Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

KHOA CN DỆT MAY & THỜI TRANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.15 MB, 91 trang )

KHOA CN DỆT MAY & THỜI TRANG Đồ án tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Con người sống không thể thiếu những nhu cầu mà cơ bản nhất là nhu cầu ăn,
mặc, ở. Ngày nay, khi đã “đủ ăn”, “đủ ở” thì “đủ mặc” trở thành nhu cầu bức thiết.
Trang phục giúp con người hòa hợp với thiên nhiên, tô điểm cho cuộc sống, thể hiện cái
tôi, khẳng định vị trí của mình trong xã hội. Đây là nền tảng cốt yếu cho ngành công
nghiệp thời trang phát triển.
Bên cạnh đó Việt Nam ngày nay đã mở rộng quan hệ hợp tác với hầu hết các
nước trên thế giới, trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO. Và ngành Dệt
may chiếm một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, giải quyết công ăn việc
làm cho nhiều lao động góp phần ổn định xã hội và góp phần thu ngân sách cho nhà
nước.
Hiện nay hàng may mặc xuất khẩu chủ yếu là gia công cho các nước. Nhưng
muốn phát triển mạnh mẽ ta cần phải chiến thắng trên sân nhà trước nhất. Đó là tạo ra
các sản phẩm thời trang tuyệt vời, mọi ý tưởng luôn được hoàn thiện thật tốt để đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, đồng thời đưa ngành Dệt may Việt Nam trở thành
ngành xuất khẩu lớn. Riêng ngành May đã có cơ sở vật chất hiện đại với các trang thiết
bị tiên tiến, các máy may tối ưu hóa công việc… phục vụ cho sản xuất. Nhưng trang
phục còn chưa vừa vặn với hầu hết người Việt, đặc biệt là lứa tuổi học sinh từ 15 – 17
tuổi. Muốn vậy trước tiên cần nghiên cứu nhân trắc đặc biệt nghiên cứu đặc điểm hình
thái cơ thể người để từ đó góp phần điều chỉnh hệ công thức thiết kế quần áo phục vụ
may công nghiệp.
Nhằm đóng góp phần nào trong yêu cầu thực tế của ngành, trong đồ án em tiến
hành nghiên cứu hai vấn đề
Nghiên cứu đặc điểm hình thái phần vai nam học sinh lứa tuổi 17

Thiết kế dây chuyền gia công lắp ráp sản phẩm áo đồng phục nam học sinh
Trung học Phổ thông.
Trần Thị Ngọc Quyên – CN May K50
1
KHOA CN DỆT MAY & THỜI TRANG Đồ án tốt nghiệp


PHẦN 1
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
PHẦN VAI NAM HỌC SINH LỨA TUỔI 17 TUỔI
Trần Thị Ngọc Quyên – CN May K50
2
KHOA CN DỆT MAY & THỜI TRANG Đồ án tốt nghiệp
Chương 1
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1. Quá trình phát triển nhân trắc học
Nhân trắc học là một môn khoa học dùng các phương pháp toán học và thống kê
để nhận định và phân tích sự đo đạc các kích thước của cơ thể con người nhằm tìm hiểu
các quy luật về sự phát triển hình thái con người đồng thời ứng dụng các qui luật đó vào
việc giải quyết những yêu cầu thực tiễn của khoa học, kỹ thuật, thiết kế sản xuất các sản
phẩm tiêu dùng phục vụ cho con người. Ngoài ra, về mặt lý luận nhân trắc học còn cho
phép chúng ta đề ra các quy luật về sự phát triển cơ thể con người, về phân loại các
dạng người và các nhóm chủng tộc loài người, và về nguồn gốc loài người.
Tùy theo mục đích nghiên cứu, Nhân trắc học gồm có: 1. Nhân trắc học chuyên
về nghiên cứu hình thái các chủng tộc loài người; 2. Nhân trắc học học đường, nghiên
cứu thể lực và các tiêu chuẩn kiểm tra sức khỏe học sinh; 3. Nhân trắc học thể dục thể
thao, nghiên cứu các tiêu chuẩn kiểm tra sức khỏe vận động viên hoặc xác định thiên
hướng cũng như lựa chọn vận động viên vào môn thể thao thích hợp nhất; 4. Nhân trắc
học nghề nghiệp, nhằm xác định thiên hướng nghề nghiệp cho từng đối tượng; 5. Nhân
trắc học y học, nghiên cứu sự phát triển cơ thể theo từng thời kỳ, xác định các hình thái
thay đổi do bệnh lý, phân loại các dạng người dễ nhiễm một số bệnh đặc trưng, đánh giá
tình trạng bình thường hay bệnh tật …
Vào đầu những năm 20 của thế kỷ XIX, Rudolf Martin nhà nhân trắc đi tiên
phong người Đức đã đề xuất một hệ thống các phương pháp và dụng cụ để đo đặc kích
thước cơ thể con người. Ông đã xuất bản cuốn sách “ Giáo trình về nhân học” (1919).
Đó là cuốn sách đầu tiên trình bầy một cách đầy đủ các phương pháp nghiên cứu nhân
trắc học với sự xâm nhập của toán học, đặc biệt là thống kê sinh học. Năm 1942 ông đã

cho ra dời cuốn “Chỉ nan đo đạc cơ thể và xử lý thống kê”. Cuốn sách của Rudolf
Martin được coi là kim chỉ nan cho môn khoa học này và ông được coi là người đặt nền
móng cho nhân trắc học hiện đại.
Năm 1961, có hai công trình nghiên cứu lớn, thứ nhất là Đề tài nghiên cứu ảnh
hưởng của địa lý đến sự tăng trưởng của chiều cao cơ thể và chứng minh rõ những yếu
tố ảnh hưởng đó là có thật của Nold và Volsuski. Thứ hai là Đề tài nghiên cứu thu thập
số liệu và chứng minh tình trạng dinh dưỡng, bệnh tật ảnh hưởng rõ rệt đến sự gia tăng
của các kích thước cơ thể, đặc biệt là chiều cao và cân nặng của Graef và Cone.
Trần Thị Ngọc Quyên – CN May K50
3
KHOA CN DỆT MAY & THỜI TRANG Đồ án tốt nghiệp
Năm 1962, “Học thuyết về sự phát triển thể lực con người” của tác giả Baskirop
bàn luận về các quy luật phát triển cơ thể con người dưới ảnh hưởng của những điều
kiện sống.
Năm 1964, nhà nghiên cứu nhân trắc học BaLan đã nhận định khi đi sâu nghiên
cứu sự liên hệ giữa hình thể cơ thể và chức năng cơ thể tỉ lệ thuận với nhau, quá trình
hình thành phát triển cơ thể chịu ảnh hưởng của lao động. Đó chính là giá trị cơ bản
hình thành quan điểm ngành may khi nghiên cứu các dạng hình thể cơ thể người: các
kích thước cơ bản, các kích thước phụ thuộc và các dạng hình thái cơ thể.
Cũng trong năm đó, F. Vandervael, môt thầy thuốc người Bỉ đã viết cuốn sách
giáo khoa về Nhân trắc học, đưa ra những nhận xét toàn diện về các quy luật phát triển
thể lực theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp và xây dựng các đặc trưng thống kê trung
bình cộng (tb) và độ lệch chuẩn (δ).
Hình dáng bên ngoài và các kích thước cơ thể người được tạo thành do nhiều yếu
tố, đi từ trong ra ngoài đầu tiên là khung xương và mấu chuyển của xương, dây chằng,
gân, các cơ, mạch máu và sự phân bố của mỡ. Khi nghiên cứu về sự phát triển hình thể
người, nhiều tác giả đã chỉ rõ cơ thể người thay đổi rất nhanh theo thời gian đặc biệt là
nữ giới.
Năm 1941 Theo tác giả Bunak, tất cả các kích thước trên cơ thể người có kích
thước cơ bản, có kích thước phụ thuộc, chính vì vậy đây không còn là sự nghiên cứu của

ngành y nữa mà còn là nghiên cứu của các nhà nhân trắc ứng dụng. Tác giả đã phân chia
: “nam giới theo chiều cao cong của cột sống có 7 dạng hình thể người, mà trong đó có
3 dạng cơ thể là : Gù, bình thường và ưỡn. Đây là bước đầu nghiên cứu để thiết kế quần
áo.
Đặc biệt là những nghiên cứu bổ sung mới đây của các nhà nhân chủng học
người Rumani trong lĩnh vực nghiên cứu nhân trắc ứng dụng hình thể con người để thiết
kế các sản phẩm tiêu dùng.
Chương trình đo đại trà dân cư với mục đích thiết kế công nghiệp quần áo may
sẵn là một thành công lớn của Viện nghiên cứu tổng hợp nhân trắc học thuộc trường
tổng hợp Lômônôxốp. Các kết quả trên đã xây dựng thành tiêu chuẩn nhà nước hệ thống
cỡ số cơ thể người để thiết kế công nghiệp các sản phẩm trang phục.
Năm 1971, với mục đích thống nhất hệ thống cỡ số phục vụ cho sản xuất quần áo
may sẵn, các khối Sev đã mở rộng chương trình đo. Kết quả nghiên cứu trên của khối
Sev đã xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cỡ số cơ thể nam giới, nữ giới và trẻ em.
Các nước Liên Xô, Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan kể cả các nước Châu Á như Hồng
Công v.v…đều dựa vào kích thước cơ bản để đo nhân trắc và thiết kế công nghiệp sản
phẩm may mặc.
Trần Thị Ngọc Quyên – CN May K50
4
KHOA CN DỆT MAY & THỜI TRANG Đồ án tốt nghiệp
Ngoài các nghiên cứu trên cần mở rộng thêm các thông số kích thước trên cơ thể
phụ nữ để hoàn thiện thêm các sản phẩm trang phục, phục vụ nhu cầu thiết yếu của
người sử dụng.
Cho đến ngày nay các nhà nghiên cứu đưa ra sơ đồ phát triển của cơ thể phụ nữ
phụ thuộc vào mức độ phát triển của chức năng cơ thể và sự phân chia phần mô mỡ nằm
trên cơ thể. Theo tác giả Skerli, dạng hình thể phụ nữ có 3 nhóm chính, một nhóm phụ
thuộc. Còn theo nhà nghiên cứu Nga Galant các dạng cơ thể phụ nữ không chỉ phụ
thuộc vào sự phân bố phần mỡ nằm trên cơ thể mà còn phụ thuộc vào một loạt các yếu
tố hình thể như: Sự cân đối, mức độ phát triển cảu phần cơ.
Tất cả các quan điểm trên không chỉ là quan điểm của nhà nghiên cứu nhân

chủng học , y học mà còn cả của các chuyên gia may mặc. Ngoài hình thể của cơ thể
người còn có nhiều yếu tố quan trọng hình thành cấu trúc cơ bản bên ngoài cơ thể.
Các nhà nghiên cứu thiết kế công nghiệp may mặc chấp nhận phân loại dạng cơ
thể người theo phương pháp thẳng đứng của tác giả Nicolaiev phân ra làm 5 dạng: bình
thường, thẳng đuỗn, gù lưng, ưỡn lưng và phưỡn bụng.
Đại đa số người bình thường cá số đo tuân theo quy luật phân bố chuẩn và chiếm
tỷ lệ lớn, còn các dạng người khác chiếm tỷ lệ ít, không áp dụng trong ngành may sẵn
công nghiệp.
Công trình nghiên cứu của các nhà chủng học Liên Xô và một số nước tiên tiến,
đặc biệt là các nhà nhân trắc học Balan, Đức, Mỹ… đã có nhiều thành tựu trong nghiên
cứu nhân trắc ứng dụng vào thiết kế các sản phẩm tiêu dùng. Các phương pháp đo được
áp dụng trên toàn thế giới và Liên Xô đã đạt gần đến mức hoàn thiện, xây dựng thành
tiêu chuẩn quốc gia các hệ thống cỡ số cho sản xuất công nghiệp các sản phẩm tiêu
dùng.
Bên cạnh đó, nhờ vào sự hỗ trợ của thiết bị đo cơ thể người 3D, ứng dụng công
nghệ chụp hình toàn bộ cơ thể người bằng tia hồng ngoại hiện đại, thực hiện tính toán
xử lý số liệu các kích thước bằng máy tính trong một chu trình khép kín nên việc ứng
dụng nhân trắc để xây dựng hệ thống cỡ số càng có những bước tiến vượt bậc và cho
kết quả cực kỳ chính xác cho kết quả rất nhanh và chính xác.
* Sự phát triển nghiên cứu nhân trắc học trẻ em
Đặc biệt đối với lứa tuổi trẻ em đến trường học, việc ứng dụng phương pháp
nhân trắc học vào nghiên cứu lứa tuổi này được quan tâm và tiến hành sớm hơn vào
cuối thế kỷ 19. Mặc dù thời kỳ này các công trình nghiên cứu còn nhiều hạn chế về số
lượng và kích thước đo đạc, phương pháp nghiên cứu cũng chưa hoàn toàn thống nhất
và các tính toán thống kê còn đơn giản. Theo Zack N.V (1982) thì Buffon sống ở cuối
Trần Thị Ngọc Quyên – CN May K50
5
KHOA CN DỆT MAY & THỜI TRANG Đồ án tốt nghiệp
thế kỉ 19 là người đầu tiên trên thế giới đã nghiên cứu đối tượng này. Cũng trong những
năm 80 của thế kỉ 19, các công trình về sinh trưởng của trẻ em cũng đã được giới thiệu

khá đầy đủ, cụ thể như ở Hăm buốc năm 1977 (Theo Lenz Ort, 1959), ở Boxton va
Aivakutu từ năm 1877-1880 (Theo Meredith, Kortt, 1962; Cone, 1965) ở Vacxava năm
1880 (theo Wolanski, 1973), ở Stockhom năm 1883 (theo Ljungetal, 1974).
Bước vào thế kỉ 20, nhân trắc học ngày một phát triển cùng với các môn khoa
học khác có liên quan như: di truyền học, sinh lý, hóa lý, sinh hóa, thống kê học ..v..v..
Những hội, ban, ngành, viên nghiên cứu về nhân trắc học được thành lập và đã cho ra
đời nhiều công trình có giá trị thực tiễn cao. Ở Liên Xô cũ, chỉ trong vòng 50 năm đã có
hàng trăm công trình. Ở Đức, Pháp, Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan, Mỹ, Nhật…..số lượng
và chất lượng các công trình nghiên cứu đều vượt bậc xa thế kỉ trước. Nội dung các
công trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến các vấn đề sau:
Sự tăng trưởng các kích thước tổng thể và cơ thể học sinh không giống nhau giữa
các lứa tuổi, mạnh nhất ở tuổi dậy thì do ảnh hưởng sự hoạt động của các cơ quan nội
tiết trong thời kì chính sinh dục. Tốc độ tăng trưởng và sự kéo dài thời gian tăng trưởng
phụ thuộc vào các điều kiện xã hội, Ví dụ như: theo Bunac(1941) sự tăng trưởng chiều
cao ở nam giới đến năm 25 tuổi mới kết thúc nhưng theo Uruxon A.M (1962) thì lại là
17-18 tuổi đối với nữ và 19 tuổi đối với nam. Điều kiện kinh tế ảnh hưởng lớn đến sự
phát triển cơ thể trẻ em. Những trẻ em có cơ thể gầy gò, thể lực phát triển yếu đa phần
là con em các gia đình có thu nhập thấp. Điều kiện xã hội, môi trường sinh thái cũng tác
động mạnh đến sự tăng trưởng: trẻ em ở thành phố phát triển cơ thể tốt hơn trẻ em nông
thôn hoặc trẻ em nữ ở các gia đình khá giả hoặc sống ở vùng khí hậu ôn hòa sẽ dậy thì
sớm hơn so với trẻ em nữ sống ở gia đình nghèo khổ hoặc sống ở vùng khí hậu cận xích
đạo và xích đạo. Sự chin sinh dục có quan hệ với sự tăng trưởng các kích thước hình
thái. Soloviev V.S (1964) nhận thấy nam 14 tuổi đã chính sinh dục cả về kích thước, về
hình thái và về chức năng sinh lý.
Vào khoảng 100 – 150 năm trở lại đây sự phát triển cơ thể và trưởng thành sinh
lý của trẻ em và thiếu niên tăng nhanh mac ở các nước phát triển cao như Anh, Pháp,
Mỹ… hiện tượng này được thể hiện rõ nhất. Tập hợp nhiều tài liệu về sự phát triển cơ
thể học sinh phổ thông ghi nhận được sự tăng nhanh về chiều cao đứng, trọng lượng cơ
thể cũng như các kích thước từng phần (các đoạn thân thể, các chi, các mô mỡ….) trong
vòng 100 năm gần đây, chẳng hạn chiều cao đứng tăng 10 – 15 cm. Thời kì chín sinh

dục cũng sớm hơn 2 năm so với 100 năm trước đây. Tuổi có kinh nguyệt lần đầu còn
sớm hơn nữa, vào đầu thế kỉ trước tuổi có kinh trung bình ở các nước Châu Âu phát
triển là 16,5 – 17,5 thì ngày nay nở các thành phố công nghiệp chỉ còn là 12,5 – 13 tuổi.
Trần Thị Ngọc Quyên – CN May K50
6
KHOA CN DỆT MAY & THỜI TRANG Đồ án tốt nghiệp
Sự phát triển cơ thể lâu nay được coi như là chỉ số đánh giá về tình trạng sức
khoẻ con người nói chung và trẻ em nói riêng. Trong đó các chỉ tiêu như chiều cao, cân
nặng, vòng ngực….là các chỉ tiêu quan trọng nhất. Quan hệ giữa các chỉ số phát triển cơ
thể và sức khoẻ rất phức tạp. Do đó, người ta dùng các chỉ số thể lực để biểu hiện mối
quan hệ giữa các đặc điểm đặc trưng nhất trong sự phát triển cơ thể. Các chỉ số thể lực
chính là sự tổng hợp các tương quan của nhiều dấu hiệu hình thái cơ thể dưới góc độ
công thức toán học. Loại chỉ số thể lực đơn giản nhất thể hiện mối tương quan giữa hai
kích thước cao đứng và cân nặng là chỉ số BMI. Ngoài ra còn có các chỉ số phức tạp hơn
thể hiện mối tương quan của 3-4 kích thước. Thời kì đầu phương pháp dùng chỉ số được
áp dụng rộng rãi vì dễ tính toán, dễ hiểu, nhưng về sau đã bộc lộ nhiều nhược điểm như
không chính xác hoặc vì phụ thuộc vào các lứa tuổi (nhất là trẻ em và thanh niên) nên
cùng một trị số nhưng tuỳ theo lứa tuổi mà chỉ số có ý nghĩa khác nhau. Phương pháp
Martin (1925) ra đời đã thay cho phương pháp chỉ số với quan niệm sự phát triển cơ thể
mỗi người phải so sánh với sự phát triển cơ thể của nhóm người mà người đó là thành
viên, Martin đã lập ra bảng chuẩn nhiều đặc điểm cơ bản của cơ thể trong đó mỗi đặc
điểm lại được chia ra làm nhiều loại căn cứ vào độ lệch chuẩn. Phương pháp này sau
được nhiều tác giả khác bổ sung nhưng vẫn có nhược điểm coi chiều cao đứng, cân
nặng, vòng ngực là 3 đặc điểm biến đổi độc lập, trong khi thực tế chiều cao đứng biến
đổi độc lập còn cân nặng và vòng ngực biến đổi phụ thuộc vào chiều cao đứng. Vì vậy,
người ta dùng phương pháp tương quan (chuẩn hồi quy) với quan niệm cao đứng là đặc
điểm biến đổi độc lập, vòng ngực biến đổi phụ thuộc vào cao đứng còn cân nặng biến
đổi phụ thuộc vào cao đứng và vòng ngực. Mặc dù đã có nhiều phương pháp đánh giá
sự phát triển cơ thể trẻ em và thiếu niên nhưng các nhà nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm tòi
những phương pháp mới nhằm đánh giá sát thực hơn lứa tuổi đang lớn. Gần đây, nhóm

tác giả người Pháp M.Sempe, G.Peldron và M.P Rog-Pernot đã xuất bản cuốn “Tăng
trưởng phương pháp và sự nối tiếp” đề cập đến các phương pháp nghiên cứu về sự phát
triển và tăng trưởng của cơ thể, đặc biệt là nghiên cứu thể lực trẻ em. Cuốn sách này là
một trong những cuốn sách hoàn chỉnh nhất trong lĩnh vực nghiên cứu nhân trắc.
* Sơ lược lịch sử phát triển nhân trắc ở Việt Nam
Ở Việt Nam nhân trắc học đã được bắt đầu chú ý tù những năm 30 của thế kỉ
trước bằng một số công trình lẻ tẻ về đo đạc một số kích thước như: Chiều cao, cân
nặng và vòng ngực của học sinh ở Hà Nội. Trong thời kì này, hầu hết các công trình
nghiên cứu đều do một số bác sĩ người Pháp và bác sĩ người Việt Nam thực hiện tại ban
nhân trắc học thuộc Viện Viễn Đông Bác Cổ (École d’Extreme Orient) và tại viện Giải
phẫu học thuộc trường Đại học Y khoa Hà Nội.
Trần Thị Ngọc Quyên – CN May K50
7
KHOA CN DỆT MAY & THỜI TRANG Đồ án tốt nghiệp
Cuốn “Hình thái học cơ thể người và giải phẫu mỹ thuật” là một trong những tác
phẩm đầu tiên của Giáo sư bác sĩ Đỗ Xuân Hợp – Nhà nhân trắc học đầu tiên của Việt
Nam, cộng tác với giáo sư P.Huard xuất bản năm 1942, đã tạp hợp được nhiều công
trình nghiên cứu về nhân trắc học trên người Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình
nghiên cứu lúc đó cho kết quả rất hạn chế do chưa hệ thống các kỹ thuật và phương
pháp nghiên cứu còn đơn sơ, xử lý thống kê toán học chưa triệt để và còn thiếu chính
xác.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc (1945-1954),
giáo sư Đỗ Xuân Hợp đã cùng một số bác sĩ và sinh viên tiến hành những công trình
nghiên cứu nhân trắc học trên thanh niên để phục vụ cho việc tuyển quân và may quân
trang, mũ, giầy cho bộ đội.
Sau khi đất nước giải phóng từ năm 1954 tới nay, các bộ môn nhân trắc học dần
dần được thành lập ở một số viện nghiên cứu khoa học (Viện KHKT Bảo hộ lao động,
Viện khoa học lao động, Viện vệ sinh dịch tễ học, Viện đo lường tiêu chuẩn, Viện khảo
sát học, Viện bảo tang lịch sử ….) và trường đại học (Đại học tổng hợp Hà nội, Đại học
sư phạm, Đại học mỹ thuật, Đại học văn hoá, Đại học thể dục thể thao….) để làm nhiệm

vụ nghiên cứu và giảng dạy. Nhiều đối tượng người ở hầu hết các lứa tuổi của hầu hết
các thành phần đã được điều tra nghiên cứu. Số kích thước và thông số đo đạc cho mỗi
đối tượng lên tới hàng trăm, các chỉ số thể lực và các thông số sinh học dần dần được
thiết lập. Toán thống kê cũng được vận dụng tối ưu để nhận định và đánh giá kết quả
một cách chính xác hơn.
Có thể nói các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này khá phong phú. Tuy
nhiên, những nghiên cứu tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu cùa việc nghiên cứu mà mỗi
nghiên cứu sẽ đi sâu vào một đề tài, vấn đề khác nhau. Có thể tạm khái quát các kết quả
nghiên cứu nhân trắc theo các hướng chính sau đây:
1. Các kết quả đi theo hướng tìm hiểu đặc trưng hình thái, chủng tộc của các cộng đồng
người Việt Nam. Trong hướng nghiên cứu này, tác phẩm “nhân trắc học và sự ứng
dụng nghiên cứu trên người Việt Nam” với nội dung bổ ích mang tính ứng dụng cao,
giới thiệu các bước tiến hành nghiên cứu, các mốc đo nhân trắc thông dụng trên cơ thể
người, trên xương; các dụng cụ đo đạc và những nét chính về toán thống kê ứng dụng
trong nghiên cứu nhân trắc, được xem là một tài liệu quan trọng hướng dẫn cho nhiều
nhà nghiên cứu trẻ sau này đi vào lĩnh vực nhân trắc học Việt Nam.
2. Các nghiên cứu nhằm khảo sát đánh giá thể lực, sự tăng trưởng, phát triển về hình
thái cơ thể được phát triển hơn cả với khá nhiều tác giả tham gia. Các nhà nghiên cứu
nhằm tìm hiểu sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em, thiếu niên, thanh niên mà đại
Trần Thị Ngọc Quyên – CN May K50
8
KHOA CN DỆT MAY & THỜI TRANG Đồ án tốt nghiệp
diện là Lê Thị Hợp, Đinh Kỷ, Nguyễn Công Khanh, Lê Nam Trà, Hàn Nguyệt Kim Chi,
Đào Huy Khuê…..
Liên tục trong các năm 1972, 1973 Đinh Kỷ và cộng sự đã công bố kết quả
nghiên cứu của mình về một số kích thước hình thái và thể lực của học sinh phổ thông
của Thái Bình từ 7 đến 18 tuổi. Trong công trình này, tác giả đã bàn về sự phát triển cơ
thể của học sinh và so sánh với các nhận định của Đỗ Xuân Hợp và Nguyễn Quang
Quyền tiến hành nghiên cứu đối với học sinh Hà Nội cùng lứa tuổi từ năm 1959.
Năm 1991, đề tài nghiên cứu đặc điểm và hình thái kích thước, sự tăng trưởng và

phát triển cơ thể của trẻ em của Đào Huy Khuê đã khảo sát tới 50 chỉ tiêu nhân trắc trên
1478 em học sinh từ 7 đến 18 tuổi. Đây là công trình nghiên cứu khá công phu tỉ mỉ để
đánh giá sức lớn của trẻ em Việt Nam cả về mặt sinh lý và hình thái.
Năm 1992, đề tài “Đặc điểm hình thái và thể lực học sinh một trường phổ thông
cơ sở ở Hà Nội” của Thẩm Thị Hoàng Điệp đã mang lại cho lĩnh vực nghiên cứu nhân
trắc học ở Việt Nam một bứt phá mới khi lựa chọn phương pháp theo dõi dọc
(Longgitudial Study) để tiến hành theo dõi một nhóm học sinh trong 10 năm liên tục từ
năm 1981 – 1992, từ đó đưa ra quy luật phát triển của trẻ em thông qua các quy luật
phát triển như: quy luật phát triển về chiều cao, quy luật phát triển về cân nặng, quy luật
phát triển của các kích thước vòng…. Đề tài này được tác giả bảo vệ thành công nhận
học vị Phó Tiến sĩ khoa học. Từ đó cho đến nay phương pháp này cũng đã được nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm và áp dụng.
3. Các công trình nghiên cứu ứng dụng cho ergonomics (nghiên cứu về lao động) là một
hướng mới trong nghiên cứu nhân trắc. Từ những năm 1970 hướng nhân trắc ergonomic
được hình thành do yêu cầu của thực tiễn sản xuất và tổ chức lao động khoa học. Nhân
trắc ergonomics đã được ứng dụng ở Việt Nam trong các công trình nghiên cứu, đánh
giá về mức độ phù hợp của các loại máy móc, thiết bị (đa phần được nhập ngoại) với
người lao động Việt Nam. Những kiến nghị, đề xuất thay đổi kích thước máy, chỗ làm
việc trên cơ sở kết quả các dẫn liệu nhân trắc đã được đưa ra.
Cho đến những năm đầu thập kỉ 80, các công trình nghiên cứu nhân trắc ở Việt Nam có
từ trước, một mặt còn dẫn liệu về nhân trắc ergonomics, mặt khác đối tượng, phạm vi
khảo sát còn hẹp chưa đủ đại diện cho các lứa tuổi và các vùng dân cư khác nhau. Các
công trình mang tính ergonomics đã được thực hiện đều phải bắt đầu bằng việc đo đạc,
khảo sát các chỉ tiêu nhân trắc của các nhóm đối tượng nghiên cứu. Thêm nữa, có một
số tiêu chí không kèm theo các quy định về kỹ thuật đo lường và xác định rõ các điểm
mốc đo.
Để tạo tiền đề cho việc nghiên cứu ergonomics, nhiệm vụ đề ra trước tiên là phải
xây dựng các dẫn liệu nhân trắc ergonomic theo quy định thống nhất trên một số đối
Trần Thị Ngọc Quyên – CN May K50
9

KHOA CN DỆT MAY & THỜI TRANG Đồ án tốt nghiệp
tượng đủ lớn đại diện được cho các lớp người lao động, các lứa tuổi và các vùng dân cư
khác nhau. Viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ Lao động dưới sự chỉ đạo của
PGS.TS Nguyễn An Lương và sự phối hợp nghiên cứu của nhiều cán bộ khoa học thuộc
nhiều trường đại học, nhiều cơ quan khoa học đã nghiên cứu xây dựng ba tập Atlas nhân
trăc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động trong khuân khổ các đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ và cấp Nhà nước.
Tập “Atlas nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động” (1986) do
PGS.TS Võ Hưng làm chủ biên là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước
“Nghiên cứu ứng dụng ergonomics vào bảo hộ lao động và áp dụng các dữ kiện nhân
trắc vào việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân” (mã số: 58:01:03:01) thuộc
chương trình tiến bộ khoa học kỹ thuật trọng điểm của Nhà nước về bảo hộ lao động
trong giai đoạn từ 1982-1985. Atlas đã trình bày 138 dấu hiệu nhân trắc học tĩnh được
đo đạc trên 13.223 người đang trực tiếp lao động sản xuất trong nhiều ngành nghề khác
nhau trên cả nước Việt Nam. Công trình đã nghiên cứu tiến hành theo các phương pháp
và dụng cụ đo theo tiêu chuẩn quốc tế. Đó là công trình nhân trắc học đầu tiên của Việt
Nam được xử lý thống kê bằng máy tính điện tử thời điểm đó. Tất cả 138 dấu hiệu trong
Atlas được tính theo các giá trị ngưỡng 1%, 5%, 95% và 99%.
Trong giai đoạn 1986 – 1990, tập Atlas thứ 2 “Atlas nhân trắc học người Việt
Nam trong lứa tuổi lao động – Dấu hiệu nhân trắc động về tầm hoạt động của tay” ra
đời. Đây cũng là kết quả của đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước “Nghiên cứu xây dựng các
chỉ tiêu nhân trắc học người lao động Việt Nam (phần dấu hiệu động) và sự chỉ dẫn
phương pháp đánh giá ergonomic chỗ làm việc, phòng ngừa tai nạn, sự cố do sai lầm
của người điều khiển những hệ thống kỹ thuật phức tạp” (mã số: 58A:01:02). Cuốn sách
trình bày các số liệu thống kê về tầm hoạt động của tay trong không gian theo 9 mặt
phẳng ngang của 1075 lao động nam nữ từ 17 – 50 tuổi trong một số ngành công nghiệp
phổ biến như: Cơ khí, dệt may, chế biến lương thực, thực phẩm… ở một số địa phương
của miền Bắc và miền Nam Việt Nam theo phương pháp của Kennedy (USA) và Eva
Nowak (Ba Lan). Kết quả công trình nghiên cứu khoa học của đề tài cấp Bộ “Nghiên
cứu tầm hoạt động của khớp và giới hạn thị trường bình thường của người lao động Việt

Nam” (mã số: 93-19/TLĐ) đã cho ra đời tập Atlas thứ 3 “Atlas nhân trắc học người
Việt Nam trong lứa tuổi lao động – Dấu hiệu nhân trắc động khớp và giới hạn thị giác”
1997. Nội dung chủ yếu của cuốn Atlas nhân trắc này là trình bày các thông số thống kê
của 50 dấu hiệu hoạt động khớp đo trên 2267 nam nữ lao động tuổi từ 17 – 59 ở hai
miền Bắc, Nam Việt Nam cùng với sự phân tích nhận định tổng quát về tầm hoạt động
khớp theo giới tính, lứa tuổi và vùng lãnh thổ.
Trần Thị Ngọc Quyên – CN May K50
10
KHOA CN DỆT MAY & THỜI TRANG Đồ án tốt nghiệp
Nhân trắc học được ứng dụng vào nhiều mục tiêu khác nhau, đặc biệt là cả trong
may mặc.
Ngành nhân trắc học Việt Nam đã và đang từng bước phát triển.
1.2. Một số ứng dụng nhân trắc học cho ngành May
Nhu cầu may mặc ngày càng tăng với những yêu cầu kỹ lưỡng về số lượng cũng
như chất lượng. Ngành may mặc chỉ thực sự phát triển khi ta phục vu được tốt mọi yêu
cầu của khách hàng nhất là độ vừa văn. Do đó muốn trang phục vừa vặn ta phải biết
nghiên cứu nhân trắc học phục vụ may mặc chứ không chỉ dừng lại ở mức công trình
nghiên cứu thể lực, các hình thái cơ thể, các ứng dụng trong y tế, thể dục thể thao và
nghề nghiệp…v..v..Khi nghiên cứu nhân trắc học phục vụ may mặc các nhà nghiên cứu
đa phần đều tập chung nghiên cứu việc Xây dựng hệ thống cỡ số, Phân loại đặc điểm
cơ thể người, Chế tạo Manơcanh, Thiết kế quần áo.
Ở mỗi nước đều có các nhà nghiên cứu nhân trắc học để áp dụng xây dựng hệ
thống cỡ số trang phục cho từng quốc gia. Trên thế giới các nước Ý, Nhật Bản, Pháp,
Mỹ, Úc, Liên Xô cũ, Tiệp Khắc, Trung Quốc, Hồng Kông ….đã sớm áp dụng phương
pháp nhân trắc học vào nghiên cứu xây dựng cỡ số trang phục (quần áo, giầy dép, mũ
nón, găng tay…) cho ngành May trong nước. Cho nên ngành May công nghiệp của các
nước này phát triển rất sớm. Còn Việt Nam do chiến tranh cùng với nền tảng kinh tế đi
lên từ phong kiến nên nước ta phát triển còn chậm, nhu cầu ăn cần thiết hơn mặc dẫn
đến ngành May công nghiệp cũng phát triển chậm. Trong những công trình nghiên cứu
ứng dụng nhân trắc học đầu tiên của Việt Nam vào nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số

là nghiên cứu nhân trắc học của GS. Đỗ Xuân Hợp cùng với một số bác sĩ và sinh viên
trên thanh niên để phục vụ cho việc tuyển quân và may quân trang cho bộ đội.
Từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khi nhà nước định hướng thị trường cho nền kinh
tế nước ta, nền kinh tế bắt đầu phát triển nhanh nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng lên, các
công ty, xưởng May công nghiệp nở rộ, quần áo may sẵn đa dạng phong phú với nhiều
chủng loại phục vụ cho mọi đối tượng tràn gập thị trường. Để theo kịp nhu cầu của thị
trường việc xây dựng một hệ thống cỡ số thiết kế quần áo phục vụ đa số người Việt
Nam vô cùng cấp thiết. Năm 1994, Tiêu chuẩn Việt Nam – 5781 về “Phương pháp đo
cơ thể người”, Tiêu chuẩn Việt Nam – 5782 về “Hệ thống cỡ số tiêu chuẩn quần áo”
được ban hành, đây chính là kết quả của các công trình ứng dụng phương pháp nhân
trắc học phục vụ cho ngành May đem lại.
Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập WTO, đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc
liệt, chúng ta cần tập chung đầu tư nghiên cứu để hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ. Tuy
ngành công nghiệp May mặc trong lĩnh vực xuất khẩu nói chung và thị trường nội địa
Trần Thị Ngọc Quyên – CN May K50
11
KHOA CN DỆT MAY & THỜI TRANG Đồ án tốt nghiệp
nói riêng cũng đang phát triển mạnh mẽ nhưng ngành May Việt Nam còn tồn tại lớn
nhất chưa giải quyết được là vẫn chưa xây dựng mới hệ thống cỡ số trang phục cho
người Việt Nam thay thế cho Hệ thống cỡ số quần áo của nước ta xây dựng từ năm
1994 đã quá lỗi thời. Hầu hết các công ty May lớn cho đến các cơ sở sản xuất may sẵn
nhỏ lẻ thiết kế quần áo, hoặc dựa trên hệ thống cỡ số riêng của công ty được xây dựng
từ kinh nghiệm sản xuất hoặc chỉnh sửa từ các thông số của một số nước để phù hợp với
người Việt Nam.
Năm 2001, TS. Nguyễn Thị Hà Châu cùng các cộng sự đã xây dựng hệ thống cỡ
số quân trang và được ứng dụng may quân trang trong cả nước. PGS.TS Nguyễn Văn
Lân và KS. Trần Thị Hường xây dựng được hệ thống cỡ số của phụ nữ chưa sinh con và
phụ nữ đã sinh con. Sau đó, kết quả nghiên cứu đã được đưa vào kiểm nghiệm trong
thực tiễn.
Các nhà nghiên cứu nhân trắc học Việt Nam đã áp dụng hệ thống các kĩ thuật và

phương pháp nghiên cứu hiện đại, xử lý thống kê toán học bằng phần mềm chuyên
dụng, đánh dấu một bước chuyển bậc của việc ứng dụng phương pháp nghiên cứu nhân
trắc học phục vụ ngành may tại Việt Nam. Trong khi đó, ở các nước phát triển trên thế
giới, việc ứng dụng nhân trắc để xây dựng hệ thống cỡ số càng có bước tiến vượt bậc và
cho kết quả rất chính xác như thiết bị đo cơ thể người 3D, ứng dụng công nghiệp chụp
hình toàn bộ cơ thể người bằng tia hồng ngoại hiện đại, thực hiện tính toán xử lý số liệu
các kích thước bằng máy tính trong một chu trình khép kín cho kết quả rất chính xác.
Đây còn gọi là phương pháp đo cơ thể người gián tiếp.
Một số kết quả của quá trình nghiên cứu hệ thống cỡ số như
+ Các kích thước để thiết kế quần áo học sinh theo TCVN 5782 – 1994, bao gồm 11
kích thước thể hiện ở Phụ lục 1
+ Các kích thước cơ bản thiết kế quần áo công nghiệp ở Mỹ, bao gồm 43 kích thước thể
hiện ở Phụ lục 2
+ Các kích thước cơ bản thiết kế quần áo công nghiệp của Nga, bao gồm 43 kích thước
thể hiện ở Phụ lục 3
+ Các kích thước cơ bản thiết kế quần áo công nghiệp của Úc, bao gồm 17 kích thước
thể hiện ở Phụ lục 4
+ Các kích thước để thiết kế quân trang cho quân đội Việt Nam, bao gồm 52 kích thước
thể hiện ở Phụ lục 5
Trần Thị Ngọc Quyên – CN May K50
12
KHOA CN DỆT MAY & THỜI TRANG Đồ án tốt nghiệp
Hình 1.1. Ứng dụng máy 3D từ đo, xử lý số đo, đến thiết kế sản xuất
Việc thiết kế để sản xuất hàng loạt đòi hỏi nghiên cứu kỹ lưỡng về các đặc điểm
cơ thể người, tính toán phân chia nhiều cỡ vóc sao cho kinh tế và dựa trên cơ sở nghiên
cứu sâu về nhân chủng học, thẩm mỹ học, xã hội học, yếu tố tâm sinh lý của con người
theo từng lứa tuổi, giới tính. Khi sáng tác thiết kế quần áo, điều quan trọng là phải nắm
được các đặc trưng cơ thể. Quần áo phải tạo được cảm giác thoải mái, dễ chịu trong khi
mặc, không làm biến dạng cơ thể vốn có của nó mà chỉ được phép làm cho nó đẹp hơn
ngay cả những cơ thể có khuyết tật. Theo các nhà Nhân trắc học, Cơ thể người được

chia theo 7 dạng:
1. Dạng người chữ A: ngực nhỏ, mông to, vòng eo to
2. Dạng người chữ I: vòng ngực, vòng eo, vòng mông gần bằng nhau
3. Dạng người chữ X: vòng eo, vòng mông gần bằng nhau, vòng eo nhỏ
4. Dạng người chữ X (X mông): vòng mông to hơn vòng ngực nhiều, vòng eo nhỏ
5. Dạng người chữ
X
( X ngực): vòng mông nhỏ hơn vòng ngực nhiều, vòng eo nhỏ
6. Dạng người chữ V: vòng ngực to hơn vòng mông nhiều, vòng eo không tạo dấu ấn
7. Dạng người chữ O: vòng eo, vòng bụng to hơn vòng ngực vòng mông nhiều
Việc thiết kế trang phục muốn đạt độ chính xác cao cần có các thông tin hình
dạng bề mặt mặc quần áo của cơ thể người cụ thể như biết điểm nào lồi, lõm, các đường
cong cơ thể cong như thế nào và đến đâu thì dừng lại….. Giải pháp của vấn đề này là
Manơcanh. Để làm Manơcanh, chúng ta tiến hành nghiên cứu nhân trắc rồi đưa ra phác
thảo Manơcanh trong không gian, kế đến là làm khuôn mẫu. Sau đó ta tiến hành làm
Trần Thị Ngọc Quyên – CN May K50
13
KHOA CN DỆT MAY & THỜI TRANG Đồ án tốt nghiệp
Manơcanh. Manơcanh thông thường được làm từ gỗ, giấy, nhựa, hoặc thạch cao, có
hình dạng như cơ thể con người điển hình. Tuy nhiên bề mặt của manơcanh đơn giản
hơn, nó được vuốt phẳng hơn, chỉ có một số hố lõm và chỗ lồi nhô lên trên bề mặt.
Manơcanh được chế tạo với kích thước của các cơ thể điển hình.
Hình 1.2. Khuôn và Manơcanh
Việc thiết kế quần áo cần thuận tiện và đảm bảo tính đồng nhất, người ta xây
dựng các hệ công thức thiết kế. Hệ công sức thiết kế được xây dựng từ các công thức
may đo được chọn lựa, xử lý và thêm các công thức để chính xác hơn kết cấu, độ cử
động của cơ thể. Và để trang phục vừa vặn với hầu hết khách hàng ta dựa vào hệ thống
cỡ số với các kích thước cơ thể là điển hình cho đám đông. Hơn nữa khi xây dựng hệ
công thức thiết kế muốn kiểm định tính chính xác của hệ công thức đó ta phải dựa trên
các kết quả Nhân trắc học sao cho với kích thước nhân trắc này, công thức đưa ra phải

đảm bảo vừa, thoải mái cử động … tại vị trí kích thước đấy. Không những vậy, với
những sản phẩm thời trang không sử dụng hệ công thức thiết kế mà thiết kế trực tiếp
trên Manơcanh, khi đó việc nghiên cứu Nhân trắc học quan trọng vô cùng vì có các kích
Trần Thị Ngọc Quyên – CN May K50
14
KHOA CN DỆT MAY & THỜI TRANG Đồ án tốt nghiệp
thước mới tạo ra được Manơcanh làm khung đắp vải, nguyên liệu lên khi đó mới tạo
thành trang phục.
Như vậy có thể nói Nhân trắc học với vô vàn ứng dụng là cơ sở, nền tảng cho
ngành May mặc công nghiệp phát triển
1.3. Nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ thể người
Nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ thể người là phần không thể thiếu trong nghiên
cứu Nhân trắc học, bởi vì việc nghiên cứu này là yếu tố quyết định việc phân chia đám
đông thành các nhóm nhất định có đặc điểm chung. Còn trong May mặc, việc phân tích,
nắm bắt được các đặc điểm cơ thể là rất quan trọng, bởi vì đây là yếu tố góp phần định
hình chủng loại, kiểu dáng sản phẩm phù hợp cho từng nhóm người. Trên thế giới đã có
nhiều công trình nghiên cứu từ hình thái chung nhất đến cụ thể từng bộ phận như bàn
tay, chân, phần đầu …. Nhưng ở Việt Nam còn hạn chế nhất là phần vai, là khung treo
áo, là phần đẹp nhất của trang phục thì chưa được tiến hành nghiên cứu cụ thể.
* Các phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu nhân trắc học là quá trình làm việc công phu và tỷ mỉ với khối lượng
lớn các kích thước cần đo đòi hỏi người nghiên cứu có những phương pháp hợp lý. Và
phương pháp hay được sử dụng là phương pháp ngang và phương pháp dọc.
Phương pháp ngang là phương pháp nghiên cứu từng nhóm đối tượng khác nhau
trong cùng một khoảng thời gian. Đây là phương pháp cho độ tin cậy cao và tốn ít thời
gian nhưng không đánh giá được hết quá trình phát triển.
Phương pháp dọc là phương pháp nghiên cứu một nhóm đối tượng qua từng giai
đoạn phát triển của cơ thể trong nhiều năm. Đây là phương pháp có độ tin cậy cao, tìm
hiểu được quá trình phát triển của cơ thể nhưng tốn thời gian.
Do vậy trong May mặc ta quan tâm hơn đến phương pháp ngang.

* Các phương pháp đo
Phương pháp đo có đo trực tiếp và đo gián tiếp
Đo trực tiếp là dùng các dụng cụ đo, tiếp xúc trực tiếp vào vị trí, kích thước, vào
vùng cần đo để đo và cho ra là các kết quả trực tiếp.
Đo gián tiếp là không đưa trực tiếp dụng cụ vào kích thước cần đo mà kết quả
cần xác định hoặc được tính toán gián tiếp dựa trên các kết quả trực tiếp, hoặc là đo
bằng các tia, các máy chụp chiếu ….Hiện nay phương pháp đo gián tiếp bằng máy 3D
trở nên thông dụng. Ta có thể dùng buồng đo hoặc thiết bị đo.
Trần Thị Ngọc Quyên – CN May K50
15
KHOA CN DỆT MAY & THỜI TRANG Đồ án tốt nghiệp
Hình 1.3. Buồng đo
* Ưu điểm: đo kết quả chính xác, ít sai
số, cho kết quả nhanh chóng.
* Nhược điểm: chi phí lớn, cần các
phần mềm, thiết bị hỗ trợ, không di
chuyển được, gây khó khăn cho việc
nghiên cứu ở các vùng miền khác nhau
nhất là các vùng khó khăn.
Hình 1.4. Thiết bị đo
* Ưu điểm: đo kết quả chính xác, cho kết
quả nhanh chóng, có thể di chuyển được.
* Nhược điểm: chi phí lớn, cần các phần
mềm, thiết bị hỗ trợ, sai số lớn hơn so với
buồng đo dẫn đến kết quả thiếu chính xác
hơn, gây khó khăn khi nghiên cứu xử lý số
liệu.
1.4. Phương pháp chọn mẫu và xử lý số liệu
1.4.1. Phương pháp chọn mẫu
Những kỹ thuật chọn mẫu xác xuất

1/ Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn (simple random sampling)
Để chọn một mẫu có n đối tượng từ một khung mẫu có N đối tượng, ta đánh số
tất cả N đối tượng theo những số thứ tự từ 1 đến N. Bốc thăm hoặc dùng bảng số ngẫu
nhiên để chọn cho đến khi đủ n con số ngẫu nhiên trong khoảng từ 1 đến N. Mỗi đơn vị
chọn mẫu mang số thứ tự tương ứng với một số ngẫu nhiên sẽ được chọn . Mỗi lần
chọn, mỗi đối tượng chưa được chọn trước đó đều có cơ hội được chọn bằng nhau.
- Những ưu điểm của chọn mẫu ngẫu nhiên đơn: đơn giản, nền tảng xác suất là cơ sở để
so sánh với những kỹ thuật chọn mẫu khác.
- Những khuyết điểm của chọn mẫu ngẫu nhiên đơn:
+ Khung mẫu phải đánh số, thời gian và kinh phí cao nếu N lớn;
+ Đặc trưng nhóm có thể bị bỏ sót, ít dùng;
+ Mẫu chọn được có thể phân tán, do đó việc thu thập dữ liệu sẽ khó khăn.
2/ Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống (systematic random sampling)
Trần Thị Ngọc Quyên – CN May K50
16
KHOA CN DỆT MAY & THỜI TRANG Đồ án tốt nghiệp
N đối tượng trong khung mẫu được đánh số thứ tự từ 1 đến N. Để chọn mẫu gồm
n đối tượng, chia khung mẫu làm n nhóm, mỗi nhóm gồm k đối tượng, với k=
n
N
.
Chọn một số ngẫu nhiên trong khoảng 1

k, ví dụ i là số ngẫu nhiên được chọn, như
vậy những đối tượng được chọn vào mẫu nghiên cứu sẽ có số thứ tự lần lượt trong
khung mẫu là i, [i+k], [i+2k],…, [i+(n-1)k].
Ví dụ: Chọn 10 đối tượng từ một dân số gồm 50 đối tượng, với kỹ thuật chọn
mẫu hệ thống 1: 5 (1 trong 5, hoặc 5 chọn 1). Đánh số thứ tự những đơn vị chọn mẫu từ
1 đến 50. Giả sử số ngẫu nhiên chọn được là 3, những đối tượng được chọn vào mẫu
nghiên cứu sẽ có số thứ tự lần lượt trong khung mẫu là 3; 3+5=8; 3+2(5)=13;

3+3(5)=18;…
- Những ưu điểm của chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống:
+ Có thể được sử dụng thay thế chọn mẫu ngẫu nhiên đơn khi không có khung mẫu
chính xác;
+ Có tính đại diện cao hơn mẫu “Ngẫu nhiên đơn” vì những đơn vị chọn mẫu được
chọn rải đều trong khung mẫu.
- Những hạn chế của chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống: không thích hợp khi khảo sát các
đặc trưng có tính chu kỳ.
3/ Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng (stratified random sampling)
Dân số chung (N) được chia thành nhiều dân số nhỏ, mỗi một dân số nhỏ được
gọi là tầng (hình 1). Tầng hình thành dựa trên hiểu biết về đặc trưng trong dân số có liên
quan tới biến số nghiên cứu. Cá thể trong tầng càng đồng nhất càng tốt.
Mỗi tầng được coi là một dân số và có thể dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn hoặc hệ
thống để chọn mẫu từ mỗi tầng.
Để đạt được kết quả tối ưu của sự phân tầng, cỡ dân số của mỗi tầng phải được
chia tỉ lệ.
Gọi N
i
là dân số của tầng i.
+ n là cỡ mẫu.
+ n
i
là số đối tượng được chọn từ tầng i
thì
n
n
N
N
ii
=

hay số đối tượng được chọn từ mỗi tầng sẽ là n
i
=n(
N
N
i
)
Cách chọn mẫu phân tầng đảm bảo sự đại diện tỉ lệ của mỗi tầng trong mẫu được
chọn.
Trần Thị Ngọc Quyên – CN May K50
17
KHOA CN DỆT MAY & THỜI TRANG Đồ án tốt nghiệp
Hình 1.5. Chọn mẫu phân tầng
- Những ưu điểm của kỹ thuật chọn mẫu phân tầng:
+ Những số thống kê tính được từ mẫu phân tầng có độ chính xác cao hơn
so với những kết quả tương ứng từ một mẫu ngẫu nhiên đơn cùng cỡ.
+ Có thể biết được những hình ảnh của từng tầng.
- Những khuyết điểm của nó là cần phải thiết lập khung mẫu chi tiết của từng tầng
4/ Chọn mẫu cụm: (cluster sampling)
Dân số nghiên cứu được chia ra làm nhiều cụm tách biệt, theo đặc tính địa
phương hoặc thời gian, các cụm không đồng nhất với nhau càng tốt.
Kỹ thuật chọn mẫu cụm thường gồm 2 bậc:
+ Chọn cụm từ một khung mẫu với những đơn vị chọn mẫu là cụm.
+ Chọn những đơn vị liệt kê từ những cụm đã được chọn ra từ bước 1
Trong kỹ thuật chọn mẫu cụm một bậc, sau khi chọn ra được những cụm từ bậc một
chúng ta sẽ khảo sát tất cả những đơn vị nguyên tố có trong cụm, thay vì chọn một số
đơn vị nguyên tố để khảo sát.
Một kỹ thuật chọn mẫu cụm thường dùng là chọn cụm xác suất tỉ lệ theo cỡ.
Cụm nào có dân số lớn sẽ có nhiều cơ hội hơn để được chọn, những số đơn vị liệt kê
chọn ra trong từng cụm là bằng nhau.

- Những ưu điểm của kỹ thuật chọn mẫu cụm:
+ Chỉ cần khung mẫu chi tiết cho bước kế chót, do đó, tiết kiệm được thời gian và
công sức;
Trần Thị Ngọc Quyên – CN May K50
18
KHOA CN DỆT MAY & THỜI TRANG Đồ án tốt nghiệp
+ Trong những nghiên cứu bao phủ một khng gian lớn, mẫu cụm có tính kinh tế và khả
thi cao
- Khuyết điểm của nó là với cùng một cỡ mẫu, những số thống kê tính được từ mẫu
cụm kém chính xác so với những số tương ứng từ mẫu ngẫu nhiên đơn, do đó để khắc
phục cần một cỡ mẫu lớn hơn.
1.4.2. Phương pháp chọn mẫu
* Mẫu nghiên cứu, đám đông : muốn xác định một kích thước của toàn thể
người trong một phạm vi và ở lứa tuổi nhất định, cần phải tiến hành chọn ngẫu nhiên
một số trong toàn bộ đối tượng nghiên cứu đó để đo, rồi từ đó suy ra toàn bộ. Phần chọn
đó gọi là mẫu nghiên cứu (mẫu đại diện), toàn bộ gọi là đám đông.
Điều kiện để từ mẫu nghiên cứu suy ra đám đông:
- Mẫu đại diện phải mang tính ngẫu nhiên
- Số lượng mẫu đủ lớn để đảm bảo độ chính xác. Tỷ lệ mẫu đại diện phải tương xứng
cho từng đối tượng cụ thể (giới tính, vùng, các nghề chuyên sâu trong nghề rộng…).
- Đám đông có dạng phân phối xác định, thường là dạng phân phối chuẩn
* Đối tượng NC phải tương đối thuần nhất
Đặc điểm kích thước, hình dáng con người phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố
khác nhau: lứa tuổi, giới tính, địa lý, hoàn cảnh xã hội, kinh tế, nghề nghiệp…
Trong thống kê, để đảm bảo mức độ chính xác, tuỳ theo yêu cầu xây dựng hệ
thống cỡ số dẫn đến các đối tượng NC khác nhau. Để đảm bảo đối tượng NC tương đối
thuần nhất, cần chọn các mẫu nghiên cứu :
+ Cùng chủng tộc : Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có đặc điểm về kích thước và
hình dáng cơ thể khác nhau. Do vậy, cần thống kê riêng kích thước cơ thể cho từng dân
tộc.

+ Cùng hoàn cảnh địa lý, khu vực, điều kiện XH: cùng dân tộc Kinh, nhưng ở các miền
Bắc, Trung, Nam có đặc điểm khác nhau về kích thước. Trong cùng một miền, với các
điều kiện xã hội và kinh tế khác nhau đều tác động mạnh đến sự phát triển cơ thể qua
từng giai đoạn. Khu vực có dân trí cao, trẻ em được phát triển toàn diện. Khu vự có nền
kinh tế phát triển dẫn đến có sự khác biệt về đặc điểm hình dáng cơ thể so với so với
khu vực có kinh tế thấp.
+ Cùng nghề nghiệp : cùng dân tộc Kinh, cùng vùng, với các ngành nghề khác nhau có
chiều cao khác nhau. Ví dụ đối với chiều cao thanh niên người Kinh : Nông dân có
chiều cao thấp hơn chiều cao trung bình. Bộ đội có chiều cao cao hơn người trung bình.
Vận động viên có chiều cao hơn bộ đội…
Trần Thị Ngọc Quyên – CN May K50
19
KHOA CN DỆT MAY & THỜI TRANG Đồ án tốt nghiệp
+ Cùng giới tính : riêng trường hợp các em mẫu giáo, không có sự khác biệt về kích
thước theo giới tính. Thường nam cao hơn nữ.
+ Cùng lứa tuổi : ở các lứa tuổi khác nhau có đặc điểm hình dáng và kích thước cơ thể
khác nhau.
* Đối tượng phải có hình dáng cơ thể bình thường (nhìn chính diện, nhìn
nghiêng ), đạt các yêu cầu về mẫu của phương pháp nhiên cứu đề ra.Về mặt y tế, các đối
tượng này được xác nhận là có sức khoẻ bình thường. Khi đo, đối tượng đo phải tuân
thủ các chỉ dẫn của người đo, chỉ được mặc quần áo lót, đứng hoặc ngồi ở tư thế chuẩn.
Cơ thể ở trạng thái bình thường, không hoạt động tạo cho các phần cơ thể có độ co dãn.
1.4.3. Cách ước tính số lượng cỡ mẫu
Một công trình nghiên cứu thường dựa vào mẫu (sample), một trong những câu
hỏi quan trọng nhất trước khi tiến hành nghiên cứu là cần bao nhiêu mẫu hay bao nhiêu
đối tượng cho nghiên cứu. Ước tính số lượng đối tượng cần thiết cho cho một công trình
nghiên cứu là một bước cực kỳ quan trọng trong việc thiết kế một nghiên cứu, cho có ý
nghĩa khoa học, vì nó có thể là yếu tố quyết định sự thành bại của công trình nghiên
cứu. Nếu số lượng đối tượng không đủ thì kết luận rút ra từ công trình nghiên cứu
không có độ chính xác cao, thậm chí không thể kết luận được gì. Ngược lại, nếu số

lượng đối tượng nhiều hơn số cần thiết thì tài nguyên, tiền bạc và thời gian sẽ bị lãng
phí. Do đó, vấn đề then chốt trước khi nghiên cứu là phải ước tính được số đối tượng
cho mục tiêu của nghiên cứu; sao cho kết quả nghiên cứu nằm trong khoảng tin cậy
chấp nhận được và đặc trưng trung bình của mẫu đại diện được cho đặc trưng của tập
hợp mẫu rất lớn với một độ chính xác nhất định. chúng ta có nhiều công thức để ước
tính số lượng cỡ mẫu cho một nghiên cứu cụ thể như ước tính cỡ mẫu trong nghiên cứu
ước lượng số trung bình, ước tính cỡ mẫu để kiểm định giả thuyết về 2 số trung bình, cỡ
mẫu trong nghiên cứu bệnh chứng vv… của nhiều tác giả như trong tài liệu và tuỳ theo
mục tiêu nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu là mô tả hoặc phân tích,… mà lựa chọn được
một công thức ước tính cỡ mẫu phù hợp cho một nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu chung đám đông, nên chọn ước tính cỡ mẫu trong nghiên
cứu ước lượng số trung bình để ước tính số lượng cỡ mẫu.
Công thức: m =
n
t
σ


n =
2
22
m
t
σ

Trong đó:
n: là tập hợp mẫu cần xác định;
Trần Thị Ngọc Quyên – CN May K50
20
KHOA CN DỆT MAY & THỜI TRANG Đồ án tốt nghiệp

t: biến chuẩn hoá đặc trưng mức độ phát triển của đặc điểm trong một tập hợp
hay còn gọi là đặc trưng xác suất;

σ
: độ lệch chuẩn:
m: sai số của tập hợp
Về mức độ xác suất tin cậy thì quy định các trường hợp sau: đối với đa số nghiên
cứu sinh học thì sử dụng mức xác suất p
1
= 0.95, ứng với t
1
= 1.96. Đối với các công trình
nghiên cứu để kiểm tra giả thiết, các công trình liên quan tới các vấn đề kinh tế quốc
dân thì thì dùng mức xác suất p
2
= 0.99 ứng với t
2
= 2.58. Đối với các công trình nghiên
cứu đòi hỏi độ chính xác cao trong kết luận thì dùng mức xác suất p
3
= 0.999, ứng với t
3
=
3.30. Như vậy, mức xác suất tin cậy càng cao thì n càng lớn, thì tính đại diện của mẫu
càng tăng, lúc đó các đặc trưng thống kê của mẫu tiến gần với các đặc trưng của tập
hợp. Điều đáng chú ý là khi tiến hành ước tính cỡ mẫu thì cần thông số độ lệch chuẩn và
nếu thông số này không có thì không thể ước tính được cỡ mẫu nên ta có thể tham khảo
các nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước để ước tính cỡ mẫu tương đối cho nghiên
cứu của mình, và sau khi đã có những số liệu chính xác ta đi kiểm định lại số lượng mẫu
nghiên cứu. Trong trường hợp một nghiên cứu hoàn toàn mới, thì phải tiến hành một số

mô phỏng (simulation) hoặc một nghiên cứu sơ khởi để có thông số cần thiết.
1.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
* Sai số thô
+ Sai số thô tạo là những kết quả đo bị thiếu hoặc quá lớn hoặc quá nhỏ
+ Sai số thô tạo nên do những kết quả đo quá lớn hoặc quá nhỏ
→ Bỏ phiếu đo có số đo quá lớn hoặc quá nhỏ
+ Sai số thô tạo nên do trong quá trình đo không xác định được đúng mốc đo, vị trí đo,
tư thế đo, đọc nhầm số đo, viết nhầm,…dẫn tới kết quả không đúng.
→ Đối với các phiếu đo có kích thước trống hoặc sai lệch quá lớn không thể sử dụng
được ta tìm phiếu đo có kết quả tương tự rồi từ đó điền vào kích thước thiếu.
* Sai số hệ thống
+ Sai số hệ thống là những sai số thường có trị số và dấu không đổi, được lặp đi lặp lại
lại trong tất cả các lần đo
+ Nguyên nhân gây ra sai số hệ thống có thể do cố tật của người đo, dụng cụ đo không
được điều chỉnh đúng, ngoại cảnh thay đổi.
→ Cách loại trừ, hạn chế: Ta có thể loại trừ hay hạn chế được ảnh hưởng của sai số hệ
thống bằng cách: kiểm nghiệm và điều chỉnh dụng cụ đo, áp dụng phương pháp đo thích
hợp, tính số điều chỉnh vào kết quả đo....
Trần Thị Ngọc Quyên – CN May K50
21
KHOA CN DỆT MAY & THỜI TRANG Đồ án tốt nghiệp
1.5. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em lứa tuổi 17
1.5.1. Đặc điểm sinh lý
Trẻ em lứa tuổi 17 nằm trong độ tuổi dậy thì.
Dậy thì là qua thời kỳ trẻ em để trở thành người lớn. Đó là giai đoạn biến đổi đặc
biệt nhất, thay đổi cơ quan sinh dục, thay đổi kích thước cũng như hình thể.
Thời kỳ tiền dậy thì kéo dài khoảng 2 năm. Đặc điểm thời kỳ này là sức lớn về
chiều cao vọt lên (trung bình tăng 7,8 cm/năm) trong khi cân nặng không hề tăng lên
nhiều. Chiều cao tăng chủ yếu do chi dưới phát triển dài ra rất nhanh trong khi đo thân
như bé và ngắn lại làm cho trẻ có dáng rất gầy, mảnh khảnh, trông lêu đêu, vụng về.

Đây là tuổi mà các bậc cha mẹ thường đánh giá con em mình là “đoảng”. Về mặt sinh
lý, do phát triển quá nhanh về bề dọc mà ít về bề ngang nên ngực hẹp. Trong khi đó, tim
to ra nhanh chóng đây là thời kỳ “Tim to sinh lý”. Chính ở thời điểm này, trẻ em dễ thổn
thức, cảm động. Đồng thời cũng là giai đoạn dễ phát sinh các dị tật của cột sống như gù,
vẹo ….
Thời kỳ dậy thì là tiếp theo của thời kỳ tiền dậy thì. Ở nữ, phát triển tuyến vú là
dấu hiệu đầu tiên, nó phản ánh hoạt tính estrogen của buồng trứng. Tiếp theo là sự xuất
hiện của lông mu, lông nách, mụn trứng cá, thay đổi hình thái âm hộ và cuối cùng là
xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên. Đây là mốc chắc chắn rõ ràng nhất của dậy thì ở nữ.
Ở nam, việc tăng thể tích tinh hoàn là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu dậy thì, kế đến là
dương vật phát triển, lông mu, lông nách, lông mặt, thân cũng phát triển kèm theo giọng
nói trầm, mụn trứng cá, tăng khối cơ, phát triển tuyến tiền liệt, quầng vú. Cuối cùng là
sự xuất tinh là dấu hiệu quan trọng nhất đánh dấu tuổi dậy thì của trẻ em nam.
Tăng trưởng là một yếu tố hằng số định trong dậy thì và biểu hiện la một đặc tính
sinh dục phụ thực sự. Đợt tăng trưởng dậy thì chia làm 3 giai đoạn liên tiếp:
+ Giảm chậm trước dậy thì: tạo nên một trong những dấu hiệu đầu tiên của dậy thì với
đợt tăng trưởng tối thiểu 4 – 5cm/năm, chiều cao tối đa.
+ Giảm dần dần rồi sau ngừng tăng trưởng các chi kèm theo liền các đầu xương. Đợt
tăng trưởng này trẻ em gái xuất hiện trước trẻ em trai 2 năm, bắt đầu 10.5 - 11 tuổi ở trẻ
em gái và 12.5 - 13 tuổi ở trẻ em trai.
Ở trẻ trai, tốc độ tăng trưởng trung bình 8,7cm trong năm đầu dậy thì, 6,5cm ở
năm thứ 2. Trong năm tăng trưởng tối đa chiều cao tăng 7 – 12cm. Tăng trưởng kết thúc
trung bình 5 năm sau khi bắt đầu dậy thì. Tốc độ và thời gian của đợt tăng trưởng dậy
thì khác nhau tuỳ theo từng người và tuỳ theo thời hạn bắt đầu dậy thì.
Ở trẻ gái, tốc độ tăng trưởng trung bình 7,5cm trong năm đầu dậy thì, 5,5cm ở
năm thứ 2. Trong năm tăng trưởng tối đa chiều cao tăng từ 6 – 11cm. Tăng trưởng kết
Trần Thị Ngọc Quyên – CN May K50
22
KHOA CN DỆT MAY & THỜI TRANG Đồ án tốt nghiệp
thúc trung bình 4 năm sau khi bắt đầu dậy thì. Tốc độ và thời gian của đợt tăng trưởng

dậy thì khác nhau tuỳ theo từng người và tuỳ theo thời hạn bắt đầu dậy thì.
Tuổi xương: cũng là một mốc đánh giá tuổi dậy thì, nghiên cứu xương cho thấy
rõ sự trưởng thành chung của cơ thể hơn là tuổi thực, nó thường tiến triển song song với
các đặc tính sinh dục phụ. Ở trẻ em trai phát động dậy thì tuổi xương khoảng 13 tuổi, trẻ
em gái khoảng 10,5 – 11 tuổi. Ở trẻ em gái kinh nguyệt đầu tiên thường xuất hiện ở tuổi
xương khoảng 12,5 – 13 tuổi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh lý
Sinh lý phát triển thể hiện ở dậy thì chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bao gồm
các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài.
Các yếu tố bên trong
+ Giới tính: nam dậy thì chậm hơn nữ 2 tuổi.
+ Di truyền: tuổi dậy thì trong cùng một gia đình không hoàn toàn giống nhau, chỉ
giống nhau hoàn toàn khi sinh đôi cùng trứng. Người cùng điều kiện kinh tế xã hội thì
tuổi kinh nguyệt sẽ được quyết định bởi yếu tố di truyền.
+ Chủng tộc, giống nòi: trẻ em khác chủng tộc có tuổi dậy thì khác nhau. Trẻ gái Châu
Á xuất hiện kinh nguyệt muộn hơn trẻ gái Châu Âu khoảng 1 năm.
Các yếu tố bên ngoài
+ Môi trường, khí hậu: trẻ ở vùng cao dậy thì xuất hiện muộn hơn
+ Kinh tế:: trong những năm 80 của thế kỷ XX tuổi kinh nguyệt cũng xuất hiện chậm
hơn bây giờ.
+ Yếu tố tâm lý: những trẻ ở các gia đình ly dị hoặc có mâu thuẫn, thì kinh nguyệt lại
xuất hiện sớm hơn những trẻ ở gia đình bình thường.
+ Điều kiện sống: trẻ ở các gia đình có thu nhập cao thì dậy thì sớm hơn. Trẻ ở thành thị
dậy thì sớm hơn trẻ ở nông thôn.
1.5.2. Đặc điểm tâm lý
Song song với quá trình phát triển sinh lý, tâm lý của lứa tuổi thanh thiếu niên
phát triển vô cùng nhanh, nhận thức, nắm bắt cái mới ngay khi nó xuất hiện. Chúng ta
cần phân đoạn quá trình phát triển tâm lý lứa tuổi thanh thiếu niên để phác họa những
nét tâm lý đặc trưng. Trong mỗi giai đoạn phát triển các nét tâm lý đặc trưng nảy sinh
trên cơ sở kết hợp các điều kiện khách quan và chủ quan.

Trong quá trình hình thành và phát triển tâm lý ở lứa tuổi “Teen” điều kiện kinh
tế xã hội có tác động rất lớn đến tâm sinh lý. Vào những năm 80 của thế kỷ trước nước
ta vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh, mọi mặt đều bị thiệt hại nặng nề, đây cũng là thời
kỳ “ cả nước suy dinh dưỡng ” cho nên lứa tuổi thanh thiếu niên chưa phát triển về
Trần Thị Ngọc Quyên – CN May K50
23
KHOA CN DỆT MAY & THỜI TRANG Đồ án tốt nghiệp
chiều cao, cân nặng,… Bên cạnh đó tư tưởng xã hội hoàn toàn thống nhất theo tư tưởng
chủ nghĩa xã hội nên tuổi thanh thiếu niên cũng có tâm lý theo tâm lý chung.
Vào những năm 90, nước ta có chuyển mình quan trọng, xóa bỏ bao cấp, xác
định con đường phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế
có những phát triển nhất định, đã không còn cảnh đói ăn, tư tưởng của toàn xã hội tự do
hơn. Khi đó cơ thể trẻ em độ tuổi thanh thiếu niên đã phát triển hơn thời kỳ trước, các
em có ý thức về hình dáng cơ thể mình, tâm lý nhận thức cũng phát triển mạnh hơn.
Từ những năm 2000 trở đi, kinh tế phát triển mạnh mẽ, có những kết quả ban đầu
tốt đẹp từ quá trình đổi mới kinh tế. Xã hội ngày càng trở nên giầu có, không còn lo đến
từng bữa ăn, các điều kiện thông tin giải trí, làm đẹp,… phát triển rầm rộ. Lứa tuổi Teen
cũng phát triển sớm hơn, cơ thể các em đã gần hoàn thiện ở độ tuổi này, đã có những
đường cong đẹp,… Các em có ý thức về cơ thể mình nhiều hơn, định hình tâm lý cũng
nhanh và rất khác thế hệ trước. Như ta thấy thời kỳ này là thời kỳ bùng nổ của internet,
các phương tiện truyền thông, các chương trình giải trí,…Ở trên đó các em có một thư
viện khổng lồ muôn vàn thông tin cả xấu cả tốt, cả đúng cả sai không có rào cản, không
bị kiểm soát nên các em dễ bị ảnh hưởng, hình thành những nhân cách xấu nếu các em
không đi đúng hướng. Ở thời điểm này cần nhất là sự hướng dẫn, định hướng đúng đắn
của gia đình, nhà trường, xã hội.
Bước sang tuổi này, các chức năng tâm lý có nhiều thay đổi, đặc biệt là trong
lĩnh vực phát triển trí tuệ, khả năng tư duy. Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng
hoạt động tư duy của thanh thiếu niên rất tích cực và có tính độc lập, có khả năng và rất
ưa thích khái quát các vấn đề. Sự phát triển mạnh của tư duy lý luận liên quan chặt chẽ
với khả năng sáng tạo. Nhờ khả năng khái quát mà ở tuổi này có thể tự mình phát hiện

ra những cái mới. Với các em điều quan trọng là cách thức giải quyết các vấn đề được
đặt ra chứ khống phải là loại vấn đề nào được giải quyết.
Các em ở lứa tuổi này cảm nhận được các rung động của bản thân và hiểu rằng
đó là trạng thái "cái tôi" của mình. Các em ý thức được các mối quan hệ giữa các thuộc
tính tâm lý và các phẩm chất nhân cách, có khả năng tạo được một hình ảnh “cái tôi"
trọn vẹn và đầy đủ hơn để từ đó xây dựng các mối quan hệ với người khác và với chính
mình. Cái Tôi trong giai đoạn đầu của lứa tuổi Teen thường chưa thật rõ nét nên khi tự
đánh giá về bản thân không ổn định và mâu thuẫn. Nhu cầu giao tiếp, đặc biệt là giao
tiếp với bạn bè đồng lứa phát triển mạnh ở lứa tuổi này đã thực hiện một chức năng
quan trọng là giúp các em dần hiểu mình rõ hơn, đánh giá bản thân chính xác hơn thông
qua những cuộc trao đổi thông tin, trao đổi các đánh giá về các hiện tượng mà các em
quan tâm. Các em hay so sánh mình với người khác qua các đặc điểm bên ngoài. Một
Trần Thị Ngọc Quyên – CN May K50
24
KHOA CN DỆT MAY & THỜI TRANG Đồ án tốt nghiệp
hiện tượng rất thường gặp là học sinh cấp III là hay bắt chước thầy cô giáo mà họ yêu
quý hay một người mẫu lý tưởng nào đó mà họ chọn cho mình, từ cách ăn mặc, cử chỉ,
dáng đi. Do đó nếu biết giáo dục đúng cách các em sẽ có tâm lý ổn định, hình thành một
nhân cách tốt.
Các em luôn muốn khẳng định cái Tôi của mình trong gia đình cũng như ngoài
xã hội. Các em muốn thể hiện ý kiến, quan điểm riêng của mình, muốn được mọi người
quan tâm, lắng nghe kiến nghị của mình. Các em muốn thoát khỏi những trói buộc vô
hình từ phía gia đình và xã hội mà các em cho là vô lý. Tất cả những điều đó trở thành
cái Tôi trong mọi hành vi và rõ nhất là các ăn mặc, phục trang.
Các em thích nổi bật, cá tính nên thường chọn những màu sặc sỡ, những gam
màu nóng, những mẫu thời trang trẻ trung, năng động, các phụ kiện đi kèm độc đáo...Từ
những trang phục bụi bặm theo kiểu hip – hop đến thời trang “kỳ quái” như Harajuku,
Cosplay thường có mặt trong lựa chọn của các em. Harajuku là một kiểu thời trang phá
cách, nổi loạn và đầy những gam màu sặc sỡ. Những bộ quần áo, những đôi giày, đồ
trang sức cho đến đầu tóc phải thật lạ mắt. Đặc biệt, hơn hết là lòe loẹt, bảy sắc cầu

vồng... Quan trọng nhất là "độc", không ai giống ai. Nó phải khiến cho người ngoài, khi
nhìn vào, nhẹ thì thấy lạ mắt, còn nặng thì lắc đầu lè lưỡi.
Cosplay là kiểu ăn mặc quần áo y hệt các nhân vật truyện tranh, game. Chiếc áo
đầm thùng thình kết hợp với một chiếc quần jeans hầm hố cùng vô số dây nhợ trên tai,
cổ, tay chân… Áo dài rộng, quần ôm ngắn đi cùng với những đôi giày búp bê đế thấp…
Với các em tông xuyệt tông chưa hẳn đã đẹp. Tư duy ăn mặc của tuổi teen bây giờ chủ
yếu hình thành từ phim ảnh: Trung Quốc thì “baby” , Hàn Quốc thì bay bổng, đặc biệt
Nhật Bản lại thể hiện cá tính mạnh của người mặc với màu sắc nổi bật, phụ trang đi kèm
ấn tượng.
Hình 1.6. Phong cách Harajuku Hình 1.7. Phong các Cosplay
Trần Thị Ngọc Quyên – CN May K50
25

×