BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN CAO QUÝ
XÂY DỰNG
MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH - 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TR
ƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN CAO QUÝ
XÂY DỰNG
MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành : KINH TẾ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số : 60.31.12
LU
ẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRƯƠNG THỊ HỒNG
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2010
T
T
Ừ
Ừ
N
N
G
G
Ữ
Ữ
V
V
I
I
Ế
Ế
T
T
T
T
Ắ
Ắ
T
T
Đ
Đ
Ư
Ư
Ợ
Ợ
C
C
S
S
Ử
Ử
D
D
Ụ
Ụ
N
N
G
G
1. ASEAN Association of Southeast Asia Nations – Hiệp hội các Quốc gia
Đông Nam Á
2. CTCK Công ty chứng khoán
3. CTCP Công ty cổ phần
4. DNNN Doanh nghiệp nhà nước
5 GDP Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội
6. HNX Hanoi Stock Exchange – Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội
7. HOSE Hochiminh Stock Exchange – Sở Giao Dịch Chứng Khoán
Thành Phố Hồ Chí Minh
8. IPO Initial Public Offering – Phát hành lần đầu ra công chúng
9. NHĐT Ngân hàng đầu tư
10.
NHTM Ngân hàng thương mại
11.
NHTƯ Ngân Hàng Trung Ương
12.
NHNN Ngân Hàng Nhà Nước
13.
OTC Over - The - Counter – Thị trường phi tập trung
14.
SBSC Công ty Cổ Phần Chứng Khoán Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín
15.
SGDCK Sở Giao Dịch Chứng Khoán
16.
SSC State Securities Commission – Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước
17.
SSI Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Sài Gòn
18.
SWOT Strengthes – Weaknesses – Opportuinities – Threats: Điểm mạnh
– Điểm yếu – Cơ hội – Đe dọa
19.
TMCP Thương Mại Cổ Phần
20.
TTCK Thị trường chứng khoán
21.
UBCK Ủy Ban Chứng Khoán
22.
UPCOM
Unlisted Public Company Market – Thị trường giao dịch chứng
khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết
23.
WTO World Trade Organization – Tổ chức Thương mại Thế giới
D
D
A
A
N
N
H
H
M
M
Ụ
Ụ
C
C
C
C
Á
Á
C
C
H
H
Ì
Ì
N
N
H
H
V
V
À
À
B
B
Ả
Ả
N
N
G
G
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Mô hình ngân hàng đầu tư 9
Hình 1.2 Mô hình ngân hàng tổng hợp 10
Hình 1.3: Mô hình NHTM………………………………………………………11
Hình 1.4 Mô hình NHĐT……………………………………………………… 11
Hình 1.5: Doanh thu ròng ngành ngân hàng đầu tư trên toàn cầu 2001 –
2009…………………………………………………………………………… 17
Hình 1.6: Lợi nhuận ròng ngành ngân hàng đầu tư toàn cầu 2001 – 2009 …18
Hình 2.2: Mô hình tổ chức NHĐT theo chiều ngang……………………… …54
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức Indochine I-Bank…………………………………… 55
Hình 3.1: Mô hình cấu trúc doanh thu của Indochine I-Bank……………… 64
Hình 3.2: Vách ngăn mềm và tương tác giữa các khối trong ngân hàng……….78
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Chức năng NHĐT và NHTM……………………………………… 12
Bảng 1.2: Một số khác biệt giữa NHĐT và NHTM…………………………….15
Bảng 1.3: Doanh thu công nghiệp chứng khoán Trung Quốc năm 2005 … ….17
Bảng 2.1: 10 CTCK có vốn điều lệ lớn trên thị trường………………….…… 29
Bảng 2.2: Thị phần môi giới của 10 CTCK dẫn đầu HOSE………….…… ….31
Bảng 2.3: Thị phần môi giới của 10 CTCK dẫn đầu HNX…………………… 31
Bảng 2.4: Doanh thu thuần & cơ cấu doanh thu của SSI về dịch vụ ngân hàng
đẩu tư……………………………………………………………………………33
Bảng 2.5: Qui mô của thị trường chứng khoán trong 4 năm gần đây……….….34
Bảng 2.6: Một số giao dịch M&A lớn trong giai đoạn 2007 – 2010……………35
Bảng 2.7: Các giao dịch góp vốn vào ngành NHĐT Việt Nam 2007 – 2010… 40
Bảng 2.8: Một số giao dịch thành công của một số NHĐT quốc tế tại Việt
Nam…………………………………………………………………… ………41
Bảng 2.9: Tỉ lệ phát triển GDP của Việt Nam hàng năm…….…………………46
Bảng 3.1: Thành phần cổ đông sáng lập và vốn điều lệ của Indochine I-Bank 70
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Việt Nam đang hòa nhập nhanh vào thị trường tài chính thế giới, từng bước
mở cửa thị trường tài chính theo các cam kết gia nhập WTO. Hơn bao giờ hết, thị
trường tài chính đang đóng một vai trò cực kỳ quan trọng nhằm kết nối nhu cầu vốn
và cung cấp các sản phẩm tài chính cho nhiều thành phần và khu vực trong nền kinh
tế. Hệ thống ngân hàng trong nước đã phát triển mạnh mẽ với các ngân hàng thương
mại quốc doanh lớn vừa phải định hướng kinh doanh vừa đảm nhiệm vai trò công
cụ điều tiết chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ và của ngân hàng nhà nước.
Điểm nổi bật của thị trường là sự vươn lên mạnh mẽ của hệ thống các ngân hàng
thương mại cổ phần, đến tháng 06/2010, nguồn vốn cho kinh doanh vẫn chủ yếu do
hệ thống các ngân hàng thương mại đáp ứng, với tổng tài sản của toàn hệ thống lên
đến 140% GDP. Tuy nhiên, từ đầu năm 2010 đến nay, nhiều phản ánh của báo chí
và phân tích của các chuyên gia tài chính khẳng định rằng các doanh nghiệp trong
nước vẫn gặp phải nhiều khó khăn trong huy động vốn vay từ ngân hàng. Chỉ
khoảng 20% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Rõ
ràng, doanh nghiệp thiếu vốn và tình trạng “đi một chân” của thị trường tài chính
Việt Nam đang là một vấn đề nổi cộm.
Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2000,
hiện nay đã có hơn 100 công ty chứng khoán tham gia. Trên thực tế, đã có nhiều
công ty chứng khoán lớn như Công ty Chứng Khoán Sài Gòn (SSI); Công ty Chứng
Khoán Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín (SBSC); Công ty Chứng Khoán Thành Phố
Hồ Chí Minh (HSC); hay như Công ty Chứng Khoán Bản Việt (VietCapital) tuyên
bố hoạt động theo mô hình ngân hàng đầu tư. Dù đã có những thành công ban đầu
trong việc chuyển đổi và thiết lập mô hình hoạt động, cung cấp các sản phẩm và
dịch vụ ngân hàng đầu tư cơ bản. Tuy nhiên, thực tế đạt được vẫn còn thấp xa so
với nhu cầu và mong đợi.
Ngân hàng đầu tư, với vai trò là một trung gian trên thị trường vốn, nhằm kết
nối trực tiếp các chủ thể thừa vốn và các chủ thể thiếu vốn bằng các sản phẩm, dịch
vụ chuyên môn hóa cao và đòi hỏi sự đầu tư lớn về công nghệ, nhân sự, kinh
nghiệm quản lý và quản trị rủi ro. Trên thế giới, mô hình này có lịch sử phát triển
hàng trăm năm trước và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc huy động và
cung ứng vốn cho các dự án lớn, các chính phủ và các tập đoàn khổng lồ. Cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009 có những nguyên nhân và đóng góp
trực tiếp từ các ngân hàng đầu tư lớn, nhiều trong số các ngân hàng này đã bị sáp
nhập, mua lại hoặc đã xóa tên trên bản đồ tài chính thế giới. Từ đó, nhiều người đã
nghi ngờ rằng liệu mô hình ngân hàng đầu tư có phải đã đến lúc lụi tàn?
Sau khủng hoảng, các ngân hàng đầu tư còn lại đã có những điều chỉnh chiến
lược và đạt được những kết quả hoạt động hết sức ấn tượng. Điều này như một
minh chứng cho vai trò và tính hiệu quả của mô hình. Vấn đề nhận ra là không phải
mô hình có còn phù hợp hay không, mà là điều hành và quản trị rủi ro nó dưới cả
góc độ của cơ quan quản lý vĩ mô lẫn bản thân ban lãnh đạo các ngân hàng như thế
nào?
Có thể nhận thấy nhu cầu của thị trường trong nước về một ngân hàng đầu tư
thực sự thì đã rõ ràng. Tuy nhiên, cả hai Luật Tổ Chức Tín Dụng và Luật Ngân
Hàng Nhà Nước mới ban hành và hiệu lực từ đầu 2011 lại thiếu vắng khái niệm và
các qui định liên quan cho hoạt động của một ngân hàng đầu tư. Cụ thể các công ty
chứng khoán non trẻ trong nước chưa thể hoạt động và đáp ứng cho các giao dịch
lớn mà các giao dịch này thường rơi vào các tập đoàn ngân hàng đầu tư nuớc ngoài
nhiều tiềm lực, kinh nghiệm. Do đó, xuất hiện nhu cầu hoặc phát triển và nâng tầm
các công ty chứng khoán lên thành các ngân hàng đầu tư thực thụ hoặc thành lập và
xây dựng các ngân hàng đầu tư mới để đóng góp vào sự phát triển của thị trường tài
chính và nền kinh tế trong nước. Từ nhận định này, tác giả mạnh dạn nghiên cứu và
thực hiện luận văn với đề tài: “XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
TẠI VIỆT NAM”.
2. Xác định vấn đề nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tổng quan những lý luận cơ bản về ngân hàng đầu tư và
kinh nghiệm xây dựng, phát triển mô hình ngân hàng đầu tư trên thế giới.
Phân tích thực trạng xây dựng mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam. Đánh
giá các cơ hội và thách thức, đề xuất một mô hình ngân hàng đầu tư cần xây dựng
tại Việt Nam và hệ thống các giải pháp nhằm xây dựng thành công mô hình ngân
hàng đầu tư này.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài trình bày các lý thuyết về mô hình hoạt động của ngân hàng đầu tư và
vai trò của ngân hàng đầu tư trong phát triển kinh tế của các nước trên thế giới. Chỉ
ra sự cần thiết để thành lập và xây dựng một mô hình ngân hàng đầu tư đẳng cấp tại
Việt Nam cùng với một số kiến nghị cho cả nhà đầu tư sáng lập và cơ quan quản lý
nhà nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động của các ngân hàng đầu tư lớn trên thế
giới, các công ty chứng khoán lớn tại Việt Nam, hệ thống pháp lý để thành lập ngân
hàng đầu tư.
Đề tài nghiên cứu tổng quan các lý luận về ngân hàng đầu tư, lịch sử và kinh
nghiệm phát triển trên thế giới và thực trạng phát triển mô hình này tại Việt Nam.
Sau cùng đề xuất mô hình ngân hàng đầu tư cần xây dựng. Thời gian nghiên cứu và
phân tích cho đến tháng 10/2010.
5. Phương pháp nghiên cứu và tiếp cận vấn đề
Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong đề tài bao gồm phương pháp
nghiên cứu định tính, phương pháp hệ thống và phương pháp so sánh tổng hợp,
phân tích, khái quát cụ thể, thu thập và xử lý số liệu để luận giải các vấn đề từ đó đề
xuất giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài.
6. Kết cấu luận văn
Kết cấu luận văn được chia thành 03 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về ngân hàng đầu tư
Chương 2: Thực trạng hoạt động của các công ty chứng khoán và đề xuất xây dựng
mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp để xây dựng mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam.
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Mô hình ngân hàng đầu tư đã phát triển từ lâu đời trên thế giới và đến nay
vẫn chỉ rõ tính ưu việt với những đóng góp quan trọng cho sự phát tiển của thị
trường tài chính các nước. Ở Việt Nam, một số công ty chứng khoán lớn và các
ngân hàng đã tuyên bố định hướng hoạt động theo mô hình này. Tuy nhiên, nhiều
thành phần trong nền kinh tế vẫn còn xa lạ với khái niệm, mô hình này. Luận văn sẽ
khái quát mô hình ngân hàng đầu tư, lịch sử và kinh nghiệm hoạt động trên thế giới.
Lập ra một mô hình ngân hàng đầu tư cần xây dựng dựa trên cơ sở thực trạng thị
trường và hệ thống luật pháp Việt Nam hiện nay. Do đó, các định chế tài chính, các
nhà đầu tư và tổ chức khác có thể dùng luận văn để tham khảo cho các định hướng
hoạt động hoặc quyết định đầu tư, xây dựng một ngân hàng theo mô hình mới mẻ
này.
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội dung tôi đã trình
bày trong luận văn này Học viên ký tên
Nguyễn Cao Quý
- 1 -
M
M
Ụ
Ụ
C
C
L
L
Ụ
Ụ
C
C
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục từ ngữ viết tắt được sử dụng
Danh mục các hình và bảng
P
P
H
H
Ầ
Ầ
N
N
M
M
Ở
Ở
Đ
Đ
Ầ
Ầ
U
U
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Xác định vấn đề nghiên cứu
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
5. Phương pháp nghiên cứu và tiếp cận vấn đề
6. Kết cấu của luận văn
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
N
N
Ộ
Ộ
I
I
D
D
U
U
N
N
G
G
Trang
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ - 5 -
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ - 5 -
1.1.1 Khái niệm ngân hàng đầu tư - 5 -
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển NHĐT trên thế giới. - 6 -
1.1.3 Phân loại ngân hàng đầu tư - 9 -
1.1.3.1 Phân loại các mô hình NHĐT - 9 -
1.1.3.2 So sánh NHTM và NHĐT - 10 -
1.2 VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ. - 16 -
1.2.1 Vai trò của NHĐT trên thế giới. - 16 -
1.2.2 Nhu cầu phát triển NHĐT ở Việt Nam - 18 -
- 2 -
1.3 KINH NGHIỆM XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN NHĐT TRÊN THẾ GIỚI VÀ
Ý TƯỞNG XÂY DỰNG NHĐT TẠI VIỆT NAM - 21 -
1.3.1 Một số kinh nghiệm từ việc phát triển mô hình NHĐT trên thế giới - 21 -
1.3.1.1 Kinh nghiệm xây dựng NHĐT tại Anh - 21 -
1.3.1.2 Kinh nghiệm xây dựng NHĐT tại Nhật - 22 -
1.3.1.3 Kinh nghiệm xây dựng NHĐT tại Mỹ - 23 -
1.3.1.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng NHĐT… 23 -
1.3.2 Sự sụp đổ mô hình NHĐT trong khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009
- 24 -
1.3.3 Ý tưởng xây dựng NHĐT tại Việt Nam. - 26 -
Kết Luận Chương 1 - 28 -
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG
KHOÁN VÀ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI
VIỆT NAM - 29 -
2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HƯỚNG XÂY DỰNG NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM. - 29 -
2.1.1 Thực trạng hoạt động của các CTCK tại Việt Nam - 29 -
2.1.2 Tình hình xây dựng và phát triển các dịch vụ NHĐT của các CTCK tại Việt Nam
- 34 -
2.1.2.1 Dịch vụ tư vấn NHĐT - 34 -
2.1.2.2 Quản lý Quỹ Đầu Tư - 37 -
2.1.2.3 Hoạt động nghiên cứu - 39 -
2.1.2.4 Hoạt động của các NHĐT quốc tế tại Việt Nam - 39 -
2.1.3 Phân tích SWOT các CTCK và NHĐT Việt Nam - 43 -
2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển mô hình NHĐT tại Việt Nam - 44 -
2.2 CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM. - 46 -
- 3 -
2.2.1 Các yếu tố khách quan - 46 -
2.2.1.1 Về môi trường kinh tế - 46 -
2.2.1.2 Về khía cạnh luật pháp - 47 -
2.2.1.3 Hoạt động của thị trường tài chính: - 48 -
2.2.2 Các yếu tố chủ quan. - 49 -
2.3 MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG - 49 -
2.3.1 Tư cách pháp nhân của NHĐT: - 50 -
2.3.2 Giới thiệu sơ lược về cổ đông sáng lập và cơ cấu vốn: - 50 -
2.3.3 Mô hình tổ chức - 53 -
2.3.3.1 Theo chiều ngang - 53 -
2.3.3.1 Theo chiều dọc - 54 -
Kết Luận Chương 2 - 61 -
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU
TƯ TẠI VIỆT NAM - 63 -
3.1 ĐỊNH VỊ CHIẾN LƯỢC ĐỂ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH NHĐT - 63 -
3.1.1 Về Sản Phẩm - 63 -
3.1.2 Về Khách Hàng - 64 -
3.1.3 Về Thị Trường - 64 -
3.2 QUY TRÌNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ - 66 -
3.3 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: - 66 -
3.3.1 Tư cách pháp nhân - 66 -
3.3.1.1 Phân tích hình thức liên doanh - 67 -
3.3.1.2 Lựa chọn hình thức cổ phần - 68 -
3.3.2 Cơ cấu tổ chức - 69 -
3.3.3 Huy động nguồn vốn để thành lập NHĐT - 70 -
3.3.3.1 Giải pháp huy động vốn nhà đầu tư tổ chức - 71 -
- 4 -
3.3.1.2 Giải pháp huy động vốn của nhà đầu tư cá nhân trong nước - 71 -
3.3.4 Tìm kiếm nguồn nhân lực - 73 -
3.3.4.1 Chính sách tuyển dụng - 74 -
3.3.4.2 Chính sách đãi ngộ - 74 -
3.3.5 Xây dựng hệ thống hoạt động cho ngân hàng - 76 -
3.3.5.1 Hệ thống giao dịch - 76 -
3.3.5.2 Xây dựng hệ thống nghiên cứu - 77 -
3.3.5.3 Quản lý thanh khoản - 78 -
3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ – ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN HỮU QUAN –
NHÀ NƯỚC. - 79 -
3.4.1 Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật – chính sách - 79 -
3.4.1.1 Khung chính sách và hành lang pháp lý. - 79 -
3.4.1.2 Hoạt động giám sát - 80 -
3.4.2 Các kiến nghị khác - 81 -
3.4.2.1 Tăng nguồn cung hàng hóa và mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài - 81 -
3.4.2.2 Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính lớn của khu vực. .
- 82 -
Kết Luận Chương 3 - 83 -
KẾT LUẬN - 85 -
Những điểm mới của luận văn
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
- 5 -
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
1.1.1 Khái niệm ngân hàng đầu tư
Theo quan điểm truyền thống, NHĐT được hiểu là một chủ thể “trung gian” với
chức năng chính là tư vấn và thực hiện huy động nguồn vốn trên thị trường vốn cho
các khách hàng (bao gồm các doanh nghiệp cũng như các chính phủ). Các nguồn vốn
trên thị trường vốn chủ yếu mang tính chất trung và dài hạn trong khi các nguồn vốn
ngắn hạn thường được huy động trên thị trường tiền tệ thông qua hệ thống NHTM.
Trong quá trình phát triển kinh doanh, các doanh nghiệp luôn cần các nguồn
vốn, đặc biệt các nguồn vốn trung và dài hạn để tài trợ cho quá trình sản xuất kinh
doanh của mình. Tương tự như vậy, các chính phủ cũng cần huy động các nguồn vốn
nhàn rỗi để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng hay
đầu tư cho y tế, giáo dục, văn hóa. Thậm chí khi các chính phủ không bị thâm hụt ngân
sách, họ vẫn phát hành trái phiếu là để tái tài trợ các khoản nợ phát hành trước đây nay
đến hạn thanh toán. Thay vì tìm kiếm các nguồn vay ngắn hạn trên thị trường tiền tệ
qua kênh NHTM với các điều khoản vay vốn ngặt nghèo hoặc mức lãi suất không hấp
dẫn, các doanh nghiệp và chính phủ có thể tìm kiếm các nguồn vốn trung dài hạn trên
thị trường vốn.
NHĐT xuất hiện làm nhiệm vụ giúp các doanh nghiệp, chính phủ phát hành các
loại chứng khoán ra thị trường nhằm huy động các nguồn vốn cần thiết. Các loại chứng
khoán phát hành có thể bao gồm cổ phiếu hoặc trái phiếu. Do vậy, NHĐT đóng vai trò
là một chủ thể trung gian quan trọng của nền kinh tế hoạt động trên thị trường vốn.
Ngày nay, NHĐT đã mở rộng các loại hình nghiệp vụ của mình sang các lĩnh
vực khác và trở thành một chủ thể kinh doanh đa đạng lấy nghiệp vụ NHĐT truyền
thống làm hoạt động cốt lõi. Các mảng kinh doanh chính của một NHĐT hiện đại
ngoài nghiệp vụ NHĐT (bao gồm dịch vụ phát hành chứng khoán và tư vấn mua bán,
sáp nhập doanh nghiệp), còn có hoạt động đầu tư (sales & trading), nghiên cứu
- 6 -
(research), quản lý đầu tư (investment management), ngân hàng bán buôn (merchant
banking) và nghiệp vụ nhà môi giới chính (prime brokerage).
Như vậy về cơ bản NHĐT thực chất là một CTCK nhưng ở mức độ phát triển cao
với các loại nghiệp vụ đa dạng và phức tạp hơn. NHĐT thường được gọi tắt trong tiếng
Anh là “I-bank” (Investment Bank).
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển NHĐT trên thế giới.
Lịch sử phát triển của ngành ngân hàng thế giới gắn chặt với việc các thương
nhân (merchant) phương Tây cung cấp tín dụng cho các khách hàng, đối tác của mình,
khởi đầu từ việc chấp nhận các hối phiếu thương mại (commercial bills). Sự phát triển
của hoạt động này đã tạo nên các nhà buôn ngân hàng (merchant banker) và sau đó
hình thành nên các ngân hàng bán buôn (merchant bank) bắt đầu hoạt động vào thế kỷ
18 ở Pháp và ở Ý, sau đó phát triển qua vương quốc Anh.
Một tổ tiên khác của các NHĐT ngày nay là các nhà tài phiệt (financier), những
người cho các vương triều phương Tây vay tiền để tài trợ cho các cuộc chiến tranh hay
cuộc vận động lớn. Nhiều gia đình tài phiệt trở thành ngân hàng cho vay các Hoàng Đế
châu Âu vào thế kỷ 13 và 14 ví như the Pope (năm 1250) tài trợ cho Edward I của
Anh, gia đình Fugger ở Đức tài trợ cho vua Maximilian I của Áo trong cuộc chiến
tranh với Pháp và Ý.
Ý tưởng về một ngân hàng có thể đầu tư vào chứng khoán vốn (equities) có lẽ
xuất hiện đầu tiên tại Pháp. Jacques Lafitte, một chủ nhà băng và là nhà chính trị Pháp,
trong nhiều năm đã theo đuổi việc tạo ra một ngân hàng thương nhân chuyên môn hóa
trong tài trợ dài hạn bằng cách đầu tư vào nắm giữ cổ phần (equity holdings) và cung
cấp các khoản vay dài hạn (long-term loans). Mô hình ngân hàng này có những đặc
điểm của cả NHTM (commercial banks – nhận tiền gửi) và NHĐT (investment banks –
cho vay đến chính phủ và giao dịch trên thị trường chứng khoán) ngày nay. NHĐT đầu
tiên này được đặt tên là Caisse Générale du Commerce et de l’Industrie chuyển tiền
gửi vào cho vay các dự án đường ray xe lửa và tham gia góp vốn vào các hãng kinh
doanh. Tuy nhiên, cũng như các ngân hàng khác của Pháp, nó phá sản vào năm 1848.
- 7 -
Năm 1863, luật cho phép việc thành lập các ngân hàng cổ phần (joint stock
banks) mà không cần sự chấp thuận trước của chính phủ Pháp. Nhờ đó, Crédit
Lyonnais và Socíeté Générale được thành lập và tồn tại cho đến ngày nay.
Tại Đức, NHĐT đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa. Việc
thành lập Cologne’s Schaafhausenscher Bankverein năm 1848 đánh dấu sự khởi nguồn
của một NHĐT thực sự. Tuy nhiên, mãi đến 1870, khi luật lệ cho phép tạo ra các ngân
hàng cổ phần, khi đó các ngân hàng Đức mới trở nên một đế chế của mô hình ngân
hàng tổng hợp với việc thành lập của Deutsche Bank và CommerzBank năm 1870, sau
đó là Dresdner Bank năm 1872.
Đạo luật Ngân Hàng Quốc Gia năm 1863 (National Bank Act of 1863) đã giúp
thiết lập hệ thống ngân hàng quốc gia của Mỹ, các ngân hàng cổ phần (chartered
banks) và việc phát hành tiền giấy được bảo đảm bởi các chứng khoán chính phủ Mỹ
(U.S. government securities).
Đạo Luật Ngân Hàng Quốc Gia (National Bank Law of 1863) cấm các NHTM
tham gia vào các hoạt động chứng khoán như bảo lãnh phát hành và phân phối các cổ
phiếu và trái phiếu doanh nghiệp, nhưng các ngân hàng lớn vẫn tìm cách phá vỡ giới
hạn này bằng việc thiết lập các công ty con (affiliates) để kinh doanh bảo lãnh. Năm
mươi năm sau, Luật Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve Act of 1913) ra đời năm 1913
đã thiết lập nên hệ thống Quỹ dự trữ liên bang hoạt động như NHTƯ của các bang.
Mười lăm năm sau, cả hai đạo luật này đều được bổ sung và điều chỉnh lần nữa bởi đạo
luật McFadden Act of 1927. Đạo luật mới cấm hoạt động của ngân hàng liên bang
(inter-state banking), nhưng lại cho phép các ngân hàng các bang được kinh doanh và
bảo lãnh phát hành các chứng khoán thông qua một bộ phận kinh doanh chứng khoán
độc lập.
Thị trường chứng khoán thế giới trải qua “Ngày thứ Năm đen tối” (24 tháng 10
năm 1929), sau đó từ 1930 đến 1933, có gần 10.000 ngân hàng sụp đổ, Tổng Thống
Mỹ đóng cửa các ngân hàng trong một tuần vào tháng 3 năm 1933. Lan đến tận châu
Âu, Đức cũng phải đóng cửa tất cả các ngân hàng trong vòng 02 ngày. Trong thời gian
này, có 03 đạo luật quan trọng ra đời để điều chỉnh các hoạt động ngân hàng và chứng
khoán. Đạo Luật Chứng Khoán (the Securities Act of 1933 – dành cho thị trường sơ
- 8 -
cấp) và Đạo Luật Ngân Hàng (the Banking Act) cùng năm, sau đó là Đạo luật Giao
dịch Chứng Khoán (Securities Exchange Act of 1934 – cho thị trường thứ cấp). Trong
đó, Đạo luật Ngân hàng (the Banking Act) hay còn gọi là đạo luật Glass-Steagall Act,
tách biệt NHTM với NHĐT, cấm các NHTM trong hệ thống Quỹ Dự trữ Liên Bang
tham gia vào các hoạt động của NHĐT. Đạo luật cũng thiết lập nên Tập Đoàn Bảo
Hiểm Tiền Gởi Liên Bang (Federal Deposit Insurance Corporation – FDIC), và buộc
các ngân hàng lớn đứng trước hai lựa chọn giữa NHĐT và nhận tiền gửi (NHTM). Như
vậy, Đạo luật Glass-Steagall Act đã tách biệt đồng thời ngăn ngừa sự cạnh tranh giữa
NHTM và NHĐT.
Đạo luật McFadden và các luật liên quan đã giới hạn khả năng của các NHTM
để mở rộng về phương diện địa lý, đạo luật Glass-Steagall Act giới hạn lại các sản
phẩm mà ngân hàng có thể cung cấp. Các NHTM bị dồn ép, trong khi các NHĐT lại
được bảo vệ bởi đạo luật Glass-Steagall Act khỏi sự cạnh tranh của NHTM và vẫn
tham gia vào bảo lãnh phát hành, bán, phân phối cổ phiếu, trái phiếu và các chứng
khoán khác. Đạo luật Glass-Steagall Act thì đã không cấm các NHTM tham gia bảo
lãnh phát hành và kinh doanh chứng khoán bên ngoài nước Mỹ. Cho đến trước khủng
hoảng tài chính 2008 – 2009, nhiều NHĐT Mỹ vẫn giữ nguyên là các ngân hàng đầu
tư độc lập, tuy nhiên họ phải phụ thuộc vào thị trường vốn (equity market).
Đạo luật Ngân hàng (The Banking Act) đã loại bỏ thành công vấn đề cạnh tranh
cho các NHĐT, nhưng chỉ kéo dài đến năm 1999 và bị thay thế bởi Gramm-Leach-
Bliley Act. Theo thời gian, các tập đoàn giảm sự phụ thuộc của mình vào vay nợ ngân
hàng truyền thống, thay vào đó họ tìm nguồn tài trợ từ các thị trường chứng khoán nợ.
Vì vậy, các NHTM đã tham gia vào các sản phẩm thu nhập cố định (fixed-income
business), thị phần của các NHĐT giảm từ 41% năm 1996 xuống còn 30% vào 2002.
Kết quả là, các NHĐT tập trung vào các sản phẩm giá trị gia tăng cao (higher-value-
added products) như sản phẩm nợ cấu trúc, phái sinh và giao dịch tự doanh. Họ cũng
tham gia vào quản lý quỹ (fund management).
Lịch sử NHĐT hiện đại nổi bật là sự sụp đổ của một số NHĐT trên thế giới
trong cuộc khủng hoảng tín dụng, sau đó là khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 –
2009, nội dung này sẽ được nghiên cứu trong phần 1.3.2 tiếp theo.
1.1.3 Phân loạ
i n
1.1.3.1 Phân lo
ạ
Ngày nay
triển phức tạ
p và
mả
ng kinh doanh
M
ô hình N
mô hình NH
ĐT:
Hình 1.1 Mô hình
Ngân hàn
phát hành chứ
ng
sáp nhậ
p doanh n
Ngân hàn
nhất định hoặ
c t
chuyên tư vấ
n mu
định chế
tài chính
Mô hình n
độ
ng NHTM, NH
thành từ việ
c các
dụng tố
i đa các
năng tài chính ch
hàng tổng hợ
p th
NHTM thôn tính
Ngân Hàng Đ
Toàn Diện
- 9 -
i ngân hàng đ
ầu tư
ạ
i các mô hình NHĐT
y nay
, với sự tự do hóa tài chính tạ
i nhi
p và đa d
ạng. NHĐT có thể tồn tạ
i d
doanh c
ủa một ngân hàng tổng hợp.
hình NH
ĐT độc lập: Về mô hình này
,
ĐT: ngân hàng đ
ầu tư toàn diệ
n và ngân
hình ngân hàng
đầu tư.
hàng đ
ầu tư toàn diện: cung cấ
p các
ng khoán, đ
ầu tư chứ
ng khoán, cung
oanh nghi
ệp, môi giới chứng khoán, qu
ả
hàng đ
ầu tư chuyên sâu: Chỉ
cung c
c t
ập trung khai thác một mảng thị
n mua bán, sáp nh
ập doanh nghiệ
p, m
i chính, m
ột số tập trung đầu tư mạo hi
ể
hình n
gân hàng tổng hợp:
Các ngân hà
M, NHĐT và
công ty bảo hiể
m. Các ngâ
c các NHTM m
ở rộng hoạt động củ
a m
a các m
ối quan hệ khách hàng, nguồ
n n
ính chuyên sâu và cơ s
ở vật chất kỹ
thu
p thư
ờng được mở rộ
ng theo hai các
n tính các NHĐT, ho
ặc là sự tăng trưở
ng
Ngân Hàng Đầu Tư
Độc Lập
àng Đầu Tư
n Diện
Ngân Hàng Đầu Tư
Chuyên Sâu
i nhi
ều quốc gia, mô hình NHĐT đ
ã phá
i d
ạng độc lập hoặc có thể chỉ
là m
,
trên thế giới hiện nay đang tồn t
ạ
à ngân hàng đ
ầu tư chuyên sâu.
p các d
ịch vụ đa dạng bao gồm bả
o lãnh
cung c
ấp các dịch vụ tín dụ
ng, mua bán
ả
n lý đầu tư và nghiên cứu.
cung c
ấp một số mảng dịch vụ lự
a ch
trường nhất định. Một số
ngân hà
p, m
ột số tập trung phục vụ
khách hàng
ể
m lĩnh vực công nghệ cao.
gân hàng t
ổng hợp là sự kết hợp củ
a ho
c ngân hàng t
ổng hợp chủ yếu đượ
c hình
a mình sang l
ĩnh vực NHĐT nhằ
m t
n nhân l
ực dồi dào với kiến thứ
c k
thu
ật sẵn có. Sự
hình thành các ngân
ai cách: tăng trư
ởng cơ học với việ
c cá
ng sinh h
ọc.
ã phát
là m
ột
ạ
i 2
o lãnh
ua bán,
a ch
ọn
n hà
ng
h hàng
a ho
ạt
c hình
m t
ận
c k
ỹ
c ngân
c các
Hình 1.2 Mô hình
Ngoài ra, k
phân thành các lo
Nhóm ngâ
cấp đầy đủ nhấ
t c
các ngân hàng nà
Nhóm các
này vẫn cung c
ấ
qui mô vốn nh
ỏ
Nhóm các
thường tổ chứ
c m
như Harris Willia
Nhóm các
trung cung cấ
p
Rothschild, chuyê
1.1.3.2
So sánh N
Việ
c so sá
tạo lợi nhuậ
n, cá
thông thường v
ớ
ngân hàng còn kh
Mô hình h
Ngân hàn
Ngân Hàng
Thương Mại
- 10 -
hình ngân hàng t
ổng hợp
ài ra, khi xét dư
ới góc độ nguồn vố
n và
các lo
ại NHĐT sau:
ngân hàng đ
ầu tư lớn
(Bulge Brack
t các s
ản phẩm và dịch vụ của mộ
t n
àng này r
ất lớn: hơn 10 tỷ USD (large -
các ngân hàng h
ạng 1
(Tier One ho
ấ
p khá đầy đủ các sản phẩm dị
ch v
ỏ
hơn.
các ngân hàng đ
ầu tư khu vực
(Reg
c m
ạng lưới để phục vụ
khách hàng
Williams, Wells Fargo & Co.
các NHĐT qui mô nh
ỏ
(Boutiques
p m
ột số sản phẩm dịch vụ th
ế
, chuyên môn hóa trong d
ịch vụ tư vấ
n m
nh NHTM và NHĐT
so sánh khung pháp lý, b
ản chất, chứ
c n
n, cách th
ức huy động, sử dụ
ng và qu
ớ
i NHĐT sẽ
giúp chúng ta có cái n
còn khá m
ới tại Việt Nam.
hình ho
ạt động:
hàng thương m
ại:
Ngân Hàng
Tổng Hợp
àng
ng Mại
Ngân Hàng
Đầu Tư
Công T
Bảo Hiể
n và qui mô
hoạt động, ngườ
i ta có th
racket):
Đây là nhữ
ng ngân hàng cung
t ngân hàng đ
ầu tư. Quy mô vố
n c
cap).
ho
ặc Major Bracket):
Các ngân hàng
ch v
ụ như nhóm các NHĐT lớ
n nhưng
Regional Brokers):
Các ngân
hàng nà
hàng trong m
ột khu vực địa lý nhất đ
ị
ues Bank):
Qui mô nhỏ và thườ
ng t
ế
mạnh. Ở châu Â
u có Lazard v
n mua bán sáp nh
ập.
c năng, mô h
ình hoạt độ
ng, cách th
và qu
ản lý nguồn vốn của một
NHTM
cái nhìn t
ổng quan hơn về mộ
t mô hình
ông Ty
ảo Hiểm
có th
ể
g cung
n c
ủa
n hàng
nhưng
ng này
ị
nh
ng t
ập
ard và
ch th
ức
NHTM
ô hình
- 11 -
NHTM là chủ thể hoạt động trên thị trường tiền tệ. Nghiệp vụ chính của NHTM
là nhận tiền gửi (vãng lai, tiết kiệm, có kỳ hạn) và dùng nguồn vốn này cho vay nền
kinh tế, các hoạt động NHTM phần lớn tập trung vào các nghiệp vụ ngắn hạn.
Hình 1.3: Mô hình NHTM
Ngân hàng đầu tư:
NHĐT là chủ thể hoạt động trên thị trường vốn với chức năng tư vấn và bảo
lãnh phát hành chứng khoán nhằm huy động vốn cho các khách hàng. Với mô hình
NHĐT, dòng vốn có thể chảy trực tiếp từ chủ thể thừa vốn đến chủ thể thiếu vốn và
NHĐT chỉ có vai trò kết nối trung gian để hai bên tìm hiểu nhau thông qua bản cáo
bạch thông tin và các buổi thuyết trình (roadshow). Mặc dù có sự hỗ trợ kỹ thuật của
các định chế chuyên nghiệp độc lập khác như công ty định mức tín nhiệm (xác nhận
mức độ rủi ro tín dụng), công ty kiểm toán, công ty tư vấn luật (xác nhận tính pháp lý),
NHĐT đóng vai trò “nhạc trưởng” cho quá trình kết nối này.
Hình 1.4 Mô hình ngân hàng đầu tư
Thừa vốn
Thừa vốn
Thừa vốn
Thừa vốn
Thiếu vốn
Thiếu vốn
Rủi ro đầu tư
Ngân hàng đầu tư
Thừa vốn
Thừa vốn
Thừa vốn
Ngân Hàng
Thương
Mại
Thiếu vốn
Thiếu vốn
Thiếu vốn
V
ố
n
V
ố
n
Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng
- 12 -
Các chức năng chính của NHĐT:
Ngày nay các mô hình NHTM và NHĐT đã phát triển các loại hình dịch vụ đa
dạng trở thành các định chế tài chính với nhiều chức năng khác nhau:
Bảng 1.1: Chức năng NHĐT và NHTM
Ngân Hàng Đầu tư Ngân hàng thương mại
Nhà bảo lãnh phát hành chứng khoán
Nhà môi giới chứng khoán
Nhà đầu tư
Nhà tạo lập thị trường
Nhà cung cấp tín dụng cho các dự án lớn
Nhà uỷ thác quản lý đầu tư
Nhà tư vấn
Nhà cung cấp dịch vụ
Nhà huy động tiền gửi
Nhà đầu tư
Nhà tạo lập thị trường
Nhà cung cấp tín dụng
Nhà đầu tư các sản phẩm thị trường tiền
tệ và thị trường ngoại hối
Nhà tư vấn
Trung tâm thanh toán
Chức năng nhà môi giới (Broker):
Chức năng nhà môi giới là kết nối người mua và người bán lại với nhau và nhà
môi giới không sở hữu chứng khoán. Do đó, nhà môi giới không chịu rủi ro biến động
giá cả thị trường.
Chức năng nhà đầu tư (Dealer) và nhà tạo lập thị trường (Market Maker):
Chức năng nhà đầu tư là việc thực hiện chuyển giao sản phẩm đầu tư từ người
bán sang người mua, từ người cho vay sang người đi vay bằng việc NHĐT mua tài sản
đó từ người bán và bán lại cho người mua (hoặc ngược lại).
Chức năng nhận uỷ thác (Trustee):
Với chức năng là nhà uỷ thác, NHĐT có thể tham gia 2 hình thức sau:
Thay mặt khách hàng thực hiện các giao dịch do khách hàng quyết định;
Quản lý đầu tư: NHĐT sẽ hưởng mức phí theo tỷ lệ phần trăm của tài sản quản
lý và ngoài ra còn có phí thường dựa theo kết quả đầu tư quản lý tài sản.
Chức năng nhà tư vấn (Advisor):
- 13 -
Ngoài dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán và tư vấn cổ phần hoá, NHĐT
tham gia vào các hoạt động tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, tư vấn chiến lược,
thành lập liên minh, liên doanh. Đối với nghiệp vụ quản lý đầu tư, NHĐT cũng đóng
vai trò là nhà tư vấn chiến lược phân bố tài sản đầu tư phù hợp cho khách hàng. Chức
năng nhà tư vấn là chức năng chính của NHĐT.
Chức năng nhà cung cấp dịch vụ (Servicer):
Với chức năng này, NHĐT cung cấp các dịch vụ nhà môi giới chính cho các
quỹ đầu cơ (hedge fund). NHĐT với tư cách nhà môi giới chính thay mặt khách hàng
thực hiện giao dịch với các nhà môi giới phụ, thu xếp vốn, thanh toán, lưu ký, báo cáo.
Các nguồn thu nhập:
Với chức năng và vai trò khác nhau, NHTM và NHĐT có cách thức tạo thu
nhập khác nhau. Đối với NHTM, hoạt động nhận tiền gửi và tín dụng vẫn là hoạt động
bao trùm, do đó thu nhập từ chênh lệch lãi suất chiếm tỷ trọng lớn (thông thường từ
50%-70%) trong tổng thu nhập.
Trong khi đó, cơ cấu thu nhập chính của NHĐT vẫn là các khoản phí từ các
hoạt động tư vấn, bảo lãnh, dịch vụ môi giới, quản lý đầu tư. Thu nhập từ hoạt động
đầu tư cũng chiếm một phần quan trọng song có mức độ biến động cao. Các NHĐT
tham gia hoạt động ngân hàng bán buôn với các khoản cho vay đồng tài trợ hay tài trợ
dự án cũng có một phần thu nhập chênh lệch lãi suất.
Cách thức huy động vốn:
NHTM có một lợi thế lớn so với NHĐT đó là lợi thế về nguồn vốn thông qua
huy động tiền nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Đây là nguồn vốn lớn nhất của
ngân hàng bên cạnh phát hành trái phiếu, vay thị trường liên ngân hàng, vốn cổ đông.
Điểm bất lợi của NHĐT so với NHTM là NHĐT không được phép huy động
tiền gửi của công chúng, do đó không có quyền tiếp cận với một nguồn vốn ổn định,
dài hạn và với chi phí rẻ hơn các nguồn vốn khác. Trong khi đó, NHĐT ngày càng
thâm nhập sâu vào các hoạt động đầu tư và cần một lượng vốn khổng lồ cho các hoạt
động này.
Nguồn vốn lớn nhất của NHĐT là đi vay bằng tài sản đảm bảo. Trong quá trình
hoạt động của mình, NHĐT nắm giữ rất nhiều tài sản tài chính có chất lượng tốt và
- 14 -
tính thanh khoản cao. Đây chính là nguồn tài sản đảm bảo tốt nhất để NHĐT có thể
huy động được các nguồn vốn trên thị trường thông qua một số nghiệp vụ đặc thù của
thị trường vốn.
Quản lý tài sản và nguồn vốn:
Đặc thù mô hình hoạt động dẫn đến sự khác nhau trong mối quan hệ giữa
“nguồn vốn” và “sử dụng vốn” của NHTM và NHĐT. NHTM thường huy động vốn
trước rồi quyết định sử dụng nguồn vốn huy động được thế nào cho hiệu quả, hạn chế
rủi ro. Phần huy động tiền gửi không sử dụng hết có thể được gửi trên thị trường liên
ngân hàng hoặc đầu tư các chứng từ có giá có tính thanh khoản cao nhằm hưởng chênh
lệch lãi suất. Do đó “nguồn vốn” quyết định “sử dụng vốn” và quản lý NHTM mang
định hướng “quản lý tài sản”.
Trong khi đó NHĐT chỉ huy động nguồn vốn theo nhu cầu đầu tư thực tế, tức là
“sử dụng vốn” quyết định “nguồn vốn”. Do đó, bản chất quản lý NHĐT mang thiên
hướng “quản lý nguồn vốn”. Bộ phận quản lý tài sản, nguồn vốn (ALM) có vai trò
quan trọng đối với cả NHTM và NHĐT, tuy nhiên vì lý do đặc thù trên mà đối với mỗi
loại hình ngân hàng, các định hướng và mục tiêu quản lý khác nhau.
Đòn bẩy tài chính:
Một đặc điểm quan trọng của NHTM là tỉ trọng tài sản nằm trong các danh mục
cho vay tín dụng và các tài sản đầu tư với định hướng nắm giữ dài hạn khá lớn. Đây là
các tài sản có tính thanh khoản thấp và không dễ gì để thế chấp vay vốn trên thị
trường.
Trong khi đó đối với NHĐT, với vai trò là một nhà đầu tư chứng khoán, hầu hết
các tài sản mang tính thanh khoản rất cao có thể chuyển đổi ra tiền mặt một cách linh
hoạt
. Do đó, NHĐT dễ dàng mang thế chấp các tài sản đầu tư của mình ra thị trường
để vay vốn ngắn hạn. Việc chấp nhận hệ số đòn bẩy cao, tức là một rủi ro tài chính cao
và kiểm soát chúng là tâm điểm của nghệ thuật quản trị NHĐT.
Khung pháp lý và cách thức tổ chức
NHĐT là một định chế tài chính lấy hoạt động kinh doanh chứng khoán làm
nòng cốt, do đó về cơ bản chịu sự quản lý của UBCK. Tuy nhiên, hoạt động của
NHĐT có thể bao gồm nhiều nghiệp vụ đa dạng khác nhau và mỗi loại nghiệp vụ chịu
- 15 -
sự điều chỉnh của các khung pháp lý khác nhau. Do đó, một NHĐT có thể chịu quản lý
của rất nhiều cơ quan chức năng chuyên ngành tuỳ theo mức độ đa dạng của các hoạt
động. Ngày nay với sự hình thành của các ngân hàng tổng hợp có các hoạt động cả
NHTM, NHĐT và công ty bảo hiểm, một số quốc gia hình thành nên một cơ quan
giám sát tổng hợp (consolidated supervisor) có thể là NHTƯ hoặc UBCK hoặc một cơ
quan độc lập thứ ba. Do tham gia vào rất nhiều hoạt động kinh doanh đặc thù, các
NHĐT trên thế giới thường lập ra các công ty con khác nhau để tách bạch hoạt động và
rủi ro nhằm tạo điều kiện quản trị cũng như giám sát của các cơ quan chức năng, đồng
thời cũng giúp quá trình tái cơ cấu kinh doanh của các NHĐT thuận tiện hơn.
Một số điểm khác biệt khác
Ngoài các sự khác nhau cơ bản nêu trên giữa NHĐT và NHTM, còn có một số
đặc điểm khác biệt giữa 2 loại hình ngân hàng này về khía cạnh hoạt động.
Bảng 1.2: Một số khác biệt giữa NHĐT và NHTM
Tiêu Chí So Sánh Ngân Hàng Đầu Tư
Ngân Hàng Thương Mại
Tư cách pháp nhân Công ty tài chính Ngân hàng
Thị trường hoạt động chính Thị trường vốn Thị trường tiền tệ
Mức độ rủi ro Cao Thấp
Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính Cao Thấp
Mức độ sử dụng sản phẩm phái sinh Cao Thấp
Thời hạn đầu tư Ngắn Dài
Quản lý tài sản nguồn vốn Nguồn vốn Tài sản
Cơ quan giám sát UBCK NHTƯ
Mức độ giám sát Thấp Cao
Mức độ ổn định lợi nhuận Thấp Cao
Số lượng nhân viên Ít Nhiều
Số lượng chi nhánh Ít Nhiều
Thu nhập bình quân nhân viên Cao Thấp
- 16 -
1.2 VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
1.2.1 Vai trò của NHĐT trên thế giới
Trước hết, ta tìm hiểu chức năng của một trong những NHĐT hàng đầu trên thế
giới là Goldman Sachs. Goldman Sachs thường nhấn mạnh vai trò của mình đối với
nền kinh tế rằng bằng cách phục vụ tốt nhất khách hàng của mình và tạo ra các cơ hội
cho phát triển kinh tế, thành công của ngân hàng cũng sẽ bắt nguồn từ đó. Vai trò của
ngân hàng luôn thể hiện rõ rệt đối với khách hàng, dù ngân hàng không tham gia nhiều
vào các hoạt động của một NHTM truyền thống.
Khách hàng của ngân hàng là các chính phủ, tập đoàn lớn, các định chế và
những nhà đầu tư giàu tiềm lực. Ngân hàng tư vấn các công ty trong việc mua và bán
doanh nghiệp, quản lý rủi ro, hỗ trợ các chính phủ, chính quyền địa phương, tài trợ cho
các hoạt động của họ bằng cách cho vay và phát hành các chứng khoán nợ và chứng
khoán vốn. Ngân hàng hỗ trợ các giao dịch cho khách hàng; quản lý tài sản cho các tổ
chức, bao gồm các quỹ tương hỗ, quỹ hưu bổng và các quỹ khác. Ngân hàng đầu tư
vốn, cùng với khách hàng nhằm phát triển doanh nghiệp và tạo ra việc làm.
Trong thực tế hoạt động của mình, Goldman Sachs đã thực hiện nhiều chương
trình như “10,000 Small Business”, “10,000 Women”, “Municipal Finance”, “Urban
Investment” nhằm hỗ trợ về quản lý, tài trợ tài chính các doanh nghiệp nhỏ phát triển,
hỗ trợ đào tạo về quản lý, kinh tế, kinh doanh cho phụ nữ, ngoài ra còn hỗ trợ chính
quyền trong tài trợ vốn, đầu tư, quản lý các dự án công.
Trung Quốc và một số nước khác đã khai thác triệt để thị trường vốn quốc tế
hàng thập kỷ qua. Giai đoạn 2002- 2005, dù thị trường cổ phiếu Trung Quốc tụt dốc
mạnh, nhưng các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn huy động được trên 100 tỉ USD từ các
thị trường vốn quốc tế (thị trường nội địa khi đó chỉ khoảng 40 tỉ USD). Từ năm 2000
đến nay, Trung Quốc đã huy động thành công gần 200 tỷ USD từ các thị trường vốn
quốc tế
1
. Như vậy, các doanh nghiệp Trung Quốc hiện nay có đủ lực để cạnh tranh
toàn cầu. Thành công đó của doanh nghiệp Trung Quốc có sự góp sức rất lớn của các
ngân hàng đầu tư. Bảng dưới đây thể hiện doanh thu công nghiệp ngân hàng đầu tư
1
Trần Ngọc Tú (2009), “Tương lai nào cho Ngân hàng đầu tư Việt Nam”, Chuyên đề Tài Chính
Chứng Khoán, Báo Nhịp Cầu Đầu Tư online [15].