Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

chiến lược giá cả và chất lượng sản phẩm nhằm tăng trưởng xuất khẩu thủy sản việt nam vào thị trường nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 100 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





NGUYỄN ANH TUẤN




CHIẾN LƢỢC GIÁ CẢ VÀ CHẤT LƢỢNG SẢN
PHẨM NHẰM TĂNG TRƢỞNG XUẤT KHẨU THUỶ
SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN


Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 05



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH






NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG THỊ THANH VÂN





Hà Nội – 2014

MỤC LỤC

Danh mục viết tắt i
Danh mục bảng biểu ii
Danh mục hình vẽ iii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giá cả và chất lượng sản phẩm 7
Mục tiêu và nội dung chính của chương 7
1. Giá cả 7
1.1. Khái niệm về giá 7
1.2. Đặc trưng của giá cả 7
1.3. Vai trò của giá cả 8
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới giá xuất khẩu 9
1.5. Phương pháp định giá xuất khẩu cơ bản 10
1.5.1. Ðịnh giá hớt kem (Skimming pricing) 11
1.5.2. Ðịnh giá thâm nhập (penetration pricing) 11
1.5.3. Ðịnh giá theo giá hiện hành (Going Rate Pricing) 12
1.5.4. Ðịnh giá hủy diệt (Extinction Pricing) 12
1.5.5. Ðịnh giá dựa vào chi phí biên (Marginal Cost Pricing) 12
2. Chất lượng sản phẩm 12
2.1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm. 12
2.2. Vai trò của việc nâng cao chất lượng sản phẩm 13

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng. 14
2.4. Quản trị chất lượng sản phẩm 14
2.4.1. Quản trị chất lượng trong khâu thiết kế sản phẩm. 14
2.4.2. Quản trị chất lượng trong khâu cung ứng nguyên vật liệu 15
2.4.3. Quản trị chất lượng trong khâu sản xuất sản phẩm 15
2.4.4. Quản trị chất lượng trong và sau khi bán hàng 16
2.5. Bài học quản lý chất lượng thủy sản từ Thái Lan 16
3. Một số mô hình cạnh tranh 18

4. Mô hình hồi quy tuyến tính 21
4.1. Mô hình hồi quy tuyến tính đơn biến 21
4.2. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến 21
4.3. Một số tham số quan trọng để đánh giá mô hình hồi qui 22
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản –
Ảnh hưởng của yếu tố giá cả và chất lượng sản phẩm 24
Mục tiêu và nội dung chính của chương 24
1. Tổng quan ngành thuỷ sản Việt Nam 24
1.1. Khai thác thủy sản 26
1.2. Nuôi trồng thủy sản 28
1.3. Xuất khẩu thuỷ sản 29
2. Nhu cầu thuỷ sản trên thế giới 32
3. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 34
3.1. Thị trường thuỷ sản Nhật Bản 34
3.1.1. Nhu cầu nhập khẩu của thị trường thuỷ sản Nhật Bản 34
3.1.2. Sản phẩm và xu hướng tiêu thụ 37
3.1.3. Giá cả và xu hướng giá 40
3.2. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. 41
3.2.1. Giá trị xuất khẩu 41
3.2.2. Cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản 45
3.3. Giá cả và chất lượng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật

Bản và các vấn đề còn tồn đọng 46
4. Phân tích hồi quy tuyến tính ảnh hưởng của yếu tố giá cả và chất lượng sản
phẩm tới sự tăng trưởng xuất khẩu của mặt hàng thủy sản chính xuất khẩu vào
thị trường Nhật Bản 52
4.1. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính: Mối quan hệ giữa giá cả và chất
lượng sản phẩm với tăng trưởng xuất khẩu 52
4.1.1. Mối quan hệ giữa chất lượng sản phẩm và tăng trưởng xuất khẩu 52
4.1.2. Mối quan hệ giữa giá cả sản phẩm và tăng trưởng xuất khẩu 54

4.2. Giải thích ảnh hưởng của yếu tố giá cả và chất lượng sản phẩm tới sự
tăng trưởng xuất khẩu 62
5. Các mô hình cạnh tranh và sự lý giải các ảnh hưởng của yếu tố giá cả và chất
lượng sản phẩm tới tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường
Nhật Bản 66
Chương 3: Giải pháp tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường
Nhật Bản 73
Mục tiêu và nội dung chính của chương 73
1. Định hướng nhằm tăng trưởng xuất khẩu thủy sản Việt Nam 73
2. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm 74
2.1. Nâng cao quản lý chất lượng trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm của các
nước đã thành công 74
2.2. Tăng cường đầu tư và ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất
nguyên liệu thuỷ sản 76
2.3. Đầu tư nâng cấp các phương tiện đánh bắt thuỷ sản và công nghệ bảo
quản đáp ứng các yêu cầu và thông lệ quốc tế. 78
3. Giải pháp định giá xuất khẩu 79
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC


i
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
ATTP
An toàn thực phẩm
2
ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
3
AHPNS
Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính
4
BRC
Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm
5
CoC
Tiêu chuẩn về chuỗi hành trình sản phẩm
6
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
7
EU
Liên minh Châu Âu
8
EMS
Hội chứng tôm chết sớm
9

FAO
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
10
GDP
Tổng sản phẩm nội địa
11
GAP
Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt
12
GMP
Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt
13
HACCP
Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn
14
H/C
Giấy chứng nhận kiểm dịch
15
HĐQT
Hội đồng quản trị
16
IFS
Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế
17
ISO22000
Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm do Tổ chức tiêu chuẩn hóa
quốc tế (ISO) xây dựng
18
ITC
Trung tâm Thương mại Quốc tế

19
NAFIQACEN
Trung tâm Kiểm tra chất lượng vệ sinh thủy sản
20
NN&PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
21
NTTS
Nuôi trồng thủy sản
22
VASEP
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam




ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Kết quả sản xuất thuỷ sản 9 tháng đầu năm 2013 20
Bảng 2.2: Sản lượng khai thác thuỷ sản giai đoạn 2006-2012 22
Bảng 2.3: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2006-2012 23
Bảng 2.4: Bảng tiêu thụ thuỷ sản bình quân trên đầu người 2009 28
Bảng 2.5: Top 15 nước xuất khẩu tôm sang Nhật Bản từ tháng 1 – 5/2013 31
Bảng 2.6: Bảng thứ tự tiêu chí ưu tiên khi mua thuỷ sản của người Nhật 33
Bảng 2.7: Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 2009-2012 37


iii
DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 1.1: Định giá thâm nhập 11
Hình 2.1: Kim ngạch và tốc độ tăng giảm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai
đoạn năm 2006-2012 25
Hình 2.2: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2011 – 2013 qua các tháng 26
Hình 2.3: Sản phẩm chính 6 tháng đầu năm 2013 (về giá trị xuất khẩu) 26
Hình 2.4: Tiêu thụ thuỷ sản bình quân trên đầu người, dự báo tới 2021 29
Hình 2.5: Nhập khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật Bản 30
Hình 2.6: Cơ cấu sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2012
40
Hình 2.7: Biểu đồ khối lượng tôm Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản 8 tháng đầu
năm 2013 41
Hình 2.8: Biểu đồ giá tôm nguyên liệu đông lạnh xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản
(2009-2013) 42
Hình 2.9: Biểu đồ giá tôm chế biến xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản (2009-2013)
42
Hình 2.10: Biểu đồ cảnh báo số lô tôm Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản không
đảm bảo chất lượng 44
Hình 2.11: Mối quan hệ giữa kim ngạch và chất lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam
vào thị trường Nhật Bản 49
Hình 2.12: Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của giá tôm tới khối lượng xuất khẩu tôm
nguyên liệu của Việt Nam vào Nhật Bản 51
Hình 2.13: Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của giá tôm tới khối lượng xuất khẩu tôm
nguyên liệu của Thái Lan vào Nhật Bản 53
Hình 2.14: Tương quan thị phần tôm chế biến của Việt Nam và Thái Lan 54
Hình 2.15: Biểu đồ biểu diễn tác động tới thị phần xuất khẩu thông qua giá xuất
khẩu trung bình tôm chế biến của Việt Nam vào Nhật Bản 56

iv
Hình 2.16: Biểu đồ biểu diễn tác động tới thị phần xuất khẩu thông qua giá xuất

khẩu trung bình tôm chế biến của Thái Lan vào Nhật Bản 57
Hình 2.17: Mô hình “Núi cát” của Ferdows và DeMeyer 61
Hình 2.18: Mô hình 5 động lực cạnh tranh đối với xuất khẩu Thuỷ sản 63
Hình 2.19: Mô hình kim cương của ngành chế biến và xuất khẩu Thuỷ sản 66
Hình 2.20: Các giai đoạn phát triển kinh tế của quốc gia/vùng lãnh thổ 68




1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế tất yếu biểu hiện sự phát triển nhảy vọt của lực
lượng sản suất do phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm
vi toàn cầu. Sự hợp nhất về kinh tế giữa các quốc gia tác động mạnh mẽ và sâu sắc
đến nền kinh tế chính trị của các nước nói riêng và của thế giới nói chung. Các quốc
gia, căn cứ vào mục tiêu và khả năng riêng biệt của mình để quyết định tham gia
vào thị trường thế giới ở các mức độ khác nhau. Trong thương mại quốc tế, hoạt
động xuất khẩu có một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kích thích tăng
trưởng kinh tế, đổi mới cơ cấu ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả lợi thế so
sánh của đất nước, kích thích đổi mới trang thiết bị, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Đẩy mạnh xuất khẩu, đưa sản phẩm thâm nhập vững chắc thị trường mục tiêu của
thế giới phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Đó là yếu tố về nhu cầu thị trường
xuất khẩu, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, nguồn nhân lực phục vụ xuất khẩu, hoạt
động marketing xuất khẩu…
Việt Nam với đường bờ biển hơn 3200 km, vùng đặc quyền kinh tế trên biển
rộng hơn 1 triệu km2 và 1,4 triệu hecta mặt nước nội địa vì vậy nguồn cung thủy hải
sản của Việt Nam rất dồi dào và ổn định. Trữ lượng hải sản ở Việt Nam ước tính có
khoảng 4,2 triệu tấn và nguồn tái tạo là khoảng 1,73 triệu tấn. Từ lâu, Việt Nam đã

trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực, cùng với
Indonesia và Thái Lan. Xuất khẩu thủy sản trở thành một trong những lĩnh vực quan
trọng của nền kinh tế (Nguồn: ABS, 2010).
Bắt đầu từ năm 2010 tới nay, có nhiều biến động đặc biệt là về giá cả trên thị
trường quốc tế đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến và xuất
khẩu thuỷ sản Việt Nam. Mặc dù với sự nỗ lực của các cấp quản lý, sự năng động
của các doanh nghiệp nên từ năm 2010 đến nay ngành thuỷ sản Việt Nam vẫn giữ
được mức tăng trưởng nhưng chưa thực sự ổn định.

2
Một trong những thị trường có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế thế
giới nói chung và nền kinh tế khu vực nói riêng đó là thị trường Nhật Bản. Xuất
khẩu nói chung, xuất khẩu thuỷ sản vào Nhật Bản nói riêng, là một trong những
hoạt động quan trọng của đất nước và ngành thuỷ sản. Tuy nhiên xuất khẩu thuỷ
sản sang Nhật Bản trong thời gian qua còn nhiều bất cập và khó khăn do một loạt
các rào cản về chất lượng thuỷ sản và áp lực cạnh tranh từ nhiều quốc gia khác.
Điều này đã đặt ra cho doanh nghiệp, các nhà quản lý một số vấn đề cấp bách cần
quan tâm nhằm phát triển ngành thuỷ sản một cách bền vững.
Để góp phần giúp ngành thuỷ sản tháo gỡ những khó khăn này và phát triển
bền vững, đề tài “Chiến lƣợc giá cả và chất lƣợng sản phẩm nhằm tăng trƣởng
xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trƣờng Nhật Bản” đã được lựa chọn làm
đề tài nghiên cứu của luận văn này.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc
Có nhiều công trình của các học giả nước ngoài đề cập đến một cách toàn diện
về các vấn đề giá cả và sản phẩm trong Marketing quốc tế và marketing xuất khẩu.
Một số công trình của các học giả nước ngoài có liên quan đến lĩnh vực này là:
i) Cuốn sách “International Marketing and Export Management”, NXB
Prentice Hall, 2011 của tác giả Gerald Albaum và Edwin Duerr đặt trọng tâm làm rõ
các hoạt động và quy trình Marketing quốc tế từ góc độ quản lý. Cuốn sách là cơ sở

lý luận về phân tích và dự báo thị trường trên cơ sở phân tích nhu cầu khách hàng,
tình hình cạnh tranh, các trung gian phân phối, phân tích môi trường chính trị, luật
pháp, kinh tế, công nghệ, văn hoá xã hội Đồng thời tác giả chỉ ra rằng chính sách
kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động của nhu cầu và điều kiện thị trường và ở
một chừng mực nào đó và doanh nghiệp có thể tác động đến nhu cầu thị trường
thông qua các chính sách sản phẩm, giá cả, phân phối và giao tiếp, khuếch trương.
Cuốn sách là nguồn cung cấp cho đề tài một quan điểm tiếp cận mới với vấn
đề giá cả và sản phẩm theo định hướng quản lý xuất khẩu.
ii) Cuốn sách “International Marketing”, nhà xuất bản McGraw-Hill/Irwin,

3
2010 của tác giả Philip Cateora và John Graham thể hiện cái nhìn toàn diện về thị
trường quốc tế bao gồm lịch sử, địa lý, ngôn ngữ, tôn giáo, kinh tế… Nó là tiền đề
để đề tài xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng tới giá trị xuất khẩu ngoài yếu tố giá cả
và sản phẩm. Qua đó đề tài có thể lựa chọn một số yếu tố để giải thích, đánh giá khi
phân tích định tính và định lượng.
Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Nghiên cứu về các yếu tố trong xuất khẩu đã được đề cập đến ở khá nhiều bài
viết, luận văn hoặc công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam như:
i) Đề tài “Phương hướng và biện pháp đổi mới công nghệ trong các doanh
nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu tỉnh Khánh Hòa” của tác giả Dương Trí Thảo
đặt trọng tâm vào làm rõ mối quan hệ giữa trình độ công nghệ và kết quả sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thủy sản của tỉnh Khánh Hòa. Nghiên
cứu này đã hệ thống hóa được vai trò của công nghệ đối với doanh nghiệp chế biến
thủy sản, làm rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ của các doanh
nghiệp chế biến thủy sản và các yếu tố khác ngoài công nghệ ảnh hưởng đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa.
Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung vào yếu tố công nghệ, bỏ qua các yếu tố khác
có tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời cho rằng yếu tố tự nhiên
không còn là lợi thế cạnh trạnh của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu trên bị hạn

chế bởi phạm vi các doanh nghiệp đơn lẻ tỉnh Khánh Hòa, chưa thể làm tiêu chuẩn
cho các doanh nghiệp ở các địa phương khác trong toàn ngành thủy sản;
ii) Đề tài “Chính sách, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thủy sản
xuất khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế” của tác giả Phạm Thị
Quý tiếp cận năng lực cạnh tranh trên ba cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản
phẩm, trong đó đặt giả thiết rằng năng lực công nghệ có tác động rất lớn đến sức
cạnh tranh của hàng hóa. Đổi mới công nghệ cho phép nâng cao chất lượng sản
phẩm, hạ giá thành, giá bán hoặc tạo ra nhiều sản phẩm mới có tính năng và tác
dụng ưu việt hơn, đa dạng hơn so với đối thủ cạnh tranh. Thông qua việc phân tích
một số chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh trên ba khu vực thị trường chính của sản

4
phẩm thủy sản Việt Nam là Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Kết luận của đề tài cho rằng
mặc dù doanh thu xuất khẩu tại các thị trường này liên tục tăng nhưng chưa ổn định,
khả năng cạnh tranh trên các thị trường chưa cao, mà một trong những nguyên nhân
đó là chất lượng sản phẩm. Như vậy, nghiên cứu này mới chỉ đề cập đến năng lực
cạnh tranh thông qua các dấu hiệu cạnh tranh của sản phẩm, do đó chưa làm rõ
được sự ảnh hưởng của các yếu tố khác;
Tóm lại, các kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố mới chỉ dừng
lại ở việc đưa ra tầm quan trọng công nghệ tới sản lượng khai thác và chế biến thủy
sản, chứ chưa đi sâu phân tích và đưa ra được các lý do tại sao sản lượng thủy sản
tăng nhưng xuất khẩu chưa tương xứng hoặc có đề cập tới chất lượng sản phẩm
nhưng chưa đưa ra được nguyên nhân dẫn tới chất lượng sản phẩm. Các nghiên cứu
cũng hầu như bỏ qua yếu tố về giá cả và mối quan hệ giữa giá cả với chất lượng,
giữa giá cả và chất lượng tới xuất khẩu thủy sản.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu đặc điểm của thị trường thuỷ sản Nhật Bản. Đánh giá thực trạng
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường thế giới nói chung và Nhật Bản
nói riêng trên 2 vấn đề chính là giá cả và chất lượng sản phẩm. Sử dụng phân tích
hồi quy tuyến tính để làm rõ ảnh hưởng của yếu tố giá cả và chất lượng sản phẩm

tới tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. Lý giải kết
quả phân tích dưới góc nhìn của marketing xuất khẩu va các mô hình cạnh tranh để
đánh giá lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Nhật
Bản. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị về chiến lược giá cả và chiến lược nâng
cao chất lượng sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu các mặt hàng
thuỷ sản Việt Nam qua đó thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang
thị trường Nhật Bản.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chiến lược giá và chiến lược nâng cao
chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam

5
tại thị trường Nhật Bản.
- Nhóm sản phẩm nghiên cứu bao gồm thuỷ sản và thuỷ sản chế biến chủ yếu
xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, đặc biệt là mặt hàng Tôm.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: Tập trung chủ yếu vào hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
vào thị trường Nhật Bản từ năm 2009 đến nay.
- Về nội dung nghiên cứu: Luận văn giới hạn nghiên cứu ảnh hưởng của giá cả
và chất lượng sản phẩm thuỷ sản tới xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật Bản.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Đặc điểm của thị trường Nhật Bản là gì ?
- Yếu tố giá cả và chất lượng sản phẩm ảnh hưởng tới tăng trưởng xuất khẩu
thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản như thế nào?
- Làm thế nào để tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường
Nhật Bản thông qua chiến lược giá cả và chất lượng sản phẩm?
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tại bàn (Desk Research): Sử dụng thông tin cấp 2 được cung cấp
bởi Tổng cục thống kê Việt Nam; Tổng cục thuỷ sản Việt Nam; Hiệp hội chế biến

và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam; Bộ y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản, Hải quan
Nhật Bản và các tổ chức liên quan khác.
- Áp dụng phương pháp phân tích và đánh giá số liệu theo chuỗi thời gian.
- Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để đánh giá ảnh hưởng của yếu tố chất
lượng sản phẩm và giá cả tới tăng trưởng xuất khẩu của một số mặt hàng tôm Việt
Nam cụ thể vào thị trường Nhật Bản. Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm
thống kê SPSS
- Áp dụng mô hình núi cát, mô hình 5 áp lực cạnh tranh và mô hình kim cương
trên cơ sở tập trung vào vấn đề giá cả và chất lượng sản phẩm để giải thích nguồn
gốc các hiện tượng trong quá khứ.
7. Những đóng góp của đề tài.

6
- Hệ thống hóa được một số lý thuyết, quan điểm, lý luận liên quan tới vấn đề
giá cả và chất lượng sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật
Bản.
- Phân tính được những đặc trưng của thị trường thủy sản Nhật Bản. Phân tích,
đánh giá được thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản và
các vấn đề còn tồn đọng trên cơ sở định tính.
- Vận dụng khoa học, linh hoạt lý thuyết hồi quy tuyến tính để phân tích sự
ảnh hưởng của giá cả và chất lượng tới xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Nhật Bản,
có sự đối chiếu, so sánh với Thái Lan, một quốc gia trong khu vực tương đồng về
điều kiện tự nhiên, phương thức quản lý.
- Giải thích được thực trạng, nguyên nhân tăng trưởng xuất khẩu và sự ảnh
hưởng của giá cả và chất lượng sản phẩm tới tăng trưởng xuất khẩu thủy sản bằng
một số mô hình trong marketing như: Mô hình núi cát, mô hình kim cương, mô hình
5 động lực cạnh tranh.
- Đu
̛
a ra được một số gia

̉
i pha
́
p mang tính ch ất định hướng về giá cả và nâng
cao chất lượng sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh của thủy sản Việt Nam.
8. Kết cấu của luận văn:
Luận văn ngoài phần lời nói đầu, kết luận và phụ lục được chia thành ba
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giá cả và chất lượng sản phẩm.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản –
Ảnh hưởng của yếu tố giá cả và chất lượng sản phẩm
Chương 3: Giải pháp tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường
Nhật Bản



7
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giá cả và chất lƣợng sản phẩm
Mục tiêu và nội dung chính của chƣơng
Chương 1 đề cập tới hai cơ sở lý luận: 1) Lý thuyết về giá cả và chất lượng sản
phẩm: Phần này đề tài đề cập tới những khái niệm, đặc trưng, vài trò, và các yếu tố
ảnh hưởng tới giá cả và chất lượng của một sản phẩm. Đây là những cơ sở lý luận
phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, giải thích các hiện tượng được đề cập trong
chương 2. Một số phương pháp định giá và các khâu trong quản trị chất lượng sản
phẩm cũng được đưa ra để làm tiền đề cho việc đưa ra các giải pháp trong chương
3; 2) Lý thuyết hồi quy tuyến tính và một số mô hình cạnh tranh: Đây là tóm tắt cơ
sở lý thuyết đóng vai trò là công cụ để phân tích, kiểm định sự ảnh hưởng của yếu
tố giá cả và chất lượng sản phẩm trong chương 2 của đề tài.
1. Giá cả
1.1. Khái niệm về giá

Theo học thuyết giá trị thì giá là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, đồng
thời biểu hiện nhiều mối quan hệ lớn trong nền kinh tế.
Theo quan niệm của người mua thì giá cả là số lượng tiền mà họ phải trả để
nhận được một số lượng hàng hoá hay dịch vụ nhất định để có thể sử dụng hay
chiếm hữu hàng hoá hay dịch vụ đó.
Còn theo quan điểm của người bán thì giá cả là phần thu nhập hay doanh thu
mà họ nhận được khi tiêu thụ một đơn vị hay số lượng sản phẩm nhất định.
Những quyết định về giá luôn giữ vai trò quan trọng và phức tạp nhất mà một
công ty phải đối mặt khi soạn thảo các hoạt động marketing của mình.
1.2. Đặc trƣng của giá cả
Giá cả thị trường thì lấy giá trị thị trường làm cơ sở hay giá cả thị trường được
hình thành trên cơ sở giá thị trường. Trong đó giá trị thị trường được coi là giá trị
trung bình hay mức hao phí lao động xã hội được bình quân hoá cho một đơn vị sản

8
phẩm được sản xuất và tiêu thụ; mặt khác, trong một số trường hợp gía trị thị trường
là giá trị cá biệt của những hàng hoá chiếm tuyệt đại bộ phận trên thị trường.
Giá thị trường được hình thành trong quan hệ mua bán và được hai bên cung
cầu chấp nhận, nó thể hiện mối quan hệ trực tiếp trong hành vi giữa người mua và
người bán và sự thừa nhận trực tiếp từ thị trường về những sản phẩm được đưa ra
trao đổi.
Giá cả là công cụ để giải quyết những mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa người
mua và người bán. Bởi vì đối với người mua thì giá cả là các căn cứ trực tiếp giữa
cái được và cái mất khi họ muốn sử dụng hay chiếm hữu nó, còn đối với người bán,
giá cả là căn cứ trực tiếp đến doanh thu hoặc thu nhập.
1.3. Vai trò của giá cả
Với tư cách là một công cụ và là bộ phận trong chính sách marketing-mix của
doanh nghiệp, giá cả đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các hoạt động và
đạt tới những mục tiêu nhất định. Hơn thế nữa, trong điều kiện thị trường có sức
mua bán hạn chế thì giá cả là công cụ cạnh tranh quan trọng. Giá cả cũng là một

trong những yếu tố linh động nhất của hệ thống marketing-mix, trong đó giá cả có
thể thay đổi nhanh chóng, không giống như các tính chất của sản phẩm và những
cam kết của kênh.
Đối với nhà doanh nghiệp, giá cả là yếu tố quyết định về mức độ lẫn khả năng
bù đắp chi phí sản xuất và có thể đạt đến mức độ lợi nhuận nhất định. Giá cả là căn
cứ quan trọng để giúp cho doanh nghiệp có phương án kinh doanh và là một tái hiện
quan trọng giúp cho doanh nghiệp nhận biết và đánh giá các cơ hội kinh doanh. Vì
vậy, việc định giá và cạnh tranh giá cả là vấn đề quan trọng đặt ra cho các nhà quản
trị marketing. Dù vậy nhiều công ty vẫn không xử lý tốt việc định giá. Sau đây là
những sai lầm phổ biến nhất: 1) Việc định giá hướng quá nhiều vào chi phí; 2) Giá
không được rà soát lại thường xuyên để thích ứng với những biến động của thị
trường; 3) Giá được ấn định độc lập với phần còn lại của marketing mix, chứ không
như một yếu tố nội tại của của chiến lược xác định vị trí trên thị trường; 4) Giá

9
không được thay đổi linh hoạt đúng mức đối với những mặt hàng khác nhau, những
khúc thị trường khác nhau và những thời điểm mua sắm khác nhau.
Đối với người tiêu dùng, giá tác động như một yếu tố quyết định việc lựa chọn
của người mua. Giá cả còn là yếu tố đánh giá sự hiểu biết của người mua về sản
phẩm mà họ mua. Giá hàng hoá là chỉ số đánh giá phần được và chi phí người mua
phải bỏ ra để sở hữu và tiêu dùng hàng hoá.
1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng tới giá xuất khẩu
Trong Marketing xuất khẩu, giá cả xuất khẩu chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu
tố như chi phí, điều kiện thị trường, sự cạnh tranh, chính trị, luật pháp, chính sách
xuất khẩu Nhưng trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ đề cập đến một số
yếu tố liên quan và coi các yếu tố khác là không đổi.
a) Chi phí
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiệu bằng tiền của tất cả
chi phí sản xuất, chi phí lưu thông (chi phí tiêu thụ sản phẩm) và các khoản chi phí
khác mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh,

trong một thời kỳ nhất định. Chi phí là cơ sở cho việc hình thành giá cả, hay nói
cách khác chi phí quyết định mức giá tối thiểu (giá sàn). Việc định giá sản phẩm
phải đảm bảo thu hồi được chi phí để thỏa mãn mục tiêu lợi nhuận, phòng ngừa và
bù đắp những rủi ro có thể. Nếu chi phí của doanh nghiệp cao hơn chi phí của các
đối thủ cạnh tranh trên thị trường thì doanh nghiệp hoặc phải định giá cao hơn của
đối và chịu mất lợi thế cạnh tranh về giá, hoặc phải định giá bằng hay thấp hơn và
chấp nhận lãi ít hơn.
b) Nhu cầu thị trường
Nhu cầu của thị trường là yếu tố ảnh hưởng đặt biệt quan trọng tới việc định
giá. Bản thân giá thị trường được hình thành do tác động cân bằng cung cầu. Nếu
như chi phí quyết định mức giá tối thiểu thì nhu cầu quyết định mức giá tối đa (giá
trần) là giá mà khách hàng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm mà họ cần. Vì vậy, định

10
giá sản phẩm phụ thuộc vào sự đánh giá của khách hàng về sản phẩm, khách hàng
sẽ không mua sản phẩm có giá cao hơn giá trị mà họ nhận được.
Khi nghiên cứu yếu tố nhu cầu trong định giá thì cần quan tâm tới 3 yếu tố là:
1) Mối quan hệ giữa giá cả và nhu cầu: Mức cầu thay đổi tỷ lệ nghịch với giá cả (trừ
trường hợp có yếu tố độc quyền trong sản phẩm); 2) Sự co giãn của cầu theo giá (sự
nhạy cảm về giá); 3) Các yếu tố tâm lý của khách hàng như: Khách hàng thường
thừa nhận mối quan hệ giữa giá cả và chất lượng như giá càng cao thì chất lượng
càng cao, đặc biệt là với những sản phẩm cao cấp; Khách hàng thường không nhìn
nhận giá cả một cách tuyến tính mà nhìn nhận theo ngưỡng.
c) Sự cạnh tranh
Mặc dù chi phí quyết định giá sàn, nhu cầu quyết định giá trần, song khi định
giá bán sản phẩm doanh nghiệp không thể bỏ qua những thông tin về giá cả và phản
ứng về giá cả của đối thủ cạnh tranh. Do vậy, sự cạnh tranh quyết định giá cả thực
sự nằm ở đâu giữa hai giới hạn đó. Ảnh hưởng của sự cạnh tranh tới giá cả thể hiện
ở những khía cạnh là: 1) Tương quan so sánh giữa giá của các đối thủ cạnh tranh
với giá của doanh nghiệp; 2) Mối tương quan giữa giá cả và chất lượng sản phẩm

của các đối thủ cạnh tranh; 3) Đối thủ cạnh tranh sẽ phản ứng giá ra sao với những
thay đổi về giá mà doanh nghiệp sẽ áp dụng.
1.5. Phƣơng pháp định giá xuất khẩu cơ bản
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với chính sách định giá và không có một
chính sách tối ưu hoặc các phương pháp sẵn có để áp dụng cho mọi tình huống hoặc
ở một số thị trường nước ngoài nào đó. Chính sách định giá là một vấn đề làm thế
nào càng có nhiều thông tin càng tốt về giá trị sản phẩm đối với nhiều tầng lớp
người tiêu dùng (khách hàng) khác nhau ở các thị trường khác nhau. Với nguồn
thông tin có được và sự áp dụng một cách thông minh, mối nguy hiểm của việc
định giá xuất khẩu của công ty đối với các thị trường có lợi nhuận tiềm năng được
giảm đáng kể.
1.5.1. Ðịnh giá hớt kem (Skimming pricing)

11
Ðịnh giá hớt kem là chính sách định giá cao, giúp nhà xuất khẩu đạt mức lời
cao trong một thời hạn nhất định, định giá hớt kem là cách định giá cao trong thời
gian đầu, sau đó hạ giá để thu hút thị phần mới. Phương pháp định giá cao gây ấn
tượng sản phẩm có chất lượng.
Ðiều kiện để áp dụng phương pháp này là: 1) Ðường cầu không co giãn theo
giá; 2) Không có nguy cơ giá cao sẽ kích thích những đối thủ cạnh tranh nhảy vào
thị trường; 3) Sản phẩm phải độc đáo mới lạ.
1.5.2. Ðịnh giá thâm nhập (penetration pricing)
Định giá thâm nhập là cách định giá hàng thấp hơn giá phổ biến trên thị
trường thế giới nhằm để mở rộng thị phần. Công ty sẽ thu lơi nhuận qua việc chiếm
ưu thế trên thị trường và trong những trường hợp nhất định, người ta có thể xác định
giá thấp hơn chi phí. Phương pháp này có một hạn chế là sau này rất khó tăng giá
sản phẩm trở lại vì người tiêu dùng đã quen với giá thấp.
Lý do để định giá thấp mà vẫn thu được lợi nhuận trong phương diện kinh
doanh dài hạn được thể hiện như hình dưới:


Hình 1.1: Định giá thâm nhập
Điều kiện áp dụng phương pháp định giá thấp là: 1) Chi phí sản xuất và phân
phối cho mỗi đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống khi số lượng sản phẩm tăng; 2) Thị
trường phải nhạy bén với giá cả; 3) Việc hạ giá phải làm nản lòng đối thủ cạnh
tranh, công ty phải có nguồn tài chính đủ mạnh.

1.5.3. Ðịnh giá theo giá hiện hành (Going Rate Pricing)

12
Định giá hiện hành là cách định giá làm cho giá sản phẩm sát mức giá phổ
biến trên thị trường để xác định mức giá đưa ra cao hơn, bằng hoặc thấp hơn.
Phương pháp này ít chú trọng đến chi phí hay sức cầu của sản phẩm.
Cách định giá này đơn giản, chỉ cần theo dõi giá thị trường thế giới. Nhược
điểm của nó là khi đưa ra thị trường thế giới một sản phẩm hoàn toàn mới thì chưa
có giá của sản phẩm tương đương để so sánh.
1.5.4. Ðịnh giá hủy diệt (Extinction Pricing)
Định giá hủy diệt là một cách bán phá giá mạnh trong thời gian ngắn để hạ gục
đối thủ cạnh tranh yếu hơn ra khỏi ngành và thiết lập vị thế độc quyền. Một khi
không còn cạnh tranh, công ty sẽ tăng giá sản phẩm, không chỉ để bù lại những tổn
thất trước đó, mà còn nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch. Tuy nhiên khi áp dụng cách
định giá này nên thận trọng vì mối nguy hiểm thường xuyên đe dọa là chính phủ
nước sở tại sẽ áp đặt những hạn chế đến việc nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm và
nguy hiểm hơn khi định giá hủy diệt là khách hàng đã quen mua giá thấp công ty sẽ
gặp khó khăn khi muốn tăng giá lên.
1.5.5. Ðịnh giá dựa vào chi phí biên (Marginal Cost Pricing)
Phương pháp định giá này thường áp dụng cho sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm
xuất khẩu chỉ gánh chịu phần biến phí và chi phí trực tiếp cho xuất khẩu, còn sản
phẩm nội địa sẽ gánh chịu cả phần định phí và biến phí. Nhờ đó, sản phẩm xuất
khẩu có giá thấp và từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.
2. Chất lƣợng sản phẩm

2.1. Khái niệm về chất lƣợng sản phẩm.
Theo tổ chức quản lý chất lượng châu Âu: “Chất lượng là mức phù hợp của
sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng”.
Theo Philip B. Crosby: “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu”.

13
Theo ISO 8402: “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho
thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra và nhu cầu tiềm ẩn”.
Nhu cầu của các nhóm người tiêu dùng hay các thị trường khác nhau thì khác
nhau. Do vậy cần xem xét định kỳ các yêu cầu chất lượng để có thể bảo đảm lúc
nào sản phẩm của doanh nghiệp làm ra cũng thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người
tiêu dùng và nhu cầu của thị trường. Các nhu cầu thường được chuyển thành các
đặc tính với các tiêu chuẩn nhất định. Nhu cầu có thể bao gồm tính năng sử dụng,
tính dễ sử dụng, tính sẵn sàng, độ tin cậy, tính thuận tiện và dễ dàng trong sửa chữa,
tính an toàn, thẩm mỹ, các tác động đến môi trường.
Dưới quan điểm của người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm phải thể hiện các
khía cạnh sau:
i) Chất lượng sản phẩm là tập hợp các chỉ tiêu, các đặc trưng thể hiện tính
năng kỹ thuật hay tính hữu dụng của nó.
ii) Chất lượng sản phẩm được thể hiện cùng với chi phí. Người tiêu dùng
không chấp nhận mua một sản phẩm với bất kỳ giá nào.
iii) Chất lượng sản phẩm phải được gắn liền với điều kiện tiêu dùng cụ thể
của từng người, từng địa phương. Phong tục, tập quán của một cộng đồng có thể
phủ định hoàn toàn những thứ mà thông thường người ta xem là có chất lượng.
Một cách tổng quát, chất lượng sản phẩm có thể được hiểu như sau: “Chất
lượng sản phẩm là tổng hợp những chỉ tiêu, những đặc trưng của sản phẩm thể hiện
mức thỏa mãn những nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định.”
2.2. Vai trò của việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm có tầm quan trọng sống còn đối với doanh
nghiệp, thể hiện ở những điểm sau: 1) Chất lượng luôn là một trong những nhân tố

quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường; 2) Tạo
uy tín, danh tiếng, cơ sở cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp; 3)
Tăng chất lượng sản phẩm tương đương với tăng năng suất lao động xã hội; 4)

14
Nâng cao chất lượng sản phẩm còn là biện pháp hữu hiệu kết hợp các lợi ích của
doanh nghiệp, người tiêu dùng, xã hội, và người lao động.
2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng.
Các yếu tố ảnh hưởng có thể chia thành hai nhóm: Nhóm các yếu tố bên ngoài
quá trình sản xuất và nhóm các yếu tố bên trong quá trình sản xuất. Các yếu tố bên
trong quá trình sản xuất là: 1) Con người: Lực lượng lao động trực tiếp trong doanh
nghiệp; 2) Phương pháp: Phương pháp quản trị, công nghệ, trình độ tổ chức quản lý
và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp; 3) Máy móc: Khả năng về công nghệ, máy
móc thiết bị của doanh nghiệp; 4) Nguyên vật liệu: Vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu
và hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư, nguyên nhiên vật liệu của doanh nghiệp. Nhóm
các yếu tố bên ngoài quá trình sản xuất là: 1) Nhu cầu của nền kinh tế: Đòi hỏi của
thị trường, trình độ kinh tế, trình độ sản xuất, chính sách kinh tế; 2) Sự phát triển
của khoa học-kỹ thuật; 3) Hiệu lực của cơ chế quản lý kinh tế.
Phạm vi của đề tài chỉ nghiên cứu các yếu tố bên trong và giả định các yếu tố
bên ngoài là không đổi.
2.4. Quản trị chất lƣợng sản phẩm
2.4.1. Quản trị chất lƣợng trong khâu thiết kế sản phẩm
Đây là bước đầu tiên trong quản trị chất lượng. Những thông số kỹ thuật của
sản phẩm đã được phê chuẩn là tiêu chuẩn chất lượng quan trọng mà sản phẩm sản
xuất ra phải tuân thủ. Chất lượng trong khâu này sẽ tác động trực tiếp đến chất
lượng cuối cùng của mỗi một sản phẩm. Để thực hiện tốt khâu này cần thực hiện
những nhiệm vụ quan trọng sau:
1) Tập hợp, tổ chức phối hợp giữa các nhà thống kê, các nhà quản trị
marketing, tài chính, cung ứng để thiết kế sản phẩm. Chuyển hoá những đặc điểm
nhu cầu của khách hàng thành đặc điểm của sản phẩm. Thiết kế là quá trình nhằm

đảm bảo thực hiện những đặc điểm sản phẩm đã được xác định để thoả mãn nhu cầu

15
của khách hàng. Kết quả của thiết kế là các quá trình, đặc điểm sản phẩm, các bản
sơ đồ thiết kế và lợi ích của sản phẩm đó.
2) Đưa ra các phương án khác nhau về đặc điểm sản phẩm có thể đáp ứng
được các nhu cầu của khách hàng. Đặc điểm của sản phẩm có thể lấy từ sản phẩm
cũ hay cải tiến những đặc điểm cũ cho thích ứng với đòi hỏi mới hay từ nghiên cứu
thiết kế ra những đặc điểm hoàn toàn mới.
3) Thử nghiệm và kiểm tra các phương án nhằm chọn ra phương án tối ưu.
4) Quyết định những đặc điểm sản phẩm đã lựa chọn. Các đặc điểm của sản
phẩm thiết kế phải đáp ứng những yêu cầu sau: i) Đáp ứng nhu cầu của khách hàng;
ii) Thích ứng với khả năng; iii) Đảm bảo tính cạnh tranh; iv) Tối thiểu hoá chi phí.
2.4.2. Quản trị chất lƣợng trong khâu cung ứng nguyên vật liệu.
Quản trị chất lượng trong khâu cung ứng nhằm đáp ứng đúng chủng loại, số
lượng, thời gian, địa điểm và các đặc tính kỹ thuật cần thiết của nguyên vật liệu đảm
bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành thường xuyên, liên tục với chi phí thấp
nhất. Quản trị chất lượng trong khâu cung ứng gồm các nội dung sau: 1) Lựa chọn
người cung ứng có đủ khả năng đáp ứng những đòi hỏi về chất lượng vật tư nguyên
liệu; 2) Tạo lập hệ thống thông tin phản hồi chặt chẽ, thường xuyên, cập nhật. 3)
Thoả thuận về việc đảm bảo chất lượng vật tư cung ứng; 4) Thoả thuận về phương
pháp kiểm tra, xác minh; 5) Xác định các phương thức giao nhận; 5) Xác định rõ
ràng, đầy đủ và thống nhất các điều khoản trong giải quyết những trục trặc, khiếm
khuyết của nguyên vật liệu.
2.4.3. Quản trị chất lƣợng trong khâu sản xuất sản phẩm
Quản trị chất lượng trong sản xuất là khai thác, huy động có hiệu quả các quá
trình, công nghệ, thiết bị và con người đã lựa chọn để sản xuất sản phẩm có chất
lượng phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế. Để thực hiện mục tiêu trên có hiệu quả, quản
trị chất lượng trong giai đoạn này cần thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: 1) Nhận
vật tư nguyên liệu đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, thời gian và địa điểm; 2)


16
Kiểm tra chất lượng vật tư nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất; 3) Thiết lập và
thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, thao tác thực hiện từng công việc trong
quá trình sản xuất; 4) Kiểm tra chất lượng các chi tiết, bộ phận bán thành phẩm sau
từng công đoạn. Phát hiện sai sót và tìm nguyên nhân sai sót để loại bỏ; 5) Kiểm tra
chất lượng sản phẩm hoàn chỉnh; 6) Đánh giá chung về chất lượng sản phẩm thông
qua các thông số kỹ thuật, tỷ lệ sản phẩm sai hỏng.
2.4.4. Quản trị chất lƣợng trong và sau khi bán hàng.
Quản trị chất lượng trong giai đoạn này nhằm đảm bảo thoả mãn khách hàng
một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất với chi phí thấp nhất nhờ đó mà nâng cao uy
tín, danh tiếng của doanh nghiệp. Ngoài mục tiêu trên, rất nhiều doanh nghiệp còn
thu được lợi nhuận lớn từ hoạt động dịch vụ sau khi bán hàng. Vì vậy, những năm
gần đây công tác đảm bảo chất lượng được các doanh nghiệp rất chú ý và mở rộng
phạm vi, tính chất các hoạt động dịch vụ. Nhiệm vụ chủ yếu của quản trị chất lượng
trong giai đoạn này là: 1) Tạo danh mục sản phẩm hợp lý; 2) Tổ chức mạng lưới đại
lý phân phối, dịch vụ thuận lợi, nhanh chóng; 3) Thuyết minh hướng dẫn đầy đủ các
thuộc tính sử dụng, điều kiện sử dụng, quy phạm sử dụng sản phẩm; 4) Nghiên cứu,
đề xuất những phương án bao gói vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ sản phẩm hợp lý
nhằm tăng năng suất, hạ giá thành; 5) Tổ chức bảo hành; 6) Tổ chức dịch vụ kỹ
thuật thích hợp sau khi bán hàng.
2.5. Bài học quản lý chất lƣợng thủy sản từ Thái Lan
Thái Lan là nước xuất khẩu tôm hàng đầu và là một trong Top 10 nước xuất
khẩu hàng đầu thế giới. Hàng năm, xuất khẩu tôm mang về cho nước này khoảng 3
tỷ USD với khối lượng xuất khẩu từ 300.000 – 350.000 tấn. Sản lượng tôm nuôi của
Thái Lan đạt khoảng 500.000 – 600.000 tấn. Trong nhiều năm qua, Thái Lan luôn
dẫn đầu về cung cấp tôm cho Mỹ với tỷ trọng lên tới 25% nguồn cung tôm cho thị
trường này. Trên thị trường Nhật Bản, Thái Lan là nước cung cấp tôm lớn nhất cho
thị trường này. Năm 2012, Thái Lan cung cấp 77.000 tấn tôm cho Nhật Bản. Trên


17
thị trường EU, Thái Lan đứng thứ 3 về cung cấp tôm cho khu vực này trong năm
2012 sau Ecuador và Ấn Độ.
Năm 2012, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản rất khó khăn vì quy định
kiểm tra 100% chất chống oxy hóa Ethoxyquin trong thức ăn nuôi tôm. Trong khi
đó, theo hệ thống cảnh báo chất lượng thủy sản nhập khẩu vào Nhật Bản, không có
bất cứ lô tôm nào của Thái Lan nhiễm Ethoxyquin!. Trong khi đó, mặc dù xuất
khẩu với khối lượng lớn sang các thị trường, nhưng tôm Thái Lan ít phải đương đầu
với các rào cản phi thuế quan bởi chất lượng thuỷ sản ổn định nhờ chủ động áp
dụng chính sách quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thuỷ sản nuôi
một cách hợp lý và khoa học.
Thái Lan có điều kiện và hiện trạng quản lý tương đồng với Việt Nam. Họ
không lấy mẫu kiểm nghiệm các lô hàng xuất khẩu để cấp H/C, không tốn nhiều
công sức như Việt Nam nhưng thủy sản xuất khẩu lại đảm bảo “chất lượng” hơn.
Thái Lan áp dụng chính sách quản lý chất lượng ATTP đối với thủy sản theo hệ
thống và từ đầu nguồn nguyên liệu theo chuỗi sản xuất, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ
thuật như GAP, CoC, GMP và HACCP từ khâu giống đến nhà máy chế biến. Bên
cạnh các nội dung tiêu chuẩn kỹ thuật cốt lõi đó, Thái Lan còn tập trung triển khai 5
chương trình kiểm soát hiệu quả và hỗ trợ nhau theo cách tiếp cận của an toàn thực
phẩm, từ trại nuôi tới sản phẩm xuất khẩu:
(1) Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong nuôi trồng thuỷ
sản và kiểm soát thức ăn thủy sản:
Chương trình kiểm soát dư lượng chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản được
xây dựng theo tiêu chuẩn EU, nhằm loại bỏ việc sử dụng hóa chất và kháng sinh
cấm trong nuôi trồng thủy sản.
(2) Chương trình truy xuất nguồn sản phẩm
Chương trình truy xuất nguồn gốc từ trại nuôi tới nhà máy chế biến thông qua
Hồ sơ vận chuyển (Movement Document – MD). Việc vận chuyển tôm giống từ trại
giống tới vùng nuôi và vận chuyển tôm nguyên liệu từ vùng nuôi tới nhà máy chế

×