Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

SỬ DỤNG NGUỒN THỨC ĂN TỪ DÃ QUỲ (TITHONIA DIVERSIFOLIA), RAU MUỐNG (IPOMOEA AQUATICA)ĐỂ NUÔI THỎ THỊT LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.22 KB, 8 trang )


VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 31 - Tháng 8 - 2011

66

SỬ DỤNG NGUỒN THỨC ĂN TỪ DÃ QUỲ (TITHONIA DIVERSIFOLIA),
RAU MUỐNG (IPOMOEA AQUATICA) ĐỂ NUÔI THỎ THỊT LAI
Nguyễn Thị Hồng Nhân
1
, Nguyễn Trọng Ngữ
1
, Nguyễn Văn Phú
2
và Vũ Chí Cương
3
1
Trường Đại học Cần Thơ;
2
Công Ty TNHH Thuốc Thú Y Á Châu;
3
Viện Chăn nuôi
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Hồng Nhân. Tel: 0919434989; E-mail:

ABSTRACT
Use of Tithonia diversifolia and Ipomoea aquatica for growing crossbred rabbits
An experiment aimed at determing the suitable propotion of Tithonia diversifolia and Ipomoea aquatica in
rations for growing crossbred rabbits was conduced at the experimental farm of the College of Agriculture and
Applied Biology, Cantho University. Fourty eight growing rabbits were used in a completely randomized design
experiment with 4 treatments and 3 replications for each treatment. The four dietary treatments were 100%
Tithonia diversifolia, 50% Tithonia diversifolia + 50% Para grass, 100% Ipomoea aquatica, and 50% Ipomoea
aquatica + 50% Para grass (based on DM). Growth rates of rabbit seemed to be higher in groups fed 100% of


Tithonia diversifolia or Ipomoea aquatica. The feed conversion ratio (FCR) was not significantly different
among treatments. The carcass and meat quality did not show significant difference amongs the treatments.
Tithonia diversifolia and Ipomoea aquatica can be used as a feed source for growing rabbits under farm
conditions.
Key words: Tithonia diversifolia, Ipomoea aquatica, Para grass, growing rabbit, carcass, meat quality.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, ngành
chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều hộ gia đình bỏ trống chuồng trại, khiến số lượng đàn
gia cầm giảm sút. Do đó, đầu tư nuôi thỏ thực sự là một nghề mới, có thể tận dụng những phụ
phẩm trong nông nghiệp làm thức ăn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao
đời sống của người dân. Nguồn thức ăn xanh cho thỏ nuôi ở hộ gia đình chủ yếu từ cỏ thiên
nhiên, Rau Muống là một nguồn tài nguyên thức ăn có giá trị cho thỏ theo nghiên cứu của
Hongthong Phimmmasan và cs (2004). Bên cạnh đó những báo cáo từ Olabanji và cs (2007),
cho thấy có thể sử dụng nguồn Dã quỳ làm thức ăn bổ sung cho thỏ. Các kết quả này cho thấy
việc dùng Dã quỳ chăn nuôi gia súc có thể làm giảm được chi phí thức ăn nhưng vẫn cho kết
quả tăng khối lượng tốt, song những nghiên cứu từ cây Dã quỳ vẫn còn rất hạn chế ở nước ta.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Sử dụng nguồn thức ăn từ Dã qùy (Tithonia
diversifolia), rau Muống (Ipomoea aquatica) để nuôi thỏ thịt lai”.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm và thời gian thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện ở Trại Nghiên Cứu và Thực Nghiệm Nông Nghiệp Trường Đại
học Cần Thơ. Thời gian tiến hành thí nghiệm tháng 7 đến tháng 10 năm 2010
Bố trí thí nghiệm
48 thỏ lai Newzealand x địa phương thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên (3 lần lập lại
và bốn nghiệm thức). Mỗi đơn vị thí nghiệm có 4 thỏ lai gồm 2 đực và 2 cái cai sữa ở 8 tuần
tuổi và có khối lượng 800 ± 33 g/con nuôi trong chuồng lồng. Thời gian thí nghiệm 08 tuần
với bốn khẩu phần thí nghiệm:
DQ: 100% Dã quỳ
DQCLT: 50% Dã quỳ và 50% cỏ lông tây (tính trên VCK)
RM: 100% rau Muống

RMCLT: 50% rau Muống và 50% cỏ lông tây (tính trên VCK)

NGUYỄN THỊ HỒNG NHÂN – Sử dụng nguồn thức ăn từ dã quỳ

67

Thức ăn thí nghiệm
Dã quỳ và rau Muống được trồng tại trại nghiên cứu và thực nghiệm nông nghiệp của trường.
Cỏ lông tây được cắt hằng ngày ở khu vực quanh trường. Tất cả thức ăn xanh sẽ được cho ăn
phần thân lá, ngọn. Thức ăn hỗn hợp viên Proconco C225 được bổ sung 5- 15g viên thức
ăn/con/ngày tùy giai đoạn.
Bảng 1. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm
Khẩu phần thí nghiệm
Chỉ tiêu
DQ DQCLT RM RMCLT
CP, % 24,4 19,1 20,3 17,0
CF, % 16,5 14,2 15,6 13,7
NDF, % 27,3 42,4 25,1 41,2
ME MJ/kg VCK 10,5 10,0 9,7 9,6
Chăm sóc nuôi dưỡng
Thỏ con được cách ly, theo dõi tình trạng sức khoẻ, được tiêm phòng những bệnh thường gặp
ở thỏ như cầu trùng, ghẻ … Chuồng được che chắn ánh nắng, lồng nuôi, máng ăn được phun
xịt thuốc sát khuẩn cẩn thận trước khi đưa vào thí nghiệm. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng
được thực hiện đồng đều trên các đơn vị thí nghiệm. Quét dọn vệ sinh chuồng lồng và nền
chuồng sạch sẽ. Rửa máng đựng nước và thay nước uống.
Các chỉ tiêu theo dõi
Thành phần hóa học của thực liệu thức ăn: DM, OM, CP, và Tro theo phương pháp AOAC
(2001); ADF, NDF theo qui trình Van Soest và cs (1991).
Lượng thức ăn hàng ngày được xác định bằng cách cân khối lượng thức ăn mỗi lần cho ăn.
Sáng hôm sau cân lại thức ăn thừa và thức ăn rơi vãi, lấy mẫu phân tích hàm lượng vật chất

khô từ đó ta tính được mức ăn thật sự mỗi ngày.
Xác định lượng thức ăn ăn vào: Thức ăn được cân vào buổi sáng và buổi chiều trước khi cho
thỏ ăn đảm bảo cho thỏ ăn dư so với nhu cầu rồi cân lại thức ăn thừa vào sáng hôm sau. Thức
ăn ăn vào và thức ăn thừa được xác định vật chất khô để tính tiêu tốn. Lượng thức ăn thỏ được
tính như sau: Lượng TĂ ăn vào/ngày = lượng TĂ trước khi cho ăn - lượng thức ăn thừa
Mỗi tuần cân khối lượng thỏ một lần vào buổi sáng trước khi cho ăn để theo dõi tăng khối lượng.
Cuối 8 tuần nuôi dưỡng mỗi lô thí nghiệm sẽ chọn 2 thỏ (1 đực và 1 cái) để mỗ khảo sát với các
chỉ tiêu: khối lượng sống, khối lượng thân thịt, khối lượng thịt đùi sau, khối lượng thịt tinh,
dài ruột non, dài manh tràng, dài ruột già và thành phần dưỡng chất của thịt thỏ.
Xử lý số liệu
:
Số liệu được xử lý theo mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model) và được thực
hiện trên Minitab (Minitab Release 13.2) (2000). Độ khác biệt ý nghĩa của các giá trị trung
bình trong và giữa các NT được xác định theo Tukey, với alpha < 0,05.

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 31 - Tháng 8 - 2011

68

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ trong thí nghiệm nuôi dưỡng
Từ kết quả thu được cho thấy hàm lượng vật chất khô của Dã quỳ khá cao so với rau Muống,
trong khi đó hàm lượng protein thô tương đương nhau, chứng tỏ trong Dã quỳ có hàm lượng
nước thấp hơn so với rau Muống, đây là yếu tố rất tốt giúp cho thỏ thu nhận một lượng thức
ăn có hàm lượng vật chất khô cao mà không cần ăn một lượng lớn thức ăn như rau Muống.
Bảng 2. Thành phần hóa học thức ăn sử dụng trong thí nghiệm
Tính trên % DM
Chỉ tiêu DM
CP CF NDF ADF Ash
Dã quỳ 14,59 21,18 16,54 30,4 23,97 12,38

Rau Muống 9,86 21,7 17,4 30,3 26,3 15,3
Cỏ lông tây 20,2 11,9 28,1 55,5 34,8 13,6
TA hỗn hợp 90,9 19,9 4,57 24,4 7,64 11,6
Ghi chú: DM: vât chất khô, CP: protein thô,CF: xơ thô, NDF: xơ trung tính, ADF xơ acid, Ash: khoáng tổng số
Lượng vật chất khô ăn vào giữa nghiệm thức rau Muống và Dã quỳ thì giống nhau nhưng
khác với nghiệm thức có bổ sung cỏ lông tây. Đồng thời lượng vật chất khô ăn vào giữa
nghiệm thức đều tăng dần theo tuần cũng như tăng theo tăng khối lượng của thỏ. Lượng vật
chất khô ăn vào ở tuần 2 của nghiệm thức Dã quỳ có sự chựng lại đều này là do có một số thỏ
chưa quen với khẩu phần Dã quỳ nhưng sang các tuần tiếp theo thỏ đã quen dần. Lượng vật
chất khô ăn vào trung bình cao nhất ở nghiệm thức Dã quỳ là 86,69 g/ngày, thấp nhất là ở
nghiệm thức RMCLT là 74,44 g/ngày. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn
Thu (2007) là lượng vật chất khô ăn vào của thỏ trong giai đoạn tăng trưởng trung bình là 80
g/ngày. Lượng vật chất khô ăn vào trung bình cao ở nghiệm thức Dã quỳ nhưng tỷ lệ cao
không khác biệt với rau Muống. Điều đó chứng tỏ khẩu phần rau Muống có lượng vật chất
khô ăn vào là tương đương.
Bảng 3. Lượng DM ăn vào (g/con/ngày) của thỏ thí nghiệm
Nghiệm thức
Thời gian
DQ DQCLT RM RMCLT
SEM P
Tuần 1 70,12
a
58,14
b
69,82
a
55,73
b
1,07 0,001
Tuần 2 69,92

a
60,17
b
67,18
a
65,67
ab
1,24 0,003
Tuần 3 71,78
a
65,97
bc
68,94
ab
62,58
c
1,00 0,001
Tuần 4 80,81
a
70,00
b
82,40
a
65,26
b
1,96 0,001
Tuần 5 89,08
a
74,64
b

86,29
a
75,25
b
1,50 0,001
Tuần 6 99,64
a
87,63
b
95,35
a
84,85
b
1,49 0,001
Tuần 7 99,57
a
88,48
b
99,74
a
88,32
b
1,88 0,002
Tuần 8 112,55
a
101,84
b
110,23
a
97,84

b
1,39 0,001
Trung bình 86,69
a
75,86
b
84,99
a
74,44
b
0,49 0,001
Ghi chú: a, b các giá trị ở cùng hàng mang ít nhất một chữ ký hiệu chung không sai khác nhau ở P > 0,05.

NGUYỄN THỊ HỒNG NHÂN – Sử dụng nguồn thức ăn từ dã quỳ

69

Lượng protein thô ăn vào giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (P< 0,05).
Lượng protein thô ăn vào giữa nghiệm thức Dã qùy và rau Muống thì giống nhau nhưng khác
với nghiệm thức có bổ sung cỏ lông tây. Giống với lượng vật chất khô ăn vào ở tuần 2 lượng
protein thô ăn vào có sự khác biệt giữa các nghiệm thức và có sự chựng lại ở nghiệm thức Dã
qùy và rau Muống. Tuy nhiên sang các tuần tiếp theo lượng protein thô ăn vào ổn định và đều
tăng theo tuần, do thỏ đã quen với khẩu phần thức ăn trong thí nghiệm nên lượng ăn vào nhiều
hơn dẫn theo lượng protein thô ăn vào cũng tăng lên, lượng protein thô ăn vào trong ngày
trung bình cao nhất là nghiệm thức Dã quỳ với 19,97 g, thấp nhất là ở nghiệm thức RMCLT
với 15,30g, do hai nghiêm thức Dã quỳ và rau Muống có hàm lương protein thô cao hơn hai
nghiệp thức còn lại. Kết quả này cao hơn kết quả của Nguyễn Văn Thu (2007) là lượng
protein thô ăn vào của rau Muống trung bình là 13,4 g/ngày và RMCLT trung bình là 10,6
g/ngày và thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Điền (2007) với lượng protein thô ăn
vào từ 17,4-23,9 g/ngày.

Bảng 4. Lượng CP ăn vào (g/con/ngày) của thỏ thí nghiệm
Nghiệm thức
Thời gian
DQ DQCLT RM RMCLT
SEM P
Tuần 1 16,65
a
11,98
b
16,64
a
11,51
b
0,22 0,001
Tuần 2 16,05
a
12,33
b
15,43
a
13,50
b
0,26 0,001
Tuần 3 16,66
a
13,55
b
16,02
a
12,88

b
0,24 0,001
Tuần 4 18,17
a
14,29
b
18,61
a
13,33
b
0,42 0,001
Tuần 5 20,20
a
15,25
b
19,57
a
15,41
b
0,34 0,001
Tuần 6 23,18
a
18,0
b
22,21
a
17,47
b
0,34 0,001
Tuần 7 22,85

a
18,13
b
22,97
a
18,14
b
0,45 0,001
Tuần 8 26,02
a
20,90
b
25,54
a
20,12
b
0,32 0,001
Trung Bình 19,97
a
15,55
b
19,63
a
15,30
b
0,13 0,001
Ghi chú: a, b các giá trị ở cùng hàng mang ít nhất một chữ ký hiệu chung không sai khác nhau ở P = 0,05.
Tăng khối lượng và hệ số chuyển hóa thức ăn của thỏ thí nghiệm nuôi dưỡng
Bảng 5. Khối lượng đầu, khối lượng cuối và hệ số chuyển hoá thức ăn trong thí nghiệm
Nghiệm thức

Chỉ tiêu
DQ DQCLT RM RMCLT
SEM P
KLĐTN (g) 790,0 813,6 791,1 805,4 21,15 0,83
KLCTN (g) 1893,2
ab
1765,2
bc
1916,1
a
1738,7
c
30.26 0.007
Tăng khối lượng
(g/ngày)
19,70
a
16,99
b
20,09
a
16,67
b
0,33 0,001
HSCHTĂ 4,40 4,47 4,23 4,48 0,08 0,26
Ghi chú: a, b các giá trị ở cùng hàng mang ít nhất một chữ ký hiệu chung không sai khác nhau ở P = 0,05.

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 31 - Tháng 8 - 2011

70


Khối lượng đầu thí nghiệm giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê dao
động từ 790 g- 813,6 g. Khối lượng cuối thí nghiệm và tăng khối lượng trung bình giữa các
nghiệm thức khác biệt rất có ý nghĩa (P<0,05) khối lượng cao nhất là rau Muống (1.916,1 g)
kế đến là Dã qùy (1893,2 g). Khối lượng cuối thí nghiệm giữa 02 nghiệm thức Dã quỳ và rau
Muống không có sự khác biệt, tuy nhiên có sự khác biệt với nghiệm thức có bổ sung cỏ lông
tây kết quả này phù hợp với Nguyễn Văn Thu (2007) là nghiệm thức RM khác biệt với
nghiệm thức RMCLT (RM 2.538g và RMCLT 2.080g).
Hệ số chuyển hóa thức ăn giữa các nghiệm thức DQ, DQCLT, RM, RMCLT lần lượt là 4,40;
4,47; 4,23; 4,48 và khác biệt không có ý nghĩa thống kê, kết quả này cao hơn của Nguyễn Văn
Thu (2007) là RM 3,76, RMCLT 4,97. Tuy nhiên hệ số chuyển hóa thức ăn của thỏ trong thí
nghiệm của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Đào Hùng (2006) với thí nghiệm thỏ
được nuôi bằng khẩu phần rau lang, cỏ lông tây và thức ăn hỗn hợp có hệ số chuyển hóa thức
ăn biến động từ 4,65-4,87. Hệ số chuyển hoá thức ăn của thỏ trong thí nghiệm cũng thấp hơn
kết quả của Ranchurn và cs (2000) có giá trị biến động từ 6,1 – 10,9 nhưng tương đương với
kết quả của Olabanji (2007) trong khỏang 4,53 – 4,87 khi nuôi thỏ thịt với khẩu phần 0%; 5%;
10% và 20% Dã quỳ trong khẩu phần (tính theo DM).
Bảng 6. Tăng trọng trong tuần (g/con/ngày) của thỏ thí nghiệm
Nghiệm thức
Thời gian
DQ DQCLT RM RMCLT
SEM P
Tuần 1 15,29 14,47 14,74 14,41 0,52 0,36
Tuần 2 17,78
a
12,66
c
15,20
b
14,33

bc
0,53 0,001
Tuần 3 19,18
a
16,66
b
19,38
a
16,51
b
0,73 0,04
Tuần 4 18,97
ab
17,15
b
21,28
a
16,65
b
0,77 0,01
Tuần 5 21,15
a
17,33
b
21,74
a
16,84
b
0,63 0,001
Tuần 6 21,45

a
18,34
b
22,05
a
17,08
b
0,53 0,001
Tuần 7 22,61
a
18,90
b
22,77
a
17,92
b
0,57 0,001
Tuần 8 21,18 20,44 23,56 19,60 0,90 0,065
Trung bình 19,70
a
17,00
b
20,10
a
16,67
b
0,33 0,001
Ghi chú: a, b các giá trị ở cùng hàng mang ít nhất một chữ ký hiệu chung không sai khác nhau ở P = 0,05.
Trong tuần đầu bố trí thí nghiệm tăng trọng giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa
thống kê. Tuy nhiên ở tuần 2, tuần 3 có sự khác biệt giữa các nghiệm thức điều này chứng tỏ

thỏ đã quen với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và thức ăn. Đến tuần 5 trở về sau có sự khác
biệt này rõ và ổn định giữa nghiệm thức rau Muống và Dã quỳ với nghiệm thức bổ sung cỏ
lông tây. Tăng khối lượng trung bình trong ngày cao nhất là 20,1g ở nghiệm thức RM, kế đến
là Dã quỳ 19,7g và thấp nhất là 16,67g ở nghiệm thức RMCLT. Kết quả tăng khối lượng của
thỏ ăn rau Muống tương đương với kết quả của Nguyễn Văn Thu (2007) là RM 21,7 và
RMCLT 16,7 g/ngày và báo cáo của Chiv và Kaensombanth (2006) với tăng trọng thỏ đạt từ
16,2 – 21,4 g/ngày.

NGUYỄN THỊ HỒNG NHÂN – Sử dụng nguồn thức ăn từ dã quỳ

71

Từ kết quả trên cho thấy với việc sử dụng cây Dã quỳ làm thức ăn cho thỏ trong thí nghiệm
giúp thỏ phát triển, tăng khối lượng tốt, tương đương với việc cho thỏ ăn rau Muống. Trong
khi đó là loại cây dễ trồng, thích nghi với điều kiện khô hạn, nơi đất hoang hóa, lại không
cạnh tranh với thức ăn của con người, vì vậy nó mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chỉ tiêu thân thịt và cơ quan nội tạng của thỏ thí nghiệm nuôi dưỡng
Phần trăm thân thịt trên khối lượng sống của thỏ trong thí nghiệm biến động trong khoảng
46,53 - 47,64% cao nhất ở nghiệm thức RM và DQ kết quả này gần tương đương khi nuôi thỏ
bằng khẩu phần rau lang, cỏ lông tây và lúa với tỷ lệ thân thịt biến động từ 41,6 – 47,4% . Tỷ
lệ phần trăm trên thân thịt biến động từ 68,88 – 71,55 % kết quả này gần tương đương với thí
nghiệm của Nguyen Thi Kim Dong and Nguyen Van Thu (2005) với giá trị biến động từ 67,8
– 79,2%.
Bảng 7. Các chỉ tiêu năng suất thịt và nội tạng của thỏ thí nghiệm
Nghiệm thức
Chỉ tiêu
DQ DQCLT RM RMCLT
SEM P
Khối lựơng sống (g) 1967,5
ab

1867,6
b
1980,9
a
1889,7
ab
23,71 0,02
Khối lượng thân thịt (g) 926,9 872,4 943,3 878,5 20,20 0,09
KL Thân thịt/KL sống (%) 47,12 46,72 47,64 46,53 1,14 0,9
KL Thịt tuột (g) 662,4 601,6 671,7 607,8 19,44 0,07
KLThịt tuột/Thân thịt (%) 71,55 68,88 71,22 69,21 1,70 0,61
Tỷ lệ thịt tuột/ xương(%) 3,44 3,22 3,61 3,39 0,20 0,60
KL đùi sau (g) 350,1 305,9 354,2 316,9 14,72 0,12
KL đùi sau/thân thịt (%) 37,81 35,06 37,56 36,08 1,53 0,57
Chiều dài ruột non (cm) 260,8 251,0 271,8 269,2 8,30 0,35
Chiều dài manh tràng (cm) 49,33 48,83 50,50 49,00 1,80 0,91
Chiều dài manh tràng/ruột non (%) 18,97 19,45 18,58 18,19 0,51 0,40
Chiều dài ruột già (cm) 109,8 103,0 118,7 113,2 4,5 0,18
Thành phần dưỡng chất của thịt thỏ
DM% 24,36 27,07 23,86 24,19 0.56 0,93
CP% 19,33 19,47 19,77 18,91 0,23 0,14
Ash% 5,02 5,25 4,93 5,09 0,21 0,73
Ghi chú: a, b các giá trị ở cùng hàng mang ít nhất một chữ ký hiệu chung không sai khác nhau ở P = 0,05.
Tỷ lệ thịt tuột và xương của thỏ ở các nghiệm thức trong thí nghiệm khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (P > 0,05) giá trị biến động từ 3,22 – 3,61%. Chỉ tiêu này thường dùng để đánh
giá khả năng cho thịt của thỏ, theo Nguyễn Quang Sức và Đinh văn Bình (2000) thì tỷ lệ thịt/
xương phù hợp là 4 – 5. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân
Linh (2008) với thí nghiệm ảnh hưởng của các mức độ rau Muống thay thế cỏ lông tây có giá

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 31 - Tháng 8 - 2011


72

trị từ 3,04 - 4,11 và cũng phù hợp với Lâm Thanh Bình (2009) với thí nghiệm bổ sung bã đậu
nành có giá trị từ 3,35 – 3,96, tuy nhiên cao hơn kết quả của Ranchurn (2000) là 3,2.
Khối lượng đùi sau biến động từ 305,9 – 354,2 g khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P >
0,05), tỷ lệ phần trăm đùi sau trên thân thịt không khác biệt và giá trị biến động từ 35,06 –
37,81%, kết quả này phù hợp nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Linh (2008) với giá trị từ 32,4
– 36,6% và Lâm Thanh Bình (2009) với giá trị từ 34,5 – 36,1%.
Chiều dài manh tràng giữa các nghiệm thức khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P> 0,05)
có giá trị từ 48,83 – 50,5 cm kết này tương đối cao so với kết luận của Nguyễn Quang Sức và
Đinh Văn Bình (2000) là thỏ trưởng thành có độ dài manh tràng khoảng 38 cm. Tỷ lệ chiều
dài manh tràng/ ruột non khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05) giá trị từ 18,19 –
19,45 %.
Qua kết quả mổ khảo sát chỉ tiêu thân thịt và cơ quan nội tạng của thỏ thí nghiệm như: Khối
lượng sống, khối lượng thân thịt, thịt tuột, khối lượng đùi sau, chiều dài manh tràng không có
sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Điều này chứng tỏ khẩu phần Dã quỳ tương đương khẩu
phần rau Muống.
Giá trị dinh dưỡng của thỏ thịt trong thí nghiệm cho thấy hàm lượng DM khá cao thay đổi từ
23,86-24,36%. Sự khác biệt giữa các nghiệm thức về % DM thịt không có ý nghĩa thống kê
(P=0,93) Gía trị này phù phợp so với báo cáo của Nguyen Van Thu and Nguyen Thi Kim
Dong (2008) khi cho thỏ ăn rau Muống có hoặc không có cỏ mồm hay cúc dại có DM từ 24-
24,3%. Hàm lượng CP trong thịt thỏ đạt từ 18,91- 19,77% , kết quả thấp hơn nghiên cứu của
Nguyễn Chu Chương (2003) với lượng CP của thịt thỏ là 22,5%. Điều này cho thấy với việc
sử dụng cây Dã quỳ làm thức ăn cho thỏ vẫn giúp thỏ phát triển tương đương với khẩu phần
rau Muống về khối lượng thân thịt, đùi, cũng như chiều dài của ruột, và các thành phần dưỡng
chất có trong thịt thỏ.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Tăng khối lượng trên ngày giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở cả
giai đoạn nuôi dưỡng và tiêu hóa,

tăng khối lượng đạt mức cao ở nghiệm thức 100% Dã
quỳ và rau Muống.

quỳ
và rau Muống có hàm lượng dinh dưỡng tương đương nhau và
có thể sử dụng Dã
quỳ
vào để làm thức ăn cho thỏ giống như rau Muống.
Tiếp tục nghiên cứu việc dùng Dã quỳ làm thức ăn cho thỏ sinh sản và thỏ con.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lâm Thanh Bình (2009), Ảnh hưởng của bổ sung bả đậu nành và các nguồn thức ăn năng lượng trong khẩu phần
trên tăng trọng, tiêu hoá dưỡng chất và hiệu quả kinh tế của thỏ lai, Luận văn thạc sĩ ngành chăn nuôi,
Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Chu Chương (2003), Hỏi đáp về nuôi thỏ, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Văn Điền (2007), Ảnh hưởng của cỏ đậu (spophocarpus scandens) thay thế cỏ lông tây trên sự tăng
trọng và tiêu hóa của thỏ, Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
Trường Đại học Cần Thơ.
Đào Hùng (2006), Đặc điểm, tính năng sản xuất và ảnh hưởng các mức độ đạm thô trên tăng trưởng, khả năng ăn
vào, tỷ lệ tiêu hóa và tích lũy đạm của thỏ lai, Luận văn thạc sĩ ngành chăn nuôi, Khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Thị Xuân Linh (2008), Ảnh hưởng của rau Muống (Ipomoea aquatica
) trong khẩu phần cơ bản cỏ lông tây
(Brachiaria Mutica
) trên năng suất thịt và sinh sản của thỏ thịt lai tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, Luận văn
thạc sĩ ngành chăn nuôi, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

NGUYỄN THỊ HỒNG NHÂN – Sử dụng nguồn thức ăn từ dã quỳ

73


Nguyễn Quang Sức và Đinh Văn Bình (2000), Cẩm nang chăn nuôi thỏ, Thông tin trang wed-Viện Chăn Nuôi
Việt Nam, />
Nguyễn Văn Thu (2007), Ảnh hưởng của việc sử dụng rau lang, rau Muống trên khả năng sản xuất thịt và tiêu
hóa của thỏ lai, Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Cần Thơ.
Viện Chăn Nuôi (2001) Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc - gia cầm Việt nam, Nxb Nông nghiệp.
AOAC (2001), Official methods of analysis, Association of official Analytical chemists, Washington D.C, Page
255- 275.
Chiv Phiny and Lampheuy Kaensombath (2006), Effect on feed intake and growth of depriving rabbits access to
soft faeces. Livestock Research for Rural Development. Volume 18, Article # 34. Retrieved ,

Hongthong Phimmmasan , Siton Kongvongxay, Chhay Ty and Preston TR (2004), Water spinach (Ipomoea
aquatica) and Stylo 184 (Stylosanthes guianensis CIAT 184) as basal diet for growing rabbits. Livestock
Research for Rural Development 16 (5) 2004
Minitab. (2000), Minitab Reference Manual, PC Version, Release 13.2. Minitab Inc., State College, PA.
Nguyen Thi Kim Dong, and Nguyen Van Thu (2005), Effect of different proportions of para grass (Branchiaria
mutica) and sweet potato vines on feeed utilization, growth rate and carcass quality of crossbred rabbit
in the Mekong Dalta, Viet Nam”
Nguyen Van Thu, and Nguyen Thi Kim Dong (2008) A study of associated fresh forages for feeding growing
crossbred rabbits the Mekong delta of Vietnam. MEKARN Workshop 2008: Organic rabbit production
from forages
Olabanji, R.O., G.O. Farinu, J.A. Akinlade and O.O. Ojebiyi, (2007) Growth performance, organ characteristics
and carcass quality of weaner rabbits fed different levels of wild sunflower (Tithonia diversifolia Hemsl
A. Gray) leaf-blood meal mixture. Int. J. Agric. Res., 2: 1014-1021.
Ranchurn R., Z, B. Dullull, A.Ruggoo, and J.Roggoo (2000), Effects of feeding star grass (Cynodon
plectostachyus) on growth and digestibility of nutrients in the domestie rabbit, University of Mauritius,
Reduit, Mauritius.
Van Soest, P.J, J. B. Robertson and B. A. Lewis (1991), Carbohydrate methodology, metabolism and nutritional
implications in dairy cattle: methods for diatary fibre, and nonstarch polysaccharides in relation to
animal nutrition, J. Dairy sci. 74: 3585 - 3597.
Người phản biện: TS. Nguyễn Ngọc Anh và ThS. Lê Diệp Long Biên


×