Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

CÔNG TÁC BẢO QUẢN VỐN TÀI LIỆU QUÝ HIẾM Ở THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.29 KB, 33 trang )

CÔNG TÁC BẢO QUẢN VỐN TÀI LIỆU QUÝ HIẾM Ở THƯ VIỆN QUỐC
GIA VIỆT NAM
2.1 Công tác bảo quản vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam
2.1.1 Vấn đề nhân sự và cơ sở vật chất trong công tác bảo quản vốn tài liệu quý
hiếm
2.1.1.1 Nhân sự
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và chiến tranh biên giới phía Bắc, công
tác bảo quản tài liệu của Thư viện Quốc gia Việt Nam không được tập trung vì có
nhiều kho sách phải chuyển đi sơ tán ở Việt Bắc và Thành phố Hồ Chí Minh. Đến
năm 1987, các kho sách đi sơ tán mới được chuyển hết về Thư viện. Lúc này, công
việc bảo quản tài liệu do các phòng có kho sách chịu trách nhiệm. Tổ bảo quản
phân bổ cán bộ đến từng kho làm việc. Mỗi kho tiếp nhận 1- 2 nhân viên bảo quản
trong đó nhiều nhất là kho sách phòng đọc và kho báo, tạp chí. Năm 1989, do tài
liệu nhập về Thư viện ngày càng nhiều, nhu cầu bảo quản tài liệu cũng tăng lên nên
Thư viện Quốc gia Việt Nam đã hình thành một phòng chức năng nữa là: “Phòng
Microfilm - Bảo quản và tu sửa tài liệu”. Đến năm 1992, phòng này chính thức gọi
là: “Phòng bảo quản”.
Đội ngũ cán bộ Phòng Bảo quản của Thư viện Quốc gia hiện nay gồm 24
cán bộ trong đó có: 1 Trưởng phòng (chịu trách nhiệm quản lý chung) và 1 Phó
trưởng phòng có nhiệm vụ hỗ trợ Trưởng phòng trong công tác; Phòng được chia
làm các tổ: in sao chụp, tổng kho, vệ sinh tài liệu, phục chế, đóng sách, chuyển
dạng tài liệu.
Mặc dù, đội ngũ cán bộ này phần lớn chưa được đào tạo một cách bài bản về
bảo quản tài liệu, song do tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc
cùng với lòng nhiệt tình, yêu nghề, Phòng luôn hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch do
Giám đốc Thư viện đề ra. Mỗi năm, các cán bộ của Phòng Bảo quản đã tu sửa và
đóng bìa cho khoảng 10.000 cuốn sách báo, tạp chí; tổ chức vệ sinh lần lượt cũng
như định kỳ kiểm tra mối mọt và các loại côn trùng khác trong tất cả các kho của
Thư viện. Ngoài ra, Phòng Bảo quản còn phối hợp với Công ty Bảo quản Nông
Lâm sản thành phố Hà Nội phun thuốc phòng chống sự phá hoại của các loại côn
trùng cho tất cả các kho sách báo ở Thư viện Quốc gia Việt Nam.


Công tác bảo quản tài liệu luôn được Thư viện quan tâm. Từ tháng 10 năm
2002, Phòng Bảo quản đảm nhận việc rút sách từ kho đưa ra các phòng phục vụ
bạn đọc. Biện pháp này sẽ giúp cho công tác bảo quản tài liệu được tốt hơn.
2.1.1.2 Cơ sở vật chất
So với những năm trước đây, cơ sở vật chất dùng cho Phòng Bảo quản trong
công tác bảo quản vốn tài liệu quý hiếm đã được trang bị hiện đại hơn. Tại các kho
bảo quản đã được trang bị máy điều hoà không khí, máy hút ẩm, máy đo nhiệt độ,
độ ẩm được hoạt động 24/24h. Ở quy trình phục chế đã có các máy: khử axit, khử
mùi, vệ sinh tài liệu, bồi nền tài liệu…quy trình chuyển dạng tài liệu có máy ảnh
canon 10, máy scan với nhiều dạng cuốn, đứng…
Với phương châm lấy sức khoẻ con người làm trọng vì công việc làm vệ
sinh kho sách chủ yếu tiến hành bằng phương thức đơn giản khi cán bộ thư viện
tiếp xúc trực tiếp với tài liệu bằng bàn chải, khăn lau, máy hút bụi..., nên Thư viện
Quốc gia Việt Nam luôn chú ý trang bị đầy dủ phương tiện bảo hộ lao động cho
nhân viên Phòng Bảo quản khi vào kho như: mũ, khẩu trang, áo khoác ngoài…
Sự thiếu sót ở khâu đào tạo cơ bản về bảo quản cho cán bộ Thư viện nói
chung cũng như đào tạo chuyên sâu cho cán bộ Phòng Bảo quản nói riêng, cùng
với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại còn ít; trong khi vốn tài liệu quý hiếm
ngày càng tự lão hoá dẫn đến nguy cơ tài liệu bị phá huỷ rất cao và dẫn đến vốn tài
liệu này của Thư viện - những di sản quý giá của dân tộc sẽ dần bị mất đi. Chính vì
vậy, các cán bộ Phòng Bảo quản của Thư viện Quốc gia Việt Nam là những người
có trách nhiệm cao nhất trong việc bảo quản cũng như tìm ra những giải pháp thiết
thực nhất để ngăn chặn những nguyên nhân huỷ hoại tài liệu đang diễn ra hằng
ngày.
2.1.2 Những nguyên nhân làm hủy hoại tài liệu
2.1.2.1 Nguyên nhân chủ quan
Đó chính là sự lão hoá của tài liệu. Lão hoá của tài liệu là một trong những
nguyên nhân làm cho tài liệu bị hư hỏng nhiều, nhất là đối với tài liệu quý hiếm.
Nguyên nhân chính gây ra lão hoá tài liệu đó là do chất lượng của giấy, mực in
kém và cùng với điều kiện bảo quản tài liệu. Tài liệu bị lão hoá sẽ trở nên hư hỏng

rất nhanh và rất khó để có thể bảo quản.
Tài liệu xuất bản trước năm 1954 đa phần làm bằng giấy Dó nhất là các tài
liệu Hán - Nôm. Đây là loại giấy được làm từ vỏ cây Dó và sản xuất hoàn toàn
bằng phương pháp thủ công. Giấy Dó chủ yếu được làm bằng cách giã vôi trong
cối bằng đá, do vậy độ axit trong giấy không tăng cho độ bền trên 500 năm. Tuy
nhiên, với chất lượng tốt như vậy tài liệu Hán - Nôm của Thư viện vẫn bị hư hỏng,
cũ nát rất nhiều theo thời gian. Kho tài liệu Hán - Nôm hiện nay có tình trạng: một
số tài liệu có phần bìa và gáy tách rời ra khởi các trang nội dung, một số các quyển
sách khác thì các trang sách lại bị dính bết vào với nhau không thể nào tách ra mà
không làm rách những trang này và hầu hết các tài liệu có phần chữ viết trong
chính văn đã bị mờ rất khó đọc, thậm chí là không đọc được. Đó là một thiệt thòi
rất lớn cho bạn đọc thế hệ sau, sẽ không được biết đến một kho tàng sách Hán -
Nôm quý giá đến như vậy.
Về phần kho sách Đông Dương cùng với kho báo, tạp chí xuất bản trước
năm 1954 thì giấy làm nên các tài liệu đó được sản xuất bằng phương pháp cơ giới,
giấy được ra đời trên dây truyền hiện đại hơn giấy Dó. Nhưng những loại giấy này
được sản xuất trên cơ sở sử dụng rất nhiều bột gỗ và nhiều hoá chất rẻ tiền nên
giấy có độ axit cao làm cho tuổi thọ của tài liệu giảm đi đáng kể. Kết quả là kho
Đông Dương hiện nay rất nhiều tài liệu đã bị ố vàng, mục nát, mất độ bền dai, ngày
càng hư hỏng nặng hơn mà chúng ta chỉ còn cách hạn chế dần chứ không thể ngăn
lại sự lão hóa của vốn tài liệu này.
Viện công nghiệp giấy xenluylô đã đưa ra kết quả khảo sát kho sách của Thư
viện là: Một số tài liệu Hán - Nôm sẽ có nguy cơ huỷ hoại hoàn toàn trong vòng 5 -
10 năm nữa. Các tài liệu khác qua đo đạc (nhờ phương pháp lão hoá nhân tạo)
cũng chỉ còn tuổi thọ không quá 50 năm. Hiện nay, đã có rất nhiều tài liệu quý
hiếm đã không còn đủ điều kiện độ bền, độ rõ nét của chữ trừ một số tài liệu được
viết bằng giấy Dó nguyên chất.
Đối với tài liệu luận án, sự lão hoá tài liệu đã được giảm đi đáng kể do sự cải
tiến từ chất lượng giấy in: giấy trắng tinh, nhẵn, độ dày mỏng của tờ giấy vừa vặn,
mực và kỹ thuật in sắc nét, rõ ràng nhưng độ axit trong giấy vẫn là một vấn đề làm

đau đầu các nhà sản xuất. Chính vì thế hiện nay không chỉ Thư viện Quốc gia Việt
Nam mà hầu hết các Thư viện vẫn chưa có và chưa thể có một biện pháp tích cực
nào để chống lại sự tự huỷ hoại tài liệu do những tác nhân nội tại của giấy.
2.1.2.2 Nguyên nhân khách quan
* Con người
- Tài liệu vận chuyển nhiều lần qua các cuộc chiến tranh, xây dựng cơ sở vật
chất.
Cuộc đấu tranh với hai đế quốc sừng sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành
lại độc lập đã gây ra rất nhiều mất mát to lớn cho dân tộc ta cả về vật chất cũng
như tinh thần. Mặt tinh thần ở đây chính là vốn văn hoá của dân tộc đã bị huỷ hoại,
mất mát rất lớn. Trải qua những cuộc chiến tranh nói trên, vốn tài liệu quý hiếm
của Thư viện Quốc gia Việt Nam đã bị thất thoát rất nhiều, làm cho vốn tài liệu
hiện nay không còn được đầy đủ, một vấn đề mà Thư viện chưa thể khắc phục
được.
Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của nhân dân ta đã thành công vang
dội, quân Pháp thua trận và phải công nhận một nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Năm 1954, quân Pháp rút khỏi Hà Nội, chúng đã mang theo rất nhiều sách quý
hiếm tạo lỗ hổng lớn cho kho sách Đông Dương của Thư viện Quốc gia, cũng là
một mất mát to lớn cho dân tộc ta.
Chống thực dân Pháp rồi đến chống đế quốc Mỹ, mhân dân ta trong cả một
thời gian dài chiến đấu với giặc ngoại xâm nhưng vẫn không quên bảo vệ những di
sản văn hoá thành văn của dân tộc. Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ, nhằm
bảo vệ vốn tài liệu của Thư viện tránh khỏi cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc
bằng không quân, Ban Giám Đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam đã buộc phải chọn
lọc và đưa một số hòm sách báo quý sơ tán lên Việt Bắc lưu giữ cùng với những
tài sản quốc gia khác. Chính lần vận chuyển này đã làm cho kho báo chí Đông
Dương của Thư viện bị hư hỏng rất nhiều nên không tránh khởi tình trạng bị giòn
nát và huỷ hoại.
Sau khi đất nước thống nhất (30/4/1975), chúng ta hy vọng rằng sẽ được yên
ổn để xây dựng phát triển đất nước thì cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc

lại nổ ra vào năm 1979. Thư viện Quốc gia Việt Nam buộc phải sơ tán kho sách
của mình vào tận Thành phố Hồ Chí Minh với mục đích sẽ chuyển lên Thư viện
Đà Lạt để cất giữ một thời gian. Tuy nhiên, kế hoạch này đã không thực hiện được
vì lúc đó ở Đà Lạt đã xảy ra bạo động vì vậy Thư viện lại quyết định chuyển các
hòm sách ra Hà Nội, cất giữ trong các hang núi, trong nhà dân ở Yên Lãng - Vĩnh
Phúc. Cán bộ của Thư viện lúc bấy giờ đã rất cẩn thận trong công tác bảo quản
những hòm sách đó: phun thuốc chống côn trùng vào trong các quyển sách, sau đó
gói lại bằng hai lớp giấy, lớp trong bằng giấy xi măng, lớp ngoài bằng giấy chống
ẩm rồi cho vào hòm gỗ đóng lại và quét thuốc chống mối bên ngoài. Mặc dù vậy,
những hòm sách này vẫn không tránh khỏi tình trạng bị mất mát và hư hại. Nguyên
nhân chính là do điều kiện lưu trữ không tốt, các hòm sách được cất giữ trong núi
có khí hậu ẩm ướt cộng với lũ về bất chợt làm cho tất cả vốn tài liệu bị ướt hết. Các
cán bộ Thư viện lại tiến hành hong khô sách bằng cách phơi ra nắng nên đã làm
cho một số tài liệu bị giòn, mục. Bên cạnh đó còn có một nguyên nhân khác xuất
phát từ chính cách mà các cán bộ Thư viện dùng để bảo quản tài liệu đó là: hoá
chất DDT mà Thư viện sử dụng phun vào tài liệu để chống côn trùng phá hoại thì
lại có tác dụng ngược lại gây ra hư hỏng tài liệu,…
Việc bảo quản vốn tài liệu quý hiếm trong quá trình sơ tán của Thư viện Quốc
gia Việt Nam rất phức tạp, khó khăn mà không phải Thư viện nào cũng có thể làm
được. Mặc dù trong thời gian đầy khó khăn đó, vốn tài liệu bị hư hỏng và thất thoát
khá nhiều nhưng có thể nói rằng các cán bộ Thư viện Quốc gia Việt Nam đã cố
gắng hết sức và hoàn thành nhiệm vụ bảo quản vốn tài liệu của mình.
Công tác xây dựng cơ sở vật chất, dồn kho, chuyển kho cũng là một nguyên
nhân làm cho vốn tài liệu của Thư viện bị hư hỏng, rách nát. Vì lượng sách báo
nhập vào Thư viện ngày càng nhiều nên nhu cầu mở rộng vật chất, kho tàng là điều
không thể tránh khỏi. Khi chưa có kho mới thì sách, báo phải xếp chồng lên nhau
hoặc ken rất chặt để có thêm diện tích chứa tài liệu. Đây cũng là nguyên nhân làm
cho tài liệu hư hỏng nhanh hơn và kém bền hơn.
- Bạn đọc và cán bộ Thư viện
Có thể nói, Thư viện Quốc gia Việt Nam là Thư viện có lượng bạn đọc lớn

nhất trong cả nước. Trung bình Thư viện phục vụ khoảng 1.066 lượt bạn đọc/ngày
nên vòng quay của sách, báo tại Thư viện rất cao. Bởi vậy, tài liệu do có vòng quay
nhanh nên dễ bị hao mòn, rách nát. Không những thế, có nhiều bạn đọc thiếu ý
thức khi đọc tài liệu đã gấp sách để đánh dấu trang, viết, tẩy xoá thậm chí còn cắt
dán và xé trang tài liệu cần thiết cho nhu cầu của mình. Đơn cử có rất nhiều trang
báo, tạp chí thuộc kho báo, tạp chí của Thư viện bị xé nhất là những trang có tranh,
ảnh bạn đọc còn ghi chằng chịt vào các trang báo bằng bút bi và bút đánh dấu làm
những người đến sau không thể nào đọc được.
Để bảo quản cho vốn tài liệu quý hiếm tránh khỏi sự huỷ hoại, các tài liệu
thuộc dạng này không được phép sao chụp mà chỉ được đọc tại chỗ cần đoạn nào
có thể chép ra. Nhưng ý thức của những bạn đọc kém vẫn làm cho những tài liệu
này hư hỏng thêm trong quá trình sử dụng.
Bên cạnh bạn đọc, cán bộ thư viện cũng phải chịu phần lớn trách nhiệm
trong việc tài liệu bị hư hại. Việc xếp tài liệu lên giá không cẩn thận của cán bộ thư
viện làm sách bị túm ở đầu gáy sách, khi lấy ra cũng có thể gây tổn hại cho sách
sau một thời gian. Mặt khác việc một số cán bộ trong thư viện vẫn mang đồ ăn và
nấu nướng trong Thư viện là một trong những nguyên nhân lớn làm cho vi sinh vật
và động vật gặm nhấm phát triển nhất là chuột và gián. Ngoài ra với lượng bạn đọc
quá đông ở Thư viện như hiện nay, thủ thư hầu như không thể nhắc nhở, kiểm soát
hết bạn đọc về ý thức bảo quản tài liệu, không kiểm tra được tài liệu trước khi cho
mượn và sau khi bạn đọc trả.
Việc giáo dục ý thức bạn đọc cũng như ý thức của các cán bộ thư viện trong
công tác bảo quản tài liệu là một vấn đề rất cấp thiết được đặt ra cho Ban Giám
Đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam hiện nay.
* Môi trường
Các kho chứa hiện nay của Thư viện Quốc gia Việt Nam có thể nói đã được
xây dựng đúng quy cách, đúng tiêu chuẩn của yêu cầu bảo quản tài liệu.
Tuy nhiên, trong những năm trước đây, những công trình kiến trúc mà Thư
viện sử dụng để bảo quản tài liệu một số là những ngôi nhà cũ được xây dựng từ
đầu thế kỷ XX không phải là công trình chuyên dụng cho Thư viện, số khác được

xây dựng vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX và đã tính tới việc thiết kế kho
tàng Thư viện thích hợp với công tác bảo quản tài liệu.
Hiện nay, kho sách chính của Thư viện (tính từ sách không năm cho đến
sách năm 2007 trong đó có cả kho sách Đông Dương, kho Hán - Nôm, kho luận
án) đang được lưu giữ tại khu nhà K1 của Thư viện. Số sách xuất bản từ năm 2008
trở lại đây thì được lưu trữ tại kho tự chọn nằm ở tầng 4 của khu nhà nhà 6 tầng
nhìn thẳng từ cổng Thư viện vào. Kho báo tạp chí (trong đó có báo, tạp chí Đông
Dương) cùng với một số loại sách ngoại khác được lưu trữ tại dãy nhà bên phải từ
cổng chính của Thư viện nhìn vào. Khu nhà này được thiết kế từ năm 1960 nhưng
do chiến tranh nên đến khoảng đầu những năm 70 của thế kỷ XX mới được hoàn
chỉnh. Đây là công trình duy nhất của Thư viện được xây dựng theo đúng tiêu
chuẩn kho sách do chuyên gia nổi tiếng về kiến trúc vật lý thiết kế: sàn kho sách
không kín mà có nhiều lỗ thông từ tầng này sang tầng kia, các giá sách được đặt
ngay trên các lỗ đó và tạo nên sự thông gió tự nhiên rất hiệu quả giữa các tầng
trong kho. Đây thực sự là biện pháp tốt cho việc bảo quản sách của Thư viện,
những lỗ thông hơi giúp cho không khí giữa các tầng của kho sách được điều hoà,
tạo điều kiện lý tưởng nhất cho môi trường kho sách. Tuy nhiên, các lỗ thông giữa
các tầng có một nhược điểm đó là: bụi từ tầng trên sẽ rơi xuống tầng dưới khi tiến
hành vệ sinh kho. Do vậy mà phương án này không được áp dụng như ý đồ thiết kế
ban đầu, các lỗ hổng trên sàn các kho được che lại bằng các tấm ván và giá sách
được đặt trên nền đó dẫn đến không phát huy được tác dụng làm thông thoáng kho
sách. Việc điều hoà khí hậu cho kho sách dựa vào điều kiện kho tàng không khả thi
đã gây bất lợi không nhỏ cho vốn sách báo của Thư viện trong tình hình thời tiết
phức tạp như ở Hà Nội.
Khí hậu ở Hà Nội là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè rất nóng cộng với
mưa nhiều. Điều đó làm ảnh hưởng tới độ bền của giấy, các ấn phẩm bị lão hoá, ố
vàng, dễ gãy, mùa xuân ẩm ướt thích ứng cho các loại nấm mốc phát triển, không
khí bị ô nhiễm, nhiều bụi tác động trực tiếp tới sách báo vì vậy việc bảo quản vốn
tài liệu này gặp rất nhiều khó khăn.
Vốn tài liệu quý hiếm (trừ luận án) là kho sách có tuổi thọ lâu đời thì công

tác bảo quản lại càng phải cẩn thận và chu đáo hơn, do có tuổi thọ cao nên nhiều
cuốn sách đã bị hư hỏng do mối mọt, ẩm mốc, cộng thêm với sự ảnh hưởng của
môi trường dẫn đến số lượng sách bị huỷ hoại ngày càng nhiều và đang ở mức báo
động, cần có biện pháp khắc phục kịp thời.
Theo tài liệu về bảo quản của Thư viện Quốc gia Anh thì tiêu chuẩn bảo
quản ấn phẩm thích hợp nhất ở môi trường và độ ẩm là:
Loại hình tài liệu Nhiệt độ Độ ẩm tương đối
Giấy 13 - 18°C 55 - 65 %
Tài liệu từ tính 4 - 16°C 40- 55 %
Tài liệu vi phim 5 - 21°C 50 - 60%
So sánh với hiện trạng kho vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt
Nam hiện nay đã phần nào đáp ứng được tiêu chuẩn trên. Các trang thiết bị để đảm
bảo cho điều kiện nhiệt độ, độ ẩm theo tiêu chuẩn đã có đủ. Tuy nhiên, do điều
kiện khí hậu ở Hà Nội quá phức tạp nên tài liệu vẫn bị phá huỷ là điều không thể
tránh khỏi.
Vấn đề an ninh kho tàng cũng là một yếu tố quan trọng trong công tác bảo
quản vốn tài liệu quý hiếm của Thư viện Quốc gia Việt Nam để giảm thiểu việc bị
thất thoát sách. Hiện tại trong vốn tài liệu quý hiếm chỉ trừ báo, tạp chí Đông
Dương thuộc quyền quản lý của Phòng báo, tạp chí còn lại các tài liệu khác thì
thuộc quyền quản lý của Phòng Bảo quản, phòng chịu trách nhiệm trực tiếp cho
việc mượn sách và chuyển tới phòng đọc cho bạn đọc. Với cách làm này, Thư viện
đã quản lý được vốn tài liệu hiệu quả hơn, tránh tình trạng sách bị mất, an toàn kho
sách được nâng cao.
* Vi sinh vật và động vật gặm nhấm
Đa số vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam đều để lại dấu
vết phá hoại của các vi sinh vật và côn trùng trên trang giấy làm cho tuổi thọ của
tài liệu giảm đi đáng kể. Điều đáng lo là số lượng vi sinh vật này đang ngày tăng tỉ
lệ thuận với số tài liệu nhập vào Thư viện mà các cán bộ Phòng Bảo quản chưa có
biện pháp trừ tận gốc mà chỉ hạn chế được phần nào.
Có một loại vi sinh vật rất nhỏ bé nhưng hậu quả do chúng gây ra thì không

một thư viện nào có thể kiểm soát được, đó là nấm mốc và vết bẩn. Đôi khi các
loại nấm mốc và vết bẩn làm xấu cuốn sách và tài liệu lưu trữ. Các nấm mốc ăn
thủng do có độ ẩm quá cao trong không khí. Ngoài ra vết bẩn sẽ dễ dàng hình
thành và phá huỷ tài liệu nếu kho tàng không được vệ sinh sạch sẽ. Sự xuất hiện
của nấm mốc tạo ra các vết bẩn, vết đen trên giấy, làm mờ, hư hỏng chính văn và
làm cho vốn tài liệu có mùi hăng hắc khó chịu mà ta vẫn thường gọi là “ mùi mốc”.
Hiện nay, vốn tài liệu quý hiếm của Thư viện Quốc gia Việt Nam đã bị nấm
mốc xâm nhập và gây hại rất nhiều. Các trang sách hầu như đã bị ố vàng do thời
gian cộng với các vết nấm mốc. Tuy nhiên, công tác vệ sinh kho được diễn ra
thường xuyên để giảm tối thiểu sự hình thành các vết bẩn bấm trên sách và mạng
nhện chăng trên các giá sách giúp bảo quản sách tốt hơn.
Không chỉ có tài liệu chữ viết, đa số tài liệu vi phim của Thư viện trước đây
cũng bị nấm mốc phá huỷ: hàng nghìn mét vi phim bị mốc, dính bết vào nhau do
chất lượng phim kém, phòng kho không có phương tiện bảo quản. Hiện nay, điều
kiện vật chất cho công tác bảo quản có tốt hơn nhiệt độ, độ ẩm lý tưởng luôn được
để 24/24h.
Không chỉ nấm mốc đang hoành hành tại kho tài liệu quý hiếm của Thư viện
mà còn một tác nhân gây hại khác làm huỷ hoại tài liệu nghiêm trọng phải kể đến
đó là côn trùng và động vật. Một số loại (côn trùng và động vật) chủ yếu xuất hiện
trong các kho sách là: mối, mọt, con dài đuôi cùng với gián và chuột. Đây là những
tác nhân chính làm cho vốn tài liệu quý hiếm trong Thư viện Quốc gia bị phá huỷ,
gây khó khăn cho các cán bộ Phòng Bảo quản trong công tác tìm ra biện pháp để
ngăn chặn sự phá huỷ của chúng.
Khi nói đến sách bị hư hỏng, chúng ta thường nhắc đến loài côn trùng dễ
dàng xâm nhập vào làm tài liệu bị huỷ hoại nhất, đó chính là con mọt. Hầu như mọi
kho tàng lưu trữ tài liệu của Thư viện Quốc gia Việt Nam đều bị mọt xâm hại kể cả
mọt gỗ và mọt sách. Kho sách bị mọt xâm hại nhiều nhất chính là kho sách Đông
Dương. Sở dĩ, mọt có thể dễ dàng xâm nhập và phá huỷ tài liệu như vậy là do các
giá xếp sách, báo của Thư viện trước kia đều sử dụng giá gỗ. Trong những năm
gần đây, để khắc phục tình trạng mọt ăn tài liệu, các giá sách của Thư viện đều

được thay bằng giá nhôm, đã giảm được tối đa tình trạng mọt phá sách cũng như
giá sách.
Mối là loại côn trùng hay được chúng ta nhắc đi đôi với mọt, và hậu quả của
mối để lại trên các trang sách, báo cũng nghiêm trọng không kém so với mọt. Nhất
là trong điều kiện tài liệu gia tăng quá nhiều trong Thư viện mà kho chứa không
thể mở rộng thêm đã làm cho mối dễ dàng sinh sôi nảy nở để phá huỷ tài liệu.
Cũng giống như mọt, các giá sách có ván làm bằng gỗ tạp đều bị mối phá và ăn,
làm hỏng cả giá sách lẫn tài liệu.
Kho luận án của Thư viện thì phải đối đầu với một loại côn trùng rất nguy
hiểm cho tài liệu là con dài đuôi. Các cuốn luận án đều được bảo quản cẩn thận,
được đóng hộp đựng bằng bìa hoặc bằng da nhưng vẫn không ngăn chặn được con
dài đuôi. Chúng không những đục các trang sách thành những vệt thủng nham nhở
mà nó còn gặm mòn các bìa và gáy sách kể cả bìa bằng da.
Cuối cùng phải kể đến các loài gặm nhấm gây hại cho vốn tài liệu rất nhiều
đó là gián và chuột. Hai loài này thường hoạt động vào ban đêm vì sợ gặp người.
Gián là loại ăn tạp, chúng gặm bìa và ăn hồ dán ở gáy của rất nhiều tài liệu trong
các kho của Thư viện nhất là các tài liệu có bìa làm bằng da hay chất dẻo. Những
cuốn sách đã bị hư hỏng phần nào được cán bộ Phòng Bảo quản tiến hành phục chế
thì bị gián gặm nhấm, phá hoại. Bên cạnh đó, một loại động vật to lớn hơn gián
không những phá hoại tài liệu mà còn gây ô nhiễm môi trường kho tàng của Thư
viện đó chính là chuột. Chuột là loài có tốc độ tăng trưởng nhanh, chu kỳ sinh đẻ
ngắn ngày nên số lượng của chúng có thể tăng lên nhanh chóng trong một thời gian
ngắn. Cộng với răng của chuột luôn bị mọc dài ra nên giải pháp tốt nhất cho chúng
là gặm sách báo, các ván gỗ để cho răng của chúng mòn bớt đi. Tài liệu bị chuột
gặm nhấm thường bị mất nhiều phần nội dung của chính văn vì vết cắn của chúng
rất lớn và nhiều khi còn để lại vết răng trên các trang sách. Ngoài ra, các kho sách
để ở tầng 1, điều kiện khí hậu ẩm thấp là nơi thuận lợi cho lũ chuột làm ổ vì các
kho này thường tối và ẩm thấp gây ra tình trạng bẩn thỉu, mất vệ sinh, nhất là khi
trong kho có chuột chết sẽ tạo ra mùi khó chịu, làm ô nhiễm môi trường và nguy
hại đến sức khoẻ của con người mà điển hình là các cán bộ làm việc ở kho đó.

2.1.3 Các phương pháp bảo quản vốn tài liệu quý hiếm
Kế hoạch bảo tồn, bảo quản vốn tài liệu quý hiếm trong Thư viện là một vấn
đề lớn, cấp thiết, phải được sự quan tâm thường xuyên của các ngành các cấp nhất
là ở một thư viện lớn như Thư viện Quốc gia Việt Nam. Thực tế vốn tài liệu quý
hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam đã có những chương trình bảo quản để khắc
phục và ngăn chặn những tác nhân có hại đang diễn ra từng ngày từng giờ tác động
một cách trực tiếp hay gián tiếp, làm huỷ hoại vốn tài liệu này. Sự quan tâm, bảo
vệ để chống lại sự nguy hại từ tự nhiên, trộm, môi trường ẩm ướt và côn trùng,
động vật được đặt lên hàng đầu. Thư viện đã có những biện pháp thiết thực và
mang tính dự án khả thi trong công tác bảo quản vốn tài liệu quý hiếm như sau:
2.1.3.1 Phương pháp chung
* Phương pháp bảo quản thường xuyên
- Dùng các loại hóa chất diệt vi sinh vật và động vật gặm nhấm
Khi phát hiện ra các loại vi sinh vật và động vật gặm nhấm làm nguy hại đến
vốn tài liệu, điều quan trọng nhất là tìm ra cách và biết cách tiêu diệt chúng. Việc
sử dụng hoá chất để tiêu diệt các loại vi sinh vật và động vật gặm nhấm đã được áp
dụng ở những kho tàng lưu trữ sách báo từ xa xưa.
Nếu như dầu bá hương là chất đầu tiên được các Thư viện trên thế giới trước
Công nguyên sử dụng bôi vào sách làm bằng giấy papyrus rồi đựng chúng trong
các hòm gỗ thông đánh bóng để bảo vệ thì đến thế kỷ thứ III sau Công nguyên,
người Trung Quốc đã sáng chế ra chất huang - nich, một loại thuốc trừ sâu được triết
từ hạt giống của cây bấc. Và đến năm 674 sau Công nguyên thì luật pháp đã buộc
các nhà sản xuất phải thêm chất thuốc này vào giấy trong quá trình chế tạo nhằm bảo
vệ giấy chống lại các cuộc tấn công của lũ sâu bọ.
Đến khi công nghệ hoá học và sản xuất giấy được nâng cao hơn thì người ta
đã phát hiện và ứng dụng theo nhiều cách, một vài chất và vật liệu khác để làm

×