Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

VẤN ĐỀ XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.69 KB, 24 trang )

VẤN ĐỀ XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
NGHIÊN CỨU XÃ HỘI VÀ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Gv : PGS.TS Nguyễn Khang
hv : Trần Thị Thu Trang
1
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Hiện nay, vấn đề xã hội hoá nói chung, xã hội hoá giáo dục nói riêng không
chỉ nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước mà là toàn xã hội. Có thể nhận
thấy bất kỳ lĩnh vực nào xã hội hoá cũng được nhắc tới như là một biện pháp đổi
mới. Tuy nhiên không lĩnh vực nào lại gây nhiều tranh luận như lĩnh vực giáo dục.
Bởi giáo dục luôn là trung tâm của đời sống xã hội, nó quyết định tương lai của mỗi
người và của cả xã hội. Hiến pháp nước Việt Nam đã khẳng định: “ Phát triển giáo
dục là quốc sách hàng đầu”.
Để đầu tư cho giáo dục Nhà nước và nhân dân ta đã bỏ ra một khoản chi phí
không nhỏ. Chỉ số chi tiêu cho giáo dục trên tổng sản phẩm quốc nội liên tục tăng,
trong đó có tới 40% là của nhân dân, phần còn lại là nhà nước chi trả. Chi nhiều như
vậy song dường như tình hình giáo dục ở nước ta vẫn không cải thiện được đáng kể.
Trong khi đó gần đây lại dộ lên một cách hiểu chưa chính xác về cụm từ “xã hội
hoá”, khiến không ít người dân và cả các cán bộ nhà nước hiểu xã hội hoá giáo dục
một cách đơn giản là huy động sự đóng góp bằng tiền của nhân dân vào sự nghiệp
giáo dục, là tăng học phí, là đa dạng hoá các loại hình trường, là đẩy gánh nặng lên
vai người dân…Do đó đã có rất nhiều bài viết khác nhau tranh luận về vấn đề này,
đánh giá khách quan có, phản đối cũng có. Thiết nghĩ, xã hội hoá giáo dục được
Đảng và Nhà nước ta đưa ra như một quyết sách nhằm đổi mới nền giáo dục nước
nhà vì vậy không thể nói xã hội hoá giáo dục chỉ được thực hiện theo cách hiểu phiến
diện trên.
Với vốn hiểu biết của mình, tôi không đồng tình với cách hiểu đó song trong
phạm vi bài viết này tôi không đánh giá hết tình hình của vấn đề. Tôi chỉ nêu ra một
vài cảm nhận của cá nhân tôi về vấn đề nhạy cảm này. Với mụch đích đó, bài viết của
tôi có ba nội dung chính. Nội dung đầu tiên, tôi xin trích một số điểm trong các văn


bản pháp quy quy định về nội dung xã hội hoá nhằm làm sáng tỏ chủ truơng xã hội
hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước. Tiếp theo, phân tích thực trạng nhìn nhận hiện
2
nay của xã hội về vấn đề xã hội hoá nói chung và xã hội hoá giáo dục nói riêng. Cuối
cùng, tôi xin nêu ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình xã hội hoá giáo dục.
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước.
Hiện nay thuật ngữ “xã hội hoá” được sử dụng rộng rãi ở nước ta và vấn đề xã
hội hoá giáo dục đang gây nhiều tranh cãi. Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp
hành Trung ương Đảng khoá VIII đã định hướng rõ xã hội hoá công tác giáo dục là:
“huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây
dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước”. Đã có nhiều cách hiểu
khác nhau về thuật ngữ này, thậm chí nhiều người hiểu rất đơn giản “huy động toàn
xã hội làm giáo dục” là bất kì ai nếu đủ điều kiện đều có thể mở cho riêng mình một
cơ sở giáo dục, hoạt động như bất kỳ cơ sở nào của nhà nước. Hoặc “nhân dân góp
sức” nghĩa là từ nay gánh nặng tài chính của giáo dục được đẩy sang vai người dân
với việc tăng học phí, chuyển các cơ sở giáo dục công lập sang bán công, cổ phần
hoá các cơ sở giáo dục đã có truyền thống lâu đời… Nếu với cách hiểu đó mà cho
rằng chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước chưa đúng là không thoả đáng.
Vấn đề ở chỗ chúng ta hiểu sai và làm sai dẫn đến những kết quả đi ngược lại chủ
chương, đường lối.
Nghị quyết 90-CP của Chính phủ do Thủ tướng ký ngày 21/08/1997 đã khẳng
định: “Xã hội hoá là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực,
vật lực và tài lực trong xã hội.”
Xã hội hoá có thể hiểu là mở rộng các nguồn đầu tư khác, khai thác các tiềm
năng về mọi mặt của xã hội để đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội chứ
không phải là chỉ khai thác về mặt tiền của của nhân dân, “không có nghĩa là giảm
nhẹ trách nhiệm của nhà nước, giảm bớt phần ngân sách nhà nước”. Cũng với ý
nghĩa như vậy, xã hội hoá giáo dục là vận động sự tham gia rộng rãi của quần chúng
nhân dân, của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục, không phải chỉ là thu

tiền của dân để trang trải cho các chi phí giáo dục hoặc mở rộng khu vực tư nhân, thu
3
hẹp khu vực nhà nước trong lĩnh vực giáo dục. Chúng ta cần thiết phải hiểu đúng
nghĩa của cuộc vận động xã hội hoá giáo dục, có như vậy mới thực hiện được công
bằng và phát triển giáo dục.
Cũng trong Nghị quyết này, cuộc vận động xã hội hoá giáo dục có 3 nội dung
chủ yếu sau:
Thứ nhất là tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều
hình thức; vận động toàn dân, trước hết là những người trong độ tuổi lao động, thực
hiện học tập suốt đời để làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn và có cuộc sống tốt đẹp
hơn, làm cho xã hội ta trở thành một xã hội học tập.
Thứ hai là vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, tạo ra môi trường giáo dục
lành mạnh, phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình
và giáo dục ngoài xã hội; tăng cường trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, Hội đồng nhân
dân, Uỷ ban nhân dân, các đoàn thể quần chúng, các doanh nghiệp đối với sự
nghiệp giáo dục.
Thứ ba là nâng cao ý thức trách nhiệm và sự tham gia của toàn dân đối với
giáo dục nhằm củng cố, tăng cường hiệu quả của hệ thống giáo dục để phục vụ tốt
việc học tập của nhân dân.
Như vậy xã hội hoá giáo dục không chỉ là công việc của ngành giáo dục mà là
sự nghiệp của toàn dân, của mọi tổ chức kinh tế xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và
quản lý của Nhà nước. Xã hội hoá giáo dục hoàn toàn không phải là một giải pháp
tình thế trong lúc ngân sách nhà nước dành cho giáo dục còn hạn hẹp mà là một giải
pháp lâu dài, mang tính chiến lược. Xã hội hoá giáo dục nhằm thực hiện công bằng
xã hội trong giáo dục, nhằm làm cho không chỉ thế hệ trẻ mà là mọi người dân được
hưởng các quyền lợi mà giáo dục đem đến đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện
cho mọi người dân, mọi tổ chức chính trị-kinh tế-văn hoá xã hội phát huy cao nhất
trách nhiệm và năng lực của mình đóng góp cho cho sự nghiệp giáo dục. Xã hội hoá
4
giáo dục còn nhằm đến mục tiêu xây dựng xã hội học tập trên đất nước, hình thành

thói quen học suốt đời dù là trí thức hay lao động chân tay, dù trẻ hay cao tuổi.
Để thực hiện được các nội dung trên, Nghị quyết cũng nêu một số chủ trương
biện pháp. Tôi xin trích dẫn một số điểm như sau:
“…
- Bên cạnh việc củng cố các trường công lập giữ vai trò chủ đạo, lấy đó làm
nòng cốt, cần mở ra nhiều hình thức giáo dục, phát triển các loại hình trường ngoài
công lập, tạo cơ hội cho mọi người nâng cao trình độ, tiếp cận được những kiến thức
mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật để vận dụng trong công việc và vào đời sống hàng
ngày; sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để phát triển giáo dục từ xa
Chuyển giao các trường trung học chuyên nghiệp đào tạo ngành hẹp cho các Tổng
công ty, công ty nhà nước trực tiếp quản lý, gắn đào tạo với đơn vị sử dụng…
- Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội để phát triển giáo
dục. Cùng với việc tăng thêm và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước cần cải tiến
chế độ học phí, huy động thêm sự đóng góp của cha mẹ học sinh và của các tổ chức
sản xuất, kinh doanh…Việc huy động dân tham gia đóng góp cho giáo dục phải được
xem xét một cách kỹ lưỡng, căn cứ vào mức sống và khả năng của dân ở từng vùng,
từng địa phương trên cơ sở bảo đảm công bằng xã hội, có chính sách học phí phù
hợp, đồng thời có chính sách trợ cấp xã hội và cho vay vốn để đi học.
- Nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục, xử lý tốt mối quan hệ giữa quy mô,
chất lượng và hiệu quả.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, hợp tác giáo dục với nước ngoài
để tăng thêm nguồn lực phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo…Cho phép một số
trường đại học hoặc các tổ chức giáo dục nước ngoài, người Việt Nam sống ở nước
ngoài được mở trường tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam. Cho phép các trường
đại học trong nước mời giáo viên nước ngoài, giáo viên là người Việt Nam sống ở
nước ngoài vào giảng dạy. Sử dụng một phần ngân sách và viện trợ của nước ngoài
5
để gửi cán bộ giảng dạy của ta đi bổ túc trình độ ở nước ngoài, gửi sinh viên được
tuyển chọn đi nước ngoài học những ngành và cấp học cần thiết.
- Tổ chức sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa các cơ quan quản lý nhà

nước về giáo dục và đào tạo với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng để vận
động nhân dân tham gia có hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục.

Vậy liệu xã hội hoá giáo dục chỉ đơn thuần là mở thêm trường, là tăng học
phí v v ? Để trả lời câu hỏi này, tôi nghĩ chúng ta nên nghiên cứu đầy đủ văn bản tôi
vừa trích dẫn. Xã hội hoá giáo dục là bao gồm cả ba nội dung trên và để xã hội hoá
thành công cần thiết phải thực hiện đồng thời các biện pháp dưới sự chỉ đạo chung
của Đảng và quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Chúng ta không nên tách bạch từng nội
dung và biện pháp rồi áp đặt vào tình hình thực tế đang trong giai đoạn quá độ như
hiện nay để đánh giá và hiểu sai đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước. Chúng
ta đang hướng tới nền giáo dục phục vụ toàn xã hội, mọi đối tượng người dân đều
được hưởng sự tiến bộ trong giáo dục. Đồng thời mọi tổ chức, cá nhân đều được
đóng góp cho giáo dục trên cơ sở phục vụ lợi ích phát triển giáo dục chứ không phải
là tư lợi. Gắn giáo dục với nhu cầu phát triển xã hội, gắn đào tạo với đơn vị sử dụng,
chấm dứt tình trạng không tương thích giữa cái mà xã hội yêu cầu với cái mà giáo
dục đào tạo tạo ra. Ví dụ như một lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nào đó cần người lao
động với những kỹ năng nhất định đáp ứng yêu cầu của ngành thì việc họ muốn đóng
góp hay tham gia vào quá trình đào tạo không có gì là khó hiểu. Điều quan trọng là
Nhà nước phải điều tiết được sự đóng góp đó và quản lý, đánh giá thật chính xác sao
cho phục vụ lợi ích phát triển chung, tránh tình trạng vụ lợi riêng.
2. Đánh giá thực trạng vấn đề xã hội hoá giáo dục.
Từ trích dẫn đã được phân tích ở trên, thấy rằng chủ trương xã hội hoá giáo
dục là hoàn toàn hợp lý khi Đảng và Nhà nước ta tiến hành cải cách giáo dục. Để lợi
ích của việc xã hội hoá giáo dục đến được với người dân thì phải trải qua một thời
gian thực hiện và đánh giá. Đồng thời, các cấp, các ngành liên quan phải hiểu đúng
6
và thực hiện đúng tinh thần xã hội hoá, không lạm dụng xã hội hoá như một công cụ
để phục vụ lợi ích riêng, đi ngược với chủ trương, đường lối. Mục tiêu của đường lối,
chủ trương thì quá rõ ràng nhưng khi thực hiện thì vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập
đang gây tranh cãi mà tôi hy vọng rằng sẽ dần được khắc phục.

Vấn đề đang nóng lên hiện nay và nhận được không ít ý kiến băn khoăn, phản
đối, đó là tăng học phí. Đây thực sự là vấn đề hết sức nhạy cảm, có tác động lớn đến
đời sống xã hội nên nếu không được thực hiện một cách dần dần theo lộ trình cụ thể,
hợp lí thì rất dễ gây ra những phản đối gay gắt từ phía người dân. Bởi hiện nay mức
sống của người dân khá thấp, xã hội còn quen với cơ chế bao cấp trong giáo dục thì
việc tăng học phí của các cấp học có thể sẽ chưa nhận được sự đồng thuận của xã hội.
Ngày 13-5-2009, Bộ GD-ĐT báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Đề án
đổi mới cơ chế tài chính của giáo dục và đào tạo giai đoạn 2009 -2014. Một trong
những nội dung quan trọng của đề án là đề xuất thay đổi về chính sách học phí. Đề án
khẳng định sửa đổi chế độ học phí của các trường công lập theo hướng mức học phí
và các chi phí học tập hợp lý khác cho con em đi học mầm non và phổ thông không
vượt quá 6% thu nhập bình quân của hộ gia đình. Mức học phí cụ thể sẽ do UBND
cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã
hội của địa phương và hộ gia đình trên địa bàn. Ngoài ra, khung học phí đại học cũng
chia thành 7 nhóm phù hợp với từng ngành đào tạo. Tuy nhiên, khi đề án này được
trình Quốc hội thì đã vấp phải nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này.
Theo ý kiến của ông Đặng Như Lợi – Phó chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội của
Quốc hội, thì Đề án nghiên cứu công phu, tỉ mỉ, có nhiều số liệu nhưng vấn đề
chính nhất thì lại không làm được, đó là vấn đề cơ chế giáo dục. Cần phải bắt đầu từ
nhiệm vụ để xác định cơ cấu chi, ra cơ cấu thu rồi mới tính học phí thế nào, chứ
không thể tính giật lùi. Cuối cùng ông cho rằng : Chủ trương của Chính phủ thì rất
đúng nhưng nội dung của Đề án thì lại không đảm bảo để thực hiện. Ông đề nghị nên
chia thu, chi tài chính của giáo dục, đào tạo hiện nay thành 3 phần để phân tích được
ưu, khuyết điểm của cơ chế tài chính hiện hành. Ba phần gồm có đầu tư xây dựng cơ
7
sở vật chất và thiết bị trường học; chi thường xuyên; chi học phí và các đóng góp trực
tiếp khác. Từ đó, nhìn nhận thay đổi cơ chế tài chính theo con đường này là xác định
tính đúng, tính đủ chi phí trực tiếp của giáo dục, đào tạo theo chất lượng chuẩn cho
các cấp giáo dục, các ngành nghề đào tạo.
Theo ý kiến đánh giá của Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư Phạm Phụ (ĐH Bách

Khoa TP Hồ Chí Minh): đổi mới cơ chế tài chính không chỉ là tăng học phí, mà còn
là cách huy động các nguồn lực của xã hội, cách phân chia cái “bánh” ngân sách nhà
nước, cách quản lý tài chính ở các cơ sở GD v.v…sao cho công khai, minh bạch và
có hiệu quả để đảm bảo chất lượng, và đặc biệt để đảm bảo công bằng xã hội. Tuy
nhiên vấn đề tăng học phí lại ảnh hưởng rất lớn tới người nghèo. Đã có rất nhiều ý
kiến cho rằng tăng học phí thì người nghèo đứng trước nguy cơ bỏ học, mất cân bằng
xã hội. Tăng học phí là xu thế chung và hợp lí, nhưng dường như Đề án chưa giải
quyết thoả đáng vấn đề hỗ trợ cho người nghèo đi học. Đây là vấn đề làm cho dự án
gặp phải nhiều khó khăn khi thực hiện.
Đánh giá về cơ chế tài chính trong giáo dục, báo cáo đánh giá tác động của đề
án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục 2009 -2014 của Bộ giáo dục đã chỉ rõ các vấn đề
bất cập như sau:
1. Ngành giáo dục không có điều kiện đánh giá hiệu quả chi của nhà nước cho
giáo dục, các cơ quan quản lý giáo dục và nhân dân không đánh giá được chất lượng
giáo dục trong tương quan với chi của nhà nước và người dân cho giáo dục, nhất là
đào tạo nghề nghiệp. 74% ngân sách nhà nước dành cho giáo dục do các UBND tỉnh
quản lý, 21 % do các Bộ ngành khác quản lý, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quản lý
5%. Không có quy định về chế độ báo cáo sử dụng ngân sách cho giáo dục do các địa
phương và Bộ ngành khác quản lý cho Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các trường không
công khai cam kết chất lượng giáo dục, không công bố đánh giá thực tế chất lượng
giáo dục của cơ sở giáo dục, không công bố nguồn lực thực tế của nhà trường phục
8
vụ đào tạo, không công khai tài chính của nhà trường để nhà nước và người dân dễ
dàng kiểm tra, giám sát.
2. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về việc sử dụng kinh phí cho
giáo dục từ ngân sách và của người dân (qua học phí) sao cho hiệu quả, góp phần
nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô giáo dục là không rõ ràng. Người đứng đầu
cơ sở giáo dục nếu sử dụng kinh phí giáo dục không hiệu quả, không quan tâm thoả
đáng đến yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, hầu như không bị chế tài gì. Cơ quan
quản lý nhà nước các cấp, nếu phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước cho giáo dục

không hợp lý, không giám sát được hiệu quả chi cho giáo dục, thực tế hầu như không
bị chế tài gì.
3. Trong 10 năm qua từ năm 1999-2008:
- Tổng sản phẩm nội địa bình quân đầu người ở nước ta tăng 4,7 lần (tổng sản
phẩm nội địa bình quân đầu người năm 1999 là 3,6 triệu đồng/người/ năm, năm
2008 là 17 triệu đồng/người/năm).
- Lương tối thiểu theo quy định của nhà nước tăng 1,86 lần (năm 1998 là
290.000đ/người/tháng, năm 2008 là 540.000đ/ người/ tháng).
- Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục tăng 5,8 lần (ngân sách giáo dục năm
1999 là 14.000 tỷ đồng, năm 2008 là 81.400 tỷ đồng).
- Quy mô học sinh học nghề, trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên cao đẳng, đại
học tăng 2,3 lần (năm 1998 có 1,84 triệu học sinh học nghề, sinh viên, năm 2008 là
4,3 triệu).
- Chỉ số giá cả tiêu dùng tăng gấp 2 lần (1 triệu đồng của năm 2008 có sức mua
hàng chỉ tương tương 500.000đ năm 1998).
Nhưng khung học phí 10 năm không thay đổi dẫn đến hậu quả tổng nguồn lực
của đất nước huy động cho giáo dục đào tạo vẫn rất hạn chế, ảnh hưởng đến chất
lượng đào tạo, gây bất hợp lý thêm trong hệ thống giáo dục:
9
- Năm 2006, chi bình quân cho 1 học sinh, sinh viên ở nước ta là 723 USD
(quy đổi sức mua tương đương), chỉ bằng 1/4 của Thái Lan (3.170 USD) và Malaysia
(3.031 USD), bằng 1/8 của Hàn Quốc (5.733 USD), chưa bằng 1/10 của Đức (7.368),
của Nhật (7.789 USD) và chỉ bằng 1/16 của Mỹ (12.023 USD).
- Năm 2001, tổng thu học phí ở tất cả các cấp giáo dục công lập từ mầm non
đến đại học chiếm 8,2% tổng chi cho giáo dục (gồm chi từ ngân sách và từ học phí),
năm 2005 là 7,3%, năm 2006 là 6,7%, năm 2008 là 5,5% và nếu khung học phí hiện
nay vẫn giữ đến 2011 thì tỷ lệ này chỉ còn 4%. Tức là càng ngày đóng góp của học
phí vào tổng chi đào tạo ở các trường càng giảm. Năm 2011 chỉ bằng 1/2 năm 2001.
- Do mất giá đồng tiền, nên học phí đại học 180.000 đồng/tháng năm 2008 chỉ
có giá trị 90.000 đồng/tháng so với năm 1998 khi khung học phí được ban hành.

- Trong thời gian qua Nhà nước tăng lương tối thiểu từ 290.000
đồng/người/tháng (năm 1998) lên 540.000 đồng/người/tháng (năm 2008), song yêu
cầu các trường giải quyết nguồn trả lương tăng lên này trong nguồn thu học phí là
chủ yếu, mà học phí thì không tăng, nên các trường phải dành tỷ lệ trong tổng thu của
trường cho trả lương ngày một cao, phần dành cho giáo trình, cơ sở vật chất phục vụ
giảng dạy ngày càng ít đi, ảnh hưởng ngày càng lớn đến chất lượng đào tạo. Mặt
khác, để có thể đảm bảo thu nhập tối thiểu cho giáo viên, phần nào hạn chế việc giáo
viên giỏi chuyển ra các trường ngoài công lập dạy hoặc làm ở các công ty vì có thu
nhập cao hơn thì các trường phải tăng số lượng sinh viên, làm cho tỷ lệ sinh
viên/giảng viên vẫn ở mức rất cao (30-50 sinh viên, thậm chí 100 sinh viên/giảng
viên), ngược lại với yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và đòi hỏi của xã hội.
- Với mức học phí đại học 180.000 đồng/tháng, chi phí đào tạo cho 4 năm hoặc
5 năm học để trở thành kỹ sư, cử nhân, người học phải trả là 7,2 triệu đến 9 triệu
đồng, trong khi ra trường ngay năm đầu tiên đi làm, thu nhập của các kỹ sư, cử nhân
đã từ 1,2 triệu đồng đến 3 triệu đồng/tháng, tức là 14,4 triệu đến 36 triệu đồng/năm.
10
Có nghĩa là thu nhập chỉ từ 3 đến 8 tháng lương sau khi ra trường đã bằng toàn bộ
học phí của cả quá trình đào tạo.
4. Nhà nước thực hiện chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên diện chính
sách, song không trả lại chi phí này cho các trường; mà các trường phải tự cân đối từ
thu học phí của sinh viên khác. Kết quả là nếu nhận nhiều sinh viên diện chính sách
bao nhiêu, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường bao nhiêu thì trường càng
gặp khó khăn về tài chính bấy nhiêu.
5. Sinh viên sư phạm được miễn đóng học phí, song có một số nhất định sau
khi ra trường không làm việc cho ngành giáo dục. Điều này là một sự không công
bằng, làm giảm hiệu quả đầu tư của Nhà nước cho giáo dục.
6. Học sinh thuộc gia đình thu nhập thấp, nếu ở các vùng khó khăn được miễn
giảm học phí. Tuy nhiên, nếu họ nghèo tới mức không dành được mỗi năm khoảng
600.000 đến 700.000 đồng để mua sách vở, đồ dùng học tập, đồng phục, giày dép…
cho con đi học thì các em cũng không thể tới trường. Vì vậy, đề án đề xuất ngoài việc

hỗ trợ người nghèo qua miễn học phí, mà còn phải trợ cấp thêm tiền để các hộ này có
thể đưa con đi học.
7. Với các hộ gia đình có thu nhập bình quân trên 1,5 triệu đồng/người/tháng
(6 triệu đồng/hộ 4 người/tháng) thì mức học phí THPT tối đa là 35.000 đồng/tháng là
rất thấp, dưới khả năng chi trả của họ. Nếu có 2 con đi học thì chi phí học tập chỉ
tương đương 3,3% thu nhập của gia đình. Họ có thể đóng góp cao hơn để bớt đi phần
bao cấp của nhà nước cho người thu nhập cao, mà dành phần ngân sách đó hỗ trợ,
chăm lo cho người nghèo. Song theo quy định hiện nay, trường cũng không thể thu
học phí hơn 35.000 đồng/tháng.
Như vậy bằng việc phân tích các đánh giá và đưa ra các dẫn chứng cụ thể như
trên, tôi xin nêu ra ý kiến như sau: việc tăng học phí là hoàn toàn hợp lí trong tình
hình chung hiện nay. Vấn đề quan trọng nhất là Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan
11
phải đề ra một lộ trình thực hiện hợp lý sao cho vừa minh bạch, vừa hiệu quả và đảm
bảo công bằng xã hội. Vấn đề xã hội hoá giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, của mọi
tổ chức kinh tế xã hội. Chúng ta không thể chỉ đòi hỏi công bằng xã hội trong giáo
dục khi mà các ngành khác không đảm bảo được công bằng trong thu nhập của người
dân, bởi mức chi trả học phí hiện nay là thấp hơn nhiều so với các chi trả khác trong
quá trình đi học. Nhà nước ta rất ưu tiên cho giáo dục và coi đó là quốc sách hàng
đầu vì vậy riêng trong vấn đề tài chính, ngân sách nhà nước chi cho giáo duc là
không nhỏ. Ngoài ra Nhà nước cũng đưa ra rất nhiều các chính sách hỗ trợ cho người
nghèo đi học vì vậy không thể lấy công bằng trong giáo dục ra để gánh các công
bằng khác trong xã hội. Tuy rằng, trong khâu quản lí tài chính giáo dục còn tồn tại
nhiều bất cập về quản lý chi tiêu, về phân bổ các nguồn tài chính sao cho hợp lý, sự
mất cân đối về chất lượng giáo dục…Song khi phân tích, đánh giá vấn đề tăng học
phí nói riêng và xã hội hoá giáo dục nói chung chúng ta phải có cái nhìn khách quan,
hiểu một cách chính xác, không nên nói rằng xã hội hoá giáo dục chỉ là tăng học phí.
Ngoài việc tăng học phí, điều chỉnh chính sách chi tiêu trong giáo dục thì một
vấn đề khác của xã hội hoá giáo dục cũng đang được quan tâm rất nhiều và việc thực
hiện cũng có nhiều bất cập. Đó là việc “mở ra nhiều hình thức giáo dục, phát triển

các loại hình trường ngoài công lập ”,với lập luận rằng để người học các lứa tuổi có
thể chọn lựa cho phù hợp với hoàn cảnh của mình. Chủ trương đó không có vấn đề gì
nếu như Chính phủ và Bộ GD-ĐT kiểm soát được chặt chẽ chất lượng đào tạo và tính
minh bạch trong các cơ sở giáo dục này, đánh giá chính xác khả năng đóng góp về
mọi mặt của nó tới sự nghiệp phát triển giáo dục chung.
Tôi xin nêu ra một vài ví dụ điển hình về những bất cập trong việc quản lý các
cơ sở giáo dục ngoài công lập như sau: Một số cơ sở hoạt động giáo dục như trung
tâm ngoại ngữ, tin học, trung tâm tư vấn du học sau khi được các sở kế hoạch - đầu
tư cấp phép hoạt động đã không có sự kiểm tra, giám sát của các sở giáo dục - đào
tạo. Chưa có tiêu chí phân định rạch ròi cơ sở giáo dục ngoài công lập nào hoạt động
12
phi lợi nhuận, cơ sở nào hoạt động có lợi nhuận nên việc thực hiện chính sách ưu đãi
theo quy định của chính phủ không thống nhất, thiếu công bằng. Hiện nay, mâu thuẫn
về lợi ích kinh tế ở một số trường ngoài công lập đã ảnh hưởng tới lợi ích người học:
Chất lượng giảng dạy không đảm bảo vì nội bộ chỉ chú ý kiện cáo lẫn nhau, có
trường còn không tiếp tục hoạt động được. Trường Mầm non Bình Minh tại quận
Hoàng Mai, Hà Nội là một ví dụ. Hiệu trưởng giữ con dấu của trường. Chủ tịch
HĐQT ra quyết định cách chức hiệu trưởng, nhưng hiệu trưởng lại lợi dụng việc giữ
con dấu lại ra quyết định bãi nhiệm Chủ tịch HĐQT.
Theo tôi nguyên nhân của những sự việc trên là do, thứ nhất thiếu hành lang
pháp lý chặt chẽ để các cơ sở giáo dục ngoài công lập hoạt động trong khuôn khổ của
pháp luật. Nguyên nhân thứ hai là từ nhận thức của người tham gia xã hội hoá trong
lĩnh vực xã hội hoá giáo dục. Rất nhiều người tham gia đầu tư mở trường coi hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục giống như một công ty đơn thuần. Trong khi đó, lực
lượng thanh tra giáo dục lại quá mỏng và thế là tình trạng không quản lý được xảy ra.
Nhiều trường hợp cơ sở phải đóng cửa hoạt động ảnh hưởng trực tiếp tới người học.
Khi các cơ sở giáo dục ngoài công lập, đặc biệt là các trường học mất uy tín, chất
lượng giảm sút thì hầu hết các bậc phụ huynh đều tìm cách cho con em mình vào các
cơ sở công lập, không chỉ gây quá tải mà còn tăng thêm mất cân bằng vì chắc chắn
người giàu sẽ có nhiều cách hơn người nghèo. Và cũng vì các lí do trên mà vô tình

đã có sự phân biệt đối xử giữa người học ở các cơ sở công lập và cơ sở ngoài công
lập. Chúng ta thấy rằng hầu như tất cả các cấp học đều có trường dân lập, và phần lớn
những trường tư ở các cấp phổ thông có chất lượng được thừa nhận là không thua
kém các trường công lập thì ở bậc cao đẳng và đại học lại ngược lại. Chất lượng đào
tạo ở các trường dân lập không những kém hơn mà những vụ bê bối, tiêu cực cũng
không ít. Tiêu cực do thiếu “đầu vào” trong khâu tuyển sinh, dẫn đến việc bất chấp
các quy định của Bộ GD-ĐT, việc phân chia lợi nhuận không phải lúc nào cũng đạt
được sự công bằng, gây bất đồng nội bộ xảy ra ở khá nhiều trường.
13
Một vấn đề nữa và cũng là vấn đề chung của giáo dục đại học Việt Nam là cả
công lập lẫn ngoài công lập cùng sử dụng chung một đội ngũ cán bộ giảng dạy. Do
đó có hiện tượng “ chạy sô” của các giáo viên trong khu vực công lập sang giảng dạy
cho khu vực ngoài công lập. Đương nhiên là các giáo viên này sẽ hoàn thành nhiệm
vụ và có trách nhiệm hơn với việc giảng dạy ở cơ sở công lập. Hơn nữa đầu vào của
hầu hết các trường công lập thường khá cao so với các trường dân lập, có đầy đủ
trang thiết bị dạy học hơn. Chính vì vậy khi ra trường các sinh viên tốt nghiệp các
trường dân lập vẫn bị đối xử phân biệt.
Điều đáng nói nữa là hiện nay Bộ GD-ĐT chưa kiểm soát được mức học phí
và tính minh bạch trong tự chủ thu chi của các cơ sở ngoaì công lập, đặc biệt là các
trường đại học, cao đẳng. Hầu hết các trường ngoài công lập đều có mức thu học phí
cao hơn và nhiều khoản thu hơn các trường công lập, thậm chí có những trường là rất
cao, trong khi đó chất lượng lại kém hơn hẳn. Điều này đã khiến việc đầu tư cho cơ
sở ngoài công lập trở thành đầu tư siêu lợi nhuận. Có rất nhiều ý kiến cho rằng Bộ
GD-ĐT vẫn phải can thiệp ở mức độ phù hợp, không nên để các trường ĐH tự quy
định mức học phí như hiện nay. Nên tiến hành kiểm tra, đánh giá mức học phí của
từng trường, chấp nhận năm sau tăng hơn năm trước, nhưng các trường phải đảm bảo
công khai, minh bạch học phí. Tất cả các trường đều phải báo cáo tài chính, phải
được kiểm định và công khai cho dân biết, nếu các trường không chứng minh được
tài chính rõ ràng, cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo không tương thích với học phí,
thì Bộ mạnh tay quyết định dừng tuyển sinh, hoặc cho tuyển sinh một nửa so với năm

trước.
Như vậy chủ trương mở ra nhiều hình thức giáo dục, phát triển các loại hình
trường ngoài công lập cũng là hoàn toàn hợp lý trong quá trình thực hiện xã hoá giáo
dục. Tuy nhiên nếu như Chính phủ và Bộ Giáo dục-Đào tạo không quản lý chặt khu
vực giáo dục này thì rất dễ rơi vào tình trạng cho phép mở hàng loạt mà không kiểm
soát được. Khi đã không kiểm soát được Bộ sẽ không đánh giá được mức độ đóng
14
gúp ca cỏc c s giỏo dc ngoi cụng lp cho mc tiờu xó hi hoỏ giỏo dc núi
riờng v s nghip phỏt trin giỏo dc núi chung. õy cng l vn gõy bc xỳc ln
i vi khụng ớt ngi dõn v cỏn b trong hon cnh giỏo dc nc ta cung thp xa
so vi cu nh hin nay. iu ny cng d gõy hiu sai v xó hi hoỏ giỏo dc ch l
m rng khu vc giỏo dc ngoi cụng lp.
Một chủ trơng nữa cũng đợc Chính phủ và Bộ GD-ĐT đề ra trong đề án đổi
mới giáo dục đại học và coi đó là một trong những biện pháp thúc đẩy xã hội hóa
giáo dục. Đó là vấn đề trao quyền tự chủ và tăng tính trách nhiệm xã hội của các cơ
sở giáo dục mà hiện nay nớc ta chỉ mới bớc đầu thực hiện ở cấp đại học. Tuy nhiên,
những cố gắng chuyển quyền quản lý từ trung ơng xuống cơ sở cha đợc thể hiện
nhiều trong các chính sách, còn chung chung, thiếu đồng bộ và hiệu quả.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về phân cấp quản lý. Cách hiểu nh sau có thể coi
là phù hợp với tình hình quản lý giáo dục ở nớc ta: phân cấp là sự chuyển đổi quyền
ra quyết định, trách nhiệm và nhiệm vụ từ cấo cao xuống cấp thấp hơn hoặc giữa các
tổ choc. Có 3 loại cơ bản: phân cấp nhiệm vụ: sự chuyển đổi nhiệm vụ và công việc
nhng không chuyển đổi quyền hành; ủy quyền: sự chuyển đổi quyền ra quyết định từ
mức cao xuống mức tấp hơn, nhng quyền hạn này có thể bị rút lại; trao quyền: sự
chuyển đổi quyền hạn sang một đơn vị tự trị, đơn vị này có thể hoạt động độc lập mà
không cần xin phép cấp trung ơng. Trong nền kinh tế tập chung bao cấp, các trờng đại
học gần nh không có quyền tự chủ, mọi nhu cầu, hoạt động đều thực hiện theo kế
hoạch cứng nhắc sẵn có từ trung ơng dội xuống. ý tởng giao quyền tự chủ cho các tr-
ờng đại học chỉ xuất hiện khi nền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trờng.
Từ khi nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội ở nớc ta dần ổn định thì Chính phủ và

Bộ GD-ĐT nghĩ tới việc tăng quyền tự chủ và tiến tới trao quền tự chủ cho các trờng
đại học. Tuy nhiên, việc thực hiện tới nay vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập nh: sự
quản lý của cấp Bộ đối với các trờng còn cứng nhắc, ôm đồm; quyền hạn giao cha đủ
mang tính nhỏ giọt theo thời gian trớc sự đòi hỏi của các trờng và sức ép của xã hội;
15
cha tạo đợc có chế thích ứng gắn kết các trờng đại học với nền kinh tế thị trờng định
hớng xã hội chủ nghĩa.
Thi gian qua, khỏ nhiu quy nh ca Chớnh ph v i mi giỏo dc Vit
Nam ó c ban hnh, c bit Ngh quyt ca Chớnh ph s 14/2005/NQ-CP v
i mi c bn v ton din giỏo dc i hc Vit Nam, giai on 2006-2020. Cú th
núi, õy l vn bn phỏp lý cú tớnh ton din, trit v sõu sc v i mi giỏo dc
i hc Vit Nam. Tuy nhiờn, mt s vn nờu lờn trong ngh quyt cũn khỏ chung
chung v thiu l trỡnh/thi gian/cỏch thc thc hin.
Trong phn 2, mc e v vic i mi c ch qun lý, ngh quyt ghi rừ:
Chuyn cỏc c s giỏo dc i hc cụng lp sang hot ng theo c ch t ch, cú
phỏp nhõn y , cú quyn quyt nh v chu trỏch nhim v o to, nghiờn cu,
t chc, nhõn s v ti chớnh. Tuy nhiờn, khi no v bng cỏch no trng i hc
cụng lp c hot ng theo c ch t ch v cú quyn quyt nh v chu trỏch
nhim v o to, nghiờn cu, t chc, nhõn s v ti chớnh thỡ khụng thy c
cp. Lut Giỏo dc sa i nm 2005 cú quy nh trng i hc c xõy dng
chng trỡnh, giỏo trỡnh xõy dng ch tiờu tuyn sinh, t chc tuyn sinh nhng
trờn thc t cỏc trng u phi lm theo quy nh/hng dn ca B GD- T. Mc
dự iu l trng i hc ban hnh nm 2003 quy nh cỏc trng i hc phi thit
lp hi ng trng bi õy l c quan quyn lc cao nht ca nh trng, ni xột
duyt v quyt ngh cỏc ch trng ln thc hin quyn t ch v t chu trỏch
nhim ca trng nhng cho n nay cú rt ớt trng lm c iu ny hoc cú
nhng khụng ỳng ngha.
Ngh quyt cng ch rừ xúa b c ch b ch qun, xõy dng c ch i din
s hu nh nc i vi cỏc c s giỏo dc i hc cụng lp. Bo m vai trũ kim
tra, giỏm sỏt ca cng ng; phỏt huy vai trũ ca cỏc on th, t chc qun chỳng,

c bit l cỏc hi ngh nghip trong vic giỏm sỏt cht lng giỏo dc i hc.
Vic xúa b c ch b ch qun l vic lm hp lý bi vic qun lý nh nc v giỏo
16
dục đào tạo đại học sẽ tập trung vào đầu mối quản lý của bộ giáo dục. Tuy nhiên, vấn
đề đặt ra hiện nay là ở Việt Nam có đến 13 bộ ngành cùng tham gia quản lý các
trường đại học. Việc sắp xếp và điều hành sẽ thực hiện ra sao, lộ trình thực hiện thế
nào, mâu thuẫn nào sẽ nảy sinh, phương thức giải quyết liên bộ như thế nào không
thấy được đề cập.
Nghị quyết quy định “quản lý nhà nước tập trung vào việc xây dựng và chỉ đạo
thực hiện chiến lược phát triển; chỉ đạo triển khai hệ thống bảo đảm chất lượng và
kiểm định giáo dục đại học; hoàn thiện môi trường pháp lý; tăng cường công tác
kiểm tra, thanh tra; điều tiết vĩ mô cơ cấu và quy mô giáo dục đại học, đáp ứng nhu
cầu nhân lực của đất nước trong từng thời kỳ”. Mục tiêu này thể hiện quyết tâm cao
của Chính phủ đối với việc đổi mới, đặc biệt ở phần bảo đảm và kiểm định chất
lượng đại học. Tuy nhiên, việc Chính phủ gần đây đồng ý cho thành lập đại trà các
trường đại học ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước chủ yếu trên cơ sở nâng cấp từ
các trường cao đẳng sư phạm sẽ dẫn đến việc kiểm định và bảo đảm chất lượng ngày
càng khó khăn. Trong khi đó, việc quản lý và kiểm định chất lượng do Bộ Giáo dục
và Đào tạo chủ trì trong hai năm qua dường như chưa thấy được kết quả/báo cáo cụ
thể ngoại trừ việc tự đánh giá diễn ra ở các trường trọng điểm.
Ngoài ra việc “xây dựng Luật Giáo dục đại học” đã được đưa ra bởi Luật Giáo
dục sửa đổi năm 2005 (điều 60) chỉ đưa ra những quy định chung về “quyền tự chủ
và tự chịu trách nhiệm” của trường đại học. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay
vẫn chưa biết được khi nào Luật Giáo dục đại học được soạn thảo và trình Quốc hội
thông qua.
3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình xã hội hoá giáo dục.
Chính phủ và Bộ Giáo dục và đào tạo khi chỉ đạo thực hiện xã hội hóa giáo
dục đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm đảm bảo thành công. Ngay ở nghị quyết số
90/CP của thủ tướng chính phủ kí ngày 21/08/1997 cũng đã đề ra một số chủ trương,
biện pháp để thực hiện xã hội hoá hoạt động giáo dục và đào tạo. Các chủ trương

17
biện pháp này được cụ thể hoá bằng nhiều đề án, nghị quyết. Tuy nhiên đến nay,
ngay cả Bộ giáo dục và đào tạo và các Bộ ngành liên quan cũng đánh giá là việc thực
hiện còn nhiều bất cập. Ba trong số những bất cập tôi đã trình bày ở phần 2. Đã có
nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia, cán bộ hoạt động trong và ngoài lĩnh vực
giáo dục, của đông đảo quần chúng nhân dân nhằm khắc phục tình trạng này, để xã
hội hoá giáo dục thực sự thúc đẩy giáo dục Việt Nam phát triển.
Cá nhân tôi sau khi nghiên cứu chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước,
tìm hiểu thực trạng các vấn đề nổi cộm của vấn đề xã hội hoá giáo dục ở Việt Nam,
xin đưa ra một vài ý kiến như sau:
a. Trước tiên Đảng và Nhà nước nên xác định một cách rõ ràng mục tiêu của xã
hội hoá giáo dục, làm cho mọi cán bộ và người dân hiểu và nhận thức đúng về xã hội
hoá giáo dục để cùng nhau góp sức hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Việc làm cho mọi
người cùng hiểu không phải là đơn giản, mà thực chất là rất khó, vì trong xã hội tồn
tại nhiều giai tầng khác nhau, có nhận thức không giống nhau. Nhưng nếu làm được
việc này thì việc triển khai các kế hoạch thực hiện xã hội hoá giáo dục không còn
nhiều khó khăn và gây ra nhiều cách hiểu, cách làm khác nhau.
Bên cạnh đó, mục tiêu của xã hội hoá giáo dục phải hướng tới phục vụ sự phát
triển của xã hội, vì giáo dục là tạo ra con người một cách toàn diện về cả về kỹ năng
và nhân cách, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Chúng ta phải chỉ ra được, đâu là cái mà
xã hội đòi hỏi trong mỗi con người, từ đó xây dựng chương trình giáo dục phù hợp,
khắc phục tình trạng giáo dục xa rời lao động sản xuất, xa rời đời sống xã hội. Trong
thời đại xã hội tri thức đang trªn đà phát triển, giáo dục không chỉ hoạch định tương
lai của mỗi người, mà còn hoạch định tương lai phát triển của cả đất nước. Chính vì
vậy, xã hội hoá giáo dục phải chỉ ra được mô hình xã hội tương lai và hướng mục
tiêu tới mô hình đó.
b. Xã hội hoá giáo dục là tạo điều kiện thuận lợi để mọi tầng lớp nhân dân góp
sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước. Vậy Nhà nước
18
muốn quản lý, và định hướng phát triển giáo dục theo đúng chủ trương, đường lối thì

phải tạo ra không gian xã hội, môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch mà ở đó ai
cũng có quyền đóng góp vì sự nghiệp giáo dục, thực hiện sự cạnh tranh lành mạnh về
chất lượng giáo dục.
Việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo, mở rộng khu vực ngoài công lập phải
có lộ trình cụ thể, có ràng buộc pháp lý chặt chẽ, kiểm soát được chất lượng và sự
minh bạch về tài chính. Trong đề án đổi mới cơ chế Tài chính giáo dục năm 2009-
2014, chính phủ đã đề ra các cơ sở giáo dục phải thực hiện ba công khai:
• Công khai cam kết và thực hiện chất lượng giáo dục.
• Công khai nguồn lực và cơ sở đào tạo.
• Công khai tài chính.
Theo tôi việc đề ra ba công khai là chưa đủ, đầy đủ hơn phải là tạo ra các biện
pháp áp chÕ phù hợp nếu như các cơ sở giáo dục không đạt được ba công khai theo
yêu cầu. Không phải là có sự thiếu công bằng giữa cơ sở giáo dục công lập và cơ sở
giáo dục ngoài công lập, mà là trong những năm gần đây, việc chủ trương phát triển,
mở rộng khu vực giáo dục ngoài công lập đã làm nảy sinh nhiều vấn đề ngoài tầm
kiểm soát của Bộ giáo dục và Đào tạo, gây ra không ít khó khăn cho quá trình cải
cách giáo dục, ảnh hưởng đến lợi ích của người đi học và hoài nghi về xã hội hoá
giáo dục.
Nếu như trước đây, vấn đề chất lượng cña các cơ sở giáo dục công lập đã làm
cho các nhà lãnh đạo lung túng, thì nay thªm gánh nặng của cơ sở ngoài công lập-khu
vực giáo dục được xem là đầu tư siêu lợi nhuận. Vì vậy, Nhà nước phải có biện pháp
cứng rắn với bất cứ cơ sở giáo dục nào không đảm bảo ba công khai trên, đặc biệt là
cơ sở ngoài công lập, sao cho sự đóng góp của nhân dân không rơi vào tình trạng bất
chấp để tư lợi cá nhân.
19
c. Khi khng nh xó hi hoỏ giỏo dc l s nghip ca ton dõn, cú ngha l
khụng th khoỏn gn cụng tỏc xó hi hoỏ giỏo dc cho Nh nc v B giỏo dc
-o to. Xó hi hoỏ giỏo dc khụng th thnh cụng chng no chỳng ta cha ch ra
cho xã hi thy vai trò quan trng ca nú trong s nghip v i ny.
Mt trong nhng nn tng ca xó hi húa giỏo dc l xó hi húa ni dung giỏo

dc. Tc l khụng ch a dng hoỏ cỏc loi hỡnh o to v cỏc ngun u t m quan
trng l hin i húa, a dng húa chng trỡnh giỏo dc thớch ng vi nhng ũi hi
ca xó hi. Hệ thống giáo dục - đào tạo có chức năng cung ứng lao động cho xã hội,
vì thế nó cần phải hiểu rõ xã hội cần loại lao động nào và xây dung quy trình đào tạo
phù hợp. Trong bối cảnh hiện tại của nớc ta, hệ thống giáo dục cần phải chuẩn bị lực
lợng lao động có năng lực hội nhập, năng lực hợp tác, năng lực làm việc và chung
sống hòa bình với những nền văn hóa khác nhau. Nói cách khác, hệ thống giáo dục
cần phảI hoàn thành hai sứ mệnh, đó là dạy ngời và dạy nghề. Dạy nghề để ngời lao
động có đủ kỹ năng làm việc và đợc thị trờng chấp nhận, còn dạy ngời để ngời lao
động có thể làm chủ chính mình trên các thị trờng lao động khác nhau. Mỗi cơ sở đào
tạo phục vụ một nhu cầu tìm hiểu tri thức khác nhau và sự đa dạng hóa, phù hợp của
chơng trình giảng dạy chính là một trong những yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất.
Nó cũng là một trong những tiêu chí xác định giá trị của ngôi trờng. Trờng nào nắm
bắt đòi hỏi của xã hội tốt trờng đó sẽ xây dựng đợc chơng trình đào tạo hợp lý, cung
cấp cho ngời học những kiến thức hữu dụng. Đó cũng là cách thiết thực nhất để khắc
phục tình trạng phân biết đối xử giữa khu vực giáo dục công lập và khu vực giáo dục
ngoài công lập.
d. Một vấn đề quan trọng khác cũng cần phải xem xét, đó là vấn đề tự trị trong
giáo dục. Điều này có nghĩa là trao quyền tự quyết cho các trờng học, đặc biệt là các
trờng đại học, cao đẳng. Nhiều nớc trên thế giới từ lâu đã áp dụng chính sách này và
hiện nay hiệu quả của nó đợc chứng minh ở nhiều nớc phát triển, với nền giáo dục
tiên tiến vợt xa chúng ta.
20
Thời gian qua, đã có khá nhiều nghị quyết, quy định của Chính phủ và Bộ GD
-ĐT đề cập tới vấn đề này. Tuy nhiên, việc thực hiện thì còn khá nhiều gian nan và
cha thực sự hiệu quả. Thực tế cuả giáo dục Việt Nam hiện nay, vấn đề trao quyền tự
chủ cho các trờng đại học đang đợc đề cập tới chính là xử lý mối quan hệ giữa Nhà n-
ớc và các cơ sở giáo dục đại học, mà việc giải quyết phụ thuộc về cả hai phía. Theo
tôi, để việc chuyển giao đạt hiệu quả thì về phía Nhà nớc phải sẵn sàng trao và các tr-
ờng phải có đủ cơ sở, năng lực để sẵn sàng nhận. Một khi cơ quan chủ quản cha sẵn

sàng từ bỏ một phần quyền lực hoặc các trờng cha dám nhận quyền lực đợc trao thì
quá trình tự chủ không thể xảy ra. Nhà nớc giảm bớt quyền lực để trao cho các trờng
đại học, Nhà nớc cần có đủ năng lực để tạo không gian pháp lí , đảm bảo điều phối
nguồn lực và kiểm soát chất lợng, buộc các trờng đại học phải có trách nhiệm đối với
ngời học nói riêng và xã hội nói chung. Đối với lãnh đạo trờng đại học cần đợc nâng
cao năng lực quản lý trớc khi đợc trao quyền. Trao quyền tự chủ quá sớm cho những
quản lý trờng cha đủ năng lực sẽ dẫn tới nhiều tổn hại hơn. Vì vậy, quyền tự chủ chỉ
nên trao khi đội ngũ quản lý, cán bộ nhà trờng đủ năng lực tiếp nhận và đủ năng lực
điều hành, luôn sẵn sàng chịu trách nhiệm trớc Nhà nớc, ngời học và xã hội. Bên cạnh
yêu cầu đối với lãnh đạo quản lý nhà trờng thì cần có những yêu cầu đối với đội ngũ
giáo viên giản dạy, đối với công khai tài chính và học thuật trong trờng. Khi lãnh đạo
nhà trờng nhận thêm quyền lực từ cơ quan quản lý cấp trên cần chuyển một phần
quyền lực cho các khoa, bộ môn và cả giáo viên, đảm bảo sinh viên cũng đợc hởng
quyền lực thông qua đại diện của mình tại Hội đông trờng, hình thành văn hóa chất l-
ợng.
Việc trao quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho các trờng đại học sẽ là một
biện pháp hiệu quả để góp phần xã hội hóa giáo dục thành công. Điều quan trọng là
Nhà nớc biết trao những quyền hạn gì, trao nh thế nào, khi nào Tất cả phải có lộ
trình thực hiện cụ thể, đồng bộ để vừa đảm bảo quyền lực đợc thực thi bền vững vừa
đảm bảo trách nhiệm xã hội của các trờng đại học.
21
e. Ngoài các vấn đề trên thì tiền lơng giáo viên cũng là một vấn đề gây nhiều
tranh cãi. Dù đã đợc cải cách không ít lần nhng cho đến nay nó vẫn tiếp tục là căn
nguyên của nhiều căn bệnh trong ngành giáo dục. Để phục vụ xã hội hóa giáo dục
thành công tôi cho rằng Đảng và Nhà nớc cũng nh xã hội phải có các biện pháp cải
cách triệt để tiền lơng của giáo viên nhằm khôi phục giá trị chức danh nhà giáo.
Chúng ta phải nâng cao đời sống vật chất của nhà giáo để họ không phải đối
mặt với mặt trái của nền kinh tế thị trờng. Hiện nay chúng ta vẫn khẳng định rằng tiền
lơng của giáo viên thuộc diện cao nhất trong khối hành chính sự nghiệp, nhng so với
xã hội, so với sự phát triển và đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trờng thì còn

nhiều bất cập. Mặc dù lao động là vinh quang, nghề giáo là nghề cao quí đợc xã hội
tôn vinh, nhng lao động nào cũng cần phải đợc trả lơng tơng xứng với những cống
hiến. Lao động của nhà giáo không trực tiếp tạo ra của cải, vật chất mang ý nghĩa
kinh tế thiết thực nh chúng ta thấy hàng ngày, mà tạo ra giá trị trong mỗi ngời học.
Những giá trị ấy sẽ quyết định tơng lai của mỗi con ngời và tơng lai của cả xã hội. Vì
vậy lao động của nhà giáo cần phải có những u đãi nhất định.
Liên quan đến vấn đề tiền lơng của giáo viên là vấn đề kiểm soát nguồn tài
chính giáo dục. Chúng ta huy động sự đóng góp xã hội cho giáo dục nhng hiệu quả
của những nguồn tài chính này lại không đợc đảm bảo, xã hội không nhận đợc những
sản phẩm mà nó cần. Chính vì vậy cải cách tiền lơng cảu giáo viên, nâng cao đời sống
cho giáo viên phải đi đôi với minh bạch tài chính và đảm bảo chất lợng dạy học.
Để chất lợng dạy học đợc đảm bảo, yếu tố quan trọng nhất là trong sạch hóa hệ
thống giáo dục. Chạy theo bằng cấp, mua điểm hay đạo đức tha hóa của một số giáo
viên là nguyên nhân ảnh hởng xấu tới chất lợng giáo dục. Kết quả là nền giáo dục của
chúng ta chỉ tạo ra những tấm bằng chứ không tạo ra ngời lao động đích thực. Hình
ảnh, uy tín nhà giáo bị bôi đen trong con mắt xã hội do gian lận trong bằng cấp, trong
việc phong học hàm-học vị mà ở đó tiêu chuẩn chất lợng không đợc đặt lên hàng đầu.
Do đó cần phải điều chỉnh lại vấn đề phong học hàm-học vị cho các nhà giáo, không
22
nên hành chính hóa hay độc quyền thẩm định. Nhà nớc cần xây dựng lại thang bảng
về tiêu chuẩn chức danh, giá trị của học hàm-học vị phải đợc xã hội thừa nhận.
Những ý kiến đóng góp của tôi trên đây tuy cha bao quát đợc hết mọi mặt song
cũng đã đề cập đến một số khía cạnh của xã hội hoá giáo dục. Tôi tin rằng đó là
mong muốn đợc đóng góp của cá nhân vào sự nghiệp chung của xã hội.
III. KT LUN.
Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, đời sống xã hội nớc ta đặt ra một yêu
cầu cấp thiết phải không ngừng đổi mới và phát triển bền vững nền giáo dục quốc dân
xứng ngang tầm, bởi giáo dục quyt nh tng lai ca mi con ngi v ca c dân
tộc. Trong giai đoạn thế giới ang có xu hớng chuyển sang thời kỳ phát triển mới-
thời kỳ xã hội tri thức và toàn cầu hoá cao thì vai trò của giáo dục ngày càng trở nên

quan trọng hơn bao giờ hết. Chúng ta không thể cung cấp cho xã hội những lao động
phù hợp nếu nh giáo dục luôn đi sau sự phát triển chung.
Không phải bây giờ mà từ trớc đến nay giáo dục luôn đợc Đảng và Nhà nớc ta
đặc biệt quan tâm. Dới sức ép của nhu cầu học tập ngày càng cao của ngời dân, trc
yờu cu i mi ton din h thng giỏo dc, Chớnh ph v B GD-T ó khụng
ngng nghiờn cu a ra nhng bin phỏp hu hiu nhm ci thin v c cht lng
ln quy mụ giỏo dc. Trong ú ch trng xó hi hoỏ giỏo dc c coi l mt gii
phỏp lõu di, mang tớnh chin lc c xó hi c bit quan tõm, úng gúp ý kin.
Hiện nay còn tồn tại khá nhiều những bất cập trong quá trình thực hiện v nhng
cỏch hiu cha ỳng dn ti nhiu vic lm khụng hp lý, gõy ra s hoi nghi v
thnh cụng ca xó hi hoỏ giỏo dc. Theo tụi, xã hội hóa giáo dục không phải là
nhiệm vụ riêng của Đảng và Nhà nớc hay Bộ, ngành nào mà là nhiệm vụ chung của
toàn xã hội. Chúng ta có cơ sở để tin rằng những thành công mà nó đem lại sẽ làm
thay đổi về chất cho giáo dục Việt Nam.V ể xã hội hóa giáo dục thành công, chúng
ta phải đồng lòng góp sức khắc phục dần những yếu kém, những gì cha hợp lí.
23
24

×