Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Quảng cáo thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.17 KB, 16 trang )

Bài làm:
Lời mở đầu:
Trong nền kinh tế hiện nay thì quảng cáo thương mại là một trong những hoạt
động xúc tiến thương mại quan trọng để các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau
nhằm quảng bá sản phảm của mình, tìm kiếm đối tác cũng như đạt doanh số bán
hàng cao. Quảng cáo như là một nhu cầu tất yếu của thương nhân trên con đường
phát triển, nên những quy định chặt chẽ của pháp luật là rất cần thiết để quản lý hoạt
động quảng cáo thương mại, không để xẩy ra sự bừa bãi gây ra những hậu quả tiêu
cực cho xã hội cũng như những người tiêu dùng. Đặc biệt là liên quan đến những
sản phẩm có tác động khá lớn tới sức khỏe người dân cũng như nhu cầu sử dụng nó
trong xã hội như rượu, thuốc lá điếu và sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em.
I - Một số khái niệm chung
1. Quảng cáo thương mại
Để hiểu được quảng cáo thương mại là gì thì trước tiên ta cần hiểu được vấn
đề hoạt động xúc tiến thương mại, hoạt động xúc tiến thương mại được tiếp cận
dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng ở dưới góc độ pháp lý thì luật thương mại 2005
tại khoản 3 điều 10 quy định: “xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm
cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại,
trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại”.
Nên “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương
nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của
mình”(điều 102). Ta cần chú ý để phân biệt hoạt động quảng cáo thương mại với
những hình thức xúc tiến thương mại khác cung có mục đích giới thiệu hàng hóa,
dịch vụ như trưng bày, giới thiệu hàn hóa, hội chợ triển lãm.
2. Rượu
Căn cứ vào điều 3 Nghi định số 06/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá thì rượu được quy định là
Khoản 1 "Sản phẩm rượu" là đồ uống chứa cồn thực phẩm, sau đây được gọi
chung là rượu. Rượu được sản xuất từ quá trình lên men, có hoặc không chưng cất từ
tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của các loại cây và hoa quả.
1


3. Thuốc lá điếu
Khoản 5 nghị định o6/2009 thì "Sản phẩm thuốc lá" là sản phẩm được sản
xuất từ toàn bộ hay một phần nguyên liệu thuốc lá, sau đây được gọi chung là thuốc
lá. Thuốc lá được chế biến dưới dạng thuốc điếu, xì gà, thuốc lá sợi dùng để hút tẩu
và các dạng sản phẩm khác dùng để hút, nhai, ngửi.
4. Sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em
Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em là một loại sản phẩm khá đặc biệt, có
thể là sữa, thức ăn được sản xuất theo phương pháp công nghiệp, bảo đảm tiêu
chuẩn theo quy định, phù hợp với tình trạng sinh lý đặc biệt và từng giai đoạn phát
triển của trẻ. Trẻ em bao gồm nhiều giai đoạn phát triển khác nhau trong đó có trẻ
nhỏ. Đây là đối tượng khá đặc biệt nên và nhà nước có những chính sách riêng để
chăm sóc các bé nên ta cần phân biệt để thấy được sự quy định của pháp luật đối với
đối tượng này có những điểm khác biệt so với đối tượng là trẻ em nói chung, tại
khoản 1 điều 2 Nghị định 21/2006/NĐ-CP thì sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ
nhỏ được xác định là:
a) Sữa, thức ăn có nguồn gốc động vật, thực vật dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi;
b) Sữa dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi.”
II - Những quy định của pháp luật về hoạt động quảng cáo thương mại
đối với rượu, thuốc lá điếu và sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em.
1- Hoạt động quảng cáo thương mại với rượu
1.1 - Quy định của pháp luật về quảng cáo rượu.
Rượu là một loại thức uống có cồn và dễ gây ra những tác dụng phụ không tốt
cho sức khỏe của con người cũng như những hậu quả khác cho xã hội. Với một loại
sản phẩm như thế này thì sự quản lý của nhà nước cũng chặt chẽ hơn trong việc sử
dụng, kinh doanh cũng như hoạt động quảng cáo. Rượu là một đối tượng bị hạn chế
kinh doanh, và trong hoạt động quảng cáo cũng vậy, Khoản 4 điều 109 LTM 2005
quy đinh: “ Quảng cáo thuốc lá, rượu có nồng độ từ 30 độ trở lên …” là những sản
2
phẩm bị cấm quảng cáo. Tại khoản 3 mục II thông tư 43/2003 quy định những quy
định khắt khe đối với loại sản phẩm này, với quảng cáo rượu thì:

a, các loại rượu có nồng độ cồn từ 15
o
trở xuống chỉ được quảng cáo trên báo
in, báo điện tử, đài phát thanh, đài truyền hình, mạng thông tin máy tính như các
hàng hoá khác quảng cáo trên phương tiện đó.
b, các loại rượu có nồng độ cồn trên 15
o
chỉ được quảng cáo trong phạm vi địa
giới doanh nghiệp sản xuất rượu, bên trong các cựa hàng, địa lý tiêu thụ rượu nhưng
phải đảm bảo người bên ngoài địa giới doanh nghiệp, cựa hàng, đại lý không đọc
được, không nghe được, không thấy được.”
c, Các loại rượu thuốc được thực hiện theo quy định tại”quy chế thông tin về
thuốc chữa bện cho người”của Bộ Y tế;
d, Ngoài những quy định tại các điểm a,b,c, khoản này, nghiêm cấm quảng cáo
dưới bất kỳ một hình thức nào.
Như vậy, không phải rượu nào cũng được phép quảng cáo, mà cũng không
phải rượu có nồng độ cồn dưới 30
o
là được phép quảng cáo trên báo in, báo điện tử,
đài phát thanh, đài truyền hình, mà chỉ là những loại rượu có nồng độ từ 15
o
trở
xuống mới được phép quảng cáo.
1.2. Đánh giá
• Cơ sở quy định của pháp luật:
Cồn trong rượu làm giãn các mạch máu, nhất là các mạch máu bên ngoài, từ
đó mà người ta có cảm giác ấm khi uống các thức uống có cồn. Khi đó việc điều
chỉnh nhiệt lượng tự nhiên của cơ thể không còn hiệu lực nữa, đồng thời cồn còn có
tác dung gây mê vì thế mà giá lạnh không còn cảm nhận được do đó uống rượu
trong mùa đông có thể dẫn đến lạnh cóng cho đến chết. …Cồn tác động lên hệ thần

kinh và đặc biệt là lên não làm cho góc nhìn bị thu hẹp và phản ứng chậm đi.Các
nhà nghiên cứu của đại học Stockholm đã tìm thấy rằng 50g cồn hàng ngày sẽ để lại
tác hại vĩnh viễn, ước lượng vào khoảng 100.000 tế bào não sẽ bị giết chết khi uống
một li bia. Trong cơn say rượu con số tế bào não chết đi có thể lên đến
10.000.000…Sau khi uống rượu, cơ thể có những phản ứng qua nhiều giai đoạn
tương ứng với lượng cồn trong máu (blood alcohol concentration - BAC)
1
1
Nguồn từ : Wikipedia
3
1. Hưng phấn - BAC: 0,03-0,12%
2. Kích động - BAC: 0,09-0,25%
3. Lúng túng - BAC: 0,18-0,30%
4. Sững sờ - BAC: 0,25-0,4%
5. Bất tỉnh - BAC: 0,35-0,50%
6. Tử vong - BAC: > 0,50%
Tác động lớn nhất của các đồ uống có cồn là các tác động lên hệ thần kinh.
Với khối lượng từ trên 250 đến 500 ml đồ uống có cồn, tùy theo tỷ lệ độ cồn có
trong đồ uống, có thể gây các trạng thái như sau
2
:
• Mức độ nhẹ (dưới 20% alcol với khối lượng tùy theo trọng lượng và trạng thái
cơ thể): Chất cồn trọng đồ uống có thể gây trạng thái bay bổng. Khi đó, người có
trạng thái này không thể xác định được nhu cầu của chính mình, không thể biết
mình cần gì và không cần gì.
• Mức độ trung bình (từ 20% đến dưới 45% alcol với khối lượng tùy theo trọng
lượng và trạng thái cơ thể): Chất cồn tác động đến các vùng sâu của hệ thần kinh,
gây trạng thái trì trệ ở toàn bộ các thùy quan trọng điều khiển các giác quan của não.
Ở trạng thái "ngất ngây" này, con người mất khả năng điều khiển lý trí và tình cảm;
chỉ còn lại khả năng tự vận động theo bản năng. Đây là trạng thái "say".

• Mức độ nặng (trên 45% alcol với khối lượng tùy theo trọng lượng và trạng
thái cơ thể): Cơ thể hoàn toàn mất điều khiển tại tất cả các tuyến thần kinh ngoại
biên, mất cảm giác không gian và thời gian, mất ý thức; thậm chí rơi vào hôn mê.
Đây là trạng thái "quá say" khi uống rượu.
Do đó để bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng thì hạn chế quảng cáo rượu là vấn
đề cần thiết.
Ở một số nước đạo hồi thì rượu bị cấm nghiêm ngặt như ma tuý. Ở Đức và
Thuỵ Sĩ chỉ được phép bán thức uống có cồn cho những người trên 16 tuổi. Ở một
số bang ở Áo thì chỉ được phép uống thức uống có cồn 14% khi trên 16 tuổi, các
loại rượu có lượng cồn nhiều hơn chỉ được phép uống khi trên 18 tuổi…Một số
2
2. Nguồn từ : Wikipedia
4
nước còn quy định khi uống thức uống có cồn là không được điều khiển xe ô tô dù
là nồng độ cồn nhiều hay ít như hungary, Croatia, Hàn quốc,…
• Đánh giá về quy định của pháp luật: quy định tại khoản 4 điều 109
LTM và khoản 3 Mục II thông tư 43/2003 là không hợp lý là vì nếu được phép
quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 30
o
trở xuống thì sẽ kích thích người sử dụng nó,
mà tác hại của rượu là rất lớn, nhất là nồng độ cồn có trong rượu. Quảng cáo là
nhằm mục đích tuyên truyền rộng rãi sản phẩm để mọi người biết đến, nhưng không
để người bên ngoài địa giới doanh nghiệp, cựa hàng, đại lý đọc được, nghe được,
thấy được. Vậy như thế nào mà quảng cáo lại không để cho những đối tượng đó
không đọc, nghe, thấy được. Quyền của mọi người là đi bất cứ đâu họ muốn, làm
bất cứ gì họ thích miễn rằng pháp luật không cấm. Quy định như vậy cũng như
không, nó như là một điều “đánh đố” doanh nghiệp. Những quy định trên trên thực
tế có giá trị hay không hay chỉ là quy định rồi để vậy? Vấn đề đặt ra ở đây chính là
sự điều chỉnh của pháp luật là đúng nhưng khi áp dụng trong thực tế thì có giá trị
hiện thức cao hay không, mà đó mới là vấn đề quan trọng của pháp luật.

2. Hoạt động quảng cáo thương mại với thuốc lá điếu
2.1. Quy định của pháp luật về quảng cáo thuốc là điếu
Tại khoản 4 điều 190 về “các quảng cáo thương mại bị cấm”: “quảng cáo
thuốc lá…”.
Khoản 4 mục II hoạt động quảng cáo thông tư số 43/2003/TT-BVHTT quy
định “ cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức theo quy định tại nghị quyết số
12/2000/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về chính sách quốc gia về
phòng chống tác hại của thuốc lá trong giai đoạn 2000-2010”. Và khoản 8 Điều 5
của pháp lệnh Quảng cáo quy định nghiêm cấm “Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà
pháp luật cấm kinh doanh hoặc cấm quảng cáo". Tại điểm b khoản 1 mục II của
Nghị quyết 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về Chính
sách quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá trong giai đoạn 2000-2010 quy định:
“Cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức, kể cả việc sử dụng tên, nhãn hiệu và
biểu tượng của các sản phẩm thuốc lá với các sản phẩm và các dịch vụ không liên
quan đến thuốc lá".
5
Nghiêm cấm tổ chức các hoạt động tiếp thị kể cả việc sử dụng hệ thống tiếp
viên để chào hàng, in nhãn, mác quảng cáo trên phương tiện vận chuyển
3
. Để thực
hiện nghiêm túc các quy định nêu trên, Bộ Văn hoá - Thông tin ban hành Thông tư
19/2005
4
hướng dẫn cụ thể hành vi quảng cáo thuốc lá bị cấm như sau:
1- Mọi hành vi thực hiện tên, nhãn hiệu, biểu tượng sản phẩm thuốc lá trên các
phương tiện quảng cáo đều coi là quảng cáo thuốc lá.
2- Các hành vi sau đây cũng coi là quảng cáo thuốc lá thuộc quy định cấm:
2.1. Thể hiện trên phương tiện quảng cáo một phần tên, nhãn hiệu, biểu tượng sản
phẩm đủ để công chúng nhận biết đó là tên, nhãn hiệu, biểu tượng một loại sản
phẩm thuốc lá.

2.2. Thể hiện trên các phương tiện quảng cáo thông tin về sản phẩm thuốc lá, về các
cuộc thi tìm hiểu sản phẩm thuốc lá.
2.3. Thể hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng và thể lệ, kết quả chương
trình khuyến mại sản phẩm thuốc lá.
2.4. Trong các hoạt động văn hoá nghệ thuật, thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt
động xã hội khác có đông người tham gia do các công ty thuốc lá tài trợ có thể hiện
tên, nhãn hiệu, biểu tượng nhãn hiệu thuốc lá.
2.5. Phát tán đến công chúng các thông báo khuyến mãi sản phẩm thuốc lá.
2.6. Thông báo khuyến mãi sản phẩm thuốc lá bằng pa-nô, áp phích có diện tích quá
0,5m2, quá một pa-nô hoặc áp phích hoặc cả pa-nô và áp phích tại một địa điểm bán
thuốc lá.
2.7 Tại điểm bán thuốc lá trưng bày quá một bao/gói (10 điếu, 12 điếu, 20 điếu)
hoặc trưng bày quá một tút/hộp (10 bao/gói) của một nhãn hiệu thuốc lá”
5
.
3
Thông tư số 19/2005/TT-BVHTT hưỡng dẫn thực hiện phaps lệnh quảng cáo và nghị quyết
12/2000/NQ-CP của chính phủ về cấm quảng cáo thuốc lá.
4
Được sửa đổi bổ sung theo Thông tư số 78/2008/TT-BVHTT
5
Được sửa đổi bổ sung theo Thông tư số 78/2008/TT-BVHTT
6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×