Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Bệnh lây truyền qua đường ăn uống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.23 KB, 25 trang )

Lời giới thiệu
Bệnh lây truyền qua đường ăn uống là những bệnh thường gặp ở tất cả các nước trên thế giới
nhất là những nước mà trình độ dân trí và điều kiện sống còn thấp. Việt Nam là nước nhiệt đới, điều
kiện kinh tế xã hội còn nghèo nàn, nhiều vùng tập quán sinh hoạt còn lạc hậu, vì vậy các bệnh lây
truyền qua đường tiêu hóa như dịch tả, dịch tiêu chảy cấp, các bệnh ký sinh trùng đường ruột
chiếm tỷ lệ rất cao. Đặc biệt trong những năm gần đây, cùng với sự lan tràn của các loại thực phẩm
không được kiểm dịch, tình trạng ngộ độc thực phẩm nhất là ngộ độc tập thể ngày càng có những
diễn biến phức tạp, khó lường.
Với mong muốn cung cấp những thông tin cơ bản để giúp bạn đọc nhận biết về các bệnh lây
truyền qua đường ăn uống và cách phòng chống, nên chúng tôi xuất bản cuốn sách “Bệnh lây
truyền qua đường ăn uống”. Chúng tôi hy vọng cuốn sách này sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến
thức bổ ích, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về các bệnh tiêu hóa thường gặp, từ đó
hạn chế những tác hại của bệnh tật đối với cuộc sống của mỗi người.
Do cuốn sách lần đầu được biên soạn nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi mong
muốn nhận được những đóng góp ý kiến từ các đồng nghiệp và bạn đọc, để cuốn sách ngày càng
hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Bệnh tả mối nguy hiểm thực sự
Bệnh tả là bệnh truyền nhiễm cấp tính do phẩy khuẩn tả gây ra, lây truyền nhanh bằng đường
tiêu hóa với các biểu hiện chính là ỉa lỏng, nôn nhiều lần,
nhanh chóng dẫn đến rối loạn nước và điện giải, trụy tim mạch, suy kiệt và tử vong nếu không
được điều trị kịp thời. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ vào đầu thế kỷ 19, sau đó lan rộng
sang các nước khác, đã gây ra nhiều vụ đại dịch. Ở nước ta, trong những tháng cuối năm 2007, và 4
tháng đầu năm 2008 dịch tiêu chảy cấp đã diễn ra hết sức phức tạp và xuất hiện ở nhiều tỉnh thành;
trong số các trường hợp tiêu chảy cấp đó, có một tỷ lệ dương tính với phẩy khuẩn tả. Trong phạm vi
bài viết này, xin đề cập một số nét về phẩy khuẩn tả, bệnh tả và cách phòng bệnh để mọi người có
biện pháp phòng tránh hữu hiệu.
1. Phẩy khuẩn tả có cấu tạo thế nào?
Phẩy khuẩn tả có tên khoa học là Vibrio cholerae thuộc họ Vibrionaceae, là vi khuẩn có hình
cong như dấu phẩy (nên gọi là phẩy khuẩn), bắt màu gram âm, không sinh nha bào, di động được
nhờ có lông, phát triển tốt trên môi trường thường và môi trường kiềm; dễ bị diệt bởi nhiệt độ (850


C trong vòng 5 phút), hóa chất và môi trường acid. Ở môi trường thích hợp như trong nước, thức
ăn, trong các động vật biển như cá, cua sò biển… nhất là trong nhiệt độ lạnh chúng có thể sống
được vài ngày đến vài tuần.
Vibrio cholerae có khoảng 140 nhóm huyết thanh đã được xác nhận, trước đây người ta cho rằng
chỉ có nhóm huyết thanh 01 là gây bệnh tả, tuy nhiên từ năm 1992 người ta đã phát hiện thêm nhóm
huyết thanh O139 cũng đã gây ra các vụ dịch tả lớn ở miền Nam Ấn Độ, Bangladesh, rồi sau đó ở
Thái Lan, miền Tây Trung Quốc…
Phẩy khuẩn tả gây bệnh nhờ độc tố tả - đây là nội độc tố; ngoài ra chúng có thể sản xuất ra men
Muci- nase và Neuraminidase làm giảm tác dụng bảo vệ của chất nhầy và gây tổn thương cấu trúc
của màng tế bào niêm mạc ruột.
Chúng có thể chuyển hóa trong thiên nhiên, thay đổi tính di truyền do đột biến và kháng nhiều
loại kháng sinh – đó là vấn đề hết sức khó khăn trong điều trị và ngăn chặn dịch hiện nay.
2. Con đường lây nhiễm?
Trong phần lớn các trường hợp, bệnh tả là thể nhẹ bao gồm các bệnh nhân nhẹ, bệnh không điển
hình, thường không được phát hiện cách ly – đây là nguồn lây nhiễm nguy hiểm; ngoài ra người
lành mang khuẩn và nguồn bệnh có sẵn trong thiên nhiên là những nguồn lây nhiễm đáng chú ý.
Bệnh lây nhiễm theo đường tiêu hóa, cụ thể là đường phân – miệng thông qua nguồn nước, thực
phẩm, rau quả… bị nhiễm mầm bệnh do nuôi trồng, do chế biến bảo quản… qua ruồi nhặng, chuột
dán… làm lây lan mầm bệnh. Đặc biệt nguồn nước bị ô nhiễm là phương tiện lây truyền hết sức
nguy hiểm.
Phẩy khuẩn tả theo đường thức ăn, nước uống… bị ô nhiễm vào dạ dày, tại đây phần lớn chúng
bị tiêu diệt bởi độ toan hóa của dịch dạ dày; tuy nhiên do thức ăn làm kiềm hóa dịch dạ dày nên
một số không bị tiêu diệt sẽ xuống ruột non. Tại ruột non, chúng phát triển nhanh nhờ môi trường
kiềm và tập trung ở biểu mô niêm mạc vào máu. Tại đây chúng tiết ra nội độc tố, nội độc tố này
làm tăng hoạt tính men Adenyl- cylase do đó làm tăng lượng AMP vòng. Lượng AMP vòng tăng
lên đã kích thích niêm mạc ruột tăng đào thải nước và ion Na+ với một khối lượng lớn. Biểu hiện
lâm sàng là tình trạng ỉa lỏng và nôn dữ dội làm cho bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng
choáng do giảm khối lượng máu lưu hành và rối loạn nước và điện giải; nếu không điều trị kịp thời,
bệnh nhân sẽ có biến chứng suy thận cấp hoặc tử vong.
Mọi dân tộc, lứa tuổi, giới tính đều có sức thụ bệnh như nhau, tuy nhiên khi bệnh lần đầu tiên

xuất hiện ở quần thể dân cư chưa có miễn dịch, mọi lứa tuổi đều có thể mắc nhưng người lớn
thường mắc nhiều hơn; trong khi đó ở vùng dịch lưu hành thì trẻ em và người già dễ mắc hơn.
Bệnh dịch có tính chất điển hình của dịch bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa, dịch thường lan
rộng nhanh chóng trong vùng theo cùng bếp ăn, nguồn nước. Bệnh thường xảy ra vào mùa hè, đặc
biệt những vùng sau lũ lụt; thường xuất hiện ở các nước và những vùng có trình độ kinh tế xã hội
thấp kém, không cung cấp đủ nước sạch, điều kiện vệ sinh môi trường không tốt.
3. Bệnh tả biểu hiện như thế nào?
Sau khi nhiễm phẩy khuẩn tả, thời kỳ ủ bệnh sớm nhất là 12 - 24 giờ, muộn nhất là 10 ngày,
trung bình 2 - 5 ngày; bệnh sẽ xuất hiện ở thể thông thường điển hình với 3 giai đoạn
Giai đoạn khởi phát: Biểu hiện đột ngột xuất hiện ỉa lỏng dữ dội, lúc đầu phân có thể ít, sệt; sau
nhanh chóng trở lên điển hình với tính chất lỏng, toàn nước, màu trắng đục như nước vo gạo có lẫn
những hạt trắng lổn nhổn mùi tanh. Đi ngoài dễ dàng, số lượng nhiều, nhiều lần (có thể đến 30 – 40
lần/ngày) làm cho tình trạng mất nước nhiều và nhanh. Sau khi đi lỏng vài giờ sẽ xuất hiện nôn,
nôn dễ dàng, số lượng nhiều, lúc đầu là nước và thức ăn, sau dịch giống như dịch phân. Đặc biệt
bệnh nhân không đau bụng hoặc chỉ đau bụng rất nhẹ, không có mót rặn; thường không sốt, một số
ít có sốt nhẹ dưới 380C; bệnh nhân mệt lả, khát nước, có dấu hiệu co rút cơ và nhanh chóng đi vào
giai đoạn 2.
Giai đoạn toàn phát hay giai đoạn choáng: Thường xuất hiện sau vài giờ đến 1 ngày kể từ khi
phát hiện. Bệnh nhân tiếp tục nôn và ỉa lỏng, hoặc có thể đã giảm nhưng nổi bật là tình trạng
choáng với các biểu hiện lờ đờ, mệt lả, nói thều thào đứt quãng, hoa mắt, ù tai, thở nhanh nông, có
khi xuất hiện khó thở, mặt hốc hác, mắt trũng sâu, má lõm, da khô, nhăn nheo, các đầu chi lạnh rúm
ró, nhiệt độ thấp (dưới 350C) mạch nhanh nhỏ, khó bắt, huyết áp tụt (huyết áp tối đa < 80mmHg)
tiếng tim mờ, có khi loạn nhịp; bệnh nhân thiểu niệu hoặc vô niệu. Nếu xét nghiệm trong lúc này sẽ
thấy có hiện tượng máu cô (hồng cầu, huyết sắc tố, hematocrid đều tăng); có tình trạng rối loạn
nước và điện giải, tình trạng nhiễm toan chuyển hóa; có thể xuất hiện ure máu cao, glucose máu
giảm. Nếu không điều trị kịp thời bệnh nhân sẽ tử vong vì shock không hồi phục; được điều trị kịp
thời, bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn 3.
Giai đoạn hồi phục: Bệnh nhân hồi phục nhanh sau vài giờ, thậm chí rất nhanh sau 30 phút.
Bệnh nhân ngừng nôn, da hồng trở lại, da bớt khô, mạch – nhiệt độ - huyết áp dần trở về bình
thường. Đi lỏng bớt dần và ngừng sau 3 - 5 ngày. Bắt đầu đái nhiều trở lại. Làm các xét nghiệm sẽ

thấy tình trạng cô máu giảm dần, tình trạng nhiễm toan và rối loạn nước điện giải được cải thiện,
riêng Kali có thể tiếp tục giảm. Bệnh nhân hồi phục hoàn toàn sau 5 - 7 ngày. Tuy nhiên cần hết sức
lưu ý là trong giai đoạn hồi phục vẫn có thể xảy ra các biến chứng như sốt cao, suy thận cấp, ngừng
tim do giảm kali máu.
Ngoài thể thông thường điển hình như vừa nêu trên còn có thể gặp các thể bệnh khác như thể
nhiễm khuẩn không triệu chứng (thể này rất cần lưu ý trong một vụ dịch, và thường gặp hơn thể
nhiễm khuẩn có triệu chứng; đây là nguồn lây nhiễm nguy hiểm), thể ỉa chảy nhẹ (chủ yếu gặp ở trẻ
em), thể tả khô (chủ yếu gặp ở người già hoặc những cơ thể suy kiệt, bệnh xảy ra chớp nhoáng,
bệnh nhân chết nhanh trước khi xuất hiện đi lỏng và nôn; nếu làm giải phẫu thi thể sẽ thấy tình
trạng liệt ruột, trong lòng ruột chứa đầy dịch) và thể xuất huyết (lúc đầu là triệu chứng tả, sau có rối
loạn đông máu gây xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc, xuất huyết phủ tạng; có biểu hiện của
hội chứng rối loạn đông máu rải rác lòng mạch; khi xuất huyết tiêu hóa bệnh nhân ỉa ra nước phân
và máu giống nước rửa thịt).
4. Điều trị và dự phòng
Sau khi có chẩn đoán nghi ngờ phải điều trị ngay, cố gắng điều trị tại chỗ, hạn chế vận chuyển đi
xa. Chủ yếu trong quá trình điều trị là bổ sung nhanh và kịp thời lượng nước và điện giải đã mất,
tích cực chống nhiễm toan và trụy mạch; bên cạnh đó việc sử dụng kháng sinh sớm hết sức quan
trọng, nó có tác dụng làm giảm khối lượng và thời gian ỉa chảy, rút ngắn thời gian thải phẩy khuẩn
tả trong phân, chỉ dùng kháng sinh đường uống; tùy theo điều kiện mà lựa chọn kháng sinh, tuy
nhiên hiện nay tốt nhất là dùng nhóm quinolon thế hệ 2. Cần chú ý, trong khu vực có dịch, mọi
trường hợp ỉa chảy phải được xử lý như tả. Quan trọng nhất trong phòng bệnh là đảm bảo vệ sinh
môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, xử lý hợp vệ sinh chất thải của con người; giáo dục cho mọi
người nhận thức đúng đắn cần ăn chín uống sôi, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, ý
thức giữ gìn và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Tiêu chảy cấp
Tiêu chảy là tình trạng đi đại tiện nhiều lần trong ngày (thường là > 3 lần/ngày), phân lỏng nhiều
nước (lượng phân > 300 gam/ngày và lượng nước trong phân > 85%)… do ruột bị kích thích và co
thắt nhiều hơn đẩy thức ăn và nước ra ngoài kéo theo các chất điện giải ra ngoài. Tiêu chảy cần
được phân biệt với tiêu chảy giả và ỉa nhiều phân, trong đó số lần đại tiện gia tăng nhưng không gia
tăng trọng lượng phân (gặp trong hội chứng ruột kích thích, viêm trực tràng hoặc cường giáp).

Được gọi là tiêu chảy cấp khi tiêu chảy kéo dài dưới 2 tuần, trong trường hợp này phải hết sức chú
ý vấn đề mất nước và điện giải; khi tiêu chảy kéo dài hơn 2 tuần thì gọi là tiêu chảy mạn lúc này hết
sức chú ý vấn đề rối loạn hấp thu dẫn đến suy dinh dưỡng.
1. Nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp
Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm trùng, đây là loại tiêu chảy gặp khắp nơi trên thế giới
đặc biệt ở các nước kém phát triển, đây cũng là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng và tử vong cao ở
trẻ em. Nguyên nhân do kém vệ sinh, thiếu nước sạch, ăn ở đông đúc chật chội, thiếu giáo dục và y
tế. Hầu hết nhiễm trùng gây tiêu chảy cấp lây truyền qua đường phân - tay - miệng, qua nước và
thức ăn nhiễm bẩn. Có nhiều loại vi khuẩn gây nên bệnh lý tiêu chảy cấp, tùy theo cơ chế gây bệnh
khác nhau mà có các nhóm; nhóm gây tiêu chảy bằng độc tố có tụ cầu vàng, E.coli, phẩy khuẩn tả,
E.coli 0157 - H7…; nhóm gây tiêu chảy bằng cách kết dính vào niêm mạc ruột có giun, sán, E.coli,
cyclospora…; nhóm gây tiêu chảy bằng cách xâm nhập niêm mạc như amíp, salmonela, rotavirus,
shigela… và nhóm bệnh nhiễm trùng hệ thống gây tiêu chảy cấp như viêm gan virus, sởi…
Ngoài nguyên nhân nhiễm trùng, còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến tiêu chảy cấp
như do thuốc (nhất là các thuốc kháng acid, ức chế bơm proton, thuốc hạ lipid máu, thuốc kháng
sinh như erythromycin, ampicillin…), do hóa chất (nhất là asen, phospho hữu cơ, nấm độc…), sau
hóa trị liệu, do dị ứng, do thức ăn…
2. Biểu hiện lâm sàng như thế nào?
Biểu hiện lâm sàng ngoài việc tiêu chảy cấp, thường có kèm theo nôn mửa, đau bụng, sốt và các
biểu hiện toàn thân khác tùy theo từng nguyên nhân. Tiêu chảy do nhiễm trùng là loại thường gặp
nhất, do đó trong phạm vi bài viết này chủ yếu đề cập đến lâm sàng của tiêu chảy cấp do nhiễm
trùng, mà nguyên nhân nhiễm khuẩn thường thấy là do Salmonela, tụ cầu vàng và do Rotavirus.
Tiêu chảy cấp do Salmonela: Đây là nguyên nhân hay gặp nhất trong các nguyên nhân gây ra
ngộ độc thức ăn, bệnh gặp khắp nơi trên thế giới. Salmonela là loại trực khuẩn gram âm, có lông,
có sức đề kháng tốt ở ngoại cảnh; trong đất sống được vài tháng; trong nước và phân sống được vài
tuần; trong thực phẩm đông lạnh được 2 - 3 tháng và sống cả ở những thực phẩm có nồng độ muối
cao; ở 1000C phải hơn 5 phút mới diệt được. Thường có trong thịt, sữa, trứng; trong các thực phẩm
này chúng nhân lên mà không làm thay đổi màu sắc, mùi vị. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, tỷ
lệ tăng lên ở người cắt đoạn dạ dày hoặc suy giảm miễn dịch. Khi nhiễm vi khuẩn, sau 12 – 36 giờ
sẽ xuất hiện các biểu hiện đau bụng dữ dội vùng thượng vị và quanh rốn, đôi khi đau lan tỏa khắp

bụng; buồn nôn và nôn nhiều lần, ỉa chảy nhiều lần trong ngày, phân thối, nhiều nước, không mót
rặn, trong phân có thể có lẫn thức ăn chưa tiêu; kèm theo có sốt cao 38- 400, có rét run, nhức đầu
mệt mỏi, khát nước, môi khô, mắt trũng… không điều trị kịp thời có thể dẫn đến thiểu niệu, vô niệu
và tử vong do rối loạn nước và điện giải. Đó là thể điển hình, ngoài ra còn có thể gặp thể nhiễm
khuẩn huyết giống như thương hàn, thể khu trú nội tạng hoặc thể người lành mang khuẩn. Điều trị
chủ yếu bổ sung nước và điện giải, hạ sốt, an thần và cân nhắc khi sử dụng kháng sinh.
Tiêu chảy cấp do tụ cầu: Bệnh cảnh này là do ăn phải thức ăn đã nhiễm phải ngoại độc tố của tụ
cầu vàng. Ngoại độc tố này có tính chịu nhiệt cao (ở 1000C phải cần 1 - 2 giờ mới hủy được) và
không làm thay đổi mùi vị thức ăn. Nguồn bệnh là những người bị viêm họng, viêm xoang đang có
ổ mủ trên da… do tụ cầu; lây chủ yếu qua đường tiêu hóa do thực phẩm bị ô nhiễm. Ngoại độc tố tụ
cầu sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa không bị men tiêu hóa tác động, chúng nhanh chóng
thấm vào niêm mạc dạ dày, ruột và máu tác động lên thần kinh thực vật làm cường phó giao cảm,
có thể dẫn đến trụy tim mạch. Sau khi nhiễm từ 30 phút – 6 giờ, bệnh nhân đột ngột xuất hiện đau
bụng dữ dội vùng thượng vị nhiều hơn vùng rốn, đau quặn từng cơn; buồn nôn và nôn nhiều lần
trước khi đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân nhiều nước. thường không có sốt hoặc sốt nhẹ, nhức
đầu, mệt mỏi, có thể rối loạn nước và điện giải dẫn đến trụy tim mạch. Thường chỉ gây tử vong ở
trẻ nhỏ hoặc người già suy kiệt. Điều trị chủ yếu là bổ sung nước và điện giải, trợ tim mạch.
Bệnh do Rotavirus: Đây là virus thuộc họ Reoviridae, hình cầu, có 7 tuýp huyết thanh đã được
xác định đánh dấu từ A đến G, nhưng chỉ có nhóm A, B, C gây ỉa chảy cấp ở người; trong đó nhóm
A là phổ biến nhất, có mặt khắp thế giới, là tác nhân chính gây ỉa chảy cấp ở trẻ em < 3 tuổi và
cũng là nguyên nhân gây tử vong chính trong các virus rota. Virus này sống nhiều ngày ở nhiệt độ
thường trong phân, trong nước; sống hàng năm ở nhiệt độ âm 200C, đặc biệt kháng với Clo. Nguồn
bệnh chủ yếu là bệnh nhân bị ỉa chảy cấp và những người mang virus trong phân. Lây theo đường
tiêu hóa qua thức ăn, nước uống nhiễm virus. Virus này chủ yếu gây bệnh cho trẻ em dưới 2 tuổi,
virus xâm nhập theo đường tiêu hóa, gây tổn thương, phá hủy chọn lọc vào các tế bào trụ của niêm
mạc ruột non, dẫn đến hạn chế hấp thu nước, muối và tình trạng kéo nước từ các tổ chức tế bào vào
lòng ruột; giảm hấp thu đường và chất béo; rối loạn tiêu hóa mỡ… bệnh nhi mất nước điện giải và
suy dinh dưỡng nhanh. Bệnh thường xuất hiện sau 24 - 48 giờ, khởi phát đột ngột với các triệu
chứng sốt cao hoặc không sốt, nôn nhiều, ỉa chảy nhiều lần trong ngày, phân nhiều nước, đôi khi
dẫn đến rối loạn nước và điện giải rất nhanh. Chẩn đoán có thể dựa vào các xét nghiệm phát hiện

virus hoặc phát hiện kháng thể kháng virus. Điều trị chủ yếu là điều chỉnh cân bằng nước và điện
giải.
Lỵ trực khuẩn cấp: Viêm đại tràng cấp do trực khuẩn Shigella gây nên, bệnh lây qua đường tiêu
hóa và dễ phát thành dịch, chủ yếu phát triển ở các nước có điều kiện nóng ẩm điều kiện vệ sinh
thấp kém. Trực khuẩn tồn tại trong nước ngọt, rau sống, thức ăn trong vòng 7 – 10 ngày nếu ở nhiệt
độ phòng; ở trong đất hoặc đồ bẩn chúng có thể tồn tại đến 6 hoặc 7 tuần. Tuy nhiên chúng cũng dễ
bị diệt trong nước sôi, dưới ánh mặt trời và các thuốc khử trùng thông thường. Nguồn bệnh chủ yếu
là các người bệnh mang trùng. Bệnh lây theo đường tiêu hóa qua nước uống, thức ăn, bàn tay ô
nhiễm hoặc ruồi nhặng. Mọi người đều có thể mắc bệnh. Bệnh thường xuất hiện sau 24 – 48 giờ,
khởi phát đột ngột với các triệu chứng sốt cao. Sau đó đau bụng âm ỉ dọc khung đại tràng, xen kẽ
có các cơn đau quặn làm bệnh nhân ỉa chảy nhiều lần trong ngày, phân có nhầy và máu, đôi khi dẫn
đến rối loạn nước và điện giải rất nhanh. Điều trị chủ yếu là sử dụng kháng sinh nhóm quinolon,
điều chỉnh cân bằng nước và điện giải.
3. Cần làm gì để đề phòng tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn
Tiêu chảy cấp nói chung và tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn nói riêng là nguyên nhân gây tử vong
quan trọng ở nhiều vùng trên thế giới trong đó có một số vùng ở Việt Nam do vậy cần hết sức quan
tâm đến việc tuyên truyền giáo dục cho mọi người dân có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi
trường, giữ gìn vệ sinh và bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo quản tốt thức ăn, nước uống trước,
trong và sau khi chế biến; ăn chín, uống sôi; tạo lập thói quen rửa tay trước khi ăn, rửa tay sau khi
đi vệ sinh; quản lý tốt chất thải sinh hoạt ra môi trường, đặc biệt quản lý tốt chất thải của con người
nhất là của những bệnh nhân tiêu chảy cấp.
Thuốc sử dụng khi bị tiêu chảy
Các thuốc trị tiêu chảy được đề cập ở đây chỉ là các thuốc chữa trị triệu chứng bù nước và điện
giải, làm giảm sự co thắt ở ruột, sửa chữa sự rối loạn tiết dịch do đó làm giảm đau bụng và làm
giảm số lần đi đại tiện.
1. Dung dịch bù nước và điện giải
Tuy không điều trị được nguyên nhân nhưng đây là biện pháp căn bản để chống mất nước và
điện giải từ đó tránh được các rối loạn do mất nước và điện giải gây ra.
Thường dùng là OSESOL (1 gói chứa 20gam glucose khan, 3,5 gam natriclorit; 2,9 gam
natricitrat và 1,5 gam kaliclorit) 1 gói pha trong 1 lít nước sôi để nguội, uống liên tục trong ngày,

tùy theo mức độ mất nước có thể sử dụng 2 – 3 gói trong ngày.
Có thể thay thế OSESOL bằng viên Hydrit, mỗi lần uống 1 viên pha vào 200ml nước.
Cần chú ý pha thuốc đúng tỷ lệ, nếu quá loãng sẽ không cung cấp đủ lượng chất điện giải cần
thiết, nếu quá đặc sẽ dẫn đến tình trạng quá tải các chất điện giải.
2. Thuốc làm giảm nhu động ruột
Thuốc làm giảm sự co bóp của ruột nên nước và chất điện giải di chuyển trong ruột chậm hơn, từ
đó làm tăng sự hấp thu nước và điện giải trong lòng ruột vì thế làm tăng độ đặc của phân. Không
dùng thuốc trong các trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn, chỉ dùng trong các trường hợp như tiêu
chảy do chế độ ăn, do dị ứng…
Loperamid: viên 2mg. Đây là thuốc chống tiêu chảy có gốc Á phiện không tác dụng lên thần
kinh trung ương ở liều điều trị. Thải trừ qua phân 90%, 10% qua nước tiểu, rất ít qua sữa mẹ. Tác
dụng không mong muốn là gây táo bón, ban chẩn, nếu dùng quá liều có thể gây liệt ruột và gây ức
chế hệ thần kinh trung ương. Không dùng loại dung dịch cho trẻ dưới 2 tuổi và loại thuốc viên cho
trẻ dưới 8 tuổi. Cân nhắc khi sử dụng cho người suy gan, phụ nữ có thai 3 tháng đầu.
Diphenoxynat: viên 2,5mg, cũng là thuốc trị tiêu chảy gốc Á phiện có thêm 0,025mg atropine,
thuốc được thải trừ qua phân. Tác dụng không mong muốn là gây khô miệng, buồn ngủ, táo bón;
hiếm hơn là gây nôn mửa, nhức đầu, ngứa. Dùng quá liều có thể gây ức chế hô hấp dẫn đến hôn
mê. Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, nhiễm khuẩn nặng đường
tiêu hóa.
3. Thuốc kháng tiết ở ruột non
Thuốc có tác dụng ức chế men encephalinase (là men phụ trách thoái hóa encephalin nội sinh ở
não và ruột) làm ức chế tiết ở ruột do độc tố của vi khuẩn tả hoặc do viêm mà không làm giảm dịch
tiết cơ bản khác. Thuốc hấp thu nhanh qua ống tiêu hóa, đạt đỉnh điểm sau khi uống 1 giờ, thời gian
tác dụng khoảng 8h. Thuốc đôi khi gây buồn ngủ, cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và
cho con bú.
4. Thuốc dẫn xuất từ nấm men và vi khuẩn
Antibiophilus, byosybtin… Các nấm men không gây bệnh, đề kháng với kháng sinh, cung cấp
các enzyme, các acid amin, và các vitamin nhóm B, nó ức chế sự phát triển của Candida albica và
một số vi khuẩn khác (đặc biệt là các vi khuẩn xuất hiện khi dùng kháng sinh). Với đa số các thuốc
này không nên dùng chung với các kháng sinh đường uống nhất là các kháng sinh phổ rộng.

- Các chất hấp phụ
Là những silicat thiên nhiên hoặc nhựa polyacryl thán nước, có khả năng hút nước rất nhiều làm
tăng độ đặc của phân. Thuốc không được hấp thu vào máu và được đào thải theo phân mang theo
các chất mà chúng đã hấp phụ, do đó không dùng chung với nhóm làm giảm nhu động ruột. Ngoài
ra cần chú ý dùng các thuốc khác cách xa thuốc này khoảng 2 tiếng.
Một số thuốc hay dùng của nhóm này như Gelopec- tose (gồm có pectin, cellulose, silice, dextrin
– malt- ose, natri clorit), Sacolen (thành phần có lactoprotein methylelic),…
Ngoài ra trong Đông y còn hay sử dụng thuốc berberin là alcaloit chiết xuất từ các cây vàng
đắng, hoàng liên, hoàng bá, hoàng đằng. thuốc có tác dụng diệt lỵ amíp, một số vi khuẩn gây bệnh
đường ruột.
Tóm lại điều trị tiêu chảy có rất nhiều thuốc và cũng có rất nhiều chú ý kèm theo. Trước khi tính
đến việc dùng thuốc cầm tiêu chảy bao giờ cũng phải nghĩ đến việc bù nước và điện giải nhất là với
trẻ em. Cần đến khám ở các cơ sở y tế khi đã dùng thuốc mà các triệu chứng không cải thiện hoặc
tiêu chảy có kèm theo sốt, nôn, người bệnh có tình trạng mất nước mắt trũng, môi khô, ít nước tiểu,
lú lấn, lơ mơ… và người bị bệnh tiêu chảy vẫn ăn uống bình thường những loại thức ăn nấu chín dễ
tiêu, tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, các chất tanh.
Lỵ amip
Amip là những nguyên sinh động vật, chỉ là một tế bào nhưng có khả năng di chuyển định
hướng nhờ chân giả. Đa số các amip sống tự do ở môi trường bên ngoài,
một số ít sống ký sinh. Trong ruột già của người có khoảng 6-7 loài amip sống ký sinh, trong đó
Entamoeba histolytica là tác nhân gây bệnh quan trọng.
1. Vài nét về Amíp và những bệnh do nó gây ra
Đây là bệnh do nhiễm đơn bào Entamoeba his- tolytica, với tổn thương đặc trưng là loét ở niêm
mạc đại tràng và có khả năng gây ra các ổ áp xe ở các cơ quan khác nhất là gan và não. Bệnh có xu
hướng kéo dài và mạn tính nếu không được điều trị tích cực. Mầm bệnh là đơn bào Entamoeba
histolytica. Chu kỳ sống chia làm hai thời kỳ bao gồm thời kỳ hoạt động và thời kỳ nghỉ (kén), hai
thể này có thể chuyển đổi cho nhau tùy thuộc vào điều kiện dinh dưỡng của vật chủ.
Nguồn mang mầm bệnh là người bệnh (ở thể cấp hoặc mạn) và người lành mang trùng thải kén
theo phân vào môi trường gây ô nhiễm thực phẩm và nguồn nước.
Lây qua đường tiêu hóa do thức ăn hoặc nước uống nhiễm phải kén amíp. Kén amíp tồn tại

tương đối tốt ở nhiệt độ 17 – 200C, chúng tồn tại hàng tháng, tuy nhiên nhanh chóng bị diệt ở nhiệt
độ cao (> 850C trở lên).
Khi vào cơ thể sẽ gây ra các tổn thương (lỵ amip) hoặc các tổn thương ngoài ruột như gan, não,
da Người ta thấy rằng hầu hết các trường hợp nhiễm amip đều không có triệu chứng, vì vậy người
bệnh thường ít khi tự phát hiện mình bị bệnh, nên bệnh có xu hướng chuyển thành mạn tính và kéo
dài, khiến việc điều trị gặp không ít khó khăn. Do đó việc dùng thuốc điều trị bệnh do amip như thế
nào cho hiệu quả?
Viêm đại tràng do amip có triệu chứng từ 2-6 tuần sau khi ăn phải kén lây nhiễm. Đau bụng dưới
và tiêu chảy là triệu chứng có sớm, sau đó thì mệt mỏi và chán ăn, đau quặn bụng từng cơn ở vùng
hố chậu phải (vùng hồi manh tràng), nếu bệnh kéo dài có thể đau cả hố chậu phải do tổn thương đại
trực tràng; mót rặn và đi ngoài giả (mót đi ngoài nhưng không đi ngoài được) đau lan tỏa bụng dưới
hoặc ra sau lưng. Trong thời kỳ toàn phát, người bệnh có thể đi đại tiện từ 10 - 15 lần/ngày, có cảm
giác mót rặn muốn đi đại tiện mãi. Phân chủ yếu là máu và nhầy nhớt. Bệnh nhân bị lỵ amip
thường không sốt, đây là điểm để phân biệt với lỵ trực khuẩn (shigella) thường sốt nhiều, sốt cao.
Diễn tiến của đợt cấp tính kéo dài từ vài ngày đến vài tuần tùy theo việc điều trị được tiến hành
sớm hay muộn. Bệnh lỵ amip dễ bị tái nhiễm và tiến triển thành mạn tính.
Viêm đại tràng mạn tính do amip thường dai dẳng với những biểu hiện đau bụng, phân sệt, bóng,
cứ vài tuần hoặc vài tháng lại xảy ra một đợt cấp tính. Trong các trường hợp đau bụng, đi ngoài
phân có nhầy nhớt và có máu, nhất thiết người bệnh phải vào nằm viện để được theo dõi và điều trị
kịp thời. Người bệnh sẽ được soi phân tươi (soi phân vừa mới đi ngoài xong) để tìm amip dạng hoạt
động trong phân, đây là cách để chẩn đoán xác định. Ngoài ra còn có thể nội soi đại tràng hoặc
Xquang đại tràng, hay xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân gây bệnh.
2. Biến chứng nào có thể xảy ra?
Lỵ amíp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hợp lý thì có rất nhiều biến chứng có thể
xảy ra.
Viêm phúc mạc do thủng ruột: Là biến chứng nguy hiểm và khó chẩn đoán vì thường diễn ra từ
từ và không điển hình.
U amíp đại tràng: Kích thước u đôi khi lớn gây hẹp hoặc tắc lưu thông đại tràng, tuy nhiên khi
điều trị đặc hiệu diệt amíp thì u amíp cũng giảm nhanh và mất đi.
Políp đại tràng

Sa niêm mạc trực tràng.
Ngoài ra còn có thể gây ra áp xe gan, áp xe phổi, áp xe não tùy theo tình trạng di chuyển của
míp.
3. Những thuốc thường dùng trong điều trị
- Emetin: Đây là alkaloid chiết xuất từ cây Ipeca. Thuốc có nhiều độc tính và tích tụ trong cơ thể
gây độc tính ở tim, thận, hệ thần kinh nên hiện nay ít dùng và được thay thế bằng dẫn chất tổng hợp
là de- hydroemetin ít độc hơn. Thuốc có tác dụng cản trở không hồi phục quá trình tổng hợp protein
của amíp. Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai.
- Nhóm Imidazole (Metronidazole, Tinidazole, Ornidazole): Thuốc khuếch tán, thâm nhập sâu
vào bên trong và phá huỷ hay ức chế sự tổng hợp AND của ký sinh trùng. Loại thuốc này có ưu
điểm diệt được cả thể kén và thể đơn bào amip, nhưng khi dùng thuốc kéo dài cần lưu ý vì có thể
gặp tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị, nổi mày đay các dấu hiệu
này thường nhẹ và hết sau khi cơ thể đào thải hết. Đặc biệt đối với bệnh nhân có tiền sử rối loạn
huyết động học khi sử dụng dài ngày loại thuốc này nhất thiết phải được theo dõi công thức bạch
cầu. Thuốc này không được dùng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu hoặc trong thời kỳ cho con bú.
- Nhóm di-iodohydroxyquinolin: là những thuốc trị amíp bằng cách tiếp xúc. Không nên dùng
phối hợp các thuốc nhóm này với nhau hay dùng liều cao liên tục vì thuốc gây viêm tuỷ bán cấp,
viêm dây thần kinh ngoại biên và tổn thương thị giác. Thuốc này không dùng cho phụ nữ có thai,
trẻ còn bú, bệnh nhân cường giáp. Tác dụng phụ có thể gặp là buồn nôn, đau dạ dày, dị ứng da, có
thể gây rối loạn chức năng tuyến giáp.
Ngoài ra trong dân gian còn dùng một số thuốc đông y như hạt và vỏ của cây mộc hoa trắng,
thừng mực lá to, sừng trâu, vỏ cây hậu phác, chiêu liêu, hoàng cầm… trong điều trị bệnh lỵ do
amíp.
Để điều trị bệnh do amip đạt hiệu quả cao, việc chọn lựa loại thuốc gì, hàm lượng cụ thể như thế
nào nhất thiết phải do thầy thuốc chỉ định cụ thể, người bệnh không được tự ý dùng thuốc để tránh
những tác dụng không mong muốn của các loại thuốc diệt amip. Phòng bệnh chủ yếu là ăn chín
uống sôi, Rửa rau nhiều nước và kỹ dưới vòi nước chảy, Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh,
nên cắt móng tay ngắn, và không dùng phân tươi bón cho các loại rau.
Thương hàn
Thương hàn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây bằng đường tiêu hóa, do trực khuẩn

Salmonella typhi và Salmonella paratyphi gây nên. Biểu hiện lâm sàng là hội chứng nhiễm khuẩn
nhiễm độc toàn thân, kèm theo tổn thương đặc hiệu tại đường tiêu hóa. Nếu không được điều trị kịp
thời, bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều biến chứng có thể xảy ra, thậm chí có thể tử vong.
1. Vài nét về mầm bệnh
Salmonela là loại trực khuẩn gram âm, có lông, có sức đề kháng tốt ở ngoại cảnh; trong đất sống
được vài tháng; trong nước và phân sống được vài tuần; trong thực phẩm đông lạnh được 2 – 3
tháng và sống cả ở những thực phẩm có nồng độ muối cao; ở 1000C phải hơn 5 phút mới diệt được.
Nguồn bệnh trước hết là bệnh nhân, ở đối tượng này vi khuẩn chủ yếu ra ngoài theo phân, ngoài
ra còn theo đường nước tiểu, đờm, chất nôn. Trực khuẩn thải theo từng đợt, thải qua phân ở tất cả
các giai đoạn của bệnh, nhiều nhất là vào giai đoạn nung bệnh.
Ngoài ra nguồn bệnh quan trọng nhất người mang khuẩn không triệu chứng, vì đây là đối tượng
khó kiểm soát (do không có biểu hiện lâm sàng làm chúng ta chủ quan), và người mang bệnh sau
khi khỏi; có khoảng 3 - 5% bệnh nhân khỏi về lâm sàng nhưng vẫn tiếp tục mang vi khuẩn đến
hàng tháng, hàng năm sau do vi khuẩn khư trú trong đường mật, đường ruột.
Salmonella xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng và hầu hết là do ăn phải thức ăn bị nhiễm như
thực phẩm, sữa, nước uống Sau khi xuyên qua hàng rào acid dạ dày, vi khuẩn di động về phía
ruột non và sinh sản ở đó, tiếp tục chui qua màng nhày vào thành ruột và đi vào máu. Vi khuẩn sẽ
được chuyên chở bởi những tế bào bạch cầu ở gan, lách và tủy xương. Khi đó vi khuẩn sẽ sinh sôi
nảy nở trong tế bào của những cơ quan này và quay lại dòng máu. Vi khuẩn xâm nhập vào túi mật,
hệ thống ống mật và mô limpho trong ruột. Tại đây, chúng sinh sôi nảy nở với số lượng lớn. Khi vi
khuẩn vào trong ruột, nó có thể được chẩn đoán bằng cách lấy phân đem đến phòng xét nghiệm để
cấy. Một xét nghiệm khác là xét nghiệm Widal giúp phát hiện và lượng giá kháng thể của vi khuẩn
thương hàn trong máu và trong nước tiểu.
Bệnh thương hàn là do lây truyền qua đường ăn uống bởi nước hay thức ăn bị nhiễm. Bệnh nhân
bị bệnh cấp tính có thể lây ra môi trường nước xung quanh qua phân, ở giai đoạn cấp các chất thải
(phân) có chứa nồng độ vi khuẩn rất cao.
2. Biểu hiện của bệnh như thế nào?
Trung bình sau khi nhiễm bệnh 7 - 15 ngày, ở giai đoạn này không có biểu hiện gì, sẽ xuất hiện
các triệu chứng quan trọng
Sốt: Đây là triệu chứng quan trọng và hằng định, sốt cao liên tục 39 - 400C, sốt hình cao nguyên

và sốt nóng là chủ yếu. Tùy theo trường hợp, biểu hiện thần kinh ở các mức độ khác nhau từ nhức
đầu, mất ngủ, ù tai, nói ngọng, đến tình trạng nằm bất động thờ ơ với ngoại cảnh, rồi có thể li bì,
mê sảng hoặc hôn mê (ít gặp).
Xuất hiện các ban dát nhỏ 2 - 3mm, màu hồng thường mọc ở bụng, mạn sườn, ngực - còn gọi là
hồng ban.
Gan to mềm, bụng chướng nhẹ, đau dọc hố chậu phải, đi ngoài khoảng 5 – 6 lần/ngày, phân màu
vàng nâu, đặc biệt mùi rất khắm.
Hình ảnh rìa lưỡi đỏ, giữa lưỡi phủ một lớp rêu màu trắng hoặc xám.
Mạch chậm tương đối so với huyết áp, huyết áp thấp.
Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào lâm sàng, kết hợp với xét nghiệm máu, cấy phân và dựa vào
yếu tố dịch tễ.
Bệnh phó thương hàn (paratyphoid fever) cũng có hình ảnh lâm sàng tương tự như bệnh thương
hàn nhưng nhẹ hơn và tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều. Trường hợp bị nhiễm khuẩn thương hàn không
có biểu hiện toàn thân mà chỉ có biểu hiện viêm dạ dày - ruột do vi khuẩn Salmonella typhimurium
hoặc Salmonella enteritidis từ động vật nhiễm vào thực phẩm thì gọi là bệnh nhiễm khuẩn thức ăn
do vi khuẩn Salmonella hoặc bệnh Salmonella.
3. Biến chứng nào có thể xảy ra?
Đây có thể nói là một trong các bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm nhất trong số các bệnh lây
truyền qua đường tiêu hóa. Biến chứng có thể do nhiều nguyên nhân: do độc tố, do bội nhiễm vi
khuẩn khác, do tai biến của kháng sinh.
Hiện này do có kháng sinh tốt, nên tỷ lệ biến chứng đã giảm nhưng vẫn có thể gặp các biến
chứng sau:
Xuất huyết tiêu hóa: gặp khoảng 15%, tùy mức độ mất máu mà có các biểu hiện khác nhau như
vã mồ hôi, da xanh niêm mạc nhợt, đi ngoài phân đen, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt.
Thủng ruột: gặp khoảng 1 – 3% Viêm cơ tim
Trụy tim mạch
Viêm túi mật, viêm gan
Viêm não màng não,viêm cầu thận,viêm đài bể thận.
4. Điều trị và dự phòng như thế nào?
Kháng sinh là thuốc đầu tay, hiện nay có rất nhiều kháng sinh có thể lựa chọn với ưu tiên là các

thuốc thuộc nhóm quinolon thế hệ hai, ngoài ra có thể sử dụng các nhóm thuốc cũ như
cefalosporin, choloramphenicol. Tùy theo tình trạng, tùy theo mức độ và tùy theo điều kiện thực tế
mà bác sĩ sẽ cho chỉ định điều trị hợp lý.
Bên cạnh dùng kháng sinh thì các vấn đề khác cũng cần được chú ý như bù nước và điện giải, trợ
tim mạch, sinh tố an thần.
Để dự phòng cần cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường, kiểm soát nước, chất thải, cống rãnh,
khử trùng nguồn nước; cách ly và xử lý chất thải của bệnh nhân, kiểm soát chặt chẽ và điều trị
người lành mang trùng. Trong vùng có nhiều người mắc bệnh hoặc vùng bị lũ lụt, ô nhiễm môi
trường nặng cần được sát khuẩn bằng dung dịch Cloramin B, vôi bột. Ở những nơi bệnh thương
hàn thường xuyên xảy ra nên tiêm phòng bằng vaccin, tùy từng hiệu lực của từng loại vaccin có thể
tiêm nhắc lại sau 2-5 năm.
Nhiễm giun
Giun là động vật ký sinh sống trong cơ thể con người. Giun sống trong hệ tiêu hoá hoặc có thể
chu du khắp nơi trong cơ thể, chiếm đoạt chất dinh dưỡng của cơ thể, làm trẻ còi cọc, chậm lớn,
thậm chí có thể gây những biến chứng nguy hiểm như giun chui ống mật. Đặc biệt đối tượng trẻ em
hay bị nhiễm giun do trẻ chưa có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh, hay lê la dưới đất, không rửa tay
trước khi ăn, ăn uống không vệ sinh vì vậy trong phạm vi bài viết này đề cập đến một số loại giun
hay gặp, biểu hiện lâm sàng và cách phòng tránh điều trị.
1. Nhiễm giun
Giun kim: Là loại giun tròn Enterobius vermicular- ius dài 1 – 1,5cm, sống ở đoạn cuối hồi tràng
và manh tràng; giun cái mang trứng và đẻ ở trực tràng. Giun này chủ yếu gây nhiễm cho trẻ em ở
các khu vực tập thể. Nhiễm do thức ăn hoặc nước bẩn có chứa trứng giun, nhiễm tự nhiên ở trẻ em
theo đường phân – tay – miệng. Biểu hiện chủ yếu là trẻ em bị ngứa hậu môn làm mất ngủ, do gãi
có thể gây ra các vết xước quanh hậu môn, trẻ gái có thể bị viêm âm hộ âm đạo. Chẩn đoán bằng
việc phát hiện giun trong phân, tìm trứng giun bằng nghiệm pháp Scrotch. Điều trị bằng Meben-
dazole, flubendazole hoặc albendazole.
Giun đũa: Khoảng chừng 1 tỷ người trên thế giới nhiễm loại giun này, cao nhất là ở các nước
nhiệt đới chậm phát triển. Bệnh do nhiễm loại Ascaris lumbri- coides. Giun trưởng thành dài 1 – 3
cm, sống ở ruột non từ nhiều tháng đến 1 năm rưỡi. Giun cái đẻ trứng theo phân ra ngoài. Lây
nhiễm do ăn hoặc uống nước uống có nhiễm giun đũa. Nó phát triển qua hai giai đoạn, giai đoạn ấu

trùng và giai đoạn trưởng thành, và do đó biểu hiện lâm sàng cũng khác nhau. Giai đoạn ấu trùng
có hội chứng Loeffler với sốt, ho khạc đờm giàu bạch cầu ái toan và thể Charcot Leyden, xquang
phổi có nhiều đám mờ không đối xứng, chỉ thoáng qua trong 5 – 7 ngày. Thời kỳ giun trưởng thành
với các biểu hiện rối loạn tiêu hóa không đặc hiệu đau bụng, buồn nôn, nôn khan; ngoài ra có thể
gây giun chui ống mật, viêm đường mật, viêm tụy cấp, tắc ruột… chẩn đoán bằng tìm giun trong
phân hoặc phát hiện bằng các phản ứng điện di miễn dịch huỳnh quang. Điều trị bằng
Mebendazole, flubendazole hoặc albendazole.
Giun móc: Có khoảng 1 tỷ người nhiễm bệnh, thường gặp ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới có
khí hậu nóng ẩm. Trứng không phát triển khi nhiệt độ < 130C và ấu trùng bị tiêu diệt trong khí hậu
khô. Giun trưởng thành dài 1 – 2 cm sống ở tá tràng và hỗng tràng, chúng hút máu khoảng
0,2ml/ngày, sống trung bình 5 năm do đó gây ra tình trạng thiếu máu nhược sắc nặng. Con cái đẻ
trứng ở ruột non từ ngày 40 sau khi lây nhiễm, trứng thải theo phân nở thành ấu trùng, cuối cùng
biến thành giun móc sống trong đất ẩm, có thể xuyên qua da và tuần hoàn đến phổi, qua hành rào
phế quản – phế nang ngược cây phế quản rồi nuốt xuống dạ dày để trưởng thành và hình thành chu
trình mới. Biểu hiện lúc đầu khi nhiễm giun móc là tổn thương da dưới dạng sẩn ngứa, khi di
chuyển vào phế quản gây ra các biểu hiện của đường hô hấp. Vào ngày thứ 20 – 30 xuất hiện các
biểu hiện nôn, buồn nôn, đau giả loét do ký sinh trùng vào niêm mạc làm viêm tá tràng. Giai đoạn
muộn gây thiếu máu thiếu sắt kết hợp với suy dinh dưỡng. Điều trị bằng mebendazole,
flubendazole hoặc albendazole.
Giun lươn: Là loại Strongyloides stercoralis, loại giun này nhỏ dài 2 – 3cm, sống ở đoạn đầu
ruột non, ít gặp hơn giun đũa và giun móc; ký sinh nhiều năm trong cơ thể vật chủ. Phát triển ở khu
vực nhiệt đới và cận nhiệt đới nóng ẩm. Ấu trùng theo phân ra ngoài và lây nhiễm cho con người
qua da khi tắm nước bẩn hoặc đi chân đất trong bùn. Thường không có triệu chứng đặc hiệu, chỉ có
các biểu hiện đau thượng vị, rối loạn tiêu hóa, táo lỏng xen kẽ từng đợt. Cần chú ý khi có sự lan tỏa
của ấu trùng vào trong mọi phủ tạng là biến chứng nặng, thường xảy ra ở người suy giảm miễn dịch
và thường gây tử vong. Chẩn đoán bằng tìm ấu trùng trong phân hoặc xét nghiệm dịch tá tràng và
hỗng tràng. Điều trị đặc hiệu là dùng thibendazole, có thể điều trị bằng mebendazole, flubendazole
hoặc albendazole.
Giun tóc: Do loại Trichiuris Trichiura dài 4 – 5cm sống ở đại tràng, gặp ở toàn thế giới nhưng
thường gặp nhất ở khu vực kém vệ sinh. Lây nhiễm do thức ăn, đồ uống sống, bẩn chứa trứng giun.

Thường không có triệu chứng, phát hiện tình cờ qua xét nghiệm phân. Điều trị bằng mebendazole,
flubendazole hoặc albendazole.
2. Các thuốc điều trị giun
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc có thể sử dụng để điều trị giun, tuỳ theo độ tuổi của trẻ và việc
trẻ bị nhiễm loại giun nào mà bác sỹ sẽ lựa chọn một loại thuốc thích hợp. Các thuốc điều trị giun
hiện nay về cơ chế tác dụng có thể chia làm 3 nhóm chính: nhóm làm giun bị chết và bị tống ra
ngoài cơ thể theo phân; nhóm không làm giun bị chết mà chỉ làm chúng tê liệt không còn khả năng
bám vào thành ruột và bị nhu động của ruột đưa ra ngoài; nhóm phá huỷ cơ thể giun, làm tiêu giun.
Các thuốc điều trị giun thế hệ mới đều ở nhóm thứ 3, với nhiều ưu điểm là khá an toàn, có hiệu
lực với nhiều loại giunvàcódạngsửdụngthuận tiện. Trên thị trường hiện nay, có một số thuốc hay
được sử dụng để điều trị giun là:
Mebendazole viên 500mg, được chỉ định sử dụng khi nhiễm một hoặc nhiều loại giun như giun
đũa, giun tóc, giun móc, giun kim, giun lươn. Liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi là một
viên duy nhất. Không dùng thuốc cho trẻ em dưới hai tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, người suy
gan.
Albendazole viên 200mg tác dụng tương tự Meben- dazole ngoài ra còn có tác dụng cả với sán
lá, sán dây, ấu trùng sán lợn. Liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi là 2 viên/ngày dùng
trong 3 ngày. Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi.
Pyrantel pamoat có tác dụng với giun đũa, giun kim, giun móc, liều trung bình 10 mg/kg. Không
dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú, người suy gan.
Sử dụng thuốc điều trị giun chỉ là việc tiêu diệt giun chứ không có tác dụng phòng tránh nhiễm
giun. Vì vậy cần hết sức chú ý giáo dục cho trẻ thực hiện chế độ vệ sinh trong mọi mặt của cuộc
sống. Trước khi sử dụng bất cứ một loại thuốc trị giun nào cần có ý kiến của bác sĩ.
Bệnh do sán
Bệnh truyền nhiễm nó chung và bệnh do giun sán nói riêng là những bệnh có đặc điểm dịch tễ
học liên hệ mật thiết đến các yếu tố môi trường và xã hội, dễ có điều kiện phát triển ở các nước có
khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, tình trạng dân trí và điều kiện kinh tế xã hội còn thấp kém,
nhiều nơi tập quán sinh hoạt còn lạc hậu. Đó chính là nguyên nhân tại sao nước ta cũng nằm trong
vùng lưu hành bệnh giun sán với tỷ lệ cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dường như mọi
người dân mới chỉ dành nhiều sự quan tâm đến bệnh lý do giun gây ra mà quên đi bệnh lý sán gây

lên. Do đó trong phạm vi bài viết này đề cập đến một vài nét cơ bản về bệnh do sán gây ra và
phương thức điều trị.
1. Nhiễm sán
Sán sơ mít: Gồm Taenia saginata và Taenia solium, đây là loại giun dẹt có đốt, đường kính 2 –
3mm, nhưng dài 6 – 10m; sán trưởng thành sống ở ruột non, mỗi đốt chứa trứng ra ngoài được bò
hoặc lợn ăn. Người ăn thịt lợn hoặc thịt bò này không được nấu chín sẽ mắc bệnh. Biểu hiện đau
bụng mơ hồ, không đặc hiệu, chán ăn hoặc ăn không biết no. Trong sán bò có thể thấy các đốt sán
tên giường hoặc quần áo bệnh nhân, còn sán lợn thì đốt sán chỉ theo phân; có thể tìm trứng trong
phân bằng nghiệm pháp Scotch. Điều trị bằng Nicosamid hoặc praziquantel.
Sán máng: Còn gọi là bệnh Bilharzia do loài sán dẹt Schistosoma gây ra. Có khoảng 200 triệu
người trên thế giới mắc bệnh này, chủ yếu ở châu Phi. Lây nhiễm bắt đầu từ ấu trùng sống trong
nước ngọt xâm nhập vào da bệnh nhân, sau đó theo các tĩnh mạch và bạch mạch về gan, tại đây
phát triển thành ấu trùng sán đực trưởng thành, chúng tiếp tục di chuyển đến các tĩnh mạch mạc
treo tràng, trứng của chúng tích tụ lại các nút tận cùng tĩnh mạch, sau đó đi vào lòng các cơ quan
liên quan, cuối cùng được bài tiết theo phân hoặc nước tiểu. Biểu hiện lâm sàng giai đoạn cấp
thường xuất hiện vào tuần thứ 4 – 6, với các triệu chứng đau đầu, sốt, rét run, ho, đau cơ, đau khớp,
gan to đau, tăng bạch cầu ái toan. Nếu không được điều trị sẽ chuyển sang mạn tính với các biến
chứng tại gan và khoảng cửa, gây tắc nghẽn xoang hang và cuối cùng là gây tăng áp lực cửa, nếu
nặng sẽ dẫn đến các biến chứng của tăng áp lực cửa như cổ chướng, lách to, giãn tĩnh mạch thực
quản; đặc biệt nếu đồng nhiễm viêm gan B sẽ làm tăng nguy cơ ưng thư gan. Điều trị bằng
praziquantel, nếu không đáp ứng có thể dùng Oxamniquin.
Sán lá gan lớn: Do nhiễm loài sán Fasciola hepat- ica, xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới sán trưởng
thành sống trong đường mật của bệnh nhân, đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài, phát triển thành các
mao ấu trùng, đóng kén vào các cây sống dưới nước, người ăn phải chúng sẽ vào ống tiêu hóa, đến
gan và phát triển trong đường mật. Biểu hiện lâm sàng chia làm 3 giai đoạn, biểu hiện cấp tính là
giai đoạn ấu trùng vào gan, các triệu chứng sẽ là sốt, đau vùng gan, tăng bạch cầu ái toan, gan to,
chức năng gan bị tổn thương; giai đoạn tiềm tàng biểu hiện với các triệu chứng rối loạn tiêu hóa mơ
hồ, đây là lúc sán khư trú trong đường mật; giai đoạn tắc nghẽn là hậu quả của viêm và phì đại
đường mật. Nhiễm khuẩn lâu ngày có thể gây xơ gan, chẩn đoán dựa vào sự phát hiện kháng thể
bằng CIE hoặc ELISA. Điều trị đặc hiệu bằng bithionol.

Sán lá gan nhỏ: Con trưởng thành sống ở đường mật, đôi khi sống trong ống tụy. Trứng nở trong
nước hoặc được ốc ăn vào sẽ nở thành ấu trùng, ấu trùng thâm nhập vào cá, đóng nang, người ăn
phải loại cá này chưa nấu chín (chủ yếu do tập quán ăn gỏi cá) sẽ mắc bệnh. Biểu hiện lâm sàng âm
thầm và không đặc hiệu với sốt, đau bụng và tiêu chảy. Nếu để lâu dài không điều trị sẽ dẫn đến các
biến chứng viêm đường mật, xơ quanh khoảng cửa, có thể xuất hiện ung thư biểu mô đường mật.
Chẩn đoán bằng việc tìm trứng trong phân. Điều trị chủ yếu bằng praziquantel.
2. Sử dụng thuốc trong điều trị
Điều trị bệnh sán hiện nay không mấy khó khăn nếu được phát hiện sớm, hiện có nhiều dược
chất có tác dụng tốt và độc tính thấp hơn các thuốc trước đây. Các thuốc điều trị sán có nhiều như
Flubendazol, Niclosamid, Cloroquin, Praziquantel ở đây chỉ đề cập đến hai thuốc đặc hiệu trong
điều trị sán
Praziquantel: hiện nay được coi là một thuốc liều trị sán phổ biến rộng rãi, có tác dụng với nhiều
loại sán, tuy nhiên cơ chế tác dụng của thuốc thì chưa rõ tuy chưa có tài liệu nào để cập đến hiện
tượng gây quái thai và gây độc bào thai ở động vật cũng như ở người, nhưng tốt nhất cũng không
nên dùng thuốc cho đến khi sinh xong; tương tự thuốc bài tiết qua sữa nên cũng không sử dụng với
người cho con bú, nếu nhất định phải sử dụng thì ngừng cho con bú trong thời gian uống thuốc và
72 giờ tiếp theo sau khi ngừng uống thuốc. Các biểu hiện không mong muốn thường gặp khi dùng
thuốc là chóng mặt, đau đầu, đau chân tay, đau bụng tuy nhiên chỉ ở mức độ trung bình hoặc
thoảng qua. Điều cần lưu ý, các thuốc như phenytoin, carbamazepin, dexamethason khi sử dụng
cùng praziquantel có thể làm giảm nồng độ của praziquantel trong huyết tương từ 10 – 50%.
Niclosamid: Thuốc được đưa vào điều trị giun sán từ những năm 1960, nó đặc biệt có hiệu quả
với các loại sán dây. Hiện tại cơ chế tác dụng của thuốc vẫn chưa biết rõ, tuy nhiên các tài liệu đều
khẳng định đây là thuốc an toàn và hiệu quả. Thuốc được chỉ định điều trị các loại bệnh do sán dây
như sán bò, sán lợn cũng như một số loại sán dây khác; tuy nhiên để điều trị ấu trùng sán lợn thì
praziquantel hiệu quả hơn. Thuốc có thể được chỉ định điều trị cho cả phụ nữ có thai và phụ nữ cho
con bú mà vẫn bảo đảm an toàn nhất là trong các trường hợp mắc bệnh sán lợn do bệnh nhân có
nguy cơ cao chuyển thành bệnh sán ấu trùng. Niclosamid hầu như không gây tác dụng phụ đặc biệt
nào, có thể gặp một số biểu hiện rối loạn tiêu hóa nhẹ như buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy.
Cần chú ý, không được dùng thuốc cùng với các thuốc gây nôn vì có thể gây tình trạng trào ngược
các đốt sán lên đường tiêu hóa gây tai biến mắc bệnh ấu trùng, cũng vì vậy để đề phòng tình huống

này khi tẩy bằng Niclosamid nên cho bệnh nhân uống thuốc chống nôn trước đó và sau 3 - 4 giờ thì
cho bệnh nhân uống thuốc tẩy.
Bệnh giun xoắn
Bệnh giun xoắn là bệnh truyền nhiễm cấp hoặc bán cấp tính do ấu trùng giun xoắn gây ra, lây từ
động vật (chủ yếu là lợn), sang người do ăn phải thịt có nhiễm ấu trùng chưa được nấu chín. Biểu
hiện lâm sàng là các triệu chứng sốt, đau cơ, phù nề và tăng bạch cầu ưa acid, nếu không điều trị
kịp thời, bệnh sẽ có những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
1. Vài nét về mầm bệnh
Ký sinh trùng giun xoắn, thuộc ngành giun tròn. Giun trưởng thành kích thước nhỏ, mắt thường
khó nhìn thấy, ký sinh chủ yếu ở ruột non. Giun cái đẻ ra ấu trùng, sau khi đẻ, ấu trùng vào thẳng
màng nhày ruột non. Nó có thể chui qua mao mạch, vào tổ chức cơ như cơ hoành, cơ nhai, cơ liên
sườn, cơ vận nhãn ấu trùng lớn dần, thường cuộn lại như hình xoắn lò xo trong một nang hình
quả cau trong tổ chức cơ vân. Sau khoảng 6 tháng kén bị vôi hóa ấu trùng ở bên trong không phát
triển nhưng sống được rất lâu, có trường hợp tới 30 năm.
Nguồn bệnh chủ yếu là lợn, lưu hành chủ yếu từ lợn sang lợn do lợn ăn phải thịt đồng loại có
nhiễm ấu trùng còn sống hoặc lợn cắn nhau trong đó lợn bị nhiễm ấu trùng trong cơ.
Bệnh lây từ súc vật sang người khi người ăn phải thịt lợn có ấu trùng chưa được nấu chín do ăn
các món như nem sống làm từ thịt lợn, ăn thịt lợn tái, thịt hun khói hoặc ướp muối, ăn tiết canh lợn.
Bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, mức độ bệnh phụ thuộc mức độ nhiễm ấu trùng, độ toan
dịch vị và tình trạng rối loạn tiêu hóa. Nếu bệnh nhân có đi lỏng nhiều thì tình trạng bệnh sẽ đỡ hơn
nhiều.
2. Biểu hiện của bệnh?
Quá trình nhiễm giun xoắn là một quá trình nhiễm độc dị ứng, dẫn tới tình trạng viêm dị ứng
toàn bộ mao mạch, hoại tử các tế bào cơ vân và thiếu oxy trong các tổ chức của cơ thể.
Sau khoảng 15 ngày kể từ khi ấu trùng từ máu vào cơ vân và tạo thành kén, có các biểu hiện chủ
yếu sau:
Sốt: sốt cao đột ngột, 39 – 400C, có gai rét đôi khi có rét run. Thời gian sốt dài hay ngắn tùy
thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, có trường hợp sốt dao động kéo dài hàng tháng.
Đau cơ, điển hình nhất là đau cơ tứ chi nên bệnh nhân đi lại khó khăn, khó vận động thay đổi tư
thế.

Ngoài ra còn đau các cơ khác như cơ vận nhãn làm bệnh nhân khó liếc mắt, cơ mi mắt làm bệnh
nhân khó nhắm mắt
Phù nề: thường ở mặt và mi mắt, một số trường hợp ở cả mu bàn chân, bàn tay.
Một số biểu hiện khác: ban dị ứng, da xung huyết dãn mạch, có thể có đốm xuất huyết, trường
hợp nặng có thể có biểu hiện rối loạn thần kinh như ngủ gà, cuồng sảng, mạch nhanh, huyết áp hạ
3. Biến chứng nào có thể xảy ra?
Suy hô hấp: Thường gặp do hạn chế cử động cơ hô hấp như cơ hoành hay cơ lồng ngực hay do
rối loạn hô hấp tế bào.
Suy gan, suy tim hoặc hôn mê do thiếu oxy phủ tạng kéo dài.
Xuất huyết lớn dưới da, thậm chí có trường hợp xuất huyết phủ tạng hay đông máu rải rác lòng
mạch.
Biến chứng thần kinh: Đau đầu, mê sảng, loạn thần, liệt nửa người, viêm đa dây thần kinh.
Suy kiệt, bội nhiễm toàn thân.
4. Điều trị và dự phòng như thế nào?
Thiabendazole là thuốc điều trị đặc hiệu, diệt cả giun trưởng thành và ấu trùng. Thuốc có tác
dụng chống viêm hạ sốt và giảm đau. Dùng liều trung bình có hiệu quả hơn dùng liều cao ngắn
ngày. Cần theo dõi các tác dụng phụ của thuốc như mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn
Dùng các thuốc điều trị triệu chứng như thuốc chống dị ứng, corticoid, giảm đau an thần, phòng
chống suy hô hấp, phòng chống bội nhiễm, tăng cường nuôi dưỡng.
Tại những nơi có ổ bệnh thiên nhiên phải kiểm tra lợn trước khi mổ theo đúng chế độ kiểm định
động vật. Dọn sạch sẽ trong và ngoài khu làm thịt lợn, không thả lợn rông, không vận chuyển lợn đi
nơi khác khi chưa được kiểm tra, không ăn thịt lợn tái, nếu có điều kiện thì thức ăn cho lợn có thể
pha thiabendazole 0,1% để làm cho lợn không mắc bệnh hoặc mắc bệnh nhẹ.
Ngộ độc thực phẩm
Hàng ngày chúng ta sử dụng nhiều thực phẩm để cung cấp nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể, vì thế
việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cũng hết sức quan trọng. Những chất gây độc sẽ tình cờ
nhiễm trong quá trình nuôi trồng chế biến hoặc đôi khi do cả sự thiếu hiểu biết của con người. Mặt
khác bản thân thực phẩm cũng có thể chứa các thành phần gây độc dù rất nhỏ. Chính vì vậy trong
những năm gần đây tình trạng ngộ độc thực phẩm càng có những diễn biến phức tạp, những vụ ngộ
độc tập thể có chiều hướng gia tăng.

1. Thực phẩm là gì?
Thực phẩm là những đồ ăn, thức uống của con người ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế
biến bao gồm cả đồ uống, nhai, ngậm và các chất được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
Theo định nghĩa này, thực phẩm bao gồm các loại sau:
- Sữa và các sản phẩm từ sữa.
- Trứng và các sản phẩm từ trứng.
- Thịt và các sản phẩm từ thịt.
- Cá, loài nhuyễn thể, bò sát, loài tôm cua và các sản phẩm.
- Dầu, mỡ và các sản phẩm từ dầu, mỡ.
- Ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc.
- Hạt đậu, các loại hạt, nhân của hạt và các sản phẩm.
- Rau và các sản phẩm từ rau.
- Quả và các sản phẩm từ quả.
- Đường, các sản phẩm đường, các sản phẩm sô- côla và bánh kẹo.
- Đồ uống (không phải sữa).
- Các thực phẩm khác, cháo, súp, canh, nước sốt, nước mắm, tương và các sản phẩm. Các sản
phẩm dùng cho mục đích dinh dưỡng đặc biệt.
2. Thế nào được coi là ngộ độc thực phẩm?
Ngộ độc thực phẩm là các hội chứng lâm sàng xuất hiện do: Thực phẩm bị nhiễm các vi sinh vật
hoặc các sản phẩm của vi sinh vật (thường gặp nhất), thực phẩm bị nhiễm các hoá chất độc, hoặc ăn
phải các thực vật hoặc động vật có độc tố.
Vì có rất nhiều các tác nhân vi sinh vật, chất độc và các hoá chất nên khi được vào cơ thể cùng
với thức ăn sẽ gây nhiều triệu chứng khác nhau. Mặt khác do đường tiêu hoá là con đường vào của
các tác nhân đó nên hầu hết các bệnh cảnh của ngộ độc thực phẩm đều có biểu hiện một mức độ
nào đó của viêm dạ dày ruột, có thể nổi bật ở đường tiêu hoá trên hoặc đường tiêu hoá dưới. Các
hội chứng khác thường thấy bao gồm các triệu chứng ngoài cơ quan tiêu hoá, đặc biệt là về thần
kinh.
Việc đánh giá một trường hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm không chỉ dựa vào các triệu chứng
khi bệnh nhân đến viện mà còn cần quan tâm đến bệnh sử, tính chất thực phẩm, thời gian xuất hiện
các triệu chứng tính từ thời điểm ăn uống, hoàn cảnh, mùa và các triệu chứng xuất hiện ở những

người khác cùng ăn uống loại thực phẩm nghi ngờ. Các triệu chứng cụ thể của ngộ độc thực phẩm
sẽ phụ thuộc vào từng nguyên nhân.
3. Nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên ngộ độc thực phẩm, ngộ độc có thể xảy ra đơn lẻ hoặc
ngộ độc tập thể và phần lớn trong các vụ việc đó rất khó xác định nguyên nhân, mà chủ yếu là do ý
thức chủ quan của người bị bệnh. Có thể tạm chia thành các nhóm nguyên nhân và biểu hiện sau:
3.1. Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn vał độc toỈ vi khuẩn:
3.1.1. Nguyên nhân:
- Với các thực phẩm là rau quả, ngũ cốc, hạt, sữa và các sản phẩm: thường hay bị nhiễm các loài
tụ cầu, Bacilus cereus, Campylobacter fetus hoặc yersinia enterocolitica.
- Phụ nữ có thai rất dễ bị nhiễm Listeria, các thực phẩm thường gặp nhất là thịt gà không được
nấu chín hoặc các sản phẩm sữa bị nhiễm Listeria monocyto- genes.
- Do nước hoặc dùng nước để rửa thực phẩm: Các nguyên nhân là E.coli (cả loài sinh độc tố và
xâm nhập), các loài Shigella, Salmonell, hoặc Vibrio cholera (phẩy khuẩn tả )
- Do thịt và trứng:
+ Thường là thịt đã qua quá trình xử lý, thịt được nấu không kỹ, bảo quản lạnh không đầy đủ
hoặc vận chuyển không đúng, bánh ngọt có kem hoặc có sữa- trứng và các sản phẩm có trứng khác
bị nhiễm các vi khuẩn với số lượng đạt tới mức độ có thể gây bệnh.
+ Các vi khuẩn thường là các tụ cầu, C.perfringens, B.cereus, các Salmonella và Campylobacter
jejuni.
3.1.2. Cơ chế gây bệnh:
Theo một trong hai cơ chế sau:
- Viêm dạ dày ruột do xâm nhập:
+ Vi khuẩn trực tiếp xâm nhập niêm mạc ruột, gây thoái hoá các vi nhung mao và phản ứng viêm
mạnh mẽ, biểu hiện bằng ỉa chảy phân có máu, nôn, đau quặn bụng và chướng bụng.
+ Vi khuẩn thường gặp nhất là Salmonella và E.coli xâm nhập.
-Viêm dạ dày ruột do độc tố ruột:
+ Các độc tố của vi khuẩn phá vỡ cơ chế vận chuyển nước và các chất hoà tan qua màng tế bào
dẫn tới ỉa chảy phân không có máu, đau quặn bụng, chướng bụng và nôn.
+ Các tác nhân thường gặp nhất là các loài tụ cầu, E.coli sinh độc tố ruột, Clostridium

perfringens, B.cereus và Campylobacter jejuni.
3.1.3. Triệu chừng:
- Các triệu chứng thực thể không đặc hiệu và chủ yếu do mất nước và các tác dụng tại chỗ trên
đường tiêu hoá của độc tố.
- Diễn biến: Hầu hết các bệnh nhân sau vài ngày sẽ hồi phục hoàn toàn.
- Việc hỏi về quá trình ăn uống và mối liên quan với khởi đầu của triệu chứng sẽ giúp hướng tới
nguyên nhân.
Các dấu hiệu chủ yếu:
- Sốt: Gợi ý bệnh lý xâm nhập, ví dụ như salmo- nella, C.fetus hoặc E.coli.
- Nhịp tim nhanh do sốt hoặc mất dịch, huyết áp hạ thường do mất thể tích đáng kể (trên 10 %
tổng thể tích), da khô và độ đàn hồi kém cho thấy tình trạng mất nước.
- Buồn nôn và nôn. Đau quặn khắp bụng, chướng bụng, ỉa chảy, bụng căng toàn bộ, co cơ bụng
chủ động: Gặp ở hầu hết các trường hợp và không đặc hiệu.
- Có thể có biểu hiện nhiễm độc thần kinh, tình trạng đau cứng cơ và rối loạn nước và điện giải.
3.1.4. Điều trị:
Nguyên tắc chung:
- Việc điều trị nên tập chung giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn và ỉa chảy cùng với việc chú ý
tới khả năng thiếu dịch và sốc.
- Với các bệnh nhân có mất nước nặng và sốc, điều trị hỗ trợ trong đó có bồi phụ dịch có ý nghĩa
sống còn.
- Việc phân biệt ỉa chảy do vi khuẩn xâm nhập hay không xâm nhập thường đủ để định hướng
điều trị.
- Cần xác định thời gian và quá trình bệnh nhân ăn uống đối với tất cả các thức ăn được dùng
trong vòng 48 giờ.
- Khi có nhiều ca cùng xảy ra cần phải thông báo cho trung tâm y học dự phòng.
+ Khi đã xác định được nguyên nhân, dùng kháng sinh tuỳ theo vi khuẩn.
3.2. Do virus:
- Viêm dạ dày ruột do virus xuất hiện nhiều hơn số được phát hiện, các nguyên nhân đã được xác
định gồm có: Virus Norwalk, Rotavirus, Adenovirus đường ruột, Calcivirus.
- Trong hầu hết các ca viêm dạ dày ruột do virus, chẩn đoán xác định gặp khó khăn do đòi hỏi

các kỹ thuật chẩn đoán tương đối phức tạp.
3.2.1. Virus Norwalk:
+ Được coi là nguyên nhân của ít nhất 1/3 các vụ dịch viêm dạ dày ruột do virus ở Mỹ.
+ Virus chịu được nhiệt, gây bệnh ở ruột non là chủ yếu; gây giảm tiêu hoá và hấp thu cùng với
viêm ruột.
+ Triệu chứng: Nôn và ỉa chảy cấp tính cùng với các biểu hiện giống cúm, hiếm khi kéo dài quá
vài ngày.
+ Điều trị triệu chứng
3.2.2. Rotavirus:
+ Tổn thương: Phá huỷ lớp vi nhung mao, làm giảm
tiêu hoá và hấp thu, thay đổi này có thể kéo dài tới 8 tuần.
+ Đối tượng dễ mắc: Chủ yếu là trẻ nhỏ, trẻ bú sữa mẹ ít bị mắc hơn.
+ Biểu hiện: Nôn, sau đó ỉa chảy phân nước, kéo dài trung bình vài ngày, mất nước điện giải.
+ Điều trị: Bồi phụ nước điện giải.
3.3. Ngộ độc thực phẩm do hoà chaỈt trong thực phẩm
3.3.1. Càc chaỈt phụ gia:
Chủ yếu được nhắc đến là các chất bảo quản với
2 nhóm được dùng rộng rãi khắp thế giới là Benzoate và paraben; các chất làm thay đổi vị giác
và chất ngọt tổng hợp.
* Benzoate
- Ưu điển: Phạm vi chống vi sinh vật, nấm rộng rãi,rất ít hoặc không độc khi dùng đúng hàm
lượng, rẻ tiền.
- Tác dụng có hại hiếm gặp và hầu hết ở người hen và ngứa mạn tính. Có thể do cấu trúc tương
tự của Benzoate với aspirin.
* Paraben:
- Methyl paraben, propyl paraben, heptyl parabens.
- Được dùng chủ yếu trong đồ mỹ phẩm, các chế phẩm thuốc được dùng tại chỗ, có thể được đưa
vào các thực phẩm nướng, các rau quả được xử lý, mỡ, dầu và bột ngọt.
- Các tác dụng có hại: Hầu như chỉ có viêm da tiếp xúc.
*Sulfite:

- Dioxide sulfua, Sulfite natri, Bisulfite natri và kali, Metabisulfite natri và kali, đây là các chất
bảo quản và chống ôxy hoá, đã bị cấm trên rau quả.
- Độc tính: Đã có tử vong do sulfite, có thể kích thích cơn hen, mất ý thức, sốc phản vệ, ỉa chảy,
buồn nôn và nôn.
* Càc chaỈt lałm thay ỉổi vịTrgưi amuco:i ăn, chất thường gặp nhất là Glutamat natri.
- Tác dụng: Là một chất kích thích, bằng việc khử cực, tác dụng lên các receptor vị giác, một tác
dụng có liên quan tới tác dụng có hại lên các yếu tố thần kinh ngoại vi ở nơi khác ngoài miệng lưỡi.
- Tác dụng phụ thuộc liều và phụ thuộc cá thể: Trong vòng 1 giờ trở lại sau ăn; đau đầu, lâng
lâng, cảm giác nóng bỏng quanh đầu và cổ, thắt ngực, nôn, vã mồ hôi, tự hết trong 1 giờ hoặc lâu
hơn. Ăn nhiều có thể làm khởi phát cơn hen ở một số người.
* Các chất ngọt tổng hợp
Ahơsppar:tame và saccharin:
- Các chất này có thể gây nhiều rối loạn: Đau đầu (trong đó có hội chứng Migraine), chóng mặt,
co giật, trầm cảm, buồn nôn, nôn và đau quặn bụng. Có thể liên quan tới tình trạng hoạt động quá
mức của trẻ em. Phụ nữ có thai cần tránh dùng các bột ngọt này mặc dù chưa chứng minh được tác
dụng gây ung thư.
3.3.2. Các chất ô nhiễm
a. Các hóa chất bảo vệ thực vật:
- Rau và quả có thể chứa trên bề mặt dư lượng hoá chất trừ sâu và diệt cỏ nguy hiểm. Hàm lượng
các thuốc trừ sâu trong rau quả tươi cao tới mức báo động trong khi các thực phẩm đóng hộp có
hàm lượng thấp hơn nhiều.
- Hơn 40 % các thuốc trừ sâu là phospho hữu cơ, trong đó có Malathion, Parathion, Daizanon,
Dursban ngoài tác dụng ức chế Cholinesterase còn gây bất thường cho bào thai và gây ung thư.
b. Các kim loại nặng, Dioxin, chất phóng xạ và chất độc màu da cam cũng mang tác nhân gây ô
nhiễm vào thực phẩm gây nguy hiểm lâu dài.
- Thực trạng hiện nay có rất nhiều loại hoá chất bảo vệ thực vật trên thị trường và việc sử dụng,
bảo quản tuỳ tiện các hoá chất này là các nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm.
3.4. Ngộ độc thực phẩm do thực phẩm có độc
3.4.1. Thảo mộc: Đặc biệt là các Glycozide có Cyanua.
- Các cây chứa Hydro cyanua: Sắn, Các cây đậu, bầu bí, dưa chuột, măng, quả Akê, chuối chín,

nhân hạt quả mơ.
- Triệu trứng ngộ độc:
+ Rối loạn tiêu hoá: Đau bụng, buồn nôn, ỉa chảy.
+ Thần kinh: Chóng mặt, nhức đầu. Nặng hơn có thể co cứng, co giật, đồng tử giãn sau đó hôn
mê.
+ Hô hấp: Ngạt thở, xanh tím, suy hô hấp cấp, gây tử vong nhanh.
- Xử trí: Cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
3.4.2. Nấm:
Có hàng nghìn loài nấm, chỉ dưới 5% các loài là độc. Song phân biệt giữa nấm độc và không độc
rất khó khăn.
* Nấm mực (Copriruss atramentarius):
- Độc tố: Coprine
- Tác dụng giống Difulfiram, nếu khi ăn bệnh nhân có uống rượu, sau 30 phút có nhịp tim nhanh,
bốc hoả, buồn nôn.
* Nấm chuông (Paneolus cam-panule tus):
- Độc tố: Psylocibin
- Tác dụng: Sau ăn 30 - 60 phút, nôn nhiều, đau quặn bụng, ảo giác, tăng hoạt động. Cơ thể dung
nạp được Psylocibin nên thường lành tính
* Nấm mụn trang (Amanita pantherina):
- Độc tố: Axit Ibotenic và các dẫn xuất isoxazole
- Tác dụng: 20 - 90 phút sau ăn; gây lẫn lộn, vật vã, rối loạn nhìn.
* Nấm mặt trời (A. Muscaria):
- Độc tố: Các hợp chất muscarine
- Tác dụng: Sau ăn 30 phút, tăng tiết dịch ngoại tiết, nhịp tim chậm và các đáp ứng cholinergic
khác.
* Nấm độc xanh (A. phalloides):
- Độc tố Amatoxins và Phallotoxins
- Tác dụng: Ngộ độc kiểu 2 pha: đầu tiên với đau bụng, nôn, ỉa chảy xuất hiện 6 - 12h sau khi ăn
và thường hết trong 24h. Sau khi bệnh nhân ổn định 1-2 ngày, bệnh tiến triển với suy gan, suy thận
nặng nề, tử vong cao (30-50%). Điều trị có thể dùng lọc máu hấp phụ.

3.4.3. Động vật
a. Cóc:
- Độc tố: Bufotalin, Bufotenin, Bufotonin, có trong các tuyến dưới da, gan, trứng.
- Triệu trứng: Xuất hiện 1-2 giờ sau khi ăn:
+ Rối loạn tiêu hoá: Đau bụng, buồn nôn, nôn.
+ Tim mạch: Lúc đầu có huyết áp cao, nhịp tim nhanh, có thể do Bufotonin. Sau đó rối loạn tính
kích thích: ngoại tâm thu, cơn nhịp nhanh thất, flutter thất, rung thất. Đôi khi có block nhĩ thất, nhịp
nút, dẫn đến truỵ mạch. Các rối loạn nhịp có thể do Bufotalin.
+ Rối loạn thần kinh và tâm thần: Bufotenin có thể gây ảo giác, hoang tưởng, rối loạn nhân cách,
liều cao hơn có thể ức chế trung tâm hô hấp, ngừng thở.
+ Tổn thương thận: Viêm ống thận cấp.
- Xử trí: Thải trừ chất độc, điều trị hỗ trợ và lọc máu khi cần.
b. Cà nóc:
- Độc tố là Tetradotoxin: bền vững với nhiệt, có nhiều ở các tạng và đặc biệt là gan, da, trứng, số
lượng thay đổi theo mùa.
- Triệu chứng thần kinh và tiêu hoá xuất hiện 10- 40 phút sau ăn, nhưng có thể chậm hơn gồm dị
cảm, tê (đặc biệt quanh miệng và ở lưỡi), chóng mặt, mất điều hoà, tăng tiết nước bọt, giật cơ, nôn,
khó nuốt, đau bụng, ỉa chảy, mất tiếng, liệt, chủ yếu cơ hô hấp. Đồng tử lúc đầu co sau giãn mất
phản xạ ánh sáng, tụt huyết áp, loạn nhịp tim, suy hô hấp. Bệnh nhân vẫn tỉnh trước khi chết, tử
vong 60%.
- Chẩn đoán: Hỏi bệnh, diễn biến lâm sàng, có thể xét nghiệm độc chất với mẫu cá nghi ngờ.
- Điều trị:
+ Gây nôn, rửa dạ dày, than hoạt.
+ Điều trị hỗ trợ: Đặt ống nội khí quản, thở máy khi có liệt cơ hô hấp có suy hô hấp, đảm bảo
huyết áp, nhịp tim.
c. Cà ngừ, cà thu:
- Các cá có mỡ trong thịt như cá ngừ, cá thu, độc tố tích luỹ dẫn trong thịt cá do được giải phóng
dần từ quá trình decacboxy hoá histidine của vi khuẩn (chủ yếu do Proteus morganii), độc tố có liên
quan tới His- tamin, bền vững với nhiệt.
- Triệu chứng: 15 - 45 phút sau ăn, xuất hiện các triệu chứng đặc trưng của phản ứng Histamin

bốc hoả, đau đầu, chóng mặt, đau bụng, nôn, buồn nôn, ỉa chảy. Các triệu chứng hết sau vài giờ và
không có tử vong.
- Điều trị: Thuốc kháng Histamin
d. Ngộ độc ciguatera:
- Chủ yếu do ăn phải các cá như cá nhồng, cá chỉ vàng và các loài cá ở tầng đáy biển khác. Khi
các loài cá to hơn ăn cá nhỏ hơn chứa một loài tảo Lyngbia majusula thì loại tảo này được tích lũy
dần trong thịt cá và giải phóng độc tố khi người ăn phải.
- Bản chất là độc tố thần kinh, không dễ bị bất hoạt bởi nóng hay lạnh, gây dị cảm (đặc biệt môi,
lưỡi và họng), ngứa, các triệu chứng tiêu hoá trong đó có nôn, ỉa chảy. Có thể có bệnh lý não, suy
hô hấp và sốc.
- Các triệu chứng thường bắt đầu 12h - 30h sau ăn, thường là triệu chứng tiêu hoá trước tiên.
- Chẩn đoán: Dựa vào lâm sàng và hoàn cảnh.
- Điều trị: Điều trị hỗ trợ
e. Ngộ độc trai, sò:
- Do ăn các động vật thân mềm có 2 mảnh vỏ, các động vật này có chứa tảo Gonyanlax.
- Triệu chứng: Tê ở mặt, miệng, tê cóng sau đó tê ở tay và chân, các biểu hiện rõ sau ăn 30 phút,
khó nuốt, khó nói, chóng mặt, đau đầu vùng trán, tử vong (do suy hô hấp), có thể kèm theo nhiễm
khuẩn do các vi khuẩn có trong sò, trai và dị ứng.
3.4.4. Càc amin hoạt mạch:
- Các chất: Diamine Histamine và một số mon- amine (tyramine, phenylethyl amine và
Serotonin)
- Các thực phẩm chứa các chất này như: một số loại pho mát, rau bina, cà tím, rượu vang đỏ, cá
ngừ, cá thu, men rượu, bia.
- Các thức ăn này làm tăng Histamin niệu sau bữa ăn.
- Có thức ăn tuy có hàm lượng Histamin thấp nhưng có hàm lượng đáng kể Histidine, khi vào cơ
thể được chuyển thành Histamin.
- Các thức ăn có thể có chứa những chất có khả năng kích động tế bào mast giải phóng Histamin:
trứng, dâu tây, sôcôla, cà chua, các quả họ cam, bưởi.
- Việc dùng đồng thời một số thuốc ức chế chuyển hoá bình thường của Histamin (như
Izoniazid) góp phần vào vấn đề này.

- Các triệu chừng:
Rối loạn vị giác, phồng rộp niêm mạc miệng, bốc hoả, đau đầu, co thắt phế quản, hạ huyết áp,
nôn, buồn nôn, đau quặn bụng, ỉa chảy. Các triệu chứng thường giảm đi sau vài giờ. Ở các bệnh
nhân nhạy cảm, có thể dùng các chất kháng H1, H2 để phòng hoặc làm dịu đi.
3.5. Xử trí ban đầu khi bị ngộ độc thực phẩm và cách phòng tránh
Như vậy, nguyên nhân ngộ độc thực phẩm rất đa dạng, bệnh cảnh ngộ độc rất khác nhau do đó
việc xử trí ban đầu cũng khác nhau tuỳ theo nguyên nhân, theo triệu chứng và biến chứng bệnh
nhân có.
Về dự phołng:
Những cơ sở chế biến thực phẩm phải có chế độ kiểm dịch chặt chẽ, vệ sinh đảm bảo trong quá
trình chế biến, bảo quản và vận chuyển.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người làm công tác chế biến bảo quản thực phẩm, thức ăn nước
uống phải đảm bảo được nấu chín.
Tuyên truyền hướng dẫn bà con sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy cách, khi chế biến cần
ngâm rửa thực phẩm sạch sẽ.
Tuyên truyền vận động không sử dụng các hormon sinh trưởng trong quá trình chăn nuôi động
vật, chỉ sử dụng các chất phụ gia đúng trong danh mục và hàm lượng cho phép.
Một số câu hỏi thường gặp
Câu 1 : Tôi năm nay 40 tuổi, quê ở Hà Nam, thường xuyên có thói quen ăn gỏi cá sống, vừa rồi
tôi thấy xuất hiện mệt mỏi chán ăn, hay ứa nước miếng, đau tức vùng gan, đi khám và được chẩn
đoán là sán lá gan. Xin bác sĩ cho biết, trong trường hợp của tôi sử dụng thuốc như thế nào là hợp
lý.
Trả lời:
Sán là động vật ký sinh sống trong cơ thể con người. Tùy theo loài, sán sống trong hệ tiêu hoá
(sán dây bò, sán dây lợn) hoặc có thể chu du khắp nơi trong cơ thể (sán lá gan), chiếm đoạt chất
dinh dưỡng của cơ thể, gây ra những những hậu quả khác nhau từ nhẹ là rối loạn tiêu hóa đến nặng
có thể gây những biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan.
Người bị nhiễm sán thường là người có thói quen hay ăn gỏi cá sống, hoặc ăn phải thịt bò sống
có ấu trùng sán hoặc là các loại rau ngập nước (như rau ngổ) có nang ấu trùng sán. Khi thấy có các
biểu hiện như xanh xao, hay đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, ăn vặt, hay chảy nước miếng nhất là

khi đi ngủ, đau tức vùng gan… cần đi khám để xác định xem có bị nhiễm giun sán không, khi đã bị
nhiễm giun sán bác sĩ sẽ cho chỉ định điều trị.
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc có thể sử dụng để điều trị sán, tuỳ theo độ tuổi và việc bị nhiễm
loại sán nào mà bác sĩ sẽ lựa chọn một loại thuốc thích hợp.
Praziquatel: Thuốc được hấp thu nhanh và gần hoàn toàn khi uống, qua được dịch não tủy và sữa
mẹ. thuốc có hoạt phổ chống sán rộng, bao gồm sán lá, sán máng và sán dây; có tác dụng trên cả ấu
trùng và sán trưởng thành. Liều dùng tùy thuộc vào loại sán đang mắc. tác dụng phụ chủ yếu là
nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi, buồn nôn, nôn. Thuốc không dùng cho trẻ dưới 4 tuổi,
phụ nữ có thai và cho con bú.
Niclosamid: Hấp thu ít qua ruột nên chủ yếu điều trị sán ký sinh trong ruột, tác dụng với loại sán
dây, không có tác dụng với ấu trùng ở các mô ngoài ruột. Tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn,
nôn, đau bụng, tiêu chảy liều dùng tùy theo tuổi và thể trọng.
Quinacrin: Có tác dụng với sán cả trong và ngoài ruột, thường dùng kèm thuốc tẩy muối, có thể
kết hợp niclosamid.
Chloroquin: Hấp thu tốt qua đường uống, tập trung nhiều ở gan, vào được dịch não tủy và sữa
mẹ. dùng điều trị sán lá gan và amip gan. Tác dụng không mong muốn hay gặp là rối loạn tiêu hóa,
chán ăn, nhức đầu chống chỉ định dùng cho người mẫn cảm, người suy gan, phụ nữ có thai và cho
con bú.
Ngoài ra trong dân gian còn dùng nước sắc hạt cau, hạt bí ngô để tẩy sán cũng có hiệu quả.
Sử dụng thuốc điều trị sán chỉ là việc tiêu diệt sán chứ không có tác dụng phòng tránh nhiễm
sán. Vì vậy cần hết sức chú ý giáo dục cho mọi người nhất là trẻ em thực hiện chế độ vệ sinh trong
mọi mặt của cuộc sống. Trước khi sử dụng bất cứ một loại thuốc trị sán nào cần có ý kiến của bác
sĩ.
Câu 2 : Mấy tháng nay tôi bị đau bụng đi ngoài, một ngày đi nhiều lần. Mỗi lần mót đi ngoài lại
bị đau quặn bụng. Phân có nhầy mũi, đôi khi có sợi máu. Tôi đã uống thuốc nam nhưng bệnh
không khỏi. Xin cho biết, tôi bị bệnh gì và có thuốc gì để chữa khỏi?
Trả lời:
Những triệu chứng mà bạn nêu, nhiều khả năng bạn mắc bệnh lỵ amíp. Bệnh này do nhiễm phải
ký sinh trùng amip loại Entamoeba histolytica, khi vào cơ thể sẽ gây ra các tổn thương ở đại tràng
(lỵ amip) hoặc các tổn thương ngoài ruột như gan, não, da Viêm đại tràng do amip có triệu chứng

từ 2-6 tuần sau khi ăn phải kén lây nhiễm. Đau bụng dưới và tiêu chảy là triệu chứng có sớm, sau
đó thì mệt mỏi và chán ăn, đau quặn bụng từng cơn ở vùng hố chậu phải
(vùng hồi manh tràng), nếu bệnh kéo dài có thể đau cả hố chậu phải do tổn thương đại trực
tràng; mót rặn và đi ngoài giả (mót đi ngoài nhưng không đi ngoài được) đau lan tỏa bụng dưới
hoặc ra sau lưng. Trong thời kỳ toàn phát, người bệnh có thể đi đại tiện từ 10- 15 lần/ngày, có cảm
giác mót rặn mỗi khi đi đại tiện. Phân chủ yếu là máu và nhầy nhớt. Bệnh nhân bị lỵ amip thường
không sốt. Diễn tiến của đợt cấp tính kéo dài từ vài ngày đến vài tuần tùy theo việc điều trị được
tiến hành sớm hay muộn. Bệnh lỵ amip dễ bị tái nhiễm và tiến triển thành mạn tính.
Viêm đại tràng mạn tính do amip thường dai dẳng với những biểu hiện đau bụng, phân sệt, bóng,
cứ vài tuần hoặc vài tháng lại xảy ra một đợt cấp tính. Trong các trường hợp đau bụng, đi ngoài
phân có nhầy nhớt và có máu, nhất thiết người bệnh phải vào nằm viện để được theo dõi và điều trị
kịp thời. Người bệnh sẽ được soi phân tươi để tìm amip dạng hoạt động trong phân, ngoài ra cũng
có thể nội soi đại tràng hoặc Xquang đại tràng, hay xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân gây bệnh.
Khi được chẩn đoán xác định là mắc lỵ amip bạn sẽ được chỉ định điều trị bằng một trong các thuốc
nhóm Imidazole ( Metronidazole, Tinida- zole, Ornidazole), hoặc nhóm di-iodohydroxyquinolin.
Ngoài ra trong dân gian cũng sử dụng một số thuốc đông y như hạt và vỏ của cây mộc hoa trắng,
thừng mực lá to, sừng trâu, vỏ cây hậu phác, chiêu liêu, hoàng cầm… để điều trị.
Câu 3 : Tôi có con trai 3 tuổi, xin hỏi tuổi của cháu đã tẩy giun được chưa? Nếu được thì dùng
loại thuốc nào và liều lượng là bao nhiêu. Tôi xin cảm ơn.
Trả lời:
Giun là động vật ký sinh sống trong cơ thể con người. Giun sống trong hệ tiêu hoá hoặc có thể
chu du khắp nơi trong cơ thể, chiếm đoạt chất dinh dưỡng của cơ thể, làm trẻ còi cọc, chậm lớn,
thậm chí có thể gây những biến chứng nguy hiểm như giun chui ống mật.
Trẻ em thường hiếu động, hay bò chơi lê la trên sàn rồi lại mút tay, có khi đánh rơi thức ăn
xuống sàn lại nhặt lên ăn vì thế trẻ rất dễ mắc các loại giun nhất là giun đũa, giun tóc, giun kim.
Ngoài ra ở những nơi điều kiện vệ sinh thấp kém, những vùng nông thôn còn thói quen dùng phân
tươi để bón cho hoa màu là điều kiện thuận lợi cho trẻ mắc cả giun móc do ấu trùng xuyên qua da
xâm nhập vào cơ thể của trẻ.
Tẩy giun cho trẻ, nhất là những trẻ có nguy cơ dễ mắc giun và những trẻ đã có dấu hiệu phiền
toái do giun gây ra là điều hết sức cần thiết. lứa tuổi được khuyến cáo bắt đầu tẩy giun là từ 24

tháng trở lên. Có rất nhiều loại thuốc tẩy giun thế hệ mới, được bán ở các hiệu thuốc hiện nay, đáng
chú ý kể đến:
Mebendazole viên 500mg, được chỉ định sử dụng khi nhiễm một hoặc nhiều loại giun như giun
đũa, giun tóc, giun móc, giun kim, giun lươn. Liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi là một
viên duy nhất. Không dùng thuốc cho trẻ em dưới hai tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, người suy
gan.
Albendazole viên 200mg tác dụng tương tự Meben- dazole ngoài ra còn có tác dụng cả với sán
lá, sán dây, ấu trùng sán lợn. Liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi là 2 viên/ngày dùng
trong 3 ngày. Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi.
Trẻ em nên được tẩy giun 6 tháng một lần. trong thư bạn nói, con bạn đã 3 tuổi, vậy bạn nên tẩy
giun cho cháu, bạn có thể đến các cơ sở y tế để có được những lời khuyên chi tiết.
Câu 4: Tôi có cháu trai được 10 tháng tuổi, vẫn bú sữa mẹ, nhưng tôi cho cháu ăn thêm sữa
ngoài. Đợt vừa rồi cháu bị tiêu chảy, tôi xin hỏi có cần cho cháu ăn sữa tách béo không?
Trả lời:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy của trẻ, có thể do nhiễm khuẩn hoặc có thể do
ăn uống nóng lạnh bất thường.
Khi thấy trẻ bị ỉa chảy phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, khi cần thiết phải xét nghiệm
phân. Nếu trong phân có nhiều giọt mỡ thì mới cần giảm bớt lượng mỡ trong ăn uống, khi đó có thể
dùng sữa tách béo hoàn toàn hoặc tách nửa béo.
Một điều cần chú ý trong sữa bò cung cấp khá nhiều nhiệt năng, có chứa một lượng vitamin và
acid béo cần thiết, cho nên cho trẻ ăn sữa tách nửa béo hay tách béo hoàn toàn trong thời gian ngắn
cũng sẽ không cung cấp đủ nhiệt năng, ăn trong thời gian dài càng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của
trẻ.
Trong thời gian ỉa chảy, do sự hấp thu của đường ruột bị ảnh hưởng, vì vậy khi trẻ bình phục cần
nhanh chóng chuyển chế độ ăn của trẻ từ tách béo hoàn toàn sang tách nửa béo rồi ăn hoàn toàn
bình thường.
Câu 5: Cháu nhà tôi được 8 tháng tuổi, vừa rồi cháu bị tiêu chảy, cháu vẫn tỉnh táo chơi đùa
nhưng khát nước. Tôi đã cho cháu dùng thuốc bù dịch nhưng không đỡ, vậy tôi có thể cho cháu sử
dụng kháng sinh được không?
Trả lời:

Trước hết với trẻ bị tiêu chảy, bạn cho dùng thuốc bù dịch là hoàn toàn đúng. Một gói osezol
(loại thường) thì pha với 1000ml nước hoặc loại osezol cam (dành cho trẻ em) thì pha với 200ml
nước, rồi cho trẻ uống chậm từng thìa một, khoảng 50 – 100ml sau mỗi lần trẻ bị tiêu chảy. Nếu trẻ
bị nôn thì sau khi nôn 10 phút tiếp tục cho trẻ uống nhưng chậm hơn. Tiếp tục cho trẻ uống cho tới
khi dừng tiêu chảy.
Không dùng thuốc cầm tiêu chảy và thuốc chống nôn, vì khi dùng các thuốc này tuy số lần tiêu
chảy có giảm nhưng thực tế thì phân, độc tố vi khuẩn và vi rút ứ đọng lại trong ruột gây hại cho trẻ.
Về nuôi dưỡng, tiếp tục cho trẻ bú mẹ và tăng số lần bú. Nếu trẻ không bú thì pha loãng sữa bò
với nước cháo cho trẻ ăn. Với trẻ đã ăn được thì có thể cho ăn bột số lượng ít hơn và loãng hơn.
Chỉ dùng kháng sinh khi phân có nhày máu ( hội chứng lỵ) hoặc khi có dịch tả, nhưng dù trong
bất cứ trường hợp nào cũng cần có ý kiến của bác sỹ, không tự ý dùng kháng sinh cho trẻ.
Câu 6: Con tôi 16 tháng tuổi, được 9kg. Cháu rất biếng ăn dù tôi đã thương xuyên thay đổi khẩu
phần ăn cho cháu. Khi bác sĩ cho dùng men tiêu hóa thì cháu ăn khá hơn, vậy tôi xin hỏi có thể
dùng men tiêu hóa kéo dài được không?.
Trả lời:
Men tiêu hóa là một hỗn hợp các enzym khác nhau có tác dụng chuyển hóa thức ăn, chủ yếu là
phân giải các prrotein, cabonhydrat và chất béo thành các phần tử nhỏ hơn để dễ hấp thu hơn. Ở trẻ
khỏe mạnh bình thường thì hệ thống men tiêu hóa đã có từ khoang miệng như amylase đến dạ dày
rồi men của tuyến tụy, men của gan mật tất các các men tiêu hóa này tham gia vào hệ tiêu hóa để
làm cho cơ thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng. Khi trẻ biếng ăn thì ngoài việc tìm các nguyên nhân
để giải quyết, còn cho thêm trẻ dùng các men tiêu hóa dưới dạng thuốc giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, vì
vậy mà trẻ ăn được nhiều hơn.
Nhưng nếu lạm dụng men tiêu hóa kéo dài sẽ làm cho ống tiêu hóa giảm khả năng bài tiết các
men tiêu hóa tự nhiên và có thể phải phụ thuộc vào men tiêu hóa suốt đời, đây là một điều không
tốt cho cơ thể trẻ. Như vậy không nên dùng men tiêu hóa kéo dài, khi cần thiết cần có ý kiến của
các nhân viên y tế.
Câu 7: Cháu nhà tôi năm nay 7 tuổi, gần đây cháu thích ăn thịt xiên nướng, chiều nào đi học về
cháu cũng đòi mẹ mua. Nhưng tôi cảm thấy thịt nướng không được đảm bảo vệ sinh lắm. Tôi xin
hỏi cháu ăn thịt xiên nướng này có làm sao không?
Trả lời:

Trước hết, chưa cần nói đến là nguồn thịt đã qua kiểm dịch hay chưa, nhưng riêng việc xiên
nướng, nửa sống nửa chín, ngoài dễ bị tiêu chảy, trẻ còn có nguy cơ mắc thêm bệnh do sán và bệnh
do giun kim gây nên.
Bệnh do sán có nhiều loại nhưng có hai loại phổ biến là sán dây bò và sán dây lợn. Trứng sán
dây bò sau khi thải ra ngoài nếu bị trâu bò dê ăn phải thì trở thành ấu trùng trong cơ thể chúng, ấu
trùng xuyên qua thành ruột vào máu đến các tổ chức của cơ thể vật chủ tạo thành nang ở đó. Người
nếu ăn phải thức ăn có các nang này, dưới sự phân hủy của dịch dạ dày, các ấu trùng nang này phát
triển thành sán trưởng thành ký sinh trong cơ thể người. Nếu trẻ mắc phải bệnh sán dây có thể thấy
các biểu hiện đau bụng, ỉa chảy, gầy sút, xanh xao
Bệnh giun kim là do giun kim gây lên. Giun trưởng thành chỉ dài vài milimet, thường sống ở chỗ
các cơ bắp của lợn, mắt thường chúng ta không nhìn thấy. Khi chúng ta ăn phải thịt lợn tái có bọc
ấu trùng giun kim, vào đến dạ dày, dưới tác động của dịch vị, ấu trùng sẽ phá bọc, phát triển thành
giun trưởng thành. Biểu hiện khi mắc giun kim là sốt cao kéo dài, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, ỉa
chảy, đau cơ
Loại thịt được kiểm dịch thì chỉ có thể tránh được các loại bệnh gây dịch nhưng cũng khó tránh
khỏi hai bệnh trên nếu chúng ta không chế biến chín, vì vậy trong mọi trường hợp cần ăn thực
phẩm nấu chín, không nên ăn tái.
Câu 8: Cháu bé nhà tôi năm nay 3 tuổi, thời gian gần đây tôi thấy cháu ngủ không ngon, hay gãi
và kêu ngứa ở hậu môn, không biết có phải cháu bị giun kim? Nên dùng thuốc gì để chữa trị? Tôi
xin cảm ơn.
Trả lời:
Ngứa hậu môn ở trẻ chủ yếu là do giun kim hoạt động, do đặc điểm của giun kim ban đêm hay
bò ra xung quanh hậu môn để đẻ trứng, kích thích vùng da xung quanh hậu môn, do đó trẻ thấy
ngứa và gãi nhiều.
Để phòng ngừa phải kết hợp giữa dùng thuốc với các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ
sinh ăn uống và sinh hoạt. Nếu không kết hợp thì khó có thể điều trị triệt để. Trong đó quan điểm
phòng bệnh là chính: phải giáo dục cho trẻ ý thức giữ vệ sinh sạch sẽ, cho trẻ mặc quần kín đũng,
trước khi ăn cơm phải rửa tay sạch sẽ. Không cho trẻ mút tay và thường xuyên cắt móng tay cho
trẻ. Sau khi trẻ đi đại tiện cần rửa tay sạch và có thể dùng nước sát trùng cho trẻ ngâm hậu môn vào
đó để diệt trứng giun.

Về thuốc, có thể sử dụng Mebendazole 500mg liều duy nhất, hoặc Albendazol 200mg ngày một
viên, dùng trong 3 ngày.
Ngoài ra, mỗi tối trước khi đi ngủ dùng nước ấm rửa sạch hậu môn, có thể dùng kem bạch giáng
thủy ngân bôi ở da xung quanh hậu môn vừa có thể giảm ngứa, vừa có thể giết được giun kim đẻ
trứng.
Câu 9: Tôi vẫn đang cho con bú nhưng cháu bị tiêu chảy, vậy tôi có cần ăn kiêng mỡ không vì
tôi nghĩ rằng do mẹ ăn mỡ mà con bị tiêu chảy?.
Trả lời:
Mỡ là dung môi hòa tan các vitamin như vitamin A, D, E, K nhất là hai vitamin A và E có vai trò
quan trọng trong việc chống oxy hóa, tham gia rất quan trọng trong hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể
khỏi sự thâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào. Trong sữa mẹ gần 50% năng lượng do mỡ tạo ra,
vì vậy nếu bà mẹ kiêng mỡ sẽ rất thiếu năng lượng. Việc trẻ bị tiêu chảy cần phải tìm nguyên nhân
như nhiễm khuẩn hay do vi rút mà giải quyết chứ không phải do bà mẹ ăn mỡ mà trẻ bị tiêu chảy.
Chế độ ăn của mẹ vẫn cần cân đối và hợp lý giữa các chất dinh dưỡng. Ngoài ra trong lứa tuổi ăn
bổ sung, các thức ăn dùng cho trẻ cần được bảo đảm vệ sinh, chế biến kỹ, đủ dinh dưỡng và cho trẻ
ăn đủ nhu cầu, không nên cho trẻ ăn quá nhiều dù thấy trẻ vẫn còn ăn được.
Câu 10: Tôi sinh cháu vào mùa đông mới được 2 tháng tuổi, nên không thể tắm nắng được, đầu
cháu hay ra nhiều mồ hôi, mỗi lần ăn xong cháu hay trớ nhiều, vậy tôi phải cho cháu ăn gì để tránh
bệnh còi xương và không trớ nhiều. Tôi rất lo. Mong bác sĩ tư vấn, tôi xin cảm ơn.
Trả lời:
Khác với nôn, trớ sữa là một hiện tượng sinh lý do các nguyên nhân:
- Bé sơ sinh có dạ dày nằm ngang, đáy dạ dày phẳng, hệ thống thần kinh chi phối hoặc do cơ thắt
môn vị chưa phát triển hoàn thiện nên dễ gây trớ.
- Phương pháp cho bú chưa thỏa đáng: cho trẻ bú quá nhiều, đầu vú mẹ không nhô ra, cho trẻ bú
bình không hoặc khi bú bình nhưng đầu vú không đầy sữa dẫn đến bé nuốt vào quá nhiều không
khí.
Để khắc phục cần:
- Nếu cho trẻ bú bình sữa thì lỗ vú bình sữa phải vừa phải, khi cho bú thì trong đầu vú phải đầy
sữa để tránh cho bé nuốt phải không khí.
- Nếu đầu vú người mẹ lõm vào thì phải uốn nắn kéo đầu vú ra.

Chú ý sau mỗi lần cho bé bú nên bế trẻ, để đầu bé tựa lên vai người bế, vỗ nhẹ vào lưng cho
không khí thoát ra.
Trong trường hợp con của bạn không thể tắm nắng được sẽ dễ dẫn đến thiếu vitamin D, một mặt
bạn phải ăn uống đầy đủ để tạo nguồn sữa tốt cho con, mặt khác ngoài việc cho bé bú đủ sữa mẹ
cho đến 6 tháng, thì có thể cân nhắc sử dụng vitamin D bổ sung, tuy nhiên dùng bao nhiêu và dùng
như thế nào, bạn nên cần có sự tư vấn của bác sĩ, không nên sử dụng vitamin D tùy tiện.

×