Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 112 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
***








NGUYỄN THIỆN MỸ


TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM






LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
















TP. Hồ Chí Minh – năm 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
***








NGUYỄN THIỆN MỸ


TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM



Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển
Mã số: 60.31.05




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUỐC KHANH











TP. Hồ Chí Minh – năm 2010

1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 3


DANH MỤC CÁC BẢNG 3

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4

MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 11

1.1

Một số vấn ñề về ñầu tư trực tiếp nước ngoài 11

1.1.1

Định nghĩa 11

a.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài: 11

b.

Tăng trưởng kinh tế: 12

1.1.2

Những lý thuyết [11]: 12

1.1.3


Những ñặc ñiểm [11]: 13

1.2

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và vai trò của khu vực có vốn ñầu tư
nước ngoài ñối với nền kinh tế 14

1.2.1

Tổng quan diễn biến thu hút và thực hiện FDI tại Việt Nam từ 1998-2008 14

a.

Các giai ñoạn phát triển 14

b.

Một số ñặc ñiểm của FDI tại Việt Nam 17

1.2.2

Vai trò của khu vực FDI với nền kinh tế Việt Nam 19

a.

FDI ñối với vốn ñầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế 20

b.


FDI tạo ñiều kiện ñể một số công nghệ tiên tiến ñược chuyển giao và ứng dụng
tại Việt Nam, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất
công nghiệp và xuất khẩu 21

c.

FDI ñối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực 23

d.

FDI với nguồn thu ngân sách Nhà nước và cán cân ñối vĩ mô 23

1.2.3

Tổng quan chính sách thu hút FDI tại Việt Nam 24

1.3

Khuôn khổ phân tích 28

1.3.1

Cơ sở lý thuyết về tác ñộng của FDI tới tăng trưởng 28

a.

Các kênh tác ñộng 28

b.


Cơ sở lý thuyết về tác ñộng của FDI tới tăng trưởng thông qua kênh ñầu tư 29

c.

Cơ sở lý thuyết ñánh giá tác ñộng tràn của FDI 32

1.3.2

Điểm qua một số nghiên cứu về tác ñộng của FDI tới tăng trưởng kinh tế.36

1.3.3

Xây dựng mô hình nghiên cứu 40

a.

Xác ñịnh không gian và thời gian nghiên cứu 40

b.

Xác ñịnh mô hình nghiên cứu 42

Kết luận chương 1: 43

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM 45

2.1

Vùng kinh tế trọng ñiểm phía Nam 45


2.1.1

Các vùng kinh tế trọng ñiểm 45

a.

Cơ sở xác lập các vùng kinh tế trọng ñiểm 45

b.

Đặc ñiểm kinh tế xã hội của các vùng kinh tế trọng ñiểm 47

2.1.2

Thực trạng vùng kinh tế trọng ñiểm phía Nam 51

a.

Vị trí, tiềm năng và phát triển 51

b.

Thực trạng phát triền kinh tế - xã hội vùng 52

2

c.

Thực trạng thu hút ñầu tư nước ngoài tại vùng 56


d.

Thuận lợi và khó khăn trong thu hút FDI 58

2.2

Tác ñộng của FDI ñến tăng trưởng kinh tế vùng thông qua kênh ñầu tư 59

2.2.1

Mô hình và giải thích các biến trong mô hình 59

2.2.2

Nguồn số liệu và phương pháp xử lý 61

a.

Phương pháp thu thập số liệu 61

b.

Phương pháp phân tích 61

2.2.3

Kết quả ñánh giá 62

2.3


Tác ñộng tràn của FDI tại vùng kinh tế trọng ñiểm phía Nam 67

2.3.1

Số liệu và phương pháp xử lý 67

2.3.2

Thông tin ban ñầu về kết quả ñiều tra 68

a.

Quy mô lao ñộng 68

b.

Quy mô vốn 69

c.

Hiệu quả hoạt ñộng 70

2.3.3

Nhận dạng các biểu hiện của tác ñộng tràn 71

a.

Tác ñộng liên quan ñến cơ cấu ñầu ra – ñầu vào 72


b.

Tác ñộng liên quan ñến phổ biến và chuyển giao công nghệ 73

c.

Tác ñộng liên quan ñến thị phần trong nước hay tác ñộng cạnh tranh 75

d.

Tác ñộng liên quan ñến trình ñộ lao ñộng (hay vốn con người) 76

Kết luận chương 2: 78

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 80

3.1

Một số kết luận 80

3.2

Kiến nghị chính sách 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

PHỤ LỤC 90

Phụ lục 1: Thống kê mô tả dữ liệu (phân tích ñịnh lượng) 90


Phụ lục 2a: Kết quả ước lượng tác ñộng của FDI ñến tăng trưởng kinh tế - Mô hình ban
ñầu 90

Phụ lục 2b: Kết quả ước lượng tác ñộng của FDI ñến tăng trưởng kinh tế - Mô hình ñiều
chỉnh 90

Phụ lục 3: Phiếu ñiều tra doanh nghiệp (phân tích ñịnh tính) 90

Phụ lục 4: Danh sách doanh nghiệp gửi phiếu ñiều tra 90

3


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài giai ñoạn 1988-2008
Hình 1.2: Cơ cấu vốn FDI phân theo ngành tính ñến 31/12/2008
Hình 1.3: Tình hình thu hút FDI tại 4 tỉnh, thành phố ñứng ñầu cả nước
Hình 1.4: Thương mại, FDI và GDP Việt Nam giai ñoạn 1988 – 2007
Hình 2.1. Tình hình thu hút FDI tại các vùng kinh tế trọng ñiểm


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Số tỉnh ñược xếp vào vùng kinh tế trọng ñiểm theo các Quyết ñịnh
của Thủ tướng Chính phủ năm 1997 và năm 1998
Bảng 2.2: Số tỉnh ñược xếp vào vùng kinh tế trọng ñiểm ñến nay
Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu VKTTĐ phía Nam trong tương quan so sánh với các
vùng kinh tế và cả nước năm 2008

Bảng 2.4a: Kết quả ước lượng và các kiểm ñịnh của mô hình ban ñầu
Bảng 2.4b: Kết quả ước lượng và các kiểm ñịnh của mô hình ñiều chỉnh
Bảng 2.5: Số lượng DN ñược ñiều tra
Bảng 2.6: Quy mô lao ñộng của DN
Bảng 2.7: Tỷ lệ vốn cố ñịnh/ lao ñộng của DN
Bảng 2.8: Doanh thu/ lao ñộng của DN
Bảng 2.9: Nguồn cung cấp nguyên liệu của DN FDI
Bảng 2.10: Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm của DN FDI
Bảng 2.11:Tỷ lệ lao ñộng có kỹ năng của các DN
Bảng 2.12: Tỷ lệ chi cho R&D so với doanh thu
Bảng 2.13: Đánh giá về sức ép cạnh tranh
Bảng 2.14: Tỷ lệ lao ñộng chuyển ñi so với tổng số lao ñộng trung bình 3 năm
Bảng 2.15: Nguồn tuyển dụng của các DN trong nước
4



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

APEC Diễn ñàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CIEM Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
EU Liên minh Châu Âu
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm trong nước
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
JETRO Tổ chức Ngoại thương của Nhật Bản

KCN Khu công nghiệp
KH&ĐT Kế hoạch & Đầu tư
LĐTB&XH Lao ñộng Thương Binh và Xã hội
MFN Chế ñộ tối huệ quốc
R&D Nghiên cứu và triển khai
TCTK Tổng cục Thống kê
UNCTAD Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển
UNDP Tổ chức phát triển Liên hợp quốc
USD Đô la Mỹ
WTO Tổ chức thương mại thế giới
XNK Xuất nhập khẩu
VKTTĐ Vùng kinh tế trọng ñiểm
5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn ñề tài
Trước những thay ñổi nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, ñặc biệt là xu thế
toàn c

u hóa, ngay từ cuối thập niên 80, Việt Nam ñã thực hiện chủ trương hội nhập
kinh tế, bắt ñầu bằng việc thông qua Luật Đầu tư Nước ngoài vào năm 1987, trở
thành thành viên của ASEAN vào năm 1995, của
ASEM vào năm 1996 và của
APEC từ năm 1998, thực thi Hiệp ñịnh thương mại Việt-Mỹ vào tháng 12/2001 và
gia nhập WTO vào năm 2007. Bên cạnh mở cửa cho thương mại, cũng như nhiều
quốc gia ñang phát triển khác, Việt Nam ñã và ñang tích cực cải thiện môi trường
ñầu tư, trước hết là khung khổ pháp luật nhằm thu hút nguồn vốn ñầu tư trực tiếp
nước ngoài. Việt Nam ñã ký hiệp ñịnh song phương về khuyến khích và bảo hộ ñầu
tư với 45 nước và vùng lãnh thổ, trong ñó phạm vi ñiều chỉnh của các hiệp ñịnh ñều

mở rộng hơn so với những qui ñịnh hiện hành của Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt
Nam. Các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam ñã ñem lại những kết quả ñáng khích lệ
về thu hút vốn ñầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Tính ñến
30/06/2009, Việt Nam ñã thu hút ñược 10.049 dự án (chỉ tính các dự án còn hiệu
lực) với tổng vốn ñăng ký ñạt khoảng 164,7 tỷ USD. Đến nay, khu vực có vốn ñầu
tư nước ngoài ñược công nhận là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế với ñóng
góp vào tổng sản phẩm trong nước (GDP) ngày càng tăng, tỷ trọng FDI/GDP trong
năm 2007 là 17%/năm. Ngoài ra, khu vực có vốn ñầu tư nước ngoài còn tạo thêm
việc làm, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và chuyển ñổi cơ cấu kinh tế trong
nước và ñóng góp cho Ngân sách Nhà nước.
Mặc dù ñã ñạt ñược những kết quả nhất ñịnh, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam
vẫn chưa tận dụng tối ưu các cơ hội thu hút FDI và chưa tối ña ñược lợi ích mà ñầu
tư trực tiếp nước ngoài có thể mang lại. Cơ sở dẫn ñến các nhận xét trên là diễn biến
bất thường về dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam, tỷ lệ FDI thực hiện so với vốn
ñăng ký còn thấp, tập trung FDI chỉ trong một số ngành, vùng, khả năng tuyển dụng
lao ñộng còn khiêm tốn… Phần lớn các dự án FDI có quy mô nhỏ, công nghệ sử
dụng chủ yếu có nguồn gốc từ Châu Á, ñạt mức trung bình, ñặc biệt là Việt Nam
6


chưa ñược chọn là ñiểm ñầu tư của phần lớn các công ty ña quốc gia có tiềm năng
lớn về công nghệ và sẵn sàng chuyển giao công nghệ và tri thức. Thực trạng này
cùng với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn về thu hút FDI của Trung Quốc
và các nước trong khu vực ñặt ra thách thức lớn cho Việt Nam.
FDI có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã
hội. Tuy nhiên, ñối với các nước ñang phát triển, nhất là các nước nghèo, kỳ vọng
lớn nhất của việc thu hút FDI chủ yếu là tăng trưởng kinh tế. Kỳ vọng này dường
như ñược thể hiện trong tư tưởng của các nhà kinh tế và các nhà hoạch ñịnh chính
sách với ba lý do chính: Một là, FDI góp phần vào tăng thặng dư của tài khoản vốn,
góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung và ổn ñịnh kinh tế vĩ mô. Hai là,

các nước ñang phát triển thường có tỷ lệ tích lũy vốn thấp và vì vậy, FDI ñược coi
là một nguồn vốn quan trọng ñể bổ sung vốn ñầu tư trong nước nhằm mục tiêu tăng
trưởng kinh tế. Ba là, FDI tạo cơ hội cho các nước nghèo tiếp cận công nghệ tiên
tiến hơn, dễ dàng chuyển giao công nghệ hơn, thúc ñẩy quá trình phổ biến kiến
thức, nâng cao kỹ năng quản lý và trình ñộ lao ñộng Tác ñộng này ñược xem là
các tác ñộng tràn về năng suất của FDI, góp phần làm tăng năng suất của các DN
trong nước và cuối cùng là ñóng góp vào tăng trưởng kinh tế nói chung. Trên thực
tế không phải nước nào cũng ñạt ñược cùng một lúc hai mục tiêu là tăng năng suất
và tăng trưởng kinh tế, một số nước thu hút ñược dòng vốn FDI khá lớn nhưng tác
ñộng tràn hầu như không xảy ra, ngược lại, vốn FDI ñổ vào một nước có thể làm
tăng vốn ñầu tư cho nền kinh tế nhưng ñóng góp của nguồn vốn này vào tăng
trưởng là thấp. Cả hai trường hợp trên ñều ñược coi là không thành công với chính
sách thu hút FDI hay chưa tận dụng triệt ñể và lãng phí nguồn lực này dưới góc ñộ
tăng trưởng kinh tế. Thực trạng này khiến cho các nhà kinh tế ngày càng quan tâm
nhiều hơn tới việc ñánh giá tác ñộng của FDI tới tăng trưởng kinh tế, ñặc biệt là của
các nước ñang phát triển, thông qua hai kênh tác ñộng vừa ñề cập và ñây cũng chính
là tính cấp thiết của việc nghiên cứu về ñề tài này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
7


Đánh giá các yếu tố tác ñộng ñến tăng trưởng kinh tế Vùng kinh tế trọng ñiểm
(VKTTĐ) phía Nam và xác ñịnh sự tồn tại về mối liên quan giữa FDI ñến tăng
trưởng kinh tế nhằm cung cấp một số giải pháp ñể tối ña hóa lợi ích mà FDI mang
lại cho khu vực kinh tế trọng ñiểm phía Nam nói riêng và Việt Nam nói chung.
Mục tiêu cụ th
ể:
- Xác ñịnh xem liệu FDI có tác ñộng ñến tăng trưởng kinh tế hay không
- Xác ñịnh các yếu tố khác ảnh hưởng ñến tăng trưởng kinh tế

- Xác ñịnh xem liệu có xảy ra tác ñộng tràn về năng suất FDI hay không
- Cung cấp thông tin hữu ích cho người ra quyết ñịnh
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để ñạt ñược mục tiêu trên, nội dung luận văn cần phải trả lời những câu hỏi sau:
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? Tình hình ñầu tư nước ngoài tại Việt Nam
có ñặc ñiểm gì? Khu vực có vốn ñầu tư nước ngoài có vai trò như thế nào ñối
với nền kinh tế? Thực trạng và những khó khăn, thuận lợi trong thu hút ñầu
tư nước ngoài tại VKTTĐ phía Nam?
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác ñộng ñến tăng trưởng kinh tế tại VKTTĐ
phía Nam không? Ngoài FDI, còn có những nhân tố nào khác tác ñộng ñến
tăng trưởng kinh tế của vùng hay không? Liệu có tồn tại tác ñộng tràn của
FDI ñến tăng trưởng kinh tế vùng?
- Làm thế nào ñể tối ña hóa lợi ích mà FDI có thể mang lại và ñẩy mạnh thu
hút dòng vốn FDI vào VKTTĐ phía Nam nói riêng và Việt Nam nói chung?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn này không ñề cập tất cả tác ñộng của FDI tới nền kinh tế, mà sẽ tập
trung vào phân tích tác ñộng của FDI tới tăng trưởng kinh tế thông qua hai kênh
quan trọng nhất là vốn ñầu tư và các tác ñộng tràn.
Phạm vi nghiên cứu ñược lựa chọn là vùng kinh tế trọng ñiểm phía Nam, gồm
Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước,
Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Là một trong các cực tạo ñộng lực phát triển của
nền kinh tế, VKTTĐ phía Nam có tốc ñộ tăng trưởng kinh tế nhanh và có tỷ trọng
8


thu hút FDI lớn nhất trong cả nước, có nguồn nhân lực dồi dào và kỹ năng lao ñộng
khá, ñồng thời với những ñiều kiện ñặc thù mà các ñịa phương này có ñược sẽ tạo
nên một tổ hợp tích hợp về ñịa kinh tế, từ ñó tạo nên tác ñộng tốt nhất ñến thu hút
FDI cũng như tăng trưởng kinh tế. Thời gian nghiên cứu giới hạn trong giai ñoạn từ
năm 2000 ñến 2008.

Riêng ñối với phần phân tích tác ñộng tràn, do trong khuôn khổ có hạn, tác giả
tập trung vào ñánh giá tác ñộng tràn trong ba nhóm ngành là chế biến thực phẩm
(công nghệ sử dụng nhiều nguyên liệu ñịa phương), dệt may - giày da (công nghệ
sử dụng nhiều lao ñộng) và cơ khí - ñiện tử (công nghệ sử dụng nhiều vốn). Ba
nhóm ngành này vừa có vai chủ ñạo trong ngành công nghiệp chế biến của Việt
Nam, vừa là các ngành thu hút mạnh FDI trong thời gian qua.
5. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Trên thế giới ñã có khá nhiều nghiên cứu ñánh giá tác ñộng của FDI tới tăng
trưởng kinh tế và thường sử dụng phương pháp phân tích ñịnh lượng ñể kiểm ñịnh
và lượng hóa các tác ñộng này. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về FDI nói chung là
khá nhiều, tuy nhiên chỉ có một số nghiên cứu ñi sâu xem xét tác ñộng của FDI tới
tăng trưởng kinh tế và việc xem xét này cũng hầu như ở tầm quốc gia chứ chưa có
nghiên cứu ñến tác ñộng ở tầm ñịa phương. Nguyễn Mại (2003), Freeman (2002) và
Nguyễn Thị Phương Hoa (2001) ñã nghiên cứu tổng quát hoạt ñộng FDI ở Việt
Nam cho tới năm 2002 và ñều ñi ñến kết luận chung rằng FDI có tác ñộng tích cực
tới tăng trưởng kinh tế thông qua kênh ñầu tư và cải thiện nguồn nhân lực. Tác ñộng
tràn của FDI cũng xuất hiện ở ngành công nghiệp chế biến nhờ di chuyển lao ñộng
và áp lực cạnh tranh. Nguyễn Thị Hường và Bùi Huy Nhượng (2003) rút ra một số
bài học cho Việt Nam bằng cách so sánh chính sách thu hút FDI ở Trung Quốc và
Việt Nam trong thời kỳ 1979-2002. Đoàn Ngọc Phúc (2003) phân tích thực trạng
của FDI trong thời kỳ 1988-2003 và kết luận tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam phụ
thuộc nhiều vào khu vực có vốn FDI. Nguyễn Thị Tuệ Anh và ñồng sự (2006) ñã
ñánh giá tác ñộng của FDI ñến tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua vốn ñầu tư
và tác ñộng tràn và ñi ñến kết luận rằng FDI có ñóng góp tích cực ñến tăng trưởng
9


kinh tế, nó không chỉ cung cấp vốn ñầu tư và tăng tài sản vốn mà còn có tác ñộng
làm tăng hiệu quả chung của nền kinh tế và tác ñộng tràn có xảy ra nhưng ở mức
thấp và mức ñộ tác ñộng là khác nhau giữa các ngành và các vùng. Huỳnh Công

Minh ñã ñánh giá mối quan hệ 2 chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế và kết luận
rằng tăng trưởng kinh tế và FDI tại 64 tỉnh thành Việt Nam có tác ñộng tích cực qua
lại lẫn nhau, dòng vốn FDI tác ñộng tích cực ñến tăng trưởng kinh tế và ngược lại
tăng trưởng kinh tế thúc ñẩy FDI.
Xét về phương pháp luận, hầu hết các nghiên cứu về FDI ở Việt Nam sử dụng
phương pháp phân tích ñịnh tính, tổng kết tình hình FDI vào Việt Nam dựa vào số
liệu thống kê. Các kết luận về tác ñộng của FDI ñến tăng trưởng kinh tế chủ yếu
dựa vào tỷ trọng của FDI so với tổng ñầu tư xã hội và ñóng góp của khu vực có vốn
FDI vào GDP hoặc vào tốc ñộ tăng giá trị sản xuất của ngành. Nghiên cứu của
Nguyễn Thị Phương Hoa (2004) là một trong số rất ít nghiên cứu dùng cả hai
phương pháp ñịnh tính và ñịnh lượng, tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ lượng hóa
ñược tác ñộng của FDI tới tăng trưởng của các tỉnh Việt Nam nhằm mục ñích cuối
cùng là tìm mối quan hệ giữa FDI và xóa ñói giảm nghèo. Nghiên cứu của Nguyễn
Thị Tuệ Anh (2006) cũng là một trong những nghiên cứu hiếm hoi sử dụng ñồng
thời phương pháp nghiên cứu ñịnh tính và ñịnh lượng, nhưng việc sử dụng dữ liệu
chuỗi thời gian từ năm 1988 – 2003 vẫn chưa thực sự thuyết phục do số mẫu quan
sát vẫn còn quá ít nên mức ñộ ñại diện thấp.
6. Phương pháp nghiên cứu
Từ những giới hạn ñược rút ra từ các nghiên cứu trước, luận văn này sẽ khắc
phục phần nào yếu ñiểm trên bằng cách sử dụng cách tiếp cận rộng hơn, kết hợp cả
hai phương pháp là phân tích ñịnh tính và ñịnh lượng và sử dụng số liệu thống kê
thứ cấp và sơ cấp. Cụ thể, tác giả sẽ sử phương pháp phân tích ñịnh lượng thông
qua mô hình hồi quy dữ liệu bảng ñể ñánh giá tác ñộng của FDI ñến tăng trưởng
kinh tế qua kênh vốn ñầu tư và sử dụng phương pháp phân tích ñịnh tính ñể ñánh
giá tác ñộng của FDI ñến tăng trưởng kinh tế qua kênh tác ñộng tràn. Ngoài ra,
trong quá trình nghiên cứu, tác giả cũng sử dụng tổng hợp các phương pháp thống
10


kê mô tả, phương pháp so sánh và có kế thừa các kiến thức, tài liệu liên quan.

7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở ñầu, luận văn ñược thiết kế gồm 3 chương.
Chương 1: Trình bày tổng quan lý thuyết ñầu tư, tác ñộng của FDI tới tăng
trưởng kinh tế và các kênh tác ñộng.
Chương 2: Dựa vào khung khổ phân tích ở Chương 1, phân tích ñịnh lượng tác
ñộng của FDI tới tăng trưởng và phân tích ñịnh tính tác ñộng tràn của FDI tới năng
suất lao ñộng của DN.
Chương 3: Trình bày các phát hiện chính của nghiên cứu, trên cơ sở ñó ñưa ra
một số kết luận và kiến nghị chính sách.

11


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Một số vấn ñề về ñầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Định nghĩa
a. Đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Cho ñến nay, ñã có nhiều cách hiểu khác nhau về FDI. Dwight H.Perkins
(1983) cho rằng FDI là một khoản ñầu tư dài hạn ở nước ngoài, có liên quan ñến sự
kiểm soát khá nhiều về mặt quản lý [23]. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), FDI là
một công cuộc ñầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong ñó người ñầu tư trực tiếp
(direct investor) ñạt ñược một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một DN ñầu
tư trực tiếp (direct investment enterprise) trong một quốc gia khác. Quyền sở hữu
này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới ñược công nhận là FDI. Theo Tổ
chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (OECD), FDI bao gồm các hoạt ñộng kinh tế của
các cá nhân, kể cả việc cho vay dài hạn hoặc sử dụng nguồn lợi nhuận tại nước sở
tại nhằm mục ñích tạo dựng quan hệ kinh tế lâu dài và mang lại khả năng gây ảnh
hưởng thực sự về quản lý [36]. Ngân hàng Thế giới (WB) ñịnh nghĩa FDI là một
khoản ñầu tư ñược thực hiện nhằm ñạt ñược một lãi suất ổn ñịnh về mặt quản lý
(thường tối thiểu là 10% trên số cổ phần có quyền bỏ phiếu) trong một DN hoạt

ñộng tại một quốc gia khác với nước sở tại của nhà ñầu tư. Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO) ñưa ra ñịnh nghĩa như sau về FDI: FDI xảy ra khi một nhà ñầu tư
từ một nước (nước chủ ñầu tư) có ñược một tài sản ở một nước khác (nước thu hút
ñầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản ñó. Phương diện quản lý là thứ ñể phân biệt
FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà ñầu tư lẫn
tài sản mà người ñó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những
trường hợp ñó, nhà ñầu tư thường hay ñược gọi là “công ty mẹ” và các tài sản ñược
gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
năm 1987 ñưa ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân
nước ngoài ñưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào
ñược chính phủ Việt Nam chấp thuận ñể hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp ñồng
hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc DN 100% vốn nước ngoài theo quy ñịnh
12


của luật này” (Khoản 3, Điều 2) [11]. Mới nhất, theo Luật Đầu tư số 59/2005/QH11
ñược Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
29/11/2005, Đầu tư trực tiếp là hình thức ñầu tư do nhà ñầu tư bỏ vốn ñầu tư và
tham gia quản lý hoạt ñộng ñầu tư (Khoản 2, ñiều 3); Nhà ñầu tư nước ngoài là tổ
chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn ñể thực hiện hoạt ñộng ñầu tư tại Việt Nam
(Khoản 5, Điều 3) và DN có vốn ñầu tư nước ngoài bao gồm DN do nhà ñầu tư
nước ngoài thành lập ñể thực hiện hoạt ñộng ñầu tư tại Việt Nam; DN Việt Nam do
nhà ñầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại (Khoản 6, Điều 3) [12].
Riêng ñề tài này, xin phép ñược nêu lên ñịnh nghĩa mà tác giả cho rằng ñầy
ñủ và hợp lý nhất như sau FDI là hình thức ñầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty
nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm mục
ñích thu lợi nhuận.
b. Tăng trưởng kinh tế:
Simon Kuznet (1966) ñịnh nghĩa “tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng bền
vững về sản phẩm tính theo ñầu người hoặc theo từng công nhân”. Định nghĩa này

tương tự như ñịnh nghĩa do Douglass C.North và Robert Paul Thomas (1973) ñưa
ra: “tăng trưởng kinh tế xảy ra nếu sản lượng tăng nhanh hơn dân số”. Trong khi ñó,
Hendrik Van den Berg cho rằng “tăng trưởng kinh tế là tăng phúc lợi của con
người”.
Trong nghiên cứu này, tăng trưởng kinh tế ñược xem là sự tăng lên của thu
nhập quốc dân, thu nhập quốc dân bình quân ñầu người. Tốc ñộ tăng trưởng kinh tế
ñược ño bằng tốc ñộ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân ñầu
người hàng năm.
1.1.2 Những lý thuyết [11]:
Đầu tư nước ngoài ñược hình thành dựa trên các học thuyết sau:
Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác Lê nin cho rằng sở dĩ có sự gặp gỡ
giữa nước xuất khẩu tư bản và nước tiếp nhận tư bản là do khi tư bản tài chính phát
triển ở mức ñộ cao thì xuất hiện “tư bản thừa”. Nếu ñưa nguồn “tư bản thừa” ra
nước ngoài, ñặc biệt là vào những nước kém phát triển thì sẽ thu ñược lợi nhuận cao
13


hơn vì những nước này ñang rất thiếu vốn trong khi họ lại cần phải phát triển kinh
tế, ñổi mới kỹ thuật, áp dụng công nghệ quản lý tiên tiến Có hai hình thức xuất
khẩu tư bản: xuất khẩu tư bản cho vay và xuất khẩu tư bản hoạt ñộng, trong ñó xuất
khẩu tư bản hoạt ñộng chính là ñầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay vì ñây là hình
thức ñem tư bản ra nước ngoài tham gia hoạt ñộng sản xuất kinh doanh, từ ñó sản
xuất ra giá trị hàng hóa nhằm thu hút nhiều lợi nhuận hơn.
Học thuyết của Keynes nêu lên mối tương quan thuận giữa ñầu tư và thu
nhập, thêm vào ñó, ñầu tư còn là nhân tố quan trọng ñể giải quyết việc làm. Do vậy
Nhà nước cần phải sử dụng các công cụ tài chính ñể ñiều tiết nền kinh tế, cụ thể hơn
là phải có các công trình ñầu tư lớn ñể sử dụng lao ñộng thất nghiệp và tư bản nhàn
rỗi.
Nhà kinh tế học người Mỹ Paul Samuelson cho rằng có 4 nhân tố ảnh hưởng
quyết ñịnh ñến sự tăng trưởng kinh tế, ñó là nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên,

cấu thành tư bản và kỹ thuật. Các nước ñang phát triển do thiếu vốn ñầu tư nên
không thể khai thác ñược các nhân tố vừa nêu. Thiếu vốn dẫn ñến năng suất lao
ñộng thấp và tiết kiệm thấp, tiết kiệm và ñầu tư thấp dẫn ñến tích lũy thấp, tích lũy
thấp lại dẫn ñến thiếu vốn. Để thoát khỏi cái “vòng lẩn quẩn” ñó cần phải có cú hích
từ bên ngoài, ñó chính là nguồn vốn ñầu tư trực tiếp từ bên ngoài vào các nước này.
Lý thuyết “vòng lẩn quẩn” và cú hích từ bên ngoài chính là nền tảng cho sự hình
thành ñầu tư nước ngoài.
1.1.3 Những ñặc ñiểm [11]:
Một số ñặc ñiểm của ñầu tư trực tiếp nước ngoài ñược rút ra như sau:
− Tùy theo quy ñịnh của mỗi nước mà các chủ ñầu tư nước ngoài phải ñóng
một số vốn tối thiểu ñể hoạt ñộng.
− Mức ñộ góp vốn sẽ quyết ñịnh quyền hành quản lý Công ty, nếu chủ ñầu tư
nước ngoài ñóng 100% vốn thì Công ty sẽ do chủ ñầu tư nước ngoài ñiều
hành toàn bộ (hình thức Công ty 100% vốn nước ngoài hiện nay ở Việt
Nam)
− Lợi nhuận thu ñược của các chủ ñầu tư nước ngoài phụ thuộc vào kết quả
14


hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của Công ty sau khi ñã trừ nghĩa vụ thuế
phải nộp. Tỷ lệ lời lỗ ñược xác ñịnh dựa vào tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp
ñịnh của các bên.
− Đầu tư trực tiếp nước ngoài ñược thực hiện dưới các hình thức:
• Góp vốn ñể thành lập mới Công ty;
• Mua lại toàn bộ hay từng phần Công ty ñang hoạt ñộng;
• Mua cổ phiếu ñể thôn tính hoặc sáp nhập.
1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và vai trò của khu vực có vốn
ñầu tư nước ngoài ñối với nền kinh tế
1.2.1 Tổng quan diễn biến thu hút và thực hiện FDI tại Việt Nam từ 1998-2008
1


a. Các giai ñoạn phát triển
Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 có hiệu lực, Việt Nam ñã ñạt
ñược kết quả khả quan trong thu hút luồng vốn FDI. Tính ñến 30/06/2009, Việt
Nam ñã thu hút ñược 10.409 dự án với tổng vốn ñăng ký và tăng thêm
2
ñạt khoảng
164,7 tỷ USD. Đáng chú ý, tổng số vốn thực hiện tính ñến hết tháng 6 năm 2009
chiếm khoảng 45% tổng vốn FDI ñã ñăng ký và tăng thêm. Tuy nhiên, luồng vốn
ñầu tư FDI hàng năm vào Việt Nam diễn biến thất thường, không ổn ñịnh, ñặc biệt
là từ năm 1997 trở lại ñây sau khi Việt Nam ñã ñạt tới ñỉnh cao thu hút FDI vào
năm 1996 (Hình 1.1).

1
Nếu không có trích nguồn khác, tất cả số liệu trong mục này ñược lấy từ nguồn chính thức của
Tổng cục thống kê, niên giám thống kê từ các năm 2000-2004 và trên trang Website .
2
Kể cả vốn của DN Việt Nam. Theo TCTK, ñóng góp của phía Việt Nam có xu hướng giảm dần
trong tổng vốn ñăng ký: bằng 22,6% trung bình giai ñoạn 1988-1990, 28,1% giai ñoạn 1991-1995, 27,7%
giai ñoạn 1996-2000 và chỉ còn xấp xỉ 8% giai ñoạn 2001-2008
.
15


0
10,000
20,000
30,000
40,000
50,000

60,000
70,000
80,000
1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Năm
Triệu USD
0
200
400
600
800
1,000
1,200
1,400
1,600
1,800
Dự án
Vốn ñăng ký Vốn thực hiện Số dự án

Hình 1.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài giai ñoạn 1988-2008
(Nguồn: TCTK2005, Cục Đầu tư nước ngoài 2008)
Có thể phân chia quá trình thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong 20 năm qua
thành ba giai ñoạn chủ yếu sau:
Từ 1988 ñến 1996: Đây là giai ñoạn ghi nhận sự gia tăng liên tục của dòng
vốn FDI vào Việt Nam tốc ñộ nhanh cả về số dự án, số vốn ñăng ký mới tăng và ñạt
mức ñỉnh ñiểm với số vốn ñăng ký gần 8,9 tỷ USD vào năm 1996. Đây ñược xem là
“làn sóng FDI lần thứ nhất vào Việt Nam. Kết quả này phần nào là do kỳ vọng của
các nhà ñầu tư nước ngoài ñối với một nền kinh tế ñang trong thời kỳ chuyển ñổi và
mở cửa, có quy mô dân số khá lớn với trên 70 triệu người và thị trường tiêu thụ ñầy
tiềm năng. Đặc ñiểm của giai ñoạn này là vốn thực tế giải ngân tăng về tuyệt ñối và

tương ñối, nhưng tỷ lệ vốn giải ngân thấp, một phần do ñây là giai ñoạn ñầu, một
phần do tốc ñộ tăng vốn ñăng ký cao hơn.
Từ 1997 ñến 2003: Đặc trưng bởi sự giảm sút mạnh của dòng vốn FDI ñổ
vào Việt Nam, chủ yếu do tác ñộng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á và do
môi trường ñầu tư ở Việt Nam trở nên kém hấp dẫn hơn so với các nước trong khu
vực, nhất là Trung Quốc. Một nguyên nhân có thể là do Luật Đầu tư Nước ngoài
16


sửa ñổi năm 1996 ñã giảm ñi một số ưu ñãi ñối với nhà ñầu tư nước ngoài
3
. Hơn
nữa, các nhà ñầu tư nước ngoài cũng nhận ra rằng các dự kiến về nhu cầu của thị
trường ñã bị thổi phồng. Các bức rào cản cho việc kinh doanh cũng trở nên rõ ràng
hơn [6]. Trong 3 năm 1997, 1998 và 1999, vốn FDI ñăng ký mới giảm trung bình
tới 24%/năm, trong khi vốn giải ngân giảm với tốc ñộ chậm hơn, trung bình khoảng
14%, góp phần thay ñổi sự tương quan giữa vốn giải ngân và vốn ñăng ký. Từ năm
2000 ñến 2003, vốn giải ngân có xu hướng tăng, nhưng với tốc ñộ chậm, trong khi
vốn và số dự án ñăng ký mới biến ñộng thất thường. Năm 2002 ñược ghi nhận là
năm có số vốn ñăng ký thấp nhất, nhưng số dự án cao nhất hay quy mô vốn/dự án là
thấp nhất.
Từ năm 2004 ñến năm 2008: ñây là giai ñoạn ghi nhận sự hồi phục và gia
tăng mạnh mẽ trở lại của dòng vốn FDI vào Việt Nam, nhất là trong 2 năm 2006 và
2007 với mức vốn ñăng ký kỷ lục tương ứng là 12 tỷ và 20,3 tỷ USD. Trong 2 năm
2006 và 2007, tỷ lệ tăng vốn ñăng ký tương ứng là 72,1% và 80%. Nếu như ña số
các dự án FDI vào Việt Nam trước ñây có quy mô vừa và nhỏ, thì dòng vốn FDI
trong 2 năm 2006-2007 ñã xuất hiện nhiều dự án quy mô lớn ñầu tư chủ yếu trong
lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, ñiện tử, sản phẩm công nghệ cao, ) và dịch vụ
(cảng biển, bất ñộng sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ cao cấp.v.v.). Quy
mô vốn ñầu tư trung bình của một dự án trong 2 năm này ñều ở mức 14,4 triệu

USD, cho thấy số dự án có quy mô lớn ñã tăng lên so với thời kỳ trước, thể hiện qua
sự quan tâm của một số tập ñoàn ña quốc gia ñầu tư vào một số dự án lớn (Intel,
Panasonic, Honhai, Compal, Piaggio ). Điều này cho thấy dấu hiệu của “làn sóng
FDI lần thứ hai” ñang ñổ vào Việt Nam. Bên cạnh ñó, vốn thực hiện cũng không
ngừng gia tăng. Riêng trong hai năm 2006 và 2007, tổng vốn thực hiện ñạt 8,7 tỷ
USD, tuy chỉ bằng 27% tổng vốn ñăng ký mới, nhưng vốn thực hiện năm 2007 tăng
12% so với năm 2006, và sẽ là tiền ñề cho việc giải ngân của 2 năm 2008 và 2009
tăng cao vì trong các dự án cấp mới trong 2 năm 2006 và 2007 có nhiều dự án quy

3
Đây cũng là một lý do gây tranh cãi bởi có ý kiến cho rằng các DN trong nước không ñược hưởng
ưu ñãi nhiều bằng DN FDI. Chính sách ưu ñãi khác nhau có thể tạo ra môi trường cạnh tranh bất bình ñẳng
giữa các DN trong và ngoài nước.
17


mô vốn ñăng ký lớn.
Tốc ñộ tăng nhanh vốn FDI từ năm 2004 ñến nay một phần là do kết quả của
việc không ngừng cải thiện môi trường ñầu tư của Việt Nam và hội nhập ngày càng
sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Đặc biệt, ñó là sự ra ñời của Bộ Luật Đầu tư ñược
Quốc hội thông qua vào tháng 11/2005, có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 và việc gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam vào cuối năm 2006. Các
cam kết mở cửa hơn một số ngành do Nhà nước ñộc quyền nắm giữ trước ñây như
ñiện lực, viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng cho ñầu tư nước ngoài và tôn trọng luật
chơi toàn cầu ñã tác ñộng không nhỏ ñến thu hút FDI của Việt Nam trong giai ñoạn
mới này. Từ các giai ñoạn phát triển ñã ñược khái quát trên, chúng ta có thể rút ra
một số ñặc ñiểm của FDI tại Việt Nam trong vòng 20 năm qua.
b. Một số ñặc ñiểm của FDI tại Việt Nam
Về qui mô vốn trên 1 dự án: Nhìn chung các dự án FDI vào Việt Nam ñều có
qui mô vừa và nhỏ, trung bình cho cả giai ñoạn 1988-2008 chỉ ở mức 13 triệu

USD/dự án. Từ mức quy mô vốn ñăng ký bình quân của một dự án ñạt 9,5 triệu
USD trong giai ñoạn 1988-1995 ñã tăng lên 12,3 triệu USD/dự án trong 5 năm 1996
– 2000. Nhưng ñến thời kỳ 2001 – 2005, quy mô vốn ñăng ký trên giảm xuống còn
3,4 triệu USD/dự án, trong ñó, năm 2003 ñược ghi nhận là năm có quy mô vốn trên
1 dự án thấp nhất với mức chỉ 2,5 triệu USD. Trong 3 năm gần ñây, quy mô vốn
ñầu tư trung bình của một dự án ñều ở mức 15 triệu USD, cho thấy số dự án có quy
mô lớn ñã tăng lên so với thời kỳ trước, thể hiện qua sự quan tâm của một số tập
ñoàn ña quốc gia ñầu tư vào một số dự án lớn (Intel, Panasonic, Honhai, Compal,
Piaggio ). Mặc dù vậy, theo thống kê, hiện mới có khoảng 80 trong tổng số 500
công ty xuyên quốc gia hàng ñầu thế giới có mặt tại Việt Nam [2] trong khi của
Trung Quốc là 400 công ty [4].
Về hình thức sở hữu: Do nhiều lý do trong ñó có việc hạn chế thành lập DN
FDI với 100% vốn ñầu tư nước ngoài, các dự án FDI ñăng ký ở Việt Nam cho ñến
giữa thập kỷ 90 chủ yếu dưới hình thức liên doanh giữa DN nhà nước (DNNN) và
nhà ñầu tư nước ngoài. Tính ñến cuối năm 1998, số dự án liên doanh chiếm tới 59
18


% tổng số dự án và 69% tổng số vốn ñăng ký. Từ năm 1999, hạn chế này ñã ñược
xóa bỏ và tác ñộng mạnh tới chuyển dịch cơ cấu số dự án FDI theo hình thức sở
hữu. Hiện tại, hình thức liên doanh giảm xuống còn chiếm 33% tổng vốn ñăng ký,
trong khi hình thức dự án có 100% vốn nước ngoài chiếm 60%, còn lại là dự án
BOT và hợp ñồng hợp tác kinh doanh. Trong các dự án liên doanh, số dự án liên
doanh giữa nhà ñầu tư nước ngoài với DN ngoài nhà nước cũng tăng lên ñáng kể.
Về cơ cấu ñầu tư theo ngành: Các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
công nghiệp và xây dựng, góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển ñổi cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Qua các thời kỳ, ñịnh hướng thu hút FDI trong
lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tuy có thay ñổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể
nhưng cơ bản vẫn theo ñịnh hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm
công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản

xuất sản phẩm và linh kiện ñiện tử Đây cũng chính là các dự án có khả năng tạo
giá trị gia tăng cao và Việt Nam sẽ có lợi khi thu hút FDI trong lĩnh vực này. Hình
1.2 mô tả cơ cấu ñầu tư FDI theo ngành tính ñến cuối năm 2008 cho thấy các dự án
FDI thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tới 70% tổng số dự án, 62%
tổng vốn ñăng ký và 64% tổng vốn giải ngân. Bên cạnh ñó, lĩnh vực dịch vụ dù tỷ
trọng trong cơ cấu FDI chưa cao, nhưng cũng ñã có sự chuyển biến tích cực. FDI
trong lĩnh vực dịch vụ tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất ñộng sản, bao gồm: xây
dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu ñô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công
nghiệp (42% tổng vốn FDI trong lĩnh vực dịch vụ), du lịch – khách sạn (24%), giao
thông vận tải – bưu ñiện (18%). Trong năm 2008, FDI ñã chảy mạnh vào lĩnh vực
dịch vụ khi chiếm 45% tổng vốn ñăng ký của cả nước, tăng 15% so với năm 2006
với nhiều dự án xây dựng cảng biển, kinh doanh bất ñộng sản, xây dựng khu vui
chơi, giải trí… Nông nghiệp là ngành thu hút ñược ít nhất dự án FDI, kể cả số dự
án, số vốn ñăng ký và vốn thực hiện.
19


0
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000
160,000
180,000
Vốn ñăng ký Vốn thực hiện Số dự án
Triệu USD
Top 4 Các ñịa phương còn lại Cả nước (trừ dầu khí)


Hình 1.3: Tình hình thu hút FDI tại 4 tỉnh, thành phố ñứng ñầu cả nước
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, 2008)
Theo ñối tác ñầu tư: Đến nay ñã có 84 nước và vùng lãnh thổ có dự án FDI
tại Việt Nam, trong ñó Singapore, Đài loan, Nhật bản và Hàn quốc là những nhà
ñầu tư lớn nhất, chiếm 61% tổng số dự án và 57% tổng vốn ñăng ký. Hầu như chưa
có thay ñổi ñáng kể về cơ cấu FDI theo ñối tác và các nước Châu Á vẫn là nhà ñầu
tư lớn nhất cả về tỷ trọng số dự án và tỷ trọng vốn ñăng ký trong khi các ñối tác từ
châu Âu chỉ giữ vị trí khiêm tốn với tỷ lệ tương ứng 16% và 24%. Đầu tư từ Hoa kỳ
ñã tăng ñáng kể trong vài năm gần ñây sau khi Việt Nam ký Hiệp ñịnh thương mại
Việt– Mỹ (2001), hiện chiếm khoảng 4% tổng số dự án và 5% tổng vốn ñăng ký [5].
1.2.2 Vai trò của khu vực FDI với nền kinh tế Việt Nam
Khu vực kinh tế có vốn ñầu tư nước ngoài ngày càng khẳng ñịnh vai trò quan
trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trước hết, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng
vào tổng ñầu tư xã hội và góp phần cải thiện cán cân thanh toán trong giai ñoạn vừa
qua. Các nghiên cứu gần ñây của Freeman (2000) [24], Bộ KH&ĐT (2003) [3],
Nguyễn Mại (2004) [14] ñều rút ra nhận ñịnh chung rằng khu vực có vốn ñầu tư
nước ngoài ñã ñóng góp quan trọng vào GDP với tỷ trọng ngày càng tăng. Khu vực
này góp phần tăng cường năng lực sản xuất và ñổi mới công nghệ của nhiều ngành
kinh tế, khai thông thị trường sản phẩm (ñặc biệt là trong gia tăng kim ngạch xuất
20


khẩu hàng hóa), ñóng góp cho ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho một bộ phận
lao ñộng. Bên cạnh ñó, FDI có vai trò trong chuyển giao công nghệ và các DN có
vốn ñầu tư nước ngoài tạo sức ép buộc các DN trong nước phải tự ñổi mới công
nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Các dự án FDI cũng có tác ñộng tích cực tới việc
nâng cao năng lực quản lý và trình ñộ của người lao ñộng làm việc trong các dự án
FDI, tạo ra kênh truyền tác ñộng tràn tích cực hữu hiệu. Phần dưới ñây sẽ khái quát
vai trò của FDI ñến tổng thể nền kinh tế

a. FDI ñối với vốn ñầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế
Việt Nam tiến hành công cuộc ñổi mới với xuất phát ñiểm rất thấp. Do vậy,
xét về nhu cầu vốn, FDI ñược coi là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn ñầu
tư trong nước, nhằm ñáp nhu cầu ñầu tư cho phát triển. Đóng góp của FDI trong
tổng vốn ñầu tư xã hội có biến ñộng lớn, từ tỷ trọng chiếm 13,1% vào năm 1990 ñã
tăng lên mức 32,3% trong năm 1995, mức cao nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, tỷ
lệ này ñã giảm dần trong giai ñoạn 1996-2000, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài
chính khu vực (năm 2000 chiếm 18,6%) và trong 5 năm 2001-2005 chiếm khoảng
16% tổng vốn ñầu tư xã hội; 2 năm 2006 – 2007 chiếm khoảng 16,7%.
FDI với thúc ñẩy tăng trưởng kinh tế ñược phản ánh qua chỉ tiêu tỷ trọng
ñóng góp của khu vực FDI vào GDP. Từ năm 1991 – 1995, GDP tăng liên tục qua
các năm với tốc ñộng tăng bình quân mỗi năm 8,4% và tỷ trọng ñóng góp của vốn
FDI thực hiện trong GDP bình quân mỗi năm là 6,3%. Trong 5 năm 1996 – 2000,
GDP bình quân hàng năm tăng 6,95% và tỷ trọng ñóng góp của vốn FDI thực hiện
trong GDP bình quân mỗi năm là 10,3%. Trong thời kỳ 2001 – 2005, GDP tăng
7,5% /năm và tỷ trọng FDI/GDP là 14,6%/năm. Trong 2 năm 2006 và 2007, GDP
tăng 8,3%/năm và tỷ trọng FDI/GDP là 17%/năm. Đặc biệt, từ năm 1988 ñến năm
2007, GDP và dòng vốn FDI vào Việt Nam luôn có một mối tương quan ñồng biến,
trừ giai ñoạn những năm sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 (Hình 1.4).


21


Hình 1.4: Thương mại, FDI và GDP Việt Nam giai ñoạn 1988 – 2007
(Nguồn: World Development Indicatior database 2007)
b. FDI tạo ñiều kiện ñể một số công nghệ tiên tiến ñược chuyển giao và ứng
dụng tại Việt Nam, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng
lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu
FDI ñã góp phần thúc ñẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến và ứng dụng vào

Việt Nam, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của ñất nước như viễn thông,
thăm dò và khai thác dầu khí, hóa chất, cơ khí chế tạo ñiện tử, tin học, ô tô, xe
máy Nhất là sau khi Tập ñoàn Intel ñầu tư 1 tỷ ñô la Mỹ vào Việt Nam trong dự
án sản xuất linh kiện ñiện tử cao cấp, số lượng các dự án ñầu tư vào lĩnh vực công
nghệ cao của các tập ñoàn ña quốc gia (Canon, Panasonic, Ritech.v.v) ñã gia tăng
ñáng kể. Nhìn chung, trình ñộ công nghệ của khu vực FDI cao hơn hoặc bằng các
thiết bị tiên tiến ñã có trong nước và tương ñương các nước trong khu vực. Hầu hết
các DN có vốn FDI áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, ñược kết nối và chịu ảnh
hưởng của hệ thống quản lý hiện ñại của công ty mẹ. Trong nông – lâm – ngư
nghiệp, FDI ñã tạo ra một số sản phẩm mới có hàm lượng kỹ thuật cao và các cây,
con giống mới.

Thương mại, FDI và GDP Việt Nam giai ñoạn 1988 - 2007
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
80000
1988
1989
1990
1
991
1
99
2

1
99
3
1
99
4
1
99
5
1
9
96
1
9
97
1
9
98
1
9
99
2
0
00
2001
2002
2003
2004
2
005

2
00
6
2
00
7
Triệu USD
Vốn FDI ñăng ký GDP Xuất khẩu Nhập khẩu
22


FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất công
nghiệp. Trong 20 năm qua, nhiều công trình lớn ñã hoàn thành ñưa vào sản xuất,
phát huy hiệu quả ñầu tư, nhiều công trình trọng ñiểm làm cơ sở cho tăng trưởng
giai ñoạn sau ñó ñược khởi công và ñẩy nhanh tiến ñộ, nhất là các công trình ñiện,
dầu khí, công nghiệp nặng, công nghiệp phục vụ xuất khẩu Tốc ñộ tăng trưởng
công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn FDI cao hơn mức tăng trưởng công nghiệp
chung của cả nước, góp phần thúc ñẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện ñại hóa, tăng tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn FDI trong ngành
công nghiệp qua các năm (từ 23,79% vào năm 1991 lên 40% năm 2004, 41% năm
2005 và năm 2006). Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn FDI
trong 5 năm qua chiếm trung bình 42,5% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.
FDI ñã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực của nhiều
ngành công nghiệp như dầu khí, công nghệ thông tin, hóa chất, ô tô, xe máy, thép,
ñiện tử và ñiện tử gia dụng, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, da giày, dệt
may… Hiện FDI ñóng góp 100% sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp (dầu
khí, thiết bị máy tính, máy giặt, ñiều hòa), 60% cán thép, 33% hàng ñiện tử, 76%
dụng cụ y tế chính xác, 49% sản phẩm da giày, 55% sản lượng sợi, 25% hàng may
mặc. FDI ñã góp phần hình thành và phát triển trong cả nước hệ thống các khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tương ñối ñồng bộ và hiện ñại, ñem lại

hiệu quả sử dụng ñất cao hơn ở một số ñịa phương ñất ñai kém màu mỡ.
FDI góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu. Tốc ñộ tăng kim ngạch xuất khẩu
của khu vực FDI tăng nhanh, cao hơn mức bình quân chung của cả nước, ñóng góp
quan trọng vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thời kỳ 1996-2000,
xuất khẩu của khu vực FDI ñạt 10,6 tỷ USD (không kể dầu thô), tăng hơn 8 lần so
với 5 năm trước, chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu cả nước; năm 2000 chiếm 25%,
năm 2003 chiếm 31%; tính cả dầu thô thì tỷ trọng này ñạt khoảng 54% năm 2004 và
chiếm trên 55% trong các năm 2005, 2006 và 2007. FDI chiếm một tỷ trọng cao
trong xuất khẩu một số sản phẩm: 100% dầu khí, 84% hàng ñiện tử, máy tính và
linh kiện, 42% sản phẩm da giày, 35% hàng may mặc… Thông qua mạng lưới tiêu
23


thụ của các tập ñoàn xuyên quốc gia, nhiều sản phẩm sản xuất tại Việt Nam ñã tiếp
cận ñược với các thị trường trên thế giới.
c. FDI ñối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực
Đến nay, khu vực có vốn FDI ñã tạo ra việc làm cho trên 1,26 triệu lao ñộng trực
tiếp và hàng triệu lao ñộng gián tiếp khác. Theo kết quả ñiều tra của WB cứ 1 lao
ñộng trực tiếp sẽ tạo việc làm cho từ 2-3 lao ñộng gián tiếp phục vụ trong khu vực
dịch vụ và xây dựng, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện ñời sống một bộ
phận trong cộng ñồng dân cư, ñưa mức GDP ñầu người tăng lên hàng năm.
Hơn nữa, số lao ñộng này ñược tiếp cận với công nghệ hiện ñại, có kỷ luật lao
ñộng tốt, học hỏi ñược các phương thức lao ñộng tiên tiến. Đặc biệt, các chuyên gia
Việt Nam làm việc tại các DN FDI có thể từng bước thay thế dần các chuyên gia
nước ngoài trong việc tham gia quản lý DN và ñiều khiển các quy trình công nghệ
hiện ñại. Bên cạnh ñó, hoạt ñộng của các DN có vốn FDI tại Việt Nam cũng ñã thúc
ñẩy các DN trong nước không ngừng ñổi mới công nghệ, phương thức quản lý ñể
nâng cao hơn chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường
trong nước và quốc tế.
Bên cạnh số việc làm trực tiếp do FDI tạo ra nói trên, khu vực FDI còn gián tiếp

tạo thêm việc làm trong lĩnh vực dịch vụ và có thể tạo thêm lao ñộng trong các
ngành công nghiệp phụ trợ trong nước với ñiều kiện tồn tại mối quan hệ mua bán
nguyên vật liệu hoặc hàng hóa trung gian giữa các DN này. Tuy nhiên, cho ñến nay
chưa có số liệu thống kê chính thức về số lao ñộng gián tiếp ñược tạo ra bởi khu
vực FDI tại Việt Nam.
d. FDI với nguồn thu ngân sách Nhà nước và cán cân ñối vĩ mô
Trong thời gian qua, mức ñóng góp của khu vực kinh tế có vốn FDI vào ngân
sách nhà nước ngày càng tăng. Thời kỳ 1996 - 2000, không kể thu từ dầu thô, ñạt
1,49 tỷ USD, gấp 4,5 lần 5 năm trước. Trong 5 năm 2001 - 2005, thu ngân sách
trong khối DN FDI ñạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm. Riêng 2 năm
2006 và 2007, khu vực kinh tế có vốn FDI ñã nộp ngân sách ñạt trên 3 tỷ USD, gấp
ñôi thời kỳ 1996-2000 và bằng 83% thời kỳ 2001-2005.

×