Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

luận văn phát triển nông nghiệp việt nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 197 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



PHÙNG VĂN DŨNG



PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
SAU KHI GIA NHẬP
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)






LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ


Hà Nội - 2014




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



PHÙNG VĂN DŨNG


PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
SAU KHI GIA NHẬP
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)



Ngành: Kinh tế
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 62 31 01 01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Đình Long
2. TS. Nguyễn Mạnh Hùng

Hà Nội - 2014




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
chưa từng công bố. Kết quả nghiên cứu là trung thực.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình trước các quy
định của Nhà trường và Pháp luật.


Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2014
Tác giả luận án


Phùng Văn Dũng




MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt i
Danh mục các bảng iii
Danh mục các biểu đồ, đồ thị iv
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 6
1.1. Những lý thuyết và nghiên cứu về phát triển nông nghiệp 6
1.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của hội nhập KTQT 10
1.3. Những vấn đề cần nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 23
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP SAU WTO 25
2.1. Nông nghiệp và phát triển nông nghiệp 25
2.1.1. Nông nghiệp và vai trò của sản xuất nông nghiệp 25
2.1.2. Phát triển nông nghiệp 31
2.2. WTO và các Hiệp định liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp 48
2.2.1. Vai trò, nguyên tắc hoạt động của WTO 48

2.2.2. Các Hiệp định của WTO về nông nghiệp và những cam kết 53
2.2.3. Những cơ hội và thách thức đối với phát triển nông nghiệp khi thực hiện các
cam kết với WTO 60
2.3. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của một số nước 62
2.3.1. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ở Hà Lan 62




2.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc về phát triển nông nghiệp 64
2.3.3. Kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp của Thái Lan 66
2.3.4. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 68
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM SAU
KHI GIA NHẬP WTO 71
3.1. Rà soát việc thực hiện cam kết với WTO và điều chỉnh chính sách nông
nghiệp của Việt Nam 71
3.1.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam khi gia nhập WTO 71
3.1.2. Rà soát việc thực hiện cam kết với WTO về lĩnh vực nông nghiệp 75
3.1.3. Điều chỉnh chính sách nông nghiệp 82
3.2. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp sau WTO 96
3.2.1. Tăng trưởng ngành nông nghiệp 96
3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp 108
3.2.3. Đầu tư và áp dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp 113
3.2.4. Tập trung kinh tế và liên doanh, liên kết trong nông nghiệp 118
3.2.5. Thực trạng về năng lực cạnh tranh 124
3.2.6. Hạ tầng phục vụ cho phát triển nông nghiệp 130
3.3. Đánh giá chung về phát triển nông nghiệp của Việt Nam sau WTO 131
3.3.1. Những thành tựu 131
3.3.2. Những hạn chế 133
3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế trong phát triển nông nghiệp 136

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ĐẾN NĂM 2025 141
4.1. Xu hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới 141
4.2. Quan điểm phát triển nông nghiệp Việt Nam 144
4.2.1. Phát triển nông nghiệp theo hướng “phát triển bền vững” 144




4.2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh là đòi hỏi của phát triển nông nghiệp 145
4.2.3. Hình thành mạng sản xuất, chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị ngành hàng trong
phát triển nông nghiệp 147
4.2.4. Tăng cường áp dụng khoa học và công nghệ trong phát triển nông nghiệp 149
4.2.5. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN trong phát triển
nông nghiệp 150
4.3. Một số giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, hiệu quả và
tăng giá trị gia tăng 151
4.3.1. Nhóm giải pháp chuyển đổi mô hình tăng trưởng nông nghiệp 151
4.3.2. Nhóm giải pháp đẩy mạnh áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến đồng bộ
vào sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ nông lâm thủy hải sản tạo đột
phá mới trong phát triển nông nghiệp 157
4.3.3. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực tham gia chuỗi giá trị
nông sản và năng lực tổ chức thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp 161
4.3.4. Nhóm chính sách giải quyết mối quan hệ nông nghiệp - nông dân - nông
thôn trong phát triển nông nghiệp bền vững 164
4.3.5. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và hệ thống chính
sách phù hợp với WTO 166
KẾT LUẬN 170
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 172

TÀI LIỆU THAM KHẢO 173
PHỤ LỤC





i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
AANZFTA Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do Asean – Úc, Newzealand
ACFTA Hiệp định thương mại tự do Asean – China
ACIA Đầu tư toàn diện
AD Hiệp định về Chống bán Phá giá
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do Asean
AIFTA Khu vực Mậu dịch Tự do Asean - Ấn Độ
AITIG Hiệp định Thương mại hhoá Asean - Ấn độ
AJFTA Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Asean - Nhật bản
AKFTA Hiệp định thương mại tự do Asean - Korean
AMS Tổng lượng hỗ trợ tính gộp
APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
ASEM Diễn đàn hợp tác Á-Âu
ASXH An sinh xã hội
ATIGA Hiệp định thương mại hàng hoá trong ASEAN
AoA Hiệp định về Nông nghiệp
CMH Chuyên môn hóa
CNH-HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
DNNN Doanh nhiệp nhà nước


ĐTH Đô thị hóa
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
EFTA Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu
EPA Hiệp định đối tác kinh tế
ERP Chỉ số tỷ lệ bảo hữu hiệu


EU Liên minh châu Âu
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA Hiệp định thương mại tự do
GATT Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GTSX Giá trị sản xuất





ii

HTX Hợp tác xã
IFAD Quỹ Nông nghiệp và Phát triển quốc tế
IUCN Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thế giới
IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế
ITO Tổ chức Thương mại Quốc tế
IUU Quy định về IUU của thị trường EU
KTQT Kinh tế quốc tế
MFN Đãi ngộ Tối huệ quốc (Most Favoured Nation)
MUTRAP Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên

NLTS Nông lâm thủy sản
NME Nền kinh tế phi thị trường
NGOs Các Tổ chức phi chính phủ
NPR Chỉ số tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa
PTNN Phát triển nông nghiệp
R&D Nghiên cứu và phát triển
RCA Chỉ số lợi thế cạnh tranh
SCM Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng
SG Hiệp định về Tự vệ
SPS Hiệp định về các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch
TBT Hiệp định về các Rào cản Kĩ thuật đối với Thương mại
TPP Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình dương
TTKT Tập trung kinh tế
TTH Tập trung hóa
TRIPS Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền
Sở hữu Trí tuệ
TRQ Hạn ngạch mức thuế quan
UNCTAD Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc
UPEP Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
VJFTA Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật bản
VCCI Dự án phát triển hàng nông sản
WB Ngân hàng Thế giới
WTO Tổ chức Thương mại thế giới
WWF Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên





iii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Trang

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của các nước Đông Nam Á 73

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam 73

Bảng 3.3: Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế (theo giá thực tế) 75

Bảng 3.4: Cơ cấu lao động nông lâm thủy sản 110

Bảng 3.5: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp 111

Bảng 3.6: Cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp 112

Bảng 3.7: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy hải sản 113

Bảng 3.8: Vốn đầu tư toàn nền kinh tế và ngành nông nghiệp 114

Bảng 3.9: GTSX trên 1ha đất trồng trọt và mặt nước nuôi trồng thủy sản 118

Bảng 3.10: Trang trại trong ngành nông nghiệp 120

Bảng 3.11: Chỉ số RCA của một số ngành hàng nông sản xuất khẩu 125

Bảng 3.12: Chỉ số RCA hàng gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ XK 127

Bảng 3.13: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy hải sản 128










iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ


Biểu đồ: Trang

Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp 97

Biểu đồ 3.2: GDP ngành nông nghiệp 2000 - 2013 97

Biểu đồ 3.3: Tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiêp, lâm nghiệp 98

Biểu đồ 3.4: Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản 2000-2013 99

Biểu đồ 3.5: Cán cân thương mại chung và thươg mại NN 100

Biểu đồ 3.6: Giá trị và lượng xuất khẩu gạo giai đoạn 2001-2012 102

Biểu đồ 3.7: Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ 2000-2013 104

Biểu đồ 3.8: Kim ngạch nhập khẩu hàng thủy sản 106


Biểu đồ 3.9: Kim ngạch nhập khẩu hàng thủy sản 2000-2013 107

Biểu đồ 3.10: Cơ cấu giá trị gia tăng ngành NN, LN, TS 108

Biểu đồ 3.11: Chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp 109

Biểu đồ 3.12: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ từ 2002 - 2012 126

Đồ thị:

Đồ thị 3.1: Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng nông sản 101

Đồ thị 3.2: Giá trị nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ 2002 - 2011 103

Đồ thị 3.3: Chỉ số lợi thế so sánh hữu hiệu RCA thủy sản 129






1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài


Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, hội
nhập kinh tế đã trở thành đòi hỏi khách quan đối với sự phát triển của các nền
kinh tế, các quốc gia, làm thế nào để có thể kết hợp và sử dụng tốt nguồn lực

trong nước và quốc tế luôn là vấn đề lớn đối với từng quốc gia. Đại hội toàn
quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định: Toàn cầu hoá kinh
tế là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa
thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tuỳ thuộc lẫn nhau. Nghị
quyết Trung ương 07 - NQ/TƯ ngày 27 tháng 11 năm 2001, Bộ chính trị khẳng
định, mục tiêu hội nhập của Việt Nam là: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
(KTQT) nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ tiên tiến,
kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, chính sách của
Nhà nước đối với khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn cần được đổi
mới theo các định chế của WTO. Tuy nhiên, những quy định của WTO cho
thấy nông nghiệp là lĩnh vực chịu sự tác động lớn từ bên ngoài khi chúng ta
thực hiện các cam kết với WTO; do trước đó, những hỗ trợ của nhà nước cho
nông nghiệp là không đáng kể.
Cùng với quá trình hội nhập KTQT, công nghiệp hoá và hiện đại hoá
(CNH và HĐH), nông nghiệp nước ta bộc lộ những khiếm khuyết: Nông
nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần,
sức cạnh tranh của hàng nông sản còn thấp, chưa phát huy được lợi thế của nền
nông nghiệp nhiệt đới; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và đổi mới cách
thức sản xuất còn chậm, phổ biến là sản xuất nhỏ. Công nghiệp, dịch vụ nông
thôn phát triển chậm chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao
động nông nghiệp và nông thôn. Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu




2
hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm Ðời
sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn thấp, chênh lệch giàu nghèo
giữa thành thị, nông thôn và giữa các vùng còn lớn, tỷ lệ hộ nghèo cao. [17]

Trong thời gian qua có các nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn về nông
nghiệp Việt Nam trong quá trình CNH và HĐH, ảnh hưởng của hội nhập
KTQT đến nông nghiệp… Các nghiên cứu đều chỉ ra: Sản xuất nông nghiệp
của Việt Nam kém bền vững, hiệu quả thấp, ô nhiễm môi trường ngày càng
tăng. Năng lực cạnh tranh và tham gia chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu còn
thấp; sản xuất nhỏ vẫn là phổ biến và sự hợp tác, liên kết, liên doanh trong sản
xuất chậm phát triển. Đổi mới cơ chế, chính sách không theo kịp với hội nhập
nên vốn nền nông nghiệp Việt Nam đã yếu thế lại càng yếu thế hơn…
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào làm rõ nền nông nghiệp Việt Nam
phát triển như thế nào sau khi gia nhập WTO? Việt Nam phải làm gì để nền
nông nghiệp vừa tận dụng tốt cơ hội, vừa vượt qua thách thức khi thực hiện
các cam kết với WTO để phát triển đang là câu hỏi lớn và cấp thiết. Với lý do
đó, tác giả lựa chọn "Phát triển nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO)" làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ
chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu chung
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển của nền nông nghiệp
Việt Nam. Đề xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản nhằm phát triển
nông nghiệp Việt Nam có hiệu quả và bền vững trong quá trình thực hiện các
cam kết với WTO.
2.2. Mục đích nghiên cứu cụ thể
- Nghiên cứu cơ sở lý luận chung, đưa ra các tiêu chí về đánh giá sự phát
triển nông nghiệp sau WTO.




3
- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phát triển nông nghiệp sau WTO.

- Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam sau WTO.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng
hiệu quả và bền vững trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu phát triển nông nghiệp Việt Nam sau
WTO và tác động của WTO đến phát triển nông nghiệp, những thành tựu, yếu
kém và nguyên nhân. Bao gồm tăng trưởng, hiệu quả của sản xuất nông
nghiệp, xuất nhập khẩu, năng lực cạnh tranh và năng lực tham gia chuỗi giá trị,
chuyển dịch cơ cấu và tái cấu trúc nông nghiệp, vấn đề thu nhập và việc làm
của nông dân…
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu nội dung phát triển nông
nghiệp Việt Nam sau WTO nhưng có so sánh với trước khi gia nhập WTO ở
những điểm cần thiết để xem xét tác động của WTO đến phát triển nông
nghiệp. (Luận án coi gia nhập WTO như là mốc thời gian để nghiên cứu, bởi
ngoài cam kết WTO Việt Nam còn có những cam kết khu vực, đa phương và
song phương; tuy nhiên cam kết của WTO là trục nội dung và khung pháp lý
để cho cam kết khác thêm sâu sắc hơn; do đó rất khó bóc tách đâu là tác động
của WTO và đâu là tác động của các cam kết khu vực, đa phương và song
phương đến phát triển nông nghiệp). Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tề về phát
triển nông nghiệp sau WTO. Nghiên cứu chính sách nông nghiệp Việt Nam sau
WTO. Ngoài ra vấn đề nông dân, nông thôn chỉ được đề cập hạn chế ở chừng
mực nhất định.




4
- Thời gian được lựa chọn nghiên cứu từ năm 2000 đến nay, đề xuất

phương hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng hiệu
quả và bền vững đến năm 2025 và những năm tiếp theo.
4. Phương pháp nghiên cứu
Việt Nam hội nhập KTQT ngày càng sâu rộng, cùng với việc thực hiện
các cam kết WTO, còn phải thực hiện những cam kết FTA khu vực, đa
phương, song phương đều có liên quan và tác động đến nông nghiệp; nên rất
khó bóc tách đâu là tác động do WTO, đâu do các cam kết khác tác động đến
phát triển nông nghiệp.
Do vậy luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng để đánh giá tác động của việc thực hiện các cam kết
WTO đến phát triển nông nghiệp. Nghiên cứu định định tính giúp rà soát các
cam kết WTO có liên quan đến ngành nông nghiệp, mặt khác xác định được
những tác động có thể xảy ra và nguyên nhân của những tác động đó. Những
phân tích định lượng như: phương pháp hệ thống, tổng hợp, thống kê, so sánh,
phương pháp chỉ số, kết hợp các phương pháp phân tích thực tiễn nhằm kiểm
định tác động của việc thực hiện các cam kết WTO đến phát triển nông nghiệp,
đánh giá mức độ và dự báo xu thế.
Chương 1: Sử dụng phương pháp phân tích để đánh giá những quan
điểm của các học giả và các trường phái lý luận về vấn đề nghiên cứu, rút ra
những vấn đề đã được nghiên cứu đầy đủ, những vấn đề cần được bổ sung và
những nghiên cưú mới.
Chương 2: Sử dụng phương pháp hệ thống hóa và phân tích phát triển
nông nghiệp dưới tác động của WTO; rút ra nội dung của PTNN, tiêu chí đánh
giá và khung phân tích; kinh nghiệm trong việc phát huy thời cơ và hạn chế
thách thức đến phát triển nông nghiệp.




5

Chương 3: Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp,
logic, sơ đồ, biểu đồ, phương pháp chỉ số, phương pháp so sánh…; rà soát
những cam kết và việc thực thi cam kết; nhằm làm rõ tác động của WTO đến
phát triển nông nghiệp, thời cơ và thách thức; thành tựu, yếu kém và nguyên
nhân của nông nghiệp Việt Nam sau WTO.
Chương 4: Sử dụng phương pháp khái quát hóa rút ra xu hướng phát
triển, đề xuất định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu
quả và bền vững.
5. Những đóng góp khoa học của luận án
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp.
- Sử dụng bộ tiêu chí để đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp Việt
Nam sau WTO.
- Đề xuất các gợi ý chính sách trên cơ sở xác định những cơ hội, thách
thức khi thực hiện các cam kết WTO và thực trạng phát triển nông nghiệp Việt
Nam sau WTO
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tóm tắt, bảng các chữ viết tắt, danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục, luận án có kết cấu gồm 4 chương và 12 tiết:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới phát triển nông
nghiệp.
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát triển nông
nghiệp sau WTO.
Chương 3: Thực trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam sau WTO.
Chương 4: Quan điểm và giải pháp phát triển nông nghiệp Việt Nam
trong thời gian tới.




6

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, hội nhập
KTQT nói chung và tham gia WTO nói riêng đã trở thành đòi hỏi khách quan
đối với sự phát triển của các nền kinh tế, các quốc gia. Do vậy, đã có nhiều
công trình nghiên cứu của các tổ chức, các học giả kinh tế nghiên cứu về tác
động của hội nhập KTQT và gia nhập WTO, tìm các biện pháp khắc phục hạn
chế và thách thức, phát huy thời cơ và ưu thế làm lợi cho quốc gia, doanh
nghiệp trong quá trình hội nhập. Đặc biệt Việt Nam là một trong nhóm các
nước đang phát triển và chậm phát triển, để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại
hóa (CNH, HĐH) chủ yếu dựa trên phát triển nông nghiệp,. Do vậy luận án đề
cập đến các công trình nghiên cứu có liên quan đến phát triển nông nghiệp và
ảnh hưởng của hội nhập KTQT đến phát triển nông nghiệp. Có thể phân các
công trình nghiên cứu thành hai nhóm: (i) Các nghiên cứu đi sâu về những lý
thuyết phát triển nông nghiệp, CNH, HĐH. (ii) Các nghiên cứu đi sâu về ảnh
hưởng của hội nhập KTQT, những thời cơ và thách thức, cũng như tìm giải
pháp để hạn chế các khó khăn phát huy lợi thế để nâng cao hiệu quả trong quá
trình hội nhập KTQT và tham gia WTO.
1.1. Những lý thuyết và nghiên cứu về phát triển nông nghiệp
Nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất có những nét đặc thù, là ngành sản
xuất gắn với sinh vật, bị chi phối bởi quy luật sinh học, các điều kiện ngoại
cảnh (đất đai, thời tiết - khí hậu) và là ngành sản xuất ra sản phẩm tất yếu để xã
hội tồn tại và phát triển, vì thế từ lâu rất được các nhà kinh tế quan tâm và được
đề cập nhiều trong các lý thuyết kinh tế, nhất là trong các mô hình phát triển
kinh tế của các nước chậm phát triển hiện đang tiến hành CNH, HĐH. Để thấy
rõ các thuyết về phát triển nông nghiệp theo các trường phái chính sau:





7
- Trường phái đề cao vai trò của nông nghiệp, coi nông nghiệp là cơ sở
hay tiền đề cho quá trình công nghiệp hoá. Đại diện cho trường phái lý thuyết
này có thể kể đến Mellor và Johnston, và sau nữa là nhà kinh tế học nổi tiếng
người Mỹ Simon Kuznets. Trong nghiên cứu “The Role of Agriculture in
Economic Development” (Vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế) vào
năm 1961, Johnston và Mellor cho rằng, việc xây dựng một nền nông nghiệp
vững mạnh và năng động sẽ là một nhân tố quan trọng thúc đẩy công nghiệp
phát triển và sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Theo hai học giả này,
nông nghiệp có 5 vai trò quan trọng: 1) cung cấp lương thực, thực phẩm cho
nhu cầu trong nước; 2) xuất khẩu nông sản để thu ngoại tệ; 3) tạo nguồn lao
động cho khu vực công nghiệp; 4) mở rộng thị trường nội địa cho sản phẩm
công nghiệp và 5) tăng nguồn tiết kiệm ở trong nước để tạo vốn cho phát triển
công nghiệp. [88]
Cùng với quan điểm của Johnston và Mellor, năm 1965, Kuznets đã tiếp
tục khẳng định sự đóng góp của nông nghiệp vào tăng trưởng kinh tế thông qua
trao đổi buôn bán sản phẩm với các khu vực khác nhau ở trong và ngoài nước,
cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, vốn, thị trường cho quá trình
CNH, HĐH. Tất cả những điều này được ông thể hiện trong tác phẩm
“Economic Growth and Structure” (Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu) [84].
Các tác giả thuộc trường phái đề cao vai trò của nông nghiệp trong quá
trình phát triển. Họ cho rằng, nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong
nền kinh tế. Ở đây, nông nghiệp được đề cao, nhưng xét về thực chất đó là sự
khai thác cạn kiệt các nguồn lực của nông nghiệp để chuẩn bị tiền đề phục vụ
cho sự phát triển công nghiệp hoá, đô thị hoá (CNH, ĐTH).
Theo chúng tôi, hiện tại và trong giai đoạn tới, nông nghiệp có vị trí và
vai trò nhất định. Bởi vì, với xu thế toàn cầu hoá, nếu dựa quá nhiều vào sản
xuất nông nghiệp theo thuyết này sẽ khó đảm bảo cho việc phân bổ nguồn lực





8
một cách hiệu quả. Mặc dù vậy, ở một mức độ nhất định nào đó, thuyết này
vẫn còn có giá trị đối với những nước đang trên con đường tiến tới CNH, HĐH
mà có xuất phát điểm là nông nghiệp.
- Trường phái phát triển hài hoà giữa nông nghiệp và công nghiệp. Đại
diện cho trường phái này là E. Schumacher và một số học giả người Mỹ như
Colander, Roy Cohn, Mark Morlock và Robert Stonebreaker. Trong tác phẩm
“Small is beautiful” (nhỏ là đẹp), E. Schumacher cho rằng, phải chú ý thoả
đáng tới phát triển nông nghiệp, nhất là đối với những nước đang phát triển.
Schumacher đề xuất một quan điểm sâu rộng hơn: đảm bảo cho con người tiếp
xúc với thiên nhiên sinh động; nhân bản hoá và nâng cao chất lượng của nơi
sinh sống rộng lớn hơn dành cho con người; cung cấp lương thực, thực phẩm
và các nguyên liệu cần thiết khác cho việc đảm bảo một cuộc sống đầy đủ và
hợp lý.

Về cơ bản, Schumacher đồng tình với quan điểm công nghiệp hoá, song
ông không tán thành thực hiện công nghiệp hoá bằng cách “bóp nặn” mọi
nguồn lực của nông nghiệp; cần kết hợp hài hoà và phát triển cân đối giữa công
nghiệp và nông nghiệp, phải dùng những thành quả của công nghiệp để phục
vụ lại nông nghiệp làm cho nông nghiệp phát triển bền vững hơn.
Quan điểm phát triển cân đối và hài hoà giữa nông nghiệp và công
nghiệp còn cho rằng, phát triển nông nghiệp cần phải đặt trong xu thế hội nhập
kinh tế toàn cầu; yếu tố cạnh tranh cần được chú trọng và tăng cường trên cơ sở
nâng cao năng suất lao động; nâng cao tính tự chủ của nông dân trong quá trình
ra quyết định sản xuất; đảm bảo chuyển dần nông nghiệp truyền thống sang
nông nghiệp hiện đại; kết hợp phát triển công nghiệp gắn với nông nghiệp và
các ngành công nghiệp khác, nâng cao nguồn lực con người, Quan điểm này

coi trọng đầu tư cho nông nghiệp và đầu tư vào nguồn nhân lực. Thuyết này
nhấn mạnh tới phát triển bền vững của nền kinh tế, nhất là việc sản xuất nhiều




9
hay ít hàng hoá không quan trọng bằng mục tiêu làm cách nào để sản xuất có
hiệu quả nhất xét cả về lơị ích xã hội lâu dàì. [89]
Như vậy có thể thấy, các quan điểm hay các chủ thuyết về nông nghiệp,
thường thay đổi theo thời gian và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của
mỗi quốc gia. Trường phái thứ hai quan tâm và đề cập nhiều hơn đến môi
trường cũng như sự phát triển nông nghiệp bền vững. Có thể nói rằng hầu hết
các lý thuyết của các nhà kinh tế học trước đây đều không thuần túy tập trung
nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp, mà đều đặt nông nghiệp trong mối quan hệ
với các ngành, các lĩnh vực khác, trước hết là với công nghiệp.
- Lý thuyết về phát triển bền vững: Thuật ngữ “phát triển bền vững” hay
“phát triển bền lâu” được xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ XX nhưng
mãi đến đầu thập niên 80 “phát triển bền vững” mới được Hiệp hội bảo tồn
thiên nhiên và tài nguyên thế giới (IUCN), Chương trình Môi trường Liên hợp
quốc (UPEP) và Quỹ bảo vệ động vật hoang dã quốc tế (WWF) đã được sử
dụng trong “Chiến lược bảo tồn thế giới” đã đề xuất nội dung “phát triển bền
vững” là: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển
kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động
đến môi trường sinh thái”. Trong báo cáo Brundland: “Phát triển bền vững là
sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của hiện tại và không phương hại tới khả
năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai”. Từ đây, khái niệm “Phát triển bền
vững” trở thành khái niệm chìa khóa giúp các quốc gia xây dựng quan điểm,
định hướng, giải pháp tháo gỡ trong các vấn đề phát triển, chủ động điều chỉnh
(tái cơ cấu) nền kinh tế trong đó có nông nghiệp. Đó là sự phát triển kinh tế

dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ
bản, sự đa dạng sinh học và hệ thống trợ giúp của tự nhiên đối với cuộc sống
con người, động vật và thực vật. Qua thời gian khái niệm này không chỉ dừng
lại ở nhân tố sinh thái mà còn mở rộng thêm nội hàm vào nhân tố xã hội, con




10
người, đặc biệt là bình đẳng xã hội. Như vậy phát triển bền vững là sự kết hợp
hài hòa giữa mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.
Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về môi và phát triển
bền vững họp tại Johannesburg, Nam Phi, trong các văn kiện nêu: Phát triển
bền vững là sự phát triển không những chỉ đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà
còn không làm ảnh hưởng xấu, cản trở đến sự phát triển của các thế hệ tương
lai, là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt
của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo
vệ môi trường. Như vậy đã xác định ba trụ cột của phát triển bền vững đó là:
bền vững về kinh tế, bền vững về mặt xã hội và bền vững về môi trường sinh
thái. Các tiêu chí chủ yếu đánh giá sự bền vững là tăng trưởng kinh tế ổn định;
thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm,
hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; nâng cao đời sống và chất lượng
môi trường sống. Trong hội nhập KTQT các vấn đề phát triển bền vững cũng
phải được quan tâm nhằm giải quyết những khía cạnh mang tính toàn cầu của
phát triển bền vững như vấn đề nghèo đói và khoảng cách giầu nghèo, khí thải
và biến đổi khí hậu… [82]
1.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của hội nhập KTQT
Theo tìm hiểu của tác giả, liên quan đến việc nghiên cứu các vấn đề hội nhập
KTQT và gia nhập WTO đã có một số đề tài, nghiên cứu, cụ thể như sau:
Hội nhập quốc tế về thực chất đã có từ rất sớm, tuy nhiên khái niệm về hội

nhập kinh tế được Béla Balassa đề xuất từ thập niên 1960, theo ông hội nhập
kinh tế là việc gắn kết mang tính thể chế giữa các nền kinh tế lại với nhau và
được chấp nhận chủ yếu trong giới học thuật và lập chính sách [81].
Nguyễn Xuân Thắng, trong tác phẩm “Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập
kinh tế quốc tế đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”:
Tác giả nói rõ hơn hội nhập KTQT là quá trình chủ động thực hiện đồng thời




11
hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu
vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa
nền kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế
kinh tế khu vực và toàn cầu [41].
Theo TS. Phạm Quốc Trụ, Học viện Ngoại giao, trong bài viết “Thực
trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam những năm qua và triển vọng
những năm tới”, đã đề cập một số khía cạnh về lý luận và thực tiễn của khái
niệm hội nhập KTQT, tập trung vào vấn đề định nghĩa và xác định bản chất,
nội hàm, các hình thức và tính chất của hội nhập KTQT; phân tích tính tất yếu
và hệ lụy của hội nhập KTQT như là một xu thế lớn của thế giới hiện đại. Hội
nhập KTQT là quá trình gắn kết các nền kinh tế của từng nước với kinh tế khu
vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa nền kinh tế theo
những hình thức khác nhau, từ đơn phương đến song phương, tiểu khu
vực/vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu (Hội nhập trong khuôn khổ WTO
là hình thức hội nhập kinh tế-thương mại toàn cầu). Hội nhập kinh tế có thể
diễn ra theo nhiều mức độ. Theo một số nhà kinh tế, tiến trình hội nhập kinh tế
được chia thành năm mô hình cơ bản từ thấp đến cao như sau:(i) Thỏa thuận
thương mại ưu đãi (PTA), (ii) Khu vực mậu dịch tự do (FTA), (iii) Liên minh
thuế quan (CU), (iv) Thị trường chung (hay thị trường duy nhất), (v)Liên minh

kinh tế-tiền tệ.
Hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu của thế giới, cũng đồng thời chỉ ra
con đường phát triển không thể nào khác đối với các nước trong thời đại toàn
cầu hóa. Sự lựa chọn tất yếu này còn được quyết định bởi tác động tích cực và
những tác động tiêu cực mà hội nhập KTQT tạo ra cho các nước. Tác giả đề
cập tác động của hội nhập kinh tế nói chung, còn tác động của hội nhập đến
lĩnh vực nông nghiệp chưa được đề cập [47].





12
Bộ ngoại giao Việt Nam, trong tác phẩm “Việt Nam hội nhập kinh tế trong
xu thế toàn cầu hóa: Vấn đề và giải pháp” cho rằng trong các hình thức hội
nhập, hội nhập kinh tế là nền tảng hết sức quan trọng cho sự tồn tại bền vững
của hội nhập trong các lĩnh vực khác (đặc biệt cho hội nhập về chính trị) nên
được các nước ưu tiên thúc đẩy giống như một đòn bẩy cho hợp tác và phát
triển trong bối cảnh toàn cầu hóa [5].
GS. Cốc Nguyên Dương, trong tác phẩm “Trung Quốc 10 năm đầu thế
kỷ XXI: Phát triển và hợp tác” cho rằng: hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng
tất yếu không một quốc gia nào có thể cưỡng lại, chỉ có thể gia nhập trước hoặc
sau mà thôi. Gia nhập WTO sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc: vị thế
chính trị và kinh tế trên trường quốc tế tăng, thúc đẩy thương mại và thu hút
đầu tư nước ngoài, nền kinh tế phát triển hiệu quả hơn, các nguồn lực xã hội
được phân bố hợp lý, cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng phát huy lợi thế so
sánh, những ngành hàng có khả năng cạnh tranh sẽ phát triển, ngành yếu kém
bị đào thải [15].
Nguyễn Thị Hải Yến, trong tác phẩm “Xuất khẩu hàng nông sản ở Việt
Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Tác giả đã làm rõ vai trò của

xuất khẩu nông sản trong quá trình CNH, HĐH trong các nước đang phát triển;
khảo cứu, phân tích kinh nghiệm một số nước trên thế giới làm cơ sở kinh
nghiệm cho Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản; phân tích một cách
hệ thống vai trò, đặc điểm, thực trạng của xuất khẩu nông sản Việt Nam, thời
cơ, thách thức trong điều kiện hội nhập KTQT, từ đó đề xuất các nhóm giải
pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng nông sản Việt
Nam trong quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước và hội nhập KTQT. Tuy
nhiên những tác động cụ thể của WTO đến nông nghiệp mới đề cập những thời
cơ và thách thức trong xuất nhập khẩu nông sản còn những tác động khác chưa
được đề cập nhiều [51].




13
Nguyễn Thị Tươi, trong cuốn “Tác động của việc gia nhập WTO đến
phát triển nông nghiệp Việt Nam” Tác giả đưa ra những nhận xét ban đầu về
những cam kết trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam khi gia nhập WTO:
cam kết về mức thuế, về lộ trình cắt giảm thuế đối với hàng nông sản và trợ
cấp với nông nghiệp. Phân tích những tác động tích cực của việc gia nhập
WTO đối với sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp, lưu thông và tiêu dùng. Chỉ ra những khó khăn, thách thức
và những tác động tiêu cực của ngành nông nghiệp nước ta khi gia nhập WTO.
Đưa ra và luận giải hệ thống các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn,
hạn chế những tác động tiêu cực do việc gia nhập WTO gây ra cho ngành nông
nghiệp Việt Nam; hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước như
pháp luật về cạnh tranh, về chống độc quyền, chống bán pháp giá đối với thị
trường nông sản; cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp. [49].
Bộ Công thương, trong khuôn khổ của “Dự án Hỗ trợ Thương mại đa
biên - MUTRAP”, đã có báo cáo “Tác động của cam kết mở cửa thị trường

trong WTO và các Hiệp định khu vực Thương mại tự do (FTA) đến hoạt động
sản xuất, thương mại của Việt Nam và các biện pháp hoàn thiện cơ chế điều
hành xuất nhập khẩu giai đoạn 2011-2015”. Dự án đã đánh giá tác động sau 3
năm hội nhập WTO đến kinh tế Việt Nam trong đó có phần nhỏ về nông
nghiệp. Dự án sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích… trước và sau hội
nhập. Đặc biệt khi xét đến năng lực cạnh tranh của các ngành hàng, có một
phương pháp được sử dụng phổ biến để phân loại cấp độ cạnh tranh của từng
ngành hàng cụ thể, phân loại những ngành hàng có sức cạnh tranh và không có
sức cạnh tranh, dựa trên chỉ số lợi thế so sánh biểu hiện bằng chỉ số (RCA).
Chỉ số RCA của một ngành nào đó càng lớn, mức độ chuyên môn hóa của
ngành hàng đó trong một nền kinh tế trong nước so với mức độ chuyên môn
hoá của thế giới càng cao thể hiện rằng lợi thế so sánh của ngành hàng đó cũng




14
mạnh hơn. Chính vì vậy, chỉ số RCA qua thời gian sẽ cung cấp những thông tin
về sự thay đổi lợi thế so sánh của một ngành hàng trong nền kinh tế và sự cải
thiện trong cơ cấu xuất khẩu. RCA = (Eij/Eit)/(Enj/Ent), (E là xuất khẩu, i là
quốc gia, j là hàng hóa, n là tập hợp các nước, t là tập hợp các hàng hóa).
Chỉ số ERP cho biết ảnh hưởng ròng của các chính sách thương mại (bao
gồm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan nếu trong tính toán có tính đến 2
yếu tố này) đến người sản xuất. Nói cách khác, chỉ số này tính toán tác động
của chính sách bảo hộ tới giá trị tăng thêm (là chênh lệch giữa doanh thu và chi
phí đầu vào) của một ngành. Cụ thể, chỉ số ERP đo lường phần trăm thay đổi
của mỗi đơn vị giá trị tăng thêm của một ngành nào đó dưới tác động của chính
sách bảo hộ thuế quan và phi thuế quan với mỗi đơn vị giá trị tăng thêm có thể
đạt được nếu không có những rào cản trên và tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu (ERP). Tuy
nhiên phần đánh giá về nông nghiệp chiếm phần nhỏ và chỉ đánh giá thương

mại và xuất khẩu nông sản [3].
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong khuôn khổ hỗ trợ của
Chương trình Hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO đã triển khai dự án “Đánh
giá tác động của việc thực hiện các cam kết WTO và khu vực đối với ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn”; triển khai từ 8/2012 đến 9/2013. Nội
dung của dự án: Đánh giá mức độ nhạy cảm của một số ngành hàng nông sản
của Việt Nam trước các cú sốc bên ngoài; phân tích, đánh giá tác động của hội
nhập đến hiệu quả hoạt động một số ngành hàng nông sản; đánh giá áp lực điều
chỉnh cơ cấu trong một số ngành hàng nông sản; nghiên cứu, đánh giá các vấn
đề sinh kế, giảm nghèo và doanh nghiệp nông thôn trong quá trình hội nhập.
Dự án chọn ba ngành hàng cá tra, sữa và đường để phân tích và dùng các mô
hình mô phỏng đánh giá tác động của việc thực hiện các cam kết WTO và khu
vực; với cú sốc từ bên ngoài, áp lực điều chỉnh cơ cấu…; đến hiệu quả sản
xuất, đến vấn đề sinh kế và giảm nghèo, tác động đến nông thôn trong những




15
năm tới và khuyến nghị chính sách. Tuy nhiên dự án chưa đề cập đến mô hình
phát triển nông nghiệp, những giải pháp phát huy lợi thế và khắc phục những
hạn chế của hội nhập KTQT đến nông nghiệp… [6].
Các nghiên cứu của các nhà kinh tế Trung Quốc về nông nghiệp trong
hội nhập WTO, cho rằng: Trước tiên xác định rõ quyền về đất đai; tăng đầu tư
và hỗ trợ cho nông nghiệp, khoa học công nghệ; đẩy nhanh đầu tư hạ tầng nông
nghiệp, nông thôn và cải thiện môi trường nông nghiệp; tăng đầu tư cho giáo
dục và đào tạo nghề nhằm không ngừng nâng cao kỹ năng và tay nghề cho
nông dân…; khẳng định cải cách và mở cửa mà khoảng cách giàu nghèo tăng
là thất bại. Đại diện là các nhà kinh tế thể hiện ở các công trình nghiên cứu sau:
GS. Cốc Nguyên Dương, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển Á Phi,

Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc: Tình trạng “tam
nông” Trung Quốc: thành tựu, vấn đề và thách thức. Và GS. Lục Học Nghệ,
nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc:
“Nông nghiệp, nông thôn và nông dân Trung Quốc: biến đổi và phát triển”. Ở
Trung Quốc, nông dân bị coi là nhóm người yếu thế, thể hiện ở việc hiện nay
quyền tài sản ở nông thôn vẫn chưa rõ ràng, nông dân không có quyền bảo vệ
ruộng đất khoán, thậm chí nhà ở của mình. Bởi vì ruộng đất có thể bị trưng
dụng bất cứ lúc nào, nhà cửa của chính mình có thể bị di dời để giải phóng mặt
bằng. Bởi lẽ đất ở thuộc sở hữu tập thể, nông dân không có quyền đem ra thế
chấp để vay ngân hàng. Hai tác giả đã phân tích những thành tựu của Trung
Quốc về tam nông; đồng thời chỉ ra những tồn tại, khiếm khuyết của tam nông
ở Trung Quốc như: Nông nghiệp tăng trưởng chậm, phát triển kém bền vững,
sức cạnh tranh của hàng nông sản thấp, vệ sinh an toàn thực phẩm thấp… Về
cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch chậm… Hai tác giả cho rằng việc phát
triển khu vực nông nghiệp và cải thiện đời sống người nông dân là nhiệm vụ
trọng tâm, nền tảng để đẩy mạnh CNH, HĐH và là tiền đề tạo điều kiện cho

×