Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Cầu lao động và các giải pháp kích cầu ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.56 KB, 34 trang )

: Tel (: 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết của nghiên cứu đề tài:
Nước ta có một lực lượng lao động đông đảo về số lượng vì thế đề
tài cầu lao động không chỉ được quan tâm chú ý bởi các nhà hoạch định
chính sách, các doanh nghiệp, người lao động, các nhà nghiên cứu, mà
đã trở thành vấn đề của toàn xã hội. Hiện nay vấn đề cầu lao động được
quan tâm bởi tình trạng thiếu việc làm diễn ra ngày càng nhiều chưa
tương xứng với sự phát triển của nền kinh tế, đó là do chưa sử dụng hiệu
quả các nguồn lực, các chính sách của Nhà nước chưa đồng bộ, thông tin
trên thị trường chưa hoàn hảo,….và còn rất nhiều nguyên nhân khác.
Mặt khác, trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực, nhu
cầu lao động có nhiều biến động cả về số lượng và chất lượng vì thế
càng cần nghiên cứu về cầu lao động để tìm ra các giải pháp đáp ứng cầu
lao động hiện có tối ưu, từ đó làm tăng cầu lao động cả về quy mô số
lượng và chất lượng, nhờ đó có tác động tích cực đến sự phát triển của cả
nền kinh tế nói chung của cá nhân doanh nghiệp và người lao động nói
riêng. Xét trên phạm vi quốc gia thì vấn đề này cũng đặc biệt quan trọng
khi mà mục tiêu phát triển của đất nước là đem lại cuộc sống ấm no hạnh
phúc cho người dân, vì chỉ khi người lao động có việc làm thì cuộc sống
mới hạnh phúc, xã hội mới phồn vinh.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tôi chọn đề tài: “ Cầu lao
động và các giải pháp kích cầu ở Việt Nam ”.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về cầu lao động, thực trạng cầu lao
động ở Việt Nam hiện nay để từ đó đưa ra các giải pháp kích cầu lao
động ở Việt Nam.
: Tel (: 0918.775.368
Thông qua số liệu về cầu lao động ở các khu vực, các ngành, các
doanh nghiệp để có được đánh giá về thực trạng cầu lao động.
3.Phạm vi nghiên cứu:


Đề tài nghiên cứu trong phạm vi không gian toàn quốc
Số liệu lấy từ năm: 1993 đến 2007
4. Mục đích nghiên cứu:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cầu lao động để từ đó có đưa ra
những giải pháp tốt nhất để kích cầu lao động cho tương xứng với sự
phát triển của nền kinh tế, đồng thời cũng đưa ra những giải pháp cho
những tồn tại đang diễn ra nhằm nâng cao chất lượng cầu lao động trong
tình hình hiện nay cho phù hợp với cầu lao động.
5. Phương pháp:
Trong quá trình nghiên cứu tôi có sử dụng chủ yếu là phương pháp
phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp. Tài liệu trong đề án sử dụng là tài
liệu thứ cấp, chủ yếu trên mạng, trên các tạp chí.
6. Kết cấu nội dung:
Chương I: Cơ sở lý luận về cầu lao động và các giải pháp kích cầu
Chương II: Đánh giá thực trạng về cầu lao động và các giải pháp
kích cầu lao động trong những năm qua ở Việt Nam.
Chương III: Các giải pháp kích cầu lao động ở Việt Nam.
: Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẦU LAO ĐỘNG VÀ
CÁC GIẢI PHÁP KÍCH CẦU

1.Các khái niệm có liên quan:
Để nghiên cứu đề tài trước hết cần làm rõ một số khái niệm có liên
quan đến nội dung đề tài:
- Cầu lao động: là lượng lao động mà người sử dụng lao động thuê
ở những điều kiện nhất định.
- Tổng cầu lao động: là tổng hợp cầu sức lao động của toàn bộ nền
kinh tế.
Tổng cầu lao động là toàn bộ nhu cầu về sức lao động của nền kinh
tế ( của một đơn vị kinh tế, của một ngành ) ở một thời kỳ nhất định, và

bao gồm cả mặt số lượng và chất lượng, thường được xác định thông qua
chỉ tiêu việc làm. (sách của Hương-tr28)
- Thất nghiệp tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao
động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền
lương thịnh hành.
- Việc làm là những hoạt động có ích không bị pháp luật ngăn cấm
và đem lại thu nhập cho người lao động
- Cung lao động là lượng lao động mà người lao động có thể sẵn
sàng cung cấp trên thị trường trong những điều kiện nhất định.
- Quan hệ cung cầu lao động: cung-cầu lao động vận động quyết
định số lượng người tham gia vào thị trường lao động và mức tiền công.
Nếu mức cung lao động phù hợp với mức cầu, với điều kiện mức cầu có
khả năng thu hút tất cả những người có khả năng lao động và mong
muốn làm việc thì thị trường lao động vận hành tốt, ngược lại thì thị
trường lao động vận hành không ổn định.
: Tel (: 0918.775.368
- Quy luật năng suất lao động cận biên giảm dần: năng suất cận biên
của lao động giảm dần khi sử dụng ngày càng nhiều hơn lao động vào
quá trình sản xuất (với điều kiện giữ nguyên lượng sử dụng các đầu vào
cố định khác)
2. Đặc điểm và phân loại cầu lao động:
2.1.Đặc điểm cầu lao động:
Cầu lao động (lđ) là cầu dẫn xuất hay cầu thứ phát, tức là lượng cầu
về một loại lđ phụ thuộc vào hai tác động:
Thứ nhất là năng suất lđ để sản xuất (sx) ra hàng hóa, dịch vụ:
Nếu năng suất lao động (nsld) cao thì sẽ cần ít lđ hơn để sx ra cùng
một khối lượng hàng hóa, dịch vụ, và như thế tức là sẽ cần ít lđ hơn
trước tức là cầu lđ giảm.
Nếu nsld thấp thì sẽ cần nhiều lđ hơn để sx ra cùng một khối lượng
hàng hóa, dịch vụ, và như thế tức là sẽ cần nhiều lđ hơn trước tức là cầu

lđ tăng.
Thứ hai là giá trị thị trường của hàng hóa dịch vụ đó:
Nếu giá trị thị trường của hàng hóa, dịch vụ thấp đòi hỏi nhà sx
phải giảm chi phí trong quá trình sản xuất mà một giải pháp lớn được áp
dụng đó là giảm lượng lao động hao phí trong một đơn vị sản phẩm từ
đó sẽ dẫn đến giảm nhu cầu về lao động, tức là giảm cầu lao động.
Nếu giá trị thị trường của hàng hóa, dịch vụ thấp sẽ làm cho nhà sản
xuất mở rộng quy mô sản xuất từ đó làm tăng nhu cầu sử dụng lao động,
tức là tăng cầu lao động.
Theo phân tích trên có thể thấy, cầu lao động được xác định trên cơ sở
hiệu suất biên của lao động và giá trị hay giá cả của hàng hóa, dịch vụ.
: Tel (: 0918.775.368
2.2.Phân loại cầu lao động:
2.2.1.Cầu lao động ngắn hạn
Với các giả định:
- Quá trình sản xuất chỉ bao gồm 2 yếu tố đầu vào: vốn (K) và lao
động (L).
- Chỉ có 1 loại lao động
- Trong thời gian ngắn thì K (máy móc, thiết bị và công cụ khác)
được cố định, còn trong thời gian dài thì cả K và L đều thay đổi.
TP
SR
= f(L,K)
( với TP
SR
là tổng sản phẩm của hãng trong ngắn hạn)
Từ các giả định và hàm sản xuất ta thấy rằng: muốn tăng TP
SR
thì
phải tăng L. Nhưng nếu cứ tiếp tục tăng L thì đến mức độ nào đó quy

luật năng suất biên giảm dần bắt đầu hoạt động.Trong điều kiện lao động
có thể dễ dàng điều chỉnh được thì nhu cầu về lao động của hãng phải thỏa
mãn điều kiện: tiền công = sản phẩm giá trị cận biên của lao động =L
0.
Với mức lao động < L
0
: lợi nhuận có thể tăng do việc mơ rộng thuê
nhân công
Với mức lao động > L
0
: lợi nhuận tăng nếu thu hẹp nhân công
Với mức lao động = L
0
: mức thuê nhân công tối đa hóa lợi nhuận
2.2.2.Cầu lao động dài hạn
Hàm sản xuất của hãng trong dài hạn:
TP
LK
= f(L,k)
Trong dài hạn các yếu tố đều có thể thay đổi vì thế hãng sẽ thay các
yếu tố sản xuất đã trở nên tương đối đắt đỏ bằng các yếu tố khác.
2.2.3.Cầu lao động của ngành
Cầu lao động của ngành được xác định 1 cách đơn giản là cộng các
đường cầu lao động của tất cả các hãng sử dụng loại lao động đó. Cầu
: Tel (: 0918.775.368
lao động của ngành gồm có: cầu ngành nông nghiệp, cầu ngành công
nghiệp, cầu ngành dịch vụ.
2.2.4.Cầu lao động theo vùng:
Chia thành:
- Cầu lao động đồng bằng sông hồng

- Cầu lao động đồng bằng sông Cửu Long
- Cầu lao động đông bắc bộ
- Cầu lao động tây nguyên
- ….
2.2.5.Cầu lao động theo khu vực
Chia thành
Cầu lao động khu vực thành thị: chủ yếu là cầu lao động về các
ngành phi nông nghiệp
Cầu lao động khu vực nông thôn: chủ yếu là cầu lao động về sản
xuất nông nghiệp.
2.2.6.Cầu lao động theo giới:
Với mỗi giới cầu lao động có đặc thù riêng về lượng cầu, chất
lượng cầu, vì thế chia ra làm cầu lao động nữ và cầu lao động nam để
nghiên cứu.
2.2.7.Cầu lao động theo tuổi:
Đối với mỗi lứa tuổi cầu lao động có biến đổi nhất định, khi chia
cầu lao động theo tuổi sẽ nghiên cứu dễ dàng hơn.
3.Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu lao động
3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng cầu lao động
3.1.1 Cầu sản phẩm
Cầu sản phẩm và cầu lao động có tác động cùng chiều, tức là:
Nếu cầu sản phẩm tăng sẽ làm cho các ngành, các doanh nghiệp mở
rộng sản xuất dẫn đến cầu lao động để phục vụ sản xuất tăng lên.
: Tel (: 0918.775.368
Nếu cầu sản phẩm giảm sẽ tác động làm cho các ngành, các doanh
nghiệp thu hẹp sản xuất dẫn đến cầu lao động giảm đi.
3.1.2 Năng suất lao động
Năng suất lao động có tác động hai chiều đến cầu lao động:
Năng suất lao động tăng, các ngành, các doanh nghiệp thuê thêm
lao động để mở rộng sản xuất, tối đa hóa lợi nhuận, từ đó làm cho cầu

lao động tăng.
Năng suất lao động tăng, nhưng trong trường hợp doanh nghiệp vẫn
giữ nguyên giá (độc quyền), như vậy sẽ tác động ngược chiều làm cho
cầu lao động giảm.
3.1.3 Tình hình phát triển kinh tế
Nếu nền kinh tế phát triển thì sản xuất mở rộng từ đó làm cho cầu
về lao động tăng lên.
Ngược lại, nếu nền kinh tế kém phát triển thì sản xuất đình trệ,
giảm sút, dẫn đến cầu lao động giảm.
3.1.4 Tiền lương
Tiền lương tăng làm cho người sử dụng lao động phải tốn nhiều chi
phí hơn cho việc thuê lao động, điều đó làm cho người chủ sử dụng lao
động phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn về quyết định đầu tư của mình, họ sử
dụng lao động hiệu quả hơn, tăng năng suất lao động, đầu tư vào dây
chuyền sản xuất sử dụng máy móc thiết bị thay cho lao động con
người…tất cả những điều đó làm cho cầu lao động giảm.
Tiền lương giảm làm cho chí phí sử dụng lao động trở nên rẻ hơn,
kích thích nhà sản xuất sử dụng dây chuyền sử dụng nhiều lao động hơn,
từ đó làm cho cầu lao động tăng.
3.1.5 Giá cả các nguồn lực khác thay đổi
Giả sử vốn và lao động bổ sung hoàn toàn
: Tel (: 0918.775.368
Nếu giá của vốn tăng thì cầu lao động tăng bởi nhà sản xuất đầu tư
vào dây chuyền sản xuất sử dụng nhiều lao động thay cho dây chuyền sử
dụng nhiều vốn đã trở nên đắt tương đối hơn để thu được lợi nhuận tối
đa.
Nếu giá của vốn giảm thì cầu lao động giảm do nhà sản xuất chuyển
sang đầu tư vào dây chuyền sản xuất sử dụng nhiều vốn, ít lao động khi
mà giá của lao động đã trở nên đắt hơn tương đối so với giá của vốn để
thu được lợi nhuận tối đa.

3.1.6 Chế độ chính sách của Nhà nước
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển
sản xuất: giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện luật
doanh nghiệp, luật đầu tư, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài,
khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất,
…thì sẽ làm tăng khối lượng đầu tư, sản xuất phát triển từ đó làm tăng
cầu lao động, và ngược lại.
Tùy điều kiện thực tế ở thời kỳ khác nhau mà Nhà nước có chính
sách về phát triển kinh tế khác nhau. Trước đây, khi nước ta còn thiếu
lương thực trầm trọng thì hướng ưu tiên phát triển là nông nghiệp, vì thế
dân số đa số làm nông nghiệp, chiếm đến hơn 90% dân số. Sau khi tình
trạng lương thực đã có thể kiểm soát và cho đến nay thì nước ta là nước
chiếm vị thế cao trên thế giới về xuất khẩu các mặt hàng nông sản phẩm
thì Nhà nước đề ra các chính sách khuyến khích các ngành công nghiệp
và dịch vụ phát triển vì thế mà hiện nay cầu lao động trong ngành phi
nông nghiệp ngày càng lớn.
3.1.7 Chính sách tạo việc làm
Khi Nhà nước chú trọng đến chính sách tạo việc làm, phát triển các
chính sách tạo việc làm đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế thì sẽ làm
cho cầu lao động tăng cả về số lượng và chất lượng. Các chính sách tạo
: Tel (: 0918.775.368
việc làm cần được nghiên cứu phát triển trên tầm vĩ mô, có chiến lược
lâu dài, không nên chỉ để giải quyết vấn đề cấp bách trước mắt. Khi các
chính sách tạo việc làm chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu lao động hiện tại
tức là cầu lao động trên thị trường về ngành nghề nào thì gấp rút đào tạo
ra thật nhiều lao động ngành đó, không có các chương trình hướng
nghiệp để nâng cao ý thức của người lao động trong chọn nghề học cho
mình dẫn đến tình trạng đào tạo ồ ạt mà sau đào tạo người lao động
không có chất lượng, không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Bên cạnh đó cần đặc biệt quan tâm đến chất lượng giảng dạy để người

lao động có thể dễ tiếp cận với công việc hơn khi đi làm.
3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cầu lao động
3.2.1 Hệ thống giáo dục đào tạo
Hệ thống giáo dục đào tạo phát triển về cơ sở vật chất đào tạo, chất
lượng giảng dạy, chương trình học phù hợp với thực tế công việc,… từ
đó sẽ làm cho đội ngũ lao động có chất lượng cao, làm tốt công việc sau
khi đã được đào tạo. Như thế sẽ tác động đến thị trường lao động một
cách tích cực, làm cho cầu lao động có trình độ được đáp ứng, tăng cầu
lao động có trình độ cao trên thị trường.
Ngược lại, nếu nội dung đào tạo xa rời thực tế, chương trình học
nặng về lý thuyết, người học được đào tạo dưới môi trường giáo dục
không được đảm bảo những điều kiện cơ sở vật chất cần thiết cho học
tâp,… thì như thế nhất định sẽ không thể có một đội ngũ cung lao động
có chất lượng cao, từ đó sẽ kéo theo cầu lao động về lao động có trình độ
cao cũng sẽ thiếu hụt trầm trọng.
3.2.2 Tiền lương
Khi tiền lương tăng làm cho nhà sản xuất sử dụng lao động có năng
suất cao hơn, có trình độ cao hơn, .…từ đó dẫn đến cầu lao động có chất
lượng cao hơn.
: Tel (: 0918.775.368
Khi tiền lương thấp, tiền lương trở nên rẻ một cách tương đối so với
các đầu vào khác thì nhà sản xuất có xu hướng muốn sử dụng nhiều lao
động hơn, điều đó cũng kéo chất lượng cầu lao động xuống thấp hơn.
3.2.3 Tính chất công việc
Đối với những công việc đòi hỏi sử dụng lao động có trình độ cao
như: ngân hàng-tài chính, chứng khoán, công nghệ thông tin, điện tử
viễn thông,…thì cầu lao động là những lao động có chất lượng cao.
Đối với những ngành nghề chỉ cần những lao động phổ thông có thể
làm được như: bán hàng, bảo vệ, tạp vụ,…thì cầu lao động có chất lượng
thấp.

3.2.4 Chất lượng cung lao động
Khi chất lượng cung lao động thấp thì cầu lao động có trình độ cao
sẽ không được đáp ứng, nền sản xuất tiên tiến không phát triển, dẫn đễn
sản xuất lạc hậu, trì trệ, không theo kịp sự phát triển của các nên sản xuất
tiên tiến, nền kinh tế kém phát triển từ đó sẽ làm cho cầu lao động giảm
xuống ngay cả với lao động phổ thông.
Khi chất lượng cung lao động cao đáp ứng được cầu lao động cho
nền sản xuất tiên tiến, làm cho nền sản xuất phát triển, từ đó có tác động
tích cực ngược trở lại làm cho cầu lao động tăng lên.
4. Kích cầu lao động
4.1 Khái niệm kích cầu lao động
Kích cầu lao động bao gồm các giải pháp kích cầu bao gồm tất cả
các biện pháp nhằm tăng việc làm trong nền kinh tế.
4.2 Tại sao phải kích cầu lao động
Hiện nay số người tham gia vào lực lượng lao động ngày càng
đông, tại thời điểm điều tra (1.7.2005), lực lượng lao động (lực lượng lao
động) của cả nước là gần 45 triệu người, tăng 2,6% so với một năm
trước, chỉ tiêu năm 2007 mà Bộ LĐ-TB&XH đề ra là tạo việc làm cho
: Tel (: 0918.775.368
1,6 triệu lao động, đó là một sức ép đối với không chỉ nhà nước mà còn
với toàn xã hội, bởi nếu không giải quyết việc làm cho người lao động sẽ
làm tăng số người phụ thuộc vào những người đang làm việc, làm giảm
thu nhập bình quân đầu người, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế,
kìm hãm sự phát triển của xã hội, mà nghiêm trọng hơn là làm gia tăng
tệ nạn xã hội, đe dọa cuộc sống của người dân, nền an ninh quốc gia bị
đe dọa. Nhưng vấn đề sẽ được giải quyết khi cầu lao động tăng, các
ngành, các doanh nghiệp gia tăng việc tuyển lao động. Tức là để giải
quyết vấn đề trên là cần phải kích cầu lao động.
Nước ta đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, điều
đó cũng đồng nghĩa với việc sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho

người lao động nhưng thực tế cầu lao động hiện nay vẫn chưa tương
xứng với tình hình sản xuất của nền kinh tế, sở dĩ như vậy là do nhiều
nguyên nhân vì thế rất cấn thiết phải nghiên cứu các giải pháp kích cầu
để tránh lãng phí những nguồn lực hiện có.
Trong chế độ xã hội của chúng ta hiện nay mục tiêu lớn nhất là đảm
bào cuộc sống cho người dân không chỉ đầy đủ mà ngày càng tốt đẹp
hơn, chính vì thế giải quyết việc làm cho người lao động là đặc biệt quan
trọng, muốn vậy cần phải nghiên cứu các giải pháp kích cầu.
4.3 Ý nghĩa:
Giải quyết bài toán về kích cầu lao động có ý nghĩa vô cùng to lớn
không chỉ với sự phát triển của xã hội nói chung mà còn có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng với người lao động. Cầu lao động tăng tức là người lao
động có nhiều cơ hội việc làm hơn, khi họ có việc làm thì cuộc sống mới
ổn định, xã hội mới phát triển.
Khi cầu lao động tăng tức là sản xuất sẽ phát triển hơn, nền kinh tế
phát triển hơn.
: Tel (: 0918.775.368
Kích cầu lao động sẽ làm cho các nguồn lực phát triển hiệu quả
hơn.
4.4 Giải pháp kích cầu
4.4.1 Nhóm giải pháp tăng số lượng cầu lao động
4.4.1.1 Hệ thống chính sách, luật pháp
Nhà nước tăng cường công tác hoàn thiện hệ thống chính sách, luật
pháp để khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước phát triển.
Dần dần xóa bỏ những rào cản về thuế quan, luật bảo hộ, rào cản chính
trị,phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư
nhân, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài...để các doanh nghiệp có cơ hội bình đẳng phát triển từ đó làm
tăng cầu lao động.
4.4.1.2 Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là mô hình sản xuất rất phù hợp ở
nước ta vì với quy mô vốn đầu tư nhỏ lại sử dụng nhiều lao động (là yếu
tố đầu vào rẻ tương đối).
4.4.1.3 Xây dựng cơ sở hạ tầng
Nhà nước và địa phương phối hợp cùng giải quyết trong vấn đề giải
phóng mặt bằng, xây dựng đường xá, điện, nước,…phát triển các điều
kiện khác để thu hút ngày càng nhiều hơn các doanh nghiệp trong và
ngoài nước đầu tư, sản xuất.
4.3.1.4 Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động
Tăng cường các hoạt động để cung-cầu lao động có thể gặp nhau và
không chỉ dừng lại ở những thông tin về thị trường lao động trong nước
mà cần phải mở rộng thông tin sang thị trường nước ngoài.
: Tel (: 0918.775.368
4.3.2 Nhóm giải pháp kích cầu lao động về chất lượng
4.3.2.1 Nâng cao chất lượng giáo dục
Hệ thống giáo dục nâng cao về chất lượng giảng dạy, giảng dạy với
những nội dung thiên về thực hành nhiều hơn, mở rộng các hình thức
giáo dục để người lao động có nhiều cơ hội hơn nâng cao kiến thức của
mình,…Các giải pháp đó sẽ tạo ra một lực lượng lao động có chất lượng
cao dẫn đến cầu lao động có chất lượng cao cũng sẽ tăng lên.
4.3.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp dịch vụ sẽ thu
hút ngày càng nhiều lao động có trình độ cao, đã qua đào tạo.
Hiện nay, những ngành nghề mới đang phát triển và thu hút khối
lượng lớn lao động có trình độ cao.

×