Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

luận văn lưu trữ học Công tác bảo quản vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 81 trang )

MỤC LỤC
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BùiVănVượng (1999), “Thư viện Quốc gia Việt Nam trong công cuộc
bảo tồn và phát triển di sản văn hóa thành văn”, tạp san thư viện, (số
3). Tr1-7.
2. Đoàn Phan Tân (2006), Thông tin học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.
3. Hoàng Sơn Cường (1981), Lịch sử sách: Giáo trình dùng cho học sinh
các lớp cao đẳng Thư viện, Trường Cao đẳng nghiệp vụ Văn hoá, Hà
Nội.
4. Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề thư viện, Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
5. NguyễnHữuViêm (1993), “Công tác bảo quản và duy tu tài liệu trong
thư viện”, tạp san thư viện, (số 3,4). Tr14-16.
6. NguyễnTấtThắng (2001), “Vốn báo, tạp chí nghiên cứu tại thư viện
Quốc gia Việt Nam”, tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (số 11). Tr30-
31+41.
7. NguyễnThếĐức (1996), “Bảo tồn tài liệu trong thư viện” tạp san thư
viện (số 1). Tr3-6.
8. Nguyền Thị Hồng Thắm (2004), Bảo quản tài liệu tại các thư viện
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long: thực trạng và giải pháp: Luận văn thạc
sĩ khoa học Thông tin - Thư viện, Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
9. Nguyễn Tiến Hiển (2005), Tổ chức và bảo quản tài liệu, Đại học Văn
hóa Hà Nội, Hà Nội.
10. Nguyễn Yến Vân (2006), Thư viện học đại cương, Đại học Văn hóa
Hà Nội, Hà Nội.
11. Trần Thị Phương Lan (2005), Vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc
gia Việt Nam: Luận văn thạc sĩ khoa học Thông tin - Thư viện, Đại
học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
12. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2000), Pháp lệnh thư viện, Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.


13. Việt Nam (CHXHCN) (1993), Luật Xuất bản, Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14.www.nlv.gov.com
15.www.tuoitre.com.vn
16.www.xemsach.com.vn
17.www.sachhiem.net
18.www.tusach.thuvienkhoahoc.com
19.www.ebook.vietnamwebsite.net
20.www.viethoc.org

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện lớn nhất của cả nước, là nơi
tàng trữ đầy đủ nhất các xuất bản phẩm của quốc gia, trong đó có vốn tài liệu
quý hiếm. Tài liệu quý hiếm bản thân nó đã thể hiện diễn trình phát triển của
văn hóa và lịch sử của dân tộc, và luôn là nguồn chất xám quan trọng đóng
góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước.
Ở Việt Nam, khái niệm hay định nghĩa về vốn tài liệu quý hiếm thì chưa
thấy có một tài liệu nào đề cập đến nhưng để hiểu thế nào là vốn tài liệu quý
hiếm thì có rất nhiều quan điểm khác nhau. Theo kết luận của Thạc sĩ Trần
Thị Phương Lan thì vốn tài liệu quý hiếm là: “ Tài liệu có giá trị đặc sắc về
các vấn đề lịch sử, văn hóa xã hội, khoa học, nội dung thông tin bao quát
được các sự kiện, biến cố và hiện tượng đặc biệt quan trọng trong cuộc sống;
số lượng bản ít, hình thức đặc biệt và khó bổ khuyết được nếu như bị mất
hoặc hư hỏng, xét về ý nghĩa pháp lý và bút tích của chúng.” [11, tr.17].
Vốn tài liệu quý hiếm của Thư viện Quốc gia Việt Nam là tài sản văn
hóa vô giá của dân tộc Việt Nam ta, qua vốn tài liệu này sẽ giúp chúng ta giải
đáp được nhiều câu hỏi về chính trị xã hội, khoa học, lịch sử, văn học, nghệ
thuật, quân sự…Từ đó, chúng ta sẽ hiểu biết hơn về lịch sử, các phong tục tập
quán, trang phục, nghi lễ, tôn giáo, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam cũng
như của các nước Đông Dương, biết hơn về các quy định, luật lệ của chính

quyền Pháp ở Đông Dương, biết đến nhiều công trình khoa học của các nhà
nghiên cứu người Việt Nam và nước ngoài nghiên cứu về Việt Nam. Quá khứ
luôn tồn tại trong mỗi chung ta nhưng lịch sử thì không lặp lại, chính vì vậy
mà những di sản văn hóa thành văn của dân tộc Việt Nam sẽ trở nên quý,
hiếm vô cùng.
Với vai trò và vị trí đặc thù như vậy vốn tài liệu quý hiếm là một minh
chứng cho sự phát triển của một đất nước trong sự phát triển chung của tri
thức nhân loại.
Ý thức được tầm quan trọng của vốn tài liệu quý hiếm thì chúng ta phải
đồng thời ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo quản vốn tài liệu quý
hiếm.
Cùng với thời gian, môi trường, điều kiện khí hậu và các nhân tố khác
tác động nhiều đến vốn tài liệu quý hiếm của Thư viện Quốc gia Việt Nam đã
làm cho vốn tài liệu quý hiếm bị mất mát, hư hỏng hoặc đang trong tình trạng
tăng nhanh quá trình tự hủy hoại. Một vấn đề cấp bách đặt ra là: Làm thế nào
để bảo quản tốt và lưu giữ lâu dài vốn tài liệu quý hiếm của dân tộc?
Thấy rõ đây là một vấn đề có vai trò hết sức quan trọng nên em đã chọn đề
tài: “Công tác bảo quản vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt
Nam” làm khóa luận.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vốn tài liệu quý hiếm
- Phạm vi nghiên cứu: Bao gồm quá trình hình thành, thực trạng và công
tác bảo quản vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích:
Trình bày, đánh giá thực trạng và tình hình bảo quản vốn tài liệu quý
hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam, đồng thời đưa ra những giải pháp giúp
việc tổ chức, bảo quản vốn tài liệu này một cách hiệu quả nhất.
- Nhiệm vụ:
+ Xác định ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo quản vốn tài

liệu quý hiếm
+ Khảo sát thực trạng vốn tài liệu quý hiếm
+ Điều tra công tác bảo quản vốn tài liệu quý hiếm
+ Phân tích và xác định nguyên nhân hư hỏng tài liệu
+ Đưa ra những giải pháp.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn, trao đổi.
5. Đóng góp của khóa luận
- Đưa ra một cách nhìn toàn diện về thực trạng bảo quản vốn tài liệu quý
hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam.
- Nêu các giải pháp để khắc phục những hạn chế trong việc bảo quản
nguồn tài liệu này, bảo đảm đáp ứng tối đa nhu cầu tin của bạn đọc.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung của khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam
Chương 2: Công tác bảo quản vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc
gia Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị để tăng cường công tác bảo
quản vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam
Để hoàn thành khoá luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng
viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Ngà, đã tận tình hướng dẫn em trong suốt
quá trình viết khoá luận tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Thông tin - Thư viện,
Trường Đại học Văn hoá Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm
học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền
tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em

bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Và em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Đốc Thư viện Quốc gia
Việt Nam, các cán bộ thư viện, đặc biệt là các cán bộ Phòng Bảo quản và
Trưởng Phòng Bảo quản: Nguyễn Ngọc Anh đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tài
liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khoá luận.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành khoá luận nhưng do kinh
nghiệm, kiến thức và thời gian có hạn nên khoá luận sẽ có thiếu sót, hạn chế,
em rất mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý kiến của các Thầy, Cô để khoá
luận được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Thư
viện Quốc gia Việt Nam luôn mạnh khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp
trong công việc.
Hà nội, ngày 20 tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Mai Liên
CHƯƠNG 1
VỐN TÀI LIỆU QUÝ HIẾM CỦA THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
1.1 Định nghĩa vốn tài liệu quý hiếm
Trong cuộc sống thường ngày, những từ như: “Quý”, “Hiếm” luôn được
nhắc đến trong giao tiếp của con người. Khi muốn diễn tả, đề cập tới những
thứ, những vật có giá trị, hoặc những cái cần được coi trọng, cần được bảo
vệ…trong cuộc sống, sinh hoạt và làm việc, con người thường dùng từ “Quý”
để diễn tả. Ví dụ như: “sức khoẻ là vốn quý”, “cuốn sách quý”, “kim loại
quý”, “đồ trang sức quý”,…Từ “Quý” được nhắc tới ở mọi lúc, mọi nơi, mọi
chỗ. Thậm chí, khi đề cập đến những người thuộc tầng lớp trên, có nhiều
quyền lực, có nhiều bổng lộc trong xã hội, người ta có thể gọi “quý bà, quý
ông, quý ngài, quý cô, quý cậu…”để bày tỏ sự cung kính. Trong thế giới động
thực vật, con người ta cũng dùng từ “quý” để chỉ những loài động vật, thực
vật có giá trị về mặt nghiên cứu khoa học cũng như trong đời sống con người

như: “Động vật quý, thực vật quý, loài cây quý, loài thú quý…”.
Từ “Hiếm” cũng luôn được nhắc đến khi nói tới cái gì đó có ít, ít gặp, ít
thấy. Mặc dù, hai từ này thường đi ghép với nhau và thực tế chúng ta thấy có
những thứ thực sự vừa quý, vừa hiếm nhưng có những thứ quý mà không
hiếm, có cái hiếm mà không quý.
Tài liệu được coi là quý có nghĩa là tài liệu đó phải có giá trị thông tin
cao. Tuy nhiên, việc xem xét tài liệu quý, có giá trị thông tin hay không còn
phụ thuộc vào từng lĩnh vực mà thông tin có trong tài liệu đề cập đến, và giá
trị của tài liệu đã đáp ứng nhu cầu của người sử dụng ở mức độ nào.
Ví dụ: Đối với lĩnh vực văn học thì những tài liệu quý là những tác phẩm văn
học có giá trị nhân văn, mang tính giáo dục cao, phản ánh được mặt trái của
xã hội và giúp cho bạn đọc nhận thức đúng đắn hơn về cuộc sống xã hội xung
quanh, luôn giúp con người ta hướng tới những cái thiện…
Trong lĩnh vực y học, những công trình nghiên cứu tìm ra cái mới trong
điều trị, chẩn đoán bệnh, giúp con người tránh khỏi những bệnh hiểm nghèo,
các phương thuốc giúp điều trị các bệnh vô phương cứu chữa…luôn là những
tài liệu quý để thế hệ các nhà nghiên cứu tìm hiểu, học hỏi, kế thừa và lấy đó
làm cơ sở để nghiên cứu ra những cái mới hơn, hữu hiệu hơn.
Trong ngành kinh tế, các tài liệu quý là những tài liệu luôn vạch ra được
những phương hướng, hoạch định những chính sách khả thi giúp đẩy mạnh
phát triển nền kinh tế nước nhà và đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin của các
nhà kinh tế.

Như vậy, tài liệu sẽ chỉ là quý với nhóm người này mà có thể không
được coi là quý với những nhóm người khác.
Tài liệu hiếm phải là những tài liệu có số lượng bản rất ít, không đủ đáp
ứng nhu cầu của người đọc. Hoặc có thể nói tài liệu hiếm là những tài liệu có
thời gian xuất bản quá lâu, hiện nay không xuất bản thêm nữa hoặc xuất bản
số lượng ít sẽ trở thành hiếm.
Tài liệu quý hiếm phải là những tài liệu vừa quý lại phải vừa hiếm. Khi

xem xét tài liệu quý hiếm chúng ta không chỉ xem xét ở mỗi góc độ quý vì
nhiều tài liệu rất quý, rất có giá trị nhưng chúng không hiếm và ngược lại chỉ
xem xét ở khía cạnh hiếm mà không đánh giá xem nội dung của nó có thực
quý, có giá trị hay không thì vẫn chưa đủ. Ở đây, chúng ta thấy có mối quan
hệ biện chứng giữa quý và hiếm. Một tài liệu được cho là quý hiếm mà được
xuất bản với số lượng lớn trên thị trường thì không thể gọi là tài liệu quý
hiếm, mặc dù tài liệu đó có giá trị nội dung cao, là kết tinh văn hoá, tri thức
của nhân loại, là nền tảng cho sự phát triển của xã hội…,phục vụ đắc lực cho
công tác nghiên cứu, học tập của một nhóm đối tượng nào đó. Hoặc ngược
lại, tài liệu đó xuất bản số lượng ít nhưng không chứa đựng những thông tin
hữu ích, không đáp ứng được nhu cầu tin của người dùng tin thì cũng chỉ là
một tài liệu hiếm, chứ không thể gọi là tài liệu quý được.
Tài liệu chỉ được xem là quý hiếm khi nó có mối quan hệ biện chứng
giữa cái quý và cái hiếm. Mối quan hệ này không thể tách rời vì đánh giá một
tài liệu là quý hiếm phải bao hàm cả 2 yếu tố: quý về giá trị nội dung và hiếm
vì số lượng bản ít, vì hình thức đặc biệt của tài liệu…
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm được đưa ra khi đề cập tới vấn đề tài
liệu quý hiếm:
* Quan điểm của những người làm việc ở thư viện trong và ngoài nước nhìn
nhận về tài liệu quý hiếm:
- Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã coi vốn tài
liệu bao gồm: sách, báo, tạp chí, bản đồ…đặc biệt có những loại sách được
xuất bản từ thế kỷ XVI – XVIII… là vốn tài liệu quý hiếm như:
Dell’historria relta china, xuất bản năm 1586.
Có các sách chuyên khảo: Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh
Của xuất bản năm 1875.
Bản đồ xưa: Annam đại quốc hoạ đồ; Villages delta Cochinchinois…
Tài liệu về Đông Dương: Souvenir d’Annam, xuất bản 1890; Un a de
sejour en Cochinchine, xuất bản 1887…
- Thư viện Quốc gia Việt Nam phân loại vốn tài liệu như: sách Hán

Nôm, sách báo từ thời Pháp thuộc cho đến 1954 (gọi chung là sách báo Đông
Dương), các luận án của các tiến sĩ, phó tiến sĩ của người Việt Nam được bảo
vệ trong và ngoài nước và người nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam là vốn tài
liệu quý hiếm.
- Thư viện Viện Sử học Việt Nam cũng coi các tài liệu phục vụ công tác
nghiên cứu khoa học về lịch sử xuất bản từ thời Pháp thuộc đến năm 1954 là
vốn tài liệu quý hiếm…
Thư viện Quốc gia Thái Lan coi vốn tài liệu quý hiếm gồm: các tài liệu
viết tay (những bản khắc, sách truyền thống Thái Lan, bản thảo viết trên lá
cọ), bộ sưu tập sách hiếm (Krommaphra Chanthaburi Naru, Pha Patiwet
Wisit, Re Admiral Chan Patchusanon, bộ sưu tập sách hiếm của Ông Chalerm
Yongbunkoet, bộ sưu tập về hoàng gia “Gazette”, bộ sưu tập tổng thể về tất
cả các lĩnh vực, các sách được biên tập từ những bài báo về nhiệm vụ tới Thái
Lan của những người nước ngoài, các hiệp ước lịch sử), bộ sưu tập báo, tạp
chí từ năm 1844 - 1934.
Trên góc độ của những cán bộ thư viện, các cơ quan thông tin - thư viện
nêu trên cũng đã nhìn nhận được bản chất giá trị cũng như mức độ quý hiếm
của các loại hình tài liệu mà họ đang nắm giữ. Họ cho là quý hiếm vì họ nhìn
nhận được giá trị nghiên cứu khoa học, cũng như giá trị thực tiễn của các tài
liệu trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Đồng thời mức độ hiếm của nó
được đánh giá từ hình thức đến số lượng bản của tài liệu. Như vậy, hiểu theo
đúng nghĩa vốn tài liệu quý hiếm thì các nhà thư viện của chúng ta hoàn toàn
có lý khi liệt kê những loại tài liệu trên vào diện tài liệu quý hiếm.
* Quan điểm của các nhà nghiên cứu trên thế giới:
- Trong tài liệu quy định về danh mục nhà nước những tài liệu quý, hiếm
thuộc Phông Lưu trữ Liên bang Nga (Ban hành kèm theo Quyết định số 75
ngày 09/10/2001 của Cơ quan lưu trữ Liên bang Nga) đã đề cập đến khái
niệm về vốn tài liệu quý hiếm: Là những tài liệu có những phẩm chất hay giá
trị đặc sắc về tinh thần, thẩm mỹ hoặc về phương pháp tài liệu hoá; đem lại
giá trị lịch sử và ý nghĩa văn hoá đặc biệt; là những sản phẩm duy nhất, độc

đáo xét về phương diện nội dung và vị trí của chúng trong lịch sử của Nhà
nước và xã hội Nga và là những thứ không thể bù đắp và thay thế được trong
trường hợp bị tổn thất nếu xét từ góc độ ý nghĩa pháp lý, bút tích và các đặc
trưng bên ngoài của chúng.
- Từ điển thuật ngữ về Công tác thư viện của Nga, xuất bản năm 1986 -
định nghĩa về sách quý hiếm: Là cuốn sách được bảo quản hoặc xuất bản với
số lượng tương đối nhỏ và giữ được giá trị nghệ thuật, khoa học, thư mục và
các giá trị khác; là một bản của xuất bản phẩm có những dấu hiệu khác
thường giúp phân biệt nó với những số bản còn lại của xuất bản phẩm, trang
trí đặc biệt bằng tay, có thủ bút của tác giả và có bìa cứng đặc biệt.
- Trong cuốn Từ điển giải nghĩa Thư viện học và Tin học Anh - Việt
(ALA) được dịch từ nguyên bản tiếng Anh do nhà xuất bản Galen Press Ltd
(Mỹ) phát hành đã định nghĩa về sách hiếm (Race book) như sau: Một quyển
sách được ao ước nhưng khó tìm, ít khi hay đôi khi xuất hiện trên thị trường
sách cổ, theo truyền thống được liệt kê vào loại sách hiếm là các loại sách như
là các sách in cổ ở thế kỷ XV, các sách xuất bản ở Mỹ trước năm 1800, các ấn
bản đầu tiên của các văn bản hay tác phẩm văn học quan trọng, các loại sách
đóng bìa quý, các bản duy nhất, các sách quan trọng đối với các hội đoàn; tuy
nhiên, các mức độ về tính hiếm thì vô số tuỳ theo nhu cầu của thị trường sách
cổ, và từ này càng ngày càng được các thư viện dùng một cách dễ dãi hơn.
Nhiều cơ sở thuộc loại này thích sử dụng các từ như sưu tập đặc biệt, sưu tập
khảo cứu hơn là sưu tập quý hiếm.
- Ở Việt Nam, khái niệm hay định nghĩa về sách hay vốn tài liệu quý
hiếm thì chưa thấy một tài liệu nào đề cập đến, nhưng trong Pháp lệnh Lưu
trữ Quốc gia đã nêu: Tài liệu lưu trữ Quốc gia là di sản của dân tộc, có giá trị
đặc biệt đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.Tài liệu lưu trữ Quốc gia là tài liệu có giá trị về kinh tế, quốc phòng, an
ninh, ngoại giao, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ được hình thành
trong các thời kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam, trong quá trình hoạt động của
các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã

hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và các nhân vật
lịch sử phục vụ việc nghiên cứu lịch sử, khoa học và hoạt động thực tiễn.
Mặc dù ở đây Pháp lệnh chỉ đề cập đến các loại hình tài liệu được đưa vào lưu
trữ, nhưng thực sự những tài liệu này cũng mang những giá trị đặc biệt, có
tầm cỡ quốc gia và cần được lưu trữ lâu dài.
Theo văn bản hướng dẫn của Cục Văn thư, lưu trữ Quốc gia Việt Nam
quy định việc lựa chọn và thống kê tài liệu lưu trữ thuộc diện bảo hiểm đã đưa
ra tiêu chí về tài liệu quý (còn gọi là tài liệu có giá trị cao): Là những tài liệu
chứa thông tin về các sự kiện, biến cố và hiện tượng đặc biệt của tự nhiên, đời
sống xã hội và tư duy, có ý nghĩa nền tảng đối với quản lý nhà nước, kinh tế
quốc dân, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, trong quan hệ đối ngoại,
nghiên cứu khoa học lịch sử và không thể bổ khuyết được nếu như bị mất
hoặc hư hỏng, xét về ý nghĩa pháp lý và bút tích của chúng.
Tài liệu hiếm: là những tài liệu có giá trị đặc biệt song chỉ có duy nhất
một bản, không có bản thứ hai giống nó về nội dung thông tin, phương thức
ghi tin và các đặc điểm bề ngoài.
Tóm lại: Mặc dù với cách trình bày riêng trong mỗi tài liệu nhưng vấn đề
cốt lõi để có một cái nhìn khái quát nhất về tài liệu quý hiếm chúng ta cần
xem xét ở các góc độ sau:
- Giá trị của thông tin có trong tài liệu:
+ Tài liệu đó phải là những tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn
hoá, khoa học, xã hội.
+ Là những tài liệu phản ánh các khía cạnh của đời sống chính trị,
kinh tế, văn hoá - xã hội và khoa học - kỹ thuật của đất nước trong những giai
đoạn lịch sử nhất định.
+ Số lượng bản ít và khó bổ khuyết được nếu như bị mất hoặc hư
hỏng, xét về ý nghĩa pháp lý và bút tích của chúng. Hoặc là những tài liệu có
niên đại cổ và trên những vật mang tin đặc biệt như: lá cây, da, đất sét…
Qua những phân tích và những gợi ý trên, có thể hiểu khái quát: vốn tài
liệu quý hiếm là tài liệu có giá trị đặc sắc về các vấn đề lịch sử, văn hoá xã

hội, khoa học, nội dung thông tin bao quát được các sự kiện, biến cố và hiện
tượng đặc biệt quan trọng trong cuộc sống; số lượng bản ít, hình thức đặc biệt
và khó bổ khuyết được nếu như bị mất mát hoặc hư hỏng, xét về ý nghĩa pháp
lý và bút tích của chúng.
1.2. Các tiêu chí để xác định tài liệu quý hiếm
1.2.1 Nhóm tiêu chí về thời gian
Tài liệu sản sinh ra trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức và
cá nhân con người. Những tài liệu này không chỉ là công cụ phục vụ cho việc
giải quyết công việc hàng ngày mà nó còn giúp cho việc nghiên cứu quá khứ,
nghiên cứu lịch sử. Để xem xét các vấn đề của xã hội đã qua, các nhà nghiên
cứu phải sử dụng nhiều tư liệu đã được công bố từ trước tới nay.
Thực tế quá trình xây dựng và phát triển về mọi mặt của Việt Nam so
với thế giới thường chậm hơn rất nhiều. Chúng ta cần nhiều thông tin nhưng
những thông tin đó phải phù hợp với từng giai đoạn lịch sử phát triển của đất
nước. Chúng ta không thể dùng những tài liệu của nước ngoài để đem áp
dụng vào Việt Nam mà chỉ nên dùng với ý nghĩa tham khảo vì thực tế những
thông tin chúng ta cần ở mức độ chưa cao, nhiều thông tin áp dụng vào hoàn
cảnh xã hội Việt Nam chưa phù hợp.
Khi vận dụng tiêu chí về thời gian để xác định và xem xét giá trị quý,
hiếm của tài liệu chúng ta cần quan tâm tới từng bối cảnh lịch sử của đất
nước. Mỗi thời kỳ lịch sử của đất nước sẽ là cái mốc giúp chúng ta đánh giá
đúng đắn nhất về giá trị của tài liệu được phát hành trong thời gian đó. Trong
mỗi hoàn cảnh lịch sử, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan khác
nhau nên các tài liệu sẽ được phát hành và lưu giữ, bảo quản trong các tình
trạng khác nhau.
Lịch sử Việt Nam trải qua nhiều biến cố thăng trầm và việc lưu giữ,
bảo quản các tài liệu của các thời kỳ lịch sử là rất khó khăn. Hiện nay các tài
liệu thời kỳ phong kiến Việt Nam (tài liệu Hán - Nôm) không lưu giữ được
nhiều và hầu như vẫn tồn tại trong nhân dân mà chưa được thu thập về những
nơi lưu giữ chung như: Viện Hán Nôm, Viện Sử học Việt Nam hoặc Thư viện

Quốc gia Việt Nam. Tài liệu thời kỳ Pháp thuộc hay tài liệu thuộc giai đoạn từ
sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến 1954 cũng bị mất nhiều do chiến tranh,
thiên tai xảy ra liên miên, và chúng ta cũng chưa có chế độ bảo quản tốt cho
các tài liệu thuộc diện lưu trữ. Các tài liệu từ những năm 1954 trở lại đây
cũng “ chịu chung số phận” mà thất thoát và hỏng nhiều. Chính vì thế những
tài liệu trong các giai đoạn này số lượng còn rất ít. Không những thế những
giá trị lịch sử của những tài liệu này cũng rất cao vì chúng lưu dấu những sự
kiện trọng đại của lịch sử. Nhờ vào những tài liệu này mà con cháu chúng ta
muôn đời sau muốn hiểu được cuộc sống, chiến đấu và xây dựng đất nước của
cha ông đi trước, mới có cái để kế thừa và phát huy những tinh hoa của dân
tộc. Do đó những tài liệu này có thể phân loại vào những tài liệu quý hiếm.
Theo các văn bản hướng dẫn của Cục lưu trữ Quốc gia Việt Nam, các tài liệu
thuộc các giai đoạn lịch sử càng sớm thì có giá trị càng cao; các tài liệu xuất
hiện cách ngày nay càng lâu càng được coi là quý hiếm.
Tài liệu quý hiếm của Thư viện Quốc gia Việt Nam có mốc thời gian từ
những năm 1954 trở về trước đối với tài liệu Hán Nôm và sách báo Đông
Dương và từ những năm 1970 trở lại đây đối với tài liệu luận án.
1.2.2 Nhóm tiêu chí về nội dung của tài liệu
Yếu tố quan trọng để đảm bảo tài liệu thuộc diện quý hiếm hay không
thể hiện ở khía cạnh giá trị của nội dung tài liệu, những mối quan hệ với một
thời kỳ (một hiện tượng, sự kiện, quá trình, đối tượng) lịch sử cụ thể đã tạo
tiền đề cho sự xuất hiện của tài liệu đó. Việc đánh giá giá trị về mặt nội dung
của tài liệu là rất quan trọng, nhất là trong việc lựa chọn các tài liệu có giá trị
đặc biệt.
Ý nghĩa nội dung của tài liệu được xem xét trên cơ sở so sánh giá trị
của tài liệu, được hình thành từ ba yếu tố chính:
- Ý nghĩa của sự kiện, hiện tượng, sự việc được phản ánh trong tài liệu.
- Ý nghĩa của nội dung thông tin về sự kiện, hiện tượng, sự việc đó
hay giá trị của bản thân thông tin tài liệu phù hợp với tình hình nghiên cứu
thời kỳ xuất hiện của tài liệu.

- Tính mới mẻ, không trùng lặp với các thông tin khác.
Với các yếu tố này thì các tài liệu thuộc diện quý hiếm phải là các tài
liệu phản ánh các khía cạnh của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và
khoa học kỹ thuật của đất nước như:
- Tài liệu phản ánh chế độ chính trị, kinh tế, sự phát triển của xã hội
qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc; tài liệu phản ánh sự phát triển của phương
thức và lực lượng sản xuất, môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên - xã hội,
những phát minh, sáng chế.
- Tài liệu phản ánh quan hệ đối ngoại trên các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, quân sự, văn hoá - xã hội, khoa học và giáo dục.
- Tài liệu phản ánh sự phát triển của các dân tộc.
- Tài liệu phản ánh các sự kiện lịch sử tiêu biểu của dân tộc trong
công cuộc phòng và chống giặc ngoại xâm cũng như sự đàn áp, bóc lột của
các giai cấp thống trị đối với nhân dân lao động…
- Tài liệu về các nhà hoạt động chính trị, khoa học, quân sự, văn
hoá, giáo dục, tôn giáo và văn học - nghệ thuật tiêu biểu qua các thời đại…
- Tài liệu về việc bảo vệ các di sản văn hoá, lịch sử, về việc lưu
danh muôn thuở những nhân vật xuất chúng.
Sự kết hợp các tiêu chí về thời gian, nội dung và đặc điểm của tài liệu
sẽ giúp cho việc đánh giá chính xác các tài liệu thuộc dạng đặc biệt. Tiêu chí
về nội dung, tác giả và thời gian tạo lập tài liệu mang ý nghĩa rất quan trọng.
Tuy nhiên, việc kết hợp các tiêu chí này cũng cần có sự linh hoạt trong quá
trình phân loại tài liệu để đưa chúng vào dạng tài liệu quý hiếm.
Bộ sưu tập vốn tài liệu quý hiếm của Thư viện Quốc gia Việt Nam đã
phản ánh được nhiều mặt đời sống, kinh tế, xã hội, văn hoá…Việt Nam từ
thời phong kiến đến ngày nay và rất ít được tái bản. Đặc biệt những tài liệu
luận án - các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam đã có
những đóng góp tích cực vào thực tiễn sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
1.2.3 Nhóm tiêu chí về hình thức tài liệu
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, chúng ta có thể thấy nhiều mốc

quan trọng, đánh dấu những bước phát triển của nhân loại. Một trong những
mốc đó là tìm ra chữ viết và sau là việc sách ra đời. Có lẽ đấy là một mốc
quan trọng trong những mốc quan trọng. Bởi vậy, nhà văn Macxim Goocky
đã nhận xét: “Sách, có lẽ là một kỳ công phức tạp và vĩ đại nhất trong tất cả
các kỳ công mà loài người đã tạo ra trên con đường đi tới hạnh phúc và tương
lai hùng mạnh” [3, tr.45].
Ngày nay, trong thư viện, chúng ta thấy rất nhiều loại sách báo, sách về
khoa học tự nhiên, sách về khoa học xã hội… Về hình thức, sách cũng đã xuất
hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Chúng ta thấy bên cạnh những sách cổ
được ghi chép trên đất, đá, đồng… là những cuốn sách thông dụng, hiện đại
được in đúng quy cách quốc tế.
Điểm lại sự xuất hiện của các kiểu sách gắn liền với những điều kiện cụ
thể, giúp ta thấy quá trình xuất hiện sách từ đơn giản đến phức tạp, cũng
không ngoài lí do yêu cầu của nền sản xuất xã hội.
Vật liệu tạo nên sách là điều kiện vật chất để cuốn sách hình thành. Tuỳ
vào hoàn cảnh lịch sử khác nhau, tuỳ vào sự phát triển của công nghiệp in ấn
nên xuất hiện những loại vật liệu khác nhau được dùng vào việc ghi chép.
Việc ghi chép, viết chữ có thể được thực hiện trên đất sét, trên vỏ cây Papirut,
trên đá, trên da…nhìn vào hình thức của các loại hình tài liệu người ta có thể
đánh giá được phần nào niên đại ra đời của nó. Ngày nay, với sự phát triển
của khoa học và công nghệ, tài liệu chủ yếu được in bằng giấy công nghiệp và
không có sự khác biệt lớn giữa loại tài liệu này với loại tài liệu khác. Chính vì
thế mà những tài liệu được ra đời từ những chất liệu đặc biệt thì rất hiếm.
Tính chất quý, hiếm được hiểu là ý nghĩa lịch sử văn hoá độc lập và sự thống
nhất, không thể tái tạo được trong bất kỳ một bản sao nào khác và không có
trong một tài liệu nào khác. Và bản thân những tài liệu đó cũng là những bằng
chứng xác thực nhất về từng giai đoạn lịch sử. Như trong thời kỳ phong kiến
ở Việt Nam, chúng ta thấy xuất hiện những sách in bằng chữ Hán Nôm; tới
thời kỳ Pháp thuộc chúng ta lại thấy xuất hiện những tài liệu được in bằng
tiếng Pháp với nội dung lại viết về đời sống xã hội Việt Nam thời đó.

Vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam chủ yếu là tài liệu
in trên giấy. Riêng bộ sưu tập tài liệu Hán - Nôm được viết trên giấy Dó. Việc
sử dụng giấy Dó viết sách đã tạo điều kiện cho việc duy trì, phát triển nghề
làm giấy cổ truyền ở một số làng quê Việt Nam. Một điều thuận lợi nữa là
sách giấy Dó có độ dai, chịu nhiệt tốt và khả năng hạn chế côn trùng tấn công
nên có thể kéo dài được “tuổi thọ” của sách.
1.3 Ý nghĩa, tầm quan trọng của vốn tài liệu quý hiếm
Vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam là một kho tàng
vô giá, không một thư viện nào của Việt Nam có được và không có gì có thể
thay thế nổi vì nó là di sản văn hoá thành văn của dân tộc. Chúng là những
chiến tích lịch sử quý giá, là căn cứ cho phép chúng ta nghiên cứu về quá khứ
đã qua, về những bước thăng trầm của lịch sử và văn hoá dân tộc; chúng là
những thành tựu văn hoá được tích luỹ rất lâu đời trong dòng chảy của lịch sử
dân tộc, như những lớp trầm tích đáng tin cậy để ta bóc tách các lớp thời gian
mà cha ông ta đã đi qua và đã đạt được trên con đường đấu tranh gian khổ để sinh
tồn.
Tiếng Việt - ngôn ngữ chủ đạo của nền văn hoá dân tộc cũng để lại
trong di sản văn hoá thành văn những dấu tích rất thú vị của quá trình hình
thành, phát triển của chính bản thân ngôn ngữ nói riêng và của văn hoá dân
tộc nói chung. Thời kỳ đầu, khi hình thành văn tự riêng, cha ông ta đã mượn
chữ Hán để ghi âm tiếng Việt, do đó trong vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện
Quốc gia Việt Nam chúng ta thấy một mảng tài liệu quý hiếm có giá trị lịch
sử và văn hoá rất cao đó là mảng tài liệu viết bằng chữ Nôm.
Đây là mảng tài liệu thể hiện tính độc lập dân tộc và chủ quyền của cha
ông ta. Mặc dù trải qua gần 1000 năm Bắc thuộc nhưng nhân dân ta vẫn
không bị đồng hoá mà trái lại nội lực của dân tộc đã tạo nên bước phát triển
mới về văn hoá mà cụ thể ở đây sự xuất hiện chữ Nôm. Nó phản ánh xác thực
các mặt trong đời sống chính trị, văn hoá, văn hoá…của Việt Nam trong cả
một giai đoạn lịch sử.
Bên cạnh ngôn ngữ dân tộc như tiếng Việt, vốn tài liệu quý hiếm ở Thư

viện Quốc gia Việt Nam còn có nhiều tài liệu được viết bằng ngoại ngữ.
Trước hết phải kể đến tiếng Hán. Tiếng Hán có một vị trí quan trọng hàng đầu
trong nền văn hoá Việt Nam. Đó là công cụ viết đầu tiên mà cha ông ta đã học
được của nền văn hoá khổng lồ láng giềng: văn hoá Trung Quốc. Nhiều tác
phẩm nổi tiếng của nền văn hoá dân tộc đều được viết bằng tiếng Hán. Các
văn bản mang tính hành chính hoặc mang tính chính thống như các sắc
phong, các đạo luật, các chiếu chỉ đều được viết bằng tiếng Hán.
Sau tiếng Hán phải kể đến tiếng Pháp, ngôn ngữ của một nền văn hoá
khổng lồ thứ hai mà văn hoá Việt Nam có dịp được (bị) giao lưu. Mối giao
lưu này đã đem lại cho văn hóa Việt Nam một bước tiến đáng kể, nó đã giúp
văn hoá Việt Nam từ một nền văn hoá nhỏ của khu vực Đông Nam Á trở
thành một nền văn hoá thế giới (xét ở bình diện có đầy đủ những loại hình,
thể loại văn hoá nghệ thuật như báo chí, kịch, phim, các thể loại văn học mới
như phóng sự, thơ tự do, tiểu thuyết tâm lý…). Và bằng chứng của sự tiến bộ
đó, của bước đột phá đó là mảng tài liệu quý hiếm bằng tiếng Pháp.
Mảng này gồm hai bộ phận, một (và chiếm đại đa số) là những tài liệu
được in ấn trong thời Pháp thuộc, trong đó bao gồm cả những dạng tư liệu
mới được xuất hiện ở Việt Nam (như các loại báo, tạp chí). Mảng tư liệu này
là nguồn tư liệu quý để nghiên cứu những biến cố lịch sử về đầy đủ các
phương diện như văn hoá, chính trị, xã hội thời thuộc Pháp. Đặc biệt có giá trị
là sách nghiên cứu về cải cách và phân chia địa chính, hành chính, các tư liệu
dân tộc học về các dân tộc ít người cư trú trên địa bàn Việt Nam. Đây là
những tư liệu ban đầu, mang tính khởi nguyên của ngành dân tộc học Việt
Nam, dù chủ yếu là do người Pháp tiến hành. Các nghiên cứu, điều tra về tài
nguyên và khoáng sản thời kỳ này cũng tạo một nền tảng mới cho khoa học
địa chất của Việt Nam. Hai là, những sách xuất bản bằng tiếng Pháp như một
ngoại ngữ, bao gồm những tư liệu của nhà nước Việt Nam về các đường lối,
chính sách, các sách về chủ đề Việt Nam học của Việt Nam.
Vốn tài liệu quý hiếm của dân tộc là những lớp phù sa văn hoá lắng
đọng lại trong dòng sông lịch sử chảy theo thời gian, vì thế các lớp phù sa này

luôn luôn có dấu tích của thời đại. Những bước tiến của nền văn minh dân tộc
cũng luôn để lại các dấu vết không mờ trên vốn tài liệu quý hiếm.
1.4 Thực trạng vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam
1.4.1 Cơ sở pháp lý của việc hình thành vốn tài liệu quý hiếm ở Thư
viện Quốc gia Việt Nam
Để các cơ quan thư viện có cơ sở pháp lý thu nhận xuất bản phẩm trong
xã hội, người ta định ra chế độ lưu chiểu xuất bản phẩm. Chúng ta có thể hiểu
bản lưu chiểu xuất bản phẩm là bản của mỗi xuất bản phẩm của đất nước mà
mỗi người xuất bản, nhà in hay cơ quan đứng ra xuất bản bắt buộc phải nộp
cho cơ quan quản lý xuất bản, các thư viện lớn, được quy định chặt chẽ bằng
các văn bản pháp luật của nhà nước.
Sở dĩ, chế độ lưu chiểu được coi là cơ sở pháp lý để bảo tồn di sản văn
hóa chữ viết của dân tộc vì để thực hiện nó mỗi đất nước phải xây dựng một
hệ thống các văn bản mang tính pháp luật, mọi cơ quan xuất bản phải tuân thủ
nếu họ muốn tiếp tục hành nghề. Đồng thời trong các văn bản đó có quy định
những điều khoản giúp bảo quản lâu dài các bản lưu chiểu.
Sách lưu chiểu hiểu theo đúng nghĩa của nó chính là sách của các quốc
gia độc lập, nó quy định mỗi khi xuất bản, trước khi phát hành đều phải nộp
một số lượng bản nhất định cho các cơ quan nhà nước uỷ thác.
Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã ban hành chế độ lưu chiểu ở các xứ
thuộc địa. Ngoài mục đích là vơ vét của cải tinh thần của các dân tộc bị xâm
lược, làm giàu cho chính quốc thì còn có mục đích nữa là để kiểm soát sách
báo xuất bản đi ngược lại quyền lợi, chống đối sự thống trị của chúng.
Chính vì vậy, Nghị định ngày 31/01/1922 của Toàn quyền Đông
Dương Albert Xaraut về việc nộp lưu chiểu chính thức cho ấn phẩm ra đời và
quy định các nhà xuất bản, nhà in trên toàn cõi Đông Dương phải nộp lưu
chiểu cho Thư viện Trung ương với hình thức không phải trả tiền, mỗi xuất
bản phẩm phải nộp 02 bản: một giữ lại thư viện Trung ương Đông Dương Hà
Nội, một bản mang về Pháp. Ngay cả những năm chiến tranh ác liệt nhất, sách
báo vẫn được gửi về Thư viện Quốc gia ở Paris. Vì vậy, mà thư viện này có

kho sách Đông Dương đầy đủ nhất.
Có thể nói Nghị định 31/01/1922 là văn bản pháp lý đóng góp phần tích
cực vào việc thực hiện chế độ lưu chiểu ở Việt Nam nói riêng và trên toàn cõi
Đông Dương nói chung. Tuy rằng, người Pháp lúc đó chỉ coi việc xây dựng
vốn tài liệu lưu chiểu Đông Dương tại thư viện Pháp là chủ yếu nên không
quan tâm nhiều đến việc tổ chức kho tài liệu lưu chiểu tại thư viên Trung
ương Đông Dương Hà Nội, nhưng những gì còn lại của kho tài liệu Đông
Dương tại thư viện Trung ương Đông Dương Hà Nội (nay là Thư viện Quốc
gia Việt Nam) vẫn là nguồn tư liệu trở nên vô cùng quý hiếm để nghiên cứu
Đông Dương về mọi mặt, và là vốn tài liệu quý hiếm cần được giữ gìn và bảo
quản.
Ngày 29/01/1945, Toàn quyền Đông Dương lại ban hành Nghị định
quy định lại chế độ nộp lưu chiểu và đặt ra Sở quản lý nộp bản lưu chiểu. Cơ
quan này đặt dưới quyền điều hành của Giám đốc Nha Lưu trữ và thư viện
Đông Dương. Sau khi tái chiếm Đông Dương, thực dân Pháp đã khôi phục
Nha Văn khố và thư viện, đồng thời tiến hành chế độ lưu chiểu văn hoá phẩm
theo sắc lệnh ngày 17/7/1946 của Thủ tướng Biraulr về điều kiện nộp bản tại
các lãnh thổ hải ngoại. Ngày 12/10/1946, Cao uỷ Pháp Bollaert tại Đông
Dương ký hiệp định thành lập Ty nộp bản trực thuộc Nha Văn khố và thư
viện phủ Cao uỷ với nhiệm vụ thu thập các xuất bản phẩm, phim và đĩa hát
của năm xứ Đông Dương gửi về Pháp. Các văn bản trên quy định tất cả các
văn hoá phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, bản đồ, nhạc phẩm, băng từ, đĩa
hát…), trước khi phát hành, bán, cho thuê, phát không, hoặc nhượng quyền
xuất bản đều phải nộp lưu chiểu.
Sau khi chính quyền cách mạng ra đời (31/01/1946), Chính phủ lâm
thời Việt Nam dân chủ cộng hoà xét thấy việc tàng trữ văn hoá phẩm là điều
hết sức cần thiết cho quốc gia, dân tộc về phương diện văn hoá nên Chủ tịch
Hồ Chí Minh, chiểu theo lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục, đã
ký Sắc lệnh số 18/SL đặt vấn đề lưu chiểu văn hóa phẩm trong nước Việt
Nam. Có thể nói Sắc lệnh này có giá trị hết sức to lớn, là công cụ pháp lý

quan trọng đầu tiên cho sự nghiệp lưu chiểu nhằm thu thập, tàng trữ vốn xuất
bản phẩm của đất nước. Nét đáng chú ý là Sắc lệnh này được xây dựng trên
cơ sở tham khảo, vận dụng những nét tinh hoa, ưu việt của các văn bản pháp
lý của nước ngoài về chế độ lưu chiểu, đặc biệt là của Pháp.
Nhìn chung trong suốt thời gian gần 50 năm có hiệu lực (1946-1993),
Sắc lệnh số 18/SL đã đóng một vai trò rất quan trọng là cơ sở pháp lý vững
chắc cho Thư viện Quốc gia trong việc thu nhận, xây dựng vốn xuất bản
phẩm lưu chiểu dân tộc để tàng trữ lâu dài cho thế hệ mai sau. Sở dĩ ở đây chỉ
lấy mốc hiệu lực của Sắc lệnh 18/SL đến năm 1993 vì đến tháng 7/1993 Quốc
hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Xuất bản -
đây là đỉnh cao về pháp luật xuất bản ở Việt Nam. Luật xuất bản gồm 6
chương và 45 điều và Tại điều 21 của Luật xuất bản quy định rõ: “ ít nhất 07
ngày trước khi phát hành xuất bản phẩm, nhà xuất bản, tổ chức được phép
xuất bản phải nộp lưu chiểu 04 bản cho Thư viện Quốc gia Việt Nam” [ 13].
Bên cạnh chức năng thu nhận các xuất bản phẩm do các nhà xuất bản
trong nước xuất bản, trong Quyết định 401/TTg ngày 09/10/1976 “về chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thư viện Quốc gia” quy định Thư viện
Quốc gia Việt Nam là cơ quan duy nhất được nhận tất cả các bản luận án tiến
sĩ, phó tiến sĩ của người Việt Nam bảo vệ trong và ngoài nước cũng như của
người nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam. Trước năm 1976 vốn tài liệu đặc thù
và rất quý này do nhiều cơ quan được quyền thu nhận. Tuy không có văn bản
chính thức nào hướng dẫn nhưng có 03 cơ quan thường thu nhận các bản luận
án này (phụ thuộc vào sở thích của người nộp), đó là:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam thu nhận một phần các luận án, cả về
khoa học xã hội - nhân văn và khoa học tự nhiên, kỹ thuật công nghệ.
- Thư viện Khoa học Kỹ thuật Trung ương thu nhận một phần luận án
về khoa học tự nhiên, kỹ thuật công nghệ.
- Viện Thông tin Khoa học xã hội thu nhận một phần các luận án về
khoa học xã hội - nhân văn.
Sau khi có Quyết định 401/TTg, kể từ năm 1976, Thư viện Quốc gia

Việt Nam được tiếp nhận số luận án đã lưu giữ ở hai cơ quan: Viện Thông tin
Khoa học xã hội và thư viện Khoa học Kỹ thuật Trung ương (nay là Trung
tâm Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia) chuyển sang, đồng thời thu
nhận toàn bộ số luận án được bảo vệ hàng năm từ đó đến nay.
1.4.2 Các loại tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam
1.4.2.1 Sách Hán Nôm
Hiện nay ở Thư viện Quốc gia Việt Nam có 5.364 bản tài liệu Hán
Nôm. Đây là nguồn thư tịch cổ chứa đựng lượng thông tin phong phú, đa
dạng, rất đáng tin cậy về các vấn đề địa lý, lịch sử, văn hoá, giáo dục, văn học
nghệ thuật dân tộc trong diễn trình lịch sử. Rất nhiều cuốn sách có giá trị,
chứa đựng nhiều thông tin lịch sử đang được lưu giữ tại đây như: cuốn “Quốc
triều thư khế” có niên hiệu Thống Nguyên (năm 1522 - 1527); tập “Mẫu văn
khế”, khoán ước dùng trong giao dịch dân sự, đầu thời Lê - một bản sách in
ván gỗ chữ Hán cổ; tập “Mộ Trạch Lê thị gia phả sự tích ký” - bản chép tay
chữ Hán về gia phả họ Lê ở Mộ Trạch…nhiều sách của các tác giả nổi tiếng
như: “Cung oán khúc ngâm” của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều bản chữ
Nôm; cuốn từ điển Hán - Nôm cổ nhất “Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa” ra đời
vào thế kỷ XVII - tương truyền do bà hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (Thời
Lê ) biên soạn, trong đó có 3.394 mục từ ngữ Hán được giải thích ra tiếng
Việt (dưới dạng chữ Nôm), theo lối có vần, chủ yếu là thơ lục bát…
1.4.2.2 Sách Đông Dương (xuất bản trước 1954)
Sách Đông Dương ở Thư viện Quốc gia Việt Nam hiện nay có 67.600
bản. Kho tài liệu gồm vốn sách tiếng Pháp và tiếng Việt xuất bản ở Đông
Dương, viết về Đông Dương và Việt Nam (thời Pháp thuộc), phong phú vào
loại bậc nhất thế giới (riêng số sách viết về Đông Dương đã lên tới 54.000

×