Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Nghiên cứu khả năng sử dụng, biện pháp nâng cao giá trị dinh dưỡng và kỹ thuật ủ chua cỏ xanh mùa mưa, thân lá cây ngô theo hướng công nghiệp tại Mộc Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.71 KB, 15 trang )



NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG, BIỆN PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ DINH
DƯỠNG VÀ KỸ THUẬT Ủ CHUA CỎ XANH MÙA MƯA, THÂN LÁ CÂY NGÔ THEO
HƯỚNG CÔNG NGHIỆP (KHỐI/KIỆN) TẠI MỘC CHÂU
Nguyễn Thị Mùi, Lê Thị Hồng Thảo, Nguyễn Thị Phụng
Bộ môn Dinh dưỡng Thức ăn Chăn nuôi và Đồng cỏ
Tóm tắt
Ba thí nghiệm được thực hiện trên cỏ voi, cây ngô già và cây ngô cả bắp (chin sáp) và bò sữa ở Mộc châu
để (i) xác định ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất chất lượng sau thu hoạch (ii) xác định ảnh hưởng
của các nguyên liệu bổ sung nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng thức ăn ủ chua khối/kiện, (iii) xác định ảnh hưởng
của các mức mật độ, độ ẩm đến chất lượng thức ăn ủ chua khối kiện (iv) xác định ảnh hưởng của thức ăn ủ chua
khối kiện trong khẩu phần đến năng suất sữa của bò sữa nuôi qui mô trang trại.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: năng suất trung bình của cỏ voi VA06 tại Mộc châu là 200-210 tấn/ha; năng
suất cỏ voi VA06 mùa mưa/ đợt thu hoạch (tháng 5-tháng 10) gấp 2,5-3 lần năng suất/ đợt thu hoạch trong mùa khô.
Cây ngô chin sáp thu hoạch cho ủ chua khối kiện tốt nhất ở thời điểm hạt chin sữa 2/3-3/3 hạt, năng suất trung bình
thời điểm này 68.7 tấn/ha. Cây ngô già sau thu bắp cho ủ chua khôi/kiện không nên bẻ ngọn trước khi thu bắp, năng
suất trung bình đạt 37,4 tấn/ha. Thêm vào 2% bentonit, 1% men visinh vật (lactobacillus planetarium), 3% bột sắn
củ nghiền, 1%muối ăn có tác dụng nâng cao chất lượng thức ăn ủ chua khối kiện.
Mật độ và độ ẩm tối ưu cho ủ chua khối kiện cỏ voi, cây ngô cả bắp và cây ngô già sau thu bắp là 800-
100kg/m3 và 50-60% ẩm.
Có thể thay thế 100% cỏ khô trong khẩu phần bò sữa bằng cỏ voi, cây gô cả bắp, cây ngô già ủ chua khối
kiện.
1. Đặt vấn đề
Ủ chua là phương pháp bảo quản thức ăn đã có đóng góp lớn trong sự phát triển của
ngành chăn nuôi gia súc trên thế giới nhờ tính ưu việt là đơn giản, ít phụ thuộc vào thời tiết và có
thể sản xuất được khối lượng lớn nhờ đó chủ động dược nguồn thức ăn cho chăn nuôi đặc biệt
chăn nuôi qui mô lớn (Wayne Coblent, 1988). Ở Việt Nam, ủ chua thức ăn thô xanh mới chỉ
dừng lại ở phương thức tự cung tự cấp do đó chưa phát huy hết tiềm năng sử dụng sản phẩm và
phụ phẩm nông nghiệp của các vùng chuyên canh cây trồng.
Chất lượng của sản phẩm ủ chua được quyết định bởi (i)chất lượng nguyên liệu, (ii) độ


ẩm nguyên liệu và (iii) kỹ thuật bảo quản. Ủ chua thức ăn thô xanh theo phương pháp công
nghiệp đóng bánh khối/kiện đã được phát triển rộng rãi ở các nước nhờ ưu điểm, (i) Chất lượng
của kiện ủ chua tốt tương đương với ủ chua hố hoặc silo, (ii) tỷ lệ thối hỏng trong quá trình bảo
quản thấp, (iii) khối ủ chua lớn có thể được bảo quản dễ dàng ở mọi nơi, (iv) có thể được bán
hoặc mua dễ dàng, (v) tiết kiêm được diện tích ủ và (vi) dễ dàng lấy cho ăn (Mc, Hale, 1991).
Mục đích của đề tài: xác định được thời điểm thu gom, nguyên liệu bổ sung nâng cao giá
trị dinh dưỡng, độ ẩm và mật độ nguyên liệu thích hợp để ủ chua khối/kiện cỏ voi, cây ngô sau
thu hoạch làm thức ăn cho trâu bò.
2. Đối tượng, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu


- Cỏ voi VA06, Cây ngô sau thu bắp già (cây ngô già), cây ngô cả bắp (chin sáp)
- 12 Bò sữa F3 (Holstein x Laisind) đang vắt sữa chu kỳ 2-4.
2.2. Địa điểm
Viện Chăn nuôi và CT cổ phần Giống-Bò sữa Mộc châu, Mộc châu- Sơn la
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát ảnh hưởng của thời điểm thu gom (tuổi) cỏ voi, cây ngô cả bắp, cây ngô già
đến năng suất chất xanh, protein và năng suất chất khô.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất bổ sung, độ ẩm, mật độ nguyên liệu đến chất lượng
sản phẩm sau ủ chua.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm, mật độ nguyên liệu đến chất lượng sản phẩm sau ủ
chua bằng phương pháp đóng bánh khối/kiện.
- Xác đinh hiệu quả kinh tế của việc sử dụng thức ăn thô xanh ủ chua thay thế cỏ khô
trong khẩu phần bò sữa.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Nội dung 1: Khảo sát ảnh hưởng của thời điểm thu gom (tuổi) cỏ voi, cây ngô cả bắp, cây ngô
già đến năng suất chất xanh, protein và năng suất chất khô
Năng suất trung bình của cỏ voi: Thu hoạch cỏ voi 8 đợt / năm ở thời điểm 30, 35, 40 và
45 ngày tuổi của 27 hộ gia đình/9 đội SX tại Mộc châu, 50m2/hộ (DT khảo sát cố định trong cả

năm),
Chỉ tiêu theo dõi: Năng suất chất xanh/năm/ha cỏ trồng.
Xác định năng suất cỏ voi mùa mưa: Lấy ngẫu nhiên 9 hộ gia đình tại 9 đội sản xuất.
Diện tích khảo sát 200m2/hộ chia thành 4 ô, 50m2/ô. Bố trí thu hoạch cỏ tại mỗi hộ theo phương
pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (ô vuông latin): thu hoạch cỏ trên diện tích 50m2/đợt tại các
thời điểm 30, 35, 40, 45 ngày tuổi.
Chỉ tiêu theo dõi: Năng suất chất xanh, năng suất chất khô, protein tổng số.
Cây ngô sau thu bắp vụ hè thu (Cây ngô già):
Xác định thời điểm thu hoạch: Lấy ngẫu nhiên 6 hộ trồng ngô thu bắp già và chia thành 2
nhóm, mỗi nhóm 3 hộ ( 50m
2
/hộ)thu hoạch ở 2 thời điểm:
(i) Nhóm 1 thu hoạch bắp ở thời điểm khi bắp già (110 ngày tuổi) và cắt cây,
(ii) Nhóm 2 thu hoạch bắp sau 7-10 ngày bẻ ngọn (theo phương pháp truyền thống- bẻ
phần ngọn cây trước khi thu bắp 7-10 ngày) và cắt cây cách mặt đất 20-30cm,
Chỉ tiêu theo dõi: Năng suất chất xanh, chất khô và protein của từng thời điểm thu hoạch,
Cây ngô cả bắp: Xác định độ chín của hạt theo phương pháp của J.W.Schroeder (2004)
Lấy ngẫu nhiên 9 hộ gia đình, chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm gồm 3 hộ thu hoạch cây cả
bắp tại 1 thời điểm, mỗi hộ thu hoạch 50m2,
(i) Nhóm 1 thu hoạch cây tại thời điểm 2/3 số cây trên đồng có hạt chín sữa 1/3 hạt
(ii) Nhóm 2 thu hoạch cây tại thời điểm 2/3 số cây trên đồng có hạt chín sữa 2/3 hạt
(iii) Nhóm 3: thu hoạch cây tại thời điểm 2/3 số cây trên đồng có hạt chín sữa 3/3 hạt)


Chỉ tiêu theo dõi: Năng suất chất xanh, năng suất chất khô, protein tổng số
Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu thu thập được xử lý thống kê: Các giá trị trung bình
được xác định bằng phép phân tích trung bình và sự sai giữa các công thức về một số chỉ tiêu
được phân tích phương sai ANOVA bằng chương trình Excel.
Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất bổ sung đến chất lượng sản phẩm sau ủ
chua

Nguyên, vật liệu thí nghiệm: cỏ voi được làm khô đến khi đạt độ ẩm 60-70%, băm cây độ
dài 1-3cm, phối trộn vói các nguyên liệu bổ sung theo các công thức, nén chặt trong túi nilon và
buộc chặt. Lấy mẫu phân tích các thời điểm 7, 21 và 30 ngày sau ủ.
Các nguyên liệu bổ sung: Bentonit, menvisinh vật (Lactobacillus plantarium), bột sắn
muối ăn.
Các công thức bổ sung:
- CT1: 96% Cỏ voi + 3% bột sắn + 1% muối
- CT2: 95% Cỏ voi + 3% bột sắn + 1% muối + 1% men vi sinh vật
- CT3: 94% cỏ voi + 3% bột sắn + 1%muối + 2% bentonit
- CT4: 93% cỏ voi + 3% bột sắn +1% muối + 1% men vi sinh vật + 2% bentonit
Chỉ tiêu theo dõi: Biến động hàm lượng Pr, vật chất khô, pH sau 7, 21 và 1 tháng sau ủ.
Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu thu thập được xử lý thống kê: Các giá trị trung bình
được xác định bằng phép phân tích trung bình và sự sai giữa các công thức về một số chỉ tiêu
được phân tích phương sai ANOVA bằng chương trình Excel
Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm, mật độ nguyên liệu đến chất lượng sản phẩm
sau ủ chua bằng phương pháp đóng bánh khối/kiện
Nguyên, vật liệu thí nghiệm: cỏ voi, cây ngô già, cây ngô cả bắp; máy băm công suất 3-6
tấn/giờ; máy ép thủy lực (lực ép 20-30 tấn), khuôn ép thể tích 50 x50 x 60 (0,15m3/khối)
Mật độ nguyên liệu NC (W.Coblentz, 1998)): 800kg, 1000kg và 1200kg/m3,
Mức độ ẩm nguyên liệu NC :(PP của Coblentz.W 1998): 50-60%, 61-70% và >70%
Thiết kế thí nghiệm: theo kiểu 2 nhân tố ( độ ẩm và mật độ )với 3 mức nghiên cứu mỗi
nhân tố(độ ẩm: 50-60%, 61-70% và >71%; mật độ: 800kg/m3, 100kg/m3 và 1200kg/m3) và 3
lần lặp lại. Số lượng khối ép: 3 x 3 x 3 = 27 khối.
Bảng1. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ và độ ẩm trong ủ chua khối/kiện
Nhân tố A (độ ẩm%)
Nhân tố B (mật độ-kg/m
3
))
Lặp lại (n)
50-60

800
3

1000
3

1200
3
61-70
800
3

1000
3

1200
3


>70
800
3

1000
3

1200
3
Kỹ thuật ủ chua khối kiện
Nguyên liệu ủ chua được đưa vào khuôn ép từng lớp dày 50cm, rắc hỗn hợp chất bổ sung

và ép. Nguyên liệu có thể ép tươi hoặc làm héo tùy thiết kế thí nghiệm như
bảng 1.
Làm héo: Làm héo trước khi băm bằng cách phơi dưới ánh nắng mặt trời 4-8 giờ.
Cách xác định độ ẩm tương đối: (Phương pháp của Chamblish, 2002)
Xác định độ ẩm tương đối nguyên liệu thô (Chamblish, 2002)
Đặc tính của nguyên liệu sau vắt
Độ ẩm(%)
Có nước chảy qua kẽ ngón tay và khối nguyên liệu liên kết chặt
chẽ với nhau
>80
Nước có thể có ở kẽ ngón tay và khối nguyên liệu vẫn liên kết
chặt với nhau
75-80
Không có nước ở kẽ ngón tay nhưng khối nguyên liệu vẫn liên kết
chặt với nhau
70-75
Không có nước chảy qua kẽ ngón tayvà khối liệu từ từ nở ra
60-70
Không có nước chảy qua kẽ ngón tay và khối nguyên liệu nở ra
nhanh chóng
<60

Băm: Nguyên liệu sau khi thu hoạch hoặc làm héo được băm bằng máy băm công suất 3-
6 tấn/ giờ, độ dài nguyên liệu sau băm 2-5 cm và ép khối/kiện (đóng bánh).
Phối trộn chất bổ sung: rải đều hỗn hợp nguyên liệu bổ sung lên nguyên ủ chua liệu sau
băm trong khi đưa vào ép khuôn ép.
Ép khuôn và bảo quản: Khối nguyên liệu đưa vào khuôn từng lớp dày 50cm, sau đó ép
và khuôn ép được cố định bằng dây đai nilon có sự hỗ trợ của máy niềng đai thùng, buộc chặt
miệng, sau đó đặt khối ép trong bao nilon và bao xác răn, xếp vào bóng mát tránh chuột bọ.
Chỉ tiêu theo dõi:

- Lượng nước chảy ra trong quá trình ép của các khối nguyên liệu.
- Chất lượng khối ủ: pH, VCK, Protein, Tỷ lệ thối hỏng/m
3.

Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu thu thập được sẽ được xử lý thống kê bằng phép phân
tích phương sai ANOVA trên phần mềm Minitab 14.3 cho dạng thiết kế thí nghiệm 2 nhân tố
theo mô hình Xijk= µ+ α
i
+ β
j
+ α
i

j
+ e
ịjk

Nội dung 4: Xác đinh hiệu quả kinh tế của việc sử dụng thức ăn thô xanh ủ chua thay thế cỏ
khô trong khẩu phần bò sữa


- Thí nghiệm thiết kế theo kiểu thí nghiệm 1 nhân tố (thức ăn ủ chua) trên 12 bò sữa F3
(Holstein x Laisind) đang vắt sữa ở chu kỳ 2 - 4, tháng vắt sữa thứ 2-3. Bò chia thành 4 lô, 3
con/lô, đồng đều về tháng vắt sữa và năng suất sữa theo phương pháp khối ngẫu nhiên. Bố trí thí
nghiệm được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2. Bố trí thí nghiệm nuôi dưỡng bò sữa

Bảng
3. Giá
trị

dinh
dưỡng
thức
ăn
nuôi
bò thí
nghiệ
m
Gia tri dinh dưỡng
CVK
Protein thô
Khoáng TS
NDF
ADF
Thức ăn tinh
90,6±1,2
14,2 ±0,26
1,84±0,04
38,7±0,43
8,8±0,28
Cỏ tự nhiên khô
89,4±2,0
5,1 ±0,28
4,31±0,28
70,7±1,91
33,8±0,66
Cỏ voi tươi
23,4±2,1
7,80 ±0,28
1,2±0,26

63,6±1,54
40,2±0,70
Cỏ voi ủ chua
29,50±2,0
5,80±0,56
1,89±0,21
48,2±1,64
28,7±2,52
Cây ngô cả bắp ủ chua
30,3±2,3
14,4±0,53
2,8±0,23
52,6±2,8
25,8±1,80
Cây ngô già ủ chua
33,5±2,4
5,10±0,5
3,1±0, 6
46,2±2,3
30,4±2,7
Nuôi dưỡng:
Khẩu phần cơ sở (KPCS) gồm: 5kg cỏ tươi, 0.5kg TA tinh/kg sữa.
Thức ăn thí nghiệm gồm: KPCS + Cỏ tự nhiên khô hoặc cỏ voi, hoặc cây ngô chin sáp và
hoạc cây ngô già ủ chua khối kiện
Nuôi dưỡng: Bò được ăn làm quen với thức ăn thí nghiệm 5-7 ngày sau đó ăn khẩu phần
như trình bày ở bảng 1. Thức ăn tinh được chia đều 2 bữa trong ngày, cho ăn đồng thời khi vắt
sữa. Khối lượng thức ăn tinh được điều chỉnh 10 ngày/lần trên cơ sở năng suất sữa trung bình
trong 10 ngày trước đó. Cỏ tươi, cỏ khô, thức ăn ủ chua được cho ăn sau khi ăn thức ăn tinh,
nước uống tự do.
Chỉ tiêu

Lô1(M±SE)
Lô2(M±SE)
Lô3(M±SE)
Lô4(M±SE)
Số bò (con)
3
3
3
3
Khối lượng TB (kg)
407,5±22,3
401,3± 26,5
394,9±23,1
408,6±18,0
Tuổi BQ ( Tháng)
43,0±4,3
45,6±3,1
47,0±3,5
42,4±4,5
Tháng sữa BQ (tháng)
2,5±0,3
2,7±0,2
2,6±0,2
2,7±0,2
Năng suất sữa BQ (kg)
18,2±2,6
18,2±1,5
18,3±1,8
18,7±1,0
Tỷ lệ mỡ sữa (%)

3,80±0,1
3,91±0,06
3,76±0,08
3,88±0,03
Thời/g thí nghiệm (ngày)
90
90
90
90
Khẩu phần/con/ngày




TA tinh (kg/kg sữa)
0,5
0,5
0,5
0,5
Cỏ tươi (kg/ngày)
3
3
3
3
Cỏ tự nhiên khô (kg)
Tự do
0
0
0
Cây ngô già ủ chua (kg)

0
Tự do
0
0
Cây ngô cả bắp ủ chua(kg)
0
0
Tự do
0
Cỏ voi ủ chua (kg)
0
0
0
Tự do


Thức ăn tinh, cỏ tươi, cỏ khô, ủ chua được cân trước khi cho ăn,Thức ăn thừa buổi sáng
được cân trước khi cho ăn bữa chiều, Thức ăn thừa bữa chiều được cân buổi sáng hôm sau
trước khi cho ăn bữa sáng.
Sữa cân 2 lần ngày sau vắt buổi sáng và buổi chiều, Khối lượng bò mẹ cân 1 lần/tháng.
Chỉ tiêu theo dõi
- Khối lượng sữa/ngày
- Khối lượng cơ thể mẹ/tháng
- Chất khô ăn vào/ngày
Xử lý số liệu : Số liệu thu thập được xử lý thống kê: Các giá trị trung bình được xác định
bằng phép phân tích trung bình và sự sai giữa các lô thí nghiệm về một số chỉ tiêu được phân tích
phương sai ANOVA bằng chương trình Excel.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Năng suất cỏ voi, cây ngô cả bắp, cây ngô già sau thu bắp được trình bày ở bảng 4
Bảng 4. Năng suất cỏ voi, cây ngô cả bắp, cây ngô già sau thu bắp (tấn/ha)


Theo kết quả khảo sát ở 27 hộ chăn nuôi bò sữa, cỏ voi được thu hoạch 7-8 lứa/năm, NS
trung bình 198,16 tấn/ha, trong đó 5 đợt thu hoạch cỏ voi từ tháng 5-10 năng suất đạt TB 35, 88
tấn/ha/ đợt , 3 đợt thu hoạch từ tháng 11-4 năm sau năng suất TB 15,7 tấn/ha/đợt, Như vậy năng
suất trung bình cỏ voi thu hoạch mùa mưa tại Mộc châu gấp 2.8-3.5lần năng suất cỏ voi mùa thu
hoạch mùa khô .
Giống ngô trồng lấy hạt tại Sơn La năm 2008, 2009 là giống B06, khối lượng cây ngô sau
khi thu bắp TB 0,5-0,8kg/cây, năng suất cây trung bình 37,4 tấn/ha/vụ. Cây ngô cả bắp (thu
hoạch thời điểm hạt chín sữa 1/3-2/3 ( 2/3 bắp trên cánh đồng chín sữa 2/3 hạt) năng suất trung
bình 68,7 tấn/ha/vụ.
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng thời điểm thu hoạch đến năng suất chất xanh, chất khô
và protein của cỏ voi mùa mưa, cây ngô cả bắp và cây ngô già
Chất lượng thức ăn ủ chua không những chỉ phụ thuộc độ ẩm, kỹ thuật ủ mà còn phụ
thuộc lớn vào chất lượng của nguồn nguyên liệu mang ủ (Gary Bater, 1989),
Bảng 5. Thời điểm thu hoạch và chất lượng cỏ voi, cây ngô cả bắp, cây ngô già
Nguyên liệu
Số Hộ điều tra
Năng suất TB
SD
Cỏ voi
27
198,16
2,72
- Cỏ voi mùa mưa
9
35,88
5,5
- Cỏ voi mùa khô
27
15,7

6,2
Cây ngô cả bắp
9
68,7
3,01
Cây ngô già
6
37,4
3,41


Thời gian thu
hoạch
VCK (%)
Protein
% CK
NS chất xanh
(Tấn/ha)
NS chất khô
(tấn/ha)
NS Protein
(Tấn/ha)
Cỏ voi
30 ngày
15,4
a

12,10
a


44,1
a

6.79
a

0,82
a

35ngày
17,7
ab

11,35
b
47,6a
b

8.40
b

0.96
ab

40 ngày
18,8
bc

11,04
b

48,8
bc

9.14
c

1,11
b

45 ngày
19.2
c

10.44
c
46,5
a

9.18
d

0,95
ab

SEM
1.15
0,091
1,66
0.000
0,094

P
0,000
0,024
0,005
0,047
0,047
cây ngô già
Không bẻ ngọn
36,9
a
2,76
a

37,4
a

11,93
0,66
a

Bẻ ngọn
42,5
b
1,9
b

29,7
b

11,22

0,25
b

SEM
3,71
0,11
2,54
0,80
0,053
P
0,000
0,049
0,031
0,072
0,034
Cây ngô cả bắp
Chín sữa1/3
31,33
a

16,34
a

68,8
a

21,56
a

3,42

a

Chín sữa2/3
32,41
a

14,34
b

65,1
b

21,09
a

3,00
b

Chín sáp
35,57
b

11,11
c

54,2
c

19,06
b


2.65
c
SEM
2,02
0,056
2,24
1,05
0,55
P
0,047
0,001
0,044
0,035
0,05
(Các số trung bình mang các ký tự khác nhau trong cùng một cột khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê)

Theo kết quả bảng 5, cỏ voi tái sinh thu hoạch trong mùa mưa ( từ tháng 5-9) ở thời điểm
30 ngày có hàm lượng protein là 12.1% CK, có sai khác đáng kể so với thu hoạch ở 35, 40
45ngày. Khối lượng chất khô thu được là 6.79 tấn/ha thấp hơn so thu hoạch ở 35,40 và 45 ngày
P<0,05); khối lượng protein tổng số là 0,82tấn/ha có sự sai khác đáng kể so với thu 40 ngày (
P<0,05) nhưng không có sai khác rõ ràng với thu hoạch ở 35 và 45 ngày tuổi. Thu hoach corvoi
ở 40 ngày tuổi có năng suất chất xanh, năng suất chất khô và năng suất protein/he lớn nhất
(P<0.05).
So sánh năng suất cây ngô già theo 2 phương pháp: thu bắp truyền thống (bẻ ngọn 7-10
ngày trước khi thu bắp) và thu bắp đúng kỹ thuật thì khối lượng CK thu được trên đơn vị diện
tích của cây sau thu bắp cả 2 phương pháp khác nhau đáng kể (P>0,05) và thu hoạch bắp đúng
kỹ thuật thì hàm lượng protein của cây còn 2,76% (Chất khô ) tương đương với 0,66 tấn/ha, cao
hơn so với phương pháp thu bắp truyền thống chỉ 1,9 % và 0,25 tấn/ha.
Cây ngô cả bắp có năng suất chất xanh ở giai đoạn chín sữa 1/3 cao hơn giai đoạn chín

sữa 2/3hạt và 3/3 hạt. Năng suất chất khô thu được/ha giai đoạn chín sữa 1/3 và 2/3 hạt là 21.06
và 21.09 cao hơn giai đoạn chín sữa 3/3 hạt (P<0.05). Khối lượng protein thu được/ ha của cây
ngô cả bắp giai đoạn hạt chín sữa 1/3 là cao nhất và giai đoạn chín sữa 3/3 hạt là thấp nhất.


3.3. Kết quả xác định ảnh hưởng của các chất bổ sung đến chất lượng sản phẩm ủ chua
Nguyên liệu tinh bột đường, men vi sinh vật, muối ăn có thể bổ sung vào nguyên liệu ủ
chua để nâng cao giá trị dih dưỡng của sản phẩm ủ chua. Bentonitt tự nhiên là sản phẩm phong
hóa của núi lửa, có hàm lượng khoáng đa vi lượng cao, có khả năng liên kết, hấp thu ammoniac
cao và chống nấm, mốc (Adammovie và cộng sự, 1998) đã và đang được nghiên cứu ở nhiều
nước trên thế giới để bổ sung khoáng và chống mốc cho sản phẩm nông nghiệp sau chế biến
được thử nghiệm trong nghiên cứu này. Kết quả được trình bày ở bảng 6.
Bảng 6. Ảnh hưởng của các chất thêm vào tới chất lượng sản phẩm ủ chua

Các trung bình mang các ký tự a,b,c khác nhau trong cùng một hàng khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa
thống kê P<0,05

Kết quả khi bổ sung men khởi động, bentonit, bột sắn cho nguyên liệu ủ chua (theo các
công thức) cho thấy, sau 7 ngày ủ chua các công thức đều có pH <6,0, theo McCullough (1985),
đó là mức cần đạt được khi ủ chua cây ngô, cỏ voi để đảm bảo chất lượng thức ăn ủ. Sau 21 ngày
ủ pH của tất cả các công thức ủ trên đều <5. Theo Gordon Hutton (2003), pH của khối ủ sau 7
ngày là dấu hiệu chỉ ra sự ảnh hưởng quá trình ủ chua thức ăn thô xanh tới giá trị dinh dưỡng của
Công thức
CT1
CT2
CT3
CT4
VCK (g/kg tươi)





Bắt đầu
292,4
300,1
301,2
297,5
Sau 7 ngày
265,30
280,20
281,40
281,50
Sau 21 ngày
255,40
268,50
268,70
271,50
Sau 30 ngày
245,3
260,30
260,11
262.90
TB
271,52
a
282,9
b

273,5
a


283,4
cb

SD
6,15
5,98
5,85
5,11
pH




Sau 7 ngày
5,24
4,65
5,4
4,95
Sau21 ngày
4,12
4,04
4,69
4,73
Sau 30 ngày
4.10
4.0
4.17
4.11
Protein (g/kgCK)





Bắt đầu
80.8
81.1
80.5
80.5
Sau 7 ngày
72.5
77.4
73.5
76.1
Sau 21ngày
68.2
74.8
68.7
74.4
Sau 1tháng
63.8
71.8
63.6
71.1
TB
70.95
a
75.72
b
71.5

a
75.53
cb
SD
2.25
1.95
1.19
2.61


sản phẩm, và quá trình lên men hoàn thành sau 2 -3 tuần. Hàm lượng chất khô của sản phẩm ủ
của CT ủ 2 và 4 không có sự sai khác nhưng sai khác so với công thức 1và 3 (P<0,05). Tỷ lệ hao
hụt Protein ở CT1 và CT 3 sau 21 ngày ủ chua cao hơn 2 công thức 2 và 4 có bổ sung men vi
sinh vật. Hàm lượng protein trong sản phẩm phản ánh rõ nét ảnh hưởng của quá trình lên men vì
ở mức pH thấp sẽ làm giảm hoạt động của men proteaza (Owent cà cộng sự, 1961) vì vậy khi pH
khối ủ giảm nhanh, hoạt động của vi sinh vật phân giải protein sẽ bị ức chế nhanh chóng do đó
khối lượng protein bị phân giải sẽ giảm đi.
3.4. Ảnh hưởng của độ ẩm, mật độ nguyên liệu đến chất lượng cỏ voi ủ chua khối/kiện
Kết quả thể hiện sự biến động pH khổi ủ trong quá trình lên men thể hiện ở
bảng 7.
Bảng 7. Biến động pH khối ủ ở các mức mật độ và độ ẩm
Mức MD*DA
Sau 7 ngày
Sau 21 ngày
Sau 30 ngày
Mật độ (kg/m3)



800

5,3
a
4,7

4,6

1000
5,2
b
4,6

4,4

1200
5,1
ab
4,5

4,4

SE
0,006
0,01
0,01
P
0,050
0,055
0,058
Độ ẩm




50-60
5,4
a
4,6

4,7

61-70
5,1
b
4,7
4,4

>70
5,1
b
4,8

4,3

SE
0,011
0,01
0,01
P
0,05
0,977
0,057

MD1*DA1
5,6
a
5,0
4,7
MD1*DA2
4,8
b
4,6
4,4
MD1*DA3
4,8
b
4,5
4,4
MD2*DA1
5,5
a
4,9
4.8
MD2*DA2
4,8
cb
4,6
4,5
MD2*DA3
4,7
db
4,5
4,4

MD3*MD1
5,3
e
4,9
4,8
MD3*DA2
4,7
fbd
4,6
4,5
MD3*DA3
4,6
hbf

4,7
4,8
SE
0,13
0,13
0,13
P
0,047
0,055
0,055
Các trung bình mang các ký tự a,b,c khác nhau trong cùng một hàng khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa
thống kê P<0,05)



Khối lượng nước thoát ra khi ép ở mật độ 1000kg và 1200kg/m3 khác nhau rõ rệt với mật

độ 800kg/m3 và lượng nước thoát ra ở khối ép có độ ẩm 61-70 và >70% lớn hơn so với ở mức
độ ẩm 50-60% (P<0,05). Tuy nhiên lượng nước thoát ra không có sự tương tác giữa mật độ và độ
ẩm,
Khối lượng sản phẩm cỏ voi thối hỏng trong quá trình bảo quản sau ủ chua khối/ kiện ở
mức mật độ 800kg, 1000kg cao hơn so với mật độ 1200kg/m3, song ở cả 3 độ ẩm của nguyên
liệu ép khối, khối lượng thối hỏng sau ủ không sai khác (P>0,05)
Khối lượng protein mất đi trong quá trình chế biến và bảo quản ở mật độ 800kg và
1000kg/m3 cao hơn so với mật độ 1200kg/m3 (P<0,035). Ở mức độ ẩm 50-60%, khối lượng
protein mất đi thấp hơn ở mức độ ẩm 1000 và 1200kg/m3.
Bảng 8. Ảnh hưởng của mật độ và độ ẩm đến các chỉ tiêu cỏ voi ủ chua khối/kiện
Nhân tố
KL nước thoát
ra khi ép
KL thối hỏng
(kg/m3)
KL hao hụt CK /
(kg/m3)
KL hao hụt Pr /
(kg/m3)
Mật độ (kg/m3)




800
33,87
a
70,33
a
22,65

a
11,2
a
1000
41,47
b
62,87
b
17,73
b
10,08
a
1200
52,60
c
51,28
bc
15,72
bc
8,35
b
SE
2,75
3,34
1,32
0,74
P
0,005
0,001
0,01

0,035
Độ ẩm




50-60
24,00
a
61,93
a
15,04
a
6,97
a
61-70
50,53
b
60,93
a
,
20,12
b
9,55
b
>70
58,04
c
61,69
a

26,97
c
13,12
c
SE
2,75
3,34
1,32
0,74
P
0,005
0,977
0,02
0,001
MĐ*ĐA




MD1*DA1
20.60
66.4
17,20
a
7.11
MD1*DA2
25.91
63.6
27,14
a

7.35
MD1*DA3
39.22
67.8
41,61
b
11.60
MD2*DA1
39.42
60.6
14,38
ad
6.84
MD2*DA2
26.59
59.4
13,44
ace
10.89
MD2*DA3
26.62
60.40
22,41
adf
12.55
MD3*MD1
40.4
58.60
16,87
agf

6.02
MD3*DA2
34.2
60.00
16,38
aèf
6.60
MD3*DA3
38.2
60.6
16,91
ahf
6.62
SE
4.09
5.47
2,28
1.12


P
0.57
0.74
0,001
0.12
(Các giá trị trong cùng một cột có mẫu tự giống nhau thì không khác biệt nhau về mặt thống

Cỏ voi ủ chua khối kiện ở mức mật độ tăng lên từ 800kg-1000kg kg/m3 ở hai mức độ ẩm
50-60 và 61-70% khối lượng chất khô mất đi trong quá trình bảo quản tăng lên đi hoặc có xu
hướng tăng lên. Mức mật độ 1200kg/m3 và độ ẩm tăng từ 50-60%, đến 61-70% và >70% thì

khối lượng CK mất đi trong quá trình bảo quản không có sai khác đáng kể.
Ở mức mật độ 800kg/m3 và độ ẩm >70%, khối lượng chất khô mất đi là cao nhất; ở mức
mật độ 1000kg/m3 và độ ẩm 50-60% và 60-70% , khối lượng CK mất đi là thấp nhất.
Ủ chua nguyên liệu có mức độ ẩm cao hoặc quá thấp có thể tăng lên sự mất chất khô,
giảm giá trị dinh dưỡng của sản phẩm ủ do quá trình lên men khó thực hiện được nhanh chóng
và hoàn toàn ( R, Charley, 2003).
Hình dáng khối ủ chua cỏ voi khối kiện của các nguyên liệu có độ ẩm 50-60% của cỏ voi,
cây ngô già và cây ngô cả bắp các ở mật độ đều rất nguyên vẹn, có thể vận chuyển dễ dàng.
3.5. Ảnh hưởng của độ ẩm, mật độ nguyên liệu đến chất lượng sản phẩm cây ngô cả bắp ủ
chua khối/kiện, kết quả trình bảy ở bảng 9
Bảng 9. Ảnh hưởng của mật độ, độ ẩm đến cây ngô cả bắp ủ chua khối kiện
Nhân tố
Nước thoát ra
khi ép(kg)
KL thối hỏng
(kg/m3)
Hao hụt CK
(kg/m3)
Hao hụt Pr
(kg/m3)
Mật độ (kg/m3)




800
28,57
a
65,93
a

22,68
a
10,08
a
1000
31,86
a
60,13
a
16,53
b
6,46
b
1200
39,027
b
59,73
a
16,39
bc
8,54
ba
SE
2,57
2,96
1,445
0,693
P
0,008
0,268

0,006
0,003
Độ ẩm




50-60
27,13
a
61,87

16,61

6,66
a
61-70
30,927
a
61,00
18,823

8,29
ab

>70
41,40
b
62,93


20,17

10,26
b
SE
2,57
2,96
1,445
0,74
P
0,00
0,899
0,229
0,001
(Các giá trị trong cùng một cột có mẫu tự giống nhau thì không khác biệt nhau về mặt thống kê)

Cây ngô cả bắp ủ chua ở mức độ ẩm >70% và mật độ 1200kg/m3 có khối lượng nước
thoát ra khi chế biến lớn hơn so với 2 mức mật độ 60-70 và >70%.
Khối lượng thối hỏng/m
3
của cây ngô cả bắp ủ chua khối kiện ở cả 3 mức độ ẩm và 3
mức mật độ không có sai khác đáng kể (P>0,268).


Khối lượng hao hụt chất khô trong qua trình bảo quản không có sai khác giũa mức mật độ
1000 và 1200kg/m3 nhưng thấp hơn ở mức mật độ 800kg/m3.
Khối lượng protein hao hụt trong quá trình bảo quản của cây ngô cả bắp ở mức mật độ
1200kg/m3 có xu hướng thấp hơn ở mức mật độ 800 và 1200kg/m3, Hao hụt KL protein có xu
hướng tăng lên khi độ ẩm tăng lên từ 50-60, 61-70 đến >70%.
100% khối ủ với mức độ ẩm >70% đều có kết cấu không nguyên vẹn vì vậy không thể

vận chuyển.
3.6. Ảnh hưởng của độ ẩm, mật độ nguyên liệu đến chất lượng sản phẩm cây ngô già sau
thu bắp ủ chua khối/kiện. Kết quả trình bày ở bảng 10.
Bảng 10. Ảnh hưởng của độ ẩm, mật độ nguyên liệu đến chất lượng sản phẩm cây ngô già ủ
chua khối/kiện
(Các
giá trị
trong
cùng
một
cột có
mẫu tự
giống
nhau
thì
không
khác
biệt
nhau
về mặt
thống kê)

Khối lượng thối hỏng, khối lượng protein hao hụt/m3 dường như không có sai khác ở
các mức độ ẩm và mật độ khác nhau, duy chỉ có hàm lượng chất khô hao hụt ở mức mật độ 800
và 1000kg/m3 cao hơn ở mức mật độ 1200kg/m3
3.7. Xác định hiệu quả kinh tế của việc sử dụng thức ăn cỏ voi, cây ngô ủ chua thay thế cỏ
khô trong chăn nuôi bò sữa tại Mộc châu. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 11
Bảng 11. Ảnh hưởng của cỏ voi, cây ngô cả bắp, cây ngô già ủ chua khối/kiện đến năng suất sữa
và khối lượng cơ thể mẹ
Nhân tố

KL nước thoát ra
khi ép
KL thối hỏng
(kg/m3)
KL hao hụt CK
(kg/m3)
KL hao hụt Pr
(kg/m3)
Mật độ(kg/m3)




800
15,2

47,0

26,57
a
11,32
1000
16,30

49,7

22,40
a
9,85
1200

18,90

59,5

15,52
b
8,19
SE
1,58
4,06
3,01
1,44
P
0,38
0,098
0,05
0,33
Độ ẩm




50-60
16,53

51,20

22,27

10,07

61-70
17,13

52,93
20,73

9,50
SE
1,44
3,31
2,46
1,78
P
0,57
0,071
0,063
0,73
Chỉ tiêu
Lô1
HSSS
Lô2
HSSS
Lô3
HSSS
Lô4
HSSS
Số con
3

3


3

3

Năng suất sữa








NS sữa bắt đầu
18.2

18.7

18.2

18.3

Sau 1 tháng
19.9
8,5

20.6
9,2


20.6
11,7

20.2
9,4



(Các
ký tự
a,b
trong
cùng
hàng
khác
nhau
thì
khác
nhau
có ý
nghĩa
thống
kê)
Theo kết quả bảng 11, năng suất sữa của bò sữa ăn khẩu phần có cỏ khô, cây ngô già, cây
ngô cả bắp và cỏ voi, ủ chua đều có sự sự biến động trong thời gian nuôi thí nghiệm. Lô 2 ăn
cây ngô già ủ chua thay thế rơm khô có năng suất sữa trung bình sau 3 tháng thí nghiệm là 19,28
lit/ngày cao hơn lô 1 nhưng thấp hơn lô 3 và có xu hướng bằng lô 4 (P<0,05).
Lô 3 ăn cây ngô cả bắp ủ chua có NSS trung bình sau 3 tháng TN cao hơn 3 lô còn lại
(0,05). Như vậy bò sữa ăn cỏ khô trong khẩu phần có năng suất sữa thấp hơn bò ăn cây ngô già,
cỏ voi, cây ngô cả bắp ủ chua thay thế cỏ khô.

Kết quả tính khảo sát khả năng ăn vào/ngày của bò các lô thí nghiệm được trình bày ở
bảng 12.
Bảng 12. Chất khô ăn vào/con/ ngày
Chỉ tiêu
Chất khô
Lô1
Lô2
Lô3
Lô4
NSS sữa BQ/ngày

18,07
18,56
22,78
20,68
TA tinh
87,04
7.86
8.07
9.91
9.04
Cỏ tưoi
18,7
0,5
0,5
0,5
0,5
Cỏ tự nhiên khô
88,4
3.54




Cây ngô già ủ chua
36,5

3.20


Ngô cả bắp ủ chua
33,2


2.33

Cỏ voi ủ chua
31,7



3.17
Trung bình VCK/ngày

10.6
a
11.4
b
13.0
c
12.4

db
SEM

0.33
0.33
0.33
0.33
P

4.47
0.05
0.45
0.05
(Các chữ số a, b, c trong cùng một hàng khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê P<0.05)

Sau 2 tháng
18.5
-7,6
19.4
-6.1
20
-3,0
19.1
-5,7
Sau 3 tháng
16.8
-10,0
18.1
-7.2
19,9

-4,7
18
-6,3
TB NSS/ngày
18,35
a


19.28
b

19,58
c

18.88
db

SE
0,71

0,72

0,71

0,78

P
0,005

0,05


0,005

0,040

K/ lượng bò mẹ








Bắt đầu
407,5

411,3

418,6

394,9

Sau 1 tháng
376,33

403,27

390,14


373,18

Sau 2 tháng
340,58

377,05

356,97

345,94

Sau 3 tháng
301,41

337,09

320,21

315,15

TB KL/con/tháng
356,46


376,18


362,48



390,48


SE
14,5

14,5

14,5

14,5

P
0,05

0,04

0,04

0,05



Theo kết quả bảng 11, khối lượng chất khô ăn vào/ngày của bò lô 1 là thấp nhất và lô 3
ăn cây ngô cả bắp ủ chua là cao nhất (P<0.05). Bò lô 2 ăn cây ngô già ủ chua có khối lượng chất
khô ăn vào cao hơn bò lô 1 ăn cỏ khô trong khẩu phần và có xu hướng bằng với bò lô 4 ăn cỏ voi
ủ chua. Như vậy có thể cho rằng ngô VA06 thu hoạch bắp đúng kỹ thuật thì sản phẩm phụ là
thân lá ủ chua có thể tạo ra khả năng thèm ăn cho bò tương đương với ăn cỏ voi ủ chua.
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận

Thời điểm thu cắt thích hợp cho cỏ VA06 mùa mưa là 35-40 ngàytuổi, khi đó năng suất
chất xanh đạt trung bình 30,88 tấn/ha/ đợt thu hoạch, năng suất chất khô đạt 8-10 tấn/ha, năng
suất protein đạt 1,0-1,07 tấn/ha,
Thời điểm thu hoạch thích hợp cho cây ngô cả bắp tại Mộc châu để ủ chua là khi 2/3
bắp trên cánh đồng chin sữa từ 2/3, năng suất chất xanh đạt 60-68 tấn/ha, NS chất khô đạt 20-21
tấn/ha và NS protein đạt 3,0-3,4 tấn/ha.
Để sử dụng cây ngô già làm thức ăn ủ chua cho gia súc tốt nhất không bẻ ngọn trước khi
thu bắp và năng suất chất xanh đạt là 37,4 tấn và NS protein là 0,7 tấn/ha.
Bổ sung 1% men khỏi động vào cỏ voi và cây ngô ủ chua làm tăng quá trình lên men, giảm
pH của sản phẩm ủ chua. Bổ sung 2% bentonit vào nguyên liệu ủ chua cỏ voi, cây ngô không
làm ảnh hưởng đến khả năng lên men, sau 21 ngày ủ chua pH của tất cả các mẫu bổ sung
bentonit đều <5.
Độ ẩm 50-60% của nguyên liệu và mật độ 1000kg-1200kg/m3 là cần thiết để đảm bảo
chất lượng ủ cỏ voi, cây ngô chua khối/kiện và có thể vận chuyển như hàng hóa
Sử dụng cỏ voi ủ chua, cây ngô cả bắp và cây ngô già ủ chua thay thế cỏ khô trong
trong khẩu phần ăn của bò sữa cho năng suất sữa cao hơn, hệ số sụt sữa thấp hơn.
4.2. Đề nghị
Đề nghị tiếp tục nghiên cứu các biện pháp bao gói sản phẩm sau đóng khối/kiện ủ chua,
Tài liệu tham khảo
1. Chambliss, C.G. 2002. Forage Moisture Content Testing, AG-181, University of Florida Cooperative
Extension Service, University of Florida.
2. Coblentz.W, 1998). Baled Silage for Livestock, University of Arkansas, Division of Agriculture,
Cooperative Extension Service, FSA3051-2M-11-98N, http://www,uaex,edu
3. Dr. Charles Hutchison. Dairy Science Dept., LSU AgCenter. Harvest time for corn silage crop.
Www.lsuagcenter.com/NR/.
4. E, CHARMLEY, 2002. Making Good Corn Silage, Agriculture and Agri-Food Canada, Research Farm,
Nappan, Nova Scotia
5. Gordon Hutton (2003). Evaluating Silage Quality, Last Reviewed/Revised on July 10 2008,
6. J.W. Schroeder (NDSU extension Dairy Specialist), Silage production management. AS -1253, 2004
7. Mc.Cullough, 2005. Haylage and Other Fermented Forages, AS-1252 (www.ag.ndsu.edu)



8. Mc.Hale (1991). integrated baler wrapper has established a reputation for the production of high density
round bales of silage, www.mchale.net/ /public
9. TR. Owen (1994). Forage Evaluation in Ruminant Nutrition. Grass & Forage Sci. 47, pg. 28-35
10. Wayne Coblent (1981). Principle of Silage Making- http|| WWW. Ueax.edu.

×