Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Giáo án Đạo đức tuần 28-35

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.08 KB, 22 trang )

Trường Tiểu học Phước Hải 2 Giáo viên: Nguyễn Quang Vinh
- Ngày soạn: - Ngày dạy:
- Tuần: 28 - Môn: Đạo đức
- Tiết: 28 - Bài: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (T1).
I. Mục tiêu bài học :
- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
- Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm.
- Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.
* Giáo dục bảo vệ môi trường :
- Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước
- Không đồng tình với những hành vi sử dụng lãng phí hoặc làm ô nhiễm nguồn nước.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi tiếp xúc với khách nước ngoài.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài :
- Kĩ năng lắng nghe ý kiến bạn.
- Kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà trường.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin liên quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà
và ở trường.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
III. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :
- Dự án.
- Thảo luận.
VI. Phương tiện dạy học :
- Giáo viên: Tranh minh họa. Phiếu học tập.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở.
V. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định: Học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
+Vì sao phải tôn trọng thư từ,tài sản của người khác ?
+Em đã thể hiện sự tôn trong thư từ, tài sản của người khác chưa ? Hãy kể những việc em
đã làm như em đã nói ?
3. Bài mới:



Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú
a) Khám phá :
* Hoạt động 1 : Xem ảnh
-Mục tiêu: HS hiểu nước là nhu cầu
không thể thiếu được trong cuộc sống,
được sử dụng nước sạch đầy đủ, trẻ em
sẽ có sức khoẻ và phát triển tốt.
-Tiến hành:
-GV cho HS xem ảnh (GV phóng to 3
ảnh trong SGV trang 94,95).
-HS quan sát các hình vở bài
tập đạo đức trang 42 theo cặp.
1
Trường Tiểu học Phước Hải 2 Giáo viên: Nguyễn Quang Vinh
-Yêu cầu các nhóm chọn lấy 4 thứ cần
thiết nhất, không thể thiếu và trình bày
lí do lựa chọn.
-GV nhấn mạnh vào yếu tố nước: nếu
không có nước thì cuộc sống sẽ như thế
nào ?
-Kết luận: Nước là nhu cầu thiết yếu
của con người, đảm bảo cho trẻ em
sống và phát triển tốt.
b) Kết nối, thực hành :
* Hoạt động 2 :Thảo luận nhóm
-Mục tiêu: HS biết nhận xét và đánh
giá hành vi khi sử dụng nước và bảo vệ
nguồn nước. Biết cách sử dụng tiết
kiệm nước, cách bảo vệ nguồn nước

khỏi bị ô nhiễm .
-Tiến hành:
-GV chia nhóm, phát phiếu và giao
nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm :
nhận xét việc làm trong mỗi trường hợp
sau là đúng hay sai ? Nếu em có mặt ở
đấy, em sẽ làm gì ? Vì sao ?
a.Tắm rửa cho trâu bò ở ngay cạnh
giếng nước.
b. Đổ rác ở bờ hồ, bờ ao
c.Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực
vật vào thùng rác riêng.
d. Để vòi nước chảy tràn bể mà không
khoá lại.
đ.Không vứt rác trên sông, hồ, biển
-Mời một số nhóm lên trình bày kết
quả thảo luận, các nhóm khác trao đổi
và bổ sung ý kiến.
-Kết luận:
a.Không nên tắm rửa cho trâu bò ngay
cạnh giếng vì làm bẩn giếng nước, ảnh
hưởng đến sức khoẻ con người.
b. Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ là việc làm sai
vì làm ô nhiễm môi trường nước.
c.Bỏ vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực
vật vào thùng rác riêng là việc làm
đúng vì đã giữ sạch đồng ruộng và
Ăn, ở, học hành, uống…
-Một số HS trình bày.
-HS làm việc theo nhóm.

-Một số nhóm lên trình bày.
-Nhóm bạn bổ sung.
2
Trường Tiểu học Phước Hải 2 Giáo viên: Nguyễn Quang Vinh
nguồn nước không bị nhiễm độc.
d. Để nước chảy tràn bể mà không
khoá vòi nước lại là việc làm sai vì đã
làm lãng phí nước.
đ.Không vứt rác trên sông, hồ, biển là
việc làm tốt để bảo vệ nguồn nước
không bị ô nhiễm.
-Kết luận: Chúng ta nên sử dụng nước
tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước khỏi bị
ô nhiễm.
* Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm
-Mục tiêu: HS biết quan tâm và tìm
hiểu thực tế sử dụng nước nơi mình ở,
Thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ
nguồn nước .
-Tiến hành:
-GV chia nhóm và phát phiếu thảo luận
cho các nhóm. Nội dung phiếu như sau:
a.Nước sinh hoạt nơi em ở thiếu, thừa
hay đủ dùng ?
b.Nước sinh hoạt nơi em đang sống là
nước sạch hay đã bị ô nhiễm ?
c.Nơi em đang sống, mọi người sử
dụng nước như thế nào? (tiết kiệm hay
lãng phí, giữ gìn sạch sẽ hay làm ô
nhiễm nước ?

d.Ở nhà và ở trường em đã làm gì để
tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước
khỏi bị ô nhiễm ?
-Mời một số cặp HS lên trình bày.
- GV giảng : Nước là nguồn năng
lượng quan trọng có ý nghĩa quyết định
sự sống còn của loài người nói riêng và
trái đất nói chung. Nguồn nước không
phải là vô hạn, cần phải giữ gìn, bảo vệ
và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
-Liên hệ đến việc sử dụng nước sạch ở
trường đối với các em.
-HS thảo luận theo nhóm đôi.
-Một số cặp HS lên trình bày.
-HS tự liên hệ.
- 2 em đọc lại phần ghi nhớ ở
vở bài tập đạo đức trang 45.

4. Vận dụng :
- Vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ?
- Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
3
Trường Tiểu học Phước Hải 2 Giáo viên: Nguyễn Quang Vinh
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị tiết sau.
Điều chỉnh bổ sung:















4
Trường Tiểu học Phước Hải 2 Giáo viên: Nguyễn Quang Vinh
- Ngày soạn: - Ngày dạy:
- Tuần: 29 - Môn: Đạo đức
- Tiết: 29 - Bài: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (T2).
I. Mục tiêu bài học :
- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
- Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm.
- Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.
* Giáo dục bảo vệ môi trường :
- Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước
- Không đồng tình với những hành vi sử dụng lãng phí hoặc làm ô nhiễm nguồn nước.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi tiếp xúc với khách nước ngoài.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài :
- Kĩ năng lắng nghe ý kiến bạn.
- Kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà trường.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin liên quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà
và ở trường.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
III. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :

- Dự án.
- Thảo luận.
VI. Phương tiện dạy học :
- Giáo viên: Tranh minh họa. Phiếu học tập.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở.
V. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định: Học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
+Vì sao chúng ta phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ?
+ Em đã làm gì để sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường ?
3. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú
a) Khám phá :
b) Kết nối, thực hành :
* Hoạt động 1 : Xác định các biện pháp
-Mục tiêu: HS biết đưa ra các biện pháp tiết
kiệm và bảo vệ nguồn nước
-Tiến hành:
-Các nhóm lần lượt lên trình bày kết quả điều
tra thực trạng và nêu các biện pháp tiết kiệm và
bảo vệ nguồn nước
-Đại diện các nhóm lên
trình bày về các biện pháp
tiết kiệm và bảo vệ nguồn
nước
5
Trường Tiểu học Phước Hải 2 Giáo viên: Nguyễn Quang Vinh
-GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm,
giới thiệu các biện pháp hay và khen cả lớp là

những nhà bảo vệ môi trường tốt, những chủ
nhân tương lai vì sự phát triển bền vững của
Trái Đất.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
-Mục tiêu: Hs đưa ra các ý kiến đúng, sai
-Tiến hành: GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm
đánh giá các ý kiến nội dung bài tập 4,vở bài
tập đạo đức trang 44.
-Mời đại diện các nhóm trình bày
-Kết luận:
a. Sai vì lượng nước sạch chỉ có hạn và rất nhỏ
so với yêu cầu của con người
b. Sai vì nguồn nước ngầm có hạn
c. Đúng vì nếu không làm như vậy thì ngay từ
bây giờ, chúng ta cũng không có nước đủ dùng
d. Đúng vì không làm ô nhiễm nguồn nước
đ. Đúng vì nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu
đến cây cối, loài vật và con người
e. Đúng vì sử dụng nước bị ô nhiếm sẽ gây ra
nhiều bệnh tật cho con người.
* Hoạt động 3 : Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng
-Mục tiêu: HS ghi nhớ các việc làm để tiết kiệm
và bảovệ nguồn nước
-Tiến hành:
-GV chia thành các nhóm và phổ biến cách
chơi: trong một khoảng thời gian quy định, các
nhóm phải liệt kê những việc nên làm để tiết
kiệm và bảo vệ nguồn nước ra giấy. Nhóm nào
ghi được nhiều việc nhất, đúng nhất, nhanh
nhất, nhóm đó sẽ thắng (Nội dung ở bài tập 5,

Vở bài tập đạo đức trang 45)
- Gv nhận xét trò chơi
-Kết luận chung: Nước là tài nguyên quý.
Nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có
hạn. Do đó, chúng ta cần phải sử dụng hợp lí,
tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để nguồn nước
không bị ô nhiễm. Phản đối những ha2nhvi đi
ngược lại việc bảo vệ, tiết kiệm và sử dụng hiệu
quả nguồn nước.
-Các nhóm khác trao đổi ,
bổ sung
- Cả lớp chọn biện pháp
hay nhất
-HS làm việc theo nhóm
- Đại diện các nhóm báo
cáo
-HS tham gia trò chơi theo
nhóm
-Đại diện các nhóm trình
bày kết quả làm việc
- Học sinh lắng nghe.
6
Trường Tiểu học Phước Hải 2 Giáo viên: Nguyễn Quang Vinh
4. Vận dụng :
- Nhận xét tiết học.
- Tiết kiệm nước trong sinh hoạt. Chuẩn bị bài Chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
Điều chỉnh bổ sung:






7
Trường Tiểu học Phước Hải 2 Giáo viên: Nguyễn Quang Vinh
- Ngày soạn: - Ngày dạy:
- Tuần: 30 - Môn: Đạo đức
- Tiết: 30 - Bài: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi (T1).
I. Mục tiêu bài học :
- Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi trong cuộc sống con người.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình,
nhà trường.
- Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng vật nuôi.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài :
- Kĩ năng lắng nghe ý kiến các bạn.
- Kĩ năng trình bày các ý tưởng chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.
- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin liên quan đến chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và
ở trường.
- Kĩ năng ra quyết định lựa chọn các giải pháp tốt để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà
và ở trường.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.
III. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :
- Dự án.
- Thảo luận.
V. Tiến trình dạy học :
- Giáo viên: Tranh minh họa. Phiếu học tập.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định: Học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Vì sao chúng ta phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước?

- Em đã làm gì để sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường?
3. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú
a) Khám phá
b) Kết nối, thực hành :
* Hoạt động 1 : Trò chơi: Ai đoán đúng
-GV chia nhóm theo số chẵn, số lẻ
-HS số chẵn có nhiêm vụ nêu vài đặc điểm
của một con vật nuôi yêu thích và nói rõ lí do
vì sao mình yêu thích, tác dụng của con vật
-HS số lẻ có nhiệm vụ nêu một vài đặc điểm
của một cây trồng mà em thích và nói rõ lí do
vì sao mình yêu thích, tác dụng của cây trồng
đó
- HS tham gia trò chơi
-Một số HS trình bày .
Các bạn khác phải đoán
và gọi được tên con vật
nuôi hoặc cây trồng đó
8
Trường Tiểu học Phước Hải 2 Giáo viên: Nguyễn Quang Vinh
-GV giới thiệu thêm các cây trồng, vật nuôi .
-Kết luận: Mỗi người đều có thể yêu thích
một cây trồng hay vật nuôi nào đó. Cây
trồng, vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và
mang lại niềm vui cho con người.
* Họat động 2 : Quan sát tranh ảnh
-GV cho HS quan sát tranh (bài tập 2, vở bài
tập đạo đức trang 46) và đặt câu hỏi về các

bức tranh
-GV mời một vài HS đặt các câu hỏi và đề
nghị các bạn khác trả lời về nội dung từng
bức tranh
VD:
+Các bạn trong tranh đang làm gì?
+Theo bạn, việc làm của các bạn đó sẽ đem
lại lợi ích gì?
-Kết luận:
-Ảnh1: Bạn đang tỉa cành, bắt sâu cho cây
Ảnh2: Bạn cho gà ăn,
-Ảnh3: Bạn đang tắm cho lợn
-Ảnh 4: Chăm sóc cây cùng ông…
-Kết luận: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi
mang lại niềm vui cho các bạn vì các bạn
được tham gia làm những công việc có ích và
phù hợp với khả năng
* Hoạt động 3 : Đóng vai
-GV chia HS thành 4 nhóm, mỗi nhóm có
nhiệm vụ chọn 1 con vật nuôi hoặc cây trồng
mình yêu thích để lập : “ Trang trại sản
xuất”, ví dụ:
-Nhóm 1: Là chủ trại gà
-Nhóm 2: Chủ vườn hoa, cây cảnh
-Nhóm 3: Chủ trại chăn nuôi bò
-Nhóm 4: Chủ ao cá
-GV mời từng nhóm trình bày dự án sản xuất
-GV và cả lớp bình chọn nhóm có dự án
trang trại cây trồng, vật nuôi tốt.
-HS quan sát tranh

-2-3 HS đặt các câu hỏi
-các học sinh khác trao
đổi ý kiến và bổ sung
-Các nhóm thảo luận để
đóng vai, tìm cách để
chăm sóc, bảo vệ trại,
vườn của mình cho tốt
-Đại diện các nhóm trình
bày
-Các nhóm khác trao đổi
và bổ sung ý kiến

4. Vận dụng :
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị tiết sau.
9
Trường Tiểu học Phước Hải 2 Giáo viên: Nguyễn Quang Vinh
Điều chỉnh bổ sung:






10
Trường Tiểu học Phước Hải 2 Giáo viên: Nguyễn Quang Vinh
- Ngày soạn: - Ngày dạy:
- Tuần: 31 - Môn: Đạo đức
- Tiết: 31 - Bài: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi (T2).
I. Mục tiêu bài học :

- Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi trong cuộc sống con người.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình,
nhà trường.
- Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng vật nuôi.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài :
- Kĩ năng lắng nghe ý kiến các bạn.
- Kĩ năng trình bày các ý tưởng chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.
- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin liên quan đến chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và
ở trường.
- Kĩ năng ra quyết định lựa chọn các giải pháp tốt để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà
và ở trường.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.
III. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :
- Dự án.
- Thảo luận.
V. Tiến trình dạy học :
- Giáo viên: Tranh minh họa. Phiếu học tập.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở.
V. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định: Học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu ích lợi của cây trồng và vật nuôi đối với đời sống con người?
+ Nêu nhũng việc em đã làm để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà , ở trường?
3. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú
a) Khám phá
b) Kết nối, thực hành :
* Hoạt động 1: Trình bày kết quả

điều tra.
-Mục tiêu: HS biết về các hoạt động
chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở
trường, ở nhà, ở địa phương, biết
quan tâm hơn đến các công việc
chăm sóc cây trồng, vật nuôi
-Tiến hành:
11
Trường Tiểu học Phước Hải 2 Giáo viên: Nguyễn Quang Vinh
-GV yêu cầu các nhóm trình bày kết
quả điều tra theo những vấn đề sau:
+ Hãy kể tên các loại cây trồng mà
em biết ?
+Các cây trồng đó có ích lợi gì đối
với đời sống con người ?
+ Các cây trồng đó được chăm sóc
như thế nào ?
+Hãy kể tên các vật nuôi mà em
biết?
+ Các vật nuôi đó có ích lợi gì đối
với đời sống con người?
+Các vật nuôi đó được chăm sóc
như thế nào?
+Em đã tham gia vào các hoạt động
chăm sóc cây trồng, vật nuôi như thế
nào?
-GV nhận xét việc trình bày của các
nhóm và khen ngợi HS đã quan tâm
đến tình hình cây trồng, vật nuôi ở
gia đình, địa phương.

* Hoạt động 2 : Đóng vai
-Mục tiêu: HS biết thực hiện một số
hành vi chăm sóc và bảo vệ cậy
trồng,vật nuôi, thực hiện quyền được
bày tỏ các ý kiến, được tham gia của
trẻ em
-Tiến hành:
-GV chia nhóm và yêu cầu các
nhóm đóng vai theo một trong các
tình huống sau:
-GV nêu lần lượt từng tình huống
+Tình huống 1: Tuấn Anh định tưới
cây nhưng Hùng cản: “ Có phải cây
của lớp mình đâu mà cậu tưới”
+Nếu là Tuấn Anh, em sẽ làm gì?
-Tình huống 2: Dương đi thăm
ruộng, thấy bờ ao nuôi cá bị vỡ,
nước chảy ào ào
+Nếu là Dương, em sẽ làm gì?
-Nga đang chơi vui thì mẹ nhắc về
cho gà ăn
-Đại diện các nhóm báo cáo
kết quả điều tra đã chuẩn bị
-Các nhóm khác trao đổi, bổ
sung
-Các nhóm thảo luận để đóng
vai
12
Trường Tiểu học Phước Hải 2 Giáo viên: Nguyễn Quang Vinh
+Nếu là Nga, em sẽ làm gì?

+Tình huống 4: Chính rủ Hải đi hái
hoa trong vườn trường.
+Nếu là Hải, em sẽ làm gì?
-Mời đại diện các nhóm lên trình
bày
-Kết kuận:
-Tình huống 1: Tuấn Anh nên tưới
cây và giải thích cho bạn hiểu
-Tình huống 2: Dương nên đắp lại
bờ ao hoặc báo cho người lớn biết
-Tình huống 3: Nga nên dừng chơi
và cho gà ăn
-Tình huống 4: Hải nên khuyên
Chính không nên hái hoa trong vườn
trường.
* Hoạt động 3 : Học sinh đọc thơ, kể
chuyện, hát về chủ đề đang học
-Mục tiêu: thể hiện sự quan tâm của
các em đến cây trồng, vật nuôi
-Tiến hành:
-GV nêu yêu cầu
-HS có thể hát hoặc đọc thơ về chủ
đề đang học
-GV nhận xét, tuyên dương HS, hát
hay, đọc thơ đúng chủ đề
* Hoạt động 4: Trò chơi: Ai nhanh,
ai đúng
-Mục tiêu: HS ghi nhớ các việc làm
chăm sóc cây trồng, vật nuôi
-Tiến hành:

-GV chia lớp thành 4 nhóm
-Phổ biến luật chơi: Trong một
khoảng thời gian quy định, các
nhóm phải kể ra các việc theo yêu
cầu của phiếu, mỗi việc tính một
điểm, nhóm nào ghi được nhiều việc
nhất, đúng nhất, nhanh nhất, nhóm
đó sẽ thắng
Những việc làm
chăm sóc cây
Những việc làm
chăm sóc vật
-Các nhóm trình bày, nhóm
khác bổ sung
-HS thể hiện tuỳ theo khả năng
của mình
-Bạn nhận xét
- Các nhóm tham gia trò chơi
13
Trường Tiểu học Phước Hải 2 Giáo viên: Nguyễn Quang Vinh
trồng nuôi
-GV tổng kết trò chơi, khen các
nhóm thực hiện tốt nhất
-Kết luận chung: Cây trồng, vật nuôi
rất cần thiết cho cuộc sống con
người. Vì vậy, chúng ta phải bảo vệ
cây trồng, vật nuôi.
-Các nhóm báo cáo

4. Vận dụng :

- Chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên,
góp phần làm trong sạch môi trường, giảm độ ô nhiễm môi trường, giảm hiệu ứng nhà
kính do các chất khí thải gây ra, tiết kiệm năng lượng.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà thực hiện theo nội dung bài học. Chuẩn bị tiết sau.
Điều chỉnh bổ sung:














14
Trường Tiểu học Phước Hải 2 Giáo viên: Nguyễn Quang Vinh
- Ngày soạn: - Ngày dạy:
- Tuần: 32 - Môn: Đạo đức
- Tiết: 32 - Bài: DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG (T1).

I. Mục đích yêu cầu:
- Sự cần thiết phải nắm luật ATGT .ở địa phương
- Quyền được tham gia giao thông của bản thân .
- HS biết bày tỏ ý kiến của mình là thực hiện quyền trẻ em :

- Đồngtình, ủng hộ những hành vi thực hiện luật ATGT
- Thực hiện tốt luật GT và nhắc các bạn cùng thực hiện tốt luật khi t/gia trên đường .
II. Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên: Tranh ảnh về an toàn giao thông.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định: Học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú
* Giới thiệu bài.
* Hoạt đông 1: Trò chơi : “Đèn xanh-
Đèn đỏ”.
- Tổ chức cho HS chơi
- Nêu NX đưa ra ý kiến
- Đang đi trên đường gặp đèn xanh, em đi
như thế nào ?
-Còn gặp đèn vàng, đèn đỏ thì đi như thế
nào ?
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
* Hoạt động 2 : Đóng vai
Mục tiêu: HS biết thực hiện một số hành
vi tham gia giao thông; thực hiện quyền
được bày tỏ ý kiến, được tham gia của trẻ
em .
Cách tiến hành : Chia nhóm
- GV cho HS đóng vai theo nhóm
Các nhóm thảo luận đóng vai theo tình

huống của nhóm mình.
Nhóm 1: Tuấn đang đi học do chạy nhảy
đùa với bạn nên va vào 1 cụ già làm cụ bị
- HS chơi Trò chơi : “ Đèn
xanh- Đèn đỏ” .
- HS nêu ý kiến
- Gặp đèn xanh ta tiếp tục đi
-Còn gặp đèn vàng ta đi chậm,
gặp đèn đỏ thì dừng lại
nhường đường.
- Học sinh thảo luận để đóng
vai theo nhóm.
- Đại diện các nhóm lên đóng
vai theo yêu cầu của giáo viên.
15
Trường Tiểu học Phước Hải 2 Giáo viên: Nguyễn Quang Vinh
ngã. Nếu em là Tuấn em sẽ làm gì ?
Nhóm 2 : Đi học về em thấy 1 nhóm 3
bạn đi dàn hàng ngang lúc đó em làm gì ?
Nhóm 3: Có ba bạn Nam, Hùng, Long
đang chơi bóng trên đường. Thấy vậy em
làm gì ?
Nhóm 4: Em và Nga đang đi trên đường
gặp đền đỏ Nga đi tiếp. Lúc đó em làm
gì?
- Lớp trao đổi nhận xét.
- GV kết luận :
Nhóm 1: Tuấn nên Xin lỗi và giải thích
với bà cụ.
Nhóm 2: Em nên nhắc cho bạn biết khi

tham gia giao thông không nên đi dàn
hàng ngang mà phải đi hàng 1.
Nhóm 3 : Khuyên các bạn nên vào sân
trường hoặc sân vận động để đá bóng.
Nhóm 4: Phải khuyên Nga không nên đi
vượt đèn đỏ.
* Hoạt động 3 : HS vẽ tranh, hát, kể
chuyện, đọc thơ về việc thực hiện luật
Giao thông.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ
sung.
- Học sinh lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện mỗi nhóm lên trình
bày.

4. Củng cố :
- Giáo dục học sinh thực hiện luật Giao thông đường bộ.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
- Thực hiện theo nội dung bài học. Chuẩn bị tiết sau.
Điều chỉnh bổ sung:







16

Trường Tiểu học Phước Hải 2 Giáo viên: Nguyễn Quang Vinh
- Ngày soạn: - Ngày dạy:
- Tuần: 33 - Môn: Đạo đức
- Tiết: 33 - Bài: DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG (T2).

I. Mục đích yêu cầu:
- HS hiểu : Sự cần thiết phải phòng chống các tệ nạn xã hội.
- HS biết các tệ nạn xã hội sẽ làm cho cuộc sống kém văn minh, lịch sự.
- HS biết bày tỏ ý kiến thái độ của mình trước người có hành vi dụ dỗ :
-Đồng tình, ủng hộ những hành vi chống tệ nạn xã hội.
-Nhắc nhở bạn bè tránh xa các tệ nạn xã hội.
-Báo cho người có trách nhiệm khi phát hiện người có hành vi xấu.
II. Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên: Tranh ảnh về một số biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội.
- Học sinh: Một số bài hát thuộc chủ đề bài học.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định: Học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ: - Tham gia an toàn giao thông là trách nhiệm của ai ?
- Tham gia an toàn giao thông để làm gì ?
- Nhận xét.
3. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú
* Giới thiệu bài.
* Hoạt đông 1: Xử lí tình huống
- Tình huống 1 : Trên đường đi học
về em gặp một nhóm thanh niên tụ
tập uống rượu xỉn,chửi nhau.Em sẽ
làm gì ?
- Tình huống 2: Có lần em gặp 1

thanh niên đang hút thuốc và anh đó
cho em hút thử.Lúc đó em xử lí ra
sao?
- Tình huống 3 : Trên đường đi chơi
tình cờ em phát hiện ra 1 nhóm
người đang bàn bạc để trộm cắp tài
sản người khác. Lúc đó em sẽ làm
gì?
- Tình huống 4 : em và bạn cùng đi
chơi có 2 người lạ mặt đến làm quen
và có ý dẫn các em đi chơi.Lúc đó
em làm gì ?
-Yêu cầu các nhóm thảo luận chọn
HS làm việc theo nhóm
Đại diện nhóm báo cáo
Lớp theo dõi
Các nhóm khác NX bổ sung
- Các nhóm thảo luận.
17
Trường Tiểu học Phước Hải 2 Giáo viên: Nguyễn Quang Vinh
cách xử lí
-Đại diện các nhóm nêu cách xử lí
của nhóm.
GV kết luận : NX và bổ sung
* Hoạt động 3 : HS vẽ tranh, hát, kể
chuyện, đọc thơ về chủ đề bài học.
* Hoạt động 4 : Trò chơi “Ai nhanh,
ai đúng”.
Mục tiêu : Củng cố bài HS ghi nhớ
các việc làm để phòng chống tệ nạn

XH
Cách tiến hành : GV chia nhóm
phát mỗi nhóm một tờ rôki. Nêu luật
chơi: trong một thời gian nhất định
(5 phút) các nhóm thảo luận, kê, viết
những việc nên làm và không nên
làm để phòng chống tệ nạn XH vào
4 cột. Nhóm nào ghi được nhiều
việc nhóm đó sẽ thắng cuộc.
- Đại diện mỗi nhóm lên trình
bày.
- Các nhóm khác nhận xét –
Chọn cách tốt nhất
- Học sinh thực hiện theo yêu
cầu của giáo viên.
- HS ngồi theo nhóm
- Thảo luận
- Tham gia chơi
- Lớp nhận xét chọn đội thắng.

4. Củng cố :
- Thực hiện theo nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
- Chuẩn bị tiết sau.
Điều chỉnh bổ sung:









18
Trường Tiểu học Phước Hải 2 Giáo viên: Nguyễn Quang Vinh
- Ngày soạn: - Ngày dạy:
- Tuần: 34 - Môn: Đạo đức
- Tiết: 34 - Bài: DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG (T3).
I. Mục đích yêu cầu:
- Vì sao phải tích cực tham gia các hoạt động mang tính nhân đạo này .
- Biết thông cảm với những người gặp hoạn nạn , khó khăn ( Qua việc làm cụ thể )
- Giáo dục HS tham gia một số hoạt động này ở trường, lớp, ở địa phương phù hợp với
khả năng .
II. Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên: Tranh minh họa.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định: Học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của ai ? Vì sao ?
- Nhận xét.
3. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú
* Giới thiệu bài
* Hoạt động 1 : Trao đổi thông tin
GV lần lượt ính các hình ảnh lên bảng .
Ảnh 1 : HS toàn trường đang tham gia ủng
hộ các bạn HS nghèo vượt khó .
Ảnh 2 : HS ủng hộ các bạn khuyết tật trong

giờ chào cờ đầu tuần .
- HS trả lời các câu hỏi :
+ Hình ảnh 1 mô tả điều gì ?
+ Hình ảnh 2 mô tả điều gì ?
- Hoạt động này do ai tổ chức ? Em có tham
gia không ?
- Khi tham gia ủng hộ các bạn HS nghèo,
các bạn khuyết tật em có suy nghĩ gì ?
- Tham gia vào hoạt động : “ Xoa dịu nỗi
đau” là góp phần nhỏ bé của mỗi cá nhân ,
giúp nhiều người khác vượt qua được những
khó khăn của chính mình .
* Hoạt động 2 : Rút nội dung bài học :
- HS làm việc cá nhân
- HS toàn trường đang thực hiện
ủng hộ các bạn HS nghèo vượt
khó .
- Ủng hộ các bạn khuyết tật .
- Hoạt động này do trường
Nguyễn Trường Tộ và uỷ ban xã
phát động . Em đã tham gia vào
hoạt động này .
- Em cảm thấy vui vì đã giúp
được các bạn đã vượt qua những
khó khăn , mất mát .
19
Trường Tiểu học Phước Hải 2 Giáo viên: Nguyễn Quang Vinh
- Qua những việc làm cụ thể trên , em hiểu
thế nào là hoạt động “ Xoa dịu nỗi đau” ?
- Hoạt động xoa dịu nỗi đau có những ai

tham gia ?
* Ghi nhớ : Hoạt động “ Xoa dịu nỗi đau”
là hoạt động góp phần an ủi , động viên ,
giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó
khăn , hoạn nạn … vượt qua được chính
mình . Mọi người cần phải tham gia.
“ Một miếng khi đói , bằng một gói khi no”
* Hoạt động 3: Trò chơi “ Tiếp sức”
- GV phổ biến lụât chơi . Cử ban giám khảo.
- Chia lớp làm 2 đội. Các em trong đội lần
lượt ghi tên các hoạt động này .
- Là hoạt động giúp những
người gặp hoàn cảnh khó khăn ,
hoạn nạn… vượt qua được chính
mình.
- Tất cả mọi người tham gia
- Học sinh lắng nghe.
- HS ghi tên các hoạt động mang
tính từ thiệm này.
- Kết thúc trò chơi : Đội nào ghi,
nhanh đúng và nhiều đội đó
thắng cuộc .

4. Củng cố :
- Thực hiện theo nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
- Chuẩn bị tiết sau.
Điều chỉnh bổ sung:











20
Trường Tiểu học Phước Hải 2 Giáo viên: Nguyễn Quang Vinh
- Ngày soạn: - Ngày dạy:
- Tuần: 35 - Môn: Đạo đức
- Tiết: 35 - Bài: THỰC HÀNH KỸ NĂNG
CUỐI HỌC KỲ II VÀ CUỐI NĂM.

I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố hệ thống hóa các kiến thức đã học trong học kỳ II.
II. Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên: Tranh ảnh về các bài học trước. Bảng phụ.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định: Học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú
* Giới thiệu bài.
* Hoạt đông 1: Thảo luận theo
nhóm

-Chia lớp thành các nhóm
HS thảo luận các câu hỏi sau :
- Vì sao chúng ta phải tôn trọng
khách nước ngoài ?
- Khi gặp khách nước ngoài em xử lí
như thế nào ?
- Khi đi dường gặp đám tang em xử
lí như thế nào ? Tại sao mỗi chúng
ta cần phải tôn trọng đám tang?
- Khi nhận được thơ từ hay tài sản
của người khác em xử lí như thế
nào? Theo em, chúng ta có cần tôn
trọng thư từ tài sản của người khác
không ? Vì sao ?
-Tiết kiệm và bảo vệ nước có ích lợi
gì ? Em cần làm gì để tiết kiệm và
- Chúng ta tôn trọng khách
nước ngoài để họ có cảm tình
và hiểu biết thêm cũng như
yêu mến thêm đất nước và con
người Việt Nam.
-Ta phải chào hỏi lẽ phép, lịch
sự và chỉ đường hoặc giúp đỡ
họ khi họ cần.
-Khi gặp đám tang cần nhường
đường, bỏ mũ, nón chào, tôn
trọng đám tang là một việc
làm thể hiện nếp sống văn
minh .
-Mỗi chúng ta không được bóc

thư ra xem hoặc mở quà của
người khác.Vì thư từ, tài sản
của người khác là của riêng họ
không ai được xâm phạm đó là
những việc làm không nên.
-Vì nước là tài nguyên quí .
Nguồn nước sử dụng trong
21
Trường Tiểu học Phước Hải 2 Giáo viên: Nguyễn Quang Vinh
bảo vệ nguồn nước ta đang dùng ?
-Là HS em cần làm gì để chăm sóc
cây trồng vật nuôi ?
- Đại diện nhóm báo cáo.
* Hoạt động 2 : HS vẽ tranh, hát,
kể chuyện, đọc thơ về việc thực hiện
nội dung ôn tập .
cuộc sống chỉ có hạn. Vì thế
cần sử dụng hợp lí tiết kiệm và
bảo vệ nguồn nước không bị ô
nhiễm
-Cây trồng, vật nuôi rất cần
thiết cho cuộc sống con người.
Vì vậy mỗi chúng ta cần phải
biết chăm sóc và bảo vệ
chúng.
- Các nhóm thảo luận Đại
diện mỗi nhóm lên trình bày.
- Học sinh thực hiện theo yêu
cầu của giáo viên.


4. Củng cố :
- Tổng kết môn học.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
- Thực hiện theo nôi dung đã học.
Điều chỉnh bổ sung:












22

×