Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Áp dụng chuẩn mực quốc tế về an toàn vốn trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 106 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



PHẠM THỊ PHƢƠNG ANH



ÁP DỤNG CHUẨN MỰC QUỐC TẾ VỀ HỆ SỐ
AN TOÀN VỐN TRONG HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM





LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG




Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



PHẠM THỊ PHƢƠNG ANH




ÁP DỤNG CHUẨN MỰC QUỐC TẾ VỀ HỆ SỐ
AN TOÀN VỐN TRONG HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM


Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng
Mã số: 60.34.20

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ KIM OANH


Hà Nội - 2014
MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ iv
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CHUẨN MỰC VỀ AN TOÀN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
ÁP DỤNG PHỔ BIẾN TRÊN THẾ GIỚI 7
1.1 Tổng quan về chuẩn mực an toàn hoạt động ngân hàng 7
1.1.1 Sự ra đời của hệ thống chuẩn mực Basel 7
1.1.2 Sự phát triển của hệ thống chuẩn mực Basel 8
1.2 Nội dung cơ bản của hệ số an toàn vốn theo chuẩn mực Basel 11
1.2.1 Nội dung của hệ số an toàn vốn theo Basel I 11

1.2.2 Nội dung của hệ số an toàn vốn theo Basel II 13
1.2.3 Nội dung định hƣớng của hệ số an toàn vốn theo Basel III 21
1.3 Thực hiện hệ số an toàn vốn Basel II tại các quốc gia tiêu biểu 25
1.3.1 Việc áp dụng tại một số nƣớc trong Ủy ban Basel 25
1.3.2 Việc áp dụng tại một số nƣớc ngoài Ủy ban Basel 28
1.3.3 Thực trạng áp dụng tại Việt Nam 30
1.3.4 Bài học kinh nghiệm 31
1.3.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng hệ số an toàn vốn tại Việt Nam . 32
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ SỐ AN TOÀN VỐN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 35
2.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam 35
2.1.1 Hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam 35
2.1.2 Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam 37
2.2 Thực trạng áp dụng hệ số an toàn vốn 46
2.2.1 Thực trạng hệ số an toàn vốn của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt
Nam 46
2.2.2 Tình hình tài chính và hệ số an toàn vốn công bố của ngân hàng TMCP
Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam 49
2.2.3 Hệ số an toàn vốn tính theo quy định của Basel II 52
2.3 Các vấn đề tồn tại trong quá trình xác định hệ số theo chuẩn Basel II 68
2.3.1 Vấn đề trên góc độ chủ quan 68
2.3.2 Vấn đề trên góc độ khách quan 70
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ÁP DỤNG HỆ SỐ
AN TOÀN VỐN TẠI HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM THEO THÔNG LỆ
QUỐC TẾ 73
3.1 Định hƣớng phát triển kinh tế và hệ thống NHTM Việt Nam 73
3.1.1 Định hƣớng phát triển kinh tế Việt Nam 73
3.1.2 Định hƣớng phát triển hoạt động ngân hàng 74
3.2 Giải pháp hoàn thiện áp dụng hệ số an toàn vốn theo thông lệ quốc tế 78
3.2.1 Giải pháp trên góc độ thực hiện của các ngân hàng 78

3.2.2 Giải pháp trên góc độ quản lý của Ngân hàng Nhà nƣớc 80
3.3 Một số kiến nghị 83
3.3.1 Kiến nghị với các ngân hàng thƣơng mại 83
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc 84
KẾT LUẬN 87
Tài liệu tham khảo: 88


i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Stt
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
AMA
Phƣơng pháp nâng cao
2
BIA
Phƣơng pháp chỉ số cơ bản
3
BIDV
Ngân hàng thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và
Phát triển Việt Nam
4
CAR
Hệ số an toàn vốn
5
NHTM
Ngân hàng thƣơng mại

6
TSA
Phƣơng pháp chuẩn hóa
7
VYCTT
Vốn yêu cầu tối thiểu










ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Stt
Bảng
Nội dung
Trang
1
Bảng 1.1
Các mốc ban hành và thời điểm hiệu lực các hiệp ƣớc
Basel
11
2
Bảng 1.2

Lộ trình thực hiện Basel III
23
3
Bảng 1.3
Lộ trình thực hiện các cách tiếp cận trụ cột I
25
4
Bảng 1.4
Kế hoạch áp dụng các phƣơng pháp đo lƣờng vốn tiến
tiến tại Ấn Độ
27
5
Bảng 1.5
Kết quả thực hiện Basel II tại một số nƣớc Châu Á
28
6
Bảng 2.1
Quy mô Tổng tài sản Có và vốn điều lệ của các khối
ngân hàng thƣơng mại cổ phần
34
7
Bảng 2.2
Khối công ty con, công ty liên kết của BIDV năm 2012
37
8
Bảng 2.3
Kết quả hoạt động kinh doanh tại BIDV 2010 -2012
38
9
Bảng 2.4

Tổng hợp hệ số CAR của một số ngân hàng giai đoạn
2010 – 2012
45
10
Bảng 2.5
Quy mô tài sản – nguồn vốn của BIDV giai đoạn 2010-
2012
47
11
Bảng 2.6
Quy mô tổng tài sản các ngân hàng

12
Bảng 2.7
Một số chỉ tiêu hoạt động của BIDV năm 2011 -2012
48
13
Bảng 2.8
Chi tiết các khoản mục tài sản BIDV các năm 2010 –
2012
49
iii

14
Bảng 2.9
Chất lƣợng tín dụng của BIDV giai đoạn 2010 - 2012
49
15
Bảng 2.10
Chi tiết khoản mục xác định vốn chủ sở hữu tính hệ số

CAR
51
16
Bảng 2.11
So sánh sự khác biệt trong trọng số chuyển đổi giữa
Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN và Basel II
56
17
Bảng 2.12
Xác định tổng Tài sản có điều chỉnh theo rủi ro tín dụng
57
18
Bảng 2.13
Xác định Tài sản Có điều chỉnh theo rủi ro hoạt động
59
19
Bảng 2.14
Xác định vốn yêu cầu tối thiểu cho rủi ro vàng
60
20
Bảng 2.15
Xác định vốn yêu cầu tối thiểu cho rủi ro ngoại tệ
61
21
Bảng 2.16
Xác định vốn yêu cầu tối thiểu đối với rủi ro ngoại hối
61
22
Bảng 2.17
Trạng thái danh mục cổ phiếu niêm yết tại ngày 31/12

các năm 2010 – 2012 tại BIDV
64
23
Bảng 2.18
Vốn yêu cầu tối thiểu cho danh mục cổ phiếu niêm yết
tại BIDV các năm 2010 – 201
64
24
Bảng 2.19
Xác định đƣợc Tài sản Có điều chỉnh theo rủi ro thị
trƣờng
65
25
Bảng 2.20
Xác định hệ số CAR theo quy định Basel II
66




iv

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
HÌNH VẼ
Stt
Hình
Nội dung
Trang
1
Hình 2.1

Mô hình tổ chức của BIDV
36

BIỂU ĐỒ
Stt
Biểu đồ
Nội dung
Trang
1
Biểu đồ 2.1
Cơ cấu thu nhập của BIDV từ 2010 - 2012
41
2
Biểu đồ 2.2
Thị phần tín dụng năm 2010
42
3
Biểu đồ 2.3
Thị phần tín dụng năm 2011
42
4
Biểu đồ 2.4
Cơ cấu thu nhập các ngân hàng năm 2012
43
5
Biểu đồ 2.5
Cơ cấu thu nhập các ngân hàng năm 2011
44

1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại bất kỳ nền kinh tế nào, hệ thống ngân hàng luôn có vai trò đặc biệt
quan trọng có tính thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Một
nền kinh tế muốn phát triển, phải đảm bảo lƣu thông vốn hiệu quả. Việc lƣu
chuyển vốn hiệu quả chính là mục tiêu và nhiệm vụ cao nhất trong hoạt động
của hệ thống ngân hàng.
Với vai trò quan trọng đó, an toàn trong hoạt động là một trong những
mục tiêu ƣu tiên hàng đầu của hệ thống ngân hàng. Để ngăn ngừa rủi ro trong
hoạt động ngân hàng, một Ủy ban về giám sát hoạt động ngân hàng đƣợc thành
lập bởi các đại diện cấp cao các cơ quan giám sát nghiệp vụ ngân hàng và bản
thân Ngân hàng trung ƣơng các nƣớc nhóm phát triển G-10 - Ủy ban Basel
(gồm các nƣớc: Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Hà Lan, Canada, Bỉ, Italia, Nhật Bản,
Thụy Điển). Ủy ban này đƣa ra các chuẩn mực về an toàn hoạt động cũng nhƣ
các nguyên tắc giám sát việc thực hiện các chuẩn mực đó. Trong nền kinh tế
toàn cầu, các quốc gia đều có những mối quan hệ và lợi ích kinh tế ảnh hƣởng
lẫn nhau, do đó, sự mất an toàn của bất cứ một hệ thống ngân hàng nào đều có
mức ảnh hƣởng nhất định tới sự ổn định tài chính của các nƣớc khác. Vì vậy,
các chuẩn mực trên đƣợc khuyến nghị áp dụng đối với tất cả các hệ thống ngân
hàng ngoài nhóm nƣớc G10.
Hiện nay, Việt Nam có tốc độ tăng trƣởng kinh tế đƣợc đánh giá khá
cao và luôn đặt ra mục tiêu tăng trƣởng cao trong các năm tới, do đó yêu cầu
đặt ra đối với hệ thống ngân hàng là phải hoạt động hiệu quả nhƣng vẫn đảm
bảo an toàn. Để giữ vững thành quả phát triển và đẩy mạnh mục tiêu phát triển
kinh tế trong các năm tới, việc tiếp cận và áp dụng các chuẩn mực, nguyên tắc
quốc tế về an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng là yêu cầu cấp thiết.
2

Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong hệ thống các chuẩn

mực an toàn hoạt động là chỉ tiêu về an toàn vốn (hệ số CAR). Đó chính là lý
do tôi chọn đề tài nghiên cứu khóa luận là: Áp dụng chuẩn mực quốc tế về an
toàn vốn trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, số lƣợng nghiên cứu về các tiêu chuẩn an toàn vốn theo quy
định của Ủy ban Basel chƣa nhiều. Theo nghiên cứu của tác giả, có một số ít
các đề tài nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến hệ số an toàn vốn nhƣ sau:
Cuốn sách: “Những vấn đề tài chính sau khủng hoảng tại Việt Nam” do
NXB Văn hóa thông tin xuất bản năm 2010 – Chủ biên T.S Nguyễn Thị Minh
Huệ, T.S Trần Thị Thanh Tú. Trong cuốn sách có đề cập đến các nguyên tắc
giám sát của hệ thống chuẩn mực Basel và thực tế hoạt động của hệ thống giám
sát đó tại Việt Nam. Tuy nhiên cuốn sách chỉ dừng lại ở việc phân tích hệ số an
toàn vốn của các NHTM theo công bố của chính NHTM, chƣa tiến hành phân
tích, tính toán hệ số đó dựa trên các quy định của Ủy ban Basel.
Luận văn: “Ứng dụng basel trong quản trị rủi ro của các Ngân hàng
thương mại Việt Nam” đƣợc hoàn thành năm 2007 của tác giả Nguyễn Thị
Thùy Linh. Trong luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng áp
dụng các quy định của Ủy ban Basel trong quản trị rủi ro tại các NHTM Việt
Nam. Tác giả đã hệ thống đƣợc các thƣớc đo rủi ro, khảo sát việc áp dụng tại
một số NHTM và đƣa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng quy
định của Ủy ban Basel trong quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam. Tuy
nhiên luận văn chƣa tập trung vào việc tính toán cụ thể hệ số an toàn vốn của
ngân hàng theo thông lệ quốc tế.
Số lƣợng các đề tài nghiên cứu việc áp dụng hệ số an toàn vốn tại một
ngân hàng khá ít. Một trong số ít đề tài đó là:
3

“Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam” hoàn thành năm 2008 của tác giả Lê Thị Hồng Điều.
“Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong quá trình hội nhập” hoàn thành năm 2007
của tác giả Thân Thị Vân.
“Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam trong xu thế hội nhập” hoàn thành năm 2008 của tác giả Lê
Thanh Thủy.
Các đề tài trên ít nhiều đề cập đến hệ số an toàn vốn nhƣng vẫn tồn tại
một khoảng trống nghiên cứu trong vấn đề này, cụ thể: các đề tài chủ yếu
nghiên cứu về rủi ro hoạt động tín dụng, và có phần nghiên cứu về hệ số an
toàn vốn nhƣng chỉ dừng lại ở việc đề cập đến hệ số CAR nhƣ một phần của an
toàn hoạt động, chƣa tập trung nghiên cứu hệ số an toàn vốn đáp ứng theo
chuẩn của Ủy ban Basel ở mức độ nào, đƣa ra những vấn đề và cách thức giải
quyết để hệ số an toàn vốn của ngân hàng Việt Nam có thể đáp ứng đƣợc các
tiêu chuẩn của thông lệ quốc tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của đề tài là làm rõ các vấn đề:
+ Tình hình áp dụng chuẩn mực an toàn vốn trên thế giới.
+ Hệ số an toàn vốn của một đại diện tiêu biểu trong hệ thống ngân
hàng thƣơng mại tính theo các quy định của Ủy ban Basel từ đó rút ra tính đặc
trƣng cho hệ thống.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Đƣa ra đƣợc ý kiến đánh giá về tình hình áp dụng hệ số an toàn vốn
tại Ngân hàng hàng thƣơng mại tiêu biểu trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam so với thông lệ quốc tế.
4

+ Đƣa ra giải pháp, kiến nghị để việc áp dụng đƣợc tiệm cận với tiêu
chuẩn thế giới nếu việc áp dụng chƣa đúng với các quy định theo tiêu chuẩn
của Ủy ban Basel trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tế của hệ thống ngân
hàng thƣơng mại Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:
Hệ số an toàn vốn (hệ số CAR) theo quy định của Ủy ban Basel tại hệ
thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, trong đó tập trung vào đại diện: Ngân
hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi thời gian: giai đoạn 2010 – 2012.
+ Phạm vi nghiên cứu của đối tượng:
Luận văn lựa chọn đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt
Nam để nghiên cứu CAR. Tiêu chí lựa chọn trên cơ sở nhƣ sau:
Thứ nhất, hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam chủ yếu hoạt động
trong các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống: tín dụng, tiền gửi. Ngân hàng
TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam là ngân hàng có thị phần tín dụng lớn
thứ hai trong hệ thống, sau Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam nhƣng có hoạt động theo mô hình ngân hàng thƣơng mại hiện đầy đủ
và toàn diện hơn so với ngân hàng có thị phần tín dụng lớn nhất.
Thứ hai, ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam là ngân hàng
đầu tiên thành lập một bộ phận chuyên trách triển khai các công việc để hƣớng
tới thực hiện CAR theo thông lệ quốc tế.
Thông lệ quốc tế để tham chiếu hệ số CAR là quy định Basel II. Hiện
nay, quy định về hiệp ƣớc vốn Basel II là thông lệ quốc tế về an toàn trong hoạt
động ngân hàng đƣợc áp dụng rộng rãi trên thế giới, chỉ có một số ít các nƣớc
5

đã thực hiện đƣợc đầy đủ hiệp ƣớc Basel II và đang chuẩn bị kế hoạch thực
hiện từng bƣớc các quy định Basel III - bản yêu cầu mức vốn tối thiểu cao hơn
của Basel II sẽ có hiệu lực hoàn toàn vào năm 2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu: Điển hình, phân tích, tổng
hợp, so sánh, toán học, suy luận
- Phương pháp điển hình:

Luận văn dùng phƣơng pháp điển hình: thực hiện tính hệ số CAR theo
chuẩn Basel của đại diện tiêu biểu của hệ thống: Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và
Phát triển Việt Nam, từ đó đƣa ra đánh giá cho cả hệ thống.
- Phương pháp tổng hợp:
Để nghiên cứu, đánh giá tình hình áp dụng hệ số CAR trên thế giới
cũng nhƣ tại Việt Nam luận văn sử dụng phƣơng pháp tổng hợp các nguồn số
liệu của một số nƣớc trên thế giới và ngân hàng thƣơng mại qua các năm từ các
nguồn khác nhau trong giai đoạn 2010 – 2012.
- Phương pháp phân tích:
Để đánh giá đƣợc tình hình áp dụng hệ số CAR, luận văn dùng phƣơng
pháp phân tích số liệu và thông tin thu thập đƣợc.
- Phương pháp toán học, suy luận, so sánh:
Để đƣa ra đƣợc những tính toán, nhận xét giữa hệ số CAR công bố theo
quy định của Việt Nam và quy định của Ủy ban Basel, luận văn dùng phƣơng
pháp toán học, so sánh, suy luận.

6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn
6

- Tính hệ số an toàn vốn của đại diện ngân hàng thƣơng mại Việt Nam:
Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế
Basel II.
- Đƣa ra giải pháp, kiến nghị để áp dụng hệ số CAR theo chuẩn mực
quốc tế đƣợc tốt hơn.
7. Bố cục của luận văn (Nội dung chi tiết từng chương)
Luận văn chia làm 3 phần:
Chƣơng 1: Chuẩn mực về an toàn hoạt động ngân hàng áp dụng phổ
biến trên thế giới
Chƣơng 2: Thực trạng áp dụng hệ số an toàn vốn tại hệ thống ngân
hàng thƣơng mại Việt Nam

Chƣơng 3: Giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện việc áp dụng hệ số an
toàn vốn tại hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
Nội dung chi tiết từng chƣơng nhƣ sau:








7

CHƢƠNG 1: CHUẨN MỰC VỀ AN TOÀN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
ÁP DỤNG PHỔ BIẾN TRÊN THẾ GIỚI
1.1 Tổng quan về chuẩn mực an toàn hoạt động ngân hàng
1.1.1 Sự ra đời của hệ thống chuẩn mực Basel
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng là một trong năm ủy ban quan
trọng của Ngân hàng thanh toán quốc tế đƣợc thành lập nhƣ một Ủy ban về
thông lệ và thực hiện giám sát an toàn hoạt động ngân hàng bởi ngân hàng
trung ƣơng thuộc chính phủ của 10 nƣớc thuộc nhóm G-10 vào cuối năm 1974
– sau sự rối loạn nghiêm trọng trên thị trƣờng tiền tệ và ngân hàng (đáng chú ý
là sự kiện phá sản của Ngân hàng Bankhaus Herstatt ở Tây Đức). Cuộc họp
đầu tiên của Ủy ban đƣợc diễn ra vào tháng 02/1975 và từ đó các cuộc họp
đƣợc tổ chức thƣờng niên 3 hoặc 4 lần/năm.
Hiện tại Ủy ban Basel có 27 thành viên gồm: Argentina, Australia,
Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, đặc khu Hồng Kông, Ấn độ,
Indonesia, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Luxembourg, Mexico, Hà Lan, Nga, Saudi
Arabia, Singapore, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ,
Anh và Mỹ. Các nƣớc thành viên đƣợc đại diện bởi các ngân hàng trung ƣơng

của họ hoặc ngƣời chịu trách nhiệm chính về giám sát và kinh doanh ngân
hàng với những nƣớc không có ngân hàng trung ƣơng.
Ủy ban cung cấp một diễn đàn hợp tác thƣờng xuyên giữa các nƣớc
thành viên trong các vấn đề giám sát hoạt động ngân hàng. Ban đầu, Ủy ban
thảo luận các phƣơng thức cho hợp tác quốc tế để thu hẹp khoảng cách trong
mạng lƣới giám sát, sau đó mục đích đƣợc mở rộng hơn là nâng cao sự hiểu
biết và chất lƣợng của việc giám sát hoạt động ngân hàng trên thế giới. Ủy ban
theo đuổi mục đích trên theo ba cách chính:
i. Trao đổi các thông tin về những sắp xếp trong mạng lƣới giám sát
cấp quốc gia;
8

ii. Tăng cƣờng tính hiệu quả của các kỹ thuật đƣợc sử dụng trong
việc giám sát các hoạt động ngân hàng quốc tế;
iii. Đặt ra các tiêu chuẩn giám sát tối thiểu ở những lĩnh vực cần thiết.
Ủy ban không có bất kỳ quyền hạn giám sát quốc gia chính thức nào,
những kết luận đƣợc Ủy ban đƣa ra không mang tính bắt buộc về mặt pháp
luật. Thay vào đó Ủy ban đƣa ra các tiêu chuẩn chung, những hƣớng dẫn thực
hiện và các hình mẫu thực hiện hiệu quả nhất với hi vọng các nhà chức trách
của từng quốc gia thành viên sẽ từng bƣớc thực hiện thông qua các sắp xếp cụ
thể tùy theo hệ thống pháp luật của từng nƣớc. Bằng cách này Ủy ban khuyến
khích các nƣớc thành viên hƣớng tới cách thức thực hiện các tiêu chuẩn chung
mà không cần phải can thiệp tới kỹ thuật giám sát chi tiết của từng quốc gia.
1.1.2 Sự phát triển của hệ thống chuẩn mực Basel
Kể từ khi thành lập, Ủy ban liên tục nghiên cứu, phát triển các hệ thống
chuẩn mực nhằm đƣa ra những chuẩn mực đáp ứng kịp thời nhất các yêu cầu về
quản lý rủi ro để giảm thiểu các rủi ro trong hệ thống tài chính, ngân hàng đối với
các nƣớc trong Ủy ban cũng nhƣ hệ thống tài chính, ngân hàng trên thế giới.
Tháng 5/1983 Ủy ban đƣa ra văn bản: Các nguyên tắc về giám sát việc
thành lập các ngân hàng nƣớc ngoài trong đó đƣa ra các nguyên tắc cho việc

chia sẻ trách nhiệm giữa ban giám sát của ngân hàng mẹ ở nƣớc ngoài và ban
giám sát của nƣớc sở tại trong việc giám sát các chi nhánh ngân hàng nƣớc
ngoài, các chi nhánh phụ thuộc và phần vốn đầu tƣ. Mục tiêu quan trọng của
các nguyên tắc này là thu hẹp khoảng cách giữa các mạng lƣới giám sát của hệ
thống ngân hàng trên thế giới nhằm đạt đƣợc 2 nguyên tắc cơ bản là: không
một ngân hàng nƣớc ngoài nào đƣợc thành lập mà không có sự giám sát và cần
phải có sự giám sát hợp lý. Đây là phiên bản đã chỉnh sửa từ một văn bản đã
đƣợc đƣa ra vào năm 1975 có tên là “Bản giao ƣớc” (“Concordat”). Bản giao
ƣớc này đã đƣợc mở rộng và chỉnh sửa lại dựa trên những thay đổi của thị
9

trƣờng và kết hợp nguyên tắc của hội giám sát ngân hàng quốc tế thống nhất
(nguyên tắc này đƣợc đƣa ra năm 1978).
Tháng 4/1990 phần bổ sung của giao ƣớc chỉnh sửa năm 1983 đã đƣợc
phát hành nhằm cải thiện luồng thông tin giữa các nhà giám sát ở các nƣớc.
Tháng 6/1992 một vài nguyên tắc của “Bản giao ƣớc” trên đƣợc chỉnh sửa lại
và đƣợc đƣa ra thành các “tiêu chuẩn tối thiểu” (Minimum Standards), những
tiêu chuẩn này đã đƣợc gửi tới các nhà chức trách giám sát hoạt động ngân
hàng khác để đƣợc xác nhận và tháng 7/1992 “Bản tiêu chuẩn tối thiểu” đã
đƣợc ban hành.
Chủ đề mà Ủy ban đã giành phần lớn thời gian nghiên cứu là vấn đề
vốn tối thiểu. Đầu năm 1980 Ủy ban đã quan ngại về việc tỷ lệ vốn của các
ngân hàng quốc tế chính đang giảm đi cùng thời điểm những rủi ro quốc tế
tăng lên đặc biệt là những rủi ro liên quan đến các nƣớc có tỷ lệ nợ lớn. Đƣợc
sự ủng hộ của nhóm các nhà lãnh đạo của 10 nƣớc thành viên, các thành viên
của Ủy ban này đã đƣa ra các phƣơng án nhằm tạm thời ngăn sự thất thoát vốn
tiêu chuẩn trong hệ thống ngân hàng của họ và hƣớng tới sự thống nhất cao
hơn trong việc xác định vốn tối thiểu. Họ đã có đƣợc sự nhất trí cao về phƣơng
pháp trọng số để đo lƣờng các rủi ro nội bảng và ngoại bảng.
Ủy ban đã nhận ra sự cấp thiết phải có một hiệp ƣớc đa quốc gia nhằm

tăng cƣờng sự ổn định của hoạt động hệ thống ngân hàng quốc tế và xóa bỏ sự
cạnh tranh bất bình đẳng do những khác biệt trong yêu cầu vốn gây ra.
Sau những nhận định về bản tƣ vấn đƣợc phát hành tháng 12/1987, một
hệ thống đo lƣờng vốn đƣợc gọi là: Hiệp ƣớc vốn Basel (hoặc là “hiệp ƣớc
1988”) (thƣờng đƣợc gọi là Basel I) đã đƣợc thông qua bởi nhóm G-10 và đƣợc
giới thiệu đến các ngân hàng vào tháng 7/1988. Hệ thống này cung cấp khung
yêu cầu với tỷ lệ vốn tối thiểu là vốn/tài sản Có đã tính đến rủi ro tín dụng qua
các trọng số rủi ro là 8% vào cuối năm 1992. Kể từ năm 1988, khung này đã
10

đƣợc liên tục giới thiệu không chỉ với các nƣớc thành viên mà còn với tất cả
các nƣớc có sự hoạt động của ngân hàng quốc tế.
Khung vốn năm 1988 không phải đƣợc đƣa ra nhƣ một khung cố định
mà sẽ thay đổi theo thời gian. Tháng 11/1991 nó đƣợc chỉnh sửa, đƣa ra định
nghĩa chính xác hơn về dự phòng chung các khoản vay bị mất, khoản này đƣợc
tính đến khi tính vốn tiêu chuẩn. Tháng 4/1995, Ủy ban đã phát hành một bản
chỉnh sửa của Basel I có hiệu lực vào cuối năm 1995. Trọng tâm của “Hiệp ƣớc
1988” là Ủy ban đã tiến hành cải thiện khung trƣớc đó: đề cập tới những rủi ro
khác ngoài rủi ro tín dụng. Tháng 01/1996, sau hai phiên tham vấn, Ủy ban
cũng đã phát hành “Bản điều chỉnh rủi ro thị trƣờng” của “Hiệp ƣớc vốn
Basel”, có hiệu lực chậm nhất là vào năm 1997. Bản điều chỉnh này đƣợc thiết
kế nhằm liên kết trong phạm vi hiệp ƣớc này những quy định về vốn đối với
những rủi ro thị trƣờng phát sinh từ ngân hàng có vị thế mở trong kinh doanh
ngoại hối, mua bán chứng khoán nợ, vốn chủ sở hữu, hàng hóa, quyền chọn.
Sau những thảo luận với các ngân hàng, nhóm ngành và các cơ quan
giám sát không phải thành viên của Ủy ban, Basel II đã đƣợc ban hành vào
ngày 26/6/2004. Tài liệu này có thể làm cơ sở cho các quá trình phê duyệt và
xây dựng luật lệ quốc gia về giám sát hoạt động ngân hàng và gợi ý cho các
ngân hàng chuẩn bị thực hiện theo tiêu chuẩn mới.
Tháng 7/2009, Ủy ban đã phát hành một gói tài liệu để củng cố khung

vốn của Basel II, đặc biệt là đối với những vấn đề về tình trạng chứng khoán
hóa phức tạp, các tài sản ngoại bảng và mua bán rủi ro. Các tài liệu này cũng
đã bao quát đƣợc các khía cạnh chính của việc quản lý rủi ro và mở ra nội dung
của trụ cột 2 và trụ cột 3 trong của Basel II. Sự mở rộng này là một phần nỗ lực
mà Ủy ban đã tiến hành để làm mạnh các quy định và kiểm soát các hoạt động
quốc tế của các ngân hàng, làm sáng rõ những điểm yếu bị khai lộ bởi cuộc
khủng hoảng thị trƣờng tài chính toàn cầu bắt đầu năm 2007. Những công bố
11

của Ủy ban năm 2008 về tính thanh khoản và giá trị phát hành riêng biệt phản
ánh một phần những nỗ lực đó, nhƣng những phát triển cao hơn về các khía
cạnh khác vẫn đang đƣợc tiếp tục nghiên cứu.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2009, Ủy ban đã phát
triển khung tiêu chuẩn vốn mới, thƣờng đƣợc gọi là Basel III. Basel III đã đƣợc
các nhà lãnh đạo G-20 thông qua tại Hàn Quốc và cuối năm 2010. Đây là bộ
tiêu chuẩn vốn quốc tế với các sửa đổi nhằm tăng cƣờng việc đảm bảo an toàn
cho hoạt động ngân hàng. Với bộ tiêu chuẩn mới này, Ủy ban hy vọng sẽ giúp
giảm xác suất vỡ nợ của các ngân hàng trong chu kỳ khủng hoảng.
Quá trình hình thành phát triển của hệ thống chuẩn mực Basel có thể
tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 1.1: Các mốc ban hành và thời điểm hiệu lực các hiệp ƣớc Basel

Mốc ban hành
Thời gian bắt đầu áp dụng
Basel I
1988
1992
Basel II
2004
2006

Basel III
2010
01/2013 - 01/2019

(Nguồn: tổng hợp thông tin từ trang web: www.bis.org)
1.2 Nội dung cơ bản của hệ số an toàn vốn theo chuẩn mực Basel
1.2.1 Nội dung của hệ số an toàn vốn theo Basel I
Sau 13 năm kể từ ngày thành lập, tháng 12/1987 Ủy ban Basel đã thông
qua hiệp ƣớc đa quốc gia đầu tiên: Hiệp ƣớc vốn tiêu chuẩn quốc tế Basel I.
Nội dung cơ bản của Basel I nhấn mạnh khung đo lƣờng rủi ro tín dụng
với hệ số an toàn vốn (CAR). Theo quy định của Basel I, các ngân hàng cần
xác định đƣợc CAR tối thiểu đạt 8% để bù đắp cho các rủi ro. Đây là biện pháp
dự phòng bắt buộc nhằm đảm bảo các ngân hàng có khả năng khắc phục tổn
thất mà không ảnh hƣởng đến lợi ích của ngƣời gửi tiền.
12

CAR = Vốn chủ sở hữu/ Tài sản có rủi ro (RWA) 13, tr3,4,17,18
Trong đó,
- Vốn chủ sở hữu đƣợc chia làm 2 loại:
+ Vốn cấp 1 (vốn tự có cơ bản): bao gồm cổ phần thƣờng, cổ phần ƣu đãi
dài hạn, thặng dƣ vốn, lợi nhuận không phân chia, dự phòng chung các khoản dự
trữ vốn khác, các phƣơng tiện Ủy thác có thể chuyển đổi và dự phòng lỗ tín dụng.
Đó chính là phần vốn điều lệ và các quỹ dự trữ đƣợc công bố.
Vốn cấp 2 (vốn tự có bổ sung): vốn này đƣợc xem là vốn có chất lƣợng
thấp hơn bao gồm: dự trữ không đƣợc công bố, dự trữ tài sản đánh giá lại, dự
phòng chung/dự phòng tổn thất cho vay chung. Các công cụ vốn lai (nợ/vốn
chủ sở hữu), nợ thứ cấp. Tuy nhiên các khoản nợ ngắn hạn không đảm bảo
không nằm trong định nghĩa về vốn này.
Giới hạn trong tính toán tổng vốn của ngân hàng: Tổng vốn cấp 2
không đƣợc quá 100% vốn cấp 1, nợ thứ cấp tối đa bằng 50% vốn cấp 1, dự

phòng chung tối đa bằng 1,25% tài sản có rủi ro, dự trữ tài sản đánh giá lại
đƣợc chiết khấu 55%, thời gian đáo hạn còn lại của nợ thứ cấp tối thiểu là 5
năm, vốn ngân hàng không bao gồm tài sản vô hình.
- Tài sản có rủi ro (RWA):
Basel I mới chỉ đề cập đến rủi ro tín dụng, theo đó và tùy theo mỗi loại
Tài sản Có sẽ đƣợc gắn cho một hệ số rủi ro khác nhau.
RWA
BaseI
= Tài sản có x Hệ số rủi ro
Theo Basel I, hệ số rủi ro của Tài sản Có rủi ro đƣợc chia thành 4 mức
là: 0%, 20%, 50% và 100% tùy theo mức độ rủi ro của từng loại tài sản.
13

Năm 1996, Basel I đƣợc sửa đổi có tính đến rủi ro thị trƣờng, theo đó,
rủi ro thị trƣờng có thể đƣợc tính theo 2 phƣơng thức: bằng mô hình chuẩn hóa
hoặc bằng các mô hình nội bộ của các ngân hàng.
Nhìn chung, Basel I đã thể hiện một bƣớc đột phá cơ bản liên quan đến
tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng: phân loại tài sản có rủi ro và xác
định hệ số rủi ro cho từng loại tài sản; quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là
8% tính trên tổng tài sản điều chỉnh theo rủi ro. Qua đó giúp đảm bảo khả năng
chống đỡ của ngân hàng với rủi ro tốt hơn. Tuy nhiên, qua quá trình dài áp
dụng với xu thế phát triển của hệ thống ngân hàng trên thế giới, Basel I với bản
sửa đổi năm 1996 đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế:
Thứ nhất, phân loại rủi ro chƣa chi tiết cho các khoản vay. Hệ số rủi ro
chƣa chi tiết đối với rủi ro theo đối tác (ví dụ khả năng tài chính của khách
hàng) hoặc theo đặc điểm của khoản tín dụng (ví dụ nhƣ thời hạn). Theo đó,
các ngân hàng có cùng tỷ lệ an toàn vốn nhƣng có thể đang đối mặt với các loại
rủi ro khác nhau ở mức độ khác nhau.
Thứ hai, Basel I chƣa tính đến lợi ích của đa dạng hóa hoạt động: quy
định về vốn tối thiểu không khác biệt giữa một ngân hàng có hoạt động kinh

doanh đa dạng và một ngân hàng kinh doanh tập trung.
Thứ ba, Basel I chƣa tính đến các rủi ro khác. Trong quy định vốn tối
thiểu, Basel I mới chỉ đề cập tới những rủi ro về tín dụng, chƣa đề cập đến
những rủi ro khác nhƣ: rủi ro hoạt động, rủi ro quốc gia, rủi ro ngoại hối.
1.2.2 Nội dung của hệ số an toàn vốn theo Basel II
Đƣợc ban hành vào tháng 6/2004, Basel II đƣợc đánh giá là bản hoàn
thiện hơn trong việc giám sát an toàn ngân hàng thông qua việc hoàn thiện cách
xác định tỷ lệ an toàn vốn. Hệ số an toàn vốn theo Basel II vẫn duy trì ở mức
không thấp hơn 8% nhƣng cách tính CAR đã đƣợc thay đổi theo hƣớng nhạy
14

cảm với nhiều loại rủi ro hơn. Basel II thay đổi định nghĩa về tài sản điều chỉnh
rủi ro, và đƣa ra nhiều phƣơng pháp để lựa chọn hơn trong việc xác định các
rủi ro. Bên cạnh đó, phạm vi áp dụng của Basel II rộng hơn bao gồm cả các tập
đoàn tài chính đa ngành.
Nội dung Basel II bao gồm một loạt các chuẩn mực giám sát nhằm
hoàn thiện các kỹ thuật đánh giá an toàn ngân hàng và đƣợc cấu trúc theo 3 trụ
cột sau:
a. Trụ cột 1: Bổ sung quy định yêu cầu về vốn tối thiểu
Các nội dung bổ sung, hoàn thiện:
i. Phần mẫu số của công thức tính vốn tối thiểu (bổ sung rủi ro hoạt
động và rủi ro thị trƣờng)
ii. Đổi mới việc đo lƣờng rủi ro tín dụng thông qua việc hoàn thiện
phƣơng pháp chuẩn hóa và bổ sung phƣơng pháp đánh giá nội bộ
cơ bản và phƣơng pháp đánh giá nội bộ nâng cao.
Đối với công thức tính hệ số an toàn vốn tối thiểu, hiệp ƣớc Basel II đã thể
hiện sự nhìn nhận toàn diện hơn về giám sát rủi ro của các ngân hàng thƣơng mại.
CAR = ≥ 8% 1
Trong đó:
RWA: Tài sản Có đƣợc điều chỉnh theo rủi ro

- Đối với tổng vốn: Ủy ban yêu cầu xác định thành phần vốn tƣơng tự
nhƣ trong Basel I.
- Đối với Tài sản Có điều chỉnh rủi ro:
Basel II bổ sung thêm rủi ro hoạt động và rủi ro thị trƣờng. Bên cạnh đó
RWA trong Basel II đã đƣợc tính thêm một số rủi ro thông qua việc tăng các hệ
15

số rủi ro, từ đó đánh giá chính xác hơn mức độ an toàn vốn. Ngoài Tài sản Có
điều chỉnh theo rủi ro tín dụng có hai cách tính, Tài sản Có điều chỉnh theo các
rủi ro khác đƣợc tính nhƣ sau:
RWA
basel II
= Vốn yêu cầu tối thiểu đối với từng rủi ro (K) x 12,5 1
+ Rủi ro tín dụng:
Theo Basel I:
RWA
basel I
= Tài sản Có x hệ số rủi ro (không đề cập đến xếp hạng tín dụng). 14
Nhưng theo Basel II:
RWA
rủi ro tín dụng

(phƣơng pháp chuẩn Basel II)
= Tài sản Có x hệ số rủi ro (đề cập đến
xếp hạng tín dụng).
Đồng thời: Basel II đƣa ra 3 phƣơng pháp đo lƣờng:
▪ Phương pháp chuẩn hóa đánh giá rủi ro tín dụng:
RWA
phƣơng pháp chuẩn hóa của Basel II
= Tài sản Có x hệ số rủi ro 1

Phƣơng pháp này gần giống nhƣ phiên bản Basel I. Tuy nhiên, điểm
khác biệt của Basel II là: Basel II đề cập đến xếp hạng tín dụng đối với các chủ
thể đi vay. Giá trị các trọng số rủi ro phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm (xếp
hạng tín dụng) của ngƣời vay (từ AAA đến dƣới B- và không xếp hạng) do các
cơ quan xếp hạng tín nhiệm độc lập quy định. Điểm khác biệt nữa trong Basel
II là: nợ đƣợc chia thành 5 nhóm và có thêm hệ số 150% (trọng số lần lƣợt là
0%/20%/50%/100%/50%).
▪ Phương pháp tiếp cận nội bộ (IRB) cơ bản và nâng cao:
Ngoài phƣơng pháp chuẩn hóa, Basel II cho phép các ngân hàng có thể
lựa chọn phƣơng pháp IRB để xác định xác suất vỡ nợ, kỳ đáo hạn hiệu dụng,
tỷ trọng tổn thất tín dụng, từ đó tính toán Tài sản Có điều chỉnh theo rủi ro tín
dụng. Tuy nhiên, ngân hàng muốn áp dụng phƣơng pháp nội bộ này phải có sự
16

chấp thuận của cơ quan giám sát ngân hàng. Theo đánh giá của các chuyên gia,
với cách tiếp cận này, vốn yêu cầu tối thiểu đối với rủi ro tín dụng sẽ đƣợc xác
định chính xác hơn và có sự phân biệt về vốn yêu cầu tối thiểu giữa các khoản
cho vay đối với các đối tƣợng khách hàng khác nhau.
Tài sản có rủi ro trong phương pháp IRB của Basel II:
RWA
phƣơng pháp IRB_basel II
: 12,5 x EAD x K 1
Trong đó:
EAD (Exposure at Default): Tổng dƣ nợ của khách hàng tại thời điểm
khách hàng không trả đƣợc nợ.
K (Capital required): Tỷ lệ vốn cần thiết để dự phòng những trƣờng
hợp rủi ro tín dụng không lƣờng trƣớc nhƣng lại xảy ra, đƣợc xác định thông
qua PD - xác suất vỡ nợ. LGD - tỷ trọng tổn thất, M - Kỳ đáo hạn hiệu dụng.
RWA - Tài sản có rủi ro - đƣợc xác định cụ thể theo từng hình thức cho
vay, RWA khác biệt đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ với các khoản cho vay

đối với doanh nghiệp lớn.
+ Rủi ro hoạt động
Rủi ro hoạt động: là nguy cơ tổn thất do các quy trình, con ngƣời và hệ
thống nội bộ không đạt yêu cầu hoặc bị lỗi hay do các sự kiện bên ngoài. 1
Đối với rủi ro hoạt động, các ngân hàng đƣợc lựa chọn một trong ba phƣơng
pháp tính toán nhu cầu về vốn cần thiết dự phòng rủi ro hoạt động với mức độ
phức tạp và nhạy cảm với rủi ro tăng dần bao gồm: phƣơng pháp chỉ số cơ bản
(BIA), phƣơng pháp chuẩn hóa (TSA), phƣơng pháp nâng cao (AMA). Khi
hoạt động của các ngân hàng càng phức tạp thì phải áp dụng phƣơng pháp có
độ phức tạp cao hơn, đồng thời không cho phép ngân hàng chuyển ngƣợc trở
lại phƣơng pháp đơn giản một khi đã đƣợc chấp nhận sử dụng các phƣơng
pháp nâng cao. Ngƣợc lại, nếu các ngân hàng đƣợc đánh giá không đủ điều
17

kiện để tiếp tục sử dụng phƣơng pháp nâng cao thì cần phải trở về phƣơng
pháp cơ bản cho đến khi đáp ứng đƣợc các yêu cầu này.
 Phương Pháp BIA
Các ngân hàng sử dụng phƣơng pháp này cần phải nắm giữ mức vốn để dự
phòng rủi ro hoạt động bằng mức bình quân tổng thu nhập hằng năm (>0) của thời
kỳ ba năm trƣớc đó nhân với tỷ lệ phần trăm cố định (gọi là alpha, ký hiệu: α). Vốn
dự phòng rủi ro hoạt động trong phƣơng pháp BIA:
K
BIA
= (
3
n=1
GI
n

/n)x 1, với:

K
BIA:
vốn yêu cầu phải dự phòng cho rủi ro hoạt động theo phƣơng
pháp BIA,
GI: lợi nhuận gộp hàng năm bình quân, nếu dƣơng (>0) của 3 năm
trƣớc đó. Lợi nhuận gộp đƣợc tính bằng doanh thu lãi ròng cộng với doanh thu
phí ròng. Lợi nhuận gộp cần phải bao gồm tất cả các khoản dự phòng, tổng chi
phí hoạt động; Không bao gồm lỗ/lãi từ việc bán chứng khoán trong sổ ngân
hàng, các khoản mục đặc biệt hoặc bất thƣờng cũng nhƣ doanh thu từ dịch vụ
bảo hiểm.
n: số năm mà lợi nhuận gộp là dƣơng trong thời kỳ 3 năm trƣớc đó
=15%. Tỷ lệ này do Ủy ban Basel đặt ra.
 Phương pháp TSA
Áp dụng theo phƣơng pháp TSA, hoạt động ngân hàng đƣợc chia làm 8
nhóm nghiệp vụ, mỗi nhóm nghiệp vụ có hệ số Beta (β) tƣơng ứng (12% - 18%).
 Phương pháp AMA
Đây là phƣơng pháp hiện đại nhất để tính nhu cầu vốn dự phòng cho rủi
ro hoạt động. Phƣơng pháp này yêu cầu vốn đƣợc tính dựa trên hệ thống nội bộ
đánh giá rủi ro hoạt động cơ bản của ngân hàng. Hệ thống không chỉ thống kê
thiệt hại bên trong và bên ngoài thực tế mà còn phân tích theo trình tự thời gian

×