Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

ứng dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lượng sản phẩm tại nhà máy ghế xoay văn phòng – công ty cổ phần nội thất hòa phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 122 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


MẠC THỊ LIÊN


ỨNG DỤNG CÔNG CỤ THỐNG KÊ TRONG QUẢN TRỊ
CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY GHẾ XOAY
VĂN PHÕNG – CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HÕA PHÁT



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH





Hà Nội – 2015



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

MẠC THỊ LIÊN



ỨNG DỤNG CÔNG CỤ THỐNG KÊ TRONG QUẢN TRỊ CHẤT
LƢỢNG SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY GHẾ XOAY VĂN PHÕNG
– CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HÕA PHÁT

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN VĂN BÌNH



XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN




Hà Nội – 2015


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN
TÓM TẮT
Danh mục các ký hiệu viết tắt …………………………………………………….i
Danh mục các bảng ……………………………………………………………… ii
Danh mục các hình vẽ…………………………………………………………….iv
Mở đầu …………………………………………………………………………….1
CHƢƠNG I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 5
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 5
1.1.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài 9
1.2. Cơ sở lý luận về quản trị chất lƣợng và các công cụ thống kê trong quản
trị chất lƣợng sản phẩm 14
1.2.1 Chất lượng sản phẩm 14
1.2.2. Quản trị chất lượng 15
1.2.3 Các công cụ thống kê trong quản trị chất lượng 17
1.2.3.5 Biểu đto 24
1.2.3.7 Biểu đồ kiểm soát 27
CHƢƠNG II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1 Quy trình nghiên cứu của luận văn: 30
2.2 Những công cụ sử dụng trong nghiên cứu của luận văn 32
2.2.1 Những mô hình quản lý chất lượng, công cụ kiểm soát chất lượng được sử
dụng trong nghiên cứu đề tài: 32
2.2.2. Những phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề tài 33
CHƢƠNG III THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG CỤ THỐNG KÊ TRONG
QUẢN TRỊ CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY GHẾ XOAY VĂN
PHÕNG – CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HÕA PHÁT 36


3.1 Giới thiệu tổng quan về Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty Cổ phần

nội thất Hòa Phát 36
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công
ty Cổ phần nội thất Hòa Phát 36
3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty
Cổ phần nội thất Hòa Phát 38
3.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy ghế xoay văn phòng –
Công ty Cổ phần nội thất Hòa Phát trong 3 năm 2011 – 2013 40
3.2 Quy trình sản xuất và tình hình chất lƣợng sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay
văn phòng – Công ty Cổ phần nội thất Hòa Phát 44
3.2.1 Quy trình sản xuất sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty Cổ
phần nội thất Hòa Phát 44
3.2.3 Thực trạng chất lượng sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty
cổ phần nội thất Hòa Phát 49
3.3 Thực trạng ứng dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lƣợng sản phẩm
tại Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát 54
3.3.1 Sơ đồ lưu trình 55
3.3.2 Phiếu kiểm tra chất lượng sản phẩm 60
3.3.3 Sơ đồ Pareto 67
3.3.4 Sơ đồ nhân quả 74
3.4. Đánh giá thực trạng ứng dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lƣợng
sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty Cổ phần nội thất Hòa
Phát 91
3.4.1 Kết quả đạt được 91
3.4.2 Những hạn chế 95
3.4.3 Nguyên nhân của hạn chế 96
CHƢƠNG IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG CỤ THỐNG KÊ TRONG QUẢN TRỊ CHẤT


LƢỢNG SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY GHẾ XOAY VĂN PHÕNG – CÔNG

TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HÕA PHÁT 97
4.1 Tiến hành đào tạo nâng cao hiểu biết cho cán bộ công nhân viên chức về
hoạt động ứng dụng các công cụ thống kê vào quản trị chất lƣợng. 97
4.1.1 Cơ sở của giải pháp 97
4.1.2 Nội dung của giải pháp 97
4.1.3 Dự kiến chi phí của giải pháp 99
4.1.4. Kết quả dự kiến của giải pháp 99
4.2 Đƣa biểu đồ kiểm soát chất lƣợng vào hoạt động quản trị chất lƣợng sản
phẩm của Nhà máy. 99
4.2.1 Cơ sở của giải pháp 99
4.2.2 Nội dung của giải pháp 100
4.2.3 Dự kiến chi phí thực hiện giải pháp 103
4.3 Tăng cƣờng kiểm soát của lãnh đạo đối với hoạt động ứng dụng công cụ
thống kê trong quản trị chất lƣợng sản phẩm tại Nhà máy 103
4.3.1 Cơ sở của giải pháp 103
4.3.2 Nội dung của giải pháp 104
4.3.3 Kết quả dự kiến của giải pháp 105
KẾT LUẬN …………………………………………………………… 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….107
PHỤ LỤC


LỜI CẢM ƠN
Trong lời đầu tiên của luận văn, em muốn gửi những lời cảm ơn chân thành
nhất tới tất cả những người đã hỗ trợ, giúp đỡ em về chuyên môn, vật chất, tinh thần
trong quá trình thực hiện luận văn.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Trần Văn Bình –
Viện Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, người đã trực tiếp
hướng dẫn, nhận xét, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể sư phạm các thầy, cô giáo trong Trường

Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, những người đã dạy dỗ, chỉ bảo em
trong suốt những năm học tập tại trường.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động
viên em rất nhiều trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Do thời gian thực hiện có hạn, kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế nên
luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của các thầy, cô và các bạn để hoàn thiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 2015
Học viên

Mạc Thị Liên






LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Bản luận văn tốt nghiệp:“Ứng dụng công cụ thống kê trong quản trị chất
lượng sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty Cổ phần nội thất
Hòa Phát” là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ
sở nghiên cứu lý thuyết, kinh nghiệm thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS Trần Văn Bình – Viện Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội.
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực
và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.


Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 2015
Học viên

Mạc Thị Liên







TÓM TẮT

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả trình bày các nội dung:
Thứ nhất, bổ sung và hoàn thiện các vấn đề lý luận về quản trị chất lượng,
ứng dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lượng sản phẩm trong các tổ chức.
Thứ hai, phân tích có hệ thống thực trạng ứng dụng công cụ thống kê trong
quản trị chất lượng sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty CP nội
thất Hòa Phát. Qua đó đánh giá toàn diện những kết quả đạt được, những tồn tại và
nguyên nhân trong quá trình ứng dụng.
Thứ ba, xây dựng hệ thống giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động ứng
dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lượng sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay
văn phòng – Công ty Cổ phần nội thất Hòa Phát.















DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT
Kí hiệu
Nguyên nghĩa
1
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
2
CP
Cổ phần
3
ĐHQGHN
Đại học Quốc Gia Hà Nội
4
GĐNM
Giám đốc Nhà máy
5
HACCP
Hazard Analysis and Critical Control Points
6
HDCV
Hướng dẫn công việc

7
ISO
International Organization for Standardization
8
KCS
Kiểm tra chất lượng
9
KT
Kỹ thuật
10
MTCL
Mục tiêu chất lượng
11
NVKT
Nhân viên kỹ thuật
12
NXB
Nhà xuất bản
13
PKTCL
Phiếu kiểm tra chất lượng
14
SA 8000
Social Accountability 8000
15
SĐ Pareto
Sơ đồ Pareto
16
SĐNQ
Sơ đồ nhân quả

17
STCL
Sổ tay chất lượng
18
TBP
Trưởng bộ phận
19
TBPSX
Trưởng bộ phận sản xuất
20
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
21
TQM
Total Quality Management
22
TTQT
Thủ tục quy trình
i



DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
Bảng
Nội dung
Trang
1
Bảng 1.1
Phiếu kiểm tra các loại khuyết tật của xe máy

19
2
Bảng 1.2
Ví dụ bảng dữ liệu để vẽ biểu đồ Pareto
25
3
Bảng 3.1
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà
máy ghế xoay văn phòng Hòa Phát
41
4
Bảng 3.2
Bảng tổng hợp sản phẩm sai hỏng tại Nhà máy sản xuất
ghế xoay văn phòng – Công ty CP nội thất Hòa Phát
50
5
Bảng 3.3
Bảng so sánh tỷ lệ sản phẩm sai hỏng thực tế tại Nhà máy
ghế xoay văn phòng – Công ty CP nội thất Hòa Phát
51
6
Bảng 3.4
Tổng hợp và phân tích khuyết tật sản phẩm ghế xoay
64
7
Bảng 3.5
Bảng dữ liệu lập biểu đồ Pareto về khuyết tật sản phẩm
tại Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty CP nội thất
Hòa Phát năm 2011
70

8
Bảng 3.6
Bảng dữ liệu lập biểu đồ Pareto về khuyết tật sản phẩm
tại Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty CP nội thất
Hòa Phát năm: Bảng dữ liệu lập biểu đồ Pareto về 2012
71
9
Bảng 3.7
Bảng dữ liệu lập biểu đồ Pareto về khuyết tật sản phẩm
tại Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty CP nội thất
Hòa Phát năm 2013
72
10
Bảng 3.8
Bảng thống kê và phân tích lỗi khiếu nại CL tại Nhà máy
ghế xoay văn phòng – Công ty CP nội thất Hòa Phát
78
11
Bảng 3.9
Cơ cấu lao động theo trình độ tại Nhà máy ghế xoay văn
phòng – Công ty CP nội thất Hòa Phát
79
12
Bảng 3.10
Cơ cấu lao động theo thâm niên tại Nhà máy ghế xoay
văn phòng – Công ty CP nội thất Hòa Phát
80




ii








STT

Bảng

Nội dung

Trang
13
Bảng 3.11
Cơ cấu lao động theo giới tính tại Nhà máy ghế xoay văn
phòng – Công ty CP nội thất Hòa Phát
82
14
Bảng 3.12
Danh mục vật tư Trung Quốc lỗi trả lại
84
15
Bảng 3.13
Hệ thống máy móc, thiết bị sản xuất tại Nhà máy ghế
xoay văn phòng – Công ty CP nội thất Hòa Phát
87

16
Bảng 3.14
Công tác đào tạo quản lý chất lượng toàn diện (TQM) tại
Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty CP nội thất Hòa
Phát (2011 – 2013)
90
17
Bảng 3.15
Mức độ quan tâm đến hoạt động ứng dụng công cụ thống
kê trong quản trị chất lượng sản phẩm tại Nhà máy
92
18
Bảng 3.16
Sự cần thiết của hoạt động ứng dụng các công cụ thống
kê trong quản trị chất lượng sản phẩm tại Nhà máy
92
19
Bảng 3.17
Tác dụng của hoạt động ứng dụng công cụ thống kê trong
quản trị chất lượng sản phẩm tại Nhà máy
93
20
Bảng 3.18
Đánh giá mức độ phù hợp của các công cụ thống kê đang
sử dụng tại Nhà máy
93
21
Bảng 3.19
Đánh giá hiệu quả của các công cụ thống kê đang được
ứng dụng tại Nhà máy

94
22
Bảng 3.20
Sử dụng thêm công cụ thống kê trong quản trị chất
lượng sản phẩm tại Nhà máy
95
23
Bảng 4.1
Dự kiến chi phí thực hiện giải pháp
99
24
Bảng 4.2
Tổng hợp sai hỏng sản phẩm ghế xoay nhân viên quý I
năm 2014 tại Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty CP
nội thất Hòa Phát
101
25
Bảng 4.3
Dự kiến chi phí thực hiện giải pháp
103

iii


DANH MỤC HÌNH
STT
Hình
Nội dung
Trang
1

Sơ đồ 1.1
Sơ đồ lưu trình
18
2
Sơ đồ 1.2
Sơ đồ Pareto khuyết tật xe máy
25
3
Sơ đồ 1.3
Sơ đồ nhân quả thể hiện các nguyên nhân gây ra phế phẩm
26
4
Sơ đồ 1.4
Các bước xây dựng biểu đồ kiểm soát
29
5
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ các bước nghiên cứu của luận văn
30
6
Sơ đồ 3.1
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Nhà máy
38
7
Sơ đồ 3.2
Sơ đồ 3.2: Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm tại Nhà máy
ghế xoay văn phòng – Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát
47
8
Sơ đồ 3.3

Sơ đồ 3.3: Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm
47
9
Sơ đồ 3.4
Sơ đồ 3.4: Kiểm soát quá trình tiến hành sản xuất
47
10
Sơ đồ 3.5
Lưu đồ kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay
văn phòng – Công ty CP nội thất Hòa Phát
59
11
Biểu đồ 3.1
Biểu đồ Pareto về các khuyết tật sản phẩm năm 2011
70
12
Biểu đồ 3.2
Biểu đồ Pareto về các khuyết tật sản phẩm năm 2012
71
13
Biểu đồ 3.3
Biểu đồ Pareto về các khuyết tật sản phẩm năm 2013
72
14
Biểu đồ 4.1
Biểu đồ kiểm soát X
102
15
Biểu đồ 4.2
Biểu đồ kiểm soát R

102
iv




1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Ngày nay cùng với sự giao lưu, hội nhập kinh tế quốc tế rất nhiều người tiêu
dùng và các doanh nghiệp Việt Nam biết và sử dụng tới thuật ngữ ―Tiêu chuẩn quốc
tế‖. Có rất nhiều tiêu chuẩn quốc tế hiện đang được các doanh nghiệp trong và
ngoài nước áp dụng như HACCP, SA 8000, TQM áp dụng tùy theo ngành nghề
và lĩnh vực kinh doanh, tuy nhiên có lẽ phổ biến hơn cả là hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9000. Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng này giúp các doanh
nghiệp quản lý công việc hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng hệ thống, tạo lòng tin
với khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã đưa ra
nguyên tắc ―Ra quyết định dựa trên sự kiện‖ nghĩa là việc ra quyết định dựa trên
việc phân tích dữ liệu và thông tin. Để áp dụng được nguyên tắc này doanh nghiệp
cần phải đo lường. Quản trị chất lượng không thể tách rời công tác đo lường vì
thông qua đo lường doanh nghiệp có thể nắm bắt, đánh giá chất lượng của sản
phẩm, dịch vụ và mọi hoạt động
Ứng dụng các công cụ thống kê trong quản trị chất lượng là cách đo lường
hiệu quả đối với các doanh nghiệp. Các công cụ thống kê dùng để thu thập số liệu,
xác định lỗi sai, đi tìm nguyên nhân sai hỏng và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, từ
đó giúp cán bộ quản lý chất lượng đưa ra những quyết định đúng đắn, chính xác, kịp
thời trong quản trị chất lượng sản phẩm. Ngày nay, việc sử dụng các công cụ thống
kê trong kiểm soát chất lượng đã trở thành phổ biến và là một nội dung không thể
thiếu được trong quản trị chất lượng.

Trên thế giới đã có nhiều doanh nghiệp sử dụng công cụ thống kê trong quản
trị chất lượng sản phẩm như Toyota, GM, Honda Tại Việt Nam có khoảng 2000
doanh nghiệp áp dụng ISO 9000 trong sản xuất kinh doanh như các công ty xây
dựng Lilama, Vinaconex hay Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam, Tổng công ty Tàu
biển Việt Nam tuy nhiên không phải công ty nào cũng đưa công cụ thống kê vào
kiểm soát chất lượng sản phẩm hoặc có áp dụng nhưng chưa thực sự hiệu quả.
2

Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty Cổ phần nội thất Hòa Phát là một
trong những doanh nghiệp đi đầu trong hoạt động ứng dụng công cụ thống kê vào
công tác quản trị chất lượng sản phẩm. Trong những năm qua cùng với sự phát triển
của Nhà máy, việc ứng dụng các công cụ thống kê trong quản trị chất lượng sản
phẩm đã giúp thương hiệu Hòa Phát được cộng đồng ghi nhận và tôn vinh, nhiều
năm liền được người tiêu dùng bình chọn là ―Hàng Việt Nam chất lượng cao‖.
Bên cạnh đó còn một số hạn chế trong quá trình ứng dụng công cụ thống kê
trong quản trị chất lượng sản phẩm của Nhà máy như nhận thức của cán bộ công
nhân viên chưa cao, chưa đi sâu vào phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới chất
lượng sản phẩm, quá tập trung vào công tác kiểm tra mà công việc này hiệu quả
chưa cao, việc đào tạo về chất lượng cho nhân viên chưa được chú trọng thỏa đáng
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động ứng dụng công cụ thống kê trong
quản trị chất lượng sản phẩm và hạn chế các vấn đề tồn tại khi vận hành, kết hợp
với quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thực tế tại Nhà máy ghế xoay văn phòng- Công
ty Cổ phần nội thất Hòa Phát, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Ứng dụng công cụ
thống kê trong quản trị chất lượng sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay văn phòng –
Công ty Cổ phần nội thất Hòa Phát” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ ngành Quản
trị kinh doanh.
2. Câu hỏi nghiên cứu
- Quan niệm về chất lượng, quản trị chất lượng, công cụ thống kê trong quản
trị chất lượng sản phẩm?
- Thực trạng ứng dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lượng sản phẩm

tại Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty Cổ phần nội thất Hòa Phát như thế nào?
- Cần làm gì để nâng cao chất lượng sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay văn
phòng – Công ty Cổ phần nội thất Hòa Phát thông qua hoạt động ứng dụng công cụ
thống kê?

3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về chất lượng, quản trị chất
lượng, công cụ thống kê trong quản trị chất lượng, nghiên cứu phân tích thực trạng
ứng dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lượng sản phẩm tại Nhà máy ghế
xoay văn phòng – Công ty CP nội thất Hòa Phát để đề ra một số giải pháp góp phần
hoàn thiện hoạt động ứng dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lượng sản
phẩm tại Nhà máy.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Tổng quát hóa lý luận về chất lượng, sản phẩm, chất lượng sản phẩm, quản
trị chất lượng và công cụ thống kê trong quản trị chất lượng.
+ Áp dụng lý thuyết phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng công cụ thống
kê trong quản trị chất lượng sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty
Cổ phần nội thất Hòa Phát.
+ Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm tại Nhà
máy ghế xoay văn phòng – Công ty Cổ phần nội thất Hòa Phát.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng công cụ thống kê trong quản trị chất
lượng sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty Cổ phần nội thất Hòa
Phát.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: tiến hành nghiên cứu tại Nhà máy ghế xoay văn phòng –
Công ty Cổ phần nội thất Hòa Phát.

+ Về thời gian: nghiên cứu số liệu giai đoạn 2011-2013.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng kết hợp các phương pháp: thống kê, đánh giá, suy đoán, so sánh,
phân tích và sử dụng một số công cụ thống kê như:
4

- Sơ đồ lưu trình: chỉ rõ các bước trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Phiếu kiểm tra chất lượng: kiểm tra chất lượng sản phẩm và thu thập các lỗi
sai hỏng trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Sơ đồ nhân quả 4M (con người, thiết bị, phương pháp sản xuất, nguyên vật
liệu): phân tích nguyên nhân gây ra các lối sai hỏng trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Sơ đồ Pareto: chỉ rõ các vấn đề ưu tiên cần giải quyết trước.
- Phương pháp điều tra ý kiến cán bộ nhân viên trong Nhà máy: lập bảng hỏi,
chọn mẫu, thống kê và phân tích kết quả thu thập.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Thứ nhất, bổ sung và hoàn thiện các vấn đề lý luận về quản trị chất lượng,
ứng dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lượng sản phẩm trong các tổ chức.
Thứ hai, phân tích có hệ thống thực trạng ứng dụng công cụ thống kê trong
quản trị chất lượng sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty CP nội
thất Hòa Phát. Qua đó đánh giá toàn diện những kết quả đạt được, những tồn tại và
nguyên nhân trong quá trình ứng dụng.
Thứ ba, xây dựng hệ thống giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động ứng
dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lượng sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay
văn phòng – Công ty CP nội thất Hòa Phát.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài có kết cầu gồm 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lý luận
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Thực trạng ứng dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lượng
sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty Cổ phần nội thất Hòa Phát

- Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ứng dụng
công cụ thống kê trong quản trị chất lượng sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay văn
phòng – Công ty Cổ phần nội thất Hòa Phát
5

CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.1.1 Một số luận án trong nước
1. Khiếu Thiện Thuật, 2002. Phương hướng và những điều kiện mở rộng việc
áp dụng hệ thống quản trị chất lượng ISO 9000 trong các doanh nghiệp công
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ,
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nội dung: Lý luận cơ bản về hệ thống quản trị chất lượng, ISO 9000 thực
trạng áp dụng và phương hướng, điều kiện mở rộng việc áp dụng ISO 9000 trong
các doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Tác giả đã chỉ ra được điều kiện áp dụng ISO 9000 vào các doanh nghiệp
nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh là rất lớn vì phần lớn các doanh nghiệp
nước ngoài quản lý chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt, đội
ngũ quản lý có trình độ, chất lượng lao động trong doanh nghiệp tương đối cao và
đồng đều nên có cơ sở và căn cứ để áp dụng ISO 9000.
2. Trần Quang Diệu, 2005. Nghiên cứu ứng dụng mô hình quản lý chất lượng
theo ISO 9000:2000 vào công tác quản lý chất lượng tại Công ty VINAPPRO. Luận
văn Thạc sĩ, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Nội dung: Giới thiệu cơ sở lý thuyết về chất lượng sản phẩm. Phân tích thực
trạng và các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng theo mô hình quản lý
chất lượng ISO 9000:2000 tại công ty VINAPPRO. Tác giả đã chỉ ra được lợi ích
của công ty khi áp dụng ISO 9000:2000 như tạo nền móng cho sản phẩm có chất

lượng, tăng năng suất và giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh, tăng uy tín của công
ty về đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên tác giả chưa đề cập đến những hạn chế của
công ty trong quá trình áp dụng ISO 9000:2000 như: nhận thức của người lao động
6

trong công ty về ISO 9000:2000 còn nhiều hạn chế; công tác đo lường, phân tích,
cải tiến trong ISO 9000:2000 tại công ty chưa được thực hiện nghiêm túc và phát
huy hết hiệu quả, nhất là công tác đo lường mức độ hài lòng của khách hàng khi sử
dụng sản phẩm và việc cải tiến thường xuyên các thủ tục trong công ty còn chậm và
chưa đúng theo quy định.
3. Nguyễn Thúy Hằng, 2006. Áp dụng các công cụ thống kê và đưa ra một số
giải pháp nâng cao chất lượng rượu Vodka Hà Nội tại công ty rượu Hà Nội. Luận
văn Thạc sĩ, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Nội dung: Giới thiệu cơ sở lý thuyết quản lý chất lượng; đánh giá thực
trạng công tác quản lý và đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng để đạt mục đích
nâng cao chất lượng rượu Vodka Hà Nội. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của
đề tài tác giả chưa phân tích nguyên nhân gây ra chất lượng kém của sản phẩm mà
chủ yếu đi phân tích quy trình sản xuất rượu. Tác giả đã đưa ra một số giải pháp góp
phần nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng các giải pháp này còn mang nặng tính lý
thuyết, tác giả chưa chỉ ra được cơ sở để đưa ra giải pháp, nội dung, chi phí và kết
quả dự kiến của giải pháp làm cho tính thực tế của giải pháp không cao.
4. Trịnh Thị Kim Oanh, 2008. Nghiên cứu áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000
vào công tác lập hồ sơ hiện hành và nộp hồ sơ vào lưu trữ tại trường Cao đẳng Nội
vụ Hà Nội. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại
học Quốc Gia Hà Nội.
- Nội dung: Trình bày chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, thành phần, nội
dung tài liệu, cũng như lợi ích của việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 vào công
tác lập hồ sơ, nộp hồ sơ lưu trữ tại Trường Cao đẳng Nội Vụ. Khảo sát những quy
định của nhà nước và Trường về công tác lập hồ sơ hiện hành và nộp hồ sơ vào lưu
trữ; thực tế công tác lập các loại hồ sơ và thủ tục giao nộp hồ sơ vào lưu trữ của các

đơn vị thuộc Trường; đội ngũ cán bộ làm công tác có liên quan đến công văn, giấy
tờ…Từ đó, nêu ra những kết quả đạt được, hạn chế còn tồn tại của công tác này.
Trình bày các bước cần phải tiến hành khi áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 trong hệ
7

thống quản lý chất lượng công tác lập hồ sơ hiện hành và nộp hồ sơ vào lưu trữ tại
Trường Cao Đẳng Nội Vụ Hà Nội: trách nhiệm quản lý của lãnh đạo nhà Trường;
nguồn lực tham gia công tác lập hồ sơ hiện hành và nộp hồ sơ vào lưu trữ; quy trình
nghiệp vụ; công tác phân tích, đánh giá, cải tiến. Các bước để xây dựng hệ thống
quản lý chất lượng công tác theo tiêu chuẩn ISO 9000: xây dựng kế hoạch áp dụng;
biên soạn, phổ biến các tài liệu; áp dụng tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng;
đánh giá chất lượng; chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng.
1.1.1.2 Các bài báo nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo
1. Đỗ Tiến Long, 2010. Triết lý Kazen và lãnh đạo doanh nghiệp. Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và kinh doanh, số 26, trang 262-270.
- Nội dung chính: Trong nghiên cứu của mình tác giả đã chỉ ra 5S là một
triết lý quản lý Nhật Bản mang đậm nét Á Đông, nó thực chất là một cách tổ chức
và quản lý không gian làm việc và lưu trình tác nghiệp với mục đích cải thiện hiệu
quả công việc bằng việc loại trừ sự tiêu phí, cải thiện lưu trình tác nghiệp và giảm
thiểu sự vô lý trong quy trình. Trong bài viết này, tác giả phân tích những nét đặc
sắc của Kaizen và đặc điểm của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản, từ đó so
sánh với những đặc điểm của lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hội
nhập quốc tế, đồng thời chỉ ra những thách thức mà giới lãnh đạo doanh nghiệp Việt
Nam cần phải vượt qua để áp dụng thành công triết lý Kaizen.
2. Nguyễn Đăng Minh và cộng sự, 2013. Áp dụng 5S tại các doanh nghiệp
sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam – Thực trạng và khuyến nghị. Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, số 1, trang 23-31.
- Nội dung: 5S (Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc, Sẵn sàng) là một
phương pháp quản lý hữu ích giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp
sản xuất vừa và nhỏ hạn chế lãng phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực

cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Tuy nhiên, số lượng doanh
nghiệp sản xuất vừ và nhỏ ở Việt Nam có thể tiếp cận và áp dụng phương pháp này
8

còn rất nhỏ, ước tính dưới 1%. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã áp dụng 5S vẫn
còn ở trong giai đoạn đầu, chủ yếu thực hiện 3S/5S. Thông qua khảo sát 52 doanh
nghiệp sản xuất vừa và nhỏ ở Việt Nam, nghiên cứu này đã chỉ ra thực trạng áp
dụng 5S tại các doanh nghiệp Việt Nam, nguyên nhân chính và đềxuất một số
khuyến nghị nhằm phát triển 5S tại Việt Nam. Nghiên cứu này sẽ là cơ sở cho các
nghiên cứu khác về áp dụng 5S trong các lĩnh vực dịch vụ, thương mại.
3. Hà Văn Hội, 2005. Áp dụng hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc tế trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Hà Nội: Nhà xuất bản bưu
điện.
- Nội dung: Chất lượng dịch vụ là một trong các yếu tố quan trọng, góp
phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong những công cụ đáng tin cậy, góp phần
rất lớn trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ là Hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn quốc tế (ISO). Nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu và tiến tới áp
dụng một hệ thống quản trị chất lượng thực sự có hiệu quả trong các doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ, cuốn sách ―Áp dụng hệ thống quản trị chất lượng theo
tiêu chuẩn quốc tế trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ‖ gồm 9
chương giới thiệu những vấn đề thiết thực về chất lượng dịch vụ và quản lý
chất lượng dịch vụ trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh, giới thiệu Hệ thống quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO), lợi ích, phạm vi, điều kiện và quy trình
áp dụng ISO.
4. Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự, 2013. Nghiên cứu năng suất chất lượng –
Quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội.
- Nội dung: Cuốn sách được bố cục thành bốn phần nội dung chính. Nội
dung thứ nhất được trình bày trong Chương 1 và 2 giới thiệu tổng quát về hệ thống

tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam cũng như các nguyên tắc và áp dụng ISO 9000 trên
9

thế giới và Việt Nam từ đầu thập niên 2000 đến nay. Nội dung thứ hai được trình
bày trong các Chương 3,4,5,6,7 giới thiệu một số kết quả nghiên cứu chuyên sâu về
thực trạng áp dụng ISO 9000 và mối quan hệ giữa việc áp dụng ISO 9000 với kết
quả hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung thứ ba được trình bày trong Chương 8
giới thiệu một số kết quả nghiên cứu chuyên sâu về áp dụng các phương pháp và kỹ
thuật cải tiến liên tục (Kaizen) tại các doanh nghiệp Việt Nam. Nội dung thứ tư bao
gồm khuyến nghị về phát triển chiến lược chất lượng tại doanh nghiệp Việt Nam
được trình bày trong Chương 9 và những chia sẻ của các chuyên gia về một số bài
học kinh nghiệm điển hình cải tiến chất lượng tại các doanh nghiệp Việt Nam được
trình bày trong Chương 10.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài
1.1.2.1 Một số nghiên cứu của các học giả hàng đầu trên thế giới
Khi nhắc tới quản trị chất lượng và các công cụ thống kê trong quản trị chất
lượng, chúng ta không thể không nhắc tới hai học giả hàng đầu trên thế giới là W.
Edward Deming và Kaoru Ishikawa, đã có công đặt nền móng cho ngành quản quản
trị chất lượng sau này.
1. W. Edward Deming (1900-1993)
Deming là người Mỹ đầu tiên giới thiệu các nguyên tắc về chất lượng cho
người Nhật Bản. Deming gặp gỡ Shewhart năm 1927, từ đó Deming đã học được
các khái niệm cơ bản quản lý chất lượng có tính thống kê như Shewhart đã từng
phát triển cho phòng thí nghiệm của Bell. Khi ông được phái tới Nhật Bản, ông đã
trở thành một nhà thống kê học nổi tiếng.
Triết lý cơ bản của Deming là khi chất lượng và hiệu suất tăng thì độ biến
động giảm, vì mọi vật đều biến động, nên cần sử dụng các phương pháp thống kê
điều khiển chất lượng.
Ông chủ đích cần dùng thống kê để định hướng thành quả trong tất cả các
khâu tạo nên chất lượng. Theo ông, kiểm tra hàng hoá dù là ở đầu ra hay hay đầu

vào đều là quá chậm, không hiệu quả và tốn kém. Ông cho rằng, để đánh giá được
10

chất lượng cần qua ―sự thể hiện rõ ràng trên thống kê‖. Do đó, cần dùng các phương
pháp thống kê để điều khiển chất lượng.
Cách tiếp cận của ông đối với vấn đề chất lượng là cần phải giảm độ biến
động bằng cách cải tiến liên tục chứ không phải bằng thanh tra ồ ạt.
Deming đã cô đọng triết lý của mình thành 14 điểm, các điểm này đã trở
thành các hành động để các nhà quản lý cao cấp áp dụng.
- Tạo ra sự nhất quán về mục đích hướng tới cải tiến sản phẩm dịch vụ
- Nắm bắt các triết lý mới
- Loại bỏ sự phụ thuộc vào kiểm nghiệm sản phẩm và dịch vụ để đạt được
chất lượng. Nhưng đòi hỏi phải có được các chứng cứ thống kê của quản lý quy
trình cũng như các vấn đề cơ bản khác.
- Mua vật liệu nếu như chỉ có người cung cấp đó có quy trình có chất lượng.
Chấm dứt việc ban thưởng cho doanh nghiệp trên cơ sở chỉ dựa vào phiếu giá.
- Sử dụng các phương pháp thống kê để tìm ra các điểm trục trặc và không
ngừng cải tiến hệ thống.
- Thực hiện trợ giúp theo phương pháp hiện đại đối với việc đào tạo tại chỗ
- Thực thi các phương pháp giám sát hiện đại
- Phá tan sự sợ hãi
- Xoá bỏ sự ngáng trở giữa các phòng ban
- Loại bỏ các mục tiêu có tính số lượng
- Xem xét lại các tiêu chuẩn công việc để đảm bảo chất lượng
- Xoá bỏ các ngăn cản hạn chế lòng tự hào của người thợ
- Thực thi các chương trình nghiêm chỉnh để đào tạo cho con người các kỹ
năng mới.
- Hình thành bộ máy ở tầm quản lý cấp cao để hàng ngày đẩy mạnh việc thực
hiện 13 điểm nêu trên.
Về cơ bản 14 điểm của Deming có thể được coi là 3 phạm trù rộng lớn có

tính triết lý:
- Sự nhất quán của mục tiêu
11

- Cải tiến không ngừng
- Sự hợp tác giữa các chức năng
Deming người là người đặt nền móng cho triều đại chất lượng Nhật Bản, đã
nêu ra quy tắc PDCA này. Đây chính là thứ tự phải làm khi muốn thực hiện một
việc nào đó có hiệu quả.
P: Plan – Kế hoạch, thiết kế; D: Do – Thực hiện; C: Check – kiểm tra; A:
Action – Hành động
2. Kaoru Ishikawa (1915-1989)
Ngay từ đầu, Kaoru Ishikawa đã ủng hộ việc sử dụng các phương pháp thống
kê. Cuộc đời của ông đã giành trọn cho sự phát triển của chất lượng toàn diện của
Nhật Bản. Ông tin tưởng rằng tất cả các bộ phận và tất cả các cán bộ công nhân viên
trong tổ chức nên cùng tham gia vào việc nghiên cứu và hỗ trợ quản lý chất lượng
bằng cách nắm được 7 công cụ thống kê. Ông đã sáng tạo ra một trong những công
cụ này, đó là biểu đồ nhân quả, biểu đồ này cũng được gọi là biểu đồ Ishikawa.
Khái niệm thứ hai của ông là việc coi khách hàng như một nhân tố cơ bản để xác
định chất lượng. Ông xác định khách hàng là người thứ hai trong dây chuyền này.
Khách hàng là người mua kết quả công việc của anh và khách hàng là bất cứ người
nào đặt niềm tin vào anh. Nói cách khác, khách hàng không phải chỉ là người mua
sản phẩm cuối cùng của anh mà còn là người đồng nghiệp của anh. Khái niệm thứ
ba của Kaoru Ishikawa là các chu kỳ quản lý chất lượng. Khái niệm này đặt người
công nhân vào tham dự nhóm để giải quyết tồn tại của chất lượng. Sử dụng 7 công
cụ mà Kaoru Ishikawa đã nêu lên để phân tích và giải quyết vấn đề, họ có thể thực
thi các giải pháp của họ với sự hỗ trợ của các nhà quản lý.
1.1.2.2 Một số bài báo quốc tế
1. Kalani, Arman et al, 2013. The Relationship between ISO 9000 and
Economic Growth in Malaysia. Australian Journal of Basic & Applied Sciences, 7:

77-82.
- Nội dung: tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000 được biết đến như một
12

trong những yếu tố quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát
triển. Mục đính của nghiên cứu này là nhắm đánh giá:
+ Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng GDP (tổng sản
phẩm trong nước ) và tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000 tại Malaysia.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu hàng hóa sản xuất có thể làm
trung gian trong mối quan hệ giữa tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000 và tăng
trưởng kinh tế.
2. Dept of Oper and Supply Chain Manage, 2014. ISO 9000 Internalization
and Organizational Commitment—Implications for Process Improvement and
Operational Performance. Cambridge Journal of Economic, 61:5-7.
- Nội dung: Nghiên cứu này trình bày một cuộc điều tra về mối quan hệ giữa
thực hành theo ISO 9000 và sự phát triển của trí tuệ trong các tổ chức. Chúng tôi
thừa nhận rằng vốn trí tuệ, trong đó bao gồm vốn con người, vốn tổ chức và vốn xã
hội, dẫn đến quá trình cải thiện trong một tổ chức. Cải tiến quy trình sẽ dẫn đến hiệu
suất hoạt động vượt trội. Kết quả của nghiên cứu này ủng hộ mạnh mẽ cho giả
thuyết và cho thấy hiệu suất của ISO 9000 xảy ra chủ yếu thông qua sự phát triển
của con người nhất là ý thức của người lao động trong tổ chức sẽ cải thiện hiệu quả
trong quá trình kinh doanh.
3. Sanjiv Kumar Jain and Inderpreet Singh Ahuja , 2013. Evaluation of iso
9000 implementation aptness for india manufacturing industries using fuzzy
simulation. International Journal of Business Continuity and Risk Management, 2:
139-154.
- Nội dung: Thế giới đòi hỏi liên tục các sản phẩm với các tính năng được cải
thiện và giảm chi phí . Và điều này phụ thuộc vào chiến lược cải tiến liên tục của
công ty. Vì vậy, có một nhu cầu cho tất cả các ngành công nghiệp để thiết lập một
tiêu chuẩn để làm theo để đạt được các mục tiêu tổ chức. ISO 9000 là yêu cầu cơ

bản cho tất cả các tổ chức sản xuất trong việc đạt được những cải thiện hiệu quả
kinh doanh . Hiện nay có rất nhiều các mô hình ra quyết định dựa trên tiêu chí đã
13

có sẵn, như quá trình phân cấp phân tích. Trong bài báo này nghiên cứu nhằm để
đánh giá khuynh hươ ng của tiêu chuẩn ISO 9000 với vấn đề thực hiện cho các
ngành công nghiệp sản xuất Ấn Độ khi sử dụng mô hình mô phỏng. Các yếu tố như
cải tiến liên tục, định hướng khách hàng và kiểm soát quá trình đã được coi là vấn
đề quan trọng nhất được đưa ra bởi các chuyên gia thông qua sử dụng mô hình mô
phỏng của MATLAB .
Quản trị chất lượng nói chung và các công cụ thống kê trong quản trị chất
lượng sản phẩm nói riêng là một vấn đề khoa học, nó liên quan đến chất lượng sản
phẩm và đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài báo khoa học, sách giáo trình,
sách chuyên khảo về quản trị chất lượng sản phẩm. Các kết quả nghiên cứu đều chỉ
rõ quản trị chất lượng sản phẩm góp phần cải thiện quá trình sản xuất, nâng cao chất
lượng sản phẩm từ đó gia tăng kết quả sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên thế giới nói chung và tại Việt Nam
nói riêng chủ yếu nghiên cứu quản trị chất lượng sản phẩm dựa trên cách tiếp cận
các hệ thống quản trị chất lượng như ISO 9000, HACCP, TQM, SA 8000… mà ít đi
sâu nghiên cứu về các công cụ thống kê trong quản trị chất lượng để thấy rõ quy
trình quản lý sản xuất sản phẩm của các doanh nghiệp.
Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả sẽ nghiên cứu việc ―Ứng
dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lượng sản phẩm‖ để chỉ ra mối quan hệ
giữa công cụ thông kê với chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Để nghiên cứu
đề tài “ Ứng dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lượng sản phẩm tại Nhà
máy ghế xoay văn phòng – Công ty Cổ phần nội thất Hòa Phát” trong bối cảnh
hiện nay, tác giả lựa chọn cơ sở lý thuyết là các thuật ngữ, cơ sở, từ vựng, khái niệm
theo Bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng IS0 9000 và sách ―Quản trị chất lượng trong
các tổ chức‖ của tác giả Nguyễn Đình Phan.

×