Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

kèm bản vẽ biện pháp thi công cọc khoan nhồi tại vị trí giao cắt giữa tường kè và ống bao kênh nhiêu lộc thị nghè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 29 trang )

TỔ CHỨC THI CÔNG TRẦN QUANG HUY
HỒ SƠ BIỆN PHÁP THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI TẠI VỊ RÍ GIAO CẮT
GIỮA TƯỜNG KÈ VÀ ỐNG BAO KÊNH NHIÊU LỘC – THỊ NGHÈ
link tải bản vẽ ở cuối tài liệu (file nén >50MB nên ko thể đính kèm được)
I. TỔNG QUAN HẠNG MỤC THI CÔNG.
1. Tên dự án: Dự Án Vệ Sinh Môi Trường TP. HCM Lưu Vực Kênh Nhiêu Lộc - Thị
Nghè.
2. Chủ đầu tư : Sở Giao Thông - Công Chính TP.HCM
3. Tư vấn giám sát : CDM International Inc.
4. Đơn vị thi công : Lý Ngọc Quế_53XD1.
5. Địa điểm : N_1193899.73
: E_681767.76
II. MÔ TẢ HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH
1. Đặc điểm địa hình, địa chất, thủy văn.
a. Địa hình: Phía bắc kênh giáp với đường khá hẹp, dân cư sống đông đúc, lượng
xe cộ giao thông đông.
b. Địa chất: căn cứ vào số liệu địa chất hố khoan B34.

2. Các căn cứ pháp lý
-Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
-TT 03/2009/BXD, ngày 26/3/2009, hướng dẫn Nghị định 12/2009/NĐ-CP.
SV: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
TỔ CHỨC THI CÔNG TRẦN QUANG HUY
-Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất
lượng công trình xây dựng.
-Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013 quy định chi tiết một số nội dung
quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Định mức xây dựng 1776.
III. TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT ÁP DỤNG
- TC 9395 – 2012: cọc khoan nhồi – thi công và nghiệm thu.
- TCVN 5574:2012 _ Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế.


- TCVN 9396:2012 _ Cọc khoan nhồi - Xác định tính đồng nhất của bê tông -
Phương pháp xung siêu âm.
- TCVN 5308:1991 _ Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.
IV. GẢI PHÁP THI CÔNG.
4.1 Trình tự thi công:
Ta thi công 2 hàng cừ bê tông cốt thép ứng lực trước dọc kênh Nhiêu Lộc Thị Ngè. Tại
lý trình 0 + 550 cống thoát nước và 2 hàng cừ giao nhau nên ta phải tiến hành thi công
cọc khoan nhồi dọc 2 bên cống và liên kết bằng tường bê tông cốt thép.
4.1.1 Chuẩn bị mặt bằng:
- Mặt bằng khi thi công cần phải được san phẳng, không có cây cối cản trở việc
thi công, mặt bằng cần phải được dọn sạch sẽ trước khi đi vào sử dụng.
- Đảm bảo giao thông thuận tiện khi làm rào chắn, phải có biển báo công
trường đang thi công để hạn chế giao thông trên tuyến đường đang thi công công
trình.
- Đảm bảo nền đất đủ chặt không bị lún khi xe chở thiết bị vật tư ra vào.
- Có hàng rào bằng tôn cao hơn 2m để ngăn cách công trường đang thi công.
- Đắp thêm nền đất tạm ra 6,5m với độ chặt K= 0.9 và sẽ thanh thải lớp đất này
trả về đúng thực trạng của kênh.
 Khối lượng đất đắp: 102 m
3
.
4.1.2 Nguồn điện phục vụ thi công: Sử dụng nguồn lưới điện thành phố,
cần thêm 1 máy phát điện dự phòng cho công trường. Nguồn điện này sẽ
dùng cho công tác bơm nước, trộn bê tông chiếu sáng khi mất điện.
4.1.3 Thiết kế nhà tạm:
 Thiết kế kho bãi để vật tư.
Dựa vào định mức 1776 với 1m
3
Bê tông PC30 mác 300 độ sụt 18-20 ta có:


XI MĂNG
Kg
CÁT
m
3
ĐÁ
m
3
NƯỚC
m
3
ĐÀI CỌC (41,6 m
3
) 15724,8 20,2 33,86 7737,6
TƯỜNG (12,1+15,76+13,4)=41,26 m
3
15596,3 20 33,6 7674,4

• Đối với bê tông cọc ta dùng bê tông thương phẩm với tổng khối lượng là 31,42m
3
.
• Diện tích kho bãi:
+ Vì diện tích công trường khá chật hẹp nên ta chia khu đổ vật liệu thành 2 nơi để
dễ dàng thi công bê tông.
SV: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
TỔ CHỨC THI CÔNG TRẦN QUANG HUY
 Thiết kế Mặt bằng công trường.
- 1 Nhà vệ sinh 2x3m
2
- 1 Nhà bảo vệ 2.5x3m

2
- 1 nhà để xe cho công nhân 2x6m
2
- 1 kho kín để chứa xi măng (3.1x6 m
2
)
- 1 kho hở để chứa thép. (12x2m)
- 2 bãi lộ thiên để cát và đá. (3.2x2.5 và 2.5x5.5m
2
)
- Khu để dụng cụ và thiết bị máy xây dựng.(2.5x3m
2
)
- 1 bãi để cừ và cốp pha. (2x9m)(3x5m)
(Chi tiết xem phụ lục 10)
4.1.4 Nguồn nước phục vụ thi công
Sử dụng nguồn nước của thành phố.
4.1.5 Thi công cọc khoan nhồi.
 Thông số về cọc khoan nhồi:
+ Đường kính 1m.
+ Sâu 40m.
+ Số lượng 6 cái.
+ Bê tông cọc: PC43 M300 bê tông thương phẩm
+ Bê tông đài cọc: PC30 M300 bê tông trộn tại hiện trường đổ thủ đổ bằng thủ
công.
+ Đài cọc 8x2x1.3m.
+ Cao độ đáy đài: -4.29m.
+ Cao độ đỉnh bệ móng: -2.99.
+Chiều sâu từ mặt đất tự nhiên xuống đáy bệ: -6.19
SV: LÝ NGỌC QUẾ 53131324

TỔ CHỨC THI CÔNG TRẦN QUANG HUY
 Trình tự thi công:
 B1: Định vị lỗ khoan
+ Định vị bằng máy kinh vĩ sau đó gửi và được đánh dấu vào vị trí cố định (cọc thép,
Đá ) các vị trí này phải được bảo vệ cho đến khi hạ và kiểm tra xong ống vách.
+ Lỗ khoan 1 có tọa độ là: E = 681768.7991 N = 1193900.6855
+ Lỗ khoan 2 có tọa độ là: E = 681769.0770 N = 1193906.8792
+ Lỗ khoan 3 có tọa độ là: E = 681771.7961 N = 1193900.5510
+ Lỗ khoan 4 có tọa độ là: E = 681772.0740 N = 1193906.7447
+ Lỗ khoan 5 có tọa độ là: E = 681774.7930 N = 1193900.4165
+ Lỗ khoan 6 có tọa độ là: E = 681775.0710 N = 1193906.6102
SV: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
TỔ CHỨC THI CÔNG TRẦN QUANG HUY
 B2: Hạ ống vách.
+ Căn cứ vào hố khoan địa chất ta xác định được chiều dài ống vách là 3.2m. Dày
10mm.
+ Cao độ đỉnh ống vách hơn mặt đất 0.3m.
+ Sử dụng ống vách của Cty TNHH Thiết Bị & Phụ Tùng Hiếu Hưng.
+ Hạ ống vách bằng sử dụng loại búa rung ICE 416 của International Construction
Equipment cho việc hạ ống vách.
(Thông số của ống vách và búa rung ICE 416 xem trong phụ lục 1)
Sử dụng loại búa rung ICE 416 của International Construction Equipment cho việc hạ
ống vách , để đạt độ sâu khoảng 12 m phải mất khoảng 20 phút, do quá trình rung dài
ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực lân cận nên để khắc phục hiện tượng trên, trước khi hạ
ống vác ta đào sẵn một hố sâu từ 2,5m đến 3m tại vị trí hạ cọc với mục đích bóc bỏ lớp
cứng trên mặt đất giảm thời gian của búa rung xuống còn khoảng 7-10 phút.
 B3: Khoan lỗ và Bơm dung dịch Bentonite
Sơ đồ khoan lỗ
+ Định vị chính xác vị trí khoan.
+ Trình tự lỗ khoan được thể hiện bằng dấu mũi tên.

+ Theo dõi chiều dày lớp địa chất của lỗ khoan.
+ Khi khoan đến cao độ 4m thì bắt đầu bơm dung dịch Bentonite – API cho đến
hết độ sâu thiết kế là -46.19m.
+ Khoan lỗ bằng gàu khoan vì tầng các tầng địa chất chủ yếu là đất cát. Nên sử
dụng gàu khoan BORINGBUCKET của Công Ty TNHH Cơ Khí Scom.
(Thông số gàu khoan xem phụ lục 3)
+ Máy khoan: Sử dụng máy khoan cọc nhồi thủy lực SR-80C được trang bị dạng
xích tháp, có hệ thống điều khiển màn hình CAT với động cơ và hệ thống thủy lực.
Khoan được cọc khoan nhồi rất sâu, ổn đỉnh cả khoan trên cạn và dưới nước.
(Thông số máy khoan xem phụ lục 4)
 Dây truyền xử lý Bentonite
SV: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
2 4 6
1
3
5
TỔ CHỨC THI CÔNG TRẦN QUANG HUY
+ Mô hình xử lý bentonite được mô tả như hình vẽ trên gồm 1 máy trộn Bentonite
mixing machine và 3 thùng chứ dung dịch bentonite tank (2.3x6m) thùng ở giữa
để chứa dung dịch Bentonite sạch, 2 thùng bên chứa bentonite bẩn.
+ Nguyên lý hoạt động: Máy trộn Bentonite sẽ trộn dung dịch bentonite trong
thùng bentonite sạch được đặt gần hố khoan, sau đó dung dịch bentonite sẽ được 1
máy bơm bơm đến hố khoan bơm cho đầy hố. Trong khi đó có 1 vòi khác dẫn
dung dich bentonite từ hố khoan trong hố về 2 thùng chứa còn lại để lọc cặn bẩn
ra ngoài sau đó tiếp tục chảy qua thùng bentoine sạch để đi vào hố khoan.
(Thông số máy trộn bentonite mixing machine xem phụ lục 5 và thùng chứa
bentonite tank tra phụ lục 6).
+ Khi khoan qua chiều sâu của vách chống tạm, việc giữ thành hố khoan nhờ vào
dung dịch vữa sét Bentonite được tuân thủ chặt chẽ kỹ thuật khoan để đảm bảo mức
tối thiểu khả năng sập thành vách hố khoan.

+ Bentonite được chuẩn bị trong các bồn chứa có dung tích đủ lớn. Đặt tại vị trí thi
công máy trộn dung dịch bentonite.
+ Vệ sinh hố khoan chia làm 2 bước:
• Bước 1: Khi khoan xong 20 đến 30 phút chờ bùn lắng dùng gầu vét thả xuống
quay và nhấc lên nhẹ nhàng tránh khuấy động, sau đó đưa bùn đất cặn lắng lên.
• Bước 2: Trước khi đổ bê tông dùng ống dẫn khí D50mm đặt trong lòng ống
bơm hút thổi khí nén xuống hố khoan với công suất 10m
3
/phút, áp suất p = 7at.
Bơm hút bùn và cặn lắng lên đưa ra hố thải. Khi hút cặn lắng sẽ bổ sung thêm
dung dịch bentonite thiếu hụt do bị thổi lên, dung dịch bentonite được bổ sung
là dung dịch mới được pha trộn.
+ Việc kiểm tra chiều sâu lỗ khoan căn cứ vào theo dõi chiều sâu của cần khoan.
Sau khi khoan xong khoảng 30 phút, xử lý cặn lắng bước 1 rồi kiểm tra hố khoan
bằng thước dây.
(Thông số bentonite – API xem phụ lục 7)
 B4: Hạ lồng thép
SV: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
TỔ CHỨC THI CÔNG TRẦN QUANG HUY
+ Cốt thép được dùng theo đúng yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ. Có chứng chỉ của thí
nghiệm đảm bảo chất lượng trước khi gia công theo TCVN 1651-2:2008_Thép cốt
bê tông. Lồng thép được chia thành 4 đoạn 3 đoạn dài 11.7m 1 đoạn dài 5m.
+ Dùng máy cẩu nâng lồng cốt thép lên theo phương thẳng đứng rồi từ từ hạ xuống
lòng hố khoan, đến khi đầu trên của lồng cốt thép cách miệng ống vách khoảng 120
cm thì dừng lại. Dùng hai ống thép tròn Φ60 luồng qua lồng thép và gác hai đầu
ống thép lên miệng ống vách.
+ Tiếp tục cẩu lắp đoạn lồng thép tiếp theo như đã làm với đoạn trước, điều chỉnh
để các cây thép chủ tiếp xúc dọc với nhau và đủ chiều dài nối thì thực hiện liên kết
theo yêu cầu thiết kế.
+ Sau khi kiểm tra các liên kết thì rút hai ống thép đỡ lồng thép ra và cần cẩu tiếp

tục hạ lồng thép xuống theo phương thẳng đứng. Công tác hạ lồng thép đựợc lặp lại
cho đến khi hạ đủ chiều sâu thiêt kế, lồng thép được đặt cách đáy hố đào 10 cm để
tạo lớp bê tông bảo vệ.
+ Trong quá trình hạ lồng cốt thép tuyệt đối tránh để lồng thép va vào thành vách
gây sụt lở.
+ Các mối nối cốt thép cần đảm bảo chắc chắn để quá trình hạ lồng thép không bị
tuột mối nối gây xô lệch và làm lở vách đào.
B5: Đổ bê tông.
+ Tổng khối lượng bê tông cọc là: 31.42 m
3
.
+Trước khi đổ bêtông phải kiểm tra các công cụ đo lường cấp phối để quy ngược
lại lượng bêtông tương ứng cần thiết.
+ Đổ bê tông bằng máy trộn tại nhà máy PC40 M300.
+ Bê tông được đưa xuống đáy hố khoan thông qua ống đổ, bê tông dâng cao dần
lên và đẩy nước dung dịch trào lên trên miệng hố khoan. Ống đổ bê tông luôn ngập
trong bê tông tối thiểu là 2.0 m để đảm bảo bê tông không bị lẫn dung dịch cặn bẩn.
+ Đổ bê tông đến cao độ -6m sau đó thêm 1 đoạn 40D để đập đầu cọc.
+ Đào hố chứa hoặc đắp đất xung quanh vị trí cọc để Bentonite không chảy tràn
lan, ta dùng bơm hút đưa về thiết bị sàng cát để dùng lại.
+ Trong quá trình đổ bê tông, bê tông sẽ bám vào thành phễu, và ống đổ, để tránh
hiện tượng tắc ống, thỉnh thoảng ống đổ được rút lên hạ xuống nhiều lần nhưng vẫn
đảm bảo độ ngập trong bê tông.
+ Việc đổ bê tông cho cọc không bị gián đoạn không quá 5 giờ.
 B6: Rút ống vách:
+ Thời gian rút ống vách là 3 ngày kể từ ngày đổ bê tông.
+ Khi rút ống phải đảm bảo ống chống được giữ thẳng đứng và đồng trục với cọc.
 B7: Nghiệm thu cọc.
 Kiểm tra hành chính:
SV: LÝ NGỌC QUẾ 53131324

TỔ CHỨC THI CÔNG TRẦN QUANG HUY
+ Kiểm tra chất lượng các dụng cụ máy móc thí nghiệm, dụng cụ đo đạc.vv
Bước kiểm tra này có thể nằm ngay trong đơn vị sản xuất.
+ Kiểm tra các loại văn bản: Nhật ký công trình, biên bản nghiệm thu, chứng chỉ
xuất xưởng và các văn bản liên quan tới các vấn đề kỹ thuật của công trình.
 Kiểm tra các khâu công tác tại hiện trường.
• Đặc trưng định vị hố khoan:
- Kiểm tra vị trí cọc căn cứ vào hệ trục công trình và hệ trục gốc.
- Kiểm tra cao trình mặt hố khoan .
- Kiểm tra số lượng cốt thép, chiều dài nối.
- Kiểm tra cách tổ hợp thành, khung, lồng, khoảng cách đai, khoảng cách thép
chủ.
- Kiểm tra điều kiện vệ sinh của cốt thép: Đánh rỉ, bùn đất
- Kiểm tra các chi tiết đặt sẵn: Vành khuyên bê tông cho lớp bảo vệ, móc sắt, ống
quan sát dùng để kiểm tra chất lượng cọc bằng phương pháp siêu âm, phóng xạ
• Kiểm tra đáy hố khoan
- Chiều sâu hố khoan được xác định bằng cách đo độ sâu cần khoan đạt tới
trong quá trình khoan tạo lỗ.
- Sau khi khoan sâu tới độ sâu thiết kế, để lắng 30 phút thì tiến hành dùng thước
dây đo để xác định chiều cao lớp mùn khoan lắng tại đáy hố.
- Sau khi xúc bằng gầu vét và thổi rửa lần đầu phải đo lại chiều sâu hố khoan.
- Sau khi hạ cốt thép xong phải đo lại để xác định lớp cặn lắng đáy hố.
• Kiểm tra bê tông trước khi đổ.
- Kiểm tra bê tông đã trộn
+ Độ sụt không vượt quá độ sụt thiết kế.
+ Cốt liệu và mác phải tuân theo tiêu chuẩn thiết kế.
+ kiểm tra phiếu xuất xưởng.
- Ống đổ bê tông:
+ Mối nối các đoạn ống đổ phải chắc chắn.
+ Lòng trong ống đổ phải sạch, nhẵn, trơn, tiết diện trong ống phải tròn đều.

+ Ống đổ phải được cách đáy lỗ khoan từ 20÷30 cm.
- Phễu và nút:
+ Kiểm tra liên kết giữa phễu và miệng ống đổ.
+ Nút phải có độ căng đều đảm bảo sự tiếp xúc đều với thành trong các ống đổ.
+ Đảm bảo chức năng như một phanh hãm giữ cho bê tông chứa đầy phễu rơi
xuống từ từ.
• Kiểm tra chất lượng cọc nhồi bê tông cốt thép khi thi công xong.
- Việc kiểm tra chất lượng cọc sau khi đổ bê tông tuân theo TCVN 9393:2012
nhằm đánh giá chất lượng bê tông cọc tại hiện trường, phát hiện các khuyết tật và
xử lý các cây cọc bị hư hỏng
• Công tác ghi chép trong quá trình đổ bê tông
SV: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
TỔ CHỨC THI CÔNG TRẦN QUANG HUY
- Trong suốt thời gian thi công, phải ghi chép thời gian bắt đầu, thời gian kết
thúc và các sự cố xảy ra trong quá trình thực hiện các khâu công tác sau:
+ Khoan mở rộng thành phần đất trên cùng.
+ Đặt ống chống.
+ Bơm dung dịch Bentonite.
+ Khoan đất.
+ Khoan đá.
+ Thổi rửa đáy hố khoan.
+ Đặt lồng thép.
+ Đặt ống đổ bê tông.
+ Đổ bê tông.
+ Rút ống chống.
+ Thể tích bê tông cho từng cọc.
• Hồ sơ lý lịch cọc
- Trong công nghệ thi công cọc khoan nhồi, chất lượng cọc phụ thuộc phần lớn
vào công tác thi công hiện trường nên việc thực hiện ghi chép và quản lý hồ sơ
thi công cọc là đặc biệt cần thiết.

Các cọc sau khi thi công xong phải có sự xác nhận của kỹ thuật bên Chủ đầu tư,
Tư vấn giám sát và kỹ thuật bên Nhà thầu.
 Hồ sơ lý lịch cọc phải thể hiện tối thiểu các yêu cầu sau:
- Số hiệu cọc.
- Vị trí cọc, cốt đầu cọc, cốt đáy cọc.
- Chiều dài cọc: Chiều dài khoan đá, chiều dài khoan đât.
- Thời tiết khi thi công.
- Thời gian thi công cọc.
- Bê tông: (Thời gian đổ bê tông cọc thực tế, Khối lượng bê tông thực tế,
Hồ sơ thí nghiệm và kết quả nén mẫu bê tông)
- Cốt thép.
- Bentonite: Loại dùng và kết quả kiểm tra hiện trường.
4.1.6 Thi công đài cọc.
 Công tác chống vách hố đào bằng cừ ván thép.
+ Cao độ đáy bệ: - 4,29 m.
+ Chiều cao bệ: 1.3m.
+ Chu vi khu vực cần đóng cừ: 2x(9.2+9.2) = 36.8m
Loại Cừ Dài (m) Rộng (mm) Cao (mm) Dày (mm) Số lượng
FSP - III
9 400 125 13 92 (cừ)
+ Cừ sẽ được cẩu xích chuyên dụng đưa tới vị trí cần đóng và sẽ có 1 bộ phận kỹ
thuật dùng máy toàn đạt để xác định vị trí thẳng đứng của cừ larsen , sau đó sẽ
dùng búa rung điện để hạ cừ đến vị trí cần hạ.
+ Cừ được nhô lên trên đất 0,3 m.
SV: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
TỔ CHỨC THI CÔNG TRẦN QUANG HUY
+ Lựa chọn búa rung PCF 350.
(Thông số búa rung PCF 350 xem phụ lục 8)
 Công tác đào đất thi công bệ móng.
- Thể tích đất cần đào 6.19x8x8.2 = 406 (m

3
)
- Ta lựa chọn máy đào SANY SY365C được cung cấp bởi Công Ty TNHH Sản
Xuất Thương Mại Dịch Vụ Ô Tô Hàn, Số 39 QL1A, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức,
TP.HCM.
- Khi đào đến độ sâu -3m từ mặt đất tự nhiên ta tiến hành giằng cừ bằng thép chữ
I.
- Với tầm với đào và chiều sâu của máy ta sẽ cho máy đào từ trên đào xuống.
- Khoảng cách an toàn so với cừ là 0.5m.
- Khi chống vách xong ta tiến hành đập đầu cọc đến độ sâu thiết kế là -4.09m
(Thông số kỹ thuật máy đào SANY SY365C xem phụ lục 9)
• Công tác xử lý mực nước ngầm :
- Dùng 2 máy bơm nước chìm vỏ nhựa mini HSM220-1.10 26
- Khi đào sâu xuống khoảng 2.8 m thì trong hố móng xuất hiện mực nước
ngầm.Ta ta tiến hành bơm hút nước liên tục, đào đến đâu thì bơm hút đến đó.
- Khi đào đến đáy bệ ở cao độ -4.3 ta tiến hành đào rãnh sâu 0,5 m rộng 0,3m
cách mép bệ cần thi công là 0,2 m.
(Thông số máy bơm HSM220-1.10 26 xem phụ lục 10)
 Công tác cốt thép:
- Các lồng thép sau khi được gia công, sẽ được đặt cố định vào trong ván
khuôn, đảm bảo đúng theo các yêu cầu kỹ thuật theo các tiêu chuẩn hiện hành.
Chiều dày lớp bảo vệ của móng là 50 mm.
 Công tác bê tông.
- Tổng khối lượng bê tông là: 41,6 m
3
- Cốt thép sau khi được gia công, lắp đặt và được TVGS kiểm tra nghiệm thu sẽ
tiến hành đổ bê tông.
- Lớp lót bê tông cho 2 bệ sẽ dùng (2,4x8,4x0,1)x2 = 4,03 m
3
bê tông và dùng

mác 100. Sử dụng máy trộn 250l. Chiều dày của lớp lót 10 cm. Công tác đỗ bê
tông lớp lót sẽ được thực hiện trước công việc ván khuôn và cốt thép bệ.
- Sau khi hoàn thành công tác ván khuôn và cốt thép bệ, sẽ tiến hành đổ bê tông
bệ và giằng với thể tích tổng là 41,6 m
3
. khi đổ phải tiến hành đầm dùi theo
đúng kỹ thuật nhằm đảm bảo cường độ bê tông theo thiết kế.
- Khi chuẩn bị đổ bê tông phải, tiến hành lấy mẫu và thử độ sụt của bê tông.
Độ sụt của bê tông là 6-8cm. Và tiến hành lấy 3 mẫu thử (15x15x15cm).
 Công tác đắp cát hố móng:
+ Tổng khối lượng cát cần đắp là: 323m
3
.
+ Đắp cát thành từng lớp, tưới nước, đầm lèn với K = 0.9 bằng máy đầm 9T,
hoàn thiện đảm bảo theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
 Thi công tường BTCT:
- Công tác thi công cốt thép:
SV: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
TỔ CHỨC THI CÔNG TRẦN QUANG HUY
+ Sử dụng cốt thép của Cty Hòa Phát, khi thi công bề mặt cốt thép phải sạch sẽ,
không dính bùn đất.
+ Lắp đặt cốt thép ngay tại hiện trường.
+ Kích thước sai lệch của cốt thép đã gia công.
 Công tác thi công cốt pha:
+ Sử dụng cốt pha thép do Cty Tân Vượng.
+ Yêu cầu công tác ghép cốt pha phải kín khít không làm mất nước xi măng khi
đổ và đầm bê tông.
 Công tác đổ bê tông:
+ Tổng khối lượng bê tông là 41,26 m
3

.
+ Sử dụng bê tông PC40 M300 sản xuất vữa bê tông bằng trạm tại hiện trường,
đổ bằng thủ công.
SV: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
TỔ CHỨC THI CÔNG TRẦN QUANG HUY
 Công tác tháo dỡ cốt pha.
+ Sau 3 ngày đổ bê tông ta tiến hành tháo cốt pha.
 Công tác đắp đất công trình cho đến mặt đất tự nhiên.
+ khi hoàn thành xong công tác tháo dỡ cốt pha ta tiến hành tiếp tục đắp đất và
tháo dỡ hệ giằng chống cừ.
4.2 Nhân lực vật tư và thiết bị.
4.2.1 Nhân lực :
a. Bộ máy quản lý thi công.
+ Chủ Đầu Tư
+ Tư Vấn Giám Sát
+ Công Ty Thực Hiện Công Trình
+ Ban Chỉ Huy Công Trường:
 Bộ Phận An Toàn
 Bộ Phận Kĩ Thuật
 Bộ Phận Hồ Sơ
b. Nhân lực thi công ngoài công trường.
+ Đội Thi Công Trường
 Tổ Thi Công Bê Tông
 Tổ Thi Công Thép
 Tổ Vận Hành Máy, Thiết Bị
 Tổ Trắc Đạt
 Tổ Ván Khuôn
 Tổ Điện Nước
4.2.2 Thiết bị và vật liệu phục vụ thi công.
 Thiết bị

THIẾT BỊ THI CÔNG
STT
TÊN THIẾT BỊ
SỐ
LƯỢNG
SV: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
TỔ CHỨC THI CÔNG TRẦN QUANG HUY
1 Đầm đùi 2
2 Máy ủi 110CV 1
3 Búa rung ICE 416 1
4 Máy khoan SR150C 1
5 Máy trộn Bentonite maxing machine 1
6 Búa rung PCF 350 1
7 Máy đào SANY SY365C 1
8 Máy bơm HSM220-1.10 2
9 Máy hàn thép 2
10 Máy uốn thép 5KW 1
11 Máy trộn 250L 2
 Vật liệu:
STT TÊN VẬT LIỆU NGUỒN GỐC XUẤT XỨ
SỐ
LƯỢNG
1 Cát Cử hàng VLXD Tư Trung 40.2 m3
2 Đá (1x2) Cử hàng VLXD Tư Trung 67.5 m3
3 Xi măng
Ngi Sơn tại cửa hàng VLXD Tư
Trung 627 bao
4
Ván khuôn cột
chống Cty Tân Vượng 153.6 m

2
5 Thép Cty Hòa Phát
7
Bê tông thương
phẩm
Công Ty Cổ Phần Sản Xuất
Thương Mại Sài Gòn 31.42m
3
8 Cừ larsen
Cty TNHH TM Thép Bình
Nguyên 92 cừ 9m
9 Ống vách
Cty TNHH Thiết Bị & Phụ Tùng
Hiếu Hưng dài 6m
SV: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
TỔ CHỨC THI CÔNG TRẦN QUANG HUY
SV: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
TỔ CHỨC THI CÔNG TRẦN QUANG HUY
4.3 Tiến độ thực hiện.
4.3.1 Tổng hợp trình tự công việc
STT Tên công tác T/gian Công việc trước
I Công tác chuẩn bị 4
1 Đắp đất 2 -
2 Chuẩn bị mặt bằng 2 1
II Công tác cọc 24
3 Thi công Cọc 1 4 2
4 Thi công Cọc 2 4 3
5 Thi công Cọc 3 4 4
6 Thi công Cọc 4 4 5
7 Thi công Cọc 5 4 6

8 Thi công Cọc 6 4 7
III Công tác đài 18
9 Đóng cừ lasen 7 7
10 Đào đất 1 8,9
11 Cốt thép 1 10
12 Ván khuôn 3 11
13 Bê tông 2 10,11
14 Tháo ván khuôn 1 13
IV Công tác tường 13
15 Cốt thép 3 13
16 Ván khuôn 3 14,15
17 Bê tông 2 15,16
18 Vệ sinh 4 17
(Chi tiết hao phí máy và nhân công xem phụ lục 13)
SV: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
TỔ CHỨC THI CÔNG TRẦN QUANG HUY
4.3.2 Sơ đồ tiến độ.
SV: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
TỔ CHỨC THI CÔNG TRẦN QUANG HUY
V. CHỈ DẪN KỸ THUẬT.
5.1.1 Thép.
+ Theo TCVN 1651-2:2008_Thép cốt bê tông.
+ Lồng thép phải có móc treo bằng cốt thép chuyên dung làm móc cầu, số lượng móc
treo phải tình toán đủ để treo cả lồng vào thành ống chống tạm mà không bị tuột
xuống đáy hố khoan, hoặc tạo guốc cho đoạn lồng dưới cùng tránh lồng thép bị lún
nghiêng cũng như để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo hộ dưới đáy cọc.
+ Ống siêu âm (3 ống) cần được buộc chặt vào cốt thép chủ, đáy ống được bịt kín và
hạ sát xuống dưới đáy cọc, nối ống bằng hàn, có măng xôn đảm bảo kín, tránh rò rỉ
nước xi măng làm tắc ống.
5.1.2 Bê tông

+ Kiểm tra cường độ bê tông: lấy 3 mẫu bê tông hình lập phương mỗi xe lưu lại để
kiểm tra cường độ. Bê tông đổ vào khuôn mẫu cần phải đảm bảo các yêu cầu kỹ
thuật và được bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn.
+ Kiểm tra độ sụt của bê tông: sau khi quay được 8 – 10 vòng, bê tông được lấy ra
đổ vào khuôn mẫu hình nón cụt đặt trên một tấm phẳng. Đầm bằng thanh thép φ16
từ 24 – 26 lần. Kéo ống mẫu lên, đo vị trí cao nhất của mẫu so với vị trí bê tông lúc
đầu trong ống ta xác định được độ sụt của bê tông. Độ sụt cho phép của bê tông là:
18 ± 2cm đối với bê tông cọc 8 ± 6 đối với bê tông đài móng.
5.1.3 Cốp pha.
+ Cốp pha phải vững chắc; đạt chiều dày cần thiết; không bị biến dạng do
trọng lượng của bê tông, cốt thép và tải trọng trong quá trình thi công.
+ Ván khuôn phải kín để không bị chảy nước xi măng trong quá trình đổ bê
tông và đầm lèn bê tông.
+ Ván khuôn phải đúng hình dáng và kích thước cấu kiện.
+ Cây chống phải đảm bảo về chất lượng và quy cách, mật độ cây chống
phải được tính toán cụ thể.
5.1.4 Bentonite.
+ Công tác kiểm tra bentonite được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình
khoan theo TCVN 9395:2012 về Cọc khoan nhồi - thi công và nghiệm thu. Các
thông số cần kiểm tra là :
SV: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
TỔ CHỨC THI CÔNG TRẦN QUANG HUY
+ Cao độ dung dịch bentonite nên cao hơn mực nước ngầm ít nhất 1.5m. khi có
hiện tượng thoát dung dịch trong hố khoan nhanh thì phải có biện pháp xử lý kịp
thời.
5.1.5 Kiểm tra hố khoan.
VI. AN TOÀN LAO ĐỘNG VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
VI.1An toàn lao động.
6.1.1 An toàn cho công nhân thi công:
a. Đối với cán bộ kỹ thuật và công nhân:

- 100% cán bộ, công nhân viên chức làm việc trong khu vực thi công đều được
đào tạo cơ bản về an toàn lao động và kiểm tra về trình độ, ý thức giữ gìn an
toàn lao động cho mình và cho xung quanh.
- 100% máy móc, phương tiện, thiết bị thi công đưa vào sử dụng đều phải kiểm
tra đảm bảo an toàn thiết bị ( có chứng chỉ đăng kiểm ).
- 100% cán bộ công nhân viên được kiểm tra sức khoẻ tay nghề, để phân công
nhiệm vụ phù hợp với từng loại công việc. Những người chưa qua đào tạo sẽ
không được vận hành các máy móc thiết bị yêu cầu trình độ chuyên môn.
- Tổ chức an toàn cho từng công tác, bộ phận và phổ biến an toàn cho các công
tác đó theo qui định về an toàn lao động của Nhà nước:
+ An toàn trong di chuyển, đi lại, vận chuyển ngang.
SV: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
TỔ CHỨC THI CÔNG TRẦN QUANG HUY
+ An toàn vận chuyển lên cao.
+ An toàn thi công trên cao, thi công lắp ghép, và thi công nhiều tầng nhiều lớp
với các công tác cụ thể.
+ An toàn điện máy.
- Giới hạn phạm vi hoạt động và các khu vực làm việc của công nhân, của tổ
sản xuất, phải có biển báo. Cấm những người không có nhiệm vụ vào khu vực
đang được giới hạn để đảm bảo an toàn ( trạm biến thế, cầu dao điện )
b. Công tác an toàn trong thi công bê tông:
- Toàn bộ công nhân phải được học an toàn lao động, được trang bị bảo hộ lao
động đầy đủ trước khi thực hiện công tác này. Lối qua lại khu vực đang đổ bê
tông phải có rào ngăn biển cấm.
- Công nhân vận hành phải được trang bị ủng cách điện và các phương tiện bảo
vệ cá nhân khác.
c. Công tác an toàn trong thi công cốt thép:
- Việc gia công cốt thép được tiến hành ở khu vực riêng, xung quanh có rào
chắn và biển báo.
- Bàn gia công cốt thép phải được cố định chắc chắn, cốt thép làm xong đặt

đúng nơi quy định. Khi nắn thẳng thép tròn cuộn bằng máy phải che chắn bảo
hiểm ở trục cuốn trước khi mở máy.
- Lối qua lại trên các khung cốt thép phải lót ván có chiều rộng không nhỏ hơn
40cm. Buộc thép phải dùng các dụng cụ chuyên dùng cấm không được buộc
bằng tay. Khi lắp đặt cốt thép ở gần đường dây điện phải cắt điện , trường hợp
không thể cắt điện thì phải có biện pháp ngăn ngừa cốt thép va chạm vào dây
điện
d. Biện pháp an toàn điện trong thi công:
- Công nhân điện phải được học, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu
kỹ thuật an toàn điện . Công nhân điện làm việc ở khu vực nào trên công trường
phải nắm vững sơ đồ cung cấp điện của khu vực đó .
- Sử dụng điện trên công trường phải có sơ đồ mạng điện , có cầu dao chung ,
cầu dao phân đoạn để có thể cắt điện toàn bộ hay từng khu vực công trường khi
cần.
- Các dây dẫn phục vụ thi công ở từng khu vực công trường phải là dây bọc
cách điện, các dây đó phải được mắc trên cột hoặc giá đỡ chắc chắn và ở độ cao
ít nhất 2.5m đối với mặt bằng thi công và 5m đối với nơi có xe cộ đi qua.
- Tất cả các thiết bị điện đều phải được bảo vệ ngắn mạch và quá tải, các thiết
bị bảo vệ (cầu chì , rơ le, atomát ) đều phải chọn phù hợp với cấp điện áp và
dòng điện của thiết bị hoặc nhóm thiết bị được bảo vệ.
- Đối với những dụng cụ nằng phải làm giá treo hoặc các phương tiện đảm bảo
an toàn, công nhân phải đi găng tay cách điện, ủng và giầy.
- Chỉ có công nhân điện, người được trực tiếp phân công mới được sửa chữa,
đấu hoặc ngắt các thiết bị điện ra khỏi lưới điện, chỉ được tháo mở bộ phận bao
SV: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
TỔ CHỨC THI CÔNG TRẦN QUANG HUY
che, tháo nối các dây dẫn vào thiết bị điện, sửa chữa tháo các dây dẫn và làm
các việc có liên quan đến đường dây tải điện trên khi không có điện áp.
- Cấm sử dụng các đèn chiếu sáng cố định làm đèn cầm tay, các đèn chiếu sáng
chỗ làm việc phải đặt độ cao và góc nghiêng phù hợp không làm chói mắt do tia

sáng.
- Cấm sử dụng nguồn điện trên công trường làm hàng rào bảo vệ.
6.2. An toàn cho máy móc:
- Trước khi tiến hành thi công phải kiểm tra lại toàn bộ hệ thống an toàn của xe,
máy, thiết bị, dàn giáo và trang bị phòng hộ lao động, đảm bảo an toàn mới tổ
chức thi công. Khi thi công về ban đêm phải đảm bảo đủ ánh sáng.
- Đối với công nhân xây dựng không chuyên về điện phải được phổ biến để có
một số hiểu biết an toàn về điện.
- Nơi có biển báo nguy hiểm nếu có việc cần phải tuân theo sự hướng dẫn của
người có trách nhiệm.
- Thợ vận hành máy thi công dùng điện tại công trường phải được đào tạo và có
kiểm tra. Không mắc các bệnh tim, phổi, thần kinh, tai, mắt.
- Trong qúa trình thi công trình người sử dụng các loại máy móc cần được phổ
biến đầy đủ các quy định về an toàn theo luật hiện hành.
- Đối với máy đầm:
+ Chỉ những người được giao nhiệm vụ mới vận hành máy đầm bê tông. Khi vận
hành phải chú ý những điều sau đây.
+ Kiểm tra đường dây điện đấu từ lưới đến máy đầm.
+ Đóng cầu dao xong mới được mở máy, thấy máy rung làm việc mới đưa chày
vào bê tông.
+ Không để chày rung ngập sâu quá trong bê tông 3/4 chiều dài của chày.
+ Khi động cơ ngừng làm việc phải rút ngay đầu chày ra khỏi bê tông.
+ Không để vật nặng đè lên vòi đầm, bán kính cong của vòi đầm không nhỏ hơn
40 cm và không được uốn cong nhiều đoạn.
+ Công nhân vận hành chỉ được tháo lắp phần chày rung bằng dụng cụ chuyên
dùng (tuyệt đối không được tháo mô tơ). Không được để nước lọt vào trong chày
và ruột đầm.
+ Khi chày bị kẹt hoặc mô tơ không quay phải cắt đầm khỏi động cơ ngay và báo
cáo thợ kiểm tra sửa chữa.
6.3. An toàn ngoài công trường:

- Toàn bộ khu xây dựng được bố trí hệ thống kho tàng vật tư, thiết bị ngăn cách
bằng hàng rào tạm có hai cổng được bố trí hệ thống điện chiếu sáng ban đêm và
bảo vệ gác 24/24. CBCNV ra vào phải có thẻ để đảm bảo đúng người đúng việc.
SV: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
TỔ CHỨC THI CÔNG TRẦN QUANG HUY
- Kết hợp chặt chẽ với các cơ quan địa phương trên địa bàn để duy trì trật tư cho
công trường và giải quyết mọi vướng mắc xảy ra khi cần thiết.
- Công nhân, cán bộ trong công trường phải được mặc đồng phục có biểu hiện của
công ty, có thẻ dán ảnh và ghi tên cụ thể.
6.4 Các giải pháp phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự:
Các giải pháp phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự theo tuân thủ các quy định
theo TCVN 3254 – 89 , TCVN 3255 - 86
a. Phòng chống cháy nổ:
- Với phương châm phòng hơn chống chúng tôi chú ý biện pháp giáo dục phòng
ngừa bằng mọi cách tuyên truyền phổ biến, kiểm tra đôn đốc thường xuyên và có
các hình thức xử lý kỷ luật thích đáng cụ thể như :
+ Cấm không sử dụng hoặc gây phát lửa bừa bãi trên công trường.
+ Hàng ngày sau khi hết giờ làm việc phải kiểm tra cắt điện các khu vực không
cần thiết.
+ Không sử dụng điện tuỳ tiện câu móc bừa bãi, đun nấu trên công trường, dùng
điện không có phích và ổ cắm.
+ Không để chất dễ cháy gần các khu vực có dây điện bảng điện.
- Xắp xếp vật tư gọn gàng khoa học từng loại.
- Không để các chướng ngai vật trên các đường đi chính đã được thiết kế yêu cầu
cho phòng hoả.
- Xe máy ra vào cổng và để lại trên công trường phải xếp gọn tắt khoá điện và
quay đầu ra ngoài.
- Các phương tiện phòng cháy chữa cháy phải để ở nơi dễ thấy, có đủ bình bọt và
máy bơm, bể nước cứu hoả dự phòng.
- Lập hệ thống biển cấm, biển báo, có phương án và thực tập kiểm tra ứng cứu khi

có sự cố.
- Quản lý chặt chẽ vật liệu dễ cháy nổ. Không cho bất kỳ ai tự ý mang vật liệu dễ
cháy nổ vào khu vực thi công.
- Thường xuyên kiểm tra đường điện, cầu dao điện, các thiết bị dùng điện và phổ
biến cho công nhân có ý thức trong công việc dùng điện, dùng lửa đề phòng cháy.
Có bể nước, bình bọt và máy bơm nước đề phòng dập lửa khi có hỏa hoạn xảy ra.
- Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định, biện pháp thi công hàn hơi và cắt hơi
v.v
- Đường ra vào và mặt bằng trong khu vực phải thông thoáng, không có vật cản
trở đảm bảo xe cứu hỏa của khu vực vào thuận lợi khi có hỏa hoạn xảy ra.
- Khi thi công cải tạo bể chứa kiểm tra xem có độc tố, khí dễ nổ hoặc dễ cháy hoặc
thiếu ôxy không và việc thông gió trước khi cũng như trong thời gian làm việc
- Khi tiến hành hàn cốt thép hoặc hàn bulông vào lưới thép phải sử dụng mọi biện
pháp để đảm bảo an toàn lao động, tuyệt đối tuân theo các quy định về an toàn lao
động không để xảy ra cháy nổ.
b. An ninh trật tự:
- Biện pháp an ninh ngoài công trường
SV: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
TỔ CHỨC THI CÔNG TRẦN QUANG HUY
+ Nhân viên bảo vệ thường trực 24/24 giờ trong ngày.
+ Công nhân, cán bộ trong công trường phải mặc đồng phục có biển hiệu của công
ty, có thẻ dán ảnh và ghi tên cụ thể.
+ Hợp đồng hợp tác với các đơn vị thi công liền kề.
- Tất cả các cán bộ, công nhân tham gia thi công tại công trường đều phải tuân thủ
nghiêm túc nội quy công trường. Chỉ huy trưởng công trường phải cam kết với
chính quyền địa phương và chịu trách nhiệm về toàn bộ mọi hành vi của công
nhân do mình phụ trách, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
6.5. Quản lý nhân lực, vật tư, thiết bị
- Hạng mục công trình sẽ bố trí 1 cán bộ quản lý và 2 cán bộ kỹ thuật trở lên trực
tiếp thi công công trình. Hàng ngày các cán bộ gửi báo báo về ban chỉ huy công

trường và phòng kỹ thuật công ty.
- Họp giao ban mỗi tuần 2 lần vào sáng thứ 2 và thứ 5 hàng tuần, trong mỗi cuộc
họp đều có đại diện của các bên liên quan.
- Mỗi cán bộ kỹ thuật phụ trách một nhóm công nhân, và phải chịu mọi trách
nhiệm nếu có sự cố xảy ra.
- Mọi vật tư, thiết bị ra vào công trường phải có sự đồng ý của chỉ huy trưởng
công trường.
5.6 An toàn cho các công trình kiến trúc xung quanh
- Các cổng ra vào công trường phải đặt biển báo, bố trí các đèn bảo vệ tại cổng và
các góc khu vực thi công.
VII. Vệ sinh môi trường.
7.1. Vệ sinh mặt bằng tổng thể
- Bố trí nơi rửa xe máy thiết bị thi công khi ra khỏi công trường, phun nước chống
bụi cho đường xá quanh khu vực.
- Bố trí xe vận chuyển phế thải từ nơi tập kết để về nơi quy định trong những giờ
thấp điểm của giao thông đô thị.
- Bố trí nhóm chuyên làm công tác vệ sinh công nghiệp và vệ sinh sinh hoạt trong
và vùng lân cận khu vực thi công.
7.2. Vệ sinh chất thải
- Nước thải, nước mặt được giải quyết gom tới rãnh tạm và nối vào mạng thải của
khu vực, không để chảy tràn lan.
- Phế thải tại công trường được đổ vào thùng chứa đặt tại công trường, hàng ngày
có xe chở đến bãi đổ cho phép.
- Bố trí một khu vệ sinh riêng cho công nhân ở trong khu vực thi công, có bể tự
hoại và bố trí tổ lao động vệ sinh thường xuyên để tránh gây ô nhiễm cho xung
quanh.
-Không đốt phế thải trong công trường.
7.3. Vệ sinh chống ồn, chống bụi
- Thời gian tập kết vật tư và các phương tiện ra vào sẽ được bố trí hợp lý.
- Các thiết bị thi công đưa đến công trường được kiểm tra, chạy thử và là những

thiết bị mới hạn chế tiếng ồn.
SV: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
TỔ CHỨC THI CÔNG TRẦN QUANG HUY
- Các xe chở vật liệu sẽ được phủ bạt che lúc có hàng. Khi ra khỏi công trường, tất
cả các xe phải được vệ sinh.
- Các phế thải được tập kết và đổ đúng nơi quy định. Xe chở đất đá hoặc vật liệu
xây dựng phải có bạt che phủ chống bụi, chống rơi vãi dọc đường. Hạn chế độ ồn
tới mức tối đa.
7.4. Vệ sinh ngoài công trường
- Bảo vệ công trình kỹ thuật hạ tầng
- Trong quá trình thi công không được gây ảnh hưởng xấu tới hệ thống công trình
kỹ thuật hạ tầng hiện có.
- Những công trình có hệ thống công trình kỹ thuật hạ tầng đi qua sẽ có biện pháp
bảo vệ để hệ thống này hoạt động bình thường.
Kết thúc công trình:
- Trước khi kết thúc công trình Nhà thầu sẽ thu dọn mặt bằng công trường gọn
gàng, sạch sẽ, chuyển hết các vật liệu thừa, bentonite sẽ được sử lý bằng cách đào
các hố rảnh chờ lắng dần, dỡ bỏ các công trình tạm, sữa chữa những chỗ hư hỏng
của đường xá, vỉa hè, công rãnh, hệ thống công trình kỹ thuật hạ tầng, nhà công
trình xung quanh do quá trình thi công gây ra theo đúng thoả thuận ban đầu hoặc
theo quy định của Nhà nước.
VIII. THUYẾT MINH BẢN VẼ
SV: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
TỔ CHỨC THI CÔNG TRẦN QUANG HUY
PHỤ LỤC
1. Thông số của ống vách
Hình ảnh Thông số ống vách Xuất xứ
Vật liệu Thép
Cty TNHH Thiết Bị
& Phụ Tùng Hiếu

Hưng.
Đ/c: 288 Quốc Lộ
1A, KP 1, phường
Thới An, quận 12
Chiều
dài
3.2 m
Đường
kính
trong
1 m
Chiều
dày
10 m
2. Thông số búa rung ICE 416
Sử dụng loại búa rung ICE 416 của International Construction Equipment cho
việc hạ ống vách , để đạt độ sâu khoảng 12 m phải mất khoảng 20 phút, do quá
trình rung dài ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực lân cận nên để khắc phục hiện
tượng trên, trước khi hạ ống vác ta đào sẵn một hố sâu từ 2,5m đến 3m tại vị trí
hạ cọc với mục đích bóc bỏ lớp cứng trên mặt đất giảm thời gian của búa rung
xuống còn khoảng 7-10 phút.
SV: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
TỔ CHỨC THI CÔNG TRẦN QUANG HUY
3. Thông số gàu khoan xem phụ lục)
- Chiều cao (Height):1.500(mm)
- Đường kính (Diameter):Φ900mm
4. Thông số máy khoan
5. Thông số máy trộn bentonite mixing machine .
+ Sử dụng máy trộn bentonite mixing machine của Cty cổ phần VIMECO cơ khí
và thương mại VIMECO M&T.J.S.C . Địa chỉ khu CN Cần Bưu – Thanh Liệt –

Thanh Trì – Hà Nội.
SV: LÝ NGỌC QUẾ 53131324

×