BÁO CÁO THỰC TẬP
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
I. NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP 3
1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 3
2. CÔNG TRÌNH ĐĂNG KÝ THỰC TẬP 3
2.1 Quy mô công trình 3
2.2 Kiến trúc, kết cấu, biện pháp thi công và tổ chức thi công 3
2.2.1 Kiến trúc 5
2.2.2 Kết cấu 5
2.2.3 Biện pháp thi công 5
2.2.4 Giải pháp thi công 5
2.3 Quy trình thi công 5
2.3.1 Thi công dọn dẹp mặt bằng 5
2.3.2 Quy trình định vị công trình và xác định cos 0.00 5
2.3.3 Quy trình đào đất hố móng 6
2.3.4 Quy trình đổ bê tông lót móng 7
2.3.5 Quy trình gia công và lắp đặt cốt thép móng 8
2.3.6 Quy trình lắp đặt cốp pha móng 10
2.3.7 Quy trình đổ bê tông móng 10
2.3.8 Quy trình xây bó nền 11
2.3.9 Quy trình gia công thép đà kiềng 12
2.3.10 Quy trình lắp đặt cốp pha đà kiềng 13
2.3.11 Quy trình đổ bê tông đà kiềng 14
2.3.12 Quy trình gia công cốt thép cột 15
2.3.13 Quy trình lắp đặt cốp pha cột 16
2.3.14 Quy trình đổ bê tông cột 17
2.3.15 Quy trình lắp đặt ván khuôn và cốt thép dầm sàn 18
2.3.16 Quy trình đổ bê tông dầm sàn 22
II. QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI CÔNG TRƯỜNG 22
1. CÁC CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN 22
2. CÁC CÔNG VIỆC ĐÃ QUAN SÁT 25
III. NHẬN XÉT CỦA CÁ NHÂN 27
SVTH: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
BÁO CÁO THỰC TẬP
LỜI NÓI ĐẦU
Kỳ thực tập là một quá trình cần thiết và quan trọng trong quá trình đào tạo sinh viên
trường Đại học Nha Trang. Thông qua quá trình thực tập, tôi không chỉ được tiếp thu
thêm kiến thức từ môi trường làm việc, biết chủ động áp dụng những kiến thức và kỹ
năng đã học vào thực tế mà còn tạo được mối quan hệ mới, có thêm kinh nghiệm sống
và biết cách làm việc trong một tập thể đa dạng.
Trong đợt thực tập, tôi đã trực tiếp đến công trường và tiến hành thực tập một cách
nghiêm túc dưới sự hỗ trợ và chỉ dẫn của các anh tại công trường. Cùng với sự giúp đỡ
của các chú bên TVGS và bên Chủ Đầu Tư, tôi đã hoàn thành kỳ thực tập của mình
một cách trọn vẹn nhất.
Trải qua đợt thực tập với những kinh nghiệm đã được ghi chép và thể hiện lại trong
quyển báo cáo này, tôi mong muốn mang lại cho quý Thầy và các bạn cái nhìn khách
quan và rõ ràng hơn về những điều đã được học, được làm cũng như những thuận lợi,
khó khăn trong thời gian thực tập của mình.
Qua bài báo cáo thực tập này, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Anh Phạm
Trí Thức và toàn bộ công nhân thi công Công trình trạm xá H32 của bộ Chỉ huy quân
sự tỉnh Lâm Đồng, đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất để tôi làm quen với
các công việc trong suốt thời gian thực tập cũng như thu thập được những tư liệu cần
thiết phục vụ cho việc báo cáo.
SVTH: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
BÁO CÁO THỰC TẬP
I. NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP
1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
1.1 Lĩnh vực hoạt động.
Công ty TNHH Tân Hoàng Nhật tọa lạc tại 147/12, Phan Đình Phùng,
Phường 2, TP Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng.
Công ty TNHH Tân Hoàng Nhật chuyên về các lĩnh vực xây dựng dân
dụng, thiết kế.
2. CÔNG TRÌNH ĐĂNG KÝ THỰC TÂP
2.1 Quy mô công trình
• Công trình thực tập là trạm xá H32 của bộ chỉ huy
quân sự tọa lạc tại Phường 8
TP Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Với tổng diện tích 1.5ha và tổng vốn đầu tư là
15.734.538.581 vnđ.
• Công trình gồm 14 hạng mục.
Hạng mục 1: Nhà hành chính (cải tạo)
Hạng mục 2: Kho thuốc
Hạng mục 3: Nhà điều trị
Hạng mục 4: Nhà điều trị bệnh nhân cách ly
Hạng mục 5: Nhà điều dưỡng và nhà ăn
Hạng mục 6: Nhà khám bệnh và cấp phát thuốc.
Hạng mục 7: Nhà tang lễ
Hạng mục 8: Gara xe tang và phòng đợi lễ tang
Hạng mục 9: Sân đường nội bộ
Hạng mục 10: Khu tăng gia sản xuất, vườn thuốc nam
Hạng mục 11: Bể cảnh
Hạng mục 12: Cổng, hàng rào
Hạng mục 13: Sân thể thao
Hạng mục 14: Trạm xử lý nước thải y tế
• Hiện trạng công trình: Công trình nằm giáp ngay
với đường Mai Anh Đào Phường 8 TP. Đà Lạt nên
rất thuận tiện cho công việc vận chuyển vật liệu xây
dựng đến công trình. Nguồn điện mà công trình sẽ
sử dụng là nguồn điện 220V từ mạng lưới điện của
Thành Phố đảm bảo ổn định và liên tục để phục vụ
trong suốt thời gian thi công cũng như sau này công
trình đưa vào sử dụng. Nguồn nước của công trình
la nguồn nước máy từ thành phố, do trước đây khu
đất này là Trạm Kiểm Lâm nên việc lắp đặt đường
ống dẫn nước về đã có sẵn.
Công trình xây dựng sẽ nằm trên đồi thông, có nhiều cây, địa chất có độ dốc
.Gồm 1 nhà hành chính có sẵn. nên công việc hạ cây giải phóng mặt bằng là
công việc đầu tiên phải thực hiện.
Công trình lấy cốt 0.00 tại nhà điều trị tương ứng với cos 1430.45
• Những hạng mục có thể thi công ngay là Hạng mục
số 1, 2, 3, 4, 5, 6.
2.2 Giải pháp kiến trúc, kết cấu, giải pháp thi công và tổ chức thi công hạng
mục 6 (Nhà khám bệnh và cấp phát thuốc).
SVTH: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
BÁO CÁO THỰC TẬP
2.2.1 Kiến trúc: Nhà khám bệnh và cấp phát thuốc có tổng diện tích mặt
bằng là 180.56m
2
gồm 2 tầng, với chiều cao tầng 1,2 là 3.6m. tầng
mái cao 2.7m.
Tầng 1 gồm các phòng: phòng bán thuốc (21.76m
2
), phòng phát thuốc
(21.76m
2
), phòng đợi (14.72m
2
), phòng xét nghiệm máu (21.76m
2
),
phòng xét nghiệm sinh hóa (21.76m
2
), 1 phòng vệ sinh (9.52m
2
),
ngoài ra còn có hành lang (1.8x22.8m) và ban công (2.825x3.6m)
Tầng 2 gồm các phòng: Phòng răng hàm mặt (21.76m
2
), phòng khám
mắt (21.76m
2
), phòng TMH (14.72m
2
), phòng da liễu (14.72m
2
),
phòng ngoại (21.76m
2
), phòng nội (21.76m
2
), ngoài ra còn có hành
lang (1.8x22.8m) và ban công (2.825x3.6m).
Chi tiết kiến trúc:
Nền tầng trệt: Lát gạch Granit 400x400.
Lớp vữa lót #50 dày 20.
Đất đắp tôn nền đầm chặt.
Tường trong và ngoài nhà: Bả matit sơn 3 nước.
Tô 2 mặt vữa #75 dày 15.
Tường xây gạch ống vữa #50.
Sàn tầng lầu: Lát Granit 400x400.
Lớp vữa lót #50 dày 20.
Sàn BTCT
Lớp vữa trát #75 sày 15.
Bả matit sơn 3 nước.
Tường hành lang – vệ sinh: Bả matit sơn 3 nước.
Ốp gạch men 250x400 cao 200mm.
Tô 2 mặt vữa #75 dày 15.
Tường xây gạch ống vữa #50.
Sàn sảnh tầng lầu: Lát Granit 400x400.
Lớp vữa lót #50 dày 20.
Lớp bê tông gạch vỡ M50
Sàn BTCT
Lớp vữa trát #75 sày 15.
Bả matit sơn 3 nước.
Mái : Bờ chảy + bờ nóc úp ngói bò.
Mái lợp ngói 11 viên/m
2
.
Lito sắt hộp 25x25x1.2a320
Cầu phong sắt hộp 30x60x1.4 a500.
Xà gồ sắt hộp 150x150x2 a900.
Tường thu hồi gạch ống vữa #50 D200.
Cầu thang: Mặt bậc lát đá mài.
Bậc xây gạch thẻ vữa #75.
Đan BTCT.
Lớp vữa trát #75 dày 15.
Bả matit sơn 3 nước.
Bậc cấp: Láng đá mài.
SVTH: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
BÁO CÁO THỰC TẬP
Lớp vữa lót #50 dày 20.
Bậc xây gạch thẻ vữa #50.
Lớp bê tông đá 40x60 #75 dày 100.
Đất san nền dọn sạch.
Bó hè: Láng xi măng đánh màu.
Lớp vữa lót #50 dày 30.
Lớp bê tông đá 40x60 #75 dày 100.
Cửa đi, cửa sổ, vách kính: Cửa đi Pa Nô nhôm kính.
Cửa sổ nhôm kính.
Vách kính nhôm kính.
2.2.2 Kết cấu: Hạng mục nhà khám bệnh và cấp phát thuốc được xây dựng và chịu
tải trọng bởi khung BTCT toàn khối, hạng mục được đặt trên nền đất tốt vì
vậy hệ móng của công trình là móng đơn và móng đôi, chiều sâu chôn móng
từ 1.5 đến 2m.
Bê tông móng M250, bê tông dầm, sàn, cột M200
Cột 20x20 và cột 25x25 M200, dầm 200x300 M200, sàn sày 10
2.2.3 Biện pháp thi công:
Vật liệu xây dựng:
+ Bê tông Hà Tiên.
+ Thép Miền Nam.
+ Cát lấy tại địa phương (Lâm Đồng).
+ Đá lấy tại địa phương (Lâm Đồng).
+ Nguồn nước của Thành Phố Đà Lạt.
+ Điện từ mạng lưới điện Thành Phố Đà Lạt.
Thi công đào và lấp hố móng bằng máy đào gàu nghịch có dung tích
gàu 0.5m
3
sử dụng đầm cóc để đầm đất. Gia công và lắp dựng cốt thép
bằng phương pháp thủ công, gia công tại hiện trường, liên kết cốt thép
bằng nối buộc. Sử dụng xà gồ gỗ (5x10) Ván khuôn gỗ đối với cấu
kiện móng, dầm cột, ván khuôn định hình đối với sàn, sê nô. Sử dụng
cột chống thép. Bêtông Hà Tiên mác 25 đá 1x2 đối với cấu kiện
móng, mác 20 đá 1x2 đối với cấu kiện dầm, sàn, cột. Dùng bê tông
thương phẩm trộn tại trạm trộn đổ bằng máy bơm bê tông đối với khối
móng hạng mục số 3 và 5, sàn của hạng mục 6. Dùng bê tông trộn
bằng máy trộn đổ bằng thủ công cho cấu kiện còn lại (cột, đà kiềng,
cổ móng, tường bê tông )
2.2.4 Tổ chức thi công: Chia làm 4 đội, mỗi đội từ 9-12 người thi công dưới sự chỉ
huy của đội trưởng, thi công từng hạng mục riêng và chịu sự giám sát của
cán bộ Giám sát. Ngoài 4 đội thi công chính còn có những đội chuyên về
phần hoàn thiện (đội điện, nước, đội sơn nước, đội cửa sắt).
2.3 Quy trình thi công.
2.3.1 Thi công dọn dẹp mặt bằng
Gồm các công việc hạ cây để tao mặt bằng, san nền, làm cổng hàng rào và đường
cho xe chuyên chở vật liệu cho công trình. Đối với đường cho xe chạy rải đá 4x6
để đường đỡ bị lún do lớp đất mới san bằng còn yếu.
2.3.2 Quy trình định vị công trình và xác định cos 0.00.
Thiết kế sau khi xác định được mặt bằng bằng máy kinh vĩ sẽ tiến
hành lấy mốc và xác định cos 0.00. sau đó sẽ bàn giao khu đất và 1
SVTH: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
BÁO CÁO THỰC TẬP
điểm mốc làm chuẩn cho nhà thầu, từ điểm mốc đó mỗi đội sẽ xác
định được vị trí hạng mục của mình bằng phương pháp căng dây và
dùng thước đo đúng khoảng cách giữa các hạng mục và vị trí tim cột
chuẩn đến điểm mốc đó mà thiết kế đã ghi trên mặt bằng định vị.
Xác định tim móng: khi xác
định được vị trí hạng mục của
mình, mỗi đội thi công sẽ phải
đóng 1 hàng gavari bao quanh
hạng mục và cách hạng mục
2m. cao 0.5m có cân nivo
theo 2 phương. Từ vị trí tim
cột đã xác định ở trên, mỗi
đội sẽ căn cứ khoảng cách
giữa các tim cột trên mặt bằng
móng để xác định các tim cột
còn lại chính xác. Sau đó
đóng đinh và căng dây trên
gavari. Vị trí cắt nhau của 2
dây chính là tim của móng.
Thiết kế đang đo để định vị công trình
Hàng Gavari
2.3.3 Quy trình đào đất hố móng.
Thi công: Từ các tim cột đã xác định bằng phương pháp căng dây ở
trên, người thi công đào đất sẽ dựa vào bản vẽ thi công xác định kích
thước móng và tiến hành đánh dấu bằng vôi.
Nghiệm thu: Nghiệm thu hố móng bằng cách dùng thước dây đo
kích thước móng và độ sâu của móng.
Chú ý: Ở giai đoạn này công nhân dùng quả dọi từ vị trí cắt nhau của 2 dây
gióng xuống dưới dáy hố móng và đóng 1 cây sắt d6 sâu 20cm nhô lên 10cm để
đánh dấu tim móng.
SVTH: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
BÁO CÁO THỰC TẬP
Đánh dấu hố móng bằng vôi
Đánh dấu tim móng
2.3.4 Quy trình đổ bê tông lót móng.
Thi công: Trước khi đổ
bê tông công nhân rải 1
lớp đá 1x2 hay 4x6 (theo
thiết kế) rồi tiến hành
trộn bê tông mác 75 đá
1x2 (theo thiết kế).
Khi tiến hành trộn bê tông công
nhân thực hiện theo trình tự cho
nước trước sau đó đến đá, xi
măng và cuối cùng là cát.
Nghiệm thu: Kiểm quá
trình đổ bê tông có đúng
SVTH: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
BÁO CÁO THỰC TẬP
cấp phối hay không bằng cách đếm số thùng cát đá và xi măng công
nhân cho vào cối trộn.
Nghiệm thu bề dày và kích thước lớp bê tông lót bằng thước.
Lớp đá trước khi đổ lớp BT lót
Lớp BT lót
2.3.5 Quy trình gia công và lắp đặt cốt thép móng.
Gia công: Thực hiện gia công cốt thép theo đúng bản vẽ thiết kế.
Chú ý: lớp bảo vệ bê tông của bản móng là 35.
Chiều dài nối thép: đối với vùng chịu kéo là 40D, chịu nén là 30D
Chiều dài neo thép: đối với vùng chịu kéo là 35D, chịu nén là 25D
Không nối thép ở vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong. Trong 1 mặt cắt
ngang của tiết diện kết cấu không nối quá 25% diện tích tổng cộng của cốt
thép chịu lực đối với thép tròn trơn và không quá 50% tiết diện đối với
thép có gờ. Để thép chờ từ cao độ đà kiềng lên 30D để nối thép cột.
Cốt thép cổ móng
Lắp dựng: công nhân hạ thép vĩ móng xuống trước. dựa vào bản vẽ
mặt bằng cổ móng công nhân sẽ chỉnh vĩ móng nằm chính xác với
SVTH: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
BÁO CÁO THỰC TẬP
tim móng đã xác định. Từ đó công nhân xác định vị trí thép cổ
móng.
Chú ý: Ở giai đoạn này công nhân cần phải căng lại dây ở Gavari xác định lại
tim móng để định vị lại thép cổ móng kết hợp với dọi để cho thép cổ móng
đứng thẳng.
Công nhân dùng đá 4x6 để làm lớp bảo vệ bê tông.
Công nhân xác định vị trí tim móng công nhân lắp đặt rọ thép
Công nhân căn chỉnh lại thép cổ móng
Nghiệm thu: Đúng với yêu cầu thiết kế về số lượng thép, đường
kính, khoảng cách nối thép và neo thép và thép đai. Vị trí móng so
với tim cột, vị trí phương đặt móng (cạnh dài cạnh ngắn), sai lệch
cho phép về kích thước theo chiều dài của cốt thép chịu lực: mỗi mét
dài là 5mm toàn bộ chiều dài 20mm, sai lệch vị trí điểm uốn là
20mm.
Móng đã lắp đặt hoàn thành
2.3.6 Quy trình lắp đặt cốp pha móng.
SVTH: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
BÁO CÁO THỰC TẬP
Thi công: Thực hiện
đóng cốp pha cổ móng
đúng với kích thước bản
vẽ. đóng 3 mặt trước,
mặt còn lại để đổ bê
tông và đóng sau.
Cốp pha móng ta chỉ cần
ghép xung quanh đài móng
đúng với kích thước đài
móng.
Chú ý: Giai đoạn này cần phải giữ
cốp pha cổ móng cho thẳng, tạo lớp bảo vệ bê tông đúng theo thiết kế.
Cốp pha đài móng
Nghiệm thu: Kiểm tra độ thẳng đứng của cổ móng bằng dọi. lớp bảo
vệ bê tông. Kích thước chiều cao ván khuôn móng, ngoài ra còn
kiểm tra về độ kín khít cong vênh của ván khuôn.
Cốp pha cổ móng
2.3.7 Quy trình đổ bê tông móng.
Thi công: Tiến hành đổ bê tông bằng máy bơm. Chú ý chiều cao rơi
tự do của bê tông không vượt quá 1.5m. 1 công nhân đầm bê tông
bằng đầm dùi, chú ý không dùng đầm dùi để dịch chuyển ngang bê
tông trong cốp pha. Không làm sai lệch cốt thép cốp pha và chiều
dày lớp bê tông bảo vệ.
Công nhân
đang đổ bê
tông bằng
máy và
đầm dùi
SVTH: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
BÁO CÁO THỰC TẬP
Đổ bê tông cổ móng
Kiểm tra : kiểm
tra phiếu xuất
xưởng của bê
tông kiểm tra
mác (M25), độ
sụt của bê tông,
lấy mẫu bê
tông, kiểm tra
thao tác đầm
dùi, kiểm tra
hiện trạng cốp
pha đà giáo trong quá trình đổ bê tông.
Đơn vị bơm bêtông đang thực hiện lấy mẫu
Chú ý: đảm bảo bê tông được đầm kỹ, dấu hiệu để nhận biết bê tông đã được
đầm kỹ là vữa xi măng nổi lên trên mặt và bộ khí không còn nữa. Bước di
chuyển của đầm dùi không quá 1.5 bán kính tác dụng của đầm. và phải cắm sâu
vào lớp bê tông đã đổ trước 10cm.
Mẫu bê tông
2.3.8 Quy trình xây bó nền.
Sau khi đổ bê tông và tháo ván khuôn, công nhân tiến hành lấp đất
hố móng và đầm đất để xây bó nền bằng đá chẻ vữa mác 50.
Chú ý: Cao độ của bó nền bằng với cao độ thiết kế.
SVTH: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
BÁO CÁO THỰC TẬP
Công nhân đang thực hiện công tác xây bó nền
2.3.9 Quy trình gia công thép đà kiềng.
Thi công: Thực hiện gia công cốt thép theo đúng bản vẽ thiết kế.
Chú ý: lớp bảo vệ bê tông của đà kiềng là 20.
Chiều dài nối thép: đối với vùng chịu kéo là 40D, chịu nén là 30D
Chiều dài neo thép: đối với vùng chịu kéo là 35D, chịu nén là 25D
Không nối thép ở vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong. Trong 1 mặt cắt
ngang của tiết diện kết cấu không nối quá 25% diện tích tổng cộng của cốt
thép chịu lực đối với thép tròn trơn và không quá 50% tiết diện đối với
thép có gờ.
Lắp dựng: Công nhân lắp dựng cốt thép ngay tại vị trí của đà kiềng.
Tiến hành lắp đặt thép khung trước sau đó tới thép gia cường. khi
tiến hành lắp thép khung
chú ý ta cheo đà kiềng lên 1 đoạn cách bó nền 20cm để dễ dàng lắp dựng,
sau đó bỏ thép đai vào để cố định 2 thép khung dưới. sau đó là thép tăng
cường.
Chú ý: Ở giai đoạn này công nhân cần để ý kích thước các đai, tránh nhầm lẫn
dễ gây ra hiện tượng sai kích thước đà kiềng.
Đối với chỗ cầu thang cần neo thép bản thang vào đà kiềng trước để tránh
hiện tượng đục đà kiềng để cấy thép bản thang.
SVTH: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
BÁO CÁO THỰC TẬP
Công nhân lắp đặt thép cầu thang vào đà kiềng
Nghiệm thu: Đúng với yêu cầu thiết kế về số lượng thép, đường
kính, khoảng cách nối thép và neo thép và thép đai. Sai lệch cho
phép về kích thước theo chiều dài của cốt thép chịu lực: mỗi mét
dài là 5mm toàn bộ chiều dài 20mm, sai lệch vị trí điểm uốn là
20mm.
Cốt thép đà kiềng
2.3.10 Quy trình lắp đặt cốp pha đà kiềng.
Thi công:
Thực hiện
đóng cốp pha
đúng với kích
thước đà
kiềng, không
cong vênh
những nơi đà
kiềng không
được đặt lên
bó nền thì
phải trải bao
xi măng để tránh bê tông tiếp xúc với đất.
SVTH: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
BÁO CÁO THỰC TẬP
Cốp pha đà kiềng
Chú ý: Giai đoạn này cần phải giữ cốp pha đà kiềng cho thẳng, tạo lớp bảo vệ
bê tông đúng theo thiết kế, đảm bảo chống dính với mặt tiếp xúc bê tông.
Nghiệm thu: Kiểm tra chiều cao của cốp pha bằng thước. Lớp bảo
vệ bê tông, ngoài ra còn kiểm tra về độ kín khít cong vênh của ván
khuôn, độ ổn định của ván khuôn và cây chống bằng cách lấy tay
lắc nhẹ. Độ ẩm của ván khuôn.
2.3.11 Quy trình đổ bê tông đà kiềng.
Thi công: Đổ bê tông bằng máy trộn, đổ bằng thủ công, công nhân
tiến hành trộn bê tông theo thứ tự cho nước trước, sau đó cho đá,
xi măng và cát đúng với mác yêu cầu của thiết kế là mác20.
Kỹ thuật đầm bê tông: Bước di chuyển của đầm dùi không quá 1.5 bán
kính tác dụng của đầm. và phải cắm sâu vào lớp bê tông đã đổ trước
10cm. đầm kỹ, dấu hiệu để nhận biết bê tông đã được đầm kỹ là vữa xi
măng nổi lên trên và bọt khí không còn nữa.
Công nhân đổ bê tông đà kiềng
Kiểm tra : kiểm tra cấp phối bê tông, cách đầm bê tông, lấy mẫu
bê tông, kiểm tra cát, xi măng đúng theo tiêu chuẩn của đổ bê
tông, kiểm tra lớp bảo vệ bê tông.
SVTH: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
BÁO CÁO THỰC TẬP
Chú ý: trước khi đổ bê tông cần tưới nước cho ván khuôn và bó nền. để đảm
bảo cấu kiện không hút hết nước của bê tông.
2.3.12 Quy trình gia công thép cột
Thi công: Công nhân tiến hành gia công cốt thép ở dưới đất trước
sau đó lắp dựng vào thép chờ của cổ móng đã để sẵn.
Chú ý: lớp bảo vệ bê tông của cột là 20.
Chiều dài nối thép: đối với vùng chịu
kéo là 40D, chịu nén là 30D.
Chiều dài neo thép: đối với vùng chịu
kéo là 35D, chịu nén là 25D.
Để chiều dài thép chờ của cột để nối
với cột ở trên là 30D.
Không nối thép ở vị trí chịu lực lớn và
chỗ uốn cong. Trong 1 mặt cắt ngang
của tiết diện kết cấu không nối quá
25% diện tích tổng cộng của cốt thép
chịu lực đối với thép tròn trơn và
không quá 50% tiết diện đối với thép
có gờ.
Cách khoảng 1m nên bố trí thêm thép
đai xiên để cốt thép không bị xộc xệch.
Đối với thép >= D16 thì Chỗ nối thép
cần uốn thép 1 góc i=1/10. Và chiều
dài uốn là 10D.
Đoạn nối của thép cột
Cốt thép cột
SVTH: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
BÁO CÁO THỰC TẬP
Nghiệm thu: Đúng với yêu cầu thiết kế về số lượng thép, đường
kính, khoảng cách nối thép và neo thép và thép đai. Sai lệch cho
phép về kích thước theo chiều dài của cốt thép chịu lực: mỗi mét
dài là 5mm toàn bộ chiều dài 20mm, sai lệch vị trí điểm uốn là
20mm.
2.3.13 Quy trình lắp đặt cốp pha cột.
Thi công: Tiến hành đo kích
thước của từng cột sau đó công
nhân ghép 3 mặt của ván khuôn
trước, sau đó dựng vào vị trí cốt
thép cột, sau đó dùng 2 cây xiên
để giữ cốp pha thẳng đứng. trên
đỉnh gông của cốp pha có đóng 1
cây chỉa ra để treo quả dọi để
xác định chiều thằng đứng của
cốp pha.
Chú ý: Để liên kết cột với tường ta làm thêm
râu thép trong khi đóng cốp pha, cụ thể là khi
đóng cốp pha ta đóng thêm 1 thanh D6 dài
40cm khoảng cách 0.5m (đối với tường 10) và
2 thanh D6 dài 40cm khoảng cách 0.5m (đối
với tường 20) ép vào trong cốp pha và phía đầu có móc để liên kết với cột.
Râu thép được đóng sẵn
vào cốp pha
SVTH: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
BÁO CÁO THỰC TẬP
Cốp pha cột
Nghiệm thu: Kiểm tra độ thẳng đứng của cột bằng dọi. lớp bảo vệ
bê tông. Kích thước chiều cao cốp pha cột, ngoài ra còn kiểm tra
về độ kín khít cong vênh của ván khuôn.
2.3.14 Quy trình đổ bê tông cột.
Thi công : Trình tự cho vật liệu vào cối trộn cũng như bê tông
móng, đà kiềng. Ở dưới thấp công nhân có thể dùng xẻng xúc bê
tông cho vào cốp pha, ở trên cao công nhân dùng từng xô bỏ vào,
chiều cao mỗi lần cho vào là 20-25cm sau đó dùng đầm dùi đầm,
hoặc có thể dùng thép D16 để đầm bê tông.
Chú ý: Trước khi đổ bê tông cần phải tưới cốp pha cho gỗ không hút nước của
bê tông.
khi đổ bê tông cột cần thấp hơn cao độ đáy dầm từ 2-3cm để làm mặt
ngừng.
Kiểm tra : Kiểm tra cấp phối bê tông. Lấy mẫu bê tông và độ sụt.
kiểm tra cách đầm bê tông. Giám sát sự sai lệch của ván khuôn
trong quá trình đổ cột.
Công nhân đổ bê tông cột
SVTH: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
BÁO CÁO THỰC TẬP
Râu thép liên kết với tường
2.3.15 Quy trình lắp đặt ván khuôn và cốt thép dầm, sàn.
Thi công :
Sàn dương.
• Trước
tiên công
nhân lắp
đặt ván
khuôn
đáy dầm
trước
cùng với
hệ thanh
chống
dưới
dầm.
Tiếp đến
là ván khuôn thành dầm và hệ xà gồ đỡ sàn. sau đó đến ván khuôn
sàn cuối cùng là lắp đặt cốt thép dầm, thép sàn.
Đóng cốp pha sàn dương
+ Gia công thép dầm: công nhân lắp đặt thép dầm chính trước sau đó lắp
đặt thép dầm phụ, thép dầm phụ được kê lên dầm chính.
+ Gia công thép sàn: ưu tiên lắp đặt cốt thép theo phương cạnh ngắn trước
và thép theo phương cạnh ngắn đặt phía dưới, khi lắp xong hết thép lưới
công nhân tiến hành lắp đặt thép âm và cũng ưu tiên cho phương cạnh
ngắn trước, chỗ đầu cột (chỗ giao nhau của thép mũ) có thể giảm 50% tiết
diện thép, như vậy thép mũ theo phương cạnh dài có thể giảm xuống và
chỉ cần đặt từ 1-2 cây để liên kết với thép mũ theo phương cạnh ngắn.
SVTH: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
BÁO CÁO THỰC TẬP
Gia công cốt thép dầm
Sàn âm:
• Khác với sàn dương hệ dầm nằm phía dưới sàn còn sàn âm hệ
dầm nằm phía bên trên dầm, sàn âm thường là sàn mái, sê nô nên
trình tự và cách lắp đặt ván khuôn cốt thép cũng khác.
Trước tiên công nhân lắp đặt hệ xà gồ và cây chống để đỡ ván khuôn sàn,
sau đó lắp dựng ván khuôn sàn. Xong ván khuôn sàn đến lắp đặt cốt thép
dầm, sàn rồi mới đến ván khuôn dầm. trình tự lắp đặt cốt thép sàn âm cũng
giống như sàn dương là ưu tiên cho phương cạnh ngắn trước.
Hệ xà gồ và ván khuôn
SVTH: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
BÁO CÁO THỰC TẬP
Cốt thép và ván khuôn sàn âm
Chú ý : Vì sàn âm nên đáy dầm sẽ nằm trong sàn, vì vậy ván khuôn dầm cần
được nâng lên bằng chiều dày sàn.
+ Chiều dài nối buộc của cốt thép chịu lực trong các khung và lưới cốt
thép không được nhỏ hơn 250mm đối với thép chịu kéo và không nhỏ hơn
200mm đối với thép chịu nén. Đối với thép tròn trơn phải có móc uốn.
móc 180
0
thép AI là 0.5d, thép AII là 3D.
+ Lớp bảo vệ bê tông của bản sàn là 10, của dầm là 20.
+ Chiều dài nối thép: đối với vùng chịu kéo là 40D, chịu nén là 30D
+ Chiều dài neo thép: đối với vùng chịu kéo là 35D, chịu nén là 25D
+ Không nối thép ở vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong. Trong 1 mặt cắt
ngang của tiết diện kết cấu không nối quá 25% diện tích tổng cộng của cốt
thép chịu lực đối với thép tròn trơn và không quá 50% tiết diện đối với
thép có gờ.
+ Để thép chờ từ cao độ sàn lên 40D để nối thép cột (sàn dương) và từ cao
độ dầm lên 100mm (đối với sàn âm).
Chỗ tiết diện được giảm thép
SVTH: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
BÁO CÁO THỰC TẬP
Phần thép cột nhô lên mặt dầm 10cm
Nghiệm thu :
Thép : Đúng với yêu cầu thiết kế về số lượng thép, đường kính,
khoảng cách giữa các thanh thép, khoảng cách nối thép, neo thép và
thép đai. Sai lệch cho phép về kích thước theo chiều dài của cốt
thép chịu lực: mỗi mét dài là 5mm toàn bộ chiều dài 20mm, sai
lệch vị trí điểm uốn là 20mm.
Cốt thép dầm
Cốt thép sàn
SVTH: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
BÁO CÁO THỰC TẬP
Cốp pha : Kiểm tra
khoảng cách của
cây chống, độ ổn
định của cây chống
bằng cách lấy tay
lắc mạnh, lớp bảo
vệ bê tông. Kích
thước chiều cao cốp
pha dầm, ngoài ra
còn kiểm tra về độ
kín khít cong vênh
của ván khuôn (bằng mắt). Bề mặt cốp pha tiếp xúc với bê tông đã
chống dính hay chưa, cột chống phải được đặt trên nền cứng,
không bị trượt và không bị biến dạng khi chịu tải trọng và tác động
trong quá trình thi công, có hệ thanh giằng để đảm bảo độ ổn định.
Chú ý : Cây chống phải có thanh giằng trên và giằng dưới, thanh giằng trên
thường ≥2m và giằng dưới 20÷30cm, để công nhân thuận tiện cho việc đi lại.
Trước khi đổ bê tông cần tưới nước cho cốp pha để tránh hiện tượng cốp
pha hút nước của bê tông.
Có thể đi đường điện nước âm sàn ngay lúc xong cốp pha để tránh hiện
tượng đục cắt bê tông.
Cột chống sàn
2.3.16 Quy trình đổ bê tông dầm, sàn.
Thi công : Đổ bê tông bằng máy bơm bê tông, công nhân thực
hiện đổ bê tông dầm trước rồi tới ô sàn, đổ theo từng ô sàn. Kỹ
thuật đầm dùi bê tông của dầm, sàn cũng giống như của các cấu
kiện trước.
SVTH: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
Cốp pha cầu thang
BÁO CÁO THỰC TẬP
Công nhân đổ bê tông dầm sàn
Kiểm tra : kiểm tra phiếu xuất xưởng của bê tông kiểm tra mác
(M20), độ sụt của bê tông, lấy mẫu bê tông, kiểm tra thao tác đầm
dùi, kiểm tra hiện trạng cốp pha đà giáo trong quá trình đổ bê
tông.
Công nhân đang tiến hành kiểm tra độ sụt và lấy mẫu bê tông
II. QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI CÔNG
TRƯỜNG
1. Các công việc đã thực hiện
1.1 Cập nhật nhật ký công trình
Ngày 12/11/2014
Khối 2: Lắp dựng và hoàn thiện ván khuôn cột.
Khối 3: Gia công cốt thép móng và đào móng bằng
máy đào gầu nghịch
Khối 4: Tháo ván khuôn thành dầm, sê nô.
Khối 5: Ghép ván khuôn cột và tường BTCT.
Khối 6: Gia công thép cột tầng 2.
Ngày 13/11/2014
Sáng:
SVTH: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
BÁO CÁO THỰC TẬP
Khối 2: Đổ bê tông cột mác 20. (10NC)
Khối 3: Sửa lại hố móng. (5NC)
Khối 5: đổ Bê tông tường BTCT mác 250. (10NC)
Khối 6: Lắp dựng cốt thép cột tầng 2. (6 NC)
Chiều:
Khối 2: Đổ bê tông cột mác 20. (10NC)
Khối 3: Sửa lại hố móng. (5NC)
Khối 5: đổ Bê tông tường cột mác 250. (10NC)
Khối 6: Lắp dựng cốt thép cột tầng 2. (6 NC)
Ngày 14/11/2014
Sáng, chiều xem đổ cọc khoan nhồi.
Ngày 15/11/2014
Khối 2: Tháo ván khuôn cột. (3NC)
Khối 3: Đổ bê tông lót móng. (5NC)
Khối 5: Lấp hố móng và đầm đất bằng dầm cóc. (9NC)
Khối 6: Lắp dựng ván khuôn cột tầng 2. (6 NC)
Ngày 16/11/2014
Khối 2: Lắp dựng cốt pha dầm, sê nô. (3NC)
Khối 6: Lắp dựng ván khuôn cột tầng 2. (5NC)
Ngày 17/11/2014
Sáng:
Khối 2: Lắp dựng cốt pha dầm, sê nô. (3NC)
Khối 3: Hạ cốt thép móng. (11NC)
Khối 5: Lắp dựng cốt thép đà kiềng. (9NC)
Khối 6: Lắp dựng ván khuôn cột tầng 2. (3NC)
Chiều:
Khối 2: Lắp dựng cốt pha dầm, sê nô. (3NC)
Khối 3: Hạ cốt thép móng. (4NC)
Khối 5: Lắp dựng cốt thép đà kiềng. (9NC)
Khối 6: Đổ bê tông cột tầng 2. (10NC)
Ngày 18/11/2014
Khối 2: Lắp dựng ván khuôn dầm, sê nô.
Khối 3: Căn chỉnh cột thẳng với tim móng.
Khối 5: Đổ bê tông đà kiềng M200.
Khối 6: Đổ bê tông cột tầng 2.
Ngày 19/11/2014
Khối 2: Gia công cốt thép dầm, sê nô.
Khối 3: Lắp đặt cốt thép hố thang và ván khuôn móng.
Khối 5: Tháo cốp pha, lắp dựng cốt thép tường BTCT
Khối 6: Tháo cốp pha cột tầng 2.
Ngày 20/11/2014
Khối 2: Gia công cốt thép dầm, sê nô.
Khối 3: Lắp đặt cốt thép hố thang và ván khuôn móng.
SVTH: LÝ NGỌC QUẾ 53131324
BÁO CÁO THỰC TẬP
Khối 5: Lấp đất hố móng.
Khối 6: Đóng hệ xà gồ cho dầm mái.
Ngày 21/11/2014
Khối 2: Lắp đặt cốt thép dầm, sê nô.
Khối 3: Đổ bê tông móng M25 độ sụt 10.
Khối 5: Lắp dựng ván khuôn cột, tường BTCT
Ngày 22/11/2014
Khối 2: Lắp đặt cốt thép dầm, sê nô.
Khối 3: Tháo ván khuôn móng.
Khối 5: Lắp dựng ván khuôn cột, tường BTCT
Khối 6: Đóng hệ xà gồ cho dầm mái.
Ngày 23/11/2014
Khối 2: Đổ bê tông dầm, sê nô.
Khối 3: Đổ bê tông cổ móng.
Khối 6: Đóng hệ xà gồ cho dầm mái.
Ngày 24/11/2014
Khối 3: Tháo ván khuôn cổ móng.
Khối 5: Đổ bê tông lót đá 1x2.
Ngày 26/11/2014
Khối 2: Tháo ván khuôn thành dầm, sê nô.
Khối 3: Lắp đặt ván khuôn hố thang máy.
Khối 5: lắp đặt cốt thép và ván khuôn móng.
Khối 6: Lắp đặt ván khuôn sàn.
Ngày 27/11/2014
Khối 3: Đổ bê tông hố thang máy, lấp đất hố móng.
Khối 5: lắp đặt cốt thép và ván khuôn móng.
Khối 6: Lắp đặt ván khuôn sàn.
Ngày 28/11/2014
Khối 3: Tháo ván khuôn hố thang máy, lấp đất hố móng.
Khối 5: Gia công cốt thép và lắp đặt ván khuôn dầm tầng hầm.
Khối 6: Lắp đặt ván khuôn sàn.
Ngày 29/11/2014
Khối 5: Lắp đặt ván khuôn dầm tầng hầm.
Khối 6: Lắp đặt ván khuôn sàn.
Ngày 30/11/2014
Khối 5: Đổ bê tông móng tầng trệt.
Ngày 1/12/2014
Khối 5: Tháo ván khuôn móng tầng trệt, gia công cốt thép cổ móng.
Khối 6: Lắp đặt cốt thép sàn tầng 2.
Ngày 1/12/2014
Khối 5: Tháo ván khuôn móng tầng trệt, gia công cốt thép cổ móng.
Khối 6: Lắp đặt cốt thép sàn tầng 2.
Ngày 2/12/2014
Khối 5: Lắp đặt cốt pha dầm, sàn tầng trệt.
Khối 6: Lắp đặt cốt thép sàn tầng 2, tháo cốp pha dầm sàn tầng 1.
Ngày 3/12/2014
Khối 5: Đổ bê tông cổ móng.
SVTH: LÝ NGỌC QUẾ 53131324