Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học
PHẦN I- MỞ ĐẦU.
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
-Đổi mới nền giáo dục là nền tảng của sự phát triển toàn diện đất nước. Sự đổi mới
nội dung giảng dạy của sách giáo khoa đi đôi với việc đổi mới phương pháp giảng dạy
theo “Hướng tích cực”, đổi mới cách thức tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của học sinh là vấn đề trọng tâm đòi hỏi nhà trường phải tạo ra được những con người
lao động có kiến thức khoa học, biết tự chủ, năng động sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu
của sự phát triển “Công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước”.
-Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh có vai trò, chức năng rất quan
trọng trong dạy học Hoá học. Việc kiểm tra đánh giá chỉ cho học sinh thấy được họ đã
tiếp thu những điều vừa học như thế nào, đã hiểu rõ những gì, còn những lỗ hỏng kiến
thức nào. Dựa trên cơ sở ấy nó giúp thầy và trò điều chỉnh việc dạy và học có thể biểu
dương, khuyến khích, giúp đỡ từng học sinh, ngăn chặn tình trạng học kém và nâng cao
chất lượng học tập, nhằm đạt kết quả dạy học cao hơn, đồng thời xác nhận thành quả
dạy học của thầy và trò một cách chính xác hơn.
-Hiện nay có nhiều hình thức kiểm tra đánh giá, kết quả học tập của học sinh, trong
đó kiểm tra trắc nghiệm khách quan đang được quan tâm sử dụng bởi những ưu điểm
sau:
+Đối với giáo viên: Giúp trong một bài kiểm tra, sẽ kiểm tra được nhiều kiến thức,
kiểm tra được nhiều học sinh, ít tốn công chấm bài, chấm điểm hoàn toàn khách quan
(có thể chấm bài bằng máy), trả bài nhanh và động viên được kịp thời sự cố gắng học
tập của học sinh.
+Đối với học sinh: Giúp tự kiểm tra, tự đánh giá trình độ kiến thức, kĩ năng của
bản thân, rèn luyện khả năng tư duy linh hoạt, sắc bén và đặc biệt sự nhanh nhạy khi
cần lựa chọn phương án đúng trong số các phương án đã cho. Khi thi cử không có may
rủi do trúng tủ, trật tủ, nghĩa là nếu nắm vững kiến thức, chắc chắn sẽ đạt điểm cao.
-Xuất phát từ nhận thức, vai trò nhiệm vụ của người giáo viên Hoá học phổ thông,
thấy được tầm quan trọng trong việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng
học tập của học sinh và hiệu quả giảng dạy đối với bộ môn Hoá học là vấn đề cấp thiết
hiện nay.
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
-Nhằm nâng cao chất lượng dạy học Hoá học, chuẩn bị tốt cho việc sử dụng
phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá và thi cử phổ biến hiện
nay.
-Nhằm giúp học sinh củng cố nắm vững các kiến thức lý thuyết, bài tập trong sách
giáo khoa Hoá học lớp 8 thông qua “chương 5 Hiđro và nước”.
-Câu hỏi bài tập ngoài việc dùng để đánh giá mức độ nắm vững kiến thức kĩ năng,
còn dùng để luyện tập củng cố, mở rộng và đào sâu kiến thức.
III/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
1/ Nghiên cứu xây dựng các dạng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan thường
gặp như: Câu điền khuyết, câu đúng sai, câu ghép đôi, câu nhiều lựa chọn.
2/ Nội dung xây dựng.
Tính chất-Ứng dụng của hiđro; Phản ứng oxi hoá-khử; Điều chế hiđro-Phản ứng thế
; Nước; Axít-Bazơ-Muối.
3/ Chọn những kiến thức trọng tâm, cơ bản nhất trong trong từng bài và số lượng
câu hỏi cần kiểm tra có trọng số, kỹ năng phù hợp.
4/ Tiến hành thực tập sư phạm đánh giá kết quả học tập của học sinh trong trường
phổ thông.
5/ Tạo ra một tài liệu bài tập trắc nghiệm khách quan chuyên sâu về Hoá học mà
nhà trường đang quan tâm hiện nay.
1
Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học
IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1/ Nghiên cứu lý luận thực tiển, phân tích, thu thập tìm hiểu các tài liệu có liên
quan.
2/ Nghiên cứu nguyên tắc xây dựng các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan.
3/ Nghiên cứu lý thuyết, bài tập chương trình dạy học phổ thông.
4/ Lập dàn bài theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn.
5/ Trao đổi và biên soạn.
2
Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học
PHẦN II- NỘI DUNG.
Chương I: CƠ SỞ TỔNG QUAN VỀ LÝ LUẬN
I. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HOÁ HỌC.
1. Mục đích, chức năng, nhiệm vụ.
a/ Kiểm tra kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh là giai đoạn kết thúc của một
quá trình dạy học, đảm nhận ba chức năng: Đánh giá, phát hiện lệch lạc và điều chỉnh;
Ba chức năng nầy liên kết, thống nhất với nhau, thâm nhập vào nhau và bổ sung cho
nhau.
b/ Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của việc kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng, kĩ
xảo của học sinh là đánh giá xác định trình độ đạt tới những chỉ tiêu của mục đích dạy
học dự kiến.
Việc kiểm tra kiến thức phải chỉ ra cho học sinh thấy được họ đã tiếp thu điều đã
học như thế nào, đã hiểu rõ những gì, còn những lỗ hỏng kiến thức nào và phải đánh giá
như thế nào kết quả học tập của họ. Dựa trên cơ sở đánh giá ấy học sinh có thể hiểu
được những đòi hỏi đặt ra đối với mỗi em về học tập, các em phải làm gì để thực hiện
được những điều đó nhằm bổ sung, nâng cao kiến thức kĩ năng và kĩ xảo.
Công tác kiểm tra và đánh gía kết quả phải kích thích được việc học tập của học
sinh, tạo khả năng nâng cao chất lượng kiến thức.
c/ Phát hiện lệch lạc:
Việc kiểm tra đánh giá còn nhằm mục đích phát hiện lệch lạc, củng cố, đào sâu và
làm chính xác thêm kiến thức, đồng thời liên hệ chặc chẽ và phục vụ trực tiếp cho bài
học mới.
d/ Uốn nắn lệch lạc, điều chỉnh kế hoạch dạy học:
Dựa vào kết quả kiểm tra kiến thức của học sinh trong lớp, giáo viên có thể đánh
giá hiệu quả phương pháp dạy học nào đó và chất lượng công tác nói chung của bản
thân, nhờ đó giáo viên đề ra được những bổ khuyết cần thiết. Kết quả kiểm tra đánh giá
còn giúp cho phụ huynh biết được tình hình học tập của con em mình và có sự phối hợp
cần thiết với nhà trường giúp đỡ con em mình học tập tốt hơn.
đ/ Đánh giá mang tính đào tạo:
Đây là sự đánh giá thường xuyên, nhằm giúp học sinh tự kiểm tra mình để các em
tự điều chỉnh kế hoạch tự học. Nó còn mang tính chuẩn đoán, tìm nguyên nhân của tiến
bộ và lệch lạc, tìm biện pháp xử lí.
Việc kiểm tra đánh giá có hệ thống và thường xuyên còn có ý nghĩa giáo dục rất
lớn, rèn cho học sinh có tinh thần trách nhiệm trong học tập, thói quen làm việc đều đặn
và hoàn thành đúng hạn định công việc được giao.
e/ Đánh giá xác nhận:
Loại đánh giá nầy được dùng để xác nhận trình độ đạt tới sau một giai đoạn đào
tạo, được gọi là kiểm tra tổng kết, tích luỹ, thưởng phạt, làm cơ sở cho các quyết định
cho lên lớp, công nhận tốt nghiệp . . .
2. Những yêu cầu về mặt sư phạm.
a/ Đánh giá phải xuất phát từ mục tiêu dạy học vì vậy phải kiểm tra đầy đủ tới mức
tối đa có thể được.
b/ Công cụ kiểm tra đánh giá phải đảm bão mức độ chính xác nhất định, phải đảm
bão độ tin cậy.
Hệ thống kiểm tra phải giúp cho giáo viên phát hiện kịp thời những thiếu sót trong
việc tiếp thu kiến thức của từng học sinh và của cả lớp.
c/ Bão đảm tính khách quan đến mức tối đa có thể.
3
Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học
Trong mỗi giờ học phải tạo điều kiện để cho mỗi học sinh phải được báo cáo bằng
hình thức nào đó về việc hoàn thành các bài làm ở nhà và việc tiếp thu những điều đã
học.
d/ Nội dung kiểm tra, đặc biệt là các bài kiểm tra viết ra cho nhiều trường hợp khác
nhau, phải tương đối đơn giản để giáo viên có thể nắm được kiến thức học sinh, học
sinh có thể làm bài được, đồng thời để học sinh có thể hiểu được kết quả kiểm tra.
đ/ Việc kiểm tra phải làm từng cá nhân nghĩa là phải xét tới kiến thức của mỗi học
sinh và phải tạo điều kiện để học sinh bộc lộ thực chất hiểu biết của mình, cho họ thấy
trách nhiệm bản thân cá nhân họ trong việc tiếp thu kiến thức. Tránh đánh giá chung
chung, trong kiểm tra nghiêm cấm “quay cóp”, các biểu hiện thiếu trung thực khác khi
làm bài.
e/ Cần coi trọng hơn và nâng cao dần yêu cầu đánh giá kĩ năng thực hành, năng lực
vận dụng độc lập sáng tạo kiến thức và phương pháp vận dụng kiến thức. Đó là những
yêu cầu mới trong mục tiêu đào tạo của nhà trường trung học cơ sở. Người giáo viên
hóa học phải chủ động thực hiện.
II. TÌM HIỂU VỀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
1. Khái niệm chung.
-Trắc nghiệm là gì ? Theo nghĩa chữ Hán “trắc” là đo, “nghiệm” là suy xét, xác
nhận.
-Bài tập trắc nghiệm khách quan là loại bài tập khi làm bài, học sinh chỉ phải chọn
một câu trả lời trong số các câu trả lời đã được cung cấp. Do không phải viết câu trả lời
nên thời gian dành cho việc đọc, suy nghĩ và chọn chỉ từ 1 – 2 phút. Gọi là trắc nghiệm
khách quan do cách chấm điểm rất khách quan. Bài kiểm tra được chấm bằng cách đếm
số lần chọn được câu trả lời đúng trong số những câu trả lời đã cho, nên không phụ
thuộc vào sự đánh giá chủ quan của người chấm. Ai chấm cũng được nếu biết đáp án
đúng là đáp án nào (có thể chấm bằng máy). Một bài trắc nghiệm khách quan gồm có
nhiều câu hỏi hơn là một bài trắc nghiệm tự luận và mỗi câu hỏi thường có thể được trả
lời bằng một dấu hiệu đơn giản.
2. Nguyên tắc xây dựng.
2
1
. Câu điền khuyết.
Câu điền khuyết là những câu có những chỗ trống để học sinh điền từ hoặc cụm
từ thích hợp.
Ví dụ: Điền chỗ trống trong những câu sau bằng từ hay cụm từ thích hợp.
a/ Các chất đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện gọi là
…(1)…
b/ Hạt nhân nguyên tử tạo bởi …(2)… và …(3)…
c/ Trong hạt nhân có bao nhiêu proton thì trong nguyên tử có bấy nhiêu …(4)…
Cách làm bài: Điền vào chỗ trống các cụm từ theo thứ tự sau.
(1) Nguyên tử; (2) proton; (3) nơtron; (4) electron.
2
2
. Câu đúng sai.
Một mệnh đề hoặc một phát biểu mà học sinh cần phải phân tích để khẳng định là
đúng hay sai.
Ví dụ: Khoanh tròn vào chữ Đ nếu đúng và chữ S nếu sai trong các câu sau:
a/ Có phản ứng hoá học trong đó các chất tham gia phản ứng và sản phảm của
phản ứng có đủ 4 loại hợp chất vô cơ. Đ S
b/ Oxit kim loại chỉ là oxit bazơ. Đ S
c/ Tất cả các bazơ đều làm quỳ tím chuyển thành màu xanh. Đ S
Cách làm bài: Phải suy nghĩ kĩ mới xác định được câu đã cho là đúng hay sai…
4
Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học
Câu a: Đúng. Đó là phản ứng trung hoà.
HCl + NaOH
→
o
t
NaCl + H
2
O
(axit) (bazơ) (muối) (oxit)
Câu b: Sai. Kim loại có nhiều hoá trị thì oxit, trong đó kim loại có hoá trị cao là
oxit axit ví dụ: Mn
2
O
7
.
Câu c: Sai. Chỉ có các bazơ tan thì dung dịch của nó mới làm quỳ tím chuyển
thành màu xanh.
2
3
. Câu ghép đôi.
Câu dẫn gồm 2 phần được chia làm 2 cột:
- Cột I gồm 1 câu chưa hoàn chỉnh hoặc nửa phương trình phản ứng.
- Cột II gồm phần còn lại của câu hoặc nửa phương trình phản ứng phải chọn ghép
với nhau cho phù hợp.
Ví dụ: Chọn nửa phương trình hoá học ở cột (II) để ghép với nửa phương trình
hoá học ở cột (I) cho phù hợp.
Cột I Cột II
1. Fe + 2HCl
→
o
t
a. NaCl + NaClO + H
2
O
2. 2Na + 2H
2
O
→
b. 2NaCl + 2H
2
O
3. 2NaOH + Cl
2
→
c. FeCl
2
+ H
2
↑
4. 6KOH + 3Cl
2
→
d. 2NaOH + H
2
↑
e. 5KCl + KClO
3
+ 3H
2
O
Cách làm bài: Câu 1 ghép với (c); câu 2 ghép với (d) ; câu 3 ghép với (a); câu 4
ghép với (e).
2
4
. Câu nhiều lựa chọn.
Gồm có 2 phần:
-Câu dẫn là một câu yêu cầu học sinh cách chọn.
-Câu trả lời: Gồm 4 hoặc 5 phương án trả lời trong đó có một phương án đúng hay
đúng nhất.
VD: Ví dụ hãy chọn phương án sai trong các câu sau:
a. Oxi là một phi kim hoạt động hoá học mạnh.
b. Oxi là một phi kim tác dụng với hầu hết các kim loại trừ vàng và bạch kim.
c. Oxi là một phi kim tác dụng với tất cả các kim loại.
d. Oxi là một phi kim tác dụng với hầu hết các phi kim.
Cách làm bài: Chọn câu c.
III. CƠ SỞ KIẾN THỨC XÂY DỰNG.
Nội dung kiến thức chương 5: “Hiđro và nước”.
1-Tính chất hoá học của hiđro.
Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp, hiđro không những kết hợp được với
đơn chất oxi, mà còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxít kim loại.
2- Phản ứng oxi hoá- khử.
-Sự khử là sự tách oxi khỏi hợp chất.
-Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác.
-Sự oxi hoá là quá trình hoá hợp của nguyên tử oxi với chất khác.
-Chất oxi hoá là chất nhường oxi cho chất khác. Phản ứng oxi hoá-khử là phản
ứng hoá học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.
2- Phản ứng thế.
-Phản ứng thế là phản ứng hoá học trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên
tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.
-Thực chất phản ứng thế là phản ứng oxi hoá khử (sẽ học ở THPT).
5
Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học
Ví dụ: Zn + 2HCl
→
o
t
ZnCl
2
+ H
2
↑
4- Tính chất hoá học của nước.
+Tác dụng với kim loại:
Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường (như Na, K, Ca, …) tạo thành
bazơ và hidro.
+Tác dụng với một số oxit kim loại (oxit bazơ):
Một số oxit kim loại hoá hợp với nước tạo thành bazơ tương ứng. Dung dịch bazơ
làm đổi màu quỳ tím thành xanh.
+Tác dụng với một số oxit phi kim (oxit axit):
Các oxit phi kim (trừ các oxit SiO
2,
CO, NO) hoá hợp với nước tạo thành axit tương
ứng. Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
5- Axit – Bzơ – Muối.
5
1
. Axit.
a) Định nghĩa: Phân tử axit có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit.
Các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.
b) Công thức hoá học của axit.
Công thức tổng quát của axit: H
x
X (x = 1, 2, 3, … X là Cl, Br, NO
3
, SO
4
…).
c) Tên gọi:
* Axit không có oxi.
Ví dụ: HCl: axit clohiđric; H
2
S: axit sunfuhiđric.
* Axit có oxi: Lưu ý một số phi kim như S, Cl… tạo ra nhiều axit có oxi.
-Axit có nhiều nguyên tử oxi.
Ví dụ: HNO
3
: axit nitric; H
2
SO
4
: axit sunfuric; H
3
PO
4
: axit photphoric.
-Axit có ít nguyên tử oxi.
Ví dụ: H
2
SO
3
: axit sunfurơ; HNO
2
: axit nitơrơ.
d) Các gốc axit thường dùng:
• Phân tử axit có 1H → có 1 gốc axit.
Ví dụ: HCl; HNO
3
Gốc axit và tên gọi: -Cl: clorua; -NO
3
: nitrat
• Phân tử axit có 2H → có 2 gốc axit.
Ví dụ: H
2
SO
4
, H
2
S, H
2
CO
3
Gốc axit và tên gọi: -HSO
4
: hiđrosunfat; =SO
4
: sunfat;
-HS: hiđrosunfua; =S: sunfua;
-HCO
3
: hiđrocacbonat; =CO
3
: cacbonat.
Ví dụ: H
2
SO
3
Gốc axit và tên gọi: -HSO
3
: hiđrosunfit; =SO
3
: sunfit.
• Phân tử axit có 3H → có 3 gốc axit
6
Gồm H và gốc axit (hoá trị của gốc axit
được
biểu diễn bằng gạch nối).
Tên axit: axit + tên phi kim +
hiđric
Tên axit: axit + tên phi kim +
ic
Tên axit: axit + tên phi kim
+ ơ
Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học
Gốc axit và tên gọi: -H
2
PO
4
: đihiđrophotphat
=HPO
4
: hiđrophotphat
≡ PO
4
: photphat
đ) Phân loại: Dựa vào thành phần phân tử, axit đuợc chia làm 2 loại. Axit không có
oxi (HCl, H
2
S…) và axit có oxi (H
2
SO
4
, HNO
3
, H
3
PO
4
, H
2
SO
3
…)
Công thức và thành phần một số axit:
Tên axit
Thành phần
Gốc axit Hoá trị gốc
axit
Công thức Số nguyên tử
H
Axit clohiđric HCl 1H Cl I
Axit nitric HNO
3
1H NO
3
I
Axit sunfuric H
2
SO
4
2H SO
4
II
Axit cacbonic H
2
CO
3
2H CO
3
II
Axit photphoric H
3
PO
4
3H PO
4
III
5
2
. Bazơ:
a) Định nghĩa: Phân tử bazơ có một nguyên tử kim koại liên kết với một hay nhiều
nhóm hiđroxit (-OH).
b) Công thức hoá học:
c) Tên gọi:
Ví dụ: NaOH: natri hiđroxit; Fe(OH)
3
: sắt (III) hiđroxit
đ) Phân loại: Các bazơ chia làm 2 loại tuỳ theo tính tan của chúng:
-Bazơ tan trong nước gọi là kiềm:
Ví dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)
2
, …
-Bazơ không tan trong nước:
Ví dụ: Fe(OH)
3
, Fe(OH)
2
, Mg(OH)
2
, Al(OH)
3
, Cu(OH)
2
, …
Công thức và thành phần một số bazơ:
Tên bazơ
Thành phần
Công thức
hoá học
Hoá trị
gốc kim loại
Nguyên tử kim
loại
Số nhóm
OH
Natri hiđroxit Na 1 NaOH I
Kali hiđroxit K 1 KOH I
Canxi hiđroxit Ca 2 Ca(OH)
2
II
Sắt (III) hiđroxit Fe 2 Fe(OH)
3
III
5
3
. Muối:
a) Định nghĩa: Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với
một hay nhiều gốc axit.
b) Công thức hoá học:
7
Một nguyên tử kim loại (M) và một hay nhiều
nhóm –OH
M(OH)
n
, n = hoá trị của kim loại (n = 1, 2, 3,…)
Tên bazơ: tên kim loại (thêm hoá trị nếu kim loại
có nhiều
Hoá trị) + hiđroxit
Công thức hoá học của muối gồm 2 phần: kim loại
và gốc axit
Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học
Công thức tổng quát của một số muối: muối clorua MCl
n
; muối nitrat M(NO)
3
(n
= hoá trị của kim loại n = 1, 2, 3,…); muối sunfat M
x
(SO
4
)
y
; muối cacbonat M
x
(CO
3
)
y
hoá trị của kim loại n = 2y/x, n là số nguyên.
c) Tên gọi:
Ví dụ: KNO
3
: kali nitrat Na
2
SO
3
: natri sunfit
Fe
2
(SO
4
)
3
: sắt (III) sunfat Na
2
CO
3
: natri cacbonat
ZnCl
2
: kẽm clorua NaHCO
3
: natri hiđrocacbonat
d) Phân loại: Chia làm 2 loại, muối trung hoà và muối axit.
• Muối trung hoà là muối mà trong gốc axit không có hiđro H.
Ví dụ: Na
2
CO
3
, CaSO
4
, KNO
3
, …
• Muối axit là muối mà trong đó gốc axit của phân tử còn nguyên tử hiđro H chưa
được thay thế bằng kim loại.
Lưu ý: Những axit có nhiều nguyên tử H (H
2
SO
4
, H
2
CO
3
, H
3
PO
4
) thường tạo muối
axit.
Ví dụ: NaHSO
4
, NaHCO
3
, NaH
2
PO
4
Công thức hoá học thành phần một số muối:
Công thức hoá
học của axit Công thức hoá học của muối
Thành phần
Nguyên tử kim
loại
Gốc axit
HCl NaCl, ZnCl
2
, AlCl
3
Na, Zn, Al Cl
H
2
SO
4
NaHSO
4
, ZnSO
4
, Al
2
(SO
4
)
3
Na, Zn, Al HSO
4
và SO
4
HNO
3
KNO
3
, Cu(NO
3
)
2
, Al(NO
3
)
3
K, Cu, Al NO
3
H
2
CO
3
KHCO
3
, CaCO
3
K, Ca HCO
3
và CO
3
H
3
PO
4
Na
3
PO
4
, Ca
3
(PO
4
)
2
Na, Ca PO
4
8
Tên muối: tên kim loại (thêm hoá trị nếu kim loại
có nhiều
hoátri + tên gốc axit
Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học
Chương II: XÂY DỰNG CÂU HỎI, BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN.
I. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 8.
1. Các khái niệm về chất:
Chất, hỗn hợp, sự biến đổi chất, nguyên tố hoá học, nguyên tử, phân tử, đơn chất,
hợp chất; Axit – Bazơ - Muối.
2. Định luật hoá học đơn giản:
Định luật bảo toàn khối lượng của các chất, công thức hoá học và thành phần
không đổi.
3. Các khái niệm về phản ứng hoá học:
Những điều kiện quan trọng nhất để phản ứng hoá học xảy ra, những dấu hiệu để
nhận ra phản ứng hoá học. Phương trình hoá học, mol, hoá trị.
4. Ngôn ngữ hoá học:
Học sinh khi học hoá học lớp 8 cũng phải nắm vững ngôn ngữ hoá học ở mức độ
cần thiết, có thể sử dụng được chúng để biểu diễn các chất và viết được các phương
trình phản ứng hoá học đọc tên các chất cơ bản.
Ngoài ra sách hoá học lớp 8 có nội dung rèn luyện kĩ năng hoá học cơ bản như
thực hành thí nghiệm hoá học, giải bài toán hoá học, . . .
Cơ sở lí thuyết của sách giáo khoa hoá học trung học cơ sở nói chung, sách giáo
khoa hoá học lớp 8 nói riêng là dựa trên quan niệm coi nguyên tử là hạt vi mô, đại
diện cho nguyên tố hoá học và không bị chia nhỏ hơn trong phản ứng hoá học.
Ngoài ra giáo viên cũng cần thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ thuật tổng hợp và
hướng nghiệp cho học sinh.
Ví dụ: Tìm hiểu điều chế hidro, sản xuất vôi.
+ Nguyên tắc khoa học của quá trình sản xuất:
-H
2
là chất khí nhẹ hơn không khí (d = 0,069).
-Dễ cháy, gây nổ.
-Cách thu H
2
, đề phòng cháy nổ trong quá trình sản xuất.
+ Nguyên liệu, sản phẩm, thiết bị sản xuất.
Nguyên liệu Sản phẩm Thiết bị sản xuất
Trong PTN Zn
(r ),
HCl
dd
H
2
, ZnCl
2
Ống nghiệm, nút cao su có lỗ,
ống thuỷ tinh cong.
Trong công
nghiệp
H
2
O
(l )
H
2
, O
2
+ Bình điện phân.
+ Nguồn điện 1 chiều
+ Bảo vệ môi trường trong sản xuất, ví dụ sản xuất vôi.
-Sự hiểu biết một số ngành nghề cơ bản có liên quan đến hoá học. Ví dụ sản xuất
vôi, axit sunfuric, natrihidroxit, tơ sợi hoá học,…
-Sự tìm hiểu những phương hướng cơ bản của công cuộc hoá học hoá nền kinh
tế quốc dân. Ví dụ sản xuất dầu mỏ, sản xuất bột giặt tổng hợp,…
II. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG 5.
1. Kiến thức:
-Học sinh nắm vững các kiến thức về nguyên tố hiđro và đơn chất hiđro: Tính chất
vật lí, tính chất hoá học của đơn chất hiđro; trạng thái tự nhiên, ứng dụng và điều chế
hiđro.
9
Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học
-Học sinh hiểu sâu sắc thành phần định tính, định lượng của nước, các tính chất vật
lí và hoá học của nước.
-Học sinh hình thành được những khái niệm mới: Phản ứng thế; sự khử, chất khử,
phản ứng oxi hoá-khử; axit, bazơ, muối.
2. Kĩ năng:
-Kĩ năng đọc và viết ký hiệu hoá học, công thức hoá học và phương trình hoá học;
kĩ năng tính toán khối lượng, thể tích các khí tham gia và tạo thành theo phương trình
hoá học.
-Học sinh biết vận dụng những hiểu biết trên để giải những bài tập ở mức độ định
tính, định lượng. Kĩ năng và thói quen bảo đãm an toàn khi làm thí nghiệm, giữ vệ
sinh nơi làm việc, giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm…
3. Thái độ:
-Học sinh có lòng ham muốn thích môn hoá học.
-Học sinh có những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực tỉ mĩ,
chính xác, yêu chân lí khoa học, có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã
hội để có thể hoà hợp với môi trường thiên nhiên và cộng đồng.
III. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH
QUAN.
Gồm 4 dạng thường gặp: Câu điền khuyết, câu đúng sai, câu ghép đôi, câu nhiều
lựa chọn được xây dựng theo thứ tự nội dung của kiến thức “chương 5 Hiđro và
nước”.
Dạng 1: Câu điền khuyết.
1. Điền từ thích hợp cho sẳn vào các khoảng trống sau cho có nghĩa:
Ở nhiệt độ thích hợp, khí hiđro không những kết hợp với đơn chất oxi mà nó còn
có thể kết hợp với … (1)… trong một số … (2)… kim loại. Hiđro có tính … (3)
… các phản ứng này đều … (4)…
a.oxit b.khử c.nguyên tố oxi
d.phát sáng e.toả nhiệt
1 ………., 2 ………., 3 ………., 4 ……….
Đáp án: 1 - c; 2 – a; 3 – b; 4 – e
2. Cho các từ, cụm từ sau: Khử, oxi hoá, nguyên tử oxi, nhường oxi, chất chiếm
oxi, trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử, quá trình hoá hợp.
Hãy chọn những từ hay cụm từ thích hợp ở trên điền vào chỗ trống trong những câu
sau:
a. Chất khử là …(1)… của chất khác. Chất oxi hoá là khí oxi hoặc …(2)… cho các
chất khác.
b. Sự …(3)… là quá trình tách …(4)… ra khỏi chất khác. Sự oxi hoá là …(5)… của
nguyên tử oxi với chất khác.
c. Phản ứng oxi hoá- khử là phản ứng hoá học …(6)…
Đáp án: 1 – chất chiếm oxi; 2 – nhường oxi; 3 – khử; 4 – nguyên tử oxi
5 – quá trình hoá hợp; 6 - trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử
3. Điền vào chỗ trống sau cho thích hợp:
Điều chế hiđro người ta cho …(1)… tác dụng với Fe. Phản ứng này sinh ra khí …
(2)…, hiđro cháy cho …(3)… sinh ra rất nhiều …(4)… Trong trường hợp này chất
cháy là …(5)…, chất duy trì sự cháy là …(6)… Viết phương trình phản ứng cháy.
…… + ……
→
o
t
……
Đáp án: 1 – dung dịch axit HCl; 2 – hiđro; 3 – phân tử nước;
4 – nhiệt; 5- hiđro; 6 – oxi;
Phương trình phản ứng cháy: 2H
2
+ O
2
→
o
t
2H
2
O
10
Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học
4. Cho các từ cụm từ sau: oxit axit, oxit bazơ, nguyên tố, hiđro, oxit, kim loại. Hãy
chọn từ cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Nước là hợp chất tạo bởi hai …(1)… là…(2)… và …(3)… nước tác dụng với một số
…(4)… ở nhiệt độ thường và một số …(5)… tạo ra bazơ; tác dụng với nhiều …(6)…
tạo ra axit.
Đáp án: 1 – nguyên tố; 2 – oxi; 3 – hiđro; 4 – kim loại;
5 – oxit bazơ; 6 – oxit axit.
5. Điền từ thích hợp cho sẵn vào các khoảng trống trong các câu sau:
Phân tử muối gồm có một hay nhiều …(1)… kim loại liên kết với một hay nhiều …(2)
… axit. Muối …(3)… là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử …(4)… có thể
thay thế bằng nguyên tử kim loại. Muối axit là muối mà trong đó …(5)… còn nguyên
tử hiđro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.
a. gốc axit b. nguyên tử c. gốc
d. trung hoà e. hiđro f. phân tử
1 …… , 2 …… , 3 …… , 4 …… , 5 ……
Đáp án: 1 – b; 2 – c; 3 – d; 4 – e; 5 – a
Dạng 2: Câu đúng sai:
6. Khoanh tròn vào chữ Đ nếu câu phát biểu là đúng và vào chữ S nếu câu đó là sai:
a) Khí hiđro là chất khí không màu Đ S
b) Khí hiđro là chất khí có mùi Đ S
c) Khí hiđro là chất khí không vị Đ S
d) Khí hiđro là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí Đ S
e) Khí hiđro tan nhiều trong nước Đ S
f) Khí hiđro tan rất ít trong nước Đ S
Đáp án: a – Đ; b – S; c – Đ; d – Đ; e – S; f – Đ
7. Khoanh tròn vào chữ Đ nếu câu phát biểu là đúng và vào chữ S nếu câu đó là sai:
a. Chất oxi hoá là chất chiếm oxi của chất khác Đ S
b. Sư khử là quá trình tách nguyên tử oxi khỏi hợp chất Đ S
c. Chất khử là chất nhường oxi cho chất khác Đ S
d. Sự oxi hoá là quá trình hoá hợp của nguyên tử oxi với chất khác
Đ S
e. Phản ứng oxi hoá-khử là phản ứng hoá học trong đó xảy ra sự oxi hoá
Đ S
Đáp án: a – S; b – Đ; c – S; d – Đ; e – S
8. Cho dung dịch axit sunfuric loãng, nhôm, sắt và các dụng cụ thí ngiệm như hình
5.8 SGK. Hãy khoanh tròn vào chữ Đ nếu câu phát biểu là đúng và vào chữ S nếu câu
đó là sai:
a.Có thể dùng các hoá chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu khí oxi
Đ S
b. Có thể dùng các hoá chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu không khí
Đ S
c. Có thể dùng các hoá chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu khí hiđro
Đ S
d. Có thể dùng để điều chế hiđro nhưng không thu được khí hiđro
Đ S
Đáp án: a – S; b – S; c – Đ; d – S
9. Khoanh tròn vào chữ Đ nếu đúng và chữ S nếu sai trong các câu sau:
a. Nước là hợp chất duy nhất trên trái đất tồn tại ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí trong
điều kiện tự nhiên. Đ S
b. Nước không thể hoà tan rất nhiều chất như muối ăn, đường, các muối khoáng …
Đ S
11
Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học
c. Lượng nước sạch, có thể sử dụng trong đời sống chiếm phần lớn so với tổng
lượng nước trong tự nhiên. Đ S
d. Nước phải được sử dụng tiết kiệm. Đ S
Đáp án: a – Đ; b – S; c – S; d – Đ
10. Khoanh tròn vào chữ Đ nếu đúng và chữ S nếu sai trong các câu sau:
a.Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit.
Đ S
b. Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc kim loại.
Đ S
c. Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm
hiđroxit Đ S
d. Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit
Đ S
e. Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay
nhiều gốc axit Đ S
f. Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay
nhiều gốc hiđraxit Đ S
Đáp án: a – Đ; b – S; c – Đ; d – S; e – Đ; f – S
Dạng 3: Câu ghép đôi:
11. Ghép nối giữa cột I và cột II sau cho thích hợp.
Cột I Cột II
1. Khí hiđro dùng làm nhiên liệu a. trong sản xuất amoniac
2. Khí hiđro dùng làm nguyên liệu b. axit
3. Khí hiđro dùng để sản xuất c. cho động cơ tên lửa
4. Khí hiđro dùng làm chất khử để điều chế d. nhiều hợp chất vô cơ
e. kim loại
Đáp án: 1 – c; 2 – a; 3 – b; 4 – e
12. Ghép nối giữa cột I và cột II sau cho thích hợp:
Cột I Cột II
1. CuO + H
2
→
o
t
a. Hg + H
2
O
2. Fe
2
O
3
+ H
2
→
o
t
b. Pb + H
2
O
3. HgO + H
2
→
o
t
c. 3Fe + 4H
2
O
4. PbO + H
2
→
o
t
d. Cu + H
2
O
e. 2Fe + 3H
2
O
Đáp án: 1 – d; 2 – e; 3 – a; 4 – b
13. Ghép nối các nửa câu ở cột I và cột II sau cho thích hợp:
Cột I Cột II
1. Phản ứng thế là phản ứng hoá học giữa đơn
chất và hợp chất, trong đó
a. từ một chất ban đầu tạo ra hai hay nhiều
chất mới.
2. Phản ứng kết hợp là phản ứng hoá học,
trong đó
b. nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên
tử của một nguyên tố trong hợp chất.
3. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học,
trong đó
c. xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.
4. Phản ứng oxi hoá khử là phản ứng hoá học,
trong đó
d. từ hai hay nhiều chất ban đầu tạo thành
một chất mới.
e. có sự toả nhiệt và phát sáng
1 ………., 2 ………., 3 ………., 4 ……….
Đáp án: 1 – b; 2 – d; 3 – a; 4 – c
12
Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học
14. Ghép nối các nửa câu ở cột I và cột II sao cho thích hợp:
Cột I Cột II
1. Thả một mẫu Na bằng hạt đậu xanh vào
một chậu thuỷ tinh đựng nước, Na nổi trên
mặt nước,
a. khí thoát ra là khí oxi.
2.Mẫu Na nóng chảy thành giọt tròn chạy
lung tung trên mặt nước,
b. khí thoát ra là khí hiđro.
3. Có khí thoát ra, c. dung dịch tạo ra là NaOH có tính kiềm.
4. Nhỏ 1-2 giọt phenolphtalein vào chậu
nước thì xuất hiện màu hồng,
d. phản ứng toả nhiệt, nhiệt toả ra làm nóng
chảy mẫu Na. Ở trạng thái lỏng, mẫu Na co
thành giọt tròn do sức căng mặt ngoài. Phản
lực của khí H
2
sinh ra làm cho mẫu Na
chuyển động.
e. Na nhẹ hơn nước.
1 ………., 2 ………., 3 ………., 4 ……….
Đáp án: 1 – e; 2 – d; 3 – b; 4 – c
15. Ghép nối các nửa câu ở cột I và cột II sao cho thích hợp:
Cột I Cột II
1. Những oxit là a. H
2
SO
3
, HNO
2
, H
2
O, P
2
O
5
2. Những axit là b. SO
2
, MnO
2
, Al
2
O
3
, CaO, SO
3
3. Những bazơ là c. CuCl
2
, CaSO
4
, Fe
2
(SO
4
)
3
, NaHCO
3
4. Những muối là d. HCl, H
2
SO
4
, H
3
PO
4
, HNO
3
e. Mn(OH)
2
, LiOH, Fe(OH)
2
, Ba(OH)
2
1 ………., 2 ………., 3 ………., 4 ……….
Đáp án: 1 – b; 2 – d; 3 – e; 4 – c
Dạng 4: Câu nhiều lựa chọn:
16. Trong vỏ Trái đất, hidro chiếm 1% về khối lượng, silic chiếm 26% về khối
lượng, oxi chiếm 49% về khối lượng. Nguyên tố có nhiều nguyên tử hơn trong vỏ Trái
đất là:
a. Hiđro b. Silic
c. Oxi d. Nguyên tố khác
Đáp án: c
17. Về ứng dụng của hiđro, điều khẳng định nào sau đây là sai ?
a. Hiđro dùng để sản xuất nhiên liệu
b. Hiđro dùng để nạp vào kinh khí cầu
c. Hiđro dùng để sản xuất phân đạm
d. Hiđro dùng để sản xuất nước
Đáp án: d
18. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào chứa khối lượng hiđro là nhiều
nhất:
a.18 gam H
2
O b.53,5 gam NH
4
Cl
c.63 gam HNO
3
d.40 gam NaOH
Đáp án: b
19. Đốt nóng 32 gam đồng (II) oxit rồi cho luồng khí hiđro đi qua để khử hoàn toàn
lượng oxit trên. Khối lượng đồng thu được và thể tích khí hiđro (đktc) tham gia phản
ứng là:
a.25,6 gam và 8,96 lít b.28,8 gam và 10,08 lít
c.10,08 gam và 28,8 lít d.2,88 gam và 12,8 lít
13
Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học
Đáp án: a
20. Nung nóng một hỗn hợp chứa (Fe
2
O
3
và CuO) sau đó cho luồng khí hiđro đi qua để
khử hoàn toàn lượng oxit trên thu được 13,4 gam hỗn hợp (Fe và Cu) trong đó có 7 gam
Fe. Thể tích hiđro tham gia phản ứng (đktc) là:
a.6,44 lít b.8,58 lít
c.5,88 lít d.5,82 lít
Đáp án: c
21. Hãy chỉ ra điều khẳng định đúng. Phản ứng oxi hoá-khử là:
a. Phản ứng hoá học chỉ xảy ra sự khử
b. Phản ứng hoá học chỉ xảy ra sự oxi hoá
c. Phản ứng hoá học diễn ra đồng thời sự khử và sự oxi hoá
d. Tất cả mệnh đề trên đều đúng
Đáp án: c
22. Cho các phản ứng hoá học sau:
1. CuO + H
2
→
o
t
Cu + H
2
O
2. Fe
2
O
3
+ 2Al
→
o
t
Al
2
O
3
+ 2Fe
3. Fe
2
O
3
+ 3CO
→
o
t
2Fe + 3CO
2
↑
4. CaCO
3
→
o
t
CaO + CO
2
↑
5. Na
2
CO
3
+ 2HCl
→
2NaCl + CO
2
↑ + H
2
O
Trong các phản ứng trên phản ứng oxi hoá-khử là:
a. 1, 2, 3 b. 1, 3, 5
c. 1, 3, 4 d. 2, 4, 5
Đáp án: a
23. Đốt quặng pirit sắt FeS
2
trong khí oxi thì tạo ra sắt (III) oxit và khí sunfurơ. Hệ
số cân bằng của phản ứng là:
a. 4, 22, 2 và 8 b. 4, 11, 2 và 8
c. 2, 6, 2 và 4 d. Tất cả đều sai
Đáp án: b
Phương trình phản ứng: 4FeS
2
+ 11O
2
→
o
t
2Fe
2
O
3
+ 8SO
2
↑
24. Dùng khí hiđro để khử đồng (II) oxit và sắt (III) oxit. Nếu thu được 23,6g hỗn
hợp 2 kim loại, trong đó có 14g sắt thì thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng là bao nhiêu ?
a. 12 lít b. 1,2 lít
c. 11,76 lít d. 13,56 lít
Đáp án: c
HD: Khối lượng Cu có trong 23,6g hỗn hợp 2 kim loại thu được:
m
Cu
= 23,6 – 14 = 9,6g
n
Cu
=
64
6,9
= 0,15 mol; n
Fe
=
56
14
= 0,25 mol
-Viết phương trình hoá học của các phương trình
-Theo phương trình hoá học từ số mol Fe và Cu tính được số mol H
2
2
H
V
= (0,15 +
2
25,03x
) x 22,4 = 11,76 lít
25. Cho các kim loại K, Ca, Al lần lượt tác dụng với dung dịch HCl. Nếu cho cùng
số mol mỗi kim loại trên tác dụng với axit HCl thì kim loại nào cho nhiều hiđro hơn ?
a. Al b. Ca
c. K d. Al và K
Đáp án: a
14
Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học
HD: Gọi số mol các kim loại là x mol, viết phương trình phản ứng hoá học
giữa K, Ca, Al lần lượt tác dụng với HCl, dựa vào dữ kiện đề bài cho và phương trình
phản ứng. Xác định được Al cho nhiều H
2
hơn.
26. Cho 5,4g Al vào dung dịch H
2
SO
4
loãng có chứa 39,2g H
2
SO
4
. Thể tích khí H
2
thu được (đktc) là:
a. 6,6 lít b. 6,72 lít
c. 5,6 lít d. Tất cả đều sai
Đáp án: b
HD: n
Al
=
27
4,5
= 0,2 mol;
42
SOH
n
=
98
2,39
= 0,4 mol
Phương trình hoá học của phản ứng:
2Al + 3H
2
SO
4
→
Al
2
(SO
4
)
3
+ 3H
2
↑
2 mol 3 mol 3 mol
Theo đầu bài: 0,2 mol 0,4 mol
Lập tỉ số:
2
2,0
<
3
3,0
. Như vậy axit dư, tính
2
H
n
theo n
Al
2
H
n
= 0,3 x
2
3
;
2
H
V
= (0,2 x
2
3
) x 22,4 = 6,72 lít
27. Người ta cho Zn hoặc Fe tác dụng với dung dịch axit HCl để điều chế khí H
2
.
Nếu muốn điều chế 2,24 lít khí H
2
(đktc) thì phải dùng số gam Zn hoặc Fe lần lượt là:
a. 6,5g và 5,6g b. 16g và 8g
c. 13g và 11,2g d.9,75g và 8,4g
Đáp án: a
HD:
2
H
n
=
4,22
24,2
= 0,1 mol
Phương trình phản ứng: Zn + HCl
→
o
t
ZnCl
2
+ H
2
↑
1 mol 1 mol
0,1 mol
←
0,1 mol
m
Zn
= 0,1 x 65 = 6,5 g
Fe + 2 HCl
→
o
t
FeCl
2
+ H
2
↑
1 mol 1 mol
0,1 mol
←
0,1 mol
m
Fe
= 0,1 x 56 = 5,6 g
28. Dùng khí H
2
để khử hỗn hợp (Fe
2
O
3
và CuO) người ta thu được 11,2g Fe và
19,2 g Cu . Thể tích khí H
2
(đktc) tham gia phản ứng trong quá trình trên là:
a. 13,44 lít b. 13,34 lít
c. 14,32 lít d. 10,44 lít
Đáp án: a
29. Cho các oixt sau:
1. Na
2
O, CaO, CO
2
, Fe
3
O
4
, MgO
2. K
2
O, SO
3
, CaO, N
2
O
5
, P
2
O
5
3. SiO
2
, SO
2
, CO
2
, CuO, NO
4. Na
2
O, CO
2
, N
2
O
5
, Cu
2
O, Fe
2
O
3
Trong các dãy oxit trên, dãy oxit tan trong nước là:
a. 1, 2 b. 2, 3
c. 2, 4 d. 2
Đáp án: d
15
Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học
30. Khi cho 2 gam khí hiđro tác dụng với 1,12 lít khí oxi (đktc). Khối lượng nước
thu được là:
a.1,8 gam b.0,9 gam
c.3,6 gam d.0,36 gam
Đáp án: b
31. Có một hỗn hợp chứa 2,3g natri và 1,95g kali tác dụng với nước. Thể tích khí
hiđro thu được ở đktc là:
a. 1,68 lít b. 1,7 lít
c. 1,6 lít d. 2,68 lít
Đáp án: a
HD: n
Na
=
23
3,2
= 0,1 mol; n
K
=
39
95,1
= 0,05 mol
Phương trình hoá học của phản ứng:
• 2Na + 2H
2
O
→
2NaOH + H
2
↑
2 mol 1 mol
0,1 mol
2
1,0
mol
• 2K + 2H
2
O
→
2KOH + H
2
↑
2 mol 1 mol
0,05 mol
→
2
05,0
mol
2
H
V
=(
2
1,0
+
2
05,0
) x 22,4 = 1,68 lít
32. Cho 112kg vôi sống (CaO) tác dụng với nước, biết rằng vôi sống có 10%
tạp chất không tác dụng với nước. Khối lượng Ca(OH)
2
thu được sau phản ứng là:
a. 131kg b. 133kg
c. 133,2kg d. 143,2kg
Đáp án: c
HD: Khối lượng vôi sống nguyên chất
112 x (
100
10100
−
) = 100,8kg
Phương trình hoá học của phản ứng:
CaO + H
2
O
→
Ca(OH)
2
56kg 74kg
100,8kg xkg
x =
56
8,10074 x
= 133,2kg
33. Cho các oxit sau: BaO, Na
2
O, SO
3
, P
2
O
5
Khi tác dụng với nước thu được các axit hoặc bazơ lần lượt là:
a. Ba(OH)
2
, NaOH, H
2
SO
4
, H
3
PO
4
, HNO
2
b. Ba(OH)
2
, NaOH, H
2
SO
3
, H
3
PO
4
, HNO
3
c. Ba(OH)
2
, NaOH, H
2
SO
4
, H
3
PO
4
, HNO
3
d. Ba(OH)
2
, NaOH, H
2
SO
3
, H
3
PO
4
, HNO
2
Đáp án: c
34. Cho các axit sau:
1) HCl; 2) H
2
SO
4
; 3) H
2
CO
3
; 4) HNO
3
; 5) H
3
PO
4
; 6) HBr; 7) H
2
SO
3
Trong những axit trên, dãy axit nào tạo muối axit.
a. 1, 2 b. 2, 3, 6
c. 2, 3, 5, 7 d. 2, 3, 4, 5, 6.
Đáp án: c
16
Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học
35. Cho các bazơ sau: LiOH, NaOH, KOH, Ca(OH)
2
, Cu(OH)
2
, Mg(OH)
2
,
Al(OH)
3
, Fe(OH)
3
. Những dãy bazơ tan trong nước tạo thành dung dịch kiềm là:
a. KOH, Ca(OH)
2
, LiOH, Cu(OH)
2
, Mg(OH)
2
b. Ca(OH)
2
, KOH, LiOH, NaOH
c. KOH, LiOH, NaOH, Al(OH)
3
d. Tất cả đều sai
Đáp án: b
36. Những cặp hoá chất nào sau đây khi phản ứng xảy ra đồng thời có kết tủa và có
khí bay lên.
a. NaHSO
4
và BaCl
2
b. CaCO
3
và HCl
c. Ba(HCO
3
)
2
và H
2
SO
4
d. CaSO
3
và HCl
Đáp án: c
37. Có 5 lọ hoá chất mất nhãn chứa các dung dịch: NaOH, NaCl, Na
2
SO
4
, NaNO
3
,
HCl. Dùng thuốc thử nào để nhận biết các chất trên ?
a. Dùng giấy quỳ tím và dung dịch BaCl
2
b. Dùng giấy quỳ tím và dung dịch AgNO
3
c. Dùng BaCl
2
và phenolphtalein
d. Dùng giấy quỳ tím, dung dịch BaCl
2
, dung dịch AgNO
3
Đáp án: d
HD: -Dùng giấy quỳ tím nhận ra dung dịch NaOH làm xanh giấy quỳ, dung dịch
HCl làm đỏ giấy quỳ.
-Dùng dung dịch BaCl
2
để nhận ra dung dịch Na
2
SO
4
, tạo kết tủa trắng BaSO
4
.
Na
2
SO
4
+ BaCl
2
→
BaSO
4
↓ + 2NaCl
-Dùng dung dịch AgNO
3
nhận ra dung dịch NaCl, tạo kết tủa trắng AgCl.
AgNO
3
+ NaCl
→
AgCl↓ + NaNO
3
-Dung dịch còn lại là NaNO
3
38. Cho sơ đồ phản ứng hoá học sau:
Na
→
M
→
Cu
→
N
→
+
M
Cu
M và N lần lượt là chất nào sau đây:
a. NaOH và Cu b. H
2
và CuO
c. Na
2
O và CuO d. Tất cả đều sai
Đáp án: b
39. Cho 1,35g nhôm tác dụng với dung dịch chứa 7,3g dung dịch HCl. Khối lượng
muối tạo thành là:
a. 3,3375g b. 6,675g
c. 7,775g d. 10,775g
Đáp án: b
HD: Phương trình phản ứng: 2Al + 6HCl
→
o
t
2AlCl
3
+ 3H
2
↑
n
Al
= 0,05 mol 2 mol 6 mol 2 mol
n
HCl
= 0,2 mol 0,05 mol 0,2 mol x mol
Theo phương trình trên ta nhận thấy dư HCl, nên tính số mol AlCl
3
theo số mol
Al:
x = 0,05 mol
⇒
3
AlCl
m
= 0,05 x 133,5 = 6,675(g).
40. Cho 14,5g hổn hợp bột Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch axit HCl thấy
có 6,72 lít khí hidro bay ra (đkct). Lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao
nhiêu gam?
a. 53,8g b. 83,5g
c. 38,5g d. 35,8g
17
Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học
Đáp án: d
HD: Phản ứng của hổn hợp Mg, Fe (Kí hiệu: M) với axit HCl
M + 2HCl
→
o
t
MCl
2
+ H
2
↑
1 mol 1 mol 1 mol
0,3 mol
←
0,3 mol
4,22
72,6
= 0,3 mol
m
muối
= 14,5 + 0,3 x 71 = 35,8(g)
IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.
1. Mục đích thực nghiệm.
-Nhằm kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh về: Tính chất và ứng dụng của
hiđro; Phản ứng oxi hoá-khử; Điều chế hiđro – Phản ứng thế; Nước; Axit – Bzơ –
Muối. Kĩ năng viết phương trình phản ứng hoá học, phân biệt hình thức từng loại phản
ứng, vận dụng giải các bài tập tính khối lượng và tỉ lệ %.
-Từ kết quả thu được đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh và chất lượng
dạy học của giáo viên.
-Giải đáp những sai sót, vướng mắc, rút kinh nghiệm cho học sinh.
-Đề ra phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng và chuyên sâu.
2. Nội dung thực nghiệm.
-Kiểm tra đánh giá sự tiếp thu kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh thông qua 4
dạng bài tập trắc nghiệm ở tiết kiểm tra cuối chương 5 - Theo phân phối chương trình
hoá học lớp 8 với thời gian 45 phút (có kết hợp với bài tập tự luận), kiểm tra học kỳ II
với thời gian 60 phút (có kết hợp với bài tập tự luận).
-Địa điểm: Lớp 8
1
trường THCS Tân Quới – Bình Minh – Vĩnh Long.
3. Đề kiểm tra thực nghiệm 45 phút.
A- CHUẨN BỊ:
-Học sinh: Ôn tập nội dung kiến thức trong chương 5 hiđro và nước, tất cả các dạng
câu hỏi, bài tập cơ bản trong chương.
-Giáo viên: Soạn đề kiểm tra phù hợp với từng lớp dạy. Lập ma trận các dạng trắc
nghiệm cần cho.
Tên bài học
Số câu trắc nghiệm
Số bài tự
luận
Điền
khuyết
Đúng
sai
Ghép
đôi
Nhiều
lựa chọn
1. Tính chất của hiđro - Ưng dụng 1 1
2. Phản ứng oxi hoá-khử 1 2
3. Điều chế hiđro – Phản ứng thế 1 1 1
4. Nước 1 1
5. Axit – Bzơ – Muối 1 2 1
Tổng cộng 12 câu 2 bài
B- CHO ĐỀ.
1- Phần trắc nghiệm: 3 điểm (mỗi câu 0,25đ).
Câu 1. Điền từ thích hợp cho sẳn vào các khoảng trống sau cho có nghĩa:
18
m
muối
= m
Kim loại
+ m
Gốc Clo
Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học
Ở nhiệt độ thích hợp, khí hiđro không những kết hợp với đơn chất oxi mà nó còn có
thể kết hợp với … (1)… trong một số … (2)… kim loại. Hiđro có tính … (3)…
các phản ứng này đều … (4)…
a. oxit b. khử c. nguyên tố oxi
d. phát sáng e. toả nhiệt
1 ………., 2 ………., 3 ………., 4 ……….
Câu 2. Về ứng dụng của hiđro, điều khẳng định nào sau đây là sai ?
a. Hiđro dùng để sản xuất nhiên liệu
b. Hiđro dùng để nạp vào kinh khí cầu
c. Hiđro dùng để sản xuất phân đạm
d. Hiđro dùng để sản xuất nước
Câu 3. Khoanh tròn vào chữ Đ nếu câu phát biểu là đúng và vào chữ S nếu câu đó
là sai:
a. Chất oxi hoá là chất chiếm oxi của chất khác Đ S
b. Sư khử là quá trình tách nguyên tử oxi khỏi hợp chất Đ S
c. Chất khử là chất nhường oxi cho chất khác Đ S
d. Sự oxi hoá là quá trình hoá hợp của nguyên tử oxi với chất khác
Đ S
e. Phản ứng oxi hoá-khử là phản ứng hoá học trong đó xảy ra sự oxi hoá
Đ S
Câu 4. Đốt quặng pirit sắt FeS
2
trong khí oxi thì tạo ra sắt (III) oxit và khí sunfurơ.
Hệ số cân bằng của phản ứng là:
a. 4, 22, 2 và 8 b. 4, 11, 2 và 8
c. 2, 6, 2 và 4 d. Tất cả đều sai
Câu 5. Cho các phản ứng hoá học sau:
1. CuO + H
2
→
o
t
Cu + H
2
O
2. Fe
2
O
3
+ 2Al
→
o
t
Al
2
O
3
+ 2Fe
3. Fe
2
O
3
+ 3CO
→
o
t
2Fe + 3CO
2
↑
4. CaCO
3
→
o
t
CaO + CO
2
↑
5. Na
2
CO
3
+ 2HCl
→
2NaCl + CO
2
↑ + H
2
O
Trong các phản ứng trên phản ứng oxi hoá-khử là:
a. 1, 2, 3 b. 1, 3, 5
c. 1, 3, 4 d. 2, 4, 5
Câu 6. Ghép nối các nửa câu ở cột I và cột II sau cho thích hợp:
Cột I Cột II
1. Phản ứng thế là phản ứng hoá học giữa
đơn chất và hợp chất, trong đó
a. từ một chất ban đầu tạo ra hai hay nhiều
chất mới.
2. Phản ứng kết hợp là phản ứng hoá học,
trong đó
b. nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên
tử của một nguyên tố trong hợp chất.
3. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học,
trong đó
c. xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.
4. Phản ứng oxi hoá khử là phản ứng hoá
học, trong đó
d. từ hai hay nhiều chất ban đầu tạo thành
một chất mới.
e. có sự toả nhiệt và phát sáng
1 ………., 2 ………., 3 ………., 4 ……….
19
Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học
Câu 7. Cho các kim loại K, Ca, Al lần lượt tác dụng với dung dịch HCl. Nếu cho
cùng số mol mỗi kim loại trên tác dụng với axit HCl thì kim loại nào cho nhiều hiđro
hơn ?
a. Al b. Ca
c. K d. Al và K
Câu 8. Khoanh tròn vào chữ Đ nếu đúng và chữ S nếu sai trong các câu sau:
a. Nước là hợp chất duy nhất trên trái đất tồn tại ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí trong
điều kiện tự nhiên. Đ S
b. Nước không thể hoà tan rất nhiều chất như muối ăn, đường, các muối khoáng …
Đ S
c. Lượng nước sạch, có thể sử dụng trong đời sống chiếm phần lớn so với tổng lượng
nước trong tự nhiên. Đ S
d. Nước phải được sử dụng tiết kiệm. Đ S
Câu 9. Khi cho 2 gam khí hiđro tác dụng với 1,12 lít khí oxi (đktc). Khối lượng
nước thu được là:
a. 1,8 gam b. 0,9 gam
c. 3,6 gam d. 0,36 gam
Câu 10. Ghép nối các nửa câu ở cột I và cột II sao cho thích hợp:
Cột I Cột II
1. Những oxit là a. H
2
SO
3
, HNO
2
, H
2
O, P
2
O
5
2. Những axit là b. SO
2
, MnO
2
, Al
2
O
3
, CaO, SO
3
3. Những bazơ là c. CuCl
2
, CaSO
4
, Fe
2
(SO
4
)
3
, NaHCO
3
4. Những muối là d. HCl, H
2
SO
4
, H
3
PO
4
, HNO
3
e. Mn(OH)
2
, LiOH, Fe(OH)
2
, Ba(OH)
2
1 ………., 2 ………., 3 ………., 4 ……….
Câu 11. Những cặp hoá chất nào sau đây khi phản ứng xảy ra đồng thời có kết tủa
và có khí bay lên.
a. NaHSO
4
và BaCl
2
b. CaCO
3
và HCl
c. Ba(HCO
3
)
2
và H
2
SO
4
d. CaSO
3
và HCl
Câu 12. Cho sơ đồ phản ứng hoá học sau:
Na
→
M
→
Cu
→
N
→
+
M
Cu
M và N lần lượt là chất nào sau đây:
a. NaOH và Cu b. H
2
và CuO
c. Na
2
O và CuO d. Tất cả đều sai
2- Phần tự luận: 7 điểm(mỗi bài 3,5đ)
Bài 1.Viết phương trình hoá học biểu diễn các biến hoá sau và cho biết mỗi phản
ứng đó thuộc loại phản ứng nào ?
a. Na
→
Na
2
O
→
NaOH
b. CaCO
3
→
CaO
→
Ca(OH)
2
c. Fe
2
O
3
→
Fe
→
FeCl
2
d. S
→
SO
2
→
SO
3
→
H
2
SO
4
Bài 2. Tính lượng vôi tôi Ca(OH)
2
có thể thu được khi cho 140 kg vôi sống CaO tác
dụng với nước. Biết rằng vôi sống có chứa 10% tạp chất.
C- ĐÁP ÁN.
1.Phần trắc nghiệm: 3đ
C
1
C
2
C
3
C
4
C
5
C
6
C
7
C
8
C
9
C
10
C
11
C
12
20
Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học
1-c,2-a,
3-b,4-c
b a-S,b-Đ,
c-S, d-Đ,
e-S
b a 1-b,2-d,
3-a,4- c
a a-Đ,b-S,
c-S,d-Đ
b 1-b,2-d,
3-e, 4-c
c b
2. Phần tự luận: 7đ
Bài 1. Các phương trình phản ứng:
a. 4Na + O
2
→
2Na
2
O phản ứng hoá hợp (0,5đ)
Na
2
O + H
2
O
→
NaOH phản ứng hoá hợp (0,5đ)
b. CaCO
3
→
o
t
CaO + CO
2
↑ phản ứng phân huỷ (0,5đ)
CO
2
+ Ca(OH)
2
→
CaCO
3
↓ + H
2
Ophản ứng trung hoà (0,5đ)
c. Fe
2
O
3
+ 3CO
→
o
t
2Fe + 3CO
2
↑ phản ứng oxi hoá-khử (0,5đ)
Fe + 2HCl
→
o
t
FeCl
2
+ H
2
↑ phản ứng thế (0,5đ)
d. S + O
2
→
o
t
SO
2
↑ phản ứng hoá hợp (0,5đ)
2SO
2
+ O
2
→
x t,t
o
2SO
3
phản ứng hoá hợp (0,25đ)
SO
3
+ H
2
O
→
H
2
SO
4
phản ứng hoá hợp (0,25đ)
Bài 2. Phương trình hoá học của sự vôi tôi:
CaO + H
2
O
→
Ca(OH)
2
+ Q (0,5đ)
Khối lượng CaO nguyên chất:
140 x (
100
90100
−
)= 126kg CaO (1đ)
Khối lượng vôi tôi Ca(OH)
2
thu được là:
Theo PTHH 56kg CaO tác dụng với nước cho 74kg Ca(OH)
2
Vậy: 126kg Cao
→
x ? (0,5đ)
x =
56
12674 x
= 166,5kg Ca(OH)
2
(1 đ)
Đáp số: 166,5kg Ca(OH)
2
D- KẾT QUẢ.
Tổng số học sinh là 35.
Xếp loại Số hs đạt Tỉ lệ %
Giỏi 9 25,71
Khá 15 42,86
Trung bình 8 22,86
Yếu 3 8,57
1- Nhận xét chung.
i. Phần trắc nghiệm:
-Câu điền khuyết: Điền sai vị trí từ, cụm từ so với yêu cầu 4/35 học sinh, chiếm tỉ
lệ 11,43%.
-Câu đúng sai: Chọn sai so với yêu cầu 6/35 học sinh, chiếm tỉ lệ 17,14%.
-Câu ghép đôi: Ghép sai so với yêu cầu 12/35 học sinh, chiếm tỉ lệ 34,29%.
-Câu nhiều lựa chọn: Chọn sai kết quả16/35 học sinh, chiếm tỉ lệ 45,71%.
ii. Phần tự luận:
-Bài 1: Viết sai các phương trình phản ứng 10/35 học sinh, chiếm tỉ lệ 28,57%.
-Bài 2: Chưa làm đúng kết quả cuối cùng 26/35, chiếm tỉ lệ 74,29%.
2- Sửa bài và rút kinh nhiệm.
-Sửa bài chỉ ra những chỗ sai sót của từng học sinh. Tuyên vươn những học sinh
làm bài đạt, phê bình nhắc nhở những học sinh làm bài sai, chưa nắm vững kiến thức.
Lưu y: Phần phản ứng oxi hoá – Khử học sinh thường hay nhầm lẫn “Quá trình
khử với chất khử, quá trình oxi hoá với chất oxi hoá”
-Đề ra hướng khắc phục…
21
Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học
PHẦN III- KẾT LUẬN
Qua nhiên cứu nội dung và xây dựng các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan,
giúp em phân biệt được các dạng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm một cách cụ thể. Hình
thức, cách xây dựng của từng dạng khác nhau nhưng cùng mục đích kiểm tra, đánh giá
kiến thức, kĩ năng của học sinh theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá chất
lượng dạy và học hiện là “phương pháp bao trùm” mà các nước phát triển trên thế giới
đã áp dụng từ lâu.
Trong nhiệm vụ xây dựng các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan giúp em
thấy được cấu tạo nội dung kiến thức trong sách giáo khoa rất logic; các khái niệm, kết
luận nội dung bài sau được xây dựng, phát triển trên cơ sở nội dung bài trước; nắm
được mối quan hệ giữa các bài này em xác định được mục đích yêu cầu, trọng tâm của
từng bài; mục đích và nhiệm vụ của từng chương.
Những điều này là cơ sở giúp em lựa chọn các phương pháp giảng dạy phù hợp:
Bài đầu chương nên dạy như thế nào?; Bài giữa chương nên truyền đạt như thế nào?;
Bài luyện tập, thực hành thí nghiệm, bài ôn tập chương nên dạy như thế nào?. Đó là một
quá trình hình thành và phát triển hệ thống kiến thức một cách chặt chẽ, hình thành kĩ
năng, kĩ xảo theo một quy trình “đồng tâm khép kính” đặt trưng của bộ môn Hoá học.
Qua việc nghiên cứu đề tài, em đã tiếp thu được nhiều điều bổ ích cho bản thân để
phục vụ cho việc giảng dạy đạt hiệu quả sau này.
Quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài là một quá trình chắt lọc, sưu tầm nhiều tài
liệu bổ ích, củng cố nâng cao kiến thức, nâng cao ý chí phấn đấu trong cuộc sống.
Trong quá trình làm đề tài, em được sự động viên và giúp đỡ tận tình của giáo viên
tổ Hoá trường trung học cơ sở, nhưng đề tài chắc không khỏi gặp nhiều thiếu sót. Rất
mong được sự góp ý của PGS-TS ĐẶNG THỊ OANH – Tổ bộ môn phương pháp giảng
dạy HOÁ HỌC trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn !
…, ngày… tháng… năm 200…
Người thực hiện
22
Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học
TÀI TIỆU THAM KHẢO
***
1- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoá học 8 của Ngô Ngọc An ; NXB Giáo Dục năm
2004.
2- Hướng dẫn làm bài tập Hoá Học 8 của Ngô Ngọc An; NXB Đại Học Sư Phạm
năm 2004.
3- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoá học 9 của Ngô Ngọc An ; NXB Giáo Dục năm
2005.
4- Phương pháp dạy học HOÁ HỌC tập một của Nguyễn Cương – Nguyễn Mạnh
Dung – Nguyễn Thị Sửu dùng cho sinh viên ban Hoá – Sinh CĐSP; NXB Giáo
Dục năm 2000.
5- Thiết kế bài giảng Hoá Học 8 tập hai của Cao Cự Giác – Vũ Minh Hà; NXB Hà
Nội năm 2005.
6- 300 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc hoá học 8 của Trần Trung Ninh – Hoàng Hữu
Mạnh – Phạm Ngọc Sơn; NXB Đại Học Quốc Gia TP- HCM năm 2005.
7- Rèn kĩ năng giải bài tập hoá học 8 của Trần Trung Ninh – Phạm Ngọc Sơn -Hoàng
Hữu Mạnh; NXB Đại Học Quốc Gia TP- HCM năm 2005.
8- Bài tập hoá học 8 của Lê Xuân Trọng – Nguyễn Cương – Ngô Ngọc An – Đỗ Tất
Hiển; NXB Giáo Dục năm 2004.
9- Sách giáo khoa Hoá Học 8 của Lê Xuân Trọng – Nguyễn Cương – Đỗ Tất Hiển;
NXB Giáo Dục năm 2004.
10- Sách giáo viên Hoá Học 8 của Lê Xuân Trọng – Nguyễn Cương – Đỗ Tất Hiển;
NXB Giáo Dục năm 2004
11- Bài tập trắc nghiệm hoá học 9 của PGS. TS Nguyễn Xuân Truường; NXB Giáo
Dục năm 2005.
12- Tài liệu: Đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của học sinh của PGS. TS Đặng
Thị Oanh tổ phương pháp Hoá trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội năm 2005.
23