Về dự án thành lập công ty Quản Lý Tài sản Việt Nam - VAMC
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHNN Ngân hàng nhà nước
TCTD Tổ chức tín dụng
VAMC Công ty Quản lý tài sản (Việt Nam)
AMC Công ty Quản lý tài sản
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
BĐS Bất động sản
TSĐB Tài sản đảm bảo
TP Trái phiếu
1
NHÓM 3 – LỚP NGÂN HÀNG ĐÊM 4 – K23 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG
Về dự án thành lập công ty Quản Lý Tài sản Việt Nam - VAMC
2
NHÓM 3 – LỚP NGÂN HÀNG ĐÊM 4 – K23 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG
Về dự án thành lập công ty Quản Lý Tài sản Việt Nam - VAMC
I. Thực trạng nợ xấu trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam
1. Quy mô nợ xấu ở Việt Nam:
Tình hình nợ xấu và tỷ
lệ
nợ xấu của
Việt
Nam từ 2009 đến Tháng
02/2014
(Nguồn: Tổng hợp)
-
Tổng nợ xấu đã tăng cao đột biến từ đầu năm 2012: cụ thể, đến tháng 06/2012 tổng nợ xấu
khoảng 256.000 tỷ đồng chiếm 10% tổng dư nợ. Sau đó, nợ xấu của Việt Nam có xu hướng giảm
nhanh, tính đến 28/02/2013, nợ xấu chỉ còn chiếm 6% tổng dư nợ, ước khoảng 176.208 tỷ đồng.
Sau tháng 02/2013, tổng nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu theo đánh giá của NHNN đều tăng trở lại và kéo
dài cho đến hết tháng 02/2014 với tổng số dư nợ xấu là 308.000 tỷ chiếm 9.71% tổng nợ xấu.
-
Tỷ lệ nợ xấu theo đánh giá của các Tổ chức đánh giá độc lập có uy tín trên thế giới luôn
cao hơn nhiều so với báo cáo của NHNN, như
đánh giá của các tổ chức tài chính quốc tế về tỷ lệ
nợ xấu của Việt Nam:
(Nguồn: Tổng hợp)
2. Cơ cấu nợ xấu:
3
NHÓM 3 – LỚP NGÂN HÀNG ĐÊM 4 – K23 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG
Về dự án thành lập công ty Quản Lý Tài sản Việt Nam - VAMC
(i) Xét theo từng thành phần kinh tế và từng khối ngân hàng:
-
Trong thời gian qua, các TCTD tập trung cho vay chủ yếu vào đối tượng là DNNN, trong
khi các đơn vị này thường có các hoạt động đầu tư ngoài ngành tràn lan, thiếu kiểm soát nên tình
hính hoạt động kinh doanh không hiệu quả lại rủi ro.
-
Theo NHNN, năm 2012 nợ xấu của các DNNN chiếm tới 70% tổng số nợ xấu toàn hệ
thống, trong khi dư nợ cho vay các DNNN chỉ tương đương gần 17% tổng dư nợ tín dụng.
Hình 3: Nợ xấu phân theo nhóm ngân hàng
(Nguồn: SBV)
-
Có thể nói, với số dư cho vay lớn nhờ hưởng chính sách ưu đãi và quy trình thẩm định dễ
dãi, cộng thêm hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, DNNN đã tác động tiêu cực đến tính hình nợ
xấu của toàn hệ thống.
(ii) Cơ cấu theo nhóm nợ:
-
Tỷ trọng nhóm nợ xấu (3,4,5) ngày càng tăng theo thời gian đã được thể hiện qua tỷ trọng
giảm dần của nợ nhóm 2; trong đó đáng lưu ý là tỷ trọng của nợ nhóm 5 tăng tương đương với
mức giảm của tỷ trọng nợ nhóm 2. Theo báo cáo, tỷ trọng nợ nhóm 5 tăng cao nhất vào tháng 11
năm 2013, chiếm 30,5% tổng nợ quá hạn sau đó giảm vào tháng 12/2013, đồng thời tỷ trọng nợ
nhóm 3, 4 cũng giảm và tỷ trọng nợ nhóm 2 tăng lên tương ứng trong tháng 12/2013.
Bảng 1: Cơ cấu nợ quá hạn giai đoạn 2011 - 2013
Tỷ trọng nhóm nợ/
tổng nợ quá hạn
12/2011 06/2012 12/2012 06/2013 12/2013
Nhóm 2 70,2% 64% 62,5% 57,2% 58,7%
Nhóm 3 6,9% 12,7% 8,3% 10,3% 7,5%
Nhóm 4 7% 7,1% 10,7% 7,7% 6,7%
Nhóm 5 15,8% 16,3% 18,4% 24,7% 27,1%
(Nguồn: Báo cáo Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc gia 2013)
(iii) Cơ cấu nợ xấu theo ngành nghề:
-
Theo số liệu của Uỷ ban kinh tế của Quốc Hội, nợ xấu tập trung chủ yếu trong 6 ngành
kinh tế với cơ cấu sau:
4
NHÓM 3 – LỚP NGÂN HÀNG ĐÊM 4 – K23 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG
Về dự án thành lập công ty Quản Lý Tài sản Việt Nam - VAMC
(Nguồn: Uỷ ban kinh tế của Quốc Hội, Báo cáo kinh tế vĩ mô 2013)
-
Trong đó, đáng chú ý là nợ xấu trong lĩnh vực kinh doanh BĐS và dịch vụ là lĩnh vực có
tỷ lệ nợ xấu tập trung cao. Đây cũng là lĩnh vực đang có tính thanh khoản rất kém, việc thị
trường BĐS đóng băng kéo dài trong thời gian qua đã tác động không nhỏ tới khả năng trả nợ
của các khoản đâù tư vào lĩnh vực này.
(Nguồn: Trung tâm thông tin tư liệu tổng hợp từ Báo cáo của Bộ xây dựng trích dẫn số liệu của
NHNN)
-
Tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực BĐS tăng đột biến trong năm 2012, tính đến hết 30/10/2012, số
nợ xấu được công bố khoảng 28.000 tỷ đồng, chiếm 13,5% tổng dư nợ BĐS và cao hơn tỷ lệ nợ
xấu chung rất nhiều. Đây là hậu quả của sự tăng trường quá nóng của thị trường BĐS của những
năm trước đó. Năm 2011, 2012 dư nợ cho vay BĐS giảm xuống là vì NHNN yêu cầu thắt chặt
tín dụng đối với BĐS khi nhận thấy bong bóng BĐS đang ngày càng phình quá to, sau đó thì thị
trường nguội dần nhưng khủng hoảng kinh tế thế giới ập tới kéo hoạt động đầu tư BĐS rơi vào
thua lỗ, gia tăng nợ xấu. Bước sang năm 2013-2014, NHNN đưa ra nhiều chính sách, gói hỗ trợ
để phá băng BĐS, nên đã làm cho tỷ lệ nợ xấu giảm xuống đáng kể. Đến 28/02/2014, dư nợ tín
5
NHÓM 3 – LỚP NGÂN HÀNG ĐÊM 4 – K23 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG
Về dự án thành lập công ty Quản Lý Tài sản Việt Nam - VAMC
dụng BĐS là 266.728 tỷ đồng, với tỷ lệ nợ xấu còn 3,16% (giảm 0,3% so với cuối năm trước).
Tuy nhiên, tổng giá trị hàng tồn kho BĐS còn rất lớn, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng giảm
được phần lớn là nhờ vào hoạt động bán nợ.
3. Thực trạng tài sản đảm bảo và trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu:
-
Xét trên toàn hệ thống các TCTD đến ngày 31/12/2012, có khoảng 84% nợ xấu có tài sản
đảm bảo, giá trị tài sản đảm bảo bằng 135% giá trị nợ xấu tương ứng (tại thời điểm nhận thế
chấp); trong đó, nợ xấu sổ sách được đảm bảo bằng BĐS và BĐS hình thành trong tương lai ước
tính chiếm 64% tổng nợ xấu với giá trị tài sản đảm bảo bằng BĐS và BĐS hình thành trong
tương lai bằng 180% giá trị nợ xấu tương ứng (tại thời điểm thế chấp).
-
Tuy nhiên, tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo cao như vậy không đồng nghĩa là khối nợ xấu này
sẽ được giải quyết dễ dàng bằng hình thức phát mại tài sản. Vấn đề là giá của tài sản sẽ được
định giá lại theo thị trường vào thời điểm phát mại, mà ngay từ thời điểm định giá để cho vay thì
giá BĐS đã nâng cao hơn giá trị thực của nó; do đó, đến giai đoạn kinh tế khó khăn, mua bán
BĐS trầm lắng nên không những giá trị tài sản sẽ giảm xuống mà còn khó có thể phát mại được.
Ngoài ra, các tài sản đảm bảo khác như như máy móc, trang thiết bị, hàng tồn kho luân chuyển
cũng khó có thể phát mại do tính thanh khoản thấp.
-
Về trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu, vì tỷ trọng nợ xấu ngày càng tăng lên
nên các TCTD phải tiến hành gia tăng các khoản dự phòng; đến cuối tháng 05/2012, số tiền các
TCTD trích lập khoảng 67.300 tỷ đồng, đến hết 12/2012 con số này là 78.600 tỷ đồng tương
đương hơn 50% nợ xấu. Tính trong năm 2012 và 4 tháng đầu năm 2013, tổng số nợ xấu được các
TCTD xử lý bằng dự phòng rủi ro là 76.700 tỷ đồng.
4. Nguyên nhân hình thành nợ xấu:
-
Nợ xấu tăng cao ở Việt Nam xuất phát từ nhiều nguyên nhân: bên cạnh những tác động vĩ
mô bất lợi thì cũng đáng lưu ý là nhóm các nguyên nhân sau đây:
4.1. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp:
-
Thứ nhất là các doanh nghiệp có năng lực tài chính yếu, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân
hàng, vốn chủ sở hữu nhỏ và khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trường kinh doanh kém. Do
vậy khi môi trường kinh doanh biến xấu đi, chính sách kinh tế vĩ mô xấu đi, lãi suất tăng lên thì
các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về khả năng trả nợ.
-
Thứ hai, có nhiều doanh nghiệp dùng nợ ngắn hạn để đầu tư dài hạn, hay dùng vốn đầu tư
ra ngoài ngành, đặc biệt là bất động sản.
4.2. Nguyên nhân từ hệ thống tài chính Ngân hàng Việt Nam:
-
Thứ nhất là năng lực quản trị rủi ro của các TCTD còn yếu, dẫn đến khả năng đánh giá rủi
ro nợ xấu của các khoản vay thiếu chính xác và khả năng xử lý nợ xấu không triệt để.
-
Thứ hai là thiếu kiểm soát dẫn đến sự tăng trưởng quá nóng của những năng 2006-2007
-
Thứ ba, rủi ro đạo đức nghề nghiệp của CBCNV ngành Ngân hàng.
6
NHÓM 3 – LỚP NGÂN HÀNG ĐÊM 4 – K23 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG
Về dự án thành lập công ty Quản Lý Tài sản Việt Nam - VAMC
4.3. Nguyên nhân từ cơ chế xử lý nợ xấu chưa thực sự hợp lý:
-
Thứ nhất, tiêu thức phân loại nợ chưa phán ánh đúng số nợ xấu.
-
Thứ hai, cơ chế xử lý tài sản đảm bảo còn có nhiều khó khăn.
-
Thứ ba, thị trường mua bán nợ chưa phát triển gây ứ đọng vốn, nợ dồn nợ kéo dài.
II. Khung pháp lý và cơ chế giám sát nợ xấu
1. Khung pháp lý
-
Thời gian qua, hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại đang phải đối mặt với nhiều
khó khăn và thách thức. Vấn đề trọng tâm hiện nay là xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng
thương mại, bởi nó làm tắc nghẽn dòng tín dụng trong nền kinh tế Việt Nam. Do vậy, xử lý nợ
xấu là bước đi quan trọng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng . Làm thế nào để xử lý
nợ xấu, tối đa hóa lợi nhuận cho các ngân hàng đang là vấn đề được chú trọng giải quyết hiện
nay. Quản trị rủi ro tín dụng tốt tốt sẽ quyết định kết quả hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Việc xử lý nợ xấu hiện nay đang được các Tổ Chức tín dụng thực hiện dựa trên khung pháp lý là
các văn bản, quyết định của Ngân Hàng Nhà Nước, Chính phủ cụ thể như sau:
1.1. Thông tư 13/2010/TT- NHNN
-
Ngày 20/05/2010 NHNN ban hành thông tư 13/2010/TT- NHNN và Thông tư này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2010, Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt
động của tổ chức tín dụng.
-
Thông tư 13 chủ yếu liên quan tới Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động
của TCTD. Trong đó, có một số nét chính:
+ Nâng hệ số an toàn vốn CAR từ 8% lên 9%
+ Tỷ lệ cho vay không vượt quá 80% vốn huy động
-
Đây là một chủ trương đúng đắn trong việc đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống
NHTM nói riêng và hệ thống tài chính tiền tệ nói chung theo tiêu chuẩn quốc tế trong dài hạn.
-
Thông tư 13 được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 hiệu
lực ngày 01/10/2010 và Thông tư 22/2011/TT-NHNN ngày 30/08/2011
1.2. Thông tư 02/2013/TT-NHNN
-
Ngày 21/01/2013, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 02 về “Quy định về phân
loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử
lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
-
Thông tư 02 có hiệu lực thay thế cho Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/4/2005
về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân
hàng của tổ chức tín dụng và Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 về việc phân loại nợ
đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.
-
Về bản chất, Thông tư 02 không có gì thay đổi nhiều về phương pháp phân loại nợ trích lập
7
NHÓM 3 – LỚP NGÂN HÀNG ĐÊM 4 – K23 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG
Về dự án thành lập công ty Quản Lý Tài sản Việt Nam - VAMC
dự phòng rủi ro hay mang tính đột phá so với các quyết định trước đây, thông tư này chỉ yêu cầu
các TCTD cần phân tích chất lượng tín dụng theo phương pháp định lượng, để đảm bảo nguyên
tắc thận trọng trong trích lập dự phòng rủi ro cho ngân hàng.
-
Điểm mới của Thông tư 02 có thể nhận thấy là bên cạnh việc tất cả các TCTD phải phân
loại nợ theo 5 nhóm như cũ, còn phải kèm theo các tiêu chí chặt chẽ hơn. Đặc biệt nhiều khoản
cấp tín dụng dưới các hình thức như ủy thác đầu tư, cho vay hợp vốn, mua trái phiếu DN chưa
niêm yết phải trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro.
-
Trước mắt các NHTM và tổ chức tài chính sẽ phải tăng trích lập dự phòng đáng kể và do
đó lợi nhuận sẽ giảm trong năm 2013. Mức độ sụt giảm tùy thuộc mỗi NHTM và tổ chức tài
chính đã trích lập dự phòng đầy đủ đến mức độ nào.
-
Tuy nhiên, 4 ngày trước khi thông tư này có hiệu lực, NHNN đã ban hành thông tư điều
chỉnh 12/2013/TT-NHNN, lùi thời điểm có hiệu lực của Thông tư 02 thêm một năm là
30/6/2014. Đến 18/3/2014 NHNN ban hành Thông tư số 09/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư số 02/2013/TT- NHNN quy định về việc phân loại tài sản có, mức
trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt
động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó Thông tư 02 chính thức có
hiệu lực từ 1/6/2014
1.3. Quyết định 1085/QĐ-NHNN và Quyết định 843/QĐ-TTg
-
Ngày 23/8/2013, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 1085/QĐ-NHNN
về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Đề án “Xử lý
nợ xấu của các tổ chức tín dụng” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức
tín dụng Việt Nam” ban hành kèm theo Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ
tướng Chính phủ.
-
Theo đó, Ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Đề án “Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín
dụng” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam” ban
hành kèm theo Quyết định của Thống đốc NHNN mới ban hành đã đề ra các nội dung công việc
cụ thể, giao nhiệm vụ chủ trì triển khai thực hiện từng công việc cụ thể cho các đơn vị, Vụ, Cục,
chi nhánh NHNN, các TCTD, các khách hàng vay của TCTD và quy định rõ thời gian hoàn
thành công việc.
-
Cụ thể, quy định về việc thành lập, tổ chức, phạm vi hoạt động, điều kiện đối với các khoản
nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua, phương thức mua nợ xấu…của công ty quản lý tài
sản, tạo nên một kênh hữu ích để giải quyết nợ xấu hiệu quả. Về trách nhiệm của các tổ chức bộ
ngành liên quan trong việc giám sát, xử lý nợ xấu và kế hoạch hành động cũng được quy định rõ
8
NHÓM 3 – LỚP NGÂN HÀNG ĐÊM 4 – K23 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG
Về dự án thành lập công ty Quản Lý Tài sản Việt Nam - VAMC
trong Quyết định 843
2. Cơ chế giám sát nợ xấu tại các ngân hàng thương mại
-
NHNN và các TCTD đã, đang cơ cấu lại nợ, tiếp tục hỗ trợ vốn tín dụng cho khách hàng
vay phục hồi sản xuất kinh doanh, xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro, thu hồi nợ, xử lý tài sản
bảo đảm, xử lý nợ xấu qua Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC),
tăng cường chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu gia tăng, hoàn thiện cơ chế, chính sách… Từ khi
thành lập vào Tháng 7/2013, tính đến nay, VAMC đã bán và thu hồi được nợ là 996 tỷ đồng.
Đồng thời VAMC đã tổ chức cơ cấu các khoản nợ của các TCTD gồm 112 khách hàng với số
tiền là 9.071 tỷ đồng.
-
Bên cạnh VAMC, Hàng loạt các NHTM cũng cho ra đời các AMC để chủ động xử lý nợ
xấu, cơ cấu lại nhóm nợ, làm đẹp hơn tình hình tài chính của mình. Một số các AMC hiện đang
hoạt động như: Công ty TNHH một thành viên Quản lý nợ và Khai thác tài sản (VietinBank
AMC), Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA), Sacombank AMC
(SBA), MBAMC Ngân hàng Quân đội
III.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH (Ý TƯỞNG) VAMC
1. Các phương thức xử lý nợ xấu hiện hữu ở Việt Nam và mô hình công ty quản lý tài
sản quốc gia (AMC)
-
Từ cuối năm 2012 tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam (8,6%) là đáng lo ngại, nếu không có một cơ
chế để xử lý nợ xấu, khi tụ thành quy mô lớn, nó có thể sẽ nguy hại đối với nền kinh tế. Các
TCTD, NHNN, Bộ tài chính và Doanh nghiệp đã có những nhóm giải pháp xử lý nợ xấu như
sau:
Các phương thức xử lý nợ xấu hiện hữu ở Việt Nam:
STT
Nhóm giải
pháp xử lý
nợ xấu
Nội dung
1
Về phía các
TCTD
- Đối với các TCTD có tính thanh khoản chưa đe dọa sự an toàn của
cả hệ thống: Phải tự xử lý thông qua các biện pháp đã và đang làm
như: bán nợ, đòi trực tiếp, thanh lý TS thế chấp,…
- Đối với các TCTD yếu kém, có nguy cơ mất khả năng thanh khoản:
biện pháp khả thi là sáp nhập, hoặc giải thể.
2 Về phía
NHNN
- Có biện pháp quyết liệt để xác định số thực về quy mô và cơ cấu
của nợ xấu hiện nay, áp dụng các giải pháp cụ thể cho từng TCTD.
- Sửa đổi bổ sung về cách phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý
rủi ro tín dụng.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
9
NHÓM 3 – LỚP NGÂN HÀNG ĐÊM 4 – K23 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG
Về dự án thành lập công ty Quản Lý Tài sản Việt Nam - VAMC
- Có cơ chế buộc các TCTD trong một thời gian phải đưa nợ xấu
xuống một giới hạn nhất định.
- Đối với các TCTD có quy mô lớn, sau khi tự giải quyết nợ xấu vẫn
còn ở mức cao, NHNN sẽ bơm vốn để hỗ trợ dưới hình thức góp
vốn nhưng lại được hưởng lãi cố định.
3
Về phía Bộ
Tài chính
- Từ năm 2003 đến nay, Bộ tài chính đã sử dụng DATC như một
công cụ quan trọng để xử lý các khoản nợ và tài sản tồn đọng của
doanh nghiệp Nhà nước nhằm đẩy mạnh tiến trính cổ phần hóa, đổi
mới, tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
4
Về phía các
doanh
nghiệp
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo cơ cấu vốn hợp lý, bố trí
vốn đúng nguyên tắc, sử dụng vốn có hiệu quả,…
- Xử lý nợ xấu, tái cơ cấu các TCTD, các ngân hàng phải đi đôi với
việc tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp.
Sự cần thiết của mô hình công ty quản lý tài sản quốc gia (AMC):
-
Trên thực tế, Việt Nam đã thành lập Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC) thuộc
Bộ tài chính để thực hiện sứ mệnh giúp lành mạnh hóa tài chính của DNNN, đồng thời thúc đẩy
quá trình sắp xếp và chuyển đổi DNNN. Tuy nhiên, căn cứ vào diễn biến nợ xấu hiện nay, thì
chủ của các món nợ xấu không còn giới hạn trong khu vực DNNN, dù đây là thành phần cần
được xử lý chính yếu. Các AMC được thành lập với mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng kèm theo cấu
trúc chặt chẽ sẽ là tiền đề cho hy vọng mang lại hiệu quả hoạt động cần thiết trong việc giải
quyết vấn đề nợ xấu trong nền kinh tế hiện nay. Dựa vào các nhiệm vụ ưu tiên đã được hoạch
định sẵn, định chế AMC có thể hoạt động với chức năng là một công cụ thanh lý nhanh các
khoản nợ xấu và các tài sản khác kèm theo hoặc tái cấu trúc (trong trung hạn) hệ thống các
doanh nghiệp có trong danh mục nợ xấu mà AMC quản lý.
2. Các loại mô hình công ty quản lý tài sản của một số nước trong KV châu Á
2.1. Đặc điểm:
-
Trong suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính ở châu Á, Chính phủ các nước như: Indonesia,
Malaysia, Hàn Quốc và Thái Lan đã thành lập các công ty quản lý tài sản (AMCs) tập trung để
xử lý nợ, thu hồi và cơ cấu lại các khoản nợ xấu của ngân hàng. Các quốc gia này đã thiết lập Cơ
quan tái cấu trúc ngân hàng Indonesia (IBRA), Tổ chức xử lý nợ quốc gia Malaysia
(DANAHARTA) và Công ty Quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO). Riêng Thái Lan ban đầu chỉ
thành lập Cơ quan tái cấu trúc tài chính (FRA) để xử lý các vấn đề của các công ty tài chính. Đến
năm 2001, Thái Lan mới chính thức thành lập Công ty quản lý tài sản (TAMC).
-
Liên quan đến việc lựa chọn tài sản để xử lý, AMC có những chiến lược riêng cho mình.
10
NHÓM 3 – LỚP NGÂN HÀNG ĐÊM 4 – K23 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG
Về dự án thành lập công ty Quản Lý Tài sản Việt Nam - VAMC
IBRA tiếp nhận tất cả các khoản nợ xấu của Ngân hàng mà không có sự lựa chọn nào trước.
KAMCO không có các tiêu chí đặc thù đối với tài sản được mua lại nhưng nó sẽ mua lại các tài
sản ở mức giá chiết khấu cao. DANAHARTA và TAMC hạn chế mua lại các khoản nợ xấu có
giá trị ghi sổ tối thiểu lần lượt là 5 triệu Ringgit Malaysia và Bt 5 triệu Baht Thái Lan.
-
Chiến lược xử lý nợ: KAMCO đã nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài trong việc
quản lý tài sản và xử lý nợ thông qua các công ty liên doanh. DANAHARTA đã sử dụng các đối
tác đặc biệt hoặc các nhà quản trị có chuyên môn để quản lý các loại tài sản đặc thù, thực hiện
theo chiến lược của Securum – một công ty xử lý nợ của Thụy Điển trong đầu những thập niên
1990. Ngược lại, IBRA và TAMCO rất cẩn trọng đối với các chuyên gia nước ngoài. TAMCO
ưu tiên cho các công ty của Thái Lan thực hiện xử lý và quản lý các loại tài sản nào đó, trong khi
đó, IBRA hầu như dựa vào các ngân hàng địa phương để giúp thu hồi và quản lý các khoản nợ
vay thương mại.
3. Từ ý tưởng đến thực tế thành lập Công ty quản lý tài sản Việt Nam – VAMC
-
Các mô hình quản lý tài sản và kinh nghiệm áp dụng các mô hình nói trên trong việc xử lý
nợ xấu ở các nước châu Á sau khủng hoảng tài chính năm 1997 là cơ sở hình thành ý tưởng mô
hình thích hợp xử lý nợ có hiệu quả cao cho Việt Nam. Với kinh nghiệm của các nước ở châu Á
trong xử lý nợ xấu trên và những hàm ý cho Việt Nam, đó chính là nền tảng quan trọng để Việt
Nam đưa ra cho mình giải pháp phù hợp trong bối cảnh bấy giờ.
+ Cuối tháng 6/2012, VAMC được biết đến với tên gọi “Công ty mua bán tài sản quốc
gia”, được đề xuất thành lập.
+ Tháng 1/2013, NHNN tiết lộ đề án thành lập VAMC đã được NHNN và các cơ quan
có liên quan xây dựng xong và được trình Chính phủ vào cuối tháng 12/2012.
+ Tháng 3/2013, NHNN có tờ trình về việc thành lập VAMC và trình Chính phủ thảo
luận trong phiên họp thường kỳ của tháng nhưng chưa được thông qua.
+ Ngày 25/3/2013, NHNN có quyết định số 644/QĐ-NHNN về việc thành lập Ban trù
bị thành lập Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC), có nhiệm vụ nghiên cứu, xây
dựng và trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và
các văn bản có liên quan đến cơ chế vận hành, tổ chức, hoạt động của VAMC.
+ Ngày 13/04/2013, VAMC được xác định thành lập để xử lý vấn đề nợ xấu trong các
TCTD tại Việt Nam.
+ Ngày 18/05/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 53/2013/NĐ-CP: Về thành lập,
tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
+ Ngày 31/05/2013, Quyết định 843/2013/QĐ-TTg: Phê duyệt Đề án "Xử lý nợ xấu của
hệ thống các tổ chức tín dụng" và Đề án "Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ
chức tín dụng Việt Nam"
11
NHÓM 3 – LỚP NGÂN HÀNG ĐÊM 4 – K23 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG
Về dự án thành lập công ty Quản Lý Tài sản Việt Nam - VAMC
+ Ngày 27/06/2013, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 1459/QĐ-NHNN về
việc thành lập Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
(Công ty VAMC)
+ Sau đó là hàng loạt các Thông tư được ban hành, như: Thông tư số 19/2013/TT-
NHNN ngày 06/09/2013 Quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản
lý Tài sản của các Tổ chức tín dụng. Thông tư số 20/2013/TT-NHNN ngày 09/09/2013
Quy định về cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài
sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Thông tư Số: 209/2013/TT-BTC Ngày
27/12/2013 - Hướng dẫn chế độ tài chính đối với Công ty Quản lý tài sản của các tổ
chức tín dụng Việt Nam
4. Mô tả cơ chế hoạt động Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
(VAMC)
4.1. Giới thiệu:
-
VAMC là DN đặc thù, được tổ chức dưới hình thức Công ty TNHH Một thành viên, do
Nhà nước sở hữu 100% với vốn điều lệ là 500 tỷ đồng.
4.2. Cơ chế hoạt động:
4.2.1. Phương thức mua nợ xấu:
-
TCTD có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở lên hoặc một tỷ lệ nợ xấu khác do NHNN quy định không
bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản được NHNN xem xét, áp dụng các biện pháp cụ thể.
-
TCTD có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% được VAMC mua dưới 2 phương thức:
Phương thức 1: VAMC mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ bằng trái
phiếu đặc biệt do VAMC phát hành. Theo đó, VAMC mua nợ xấu của TCTD theo giá trị ghi
sổ số dư nợ gốc khách hàng vay chưa trả đã được khấu trừ số tiền dự phòng cụ thể đã trích
lập chưa sử dụng cho khoản nợ xấu đó.
Điều kiện để VAMC mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt:
-
Khoản nợ được đảm bảo bằng tài sản, trong đó không dưới 65% tổng giá trị tài sản bảo
đảm là BĐS, bao gồm BĐS hình thành trong tương lai.
-
Khoản nợ, tài sản bảo đảm phải hợp pháp, khoản nợ chưa được dùng để bảo đảm cho nghĩa
vụ khác của TCTD; TSBĐ của khoản nợ không có tranh chấp.
-
Khoản nợ, tài sản bảo đảm của khoản nợ có hồ sơ
-
Khách hàng vay còn tồn tại
-
Khách hàng vay có số dư nợ gốc vào thời điểm bán nợ không thấp hơn 3 tỷ đồng đối với
KH vay là tổ chức và không thấp hơn 1 tỷ đồng với KH vay là cá nhân.
Đặc điểm trái phiếu đặc biệt của VAMC:
-
Sử dụng để vay tái cấp vốn NHNN: TP đặc biệt được phát hành dưới hình thức chứng chỉ,
bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, mệnh giá bằng giá mua của khoản nợ xấu; được phát hành
bằng VNĐ, thời hạn tối đa 5 năm và lãi suất 0% và có thể sử dụng để tái cấp vốn NHNN.
12
NHÓM 3 – LỚP NGÂN HÀNG ĐÊM 4 – K23 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG
Về dự án thành lập công ty Quản Lý Tài sản Việt Nam - VAMC
-
Trích lập dự phòng rủi ro 20% mỗi năm: TCTD sở hữu trái phiếu đặc biệt phải trích lập dự
phòng rủi ro hằng năm đối với trái phiếu đặc biệt vào chi phí hoạt động theo tỷ lệ không thấp
hơn 20% mệnh giá trái phiếu trong thời hạn của trái phiếu đặc biệt để tạo nguồn xử lý nợ xấu khi
được mua lại từ VAMC khi trái phiếu đến hạn.
-
Sau khi trừ đi các chi phí có liên quan đến xử lý TSBĐ, số tiền thu hồi nợ thông qua việc
bán nợ, xử lý TSBĐ, KH vay trả nợ, bên có nghĩa vụ trả nợ thanh toán được sử dụng để thanh
toán các nghĩa vụ trả nợ của KH vay, bên có nghĩa vụ trả nợ VAMC được hưởng theo tỷ lệ
(khoảng 2%) trên số tiền thu hồi các khoản nợ được mua bằng TP đặc biệt.
-
Số tiền thu hồi nợ được VAMC gửi tại TCTD bán nợ dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn
và không được rút trước thời điểm thanh toán trái phiếu. Đến kỳ thanh toán trái phiếu, VAMC sẽ
thanh toán số tiền thu hồi nợ cho TCTD bán nợ sau khi trừ đi số tiền mà VAMC được hưởng.
-
Trong trường hợp khoản nợ chưa thu hồi đầy đủ, TCTD mua lại các khoản nợ xấu từ
VAMC, trả lại trái phiếu đặc biệt liên quan đến khoản nợ đó cho VAMC và được VAMC thanh
toán số tiền được hưởng trên số tiền thu hồi nợ. Nếu khoản nợ được thu hồi đầy đủ thì TCTD trả
lại TP đặc biệt cho VAMC và được VAMC thanh toán số tiền thu hồi nợ được hưởng.
-
Phương thức 2: VAMC mua nợ xấu của TCTD theo giá trị thị trường bằng nguồn vốn
không phải trái phiếu đặc biệt. Theo đó, VAMC mua nợ xấu của TCTD theo giá trị thị trường
trên cơ sở thỏa thuận và giá trị các khoản nợ xấu được đánh giá lại.
Điều kiện để VAMC mua nợ xấu bằng giá trị thị trường:
-
Các khoản nợ đáp ứng các điều kiện để được mua bằng TP đặc biệt
-
Được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ
-
TSBĐ của khoản nợ có khả năng phát mại
-
Khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ.
4.2.2. Cơ cấu lại nợ xấu, hỗ trợ KH vay:
-
Sau khi nhận được thông báo của TCTD về việc bán khoản nợ cho VAMC, khách hàng sẽ
xây dựng phương án tự cơ cấu về tổ chức, hoạt động, tài chính và kế hoạch trả nợ đến VAMC đề
xuất áp dụng một hoặc một số biện pháp cơ cấu lại nợ.
-
Trong trường hợp hiệu quả và khả thi, VAMC quyết định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn
thời gian trả nợ phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh và kế hoạch trả nợ của khách hàng
vay.
-
Trong trường hợp hiệu quả và khả thi nhưng đang gặp khó khăn tạm thời về tài chính,
VAMC quyết định việc giảm hoặc miễn toàn bộ số lãi đã quá hạn thanh toán mà KH vay chưa có
khả năng trả nợ.
4.2.3. Xử lý tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu:
-
TSBĐ của các khoản nợ xấu mà VAMC đã mua được xử lý theo thỏa thuận của các bên.
Nếu không có thỏa thuận thì TSBĐ được bán đấu giá theo các phương thức:
+ Bán đấu giá qua tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp
13
NHÓM 3 – LỚP NGÂN HÀNG ĐÊM 4 – K23 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG
Về dự án thành lập công ty Quản Lý Tài sản Việt Nam - VAMC
+ VAMC bán đấu giá
+ Công ty QLTS lựa chọn, quyết định phương thức bán TSBĐ phù hợp với các quy
định của pháp luật và bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch.
IV. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA VAMC TRONG HAI NĂM VỪA QUA
1. Các giai đoạn phát triển:
-
VAMC bắt đầu thực hiện việc mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng từ ngày 1/10/2013 và
ngân hàng đầu tiên đăng ký bán nợ cho Công ty này là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn (Agribank) với tổng giá trị ghi sổ của số nợ này là 2.450 tỷ đồng. Theo thông báo của
Ngân hàng Nhà nước, nếu TCTD nào không tích cực trong việc bán nợ xấu và xử lý nợ xấu thì
các biện pháp gắn với lợi ích kinh tế sẽ được áp dụng đối với đơn vị đó như: công khai tỷ lệ nợ
xấu thực, hạn chế tăng trưởng tín dụng; hạn chế mở chi nhánh, phòng giao dịch; hạn chế trong
việc cấp phép.
-
Đầu 11/2013, VAMC đã mua tổng cộng 13.050 tỷ đồng nợ trên sổ sách với giá trị thanh
toán bằng trái phiếu đặc biệt là 11.119 tỷ đồng.Ngoài các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu vượt quá 3%
buộc phải bán nợ cho VAMC thì còn có những ngân hàng khỏe mạnh cũng đã có đề xuất bán nợ.
-
Tính đến ngày 31/12/2013, VAMC đã phát hành trái phiếu đặc biệt mua nợ của 35 TCTD
với tổng số dư nợ gốc 39.307 tỷ đồng, giá mua 32.739 tỷ đồng (cao hơn so với kế hoạch ban đầu
là 35.000 tỷ đồng). Trong năm 2013, VAMC đã thu hồi được 145,6 tỷ đồng nợ gốc và nợ lãi,
phí.
-
Quý I năm 2014, lượng nợ xấu mà VAMC mua vào lại rất thấp. Công ty này mua được
3.929 tỉ đồng nợ gốc từ 10 tổ chức tín dụng, thấp hơn nhiều so với kế hoạch đặt ra 10.000 tỉ
đồng. Tính chung, kể từ khi hoạt động, VAMC đã mua khoảng 42.829 tỉ đồng nợ xấu với tổng
giá trị trái phiếu đặc biệt phát hành đạt 35.448 tỉ đồng.
-
Tính đến ngày 30/6/2014, VAMC đã mua được hơn 2.684 khoản nợ của 34 tổ chức tín
dụng với tổng dư nợ gốc đạt gần 52.000 tỷ đồng. VAMC đã thực hiện phân loại 145 khoản nợ đã
mua, với dư nợ gần 15.000 tỷ đồng. VAMC đã bán và thu hồi được nợ là 996 tỷ đồng. Bên cạnh
đó, VAMC đã tổ chức cơ cấu các khoản nợ của các TCTD gồm 112 khách hàng với số tiền là
9.071 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, VAMC mua 1.047 khoản nợ xấu từ 477 khách hàng
của 29 tổ chức tín dụng, với tổng số dư nợ gốc 12.533 tỷ đồng. VAMC đang thực hiện miễn
giảm lãi cho 10 khách hàng của 6 tổ chức tín dụng với tổng số tiền miễn giảm lãi xấp xỉ 56 tỷ
đồng. VAMC trực tiếp cùng tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm của 17 khách hàng với dư nợ
gốc gần 1.600 tỷ đồng; VAMC ủy quyền cho tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm của 284
khách hàng với giá trị tài sản bảo đảm là 9.605 tỷ đồng; VAMC ủy quyền cho các tổ chức tín
dụng khởi kiện đối với 300 khách hàng với tổng dư nợ gốc là 5.640 tỷ đồng.
14
NHÓM 3 – LỚP NGÂN HÀNG ĐÊM 4 – K23 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG
Về dự án thành lập công ty Quản Lý Tài sản Việt Nam - VAMC
-
Tháng 7/2014 - tròn một năm VAMC đi vào hoạt động. Tính đến 30/7/2014, VAMC đã
mua 54.500 tỷ đồng nợ xấu từ các TCTD, giá trị mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt là 44.800 tỷ
đồng. VAMC đã thu hồi và xử lý 1.258 tỷ đồng nợ xấu cho các TCTD
2. Những đóng góp của VAMC:
-
Không chỉ có những ngân hàng có nợ xấu trên 3% (bắt buộc phải bán nợ cho VAMC) mà
nhiều ngân hàng tốt cũng đã thực hiện giao dịch với VAMC.
-
Trên lý thuyết, giải pháp mua nợ của VAMC trước mắt sẽ giúp các NH có thêm thanh
khoản, mở rộng tín dụng. Các NH cũng được làm sạch bảng cân đối tài sản (nhờ việc giảm tỷ lệ
nợ xấu và thay thế bằng các khoản đầu tư tài chính).
-
Bên cạnh việc mua nợ của các tổ chức tín dụng, theo báo cáo, VAMC cũng đã thực hiện
một số hoạt động xử lý nợ xấu đã mua, hỗ trợ tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đang có nợ xấu,
như:
+ Một số khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là dự án dở dang được TCTD tiếp tục cho vay để
hoàn thành dự án. Một số doanh nghiệp có khoản nợ xấu do đầu tư trái ngành (bất động
sản) trong khi hoạt động kinh doanh ngành nghề chính vẫn được duy trì, doanh nghiệp
được vay trở lại để phát triển sản xuất kinh doanh.
+ Bước đầu thực hiện phân loại, củng cố hồ sơ pháp lý đối với các khoản nợ có tài sản bảo
đảm lớn, là các dự án có khả năng bán nợ/tài sản bảo đảm để giới thiệu cung cấp cho các
nhà đầu tư quan tâm để bán nợ/xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ.
3. Những điều hạn chế
-
Điều kiện mua nợ xấu của VAMC (như hiện tại trước mắt chỉ mua nợ xấu nhưng có tài sản
đảm bảo tốt) còn cao nên chưa hấp dẫn các TCTD. Ngoài ra, đối với TCTD bán nợ cho VMAC
phải trích lập dự phòng cho 20% giá trị trái phiếu đặc biệt, đồng nghĩa với việc giảm lợi nhuận là
một điều kiện khó đối với các ngân hàng quy mô nhỏ và trung bình.
-
Khả năng xử lý nợ xấu của VAMC được đánh giá còn chậm (khoảng 1/5 số nợ mua được)
mặc dù ban đầu VAMC chỉ mua nợ xấu chất lượng tương đối.
-
Công ty mua bán nợ mà có số vốn điều lệ quá nhỏ 500 tỷ đồng nên chỉ mua được nợ bằng
trái phiếu đặc biệt. Trong khi đó các nước trên thế giới đã từng xử lý nợ xấuthông qua công ty
VAMC thành công thì họ phải sử dụng nguồn tiền thật sự có quy mô lớn, có sự đóng góp từ ngân
sách chủ yếu và từ các nguồn lực tài chính bên ngoài.
V. CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA VAMC VÀ KẾT LUẬN
-
Ngân hàng bán nợ tiếp tục chịu rủi ro tín dụng liên quan đến khoản nợ xấu đã bán.Chuyện
xử lí nợ xấu vẫn phải chờ VAMC bán được nợ hay thu hồi nợ/ nợ xấu được phần nào hay phần
đó.
15
NHÓM 3 – LỚP NGÂN HÀNG ĐÊM 4 – K23 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG
Về dự án thành lập công ty Quản Lý Tài sản Việt Nam - VAMC
-
Theo cơ chế mua bán nợ qua trái phiếu đặc biệt, Công ty VAMC Việt Nam hoàn toàn
không chịu rủi ro hay gắn trách nhiệm cụ thể đối với khoản nợ đã mua từ tổ chức tín dụng. Trong
trường hợp VAMC xử lý thành công khoản nợ thì được trích hưởng phí và 1 phần lợi nhuận.
Trong trường hợp sau thời hạn 5 năm, khoản nợ xấu không xử lý được thì VAMC chỉ cần nhận
lại trái phiếu từ tổ chức tín dụng (lúc này đã trích lập dự phòng 100%) mà không phải trả lại
khoản tiền nào.
-
Cũng theo cơ chế này, thực chất bán nợ cho VAMC chỉ giúp các TCTD mua thời gian, tức
giãn thời gian nắm giữ nợ của các ngân hàng hơn là mục tiêu xử lý triệt để nợ xấu, chứ trên thực
tế chưa xử lý dứt điểm tình hình nợ xấu.Nếu nhìn vào thị trường sau 5 năm, TCTD nhận lại nợ
xấu cũ đồng thời có thêm lượng nợ xấu khác phát sinh nữa thì nợ xấu càng căng thẳng.
-
Sau khi mua nợ, Công ty sẽ kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ.
VAMC được thực hiện các hoạt động thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm, hỗ trợ
khách hàng, cơ cấu lại khoản nợ, chuyển nợ thành vốn góp… Song theo quy định tại Nghị định
53 (về việc thành lập VAMC), VAMC có thể ủy quyền cho các TCTD bán nợ thực hiện một
hoặc một số hoạt động trên
-
VAMC chỉ làm được 1 khâu là mua nợ, nhưng đầu ra của VAMC là chưa có. Việt Nam
chưa thiết lập một thị trường mua bán nợ mà ở đó, nhà đầu tư, kể cả nước ngoài sẽ mua nợ và
mua những tài sản bảo đảm với giá thị trường.
-
Các ngân hàng có thể mang trái phiếu đặc biệt đến ngân hàng nhà nước để xin tái cấp vốn,
tăng tín dụng. Vấn đề này có thể xảy ra nợ xấu mới. Sau 5 năm, nếu VAMC không xử lý được
nợ xấu cũ và trả lại hệ thống ngân hàng thì tình hình nợ xấu càng trầm trọng hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Báo cáo giải trình chất vấn tại phiên họp thứ 10 của Ủy Ban Thường vụ Quốc
hội”, Công văn số 104/BC-NHNN, ngày 15/08/2012
2. “Báo cáo tổng quan thị trường tài chính 2013” của UBGSTCQG, ngày 21/05/2014
3. “Giải quyết nợ xấu – Vấn đề mấu chốt trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng” -
Trung Tâm Thông Tin Tư Liệu, Số 1/ 2013
4. Số liệu từ các nguồn thu thập trên trang web:
16
NHÓM 3 – LỚP NGÂN HÀNG ĐÊM 4 – K23 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG
Về dự án thành lập công ty Quản Lý Tài sản Việt Nam - VAMC
/> />17
NHÓM 3 – LỚP NGÂN HÀNG ĐÊM 4 – K23 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG