Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.5 KB, 88 trang )


B GIÁO DC VÀ ÀO TO
TRNG I HC KINH T TP.HCM
j



HOÀNG VN HNG


GII PHÁP THU HÚT VN U T PHÁT
TRIN NGÀNH DU LCH TNH BN TRE
N NM 2020

Chuyên ngành: Kinh t tài chính – Ngân hàng
Mã s:60.31.12




LUN VN THC S KINH T

NGI HNG DN: TS. NGUYN TN HOÀNG




THÀNH PH H CHÍ MINH – 2009




MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DÙNG TRONG LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU

Chương 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐ
N
ĐẦU TƯ ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH


1

1.3. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ………… …………………………

1

1.1.1. Khái niệm về ñầu tư……………………………………………………

1

1.1.2. Phân loại ñầu tư…………………………………………………………

2

1.2. CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ…………………………………………….

5


1.2.1. Nguồn vốn ñầu tư trong nước………………………………………

6

1.2.2. Nguồn vốn ñầu tư nước ngoài……………………………………………

7

1.3. VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ ….……………………………………
1.3.1. Vai trò của vốn ñầu tư ñối với phát triển kinh tế………………………

1.3.2. Vai trò vốn ñầu tư ñối với phát triển du lịch…………………………….

9

9

12

1.4. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO DU LỊCH ……

14

1.4.1. Ổn ñịnh về chính trị - xã hội ………… ………………………… …….

14

1.4.2. Tài nguyên – môi trường du lịch ………………………………………

14


1.4.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch …………… …………………………….

15

1.4.4. Chính sách thu hút vốn ñầu tư ……………………………………

15

1.4.5. Tính hiệu quả của các dự án ñã triển khai trong ngành du lịch …… ….

16



1.4.6. Công tác quảng bá thế mạnh du lịch, ưu ñãi ñầu tư của ñịa phương ……

16

1.5. KINH NGHIỆM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂ
N DU
LỊCH Ở MỘT SỐ TỈNH THÀNH TRONG KHU VỰC VÀ BÀI HỌ
C KINH
NGHIỆM ĐỐI VỚI BẾN TRE ………………………………………………


17

1.5.1. Thành phố Hồ Chí Minh…………………………………………………


17

1.5.2. Kinh nghiệm của các quốc gia lân cận trong thu hút ñầu tư vào du lịch

18

1.5.3. Bài học kinh nghiệm ñối với Bến Tre……………………………………

21

Chương 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦ
U TƯ VÀO NGÀNH DU
LỊCH TỈNH BẾN TRE


23

2.1. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦ
U TƯ
VÀO DU LỊCH BẾN TRE …………………

23

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ……………………… ……………………………

23

2.1.2. Cơ sở hạ tầng – giao thông…….………………………………………

25


2.1.3. Hệ thống tài chính – ngân hàng …………………………………………

26

2.1.4. Chính sách thu hút ñầu tư ……………………….…………………

26

2.1.5. Tốc ñộ phát triển kinh tế ……………….………………………………

2.1.6. Môi trường tự nhiên và xã hội …………………………………………

27

27

2.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DU LỊCH TỈNH BẾN TRE ……

28

2.2.1. Khách du lịch và doanh thu từ du lịch …………………… ………….

28

2.2.2. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch …………………………………………

30

2.2.3. Hoạt ñộng du lịch và nhân lực ngành du lịch …………… ……………


30

2.2.4. Hoạt ñộng quảng bá du lịch .…………………………………………….

31

2.2.5. Công tác quy hoạch và ñịnh hướng phát triển du lịch …………………

32

2.3. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH DU LỊ
CH



TỈNH BẾN TRE THỜI GIAN QUA……………………………. 32

2.3.1. Phân tích hình hình thu hút vốn ñầu tư vào du lịch……………………

32

2.3.2. Thực trạng thu hút vốn ñầu tư ñể phát triển du lịch……………………

33

2.4. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦ
U TƯ VÀO NGÀNH DU
LỊCH TỈNH BẾN TRE THỜI GIAN QUA ……………………………………



38

2.4.1. Các mặt tích cực ……………………………………………………

38

2.4.2. Các mặt hạn chế …………………………………………… ………….

39

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU

ĐỂ PHÁT

TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH BẾN TRE ĐẾN
2020




42

3.1.QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẾN TRE….

42

3.1.1. Các quan ñiểm phát triển ………………………………………………

42


3.1.2. Mục tiêu phát triển ………………………………………………………

43

3.1.3. Định hướng phát triển du lịch ñịa phương……………………………….

44

3.2. NHU CẦU VỐN ĐỂ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BẾN TRE ĐẾ
N
NĂM 2020……………………………………………………………………


48

3.2.1. Dự báo nhu cầu vốn ñầu tư ñể phát triển du lịch Bến Tre ñến 2020…….

48

3.2.2. Dự báo các nguồn vốn cho ñầu tư phát triển du lịch Bến Tre ñế
n năm
2020……………………………………………………………………………


49

3.3. CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊ
CH
TỈNH BẾN TRE……………………………………………………………….


50

3.3.1. Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật……………………… ……………

50

3.3.2. Thu hút vốn ñầu tư các cơ sở kinh doanh du lịch………………………

54

3.3.4.Công tác quảng bá ……………………………………………………

55



3.3.5. Yếu tố con người ………………………………………………………

3.3.6. Chính sách ………………………………………………………… ….

58

59

KẾT LUẬN………………………………………………………………… 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………

64


PHỤ LỤC……………………………………………………… ……………

66





























LỜI CÁM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh ñã giảng dạy và trang bị cho tôi những kiến thức quý báu
trong suốt thời gian theo học tại trường.
Tôi xin gởi lời biết ơn chân thành ñến Thầy Tiến sĩ Nguyễn Tấn Hoàng ñã tận
tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Dưới sự hướng dẫn tâm huyết của Thầy, tôi
ñã học tập ñược rất nhiều kiến thức và phương pháp nghiên cứu khoa học bổ ích.
Xin chân thành cám ơn gia ñình, bạn bè và ñồng nghiệp trong công ty ñã hết sức
tạo ñiều kiện và ñộng viên tôi hoàn thành luận văn của mình.
Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù ñã có nhiều cố gắng song do năng
lực và ñiều kiện nghiên cứu còn hạn chế, chắc chắn nội dung luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận ñược sự quan tâm ñóng góp quí báu của quý Thầy
Cô.

Học viên


Hoàng Văn Hưng





LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu mang tính ñộc lập của cá nhân.
Luận văn ñược hoàn thành sau quá trình học tập, nghiên cứu thực tiễn, kinh nghiệm
bản thân và dưới sự hướng dẫn của Thầy TS Nguyễn Tấn Hoàng. Luận văn này chưa

ñược ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tác giả

Hoàng Văn Hưng












DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. TIẾNG ANH:
FDI:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)
ODA:
Viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)
NGO:
Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (Non – Government
Organization)
WTO:
Tổ chức thương mại Thế giới (World Trade Organization)
GDP:
Tổng sản phẩm nội ñịa (Gross Domestic Product)
GNP:

Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Product)

2. TI
ẾNG VIỆT:
UBND:
Ủy ban nhân dân
DN:
Doanh nghiệp
CT TNHH:
Công ty trách nhiệm hữu hạn
CT CP:
Công ty cổ phần
KH&ĐT:
Kế hoạch và Đầu tư
ĐBSCL:
Đồng bằng sông Cửu Long
SGGP:
Sài Gòn giải phóng
QL:
Quốc lộ
NSNN:
Ngân sách nhà nước
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh




DANH MỤC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ


1. DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Nội dung Trang

2.1 Doanh thu và số lượng khách du lịch ñến Bến Tre từ năm
2000 ñến năm 2008
28
2.2 Thu ngân sách Bến Tre từ năm 2004 ñến năm 2008 34
2.3
Chi ngân sách và chi ñầu tư hạ tầng du lịch Bến Tre từ
năm 2004 ñến năm 2008
35
2.4 Các dự án du lịch trọng ñiểm tỉnh Bến Tre ñang kêu gọi
ñầu tư
37
3.1
Dự báo nhu cầu vốn ñầu tư phát triển ngành du lịch Bến
Tre ñến năm 2020
48
3.2
Dự báo các nguồn vốn ñầu tư vào du lịch bến tre ñến năm
2020
50

2. DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị

Nội dung Trang

2.1 Lượng khách du lịch ñến Bến Tre từ năm 2000 ñến năm
2008

28
2.2 Doanh thu du lịch Bến Tre từ năm 2000 ñến năm 2008 29
2.3 Tình hình thu ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre giai ñoạn
2004 -2008
34



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của ñề tài:
Bến Tre ñược mệnh danh là “quê hương” của xứ dừa, với trên 44.000 ha trồng
dừa và là một trong những cái nôi cây ăn trái nổi tiếng của Nam bộ, với 36.000 ha xanh
tươi trĩu quả quanh năm, ñây cũng là quê hương “Đồng Khởi” lừng lẫy năm 1960, nơi
sinh ra và an nghỉ của các danh nhân nổi tiếng: Võ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu,
Phan Văn Trị, Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký, Sương Nguyệt Ánh…, nơi ñã nổi
tiếng với các làng nghề ñậm chất Nam bộ “bánh tráng Mỹ Lồng – bánh phồng Sơn
Đốc”… và cả với ñặc sản kẹo dừa nổi tiếng của Việt Nam.
Thời gian gần ñây, ñược sự quan tâm của UBND tỉnh Bến Tre nhằm ñưa du lịch
thành ngành kinh tế mũi nhọn phát triển mạnh trong thời gian tới, Bến Tre ñã thông
qua nghị quyết số 21/2007/NQ-HĐND về “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch ñến
năm 2020”, tỉnh ñã tổ chức nhiều kiện kiện quy mô thu hút sự quan tâm của ñông ñảo
nhà ñầu tư và du khách như: “Du lịch Bến Tre – cơ hội ñầu tư và phát triển” với sự
quan tâm của hơn 40 chuyên gia và trên 200 doanh nghiệp, “Festival dừa 2009” thu hút
hàng chục ngàn lượt khách tham dự…
Chỉ cách trung tâm Tp. HCM 85 km ñường bộ, ñược xóa thế ốc ñảo ñể nối liền
giao thông ñường bộ với các tỉnh thành lân cận với sự kiện khánh thành cầu Rạch Miễu
vào ngày 19/01/2009, lượng khách du lịch ñến Bến Tre trong 6 tháng ñầu năm 2009 ñã
tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2008, Bến Tre hứa hẹn sẽ phát triển thành trung tâm
du lịch sinh thái ñặc thù nổi bật của Nam Bộ, tuy nhiên ñể có thể phát triển ngành du

lịch trong thời gian tới ñòi hỏi Bến Tre phải giải quyết rất nhiều vấn ñề, nổi bật lên
trong ñó là vấn ñề thu hút các nguồn vốn ñầu tư ñáp ứng yêu cầu phát triển ngành du
lịch ñóng vai trò vô cùng quan trọng. Với mong muốn tìm hiểu, phân tích và ñánh giá


thực trạng ñể từ ñó ñề xuất các giải pháp nhằm thu hút vốn ñầu tư cho phát triển ngành
du lịch cho tỉnh Bến Tre trong thời gian sắp tới, tôi xin chọn ñề tài “Giải pháp thu hút
vốn ñầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Bến Tre ñến năm 2020” làm luận văn tốt
nghiệp của mình
2. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài:
- Phân tích thực trạng thu hút vốn ñầu tư vào ngành du lịch của tính Bến Tre
- Đề xuất các giải pháp nhằm thu hút vốn ñầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Bến
Tre
3. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và suy luận logic
ñể tổng hợp các số liệu, dữ kiện nhằm xác ñịnh mục tiêu và các giải pháp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Các nguồn vốn trong và ngoài nước tác ñộng ñến phát
triển ngành du lịch tỉnh Bến Tre.
- Phạm vi nghiên cứu: Các yếu tố liên quan ñến quá trình thu hút vốn ñầu tư vào
ngành du lịch tỉnh Bến Tre.
5. Nội dung ñề tài:
Ngoài lời mở ñầu, các danh mục, kết luận và phục lục, ñề tài ñược thực hiện với 3
chương như sau:
 Chương 1: Lý luận tổng quan về ñầu tư và nguồn vốn ñầu tư ñể phát triển
ngành du lịch
 Chương 2: Thực trạng thu hút vốn ñầu tư vào ngành du lịch tỉnh Bến Tre

Chương 3: Giải pháp nhằm thu hút vốn ñầu tư phát triển ngành du lịch
tỉnh Bến Tre ñến năm 2020





1

CHƯƠNG I
LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH

1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ
1.1.1. Khái niệm về ñầu tư
Theo Từ ñiển kinh tế học hiện ñại: “Đầu tư là thuật ngữ ñược dùng phổ biến
nhất ñể mô tả các khoản chi tiêu (trong một thời kỳ nhất ñịnh) ñể làm tăng hay duy trì
tài sản thực”. Trên thực tế, một ñịnh nghĩa chính xác hơn bao hàm ñược yếu tố trên là:
Đầu tư là những khoản chi tiêu dành cho các dự án sản xuất hàng hóa, những khoản chi
tiêu này không dự ñịnh dùng cho tiêu dùng trung gian. Các dự án ñầu tư có thể có dạng
bổ sung vào tài sản vật chất và vốn nhân lực (tài sản con người) cũng như hàng hóa
tồn kho.
Theo từ ñiển Các thuật ngữ ñầu tư và tài chính: “Đầu tư là việc sử dụng vốn ñể
tạo ra thêm tiền thông qua phương thức sản xuất hình thành thu nhập hoặc thông qua
công việc kinh doanh mang tính mạo hiểm (risk-oriented ventures) mang lại”. Đầu tư
có thể ñề cập tới ñầu tư tài chính hoặc ñầu tư công sức và thời gian như là một phần
của một cá nhân - người mong muốn thu ñược lợi nhuận từ thành công trong lao ñộng
của mình. Đầu tư hàm ý một ý tưởng của nguyên tắc an toàn là quan trọng.
Theo Từ ñiển Kinh tế học: “Đầu tư là hoạt ñộng hình thành tài sản thực, như
mua mới hoặc duy tu máy móc, xây dựng nhà ñể tạo ra hàng hóa và dịch vụ dùng cho
tiêu dùng trong tương lai. Đầu tư liên quan tới việc hy sinh tiêu dùng hiện tại, tạo ra tư
liệu sản xuất dùng ñể sản xuất hàng hóa, bao gồm cả tích lũy tài sản lưu ñộng. Đầu tư
theo nghĩa phổ thông nhất bao gồm những khoản chi tiêu ñể có ñược tài sản vật chất và

tài sản tài chính. Các nhà kinh tế không coi chi mua tài sản tài chính là ñầu tư mà ñơn


2

giản ñó chỉ là việc chuyển khoản ñể dành từ dạng này sang dạng khác” - Đây là bản
chất của ñầu tư vào tài sản tài chính.
Tóm lại: Qua các khái niệm về ñầu tư trích trong các từ ñiển khác nhau, có một
ñiểm chung ñó là sự hy sinh giá trị chắc chắn ở thời ñiểm hiện tại ñể ñổi lấy (khả năng
không chắc chắn) giá trị trong tương lai. Đầu tư hiểu theo nghĩa rộng bao gồm ñầu tư
vào tài sản vật chất và vốn nhân lực. Mục ñích của ñầu tư mong muốn có ñược lợi
nhuận trong tương lai. Tuy vậy, bản chất của ñầu tư vào tài sản vật chất, tài sản tài
chính và vốn nhân lực khác nhau cơ bản ñó là:
- Đầu tư vào tài sản vật chất (máy móc, thiết bị, nhà xưởng…) làm tăng năng
lực sản xuất của nền kinh tế, tạo ra hàng hóa và dịch vụ phục vụ tiêu dùng trong tương
lai và dễ dàng ñánh giá ñược hiệu quả của hoạt ñộng ñầu tư.
- Đầu tư vào tài sản tài chính (mua trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu công ty…) chỉ
là thay ñổi quyền sở hữu của tài sản tài chính hiện có từ thực thể kinh tế này sang thực
thể kinh tế khác, không tạo ra hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên việc mua sắm các tài sản
tài chính ñược xem như một việc ñầu tư bởi người mua hy vọng chúng sẽ ñem lại
nguồn thu nhập trong tương lai (chẳng hạn như cổ tức hay lãi của trái phiếu…).
- Đầu tư vào vốn nhân lực nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng sản xuất của lực
lượng lao ñộng. Đầu tư vào vốn nhân lực với kỳ vọng thu nhập trong tương lai sẽ trang
trải chi phí ñầu tư hiện tại. Không ai dám chắc chi cho một khóa ñào tạo sẽ thu ñược
lợi ích kinh tế, ño ñược bằng giá trị trong tương lai, do ñó rất khó ñánh giá hiệu quả
ñầu tư vào vốn nhân lực.
1.1.2. Phân loại ñầu tư
1.1.2.1. Theo ñặc ñiểm ñầu tư
 Đầu tư trực tiếp: Đầu tư trực tiếp là hoạt ñộng ñầu tư mà người bỏ vốn
tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt ñộng và quản lý ñầu tư. Chủ ñầu tư biết ñược

mục tiêu ñầu tư cũng như phương thức hoạt ñộng của các loại vốn mà họ bỏ ra
(người bỏ vốn và người sử dụng vốn là một chủ thể). Hoạt ñộng ñầu tư này có thể


3

ñược thực hiện dưới các dạng: hợp ñồng hợp tác, liên doanh, công ty cổ phần, công ty
TNHH…;
 Đầu tư gián tiếp: Đầu tư gián tiếp là hình thức bỏ vốn vào hoạt ñộng
kinh tế nhằm ñem lại hiệu quả cho bản thân người bỏ vốn vào hoạt ñộng kinh tế
nhằm ñem lại hiệu quả cho bản thân người có vốn cũng như cho xã hội, nhưng người
có vốn không trực tiếp tham gia quản lý hoạt ñộng ñầu tư. Đầu tư gián tiếp thường
ñược thực hiện thông qua mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác,
quỹ ñầu tư chứng khoán và thông qua các ñịnh chế tài chính trung gian khác…
1.1.2.2. Theo tính chất sử dụng vốn ñầu tư
 Đầu tư phát triển: Đầu tư phát triển là phương thức ñầu tư trực tiếp;
trong ñó, việc bỏ vốn nhằm gia tăng giá trị tài sản. Sự gia tăng giá trị tài sản trong
ñầu tư phát triển nhằm tạo ra những năng lực mới hoặc cải tạo, mở rộng, nâng cấp
năng lực hiện có vì mục tiêu phát triển. Đối với các nước ñang phát triển, ñầu tư phát
triển có vai trò quan trọng hàng ñầu: là phương thức căn bản ñể tái sản xuất mở
rộng, tăng thu nhập quốc dân, tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao ñộng như
ñầu tư ñể tạo mới, mở rộng, cải tạo hoặc nâng cấp ñường xá, cầu cống, cơ sở hạ tầng,
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cơ sở dịch vụ…
 Đầu tư dịch chuyển: Đầu tư dịch chuyển là phương thức ñầu tư gián
tiếp: trong ñó việc bỏ vốn nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị tài sản. Trong ñầu
tư dịch chuyển, không có sự gia tăng giá trị tài sản. Đầu tư dịch chuyển có ý nghĩa
quan trọng trong hình thành và phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán,
thị trường hối ñoái…, hỗ trợ cho hoạt ñộng ñầu tư phát triển như hoạt ñộng mua
bán cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường vốn…
1.1.2.3. Theo ngành ñầu tư

 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là hoạt
ñộng ñầu tư phát triển nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Cơ sở hạ tầng
kỹ thuật như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, ñiện, nước…Cơ sở hạ tầng xã hội


4

như trường học, bệnh viện, nhà trẻ, cơ sở văn hóa, thể thao… Đối với các nước ñang
phát triển, cơ sở hạ tầng rất yếu kém và mất cân ñối nghiêm trọng. Cơ sở hạ tầng
cần ñược ñầu tư phát triển, ñi trước một bước, tạo tiền ñề phát triển các lĩnh vực kinh
tế khác.


Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất

o Đầu tư phát triển công nghiệp: Đầu tư phát triển công nghiệp là hoạt
ñộng ñầu tư phát triển nhằm xây dựng các công trình công nghiệp. Trong công cuộc
phát triển ở Việt Nam hiện nay, ñịnh hướng ñầu tư công nghiệp ñất nước theo
hướng công nghiệp hóa - hiện ñại hóa là chính yếu, nhằm gia tăng giá trị sản lượng
công nghiệp trong GDP.
o Đầu tư phát triển nông nghiệp: Đầu tư phát triển nông nghiệp là hoạt
ñộng ñầu tư phát triển nhằm xây dựng các công trình nông nghiệp. Việt Nam từ ñiểm
xuất phát là một nước nông nghiệp, với lợi thế so sánh trong nông nghiệp, ñặc biệt là
sản xuất lương thực. Vì thế ñầu tư phát triển nông nghiệp có ý nghĩa chiến lược, lâu
dài nhằm ñảm bảo an toàn lương thực quốc gia và tỷ trọng giá trị sản lượng nông
nghiệp hợp lý trong GDP.
o Đầu tư phát triển dịch vụ: Đầu tư phát triển dịch vụ là hoạt ñộng ñầu
tư phát triển nhằm xây dựng các công trình dịch vụ (thương mại, khách sạn-du lịch,
dịch vụ khác…). Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ñầu tư dịch vụ là xu thế
phát triển nhằm gia tăng tỷ trọng giá trị dịch vụ trong GDP ở Việt Nam trong quá

trình công nghiệp hóa, hiện ñại hóa.
1.1.3.4. Theo tính chất ñầu tư
 Đầu tư theo chiều rộng (ñầu tư mới): Đầu tư mới là hoạt ñộng ñầu tư
xây dựng cơ bản, nhằm hình thành các công trình mới. Trong ñầu tư mới, cùng với
việc hình thành các công trình mới, ñòi hỏi có bộ máy quản lý mới. Đầu tư mới có ý
nghĩa quyết ñịnh trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đầu tư mới ñòi hỏi
nhiều vốn, trình ñộ công nghệ và quản lý mới.


5

 Đầu tư chiều sâu: Đầu tư chiều sâu là hoạt ñộng ñầu tư xây dựng cơ
bản nhằm cải tạo, mở rộng, nâng cấp, hiện ñại hóa, ñồng bộ hóa dây chuyền sản
xuất, dịch vụ trên cơ sở các công trình ñã có sẵn; tiến hành việc cải tạo, mở rộng và
nâng cấp các công trình có sẵn, với bộ máy quản lý ñã hình thành từ trước khi ñầu tư.
Đầu tư chiều sâu là hình thức ñầu tư ưu tiên ñối với các nước ñang phát triển trong
ñiều kiện còn thiếu vốn, công nghệ và quản lý và cần ñược xem xét trước khi có quy
ñịnh ñầu tư mới.
 Tận dụng năng lực sản xuất - dịch vụ: Trước khi quyết ñịnh ñầu tư, dù
là ñầu tư mới hay ñầu tư chiều sâu, cần ñánh giá ñúng năng lực sản xuất - dịch vụ
hiện có. Nếu năng lực sản xuất - dịch vụ của một ngành, sản phẩm kinh tế - kỹ thuật
chưa ñược tận dụng, trên quan ñiểm tiết kiệm và hiệu quả, cần huy ñộng các giải
pháp ñể sử dụng 100% công suất thiết kế của năng lực sản xuất ñã có.
1.2. CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
Trong tổng thu nhập của mỗi nước, sau khi trừ ñi phần tiêu dùng, còn lại là
phần ñể bù ñắp và tích lũy. Quỹ bù ñắp và quỹ tích lũy chính là nguồn gốc hình
thành vốn ñầu tư, trong ñó quỹ tích lũy là bộ phận quan trọng nhất. Quỹ tích lũy ñược
hình thành từ các khoản tiết kiệm. Nền kinh tế càng phát triển thì tỉ lệ tích luỹ càng
cao.
Đối với các nước ñang phát triển, do thu nhập còn thấp nên quy mô và tỉ lệ tích

lũy ñều thấp, trong khi nhu cầu về vốn ñầu tư rất cao, do ñó rất cần ñến nguồn vốn ñầu
tư từ nước ngoài. Mặt khác, trong xu hướng chu chuyển vốn quốc tế và toàn cầu hoá
kinh tế hiện nay, ngay cả các nước phát triển vẫn cần có sự kết hợp giữa vốn ñầu tư
trong và ngoài nước ñể phát triển kinh tế.
Như vậy, vốn ñầu tư có ñược của mỗi nước hình thành từ tiết kiệm trong
nước và tiết kiệm của nước ngoài. Tiết kiệm trong nước bao gồm tiết kiệm của Nhà
nước, tiết kiệm của doanh nghiệp và tiết kiệm của dân cư là nguồn hình thành vốn ñầu
tư trong nước. Tiết kiệm của nước ngoài hình thành vốn ñầu tư nước ngoài dưới các


6

dạng ñầu tư trực tiếp và gián tiếp.
1.2.1 Nguồn vốn ñầu tư trong nước
Nguồn vốn ñầu tư trong nước hình thành từ tiết kiệm của ngân sách nhà
nước, tiết kiệm của các doanh nghiệp và tiết kiệm của dân cư.
1.2.1.1. Tiết kiệm của ngân sách nhà nước
Là chênh lệch giữa tổng các khoản thu mang tính không hoàn lại (chủ yếu là các
khoản thu thuế) với tổng chi tiêu dùng của ngân sách. Tổng thu ngân sách sau khi chi
cho các khoản chi thường xuyên, còn lại hình thành nguồn vốn ñầu tư phát triển.
Như vậy, vốn ñầu tư của Nhà nước là một phần tiết kiệm của ngân sách ñể
chi cho ñầu tư phát triển. Nguồn vốn này phụ thuộc vào khả năng tập trung thu nhập
quốc dân vào ngân sách và quy mô, cách thức chi tiêu dùng của nhà nước: Sự tăng
giảm tổng số thuế của nhà nước, sự tăng hay giảm chi tiêu thường xuyên của NSNN,
phụ thuộc vào việc bán tài nguyên hay cho thuê tài sản do Chính phủ quản lý. Đây là
nguồn vốn ñầu tư quan trọng, ổn ñịnh và có tính ñịnh hướng cao ñối với các nguồn
vốn ñầu tư
khác.

1.2.1.2. Tiết kiệm của các doanh nghiệp

Là một nguồn hình thành vốn ñầu tư trong nước. Tiết kiệm của các doanh
nghiệp nhà nước cũng như tiết kiệm của các doanh nghiệp tư nhân (gọi chung là tiết
kiệm của công ty) ñược hình thành từ lợi nhuận ñạt ñược trong kinh doanh ñể lại cho
doanh nghiệp ñể ñầu tư (không chia) và quỹ khấu hao tài sản cố ñịnh của công ty.
Tiết kiệm của công ty là một bộ phận quan trọng của vốn ñầu tư nhằm mở rộng
quy mô kinh doanh, ñổi mới trang thiết bị, ñổi mới công nghệ và nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế. Đặc biệt trong những năm
gần ñây bộ phận DN ngoài quốc doanh (DN tư nhân, CT TNHH, CT CP…) có tốc ñộ
tăng trưởng nhanh, khả năng tăng mạnh các khoản tiết kiệm ñể ñầu tư phát triển kinh
doanh.


7

1.2.1.3. Tiết kiệm của dân cư
Là phần tiết kiệm của các hộ gia ñình và các cá nhân, tổ chức ñoàn thể xã hội.
Đây là phần còn lại của thu nhập sau khi ñã ñóng thuế và sử dụng cho mục ñích tiêu
dùng. Mức ñộ tiết kiệm của dân cư phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình ñộ phát triển
của ñất nước ảnh hưởng ñến mức thu nhập bình quân ñầu người, tập quán tiêu
dùng của dân cư, chính sách lãi suất, chính sách thuế và sự ổn ñịnh kinh tế vĩ
mô.

Tiết kiệm của dân cư giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính, do khả
năng chuyển hoá nhanh chóng thành nguồn vốn cho ñầu tư thông qua các hình thức gởi
tiết kiệm, mua chứng khoán, trực tiếp ñầu tư Tiết kiệm dân cư cũng dễ dàng chuyển
thành nguồn vốn ñầu tư của Nhà nước bằng cách mua trái phiếu chính phủ, hoặc
chuyển thành nguồn vốn ñầu tư của doanh nghiệp qua việc mua trái phiếu, cổ phiếu
của các công ty phát hành.
1.2.2 Nguồn vốn ñầu tư nước ngoài
1.2.2.1. Vốn ñầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI)

Là nguồn vốn do các nhà ñầu tư nước ngoài ñưa vào ñể thực hiện các dự án sản
xuất, kinh doanh, góp vốn vào các công ty, xí nghiệp liên doanh hoặc thành lập các
doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài.
Vốn ñầu tư trực tiếp của nước ngoài hình thành
từ tiết kiệm của tư nhân và các công ty nước ngoài ñầu tư vốn vào một nước khác
nhằm khai thác lợi thế so sánh, tận dụng các yếu tố lao ñộng, tài nguyên của ñịa
phương, tiết kiệm chi phí vận chuyển ñể tăng lợi nhuận cho việc ñầu tư.


Đối với các nước ñang phát triển, vốn ñầu tư trực tiếp nước ngoài mang ý nghĩa
quan trọng trong việc tạo nên cú hích ban ñầu cho sự tăng trưởng, tạo công ăn việc
làm, bên cạnh nguồn vốn ngoại tệ, FDI còn mang theo công nghệ, trình ñộ quản lý tiên
tiến và khả năng tiếp cận thị trường thế giới.
1.2.2.2. Vốn ñầu tư gián tiếp nước ngoài
Là những khoản ñầu tư thực hiện thông qua các hoạt ñộng cho vay và viện trợ.
Nguồn vốn có thể là của chính phủ các nước, có thể là của các tổ chức quốc tế. Đầu tư


8

gián tiếp nước ngoài bao gồm: Vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) và Vốn viện
trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO).
 Viện trợ phát triển chính thức (ODA: Official Development Assictance):
Là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức (chính quyền Nhà nước hay ñịa
phương) của một nước hoặc một tổ chức quốc tế viện trợ nhằm thúc ñẩy sự phát triển
kinh tế xã hội của các nước ñang phát triển.
Nguồn viện trợ phát triển chính thức ñược thực hiện trên cơ sở song phương
hoặc ña phương. Trong ñó viện trợ song phương chiếm ñến 80%. Viện trợ ña
phương ñược thực hiện qua các tổ chức Liên hiệp quốc (UNDP, UNICEF…) và các tổ

chức kinh tế tài chính quốc tế (IMF, WB, ADB, OPEC…). Có hai dạng: viện trợ kỹ
thuật thường ñược thực hiện dưới dạng cung cấp chuyên gia; viện trợ vốn là cung cấp
hàng hóa, tiền nhằm thực hiện các mục tiêu khác nhau. Nội dung của ODA
gồm:

- Viện trợ không hoàn lại (thường chiếm 25% tổng vốn ODA);
- Hợp tác kỹ thuật;
- Cho vay ưu ñãi: Bao gồm cho vay không lãi suất và cho vay với lãi suất ưu
ñãi tùy thuộc mục tiêu vay và mức vay, thời hạn trả vốn dài (từ 25- 40 năm) ñể giảm
gánh nặng trả nợ, có thời gian ân hạn ñể nước tiếp nhận có thời gian phát huy hiệu quả
vốn vay, tạo ñiều kiện trả nợ.
 Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO: Non – Government
Organization)
Là các khoản viện trợ không hoàn lại. Trước ñây loại viện trợ này chủ yếu là vật
chất, phục vụ cho mục ñích nhân ñạo như cung cấp thuốc men cho các trung tâm y tế,
chỗ ở và lương thực cho các nạn nhân thiên tai… Hiện nay, loại viện trợ này lại ñược
thực hiện nhiều hơn bằng các chương trình phát triển dài hạn, có sự hỗ trợ của các
chuyên gia như huấn luyện những người làm công tác bảo vệ sức khỏe, thiết lập các
dự án tín dụng, cung cấp nước sạch ở nông thôn…
Nguồn vốn ñầu tư gián tiếp ñược sử dụng có hiệu quả sẽ có tác dụng thúc


9

ñẩy, khuyến khích và tạo ñiều kiện thu hút ñầu tư trực tiếp. Đối với các nước ñang
phát triển, nguồn vốn ñầu tư gián tiếp của nước ngoài là nguồn vốn rất quý giá, cần
phải tận dụng và khai thác có hiệu quả, tạo ñòn bẩy kích thích tăng trưởng kinh tế.
Các nguồn vốn viện trợ chính thức hay không chính thức thường gắn với thái ñộ
chính trị của chính phủ và các tổ chức quốc tế ñối với chính phủ nước tiếp nhận.
Do ñó, khi tiếp nhận nguồn vốn này cần phải tỉnh táo ñể nhận rõ mục ñích tài trợ của

tổ chức, chính phủ nước ngoài. Việt Nam là một ñất nước giàu tài nguyên thiên nhiên,
nhân công trẻ, giá thành rẻ, vị trí ñịa lý thuận lợi… ñây là những ñiểm hấp dẫn ñối với
mọi chính phủ cũng như tổ chức kinh tế quốc tế. Cần phải cẩn trọng tính toán kỹ mức
ñộ nhận tài trợ, mức ñộ phụ thuộc vào kinh tế, chính trị cũng như những chính sách có
liên quan, tính cấp thiết và khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn, khả năng hoàn trả
nợ vay trước khi tiếp nhận nguồn vốn này.
 Vốn ñầu tư gián tiếp nước ngoài
Là những khoản ñầu tư tự do mà người nước ngoài thực hiện thông qua việc mua
cổ phiếu, trái phiếu của nước sở tại và không làm công việc quản lý. Bên cạnh ñó, còn
có việc cấp tín dụng thông qua các ngân hàng thương mà mà các nhà xuất khẩu dành
cho các nhà nhập khẩu. Với hình thức huy ñộng này, người ñi vay chủ ñộng hơn trong
việc sử dụng nguồn vốn. Tuy nhiên, việc trả gốc và lãi, với lãi suất tương ñối cao khi
không tiếp nhận ñược nguồn vốn ở thị trường vốn chính thức, thông qua xuất khẩu ñể
tạo ngoại tệ trả nợ là những vấn ñề cần cân nhắc.

1.3. VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ
1.3.1. Vai trò của vốn ñầu tư ñối với phát triển kinh tế
1.3.1.1. Đầu tư thúc ñẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế
Từ thực tiễn của các nước có mức tăng trưởng cao cho thấy vốn là một nhân tố
ñặc biệt quan trọng, là chìa khoá của sự thành công về tăng trưởng. Nhật Bản và các
nước công nghiệp mới (NIC) ñã ñạt ñược những thành quả vượt bậc về kinh tế nhờ


10

thực hiện tốt chính sách huy ñộng và ñầu tư vốn. Vốn ñã ñóng góp hơn 50% mức tăng
trưởng thu nhập của các nước này trong một thời gian dài.
Mô hình tăng trưởng kinh tế Harrod – Domar ñã chứng minh có sự quan hệ tỷ lệ
thuận giữa tỷ lệ vốn ñầu tư và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (mức tăng GDP) bằng phương
trình kinh tế:

Mức tăng GDP = Mức tăng vốn ñầu tư/ ICOR
Trong ñó: ICOR (Incremental Capital Output Ratio) là hệ số tăng trưởng vốn –
ñầu ra, biểu thị cho hiệu quả sử dụng vốn ñầu tư.
Nếu ICOR không ñổi, mức tăng GDP phụ thuộc mức ñộ vốn ñầu tư. Chỉ tiêu
ICOR của mỗi nướcc phụ thuộc vào nhiều nhân tố như trình ñộ phát triển, cơ chế chính
sách trong nước. Như vậy theo phương trình thì về lâu dài, nều kinh tế cần giữ vững và
tăng tăng tỷ lệ vốn ñầu tư, không chế ở mức chấp nhận ñược ñối với hệ số ICOR. Vì
tốc ñộ tăng trưởng của nền kinh tế tỷ lệ thuận với mức ñộ tích lũy của nền kinh tế và tỷ
lệ nghịch với ICOR.
Ngoài những tác ñộng ñến tốc ñộ tăng trưởng kinh tế, việc duy trì lâu dài nguồn
cung cấp vốn ñầu tư một cách hiệu quả sẽ góp phần quan trọng ñể ñạt ñược những mục
tiêu phát triển kinh tế. Trong quá trình phát triển kinh tế qua từng giai ñoạn, vốn ñầu
tư góp phần hoàn thiện thể chế thị trường, hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế,
thúc ñẩy cải cách các thể chế kinh tế, hình thành ñồng bộ các loại thị trường trong nền
kinh tế, ñặc biệt là thị trường lao ñộng, du lịch, bất ñộng sản. Sự liên kết giữa các thành
phần kinh tế, công nghệ và năng lực kinh doanh tăng lên, có ñộng lực tạo sự cạnh tranh
nhằm thích ứng bối cảnh kinh tế toàn cầu.
Vai trò của vốn ñối với phát triển kinh tế còn thể hiện qua việc vốn bảo ñảm sự
kết hợp cân ñối giữa tiết kiệm và ñầu tư. Trong tình trạng thừa vốn, nhà nước phải
khuyến khích ñầu tư và kích cầu tiêu dùng ñể tiêu hoá tốt lượng vốn từ tiết kiệm.
Trong trường hợp thiếu vốn, nhà nước phải có chính sách thu hút vốn từ bên ngoài,
kiểm soát và nâng cao hiệu quả hấp thụ vốn của nền kinh tế, ñồng thời phải thực hành


11

tiết kiệm ñể nâng cao tỷ trọng nguồn vốn trong nước. Sự chu chuyển vốn sẽ tạo nên sự
cân bằng vĩ mô giữa tiết kiệm và ñầu tư, góp phần ổn ñịnh và phát triển kinh tế.
1.3.1.2. Đầu tư tác ñộng ñến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Để ñạt ñược mục ñích phát triển kinh tế nhanh và bền vững, cần tạo ra sự

chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp ñặc thù mỗi nước. Kinh nghiệm của các
nước trên thế giới cho thấy con ñường tất yếu ñể tăng trưởng kinh tế nhanh là tăng
cường ñầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở các khu vực công nghiệp và dịch vụ.
Đối với ngành nông, lâm nghiệp, do những hạn chế về ñất ñai và các khả năng sinh học
nên khó ñạt ñược tốc ñộ tăng trưởng cao. Như vậy, chính ñầu tư quyết ñịnh quá trình
dịch chuyển cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm ñạt ñược tốc ñộ tăng trưởng nhanh cho
nền kinh tế.
Với thị trường lao ñộng: Vốn ñầu tư làm chuyển dịch cơ cấu lao ñộng theo
hướng công nghiệp hóa, hiện ñại hóa. Góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
thông qua sử dụng, bồi dưỡng, ñào tạo, ñào tạo lại lực lượng lao ñộng trực tiếp và lao
ñộng quản lý, phát triển nguồn nhân lực tương lai cho nền kinh tế. Ngoài ra, với tác
ñộng thúc ñẩy công nghiệp hóa, hiện ñại hóa, phát triển kinh tế tri thức, góp phần xây
dựng cơ sở vật chất cho nền kinh tế, vốn ñầu tư làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tiếp cận kinh tế tri thức.
Về cơ cấu lãnh thổ, ñầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân ñối về phát
triển giữa các vùng lãnh thổ, ñưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng ñói
nghèo, phát huy tối ña hệ số so sánh tài nguyên, ñịa thế, kinh tế, chính trị… của những
vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn ñạp thúc ñẩy những vùng khác cùng
phát triển.
1.3.1.3. Đầu tư tăng cường khả năng khoa học của ñất nước
Cùng với quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế thì nguồn vốn ñầu tư góp phần
thúc ñẩy áp dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến, thúc ñẩy công nghiệp hóa, hiện ñại
hóa, mở rộng hợp tác, phân công lao ñộng. Đặc biệt với nguồn vốn ñầu tư nước ngoài


12

vào các nước ñang phát triển, thì trình ñộ công nghệ cao hơn, các thiết bị tiên tiến, trình
ñộ quản lý khoa học hiệu quả ñược áp dụng.
1.3.2. Vai trò vốn ñầu tư ñối với phát triển du lịch

1.3.2.1. Du lịch
Theo Luật du lịch Việt Nam: “Du lịch là các hoạt ñộng có liên quan ñến
chuyến ñi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm ñáp ứng nhu
cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoản thời gian nhất ñịnh”.
Nếu xem xét du lịch như là hiện tượng nhân văn, hiện tượng xã hội làm phong
phú thêm nhận thức và cuộc sống con người. Tổ chức Du lịch Thế giới (World
Tourism Organization - WTO) ñã ñưa ra ñịnh nghĩa: “Du lịch bao gồm những hoạt
ñộng của những người ñi ñến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
trong thời hạn không quá một năm liên tục ñể vui chơi, vì công việc hay vì mục ñích
khác không liên quan ñến những hoạt ñộng kiếm tiền ở nơi mà họ ñến”.
Nói chung, du lịch là một khía cạnh của con người do nhu cầu về thể chất và
tinh thần. Sở dĩ có sự khác biệt nhau giữa các ñịnh nghĩa về du lịch vì du lịch tuỳ
thuộc vào hoàn cảnh của từng ñất nước, từng khu vực… Hơn nữa, trình ñộ phát triển
du lịch của mỗi nước khác nhau nên nhận thức về nội dung du lịch cũng không như
nhau.
Ðối với nước ta, ñiều này có ý nghĩa to lớn, chúng ta ñánh giá ñúng tiềm năng
du lịch, từ ñó có giải pháp huy ñộng vốn ñể ñầu tư, khai thác thật sự khoa học,
ñồng bộ và thống nhất nhằm chuyển hoá chúng thành các sản phẩm du lịch ña dạng
và phong phú ñáp ứng ñược nhu cầu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và ñạt hiệu quả kinh
tế xã hội cao.
1.3.2.2. Vai trò của vốn ñầu tư ñối với phát triển du lịch
 Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch
Vốn ñầu tư vào du lịch không chỉ làm ra những sản phẩm cung cấp cho nhu
cầu ñời sống, kinh tế, xã hội mà còn thúc ñẩy xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng


13

như giao thông, hệ thống bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc, ñiện, nước,…
phục vụ cho phát triển du lịch.

Để ñưa du khách ñến với các ñịa ñiểm du lịch, ngoài việc quảng bá trên các
phương tiện thông tin ñại chúng, trước hết cần phải ñầu tư xây dựng hoàn thiện và
ñảm bảo an toàn các cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật như hệ thống giao thông, phương
tiện vận chuyển… Muốn giữ chân du khách phải ñầu tư xây dựng, tôn tạo các khu du
lịch, xây dựng cơ sở lưu trú, hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp ñiện,
nước sạch cho các khu du lịch. Muốn gia tăng nguồn thu từ khách du lịch phải ñầu tư
vốn ñể tạo ra các sản phẩm du lịch ña dạng, phong phú và hấp dẫn… Sự tăng trưởng
của ngành du lịch cũng có quan hệ chặt chẽ với mức ñộ gia tăng vốn ñầu tư và tính
hiệu quả trong việc sử dụng vốn ñầu tư ñể phát triển cơ sở hạ tầng du lịch.
 Khai thác tốt tiềm năng, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo vệ cảnh
quan môi trường, phát triển kinh tế du lịch bền vững.
Vốn ñầu tư vào du lịch sẽ khai thác tốt tiềm năng du lịch, thúc ñẩy ngành du
lịch phát triển, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, trong ñó nâng dần
tỷ trọng của các ngành dịch vụ trong thu nhập quốc dân và giảm dần tỷ trọng của các
ngành nông lâm nghiệp. Việc xác ñịnh quy mô và ñịnh hướng ñầu tư vốn phù hợp sẽ
tạo ñiều kiện cho kinh tế du lịch phát triển bền vững, khai thác tốt các tiềm năng
và bảo vệ cảnh quan môi trường.
 Gia tăng GNP cho nền kinh tế
Vốn ñầu tư vào du lịch sẽ giúp ngành du lịch phát triển, từ ñó tiếp tục ñóng
góp một cách bền vững và mạnh mẽ ñối với sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu và ñịa
phương, tạo ra việc làm và thúc ñẩy giao lưu thương mại, ñem lại nhiều lợi ích cho
các nước ñang phát triển và các khu vực nghèo tại tất cả các quốc gia.
Sự ñi lại của khách du lịch trên toàn toàn cầu với mục ñích kinh doanh và
giải trí ñã trở thành một nhân tố quan trọng trong sự phát triển hài hòa của xã hội hiện
tại. Quyền ñi du lịch, nhằm giao lưu, khám phá, kinh doanh thương mại và trải


14

nghiệm là một nhân tố gắn kết quan trọng ñóng góp ñáng kể trong việc gia tăng

GNP cho nền kinh tế nơi khách ñến ñầu tư kinh doanh, tham quan.

1.4. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO DU LỊCH
1.4.1. Ổn ñịnh về chính trị - xã hội
Sự ổn ñịnh về kinh tế, chính trị - xã hội và hệ thống pháp lý là nhân tố cơ bản,
ñầu tiên ñược nhà ñầu tư xem xét trước khi quyết ñịnh ñầu tư. Không chỉ ở lĩnh vực
dịch vụ, mà mọi lĩnh vực kinh doanh trong nền kinh tế, thì ñây là ñiều kiện tiên quyết
nhằm giảm thiểu những rủi ro của vốn ñầu tư vượt khỏi sự kiểm soát của chủ ñầu tư.
Những bất ổn kinh tế - chính trị làm dòng vốn ñầu tư bị chững lại, thu hẹp, ñồng thời
dòng vốn ñầu tư trong nước chảy ngược ra ngoài, tìm ñến ñịa ñiểm an toàn hấp dẫn
hơn.
Hệ thống pháp luật ñầu tư ở ñịa phương phải ñảm bảo sự an toàn về vốn và cuộc
sống cá nhân cho nhà ñầu tư khi hoạt ñộng ñầu tư của họ không làm phương hại ñến an
ninh quốc gia, ñảm bảo pháp lý ñối với tài sản tư nhân và môi trường cạnh tranh lành
mạnh, ñảm bảo việc di chuyển nguồn vốn, lợi nhuận của nhà ñầu tư. Nội dung hệ thống
pháp luật càng ñồng bộ, chặt chẽ, tiên tiến, cởi mở, phù hợp với luật pháp và thông lệ
quốc tế thì khả năng hấp dẫn vốn ñầu tư càng cao.
1.4.2. Tài nguyên – môi trường du lịch
Sự phát triển ngành du lịch gắn liền với việc khai thác và sử dụng các nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Do ñó, tài nguyên thiên nhiên như núi, rừng, biển, ñảo, sông ngòi,
ghềnh thác, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, con người… là những nhân tố quan
trọng ảnh hưởng ñến thu hút ñầu tư vào ngành du lịch. Những ñiều kiện tài nguyên sẽ
giúp cho ñịa phương có lợi thế trong việc phát triển ngành công nghiệp không khói
này, và có ñiều kiện ñể thu hút ñầu tư.
Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên chỉ là một trong những lợi thế trong thu hút
vốn ñầu tư và phát triển du lịch. Nhiều nước không có tài nguyên thiên nhiên hoặc tài

×