.3. CHẤT THẢI RẮN, CHÂT THẢI NGUY HẠI
2.3.1. Nguồn phát sinh

Chất thải rắn sinh hoạt: Với số lượng 140 y bác sĩ tại bệnh viện thì lượng rác thải ra
khoảng 20 kg/ngày. Ngoài ra còn có một lượng đáng kể rác thải sinh hoạt từ bệnh nhân
và thân nhân thăm nuôi bệnh khoảng 20 kg/ngày.
Hình 2.8 nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt
Chất thải rắn y tế: Chất thải rắn y tế thải ra từ hoạt động cùa bệnh viện như các vỏ hộp
đựng thuốc hóa chất, ống chích kim tiêm, bông gạc, các bệnh phẩm, khoảng 30
kg/tháng. Ngoài ra còn có lượng bùn thải từ hệ thông xử lý nước thải khoảng 10
kg/tháng.
12
Hình 2.9 nguồn phát sinh chất thải y tế
Chất thải nguy hại: Trong hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện có thải ra một số chất
thải nguy hại như: pin, acquy, mực in và bóng đèn huỳnh quang, khoảng 5 kg/tháng.
13
TT Tên chất thải Trạng thái tồn
tại
(rắn/lỏng/bùn)
Số lượng
ước tính
(kg)
Mã CTNH
1 Bóng đèn huỳnh
quang
Răn 0,5 16 01 06
2 Ổng mực in,photo Răn 0,5 08 02 01
3 Pin, Acquy Rãn 0,5 19 06 01
4 Chất thải có chứa
các tác nhân gây
lây nhiễm
Rắn, Lỏng 30 13 01 01
5 Các loại dược

phẩm thải khác có
chửa các thành
phàn nguy hại
Rắn, Lông 3 13 01 05
Tổng cộng 34,5
Bảng 2.1 bảng thống kê chất thải nguy hại
2.3.2. Biện pháp xử lý:
Đối với chất thải rắn sinh hoạt: Bệnh viện hợp đồng với Công ty CP đô thị huyện Đức
Hòa thu gom với tần suất 3 lần/tuần.
Đối vói chất thải rắn y tế và chấi thải nguy hại: Chúng tôi thu gom và chứa vào nhà kho
riêng. Hợp đồng với Công ty Môi Trường Đô Thị Tp-Hồ Chí Minh thu gom, vận chuyển
và xử lý theo quy định của pháp luật với tẩn suất 1 tuần/lần.
Bệnh viện đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Long An cấp sổ đăng ký chi nguồn thải
chất thài nguy hụi vởi mã số quản lý CTNH là 80.000025.T vào ngày 26/9/2008
14
CHƯƠNG 3: CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG.
3.1. PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH.
Đối với mẫu không khí xung quanh, chiều cao lấy mẫu 1,5 m cách mặt đất.
Đối với mẫu nước thải, được lấy trực tiếp tại bể cuối cùng sau HTXL trước khi thải ra
nguồn tiếp nhận va
Thiết bị lấy mẫu và phương pháp phân tích phù hợp với các tiêu chuấn Việt Nam tương
ứng.
3.2. VỊ TRÍ LẤY MẪU.
Môi trường không khí: tiến hành đo đạc môi trường không khí tại bên trong và bên ngoài
bệnh viện.
KK01- Mầu khí khu vực căn tin bệnh viện.
15
KK02- Mầu khí cổng bệnh viện.
KK3 – Mẩu khí lấy tại phòng chăm sóc bệnh nhân
16

KK04- Mẩu không khí tại bải đậu xe
KK05 mẩu không khí lấy ở phía sau bệnh viện
17
Thông số phân tích: bụi, ồn, SO
2
, N0
2
, CO, pb ,
STT Chỉ tiêu Đơn vị
1 Tiếng ồn dBA
2 Bụi mg/m
3
3 SO
2
mg/m
3
4 NO
2
mg/m
3
5 CO mg/m
3
6 Tốc độ gió m/s
7 Ánh sáng Lux
8
Các hợp chất Hydrocacbon
(C
n
H
m

)
mg/m
3
9
fomaldehyt (HCHO).
mg/m
3
 Giải thích
Khí thải ô nhiễm từ bệnh viện với thành phần thải chủ yếu là bụi, mùi.
Mùi chủ yếu phát sinh từ các chất hữu cơ bay hơi, formanldehit có trong các loại thuốc
của bệnh viện , từ rác thải y tế ….nên nhóm chọn quan trắc các thông số vê các hợp chất
Hydrocacbon (C
n
H
m
), fomaldehyt (HCHO).
Bụi chủ yếu là các khí SO
x
, NO
x
, CO sinh ra từ động cơ của các phương tiện vận tải,
lượng phát sinh không nhiều
Để đảm bảo sức khỏe của bệnh nhân cần tiến hành quan trắc các thông số nhiệt độ, độ
ẩm, tốc độ chuyển động của không khí, cường độ bức xạ nhiệt
Môi trường nước: tiến hành lấy 02 mẫu nước thải:
Mẫu thứ 1 nhất lấy ở nước đầu vào và mẫu thứ 2 là nước đầu ra sau khi xử lý ( chỉ chụp
được đầu ra )
18
Thông số phân tích: pH, BOD, COD, SS, amoni, nitrat, phosphat, sunfua, coliform, Tổng
hoạt độ phóng xạ α, Tổng hoạt độ phóng xạ β

stt Chỉ tiêu Đơn vị
1 Ph -
2 BOD mg/l
3 COD mg/l
4 SS mg/l
5 Amoni mg/l
6 Nitrat mg/l
7 Phốtphat mg/l
8 sunfua mg/l
9 coliform MBN/100ml
 Giải thích
Nước thải bệnh viện chủ yếu là 80% là nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, thân nhân nuôi
bệnh và cán bộ công nhên viên bệnh viện. Ngoài ra, 20% còn lại là nước từ phẫu thuật,
dịch tiết, máu, mủ, khám chữa bệnh, xét nghiệm, giặt giũ.
Do đó, nước thải bệnh viện chủ yếu ô nhiễm các hợp chất hữu cơ, vi sinh và chứa nhiều
vi trùng gây bệnh.
Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện gây ra là các chất
hữu cơ; các chất dinh dưỡng của Nitơ (N), Phốtpho (P); các chất rắn lơ lửng và các vi
trùng, vi khuẩn gây bệnh. Các chất hữu cơ có trong nước thải làm giảm lượng Oxy hòa
19
tan trong nước, ảnh hưởng tới đời sống của động - thực vật thủy sinh. Song các chất hữu
cơ trong nước thải dễ bị phân hủy sinh học, hàm lượng chất hữu cơ phân hủy được xác
định gián tiếp thông qua nhu cầu Oxy sinh hóa (BOD) của nước thải. Để đánh giá độ
nhiễm bẩn chất hữu cơ có trong nước thải, nhóm lấy trị số BOD. Các chất dinh dưỡng
của N, P gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn tiếp nhận dòng thải, ảnh hưởng tới sinh vật
sống trong môi trường thủy sinh; các chất rắn lơ lửng gây ra độ đục của nước, tạo sự lắng
đọng cặn làm tắc nghẽn cống và đường ống, máng dẫn. Nước thải Bệnh viện rất nguy
hiểm vì chúng là nguồn chứa các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, nhất là các bệnh truyền
nhiễm như thương hàn, tả, lụy làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
3.3. CÁC QUY CHUẨN ÁP DỤNG.

Môi trường không khí:
QCVN 05: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh.
QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiểng ồn.
Môi trường nước:
QCVN 28-2010/BTNMT, cột A: Quy chuẩn quốc gia về nước thải y tế.
CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
Trên cơ sở các kết quả giám sát nêu trên, bệnh viện đa khoa hậu nghĩa sẽ duy tri các biện
pháp bảo vệ môi trường như sau:
20
Thường xuyên vệ sinh khu vực nội vi bệnh viện, tưới đường để hạn chế bụi gây ảnh
hưởng đến môi trường khu vưc xung quanh, tạo môi trường không khí trong lành.
Quản lý các loại phương tiện giao thông ra vào bệnh viện đúng quy định đảm bảo môi
trường yên tĩnh phục vụ cho công tác khám chữa bệnh.
Duy trì việc phân loại rác thải sinh hoạt và rác thải у tể đảm bảo xử lý triệt để được lượng
rác thải у tế phát sinh tại bệnh viện.
Thực hiện công tác quản lý các loại thiết bị khám chừa bệnh đúng quy định, đảm bảo
không để xảy ra hiện tượng nhiễm xạ từ các loại thiết bị nảy cho nhân dân sinh sống
trong khu vực.
Thường xuyên vận hành, bảo trì hệ thống xử lý nước thải đảm bảo hệ thống xử lý hoạt
động trong trạng thái tôt nhất, ổn định nhât đê các thông sô phân tích luôn đạt tiêu chuẩn
cho phép trước khi thải ra môi trường.
Tiến hành trồng thêm cây xanh, thảm cỏ để hạn chế ảnh hưởng do hoạt động của Bệnh
viện đến khu vực dân cư xung quanh, góp phẩn cải tạo vi khí hậu đồng thòi tạo cảnh quan
trong khuôn viên Bệnh viện.
Tiếp tục duy trì các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, duy trì công tác giám sát
môi trường định kỳ tại công ty và báo cáo kết quả lên ca quan chức năng.
Trong thời gian tới, song song với việc cải thiện chất lượng môi trường tại công ty, chúng
tôi sê tuyển dụng ít nhất 01 nhân viên có chuyên môn về môi trường để phụ trách công
tác bảo vệ môi trường tại cồng ty.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
Qua kết quả giám sát, phân tích các thành phần môi trường và đánh giá công tác bảo vệ
môi Trường Bệnh viện đa khoa hậu nghĩa, có thể đưa ra một sổ nhận xét sau:
21
Hiện trạng môi trường:
Chất lượng môi trường không khí khu vực xung quanh Bệnh viện tương đối tốt vì bệnh
viện đã xử lý các nguồn gây ô nhiễm để chất lượng không khí quy chuân QCVN 05:
2009/BTNMT và mức ồn nằm trong giới hạn của quy chuân QCVN 26:2010/BTNMT.
Nước thải sau hệ thống xử lý khá tốt, vì hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện xử lý
tương đối tốt, nước thải nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN
28:2010/BTNMT, cột A.
Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn ỵtế, chất thải nguy hại Bệnh viện phân loại và
quản lý rất tổt. Các loại chất thải rắn này đều có hợp đồng thu gom và xử lý đúng quy
định.
Công tác bảo vệ môi trường:
Bệnh viện đã thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu tác động của khí thải, chất thải rắn
sinh hoạt, chât thải răn y tê đên môi trường khu vực. Đồng thời khống chế hoàn toàn sự
bức xạ của tia X ra môi trường.
Bệnh viện thực hiện tốt biện pháp khổng chế sự lây lan dịch bệnh từ bệnh viện ra cộng
đồng.
Bệnh viện sẽ tiếp tục thực hiện đầỵ đủ chương trình giám sát chất lượng môi trường và
thực hiện các yêu cầu về bào vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường
tại địa phương.
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
22
QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
Chuyên đề 70%: BÀI TẬP LỚN
BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

Công ty TNHH Bệnh viện Đa Khoa Long An
SEGAERO
Sinh viên thực hiện: MSSV: Lớp:
PHAN VŨ SONG TOÀN 91102137 11090201
PHAN TẤN LỘC 91102061 11090201
BÙI ANH ĐỨC 91102027 11090201
NGUYỄN NHẬT NAM 91102072 11090201
Giảng viên hướng dẫn:
PHẠM ANH ĐỨC
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014.
23

×