Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

đồ án kỹ thuật tài nguyên nước Quản lý bảo vệ chất lượng nước hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (882.67 KB, 78 trang )

Đồ án tốt nghiệp
Ngành: Kỹ thuật môi trường
MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Nước là một dạng tài nguyên môi trường đặc biệt, là thành phần thiết
yếu của sự sống. Từ xưa đến nay, chúng ta cứ nghĩ rằng tài nguyên nước là vô
hạn nờn khụng quan tâm nhiều đến việc sử dụng cũng như thải bỏ các chất thải
vào trong môi trường nước. Kết quả là tài nguyên nước đang dần cạn kiệt và ô
nhiễm trầm trọng. Ngày nay, xu hướng phát triển dân số, công nghiệp và đô thị
hoá, nền nông nghiệp thâm canh…đã kéo theo các nguy cơ về ô nhiễm môi
trường, đặc biệt là nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, trong đú có nước sông.
Nguồn nước sông ở nhiều nơi đang có nguy cơ bị suy giảm chất lượng, cạn
kiệt, bồi lắng, nhiễm mặn dẫn đến việc cung cấp nước cho các mục đích khác
nhau của con người ngày càng trở nờn khó khăn và phức tạp.
Cùng với tốc độ phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả
nước cũng như các tỉnh lân cận thì tỉnh Thái Bình cũng đang từng bước chuyển
dần từ tỉnh canh tác nông nghiệp sang xây dựng hình thành các khu, cụm công
nghiệp. Nguồn nước tại Thái Bình cũng có những biến động dưới sự tác động
của khí tượng thuỷ văn và các hoạt động của con người. Bên cạnh đó nhu cầu
về nước ngày một tăng do tăng dân số và phát triển kinh tế-xã hội. Đã và đang
xảy ra suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước ở nơi này, nơi khác tại Thái
Bình. Việc khai thác, sử dụng không hợp lý đồng thời chưa quan tâm đến công
tác bảo vệ đã và đang dẫn đến những hậu quả xấu khó lường về môi trường,
kém bền vững trong phát triển do nguồn nước.
Đứng trước tình hình như vậy, đề tài “ Quản lý bảo vệ chất lượng nước
hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình ” hy vọng sẽ hỗ trợ phần nào cho công tác
quản lý nguồn nước lưu vực này dựa trên quan điểm phát triển bền vững.
Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc khủng khoảng môi trường đang diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới
đang là nguy cơ, thách thức cho sự phát triển bền vững của toàn nhân loại. Sự suy
thoái hiện nay của nhiều hệ sinh thái đang dẫn tới sự suy thoái bản thân sinh


quyển. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, cho tới thời điểm này, cộng đồng thế
giới và các chính phủ hiện giờ vẫn chưa giải quyết được các nhiệm vụ do Hội
SVTH: Trần Thị Lý
Lớp 49MT
Trang 1
Đồ án tốt nghiệp
Ngành: Kỹ thuật môi trường
nghị Rio de Janeiro (Braxin) đề ra vào năm 1992. Để vượt qua cuộc khủng
khoảng về môi trường không còn con đường nào khác ngoài con đường xây dựng
mối quan hệ mới giữa con người với thiên nhiên trong đó lưu ý đặc biệt tới khả
năng phá vỡ sự cần bằng cũng như suy thoái môi trường.
Sự phát triển bền vững của đất nước chúng ta chỉ có thể đạt được bằng con
đường bảo tồn các hệ thiên nhiên và bảo vệ chất lượng môi trường. Để thực hiện
được mục tiêu này cần thiết phải hình thành và thực thi chính sách bảo vệ môi
trường trong mọi hoạt động của cuộc sống.
Tuy nhiên, như đỏnh giá của Bộ chính trị trong nghị quyết 41-NQ/TW
ngày 5/11/2004 về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước: môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có
nơi, cú lỳc đã đến mức báo động: đất đai bị xói mòn, thoái hóa; chất lượng các
nguồn nước suy giảm mạnh; ụng khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng;
khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng; tài nguyên
thiên nhiên trong nhiều trường hợp bị khai thác quá mức, không có quy hoạch; đa
dạng sinh học bị đe doạ nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp
nước sạch ở nhiều nơi không bảo đảm. Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp,
dịch vụ, quá trình đô thị hoá, sự gia tăng dân số trong khi mật độ dân số đã quá
cao, tình trạng đúi nghèo chưa được khắc phục tại một số vùng nông thôn, miền
nỳi, cỏc thảm hoạ do thiên tai và những diễn biến xấu về khí hậu toàn cầu đang
tăng, gõy ỏp lực lớn lên tài nguyên và môi trường, đặt công tác bảo vệ môi trường
trước những thách thức gay gắt.
Những yếu kém, khuyết điểm trong công tác bảo vệ môi trường do nhiều

nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng chủ yếu là do chưa có nhận thức
đúng đắn về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, chưa biến nhận
thức, trách nhiệm thành hành động cụ thể của từng cấp, từng ngành và từng người
cho việc bảo vệ môi trường; chưa bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển kinh tế với
bảo vệ môi trường, thường chỉ chú trọng đến tăng trưởng kinh tế mà ít quan tâm
việc bảo vệ môi trường; nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường của nhà nước,
của các doanh nghiệp và cộng
SVTH: Trần Thị Lý
Lớp 49MT
Trang 2
Đồ án tốt nghiệp
Ngành: Kỹ thuật môi trường
đồng dân cư rất hạn chế; công tác quản lý nhà nước về môi trường còn nhiều yếu
kém, phân công, phân cấp trách nhiệm chưa rõ ràng; việc thi hành pháp luật chưa
nghiêm. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 được Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX của Đảng thông qua đã khẳng định quan điểm phát triển đất
nước là
"Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến
bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường".
Nhằm thực hiện kế họach Bảo vệ Môi trường cũng như để hạn chế những
tác hại do ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống nhân dân trong thời gian
qua Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình đã triển khai kế họach quan trắc môi
trường thường xuyên. Qua nghiên cứu hiện trạng công tác quản lý môi trường tại
tỉnh Thái Bình trong giai đoạn vừa qua có thể nhận thấy :
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý môi trường
còn rất hạn chế thể hiện ở chỗ hầu hết các công tác lưu trữ, xử lý, làm báo cáo
môi trường chưa được thực hiện đồng bộ. Núi cỏch khỏc cỏc cụng việc này vẫn
còn thực hiện một cách rời rạc, chưa được tự động hóa.
- Chưa đỏnh giá tổng hợp ảnh hưởng các nguồn thải lên chất lượng nước
kênh sông. Từ đú không thể giải quyết được mối quan hệ nguồn thải – nơi tiếp

nhận để đảm bảo sự phát triển bền vững cho các con kờnh sụng.
Từ đú tính cấp thiết của đề tài này là ở chỗ :
Để giải quyết tốt những nhiệm vụ đang đặt ra cho công tác quản lý nhà nước
về
môi trường cũng như những nhu cầu bức xúc của xã hội, cần thiết phải xây dựng
các giải pháp từng bước ứng dụng phương pháp mô hình, công nghệ thông tin
trong công tác quản lý môi trường.
Chất lượng môi trường nước mặt của Thái Bình đang có xu hướng bị ô
nhiễm, việc khắc phục tình trạng này cần phải được tiến hành bằng một giải pháp
tổng thể.
Mục tiêu của Đồ án
1. Đánh giá thực trạng diễn biến chất lượng nước, phục vụ cho công tác điều
hành, quản lý nước và quản lý hệ thống công trình.
SVTH: Trần Thị Lý
Lớp 49MT
Trang 3
Đồ án tốt nghiệp
Ngành: Kỹ thuật môi trường
2. Tạo cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc quản lý và quy hoạch nguồn nước
trong các giai đoạn.
3. Xác định các nguồn gây ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng nước trên hệ
thống thủy lợi Nam Thái Bình.
Nội dung công việc cần thực hiện
Để thực hiện những mục tiờu trờn, trong Đồ án này đề ra những nội dung
cần thực hiện sau đõy:
Nội dung 1. Khái quát một số đặc trưng tổng quan về điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội và môi trường của tỉnh Thái Bình.
Nội dung 2. Thu thập, đo đạc, phân tích số liệu liên quan tới chất lượng nước
sông Kiến Giang trong năm 2010. Làm sáng tỏ các nguồn xả thải từ các khu công
nghiệp và cơ sở sản xuất, dịch vụ vào sông Kiến Giang.

Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ có giới hạn của một Đồ án tốt nghiệp kỹ sư môi trường cũng
như giới hạn của thời gian thực hiện nên Đồ ỏn có một số giới hạn như sau :
Về địa lý: Đồ án xem sông Kiến Giang đoạn từ huyện Vũ Thư kéo dài đến
huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình.
Về số liệu: Các số liệu kinh tế - xã hội được lấy từ 2005 trở lại đõy. Số liệu liên
quan tới chất lượng môi trường nước sông Kiến Giang được thu thập trong năm 2010
Phương phỏp nghiờn cứu
- Thu thập và phân tích tài liệu : thu thập các tài liệu đó có để lấy ra những
thông tin cần thiết phục vụ cho đồ án.
- Phương pháp khảo sát thực địa : Trong tháng 5/2011 tác giả đã đi tới một
số vị trớ có cống thải thải chất ô nhiễm xuống sông Kiến Giang
- Phương pháp tin học: sử dụng các phần mềm xử lý số liệu như Excel.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Do đề tài mới mẻ, kèm theo sự hạn chế về kinh nghiệm của tác giả nên đề tài
khụng tránh khỏi những thiếu sút. Tỏc giả rất cảm ơn sự nhận xét, đỏnh giá, đúng
góp ý kiến để đề tài tiếp tục nghiên cứu bổ sung và hoàn thành với chất lượng cao
nhất có thể.
SVTH: Trần Thị Lý
Lớp 49MT
Trang 4
Đồ án tốt nghiệp
Ngành: Kỹ thuật môi trường
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ VẤN ĐỀ
QUẢN Lí BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TỈNH THÁI BÌNH.
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình có tọa độ địa lý như sau:
- Từ 22°22’ đến 22°14’ vĩ độ Bắc
- Từ 106°31’ đến 106°38’ kinh độ Đông

Hệ thống thủy nông Nam Thái Bình có trục chính là sông Kiến Giang kéo dài
từ cống Tân Đệ đến cống Lân, chảy qua địa phận Thành Phố Thái Bình và 3
huyện Vũ Thư, huyện Kiến Xương và huyện Tiền Hải. Địa hình của vùng tương
đối bằng phẳng. Đất đai mầu mỡ được hình thành do bồi đắp từ hệ thống sông
Hồng. Hệ thống có hướng dốc chính từ Tây Bắc xuống Đông Nam, trong nội
vùng hướng dốc chủ yếu là hướng từ sông Kiến Giang thấp dần về 2 phớa sụng
Hồng và sông Trà Lý. Trong vùng có nhiều dải đất cao xen kẽ với nhiều dải đất
trũng tạo thành hình gợn sóng. Đầu hệ thống có nhiều các vùng cao với độ cao
+2m ữ +2,5m xen kẽ với các vùng trũng +0,5m ữ +0,75m chủ yếu tập trung ở
huyện Vũ Thư, vùng thấp nhất hệ thống thuộc huyện Kiến Xương với độ cao phổ
biến +0,5m ữ +0,7m.
Nguồn nước trên hệ thống Nam Thái Bình chủ yếu lấy nước từ hai con
sông là sông Hồng và sông Trà Lý với sông Kiến Giang là trục chính có chiều
dài 45,8km, hệ thống thủy nông Nam Thái Bình có 22 kờnh nhỏnh với chiều dài
tổng cộng là 1.168,5 km. Hệ thống thủy nông Nam Thái Bình có những đặc điểm
chung của vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, việc cấp thoát nước phụ thuộc rất
nhiều yếu tố, đối tượng sử dụng đa dạng, địa hình, diễn biến khí tượng, chế độ
thủy triều và chế độ điều tiết của hồ Hũa Bỡnh…
Hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình là hệ thống thủy lợi tương đối lớn thuộc
vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ nằm kẹp giữa hai sông Trà Lý và sông Hồng.
Nguồn nước tưới của hệ thống lấy từ các cống lấy nước dưới đê từ hai sông này,
trong đó cống đầu mối lớn nhất lấy nước từ sông Hồng vào hệ thống là cụ́ng Tõn
Đợ̀. Cỏc cống khác lấy nước từ hai sụng trờn theo cỏc sụng/kờnh nhỏnh cấp 1
chảy vào sông truc dẫn nước tưới của hệ thống. Sông Kiến Giang là một sông nhỏ
SVTH: Trần Thị Lý
Lớp 49MT
Trang 5
Đồ án tốt nghiệp
Ngành: Kỹ thuật môi trường
trong khu vực nhưng được cải tạo thành sông trục dẫn nước tưới và tiờu chớnh

của hệ thống thủy lợi với đầu vào lấy nước từ sông Hồng là cống Tân Đệ và đầu
ra là cụ́ng Lõn trước khi nước chảy ra biển. Xem bản đồ hệ thống thủy lợi Nam
Thái Bình ở hình 1.
Hình 1. Lưu vực hệ thống thủy lợi Nam Thái bình
Lưu vực hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình có diện tích 669 km
2
thuộc các
huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải và thành phố Thái Bình. Phần lớn lưu vực
của hệ thống là vùng nông nghiệp xen kẽ các thôn xóm, đồng thời có một số vùng
tập trung đông dân cư là thành phố Thái Bình, thị trấn các huyện, xã trong tỉnh.
1.1.2. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng.
1.1.2.1. Địa hình.
Hệ thống thủy nông Nam Thái Bình nằm trong vựng có địa hình tương đối
bằng phẳng, không có đồi núi, ba mặt giỏp sụng, một mặt giáp biển. Đất đai phì
nhiêu, màu mỡ được hình thành do bồi đắp phù sa từ hệ thống sông Hồng.
Hướng dốc chính của địa hình từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Trong nội
vùng địa hình có hướng dốc phụ từ sông Kiến Giang thấp dần về hai phớa đờ
sụng Hồng và sông Trà Lý.
SVTH: Trần Thị Lý
Lớp 49MT
Trang 6
Đồ án tốt nghiệp
Ngành: Kỹ thuật môi trường
Trong vùng có nhiều dải đất cao xen kẽ với nhiều dải đất trũng tạo thành
hình gợn sóng. Nhìn chung mặt đất cao, thấp xen kẽ nhau không đồng đều tạo
thành hỡnh bỏt úp. Các bãi biển thấp, bằng phẳng với cấu tạo chủ yếu là cỏt bựn
do các cửa sông Thái Bình, cửa sông Diêm Hộ, cửa Lân, cửa Trà Lý và cửa Bà
Lạt đổ ra. Các cồn cát lớn có : Cồn Đen, cồn Vành, cồn Thủ. Bãi lầy ngập nước
ven biển có khả năng nuôi trồng thủy hải sản. Rừng ngập mặn sú vẹt ven biển
Tiền Hải…

1.1.2.2. Thổ nhưỡng.
Theo tài liệu của trung tâm khuyến Nông – Lâm tỉnh Thái Bình (tài liệu
tháng 3-1990) thì tiềm năng đất canh tác của vùng nghiên cứu còn khá nhiều, hiện
tại chưa khai thác hết. Diện tích đất chua mặn khoảng 16.000 ha cần được cải tạo
tích cực bằng biện pháp thủy lợi và nông nghiệp.
Bảng 1.1 : Phân loại đất theo độ chua pH của hệ thống
Loại đất Rất chua
( pH<4 )
Chua pH= 4- 4,5 Chua ít
pH= 4,5- 5
Không chua
pH>5
Diện tích (ha) 1.200 20.231 7.561 9.019
Bảng 1.2 : Dinh dưỡng trong đất
Đơn vị : ha
Mùn Đạm Lân
Nghèo
< 1%
TB
1- 2%
Khá
2- 4%
Nghèo
<0,1%
TB
0,1-0,2%
Khá
0,2%
Nghèo
0,1%

TB 0,1-
0,2%
Khá
0,2%
2.864 10.838 24.329 5.612 28.840 3.579 19.161 10.100 8.770
1.1.3. Đặc điểm khí tượng thủy văn.
1.1.3.1. Điều kiện khí hậu.
Thái Bình là vùng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, lượng bức xạ mặt
trời tạo nên nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm từ 23- 24°C, lượng mưa bình
quân trong năm từ 1.500mm – 1.900mm, độ ẩm trung bình năm 85 – 90%.
- Lượng mưa
Mùa mưa : từ tháng 5 đến tháng 10, mưa tập trung vào cỏc thỏng 7,8,9. Mưa
lớn nhất thường do bão. Lượng mưa trung bình mùa mưa (tháng 5-10) là
SVTH: Trần Thị Lý
Lớp 49MT
Trang 7
Đồ án tốt nghiệp
Ngành: Kỹ thuật môi trường
1350mm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung
bình mùa khô là 455mm.
- Gió
Có 2 mùa gió chính trong năm :
Gió mùa đông nam bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10.
Gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Bão
Hàng năm có từ 1 đến 3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết, thủy
văn của Thái Bình. Bão đổ bộ vào gây ra mưa lớn và dâng cao mực nước biển tại
cửa Lân. Theo thống kê 24 trận mưa điển hình do bão gây ra thường diễn biến
như sau : 56% mưa trước bão, 37% mưa đồng thời với bão, 7% mưa sau bão.
- Độ ẩm (%)

Độ ẩm cao nhất (tháng 3) 91
Độ ẩm thấp nhất (tháng 8 và 9) 82
Độ ẩm trung bình 80
- Bốc hơi (mm)
Bốc hơi lớn nhất (tháng 7) 116
Bốc hơi nhỏ nhất (tháng 2,3) 40,3- 41,5
Bốc hơi trung bình cả năm 871
1.1.3.2. Điều kiện thủy văn, dòng chảy, sông ngòi
 Nước mặt
Nguồn nước cấp cho toàn bộ tỉnh Thái Bình được lấy từ hệ thống sông
Hồng, sông Thái Bình.
+ Hệ thống sông Hồng : là hệ thống sông lớn nhất miền Bắc, bắt nguồn từ
Vân Nam – Trung Quốc với 3 nhánh lớn là sụng Lụ, sụng Thao và sông Đà. Phần
hạ lưu chảy trên đồng bằng dài 200km.
+ Hệ thống sông Thái Bình : chiều dài sông là 385km, diện tích là
22.420km
2
.
Nhìn chung, chế độ dòng chảy của cỏc sụng vựng đồng bằng châu thổ
sông Hồng biến đổi rõ rệt theo mùa. Mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70 –
80% tổng lưu lượng dòng chảy năm, tập trung nhiều nhất vào cỏc thỏng 7,8 và 9.
SVTH: Trần Thị Lý
Lớp 49MT
Trang 8
Đồ án tốt nghiệp
Ngành: Kỹ thuật môi trường
Mùa kiệt thông thường từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chiếm 20 – 30%
tổng lưu lượng dòng chảy năm, kiệt nhất vào cỏc thỏng 1,2 và 3, trong đó tháng 3
là tháng kiệt nhất, thướng chiếm 1- 3 % tổng lưu lượng dòng chảy. về mùa kiệt
các hồ chứa nước Hồ Bình và Thác Bà có thể điều tiết bổ sung cho hạ du khoảng

600 m
3
/s trung bình mỗi tháng.
 Sự nhiễm mặn ở cỏc vựng cửa sông
Tại cỏc vựng cửa sông, nước mặn theo thủy triều xâm nhập làm nước sông
bị nhiễm mặn. Độ mặn cỏc sụng Hồng và sông Thái Bình biến đổi theo thủy triều.
Khối lượng nước sông cũng làm cho độ mặn biến đổi theo mùa : vào mùa mưa lũ,
dòng chảy lớn trong cỏc sụng hạn chế sự xâm nhập mặn nhưng về mùa cạn vì
dòng chảy nhỏ nước mặn có thể tiến sâu vào đất liền. Kể từ năm 1990 trở lại đây,
nhờ có hồ Hòa Bình hoạt động điều tiết dòng chảy, chiều sâu xâm nhập mặn có
giảm đi theo chiều dọc sông Hồng và sông Trà Lý.
 Điều kiện thủy văn
Khu vực nghiên cứu nằm ở đồng bằng hạ lưu sông Hồng, sông Thái Bình,
tiếp giáp với biển và trực tiếp được bao bọc bởi hệ thống sông này. Sông Trà Lý ở
phía Bắc, sông Hồng ở phía Nam, khu vực nghiên cứu tiếp giáp hai cửa sông lớn
là Trà Lý và Ba lạt.
Chế độ dòng chảy : nhìn chung chế độ dòng chảy của các hệ thống sụng vựng
đồng bằng Bắc Bộ biến đổi rõ rệt theo mùa, mùa mưa lũ thường có dòng chảy mạnh
và mang một lượng phù sa lớn, mùa khô dòng chảy nhỏ. Mùa mưa lũ từ tháng 5 đến
hết tháng 10, chiếm 70- 80% tổng lưu lượng dòng chảy năm, tập trung nhiều nhất vào
cỏc thỏng 7,8,9. Mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau.
Chế độ thủy văn, mực nước trên sông Hồng, sông Trà Lý thay đổi theo
mùa, theo tháng, theo ngày và theo giờ.
Về mùa lũ : hệ thống chịu sự chi phối chủ yếu của lũ thượng nguồn, nước
chứa hàm lượng phù sa lớn, lợi dụng quy luật này về vụ mùa thường lấy nước
trực tiếp từ sông Hồng, sông Trà Lý vào để tưới.
Về mùa kiệt : hệ thống chịu sự chi phối chủ yếu của thủy triều vịnh Bắc
Bộ. Nước mặn đi sâu vào cửa sông Hồng, sông Trà Lý làm cho một số khu vực bị
nhiễm mặn, không có nguồn nước ngọt để tưới. Nguồn nước kiệt nhất thường xảy
SVTH: Trần Thị Lý

Lớp 49MT
Trang 9
Đồ án tốt nghiệp
Ngành: Kỹ thuật môi trường
ra trong tháng 2 vào đúng thời kỳ lấy nước đổ ải cho trà lúa xuân muộn gây nhiều
khó khăn cho sản xuất.
Hệ thống sông, kênh mương nội đồng có mật độ lớn, hầu hết là kênh
mương chìm, bố trí phức tạp theo điều kiện địa hình. Để phục vụ cho công tác
quản lý, điều tiết nước cho hệ thống, đầu cỏc kờnh nhỏnh đều cú cỏc cống, đập
điều tiết ngăn mặn, giữ ngọt, dâng nước cấp cho sản xuất.
Chế độ thủy triều : vùng biển Thái Bình là chế độ nhật triều khá thuần
nhất, mỗi ngày thủy triều có một đỉnh và một chân. Mỗi thỏng cú 2 chu kỳ con
nước, mỗi chu kỳ có 14 con nước, trong đó có giai đoạn triều cường và giai đoạn
triều kém. Giai đoạn triều cường mực nước đỉnh triều cao nhất và chân triều cũng
hạ thấp nhất, chênh lệch giữa đỉnh triều và chân triều dao động tối đa 3- 3,5m,
trung bình 1,7- 1,9m và tối thiểu 0,3 – 0,5m. Số ngày triều cường từ 3m trở lên
trong một năm có từ 152- 176 ngày.
Bảng 1. 3 : Độ mặn của một số đoạn sông thuộc đồng bằng sông Hồng
Sông Đoạn sông Khoảng cách tới
biển (km)
Độ mặn (%)
Trà Lý Định Cư 7 24,15
Ngũ Thôn 15 10,5
Luộc Quý Cao 26 2,73
Thái Bình Đồng Xuyên 8 14,1
Ngọc Điểm 40 4,46
1.2. Hiện trạng Kinh tế - xã hội
1.2.1 Đặc điểm kinh tế của tỉnh Thái Bình
a. Nông nghiệp
Thái Bình là một tỉnh ven biển, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, nằm

trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà
Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Đất đai Thái Bình phì nhiêu màu mỡ, nổi tiếng là
“bờ xôi ruộng mật” do được bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình với
tổng diện tích tự nhiên 156.650ha, trong đó diện tích cây hàng năm có 92.057ha.
Thái Bình có 7 huyện, 1 thành phố với 286 xã phường. Số dân nông thôn chiếm
94,2%, nguồn lao động trong khu vực nông lâm nghiệp chiếm 74,3%. Từ những
đặc điểm, trờn cỏc cấp uỷ đảng, chính quyền rất chú trọng việc thực hiện các chủ
SVTH: Trần Thị Lý
Lớp 49MT
Trang 10
Đồ án tốt nghiệp
Ngành: Kỹ thuật môi trường
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực phát triển kinh tế nông
nghiệp trong tình hình mới
 Những thành tựu đạt được
Trồng trọt : Trong năm 2010, mặc dù bựng phỏt dịch lùn sọc đen, rầy nâu
và sâu cuốn lá hại lúa, thời tiết diễn biến bất thường nhưng sản xuất nông nghiệp
ở Thái Bình vẫn giành được thắng lợi toàn diện. Năng suất lúa cả hai vụ cao nhất
từ trước đến nay đạt 132,79 tạ/ha. Sản lượng thóc đạt trên 1.1 triệu tấn. Cơ cấu
giống lúa, mùa vụ chuyển biến mạnh. Diện tích lúa xuân muộn, lúa mùa, trà cực
sớm và diện tích gieo trồng cây có giá trị kinh tế cao tăng nhanh. Giá trị sản xuất
trên 1 ha đất canh tác đạt 66,65 triệu đồng/ha. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5
năm tăng 51%/năm. Mặc dù diện tích trồng lúa hàng năm giảm nhưng sản lượng
lương thực luôn đạt ổn định trên 1,1 triệu tấn/năm, đảm bảo an ninh lương thực
cho tỉnh và góp phần ổn định an ninh lương thực quốc gia. Công tác chuyển dịch
cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã được các địa phương tích cực triển khai: Diện tích
giống lúa ngắn ngày tăng khá; giống lúa chất lượng cao chiếm 28%, tăng 15% so
với năm 2006. Diện tích cây màu và cây vụ đông được mở rộng, đạt bình quân
56.470ha/năm, trong đó diện tích vụ đông đạt 32.870ha (riêng 2010, cây vụ đông
đạt 39276ha, tăng 40% so với 2006 và tăng 45% diện tích); Đã chuyển đổi được

8200ha cấy lỳa kộm hiệu quả sang trồng cây, con có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Trong đó giai đoạn 2006- 2010, tỉnh đã chuyển đổi được 1330ha. Chất lượng
chuyển đổi được nâng lên. Cơ sở hạ tầng vùng chuyển đổi sang chăn nuôi, thuỷ
sản từng bước được đầu tư xây dựng. Cỏc vựng chuyển đổi đều mang lại hiệu quả
kinh tế cao hơn vùng trồng lúa, bước đầu tạo ra vùng sản xuất hàng hoá làm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tiến bộ, góp phần giảm nghèo
và giải quyết công ăn việc làm ở nông thôn. Thái Bình đã hoàn thành quy hoạch
vựng lỳa chất lượng cao, vựng cõy màu và cây vụ đông.
Trong chăn nuôi : Thái Bình thường xuyên có những giải pháp tích cực
khống chế dịch bệnh, đặc biệt là dịch tai xanh xảy ra trên đàn lợn ở một số địa
phương. Do chủ động trong phương án xử lý dịch nên một thời gian ngắn, dịch
bệnh đã được khống chế. Chăn nuôi tiếp tục phát triển trở lại đạt giá trị 1.895 tỷ
đồng, tăng 54% so với năm 2005, tăng bình quân 9,1%/năm. Tỷ trọng chăn nuôi
SVTH: Trần Thị Lý
Lớp 49MT
Trang 11
Đồ án tốt nghiệp
Ngành: Kỹ thuật môi trường
chiếm 36,4% trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Đàn trâu bò đạt gần 70.000 con,
đàn lợn 1,13 triệu con, tăng 1,8%; đàn gia cầm 9,06 triệu con tăng 3,9% Chăn
nuôi trang trại, gia trại và chăn nuôi gia công quy mô lớn theo công nghiệp hiện
đại gắn với công tác vệ sinh an toàn thực phẩm có xu hướng phát triển tốt. Đến
2010, toàn tỉnh đó cú 1.035 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí tăng gấp gần 2 lần
năm 2006, trong đó có 12 trang trại chăn nuôi qui mô trên dưới 2.500 con lợn
thịt/ha.
Thuỷ sản : cũng đạt được nhiều kết quả đáng mừng cả về nuôi trồng và
khai thác chế biến. Năm 2010, giá trị sản xuất thuỷ sản đạt gần 770 tỷ đồng, tăng
49,5% so với năm 2006. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 11,1%/năm cao
hơn so với bình quân 5 năm trước. Sản lượng thuỷ sản năm 2010 đạt 114.254 tấn,
tăng 36% so với kế hoạch và tăng 59,2% so với năm 1996; Đã hình thành được

16 vựng nuụi thuỷ sản tập trung với phương thức bán thâm canh. Năng lực khai
thác thuỷ sản tăng cả về số lượng tàu thuyền và công suất. Đến nay, tổng số tàu
thuyển khai thác là 1.572 chiếc, tổng công suất 54.635CV, tăng 39,4%. Đội tàu
tập trung và đánh bắt xa bờ được chuyển đổi về số lượng, nâng cao công suất để
tập trung khai thác sản phẩm có giá trị kinh tế và góp phần bảo vệ nguồn lợi thuỷ
sản ven bờ.
Lâm nghiệp : Chương trình trồng 5 triệu ha rừng và phong trào trồng cây
phân tán nội đồng được triển khai thực hiện có hiệu quả. Cây phân tán nội đồng
đã góp phần quan trọng bảo vệ cỏc tuyờn đờ sụng, đê biển và môi trường sinh
thái. Công tác bảo vệ môi trường, giám sát, kiểm tra, phòng ngừa ô nhiễm môi
trường được tăng cường. Tỉnh đã hoàn thành kế hoạch hành động đa dạng sinh
học đến năm 2020.
Đạt được những thành tựu khá toàn diện về an ninh lương thực, chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chăn nuôi, thuỷ sản, trồng rừng là do nhiều yếu
tố và nguyên nhân hợp thành mà công tác quản lý nhà nước chiếm vai trò quan
trọng. Việc xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất, đẩy
SVTH: Trần Thị Lý
Lớp 49MT
Trang 12
Đồ án tốt nghiệp
Ngành: Kỹ thuật môi trường
mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp
được coi trọng và thực hiện tích cực.
 Những hạn tồn tại
Bờn cạnh những thành tựu đạt được, sản xuất nông nghiệp ở Thái Bình vẫn
còn một số hạn chế, yếu kém: Việc chuyển sang sản xuất hàng hoá chưa mạnh và
hiệu quả sản xuất còn thấp; trình độ cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp chưa cao;
chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm, phát triển vụ đụng cú chuyển
biến khá nhưng chưa tạo ra vùng sản xuất hàng hoá lớn; kết quả dồn đổi ruộng
đất chưa mạnh; hướng quy hoạch phát triển ổn định cho từng vùng, từng cây

trồng vật nuôi chưa thật rõ và hiệu quả còn thấp. Chăn nuôi tăng trưởng chưa
vững chắc, diễn biến phức tạp của dịch bệnh vẫn còn nguy cơ tiềm ẩn và tái phát
gây thiệt hại cho sản xuất làm giảm tốc độ tăng trưởng chung; các khu chăn nuôi
tập trung hình thành chậm, hiệu quả chưa cao. Sản xuất thuỷ sản chưa khai thác
hết lợi thế, tiềm năng giá trị xuất khẩu thuỷ, hải sản đạt thấp. Phương thức nuôi
vẫn chủ yếu là quảng canh cải tiến nên năng suất chất lượng sản phẩm chưa cao
 Kế hoạch phát triển đến năm 2015
Từ thực tế và những thành tựu đạt được, thời gian tới, thực hiện Nghị
quyết 18 của Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết XI của Đảng, Thái Bình đó cú những
giải pháp tích cực để phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện, đảm bảo an ninh
lương thực vững chắc, nông thôn mới phát triển.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ 18 nhiệm kỳ
2010- 2015 nêu rõ: “Phỏt triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu
quả bền vững và xây dựng nông thôn mới. Đưa năng suất lúa bình quân đạt 130 tạ
trở lên/1 ha/ năm, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 8,5%, giá trị sản xuất thuỷ sản
tăng 9% trở lờn/năm; đến năm 2015 diện tích lúa chất lượng cao đạt 40% trở lên,
diện tích vụ đông bằng 50% diện tích canh tác, chăn nuôi chiếm tỷ trọng 46% giá
trị sản xuất nông nghiệp. Tập trung sản xuất nông thôn mới với mục tiêu: sản xuất
phát triển; cuộc sống sung túc; diện mạo sạch sẽ; thôn xã văn minh và quản lý dân
SVTH: Trần Thị Lý
Lớp 49MT
Trang 13
Đồ án tốt nghiệp
Ngành: Kỹ thuật môi trường
chủ, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng
cao, hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường
phấn đấu đến năm 2015 có 20% số xã hoàn thành nông thôn mới”. Hiện Thái
Bình đã triển khai thực hiện mô hình nông thôn mới ở 8 xã điểm và quy hoạch
chung xây dựng nông thôn mới ở tất cả cỏc xó trong tỉnh: Có 131/235 xã hoàn
thành báo cáo quy hoạch chung. Ngân sách tỉnh, huyện, xã và vốn ODA đã đầu tư

144 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nhân dân đóng góp 120,5 tỷ đồng
(ngày công và đất đai) để đầu tư vào xây dựng nông thôn mới.
b. Công nghiệp
Thái Bình vốn là tỉnh nông nghiệp, tuy nhiên CN-TTCN Thái Bình lại có
từ rất sớm với nhiều nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ, dệt, thêu, chạm bạc, đồ gỗ,
thảm len, thảm đay, đã trở thành truyền thống, với những cái tên làng nghề quen
thuộc như: Thái Phương, Minh Lãng, Đồng Xâm, Nam Cao, Vũ Hội,
Thái Bình có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp đó là, nguồn lao
động dồi dào, có trình độ, nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp rất phong phú, đa
dạng, tài nguyên đất đai, khoáng sản, du lịch đều thuận lợi, có nguồn khí mỏ,
nước khoáng thiên nhiên nổi tiếng đã và đang được khai thác, sử dụng có hiệu
quả. Thái Bình có điều kiện cơ sở hạ tầng để phát triển CN-TTCN: Hệ thống
đường giao thông của tỉnh được phân bố hợp lý và từng bước được nâng cấp. Do
vậy, từ thành thị xuống nông thôn khá thuận tiện, đường liên huyện, liên xã đã
được rải nhựa, đường liờn thụn, xúm đó được rải nhựa hoặc bê tông vững chắc.
- Chương trình phát triển các Khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN)
tập trung:
Từ năm 2000 đến nay, Ngành Công nghiệp đã tham mưu giúp UBND tỉnh
xây dựng quy hoạch chi tiết 5 khu Công nghiệp tập trung và một số cụm Công
nghiệp làng nghề:
SVTH: Trần Thị Lý
Lớp 49MT
Trang 14
Đồ án tốt nghiệp
Ngành: Kỹ thuật môi trường
Bảng 1.4 : Các KCN trong địa bàn
TT Khu công nghiệp Diện tích ( ha )
1 KCN Phỳc Khỏnh 120
2 KCN Nguyễn Đức Cảnh 102
3 KCN Tiền Phong 60

4 KCN Tiền Hải 128
5 Khu kinh tế Diêm Điền 50
Trong đó, đã được Chính phủ chấp thuận cho phép thành lập KCN Phỳc
Khỏnh và KCN dệt may Nguyễn Đức Cảnh là KCN tập trung trong danh mục các
KCN cả nước.
Ngoài ra, thời gian tới tỉnh sẽ cho thành lập một số KCN, CCN như: KCN
An Hoà diện tích quy hoạch khoảng 600 ha; KCN Cầu Nghìn quy hoạch 100 ha;
Cụm CN Gia Lễ diện tích quy hoạch 100 ha và mạng lưới CCN của tất cả các
huyện , Thành phố.
Báo động tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu công nghiệp Thái Bình
Tính đến hết năm 2008, toàn tỉnh Thái Bình đã quy hoạch và thực hiện
được 7 khu công nghiệp, thu hút được 126 dự án. Đây là tín hiệu đáng mừng cho
Thái Bình. Tuy nhiên cùng với việc phát triển nhanh các khu công nghiệp, thì môi
trường nơi đây cũng đang trong tình trạng báo động bởi nạn ô nhiễm nặng nề do
chất thải từ các nhà máy.
Tổ 4 xó Phỳ Xuõn, thành phố Thái Bình hiện có hơn 70 hộ gia đình với
gần 300 nhân khẩu. Có lẽ, đây là khu dân cư duy nhất của tỉnh Thái Bình, được
bao bọc 4 xung quanh bởi các nhà máy xí nghiệp. Kể từ khi 2 khu công nghiệp
Nguyễn Đức Cảnh và Phỳc Khỏnh ra đời, thì dân cư ở đây luôn trong tình cảnh:
"ngày đêm sống chung với ô nhiễm". Sông Bạch trước kia vốn hiền hoà, thân
thiện với cư dân nơi đây. Nhưng giờ đây nú đó trở thành mối đe dọa và đang ảnh
hưởng trực tiếp tới sức khoẻ, cuộc sống của mọi người.
Thật khó có thể an toàn cho sức khoẻ, khi mà dưới sông nước bốc mùi ô
nhiễm, trên trời những cột khí thải ngày đêm xả khúi. Hụm chúng tôi có mặt ở
SVTH: Trần Thị Lý
Lớp 49MT
Trang 15
Đồ án tốt nghiệp
Ngành: Kỹ thuật môi trường
đoạn trước xí nghiệp dệt Hồng Quân, đã tận mắt chứng kiến hơi khói của nước

thải nghi ngút bốc lên từ những lỗ thủng trên những chiếc nắp cống bị nứt vỡ.
Một mựi hoỏ chất nồng nặc, bao trùm nơi đây.
Những năm qua, để thu hút đầu tư sản xuất vào các khu công nghiệp, Thái
Bình đã có nhiều chính sách ưu đãi như giảm giá thuê đất, hỗ trợ kinh phí đào tạo
nhân công và nhiều cơ chế chính sách thông thoáng khác. Tuy nhiên, khi triển
khai đầu tư xây dựng, nhiều chủ đầu tư chỉ chạy theo hiệu quả kinh tế trước mắt,
không chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường. Theo quy định, các khu công
nghiệp phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung, phải có bãi chứa rác thải rắn.
Nhưng trên thực tế có rất ít khu công nghiệp tuân thủ quy định này. Điều này
cũng dễ hiểu, bởi so với nhiều hạng mục xây dựng khỏc, thỡ việc xây dựng hệ
thống xử lý nước thải rất tốn kém, nhất là trong hoàn cảnh thiếu vốn đầu tư như
hiện nay. Ngoài ra các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp sản xuất nhiều
nghành hàng khác nhau, nên vấn đề xử lý nước thải cũng không hề đơn giản.
Chính vì thế mà nước thải chưa qua xử lý, hoặc chưa đạt tiêu chuẩn vẫn được đổ
thẳng ra các kênh mương và sụng, gõy ô nhiễm môi trường trầm trọng. Khi được
hỏi về việc xử lý chất thải, hầu hết giám đốc các nhà máy xí nghiệp trong các khu
công nghiệp đều từ chối trả lời. Họ lấy lý do khó khăn và đang trông chờ tỉnh đầu
tư ngân sách xây dựng nhà máy xử lý chất thải tập trung của khu công nghiệp.
Trong khi chờ đợi có nhà máy xử lý chất thải, thì hàng ngày các doanh nghiệp
vẫn cứ vô tư xả chất thải, mặc cho người dân ở đây đang vô cùng bức xúc.
Sự tự nhiên và mặc sức đến nỗi ngay cả đến những con đường trong khu
công nghiệp cũng trở thành nơi chứa rác thải. Từ bao bì hỏng, đến những mẩu
da, mẩu vải cắt vụn, tất cả đều được dồn hết ra đây. Không những thế, nhiều
người còn ngang nhiên mang rác thải của doanh nghiệp ra mương lọc rửa để lấy
rác tái sinh. Vừa qua UBND tỉnh đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về vấn đề
chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, đất đai của các cơ quan đơn vị đúng trờn
địa bàn thành phố. Qua kiểm tra trong tổng số gần hai chục doanh nghiệp đơn vị
sản xuất ở 2 khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh và Phỳc Khỏnh, thỡ cú tới 15
đơn vị chưa chấp hành nghiêm hoặc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
SVTH: Trần Thị Lý

Lớp 49MT
Trang 16
Đồ án tốt nghiệp
Ngành: Kỹ thuật môi trường
Điển hình là Xí Nghiệp Dệt Hồng Quân, Công ty cổ phần BETIXCO Nam Long,
công ty xuất nhập khẩu thực phẩm Thái Bình, công ty TNHH Đông Phong, công
ty TNHH Hợp Thành, công ty TNHH Thái Hiệp Hưng, công ty TNHH Nhật
Cường Đối với những doanh nghiệp này Sở Tài nguyên và Môi trường đang
kiến nghị với UBND tỉnh áp dụng các biện pháp xử lý. Duy nhất qua đợt kiểm tra
chỉ có 4 đơn vị tại khu công nghiệp Phỳc Khỏnh đó chấp hành quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường, đó là các công ty TNHH đầu tư và phát triển công
nghệ Quang Minh, công ty TNHH HUNGYI, công ty TNHH PETLIFE và công
ty Đài Tín. Điển hình trong số đó là công ty Đài Tín hiện đang đưa vào vận hành
nhà máy xử lý nước thải với công xuất 3700 mét khối/1 ngày đêm. Mặc dù công
suất này chưa thể phục vụ đủ yêu cầu cho toàn khu và tiêu chuẩn nước thải sau
khi xử lý mới chỉ đạt tiêu chuẩn loại B, nhưng đây cũng có thể coi là cố gắng của
doanh nghiệp trong việc xử lý và bảo vệ môi trường.
1.2.2. Điều kiện xã hội tỉnh Thái Bình
Tỉnh lỵ: Thành phố Thái Bình
Các huyện: Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Thái Thuỵ, Đông Hưng, Vũ Thư, Kiến Xương,
Tiền Hải.
Dân tộc: Việt (Kinh), Thỏi, Ngỏi, Tày, Ra Glai.
Thái Bình là tỉnh đông dân cư, Dân số trung bình toàn tỉnh ước đạt 1.868
nghìn người,mật độ dân số bình quân 117người/ km2 , tỷ lệ nữ 52%, tỷ lệ dân số
khu vực thành thị 7,5%. tình hình dân số của toàn tỉnh tương đối ổn định, dân cư
phân bố đều ở các huyện trong tỉnh, tỉ lệ nữ giới cao hơn nam.
Trong những năm qua giữ vững tỷ lệ sinh thay thế, năm 2004: 1,506%,
năm 2005 dự kiến tỷ lệ sinh là 1,50%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt dưới 1%
(năm 2004 đạt 0,926%, năm 20010 dự kiến đạt 0,950.
Tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm, năm 2003: 12,7%, tuy nhiên năm 2004 tăng lên

14,05%, năm 2005 giảm xuống 13,5%. Dự kiến dân số trung bình năm 2005 của
tỉnh 1850 nghìn người trong đó tỷ lệ nam là 48%, tỷ lệ nữ 52%, dân số thành thị
chiếm7,89%, dân số nông thôn chiếm 92,11%
Bảng 1.5. Hiện trạng dân số của tỉnh qua các năm
Đơn vị hành chính, diện tích và dân số
SVTH: Trần Thị Lý
Lớp 49MT
Trang 17
Đồ án tốt nghiệp
Ngành: Kỹ thuật môi trường
Tổng số
xã,
phường,
thị trấn
Số

Số
phường
Số thị
trấn
Diện
tích
(km2)
Dân số
tb năm
2009
(người)
Mật độ
dân số
(người/

km)
Tổng Số 286 267 10 9 1546,54 1784504 1154
Tp Thái
Bình
19 9 10 43,55 183430 1109
Quỳnh
Phụ
38 36 2 207,95 245819 1182
Hưng Hà 35 33 2 200,42 247222 1234
Đông
Hưng
44 43 1 198,40 233844 1179
Thái Thụy 48 47 1 256,62 247657 965
Tiền Hải 35 34 1 226,04 208444 922
Kiến
Xương
37 36 1 213,07 212420 997
Vũ Thư 30 29 1 198,83 218978 1101
(Nguồn: Niên Giám Thống Kê Tỉnh Thái Bình năm 2009)
1.2.3. Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Thái Bình đến năm 2020
Phấn đấu đưa kinh tế Thái Bình phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch đúng hướng, có mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện
đại, hệ thống đô thị tương đối phát triển, các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiên tiến,
đưa Thái Bình trở thành một trong những tỉnh có trình độ phát triển ở mức trung
bình của Vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Mục tiêu thực hiện:
 Về phát triển kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt
12,5%, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 11,5% và giai đoạn 2016 - 2020 tăng khoảng 11,0%.
- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, để đến năm 2010 tỷ trọng các ngành

nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 30%; công nghiệp – xây dựng chiếm
khoảng 37% và khu vực dịch vụ chiếm khoảng 33%. Đến năm 2015 có cơ cấu
tương ứng là 21%; 45% và 34%; năm 2020, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn
14%; công nghiệp đạt khoảng 51% và dịch vụ khoảng 35%.
- Tăng kim ngạch xuất khẩu từ 98 triệu USD năm 2005 lên khoảng 200 –
240 triệu USD năm 2010; năm 2015 khoảng 400 triệu USD và năm 2020 khoảng
800 – 850 triệu USD.
SVTH: Trần Thị Lý
Lớp 49MT
Trang 18
Đồ án tốt nghiệp
Ngành: Kỹ thuật môi trường
- Tăng thu ngân sách nhằm bảo đảm các nhiệm vụ chi của Tỉnh và từng
bước phấn đấu để có tích lũy. Phấn đấu tỷ lệ thu ngân sách đạt khoảng 15% GDP
vào năm 2010; 17% năm 2015 và 19% năm 2020.
- Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài,
thời kỳ 2006 - 2010 tổng vốn đầu tư toàn xã hội dự kiến đạt 35 - 36% GDP; 2011
– 2020 khoảng 40 - 41%.
- GDP bình quân đầu người đạt 14,3 triệu đồng năm 2010, 28 triệu đồng
năm 2015 và 51,2 triệu đồng năm 2020.
 Về phát triển xã hội
- Tỷ lệ tăng dân số chung đạt 0,55% thời kỳ 2006 – 2020. Nâng cao chất
lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm; giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống
2,5% và tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn khoảng 88 - 89% vào năm
2020. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10% vào năm 2010, dưới 3% vào
năm 2020.
- Đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 40%; tỷ lệ lao động phi nông
nghiệp trong tổng số lao động khoảng 67%.
- Đến năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%, trong đó qua đào tạo
nghề là 25%, đến năm 2020 tỷ lệ này là 60% và 42%; nâng cao chất lượng giáo

dục, hoàn thành phổ cập trung học phổ thông vào năm 2010.
- Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân và
các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, phát thanh và truyền hình trên toàn Tỉnh.
 Về tài nguyên và môi trường
Có chính sách quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, nhất là đất
đai, nguồn nước, khoáng sản, rừng ngập mặn; phòng ngừa, xử lý có hiệu quả các
hành vi gây ô nhiễm môi trường, quan tâm đầu tư cho công tác thu gom, tái chế
và xử lý chất thải. Đến năm 2010 khoảng 85% dân số được sử dụng nước sạch;
thu gom và xử lý 100% rác thải sinh hoạt; quản lý và xử lý 100% chất thải công
nghiệp và chất thải y tế.
Tăng cường giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về quản lý và bảo
vệ môi trường.
1.3. Khảo sát hiện trạng môi trường lưu vực sông Kiến Giang
SVTH: Trần Thị Lý
Lớp 49MT
Trang 19
Đồ án tốt nghiệp
Ngành: Kỹ thuật môi trường
1.3.1. Tổng quan sông Kiến Giang
Sông Kiến Giang bắt nguồn từ đập Cống Tân Đệ ( Vũ Thư) chảy qua khu
vực PhỳcKhỏnh( Tp Thái Bình) và chảy qua cỏc xó thuộc huyện Vũ Thư, Kiến
Xương, Tiền Hải rồi đổ ra biển. Đây là con sông tiếp nhận nhiều nguồn nước thải
ô nhiễm của khu vực như: Khu công nghiệp Phỳc Khỏnh, Nguyễn Đức Cảnh, nơi
tiếp nhận nước từ con Sông Bạch, cánh đồng, và khu dân cư sống tập trung…
Qua khảo sát môi trường khu vực sông Kiến Giang ta thấy trên khúc sông
khảo sát nhiều đoạn sông được kè hai bên bờ một cách chắc chắn, trên mặt sông
có nhiều lục bình trôi nổi, có khúc sụng bố rau muống kết phủ kín mặt sụng gõy
hạn chế dòng chảy trên sụng gây ô nhiễm môi trường. Thêm vào đó là các hoạt
động sinh hoạt của dân cư trong vùng như: chợ búa, chăn nuôi gia cầm nhỏ, trồng
lỳa,… làm ảnh hưởng tới chất lượng nước trên sông.

Từ việc khảo sát hiện trạng môi trường ta thấy các chỉ tiêu COD, BOD5
không đạt tiêu chuẩn, cao hơn nhiều lần so với QCVN 08 - 2008, NH4+ cao hơn
nhiều so vơi mức cho phép, gây nên hiện tượng phú dưỡng hoá, tạo điều kiện cho
tảo phát triển, dẫn tới là dòng sông bị ô nhiễm.
Theo quy hoạch của tỉnh Thái Bình thì từ nay đến năm 2020 sẽ quy hoạch
xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp mà trong đó cũng cú cỏc khu
công nghiệp được xây dựng gần sông Kiến Giang như: Cụm công nghiệp Vũ
Quý, Thanh Nê( kiến Xương) , ngoài ra tỉnh cũng có quy hoạch xây dựng nhà
máy nước tại Vũ Quý. Những năm gần đây, nhiều địa phương ở trong tỉnh Thái
Bình xuất hiện các gia trại, trang trại chăn nuôi lợn tập trung với số lượng lớn, có
gia đình nuôi hàng trăm, hoặc hàng nghìn con gia súc, gia cầm nhưng hầu hết
chưa giải quyết được nguồn phân và nước tiểu của số vật nuôi nói trên cũng gây ô
nhiễm cao trong khu vực chăn nuôi, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe những
người chung quanh. Còn ở xã Vũ Hội (huyện Vũ Thư), những chất thải của hàng
trăm cơ sở sản xuất chế biến nông sản và sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp như
làm bỳn bỏnh, đỳc xoong nhôm, làm nhựa tái chế đều được tuôn xuống ao hồ,
cống rãnh trong xóm, ngoài làng cũng phần nào gây ảnh hưởng tới môi trường
sông Kiến Giang.
1.3.2. Đánh giá tổng quan hiện trạng môi trường khu vực dự khảo sát
SVTH: Trần Thị Lý
Lớp 49MT
Trang 20
Đồ án tốt nghiệp
Ngành: Kỹ thuật môi trường
Đánh giá hiện trạng môi trường nước được thực hiện nhằm đánh giá mức
độ ô nhiễm nguồn nước. Đánh giá để cung cấp thông tin về hiện trạng chất lượng
môi trường hiện nay của thị xã trên lưu vực sông Kiên Giang có nguy cơ ảnh
hưởng đến các hoạt động kinh tế và sức khoẻ con người.
1.3.2.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nguồn nước mặt là do nước thải sinh

hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải do sản xuất nông nghiệp, nước mưa chảy
tràn, các hoạt động sản xuất của các làng nghề.
Lưu vực sông Kiên Giang có nhiều cơ sở sản xuất, nhà hàng khách sạn
nằm đan xen với khu dân cư, trường học, khu nghĩa trang liệt sỹ, khu công nghiệp
tập trung… các cống thoát nước của các khu dân cư xung quanh lưu vực này chưa
có hệ thống xử lý. Phần lớn nước thải và nước mưa đều thoát ra sông của khu vực
này, gây ô nhiễm môi trường nước sông ở một số vị trí. Hơn nữa nó cũng tiếp
nhận nguồn nước từ các con sông ô nhiễm chảy vào như: Sông Bạch, sông Pari
Bảng 1.6. Kết quả phân tích nước
STT Thông số Đơn vị Nước sông Kiến
Giang
Giá trị giới
hạn
1 Nhiệt độ °C 23
2 Chất rắn lơ lửng Mg/l 6 80
3 pH 6,5 5,5 - 9
4 COD Mg/l 62 <35
5 BOD Mg/l 28,5 <25
6 NH
4
+
Mg/l 14,4 1
1.3.2.2. Hiện trạng môi trường khu vưc sông Kiến Giang
Hệ thống thủy nông Nam Thái Bình là một hệ thống thủy nông lớn cấp
nước phục vụ đa mục tiêu cho phát triển kinh tế của tỉnh Thái Bình. Dưới tác
động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người, tình hình diễn biến môi
trường trên lưu vực đã nảy sinh hàng loạt vấn đề ô nhiễm.
Qua khảo sát môi trường khu vực sông Kiến Giang ta thấy trên khúc sông
khảo sát hầu như được kè hai bên bờ một cách chắc chắn, trên mặt sông có nhiều
lục bình trôi nổi, có khúc sụng bố rau muống kết phủ kín mặt sụng gõy hạn chế

SVTH: Trần Thị Lý
Lớp 49MT
Trang 21
Đồ án tốt nghiệp
Ngành: Kỹ thuật môi trường
dòng chảy trên sông gõy ô nhiễm môi trường. Thêm vào đó là các hoạt động sinh
hoạt của dân cư trong vùng như: chợ búa, chăn nuôi gia cầm nhỏ, trồng lỳa,cỏc
làng nghề thủ công thải trực tiếp nước thải ra sông mà chưa qua hệ thống xử lý
nào làm ảnh hưởng tới chất lượng nước trên sông.
Sông Kiến Giang là trục tưới, tiờu chớnh của hệ thống thủy nông Nam
Thái Bình bắt nguồn từ ngã 3 Phỳc Khỏnh, nơi giao lưu của 4 con sông dẫn nước
thải đổ về đây là sông Pari từ Vũ Thư sau khi tiếp nhận toàn bộ nước thải sản xuất
và sinh hoạt của thị trấn Vũ Thư, nước thải sản xuất và sinh hoạt tại phường Phỳc
Khỏnh, khu vực nước thải của nghĩa trang thành phố Thái Bình đổ về, là nơi tiếp
nhận nước thải của các con sông Vĩnh Trà, sông Bồ Xuyờn, sụng Bạch, sông 3/2.
Cả 4 con sông này sau khi tiếp nhận nước thải từ sản xuất và sinh hoạt của 8
phường nội thành với khoảng 150.000 người, và nước thải của 2 khu công nghiệp
: KCN Phỳc Khỏnh, KCN Nguyễn Đức Cảnh cùng nhiều cơ sở sản xuất khác
nằm xen kẽ trong các khu dân cư đổ về sông Kiến Giang tại ngã ba phỳc Khỏnh.
Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Bình năm 2009, nhiều khả
năng trong trong thời gian tới sông Kiến Giang đang tiềm ẩn trở thành dòng sông
Nhuệ thứ 2 nếu như không có các giải pháp khống chế nhằm hạn chế nguồn gây ô
nhiễm đổ vào lưu vực sông.

SVTH: Trần Thị Lý
Lớp 49MT
Trang 22
Đồ án tốt nghiệp
Ngành: Kỹ thuật môi trường
CHƯƠNG 2

NGHIÊN CỨU CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM VÀ TÍNH TOÁN TẢI
LƯỢNG CHẤT Ô NHIỄM
2.1. Giới thiệu chung.
2.1.1. Mục đích.
Để tiến hành kiểm kê nguồn ô nhiễm lưu vực sông, các chất ô nhiễm thải
từ các nguồn phải được xác định và lượng hóa. Việc xác định và lượng húa đú
giỳp ước tính được tải lượng ô nhiễm trong vùng. Điều quan tâm nhất là việc
lượng hóa hoặc ước tính tải lượng chất gây ô nhiễm từ các nguồn theo phương
pháp như thế nào.
Mặc dù có nhiều phương pháp, kỹ thuật ước tính tải lượng ô nhiễm, nhưng
cần chọn các phương pháp phù hợp với mục đích kiểm kê nguồn ô nhiễm lưu vực
sông. Phương pháp tốt nhất để ước tính tải lượng từ nguồn gây ô nhiễm có thể là
sử dụng dữ liệu kiểm tra nguồn ô nhiễm.
Dữ liệu kiểm tra nguồn ô nhiễm là dữ liệu thu được hoặc được cung cấp
bởi nhà máy hoặc cơ sở gây ô nhiễm.
Tải lượng chất ô nhiễm tính toán cho một khu vực cụ thể và trong một
khoảng thời gian xác định.
Tải lượng chất ô nhiễm thường tính toán cho từng chất ô nhiễm có trong
loại nước thải, thí dụ như lượng BOD
5
trong nước thải sinh hoạt thị trấn A, hoặc
tải lượng BOD
5
có trong nước thải công nghiệp của khu công nghiệp B.
Để tính toán tải lượng chất ô nhiễm đặc trưng cho từng loại ô nhiễm
thường chọn các thông số chất lượng nước như sau :
- Đặc trưng cho ô nhiễm vật lý có thể chọn thông số tổng chất rắn lơ
lửng TSS
- Đặc trưng cho ô nhiễm hữu cơ có thể chọn thông số BOD
5

hoặc COD.
- Đặc trưng cho ô nhiễm vô cơ, như ô nhiễm chất dinh dưỡng có thể
chọn tổng N, tổng P hoặc các thông số NO
2
-
, NO
3
-
, NH
4
, PO
4
3-
.
Tải lượng chất ô nhiễm cũng có thể tính cho các loại hình nước thải như là:
- Nước thải sinh hoạt
SVTH: Trần Thị Lý
Lớp 49MT
Trang 23
Đồ án tốt nghiệp
Ngành: Kỹ thuật môi trường
- Nước thải công nghiệp : gồm (1) khu/cụm công nghiệp tập trung, và (2)
các cơ sở công nghiệp phân tán và làng nghề.
- Nước thải nông nghiệp : gồm (1) trồng trọt, và (2) chăn nuôi.
- Nước thải các lĩnh vực khác
Tính toán tải lượng một chất ô nhiễm sản sinh trong một khu vực nhất định
thì phải cộng tải lượng của chất ô nhiễm đú cú trong tất cả các loại nước thải của
tất cả các cơ sở/hoặc loại hình gây ô nhiễm trong cả khu vực.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu tính toán tải lượng chất ô nhiễm.
Tải lượng chất ô nhiễm thường được tính toán hoặc ước tính theo hai

phương pháp sau đây :
1) Tính toán tải lượng chất ô nhiễm theo hệ số phát sinh chất thải
T = M ì H (2-1)
Trong đó :
- T là tải lượng chất ô nhiễm (g/ngày hay kg/ngày)
- M : số đơn vị của nguồn sản sinh chất thải : thí dụ như số người, hoặc
số con (động vật )
- H : hệ số phát sinh chất thải : là chất thải phát sinh do một đơn vị của
nguồn phát sinh ( thí dụ : g/người – ngày ). Trong thực tế H còn được
gọi là tải lượng đơn vị hay đơn vị tải lượng.
Chú ý rằng trường hợp này tải lượng tính toán sẽ là tải lượng chất ô nhiễm
tiềm năng, chưa có biện pháp xử lý, quản lý.
2) Tải lượng chất ô nhiễm tính theo nông độ chất ô nhiễm thực tế đo đạc
được ở nguồn xả thải :
T ( tải lượng ) = K ì Q ì C (2-2)
Trong đó :
- T : là tải lượng chất ô nhiễm (g/ngày hay kg/ngày)
- Q là lưu lượng nước thải (m
3
/ngày)
- C là nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải ( mg/l )
- K là hệ số đổi đơn vị
Công thức này có thể áp dụng để tính toán tải lượng chất ô nhiễm thực tế
có trong nước thải công nghiệp hoặc các loại nước thải khác khi biết lưu lượng
SVTH: Trần Thị Lý
Lớp 49MT
Trang 24
Đồ án tốt nghiệp
Ngành: Kỹ thuật môi trường
nước thải và nồng độ chất ô nhiễm đo đạc được trong nước thải. Để tính toán tải

lượng chất ô nhiễm theo công thức trờn cũn cần phải có số liệu đo đạc trực tiếp
hoặc ước tính lưu lượng nước thải của nguồn xả thải.
Trong thực tế khi tính toán tải lượng ô nhiễm, cần phải tùy theo điều kiện
cụ thể về thông tin, số liệu nguồn gây ô nhiễm thu thập được cũng như yêu cầu
tính toán mà lựa chọn phương pháp.
Đơn vị tải lượng ô nhiễm
Đơn vị tải lượng ô nhiễm là giá trị thể hiện mối liên hệ giữa lượng chất gây
ô nhiễm thải vào nguồn nước và loại hoạt động thải chất ô nhiễm đó.
Các đơn vị này thường được biểu diễn bằng khối lượng của chất gây ô
nhiễm trên một đơn vị sản lượng, thể tích, diện tích, hoặc thời gian của hoạt động
thải chất gây ô nhiễm ( ví dụ, kg COD trên tấn sản phẩm )
Các đơn vị này hỗ trợ việc ước tính tải lượng từ nhiều nguồn ô nhiễm khác
nhau. Hầu hết các đơn vị này gắn với giá trị trung bình của các dữ liệu với chất
lượng chấp nhận được, thường được coi là đại diện cho giá trị trung bình dài hạn
đối với tất cả các cơ sở theo loại nguồn ( ví dụ số dân trung bình ).
Đơn vị tải lượng ô nhiễm được biểu thị cho cả nguồn ô nhiễm tập trung và
phân tán như các bảng sau :
Bảng 2.1 : Đơn vị tải lượng ô nhiễm của nguồn ô nhiễm điểm
Loại Ngành Đơn vị tải lượng ô nhiễm Dữ liệu cần thiết
Nguồn
điểm
[ g/ngày/khối lượng nước
thải (m
3
) ]
Lượng nước thải [ m
3
]
[ g/ngày/doanh thu ] Doanh thu
[ g/ngày/sản phẩm (tấn) ] Sản phẩm ( tấn )

[ g/ngày/nguyờn liệu thô
(tấn) ]
Nguyên liệu thô (tấn)
[ g/ngày/số công nhân] Số công nhân
[ g/ngày/ha ] Diện tích cơ sở
Chăn nuôi [ g/con/ngày ] Số lượng gia súc ( bò,
ợn, ngựa, cừu, dê, gia
cầm )
Bảng 2.2 : Đơn vị tải lượng ô nhiễm của nguồn ô nhiễm phân tán
Loại Ngành Đơn vị tải lượng ô
nhiễm
Dữ liệu cần thiết
SVTH: Trần Thị Lý
Lớp 49MT
Trang 25

×