Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Những yếu tố tác động đến nghèo ở vùng Gò Công Luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (877.25 KB, 134 trang )



BỘ GIÁO DỤC ĐÀO VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM




HỒ DUY KHẢI








NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
NGHÈO Ở VÙNG GÒ CÔNG








LUẬN VĂN THẠC SĨ









TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010



BỘ GIÁO DỤC ĐÀO VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM




HỒ DUY KHẢI






NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
NGHÈO Ở VÙNG GÒ CÔNG




Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số

: 60.31.05


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư






TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010


LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Hồ Duy Khải, xin cam đoan luận văn “Những yếu tố tác động
đến nghèo ở vùng Gò Công” là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông
tin và số liệu được thực hiện trong luận văn là trung thực, kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình
nào khác.






















LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các Quý Thầy Cô giảng viên Trường Đại học
Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi
trong suốt thời gian học tại trường.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư đã
tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, các
cơ quan chức năng đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.






















MỤC LỤC


Trang
TÓM TẮT 1
LỜI MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4. Phương pháp nghiên cứu 5
5. Ý nghóa của đề tài nghiên cứu 5
6. Kết cấu đề tài nghiên cứu 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7
1.1. Các quan niệm về nghèo 7
1.2. Các phương pháp xác đònh đối tượng nghèo 11
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo 17

1.3.1. Nghề nghiệp và tình trạng việc làm 17
1.3.2. Trình độ học vấn 18
1.3.3. Giới tính của chủ hộ 18
1.3.4. Quy mô hộ và số người sống phụ thuộc 18
1.3.5. Quy mô diện tích đất của hộ gia đình 18
1.3.6. Quy mô vốn vay từ đònh chế chính thức 18
1.3.7. Khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng 19
1.3.8. Lao động di cư 19
1.4. Các mô hình nghiên cứu nghèo 20
1.4.1 Mô hình Gillis – Perkins – Roemer 20


1.4.2 Mô hình hồi qui Binary Logistic phân tích những yếu tố tác động
đến khả năng nghèo của hộ gia đình. 21
1.4.3. Mô hình hồi qui đa biến phân tích những yếu tố tác động đến khả
năng nghèo của hộ gia đình nông thôn. 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHÈO CỦA VÙNG GÒ CÔNG 26
2.1. Sơ nét về vùng Gò Công 26
2.2. Tình hình nghèo của tỉnh Tiền Giang 29
2.3. Tình hình nghèo của vùng Gò Công 31
2.4. Phương pháp xác đònh đối tượng nghèo của vùng Gò Công 33
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 36
3.1. Thiết kế nghiên cứu tại vùng Gò Công 36
3.1.1. Qui trình thiết kế nghiên cứu 36
3.1.2. Phương pháp lấy mẫu và khảo sát 36
3.1.3. Kết quả khảo sát 37
3.2. Phân tích đặc điểm người nghèo ở vùng Gò Công 40
3.2.1. Tình trạng nghèo phân theo khu vực 40
3.2.2. Tình trạng nghèo phân theo giới tính của hộ 41
3.2.3. Tình trạng nghèo phân theo qui mô của hộ 42

3.2.4. Tình trạng nghèo phân theo trình độ học vấn của chủ hộ 43
3.2.5. Tình trạng nghèo phân theo nghề nghiệp của chủ hộ 46
3.2.6. Tình trạng nghèo phân theo tỷ lệ người phụ thuộc trong hộ. 48
3.2.7. Tình trạng nghèo phân theo diện tích đất dùng cho sản xuất kinh
doanh của hộ. 49
3.2.8. Tình trạng nghèo phân theo khả năng tiếp cận tín dụng của hộ. 51
3.2.9. Tình trạng nghèo theo số lượng và trình độ của những lao động
trong hộ di cư. 54


3.2.10. Một số đặc điểm khác của người nghèo ở vùng Gò Công. 59
3.3. Mô hình kinh tế lượng nghiên cứu nghèo ở vùng Gò Công 66
3.4. Kết quả mô hình kinh tế lượng 69
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ GIẢM NGHÈO Ở VÙNG GÒ
CÔNG 76
4.1. Gợi ý các giải pháp tác động đến các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo của
vùng Gò Công. 76
4.1.1. Quan điểm đề xuất giải pháp 76
4.1.2. Nghề nghiệp 76
4.1.3. Số người di cư của hộ 79
4.1.4. Qui mô hộ 80
4.1.5. Diện tích đất nông nghiệp của hộ 81
4.1.6. Giáo dục 83
4.2. Một số kiến nghò cấp tỉnh và cấp trung ương 84
4.2.1. Kiến nghò cấp tỉnh 84
4.2.2. Kiến nghò cấp trung ương 85
4.3. Những hạn chế của đề tài 85
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 91











DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ADB Ngân hàng phát triển châu
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
GDP Tổng sản lượng quốc nội (Gross Domestic Product)
GSO Tổng cục Thống kê Việt Nam
Ha Héc ta
ILO Tổ chức lao động quốc tế
KCN Khu công nghiệp
KTXH Kinh tế xã hội
Ln Logarit cơ số e
LĐTBXH Lao động Thương binh và Xã hội
MOLISA Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
ĐTMSHGĐ Điều tra mức sống hộ gia đình của Việt Nam
PPA Đánh giá đói nghèo có sự tham gia của người dân
(Participatory Poverty Assessment)
UBND Ủy ban nhân dân
USD Đồng đô la Mỹ
VLSS Khảo sát mức sống dân cư của Việt Nam (Viet Nam Living

Standard Survey)
WB Ngân hàng thế giới (World Bank)















DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU


Trang

Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế của từng đòa phương ở vùng Gò Công 27
Bảng 2.2: Năng suất lúa vụ đông xuân phân theo huyện 28
Bảng 3.1: Phân bố mẫu khảo sát thu được trên đòa bàn vùng Gò Công 37
Bảng 3.2: Phân tích chi tiêu bình quân đầu người ở vùng Gò Công 37
Bảng 3.3: Thông tin cơ bản của chủ hộ theo nhóm chi tiêu 39
Bảng 3.4: Nhóm chi tiêu theo vùng đònh cư 40
Bảng 3.5. Giới tính của chủ hộ phân theo nhóm chi tiêu 41
Bảng 3.6: Quy mô hộ gia đình chia theo nhóm chi tiêu bình quân 42

Bảng 3.7: Trình độ học vấn trung bình của chủ hộ 43
Bảng 3.8: Trình độ học vấn của chủ hộ phân theo cấp học và tình
trạng nghèo 45
Bảng 3.9: Lónh vực làm việc chính của chủ hộ phân theo nhóm chi
tiêu 46
Bảng 3.10: Nghề nghiệp của chủ hộ phân theo nhóm chi tiêu 47
Bảng 3.11: Quy mô hộ và tỷ lệ người phụ thuộc trung bình phân theo
nhóm chi tiêu 48
Bảng 3.12: Diện tích đất nông nghiệp theo nhóm chi tiêu 50
Bảng 3.13: Vốn vay của hộ theo nhóm chi tiêu 52
Bảng 3.14: Nguyên nhân không vay vốn của hộ theo nhóm chi tiêu 53
Bảng 3.15: Số tiền lao động di cư gửi về phân theo nhóm chi tiêu 55
Bảng 3.16: Trình độ và nghề nghiệp của lao động di cư 57
Bảng 3.17: Số tiền gửi về trung bình của lao động di cư theo trình độ 58
Bảng 3.18: Tình trạng sở hữu nhà ở theo nhóm chi tiêu (%) 59


Bảng 3.19: Tình trạng nhà ở theo nhóm chi tiêu 60
Bảng 3.20: Nhà vệ sinh phân theo nhóm chi tiêu 61
Bảng 3.21: Nguồn nước chủ yếu được sử dụng phân theo nhóm chi
tiêu 62
Bảng 3.22: Tỷ lệ hộ sử dụng điện theo nhóm chi tiêu 63
Bảng 3.23: Đường giao thông phân theo nhóm chi tiêu 64
Bảng 3.24: Các tiện nghi sinh hoạt phân theo nhóm chi tiêu 65
Bảng 3.25: Bảng mô tả các biến trong mô hình 67
Bảng 3.26: Ước lượng tham số của mô hình hồi qui Binary Logistic sau
khi đã loại bỏ các biến không có ý nghóa thống kê 69
Bảng 3.27: Hệ số tương quan cặp giữa các biến trong mô hình 70
Bảng 3.28: Kiểm đònh khả năng dự đoán của mô hình 71
Bảng 3.29: Mô hình hồi qui Binary Logistic về nghèo ở vùng Gò Công 72

Bảng 3.30: Ước lượng xác suất nghèo theo tác động biên của từng yếu tố 72





















DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Trang
Hình 1.1: Qui trình xét duyệt hộ nghèo của Gò Công 33
Hình 3.1: Qui trình thiết kế nghiên cứu
3
6
Hình 3.2: Phân phối chi tiêu bình quân đầu người theo tần suất

3
8
























1
TÓM TẮT



Nghèo là vấn đề mà hầu hết các đòa phương đều gặp phải trong quá trình
phát triển. Ở cấp quốc gia, cũng như cấp đòa phương cũng đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu về nghèo và có rất nhiều giải pháp được đưa ra để việc giảm
nghèo đạt hiệu quả. Tuy nhiên, cho đến nay việc nghiên cứu nghèo thường dừng
lại ở qui mô cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, những nghiên cứu cấp đòa phương nhỏ
như quận, huyện… vẫn còn rất ít. Do đó cần nhiều nghiên cứu cấp nhỏ hơn để có
những giải pháp giảm nghèo phù hợp với đặc điểm riêng của từng đòa phương.
Gò Công là vùng đất nhỏ gồm 3 đòa phương: huyện Gò Công Đông, Gò Công
Tây và TX. Gò Công. Nếu như TX. Gò Công là trung tâm kinh tế lớn thứ hai của
tỉnh Tiền Giang thì Gò Công Đông và Gò Công Tây là 2 huyện thuộc loại nghèo
nhất của tỉnh. Với mong muốn giúp cho việc giảm nghèo của vùng Gò Công đạt
hiệu quả, cải thiện cuộc sống của các hộ nghèo, tác giả đã chọn đề tài “Những
yếu tố tác động đến nghèo ở vùng Gò Công”.
Trước đây các nghiên cứu về nghèo của vùng Gò Công thường nằm trong
các chương trình chống nghèo của tỉnh Tiền Giang mà chưa có nghiên cứu riêng
cho vùng Gò Công. Đây là nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê
để phân tích tình hình nghèo của vùng Gò Công và mô hình kinh tế lượng để tìm
ra các nhân tố thực sự tác động đến nghèo của vùng. Số liệu trong luận văn là số
liệu có được từ việc khảo sát 152 hộ ở 7 xã của vùng Gò Công. Trong luận văn
tác giả đã sử dụng các phần mềm SPSS 16.5, Excel (2003) để phân tích dữ liệu,
EVIEW 4.0 để chạy mô hình kinh tế lượng.
Kết quả cho thấy tỷ lệ nghèo của vùng vẫn còn rất lớn, các hộ nghèo còn
sống trong điều kiện khá thiếu thốn như thiếu đất, thiếu nước sạch, nhà cửa tạm
bợ, thiếu các tiện nghi sinh hoạt cơ bản… Các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất
nghèo của một hộ bao gồm: trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất nông
2
nghiệp thuộc sở hữu của hộ, số người trong hộ di cư đi làm ăn xa ở những đòa
phương khác, số nhân khẩu trong hộ, nghề nghiệp chính của hộ. Nếu một hộ có
nghề nghiệp chính là nông nghiệp, số nhân khẩu càng cao thì khả năng nghèo
của hộ càng cao. Khi một hộ có diện tích đất nông nghiệp càng lớn, số người di

cư càng cao, trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì khả năng nghèo của hộ sẽ
càng thấp. Các yếu tố tác động mạnh đến khả năng nghèo của một hộ lần lượt
là: nghề nghiệp chính của hộ, số lao động di cư của hộ, số thành viên trong hộä.
Các yếu tố tác động yếu đến khả năng nghèo của hộ lần lượt là: trình độ học
vấn của chủ hộ, diện tích đất nông nghiệp thuộc sở hữu của hộ. Từ kết quả tìm
được, tác giả đã gợi ý cho các nhà hoạch đònh chính sách có thẩm quyền nên tập
trung vào các yếu tố trên để công tác giảm nghèo của đòa phương đạt hiệu quả
cao hơn.





















3

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm vừa qua, một trong những thành tựu nổi bật của Việt
Nam trong quá phát triển là thành quả về giảm nghèo. Thậm chí Việt Nam được
xem là một câu chuyện thành công về xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên vấn đề
bất bình đẳng trong thu nhập vẫn xảy ra và những số liệu về thành công trong
công tác giảm nghèo của Việt Nam chỉ mang tính tương đối. Giải quyết nghèo
vẫn là vấn đề quan tâm hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của
nước ta. Với tình hình lạm phát như hiện nay, giá cả lương thực, thực phẩm liên
tục leo thang, cộng với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu càng
khiến cho việc giảm nghèo của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Muốn công
cuộc giảm nghèo đạt hiệu quả, các nhà làm chính sách cần phải tìm ra các nhân
tố kinh tế xã hội chủ yếu dẫn đến tình trạng nghèo của từng vùng, từng đòa
phương. Từ đó chúng ta mới có được những giải pháp tác động phù hợp để giải
quyết tình trạng nghèo có hiệu quả.
Gò Công là một là vùng kinh tế lớn phía Đông của tỉnh Tiền Giang bao
gồm huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây và Thò xã Gò Công. Cùng với
sựï phát triển mạnh mẽ của đất nước cũng như của tỉnh Tiền Giang, Gò Công đã
có nhiều thành tựu về phát triển kinh tế và trở thành trung tâm kinh tế quan
trọng của Tiền Giang. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, việc thực hiện công
bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái cũng đang được đòa phương
chú trọng để hướng đến mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững. Trong đó,
công tác giảm nghèo luôn được đặc biệt quan tâm hàng đầu trong quá trình phát
triển xã hội và công tác này đã đạt một số thành quả rất đáng kể.
Tuy nhiên
công tác giảm nghèo của đòa phương trong giai đoạn hiện nay vẫn còn khá nhiều
khó khăn, thách thức và vùng Gò Công vẫn là vùng có số hộ nghèo thuộc loại
4
cao nhất của tỉnh Tiền Giang, chứng tỏ các giải pháp giảm nghèo của vùng Gò

Công hiện nay có thể chưa thực sự phù hợp. Những nghiên cứu về nghèo trước
đây ở vùng Gò Công nằm trong các chương trình nghiên cứu nghèo của tỉnh mà
chưa có một nghiên cứu đònh lượng riêng ở vùng Gò Công. Do đó, vùng Gò
Công cần một nghiên cứu để tìm ra những yếu tố thực sự tác động đến nghèo
của đòa phương để các nhà làm chính sách có thẩm quyền thiết kế các chương
trình giảm nghèo hiệu quả.
Với những lý do trên tác giả đã chọn đề tài: “Những yếu tố tác động đến
nghèo ở vùng Gò Công” với hy vọng có thể tìm ra các nhân tố thực sự tác động
đến nghèo của vùng, từ đó kiến nghò một số giải pháp tác động để giúp cho việc
giảm nghèo của đòa phương được hiệu quả.
2. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu:
Nội dung của luận văn tập trung giải quyết các câu hỏi sau:
– Các yếu tố nào thực sự ảnh hưởng đến xác suất một hộ gia đình ở vùng
Gò Công rơi vào tình trạng nghèo và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đó như
thế nào?
– Những giải pháp nào để giảm nghèo ở vùng Gò Công?
Mục tiêu nghiên cứu:
Trước đây, những nghiên cứu về nghèo ở vùng Gò Công nói riêng và tỉnh
Tiền Giang nói chung chỉ xác đònh các nguyên nhân của nghèo mang tính đònh
tính. Do không thể lượng hóa tác động của từng yếu tố lên khả năng nghèo nên
hầu hết các nghiên cứu trước không chỉ ra rõ tác động riêng của từng yếu tố lên
khả năng nghèo của các hộ dân cư sống trên đòa bàn, dẫn đến các giải pháp thực
hiện để giảm nghèo có thể chưa thực sự phù hợp. Vì vậy mục tiêu của đề tài là:
5
– Xác đònh các yếu tố chính ảnh hưởng đến xác suất một hộ gia đình ở vùng
Gò Công rơi vào tình trạng nghèo. Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố này đối
với xác suất nghèo của một hộ.
– Gợi ý các giải pháp tác động đến các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo để
giúp công tác giảm nghèo trên đòa bàn đạt hiệu quả cao hơn nhằm đạt được mục

tiêu tăng trưởng kinh tế kết hợp với công bằng và tiến bộ xã hội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là các hộ dân cư thuộc vùng Gò Công.

Phạm vi nghiên cứu: Một số xã ở vùng Gò Công, chủ yếu là ở huyện Gò
Công Đông và Gò Công Tây, hai huyện nằm trong số các huyện nghèo nhất của
tỉnh Tiền Giang. Ở huyện Gò Công Đông chọn 4 xã là Bình Nghò, Kiểng Phước,
Bình Đông, Bình Xuân. Huyện Gò Công Tây chọn 3 xã là Thành Công, Yên
Luông, Thạnh Trò.
Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trong năm 2009.
4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phương pháp so sánh.
– Phương pháp điều tra xã hội học.
– Phương pháp đònh lượng: Xây dựng mô hình kinh tế lượng phù hợp để
xác đònh mối quan hệ giữa chi tiêu với các yếu tố còn lại.
5. Ý nghóa của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sẽ giúp nắm được tình hình nghèo ở đòa phương, giúp
các nhà làm chính sách biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo ở đòa
phương và có cơ sở để đưa ra các chính sách, chương trình giảm nghèo hiệu quả.
Bên cạnh đó, các nhà quản lý cũng có thể dự báo xu hướng nghèo của đòa
phương và có kế hoạch sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng
kinh tế kết hợp với giảm nghèo nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững.
6
6. Kết cấu đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, đề tài nghiêu cứu bao gồm 4 chương.
Chương 1: trình bày cơ sở các lý thuyết về nghèo. Các khái niệm về
nghèo, các phương pháp xác đònh đối tượng nghèo, các yếu tố ảnh hưởng đến
nghèo, các mô hình nghiên cứu nghèo và mô hình kinh tế được tác giả lựa chọn.
Chương 2: trình bày sơ nét về vùng nghiên cứu, tổng quan về thực trạng
nghèo của Tiền Giang và vùng Gò Công, những thành quả và những mặt còn

hạn chế trong công tác giảm nghèo của vùng Gò Công.
Chương 3: trình bày thiết kế nghiên cứu và phân tích nguồn dữ liệu
nghiên cứu bao gồm: phương pháp lấy mẫu và khảo sát để có được nguồn dữ
liệu, nêu kết quả phân tích thống kê các nhân tố kinh tế xã hội liên quan đến
nghèo của vùng Gò Công, kết quả của mô hình kinh tế lượng được áp dụng để
phân tích nghèo của vùng Gò Công.
Chương 4: trình bày các giải pháp được đề xuất để giảm nghèo cho vùng
Gò Công dựa vào các yếu tố thực sự ảnh hưởng được tìm ra từ kết quả của mô
hình kinh tế lượng. Đồng thời nêu lên một số hạn chế mà đề tài chưa giải quyết
được.









7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Các quan niệm về nghèo
– Khái niệm nghèo của thế giới:
Theo Abapia Sen người đoạt giải Noben về kinh tế năm 1998 – chuyên gia
hàng đầu của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho rằng “nghèo đói là sự thiếu cơ
hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng”.
Theo nhà kinh tế học người Mỹ Galbraith “con người bò coi là nghèo khổ khi
mà thu nhập của họ, ngay dù khi thích đáng để họ tồn tại, rơi xuống rõ rệt dưới
mức thu nhập của cộng đồng. Khi đó, họ không thể có những gì mà đa số trong
cộng đồng coi như là cái cần thiết tối thiểu để sống một cách đúng mức”.

Trong bản báo cáo của UNDP năm 1998 có nhan đề “Khắc phục sự nghèo
đói của con người” đã đưa ra những đònh nghóa về nghèo như sau:
• Sự nghèo khổ của con người: thiếu những quyền cơ bản của con người
như biết đọc, biết viết, được tham gia vào các quyết đònh của cộng đồng và được
nuôi dưỡng tạm đủ.
• Sự nghèo khổ tiền tệ: thiếu thu nhập thiết yếu và khả năng chi tiêu tối
thiểu.
• Sự nghèo khổ cực độ: nghèo khổ, khốn cùng tức là không có khả năng
thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu
• Sự nghèo khổ chung: mức độ nghèo được xác đònh là sự thiếu khả
năng thỏa mãn những nhu cầu lương thực và phi lương thực thiết yếu, các nhu
cầu này có sự khác nhau ở các nước.
Tại hội nghò thượng đỉnh thế giới và phát triển xã hội tổ chức tại
Copenhagen, Đan Mạch năm 1995 cũng đã đưa ra khái niệm về nghèo cụ thể
hơn:”người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 USD/ngày cho
mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”
8
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đònh nghóa một người nghèo khi thu nhập hằng
năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân đầu người một năm.
WB đònh nghóa về nghèo là tình trạng “không có khả năng có mức sống tối
thiểu” (WB, 1990), để phân biệt với bất bình đẳng, là khái niệm về so sánh mức
sống giữa các thành viên của xã hội. Đến năm 2000/2001, WB đã bổ sung và
đònh nghóa về nghèo được đưa ra cụ thể và chi tiết hơn:”xét về mặt phúc lợi,
nghèo có nghóa là khốn cùng. Nghèo có nghóa là đói, không có nhà cửa, quần
áo, ốm đau không ai chăm sóc, mù chữ và không được đến trường. Nhưng đối
với người nghèo, sống trong cảnh bần hàn còn mang nhiều ý nghóa hơn thế.
Người nghèo đặc biệt dễ tổn thương trước những sự kiện bất thường nằm ngoài
khả năng kiểm soát của họ. Họ thường bò các thể chế của nhà nước và xã hội đối
xử tàn tệ, bò gạt ra bên lề xã hội nên không có tiếng nói và quyền lực trong các
thể chế đó.”

Tại hội nghò về chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu –
Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok – Thái Lan vào tháng 9/1993,
đã đưa ra đònh nghóa về nghèo: nghèo bao gồm nghèo tuyệt đối và nghèo tương
đối.
Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một người hoặc một hộ gia đình không được
hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của cuộc sống (ăn, mặc, ở, được chăm
sóc sức khỏe, được giáo dục cơ bản và được hưởng các dòch vụ cần thiết khác)
mà những nhu cầu đó đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh
tế – xã hội của mỗi nước.
Cụ thể hơn WB đã xem thu nhập 1 USD/ngày/người theo sức mua tương
đương của đòa phương để thỏa mãn nhu cầu sống cơ bản như là chuẩn tổng quát
cho nạn nghèo thế giới. Mức này được WB tính toán dựa trên nhu cầu calo (năng
lượng) tối thiểu được dùng cho mỗi người mỗi ngày. Mức tối thiểu mà WB sử
9
dụng là 2100 kcalo/người/ngày, với rổ lương thực thực phẩm hơn 40 sản phẩm.
Đầu năm 2008, WB đã nâng mức chuẩn nghèo này lên là 2 USD/ngày/người để
phù hợp với tình hình kinh tế của thế giới. Tuy nhiên cũng tùy theo từng vùng,
từng đòa phương mà chuẩn nghèo này có thể thay đổi cho phù hợp.
Nghèo tương đối: là tình trạng mà một người hoặc một hộ gia đình thuộc về
nhóm người có thu nhập thấp trong xã hội theo những đòa điểm cụ thể và thời
gian nhất đònh. Vì trong bất kỳ xã hội nào cũng tồn tại nhóm người có thu nhập
thấp hơn các nhóm người còn lại nên nghèo tương đối luôn hiện diện bất kể trình
độ phát triển kinh tế nào.
– Khái niệm nghèo của Việt Nam:
Ở Việt Nam nghèo đói được tách ra làm 2 khái niệm: nghèo và đói.
• Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thỏa mãn một
phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn
mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện
• Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối
thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống.

Đó là các hộ dân cư hằng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1 đến 3 tháng, thường vay
mượn cộng đồng và thiếu khả năng chi trả. Giá trò đồ dùng trong nhà không
đáng kể, nhà ở dột nát, con thất học, bình quân thu nhập dưới 13 kg
gạo/người/tháng.
Theo Tổng cục thống kê: Một hộ gia đình là được xem là hộ gia đình nghèo
khi mức thu nhập của họ dưới chuẩn nghèo. Chuẩn nghèo được xác đònh bằng
mức thu nhập tính theo thời gian vừa đủ để mua một lượng (rổ) hàng lương thực,
thực phẩm thiết yếu đảm bảo khẩu phần thức ăn duy trì với năng lượng tiêu
dùng (2100 kcalo/người/ngày). Lượng lương thực thiết yếu này bao gồm 12
nhóm mặt hàng. Tổng cục thống kê dùng phương pháp điều tra phỏng vấn trực
10
tiếp, thu thập số liệu chi tiêu cho đời sống của hộ gia đình trong các cuộc điều
tra mức sống dân cư để đưa ra chuẩn nghèo. Tuy nhiên chuẩn nghèo này có sự
khác nhau của tùy theo khu vực và từng đòa phương.

Theo Bộ LĐTBXH: Một hộ được xem là nghèo khi thu nhập dưới mức chuẩn
nghèo qui đònh. Chuẩn nghèo được xác đònh dựa vào nhu cầu dinh dưỡng (tổng
chi phí cho một rổ hàng tiêu dùng thực phẩm và phi thực phẩm cung cấp 2100
kcalo/ngày/người, tức nhu cầu ăn hàng ngày và nhu cầu chi tiêu phi lương thực
thực phẩm). Thông qua phương pháp tự kê khai của người dân, phỏng vấn, thảo
luận của đòa phương để tìm hiểu xem thu nhập của một hộ gia đình. Từ đó Bộ
LĐTBXH tính toán và đưa ra chuẩn nghèo dựa vào mức dinh dưỡng tối thiểu. Bộ
LĐTBXH đã đưa ra mức chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006–2010: Khu
vực nông thôn, một hộ được xem là hộ nghèo khi mức thu nhập bình quân từ
200.000 đồng/người/tháng; ở khu vực thành thò là 260.000 đồng/người/tháng
1
.
– Quan điểm nghèo của Tỉnh Tiền Giang và vùng Gò Công
Vùng Gò Công nói riêng và Tiền Giang nói chung sử dụng đònh nghóa của
Bộ LĐTBXH để thực hiện các chính sách về nghèo cho đòa phương mình: “người

nghèo là người có mức thu nhập bình quân dưới 200.000 đồng/người/tháng nếu
sống ở khu vực nông thôn, 260.000 đồng/người/tháng nếu sống ở khu vực thành
thò. Tuy nhiên, chuẩn nghèo hiện tại không còn phù hợp với đòa phương. Lý do
là tỷ lệ lạm phát trong những năm gần đây tăng quá nhanh (năm 2007: 12,63%,
năm 2008: 19,89%) gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân nhất là đối với
người nghèo của vùng. Theo các chuyên gia chuẩn nghèo mới cần sớm được
thông qua mới có thể phù hợp với tình hình hiện tại (chuẩn nghèo mới dự đònh

1
Quyết đònh số 170/2005/QĐ–Ttg ngày 08/07/2005 của Thủ tướng Chính phủ
11
áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2005: ở khu vực nông thôn là 350.000
đồng/người/tháng, khu vực thành thò: 450.000 đồng/người/tháng)
2

Qua các đònh nghóa trên ta có thể đưa ra đònh nghóa chung về nghèo như
sau: nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được đáp ứng những nhu cầu
tối thiểu như ăn, mặc, ở, vệ sinh, giáo dục, y tế… và không được thỏa mãn những
nhu cầu tối thiểu về tinh thần như không được tham gia vào các quyết đònh của
cộng đồng, xã hội …
Tóm lại: Do có nhiều quan điểm khác nhau nên hiện nay vấn đề nghèo
chưa có khái niệm thống nhất. Khái niệm nghèo tùy thuộc vào tổ chức, cá nhân
nghiên cứu. Các tổ chức khác nhau có các khái niệm nghèo khác nhau. Tuy có
sự khác nhau trong lập luận đònh nghóa về nghèo nhưng nhìn chung hầu hết họ
đều cho rằng nghèo là sự thiếu thốn của một bộ phận dân cư về các vấn đề thu
nhập, việc làm, dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, dễ bò tổn thương trước những
biến động bất lợi, ít có khả năng giải quyết vấn đề và ít nhận được hỗ trợ cũng
như hợp tác của người khác, ít được tham gia vào quá trình ra quyết đònh, không
được người khác tôn trọng, không có quyền phát ngôn và không có quyền lực…
1.2. Các phương pháp xác đònh đối tượng nghèo

Các phương pháp sử dụng nhằm đo mức độ nghèo và xác đònh đối tượng
nghèo ở Việt Nam có thể được phân loại thành những nhóm sau:
– Chi tiêu của hộ
Phương pháp này đã được các chuyên của WB khởi xướng và đã được
nhiều quốc gia sử dụng để xác đònh chuẩn nghèo của quốc gia mình. Ở Việt
Nam, phương pháp này được áp dụng trong các cuộc điều tra mức sống dân cư
(VLSS) do Tổng cục thống kê tiến hành trong các năm 1992/1993, 1997/1998,
2002, 2004, 2006. Phương pháp này dựa vào chi tiêu để đảm bảo các nhu cầu cơ

2
Theo Vneconomy, />doi.htm
12
bản của con người về ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã
hội để đo lường chuẩn nghèo. Phương pháp này bao gồm 2 bước:
Bước thứ nhất: xác đònh giá của một số hàng hóa đặc thù để cung cấp
dinh dưỡng cần thiết đảm bảo đủ 2100 Kcalo/ngày/người theo tiêu chuẩn quốc
tế. Mức tiêu thụ thực tế của nhóm 20% hộ gia đình thứ ba là tương đối gần đònh
mức lương thực tối thiểu đó.
Bước thứ hai: bổ sung thêm các chi phí mặt hàng phi lương thực khác,
được xác đònh bằng mức tiêu thụ của nhóm 20% hộ gia đình thứ ba. Chuẩn
nghèo được xác đònh bằng cách tổng hợp hai kết quả trên. Từ đó xác đònh được
những hộ nghèo là những hộ có chi tiêu đầu người dưới chuẩn nghèo, tỷ lệ
nghèo là số hộ nghèo/tổng số hộ.
Ưu điểm: phương pháp này phản ánh khá chính xác thực trạng cuộc sống,
cơ sở khoa học đáng tin cậy và có độ chính xác cao. Do vậy, đây là phương pháp
được nhiều quốc gia sử dụng và có thể làm cơ sở để so sánh các quốc gia với
nhau.
Nhược điểm: phương pháp này mất nhiều thời gian và chi phí đi điều tra
phỏng vấn trực tiếp để có được bộ dữ liệu đầy đủ về chi tiêu. Phương pháp này
cũng đòi hỏi mẫu điều tra lớn để tránh sai số, đây là một yêu cầu tương đối khó.

– Phương pháp dựa vào thu nhập
Theo phương pháp này, thu nhập được dùng là chỉ tiêu để đo lường nghèo.
Phương pháp này được sử dụng ở một số nước Châu và Châu Mỹ do tương đối
đơn giản. Những người theo phương pháp này cho rằng người nghèo là những
người có thu nhập rất thấp, không đủ để chi cho lương thực, thực phẩm và các
dòch vụ xã hội. Cụ thể, họ đưa ra chuẩn nghèo bằng 1/2 thu nhập bình quân đầu
người. Bộ LĐTBXH cho rằng “theo quan niệm chung của nhiều nước, hộ nghèo
có mức thu nhập dưới 1/3 trung bình của xã hội”
13
Tuy nhiên, việc lấy chuẩn nghèo bằng bằng 1/2 hay 1/3 bình quân thu
nhập đầu người của các hộ gia đình là phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi
nước. Nước phát triển thu nhập cao có thể lấy mức 1/2, nước chậm phát triển có
thể lấy mức 1/3. Do đó, biên độ dao động của chuẩn nghèo thường nằm trong
khoảng từ 1/3 đến 1/2 mức thu nhập bình quân. Việt Nam là nước đang phát
triển nên cũng có thể chọn chuẩn nghèo nằm giữa 1/2 và 1/3 mức thu nhập bình
quân đầu người.
Ưu điểm: Phương pháp này là đơn giản, dễ tính toán, ít tốn kém kinh phí,
có thể sử dụng số liệu có sẵn. Do đó, các đòa phương cũng có thể áp dụng để tự
tính toán chuẩn nghèo riêng cho mình.
Nhược điểm: dễ bò chi phối bởi ý kiến chủ quan của người tính do chuẩn
nghèo có biên độ dao động khá lớn. Hơn nữa, thu nhập của người dân mỗi vùng,
mỗi nước là khác nhau nên cũng khó cho việc so sánh giữa các vùng, quốc gia.
– Vẽ bản đồ nghèo
Phương pháp này kết hợp giữa phỏng vấn sâu của điều tra hộ với phạm vi
rộng của tổng điều tra dân số, được nhóm tác chiến bản đồ nghèo liên bộ sử
dụng để ước lượng các chỉ số nghèo ở các cấp xã, huyện và tỉnh ở Việt Nam,
còn gọi là “phương pháp ước lượng diện tích nhỏ” (Nhóm tác chiến bản đồ liên
bộ, 2003). Trong các cuộc điều tra như ĐTMSHGĐ ngoài thông tin về chi tiêu
của hộ còn có các thông tin khác như quy mô, thành phần của hộ, trình độ học
vấn của các thành viên trong hộ, nghề nghiệp và tài sản của họ… Tổng điều tra

dân số cũng có một số thông tin trên nhưng không có chi tiêu. Phương pháp vẽ
bản đồ nghèo đã sử dụng kết hợp những thông tin trong hai cuộc điều tra nói
trên để mô tả, đo lường và dự báo chi tiêu bình quân. Chi tiêu bình đầu người
được ước lượng bằng hàm hồi quy của các đặc điểm hộ theo số liệu điều tra hộ
gia đình. Sử dụng mức chi tiêu dự báo để xem xét một hộ có nghèo hay không.
14
Do đó, phương pháp vẽ bản đồ nghèo cho phép ta tính được tỷ lệ nghèo ở các
cấp thấp như cấp tỉnh, huyện, xã.
Ưu điểm: Đây được xem là phương pháp đo lường nghèo tốt nhất, cho
phép ta tính được tỷ lệ hộ nghèo ở cấp thấp. Do đó các đòa phương có thể nghiên
cứu áp dụng.
Nhược điểm: Phương pháp này sử dụng số liệu của ĐTMSHGĐ và tổng
điều tra dân số nhưng giữa hai cuộc điều tra này có sự khác nhau. Bên cạnh đó,
phương pháp này sử dụng chi tiêu dự báo để đánh giá nghèo nhưng không thể
ước tính giá trò chi tiêu một cách hoàn hảo, vì chi tiêu dự báo có thể có sai số
nên kết quả đo lường nghèo có thể không hoàn toàn chính xác.
– Phân loại đòa phương
Phương pháp phân loại đòa phương được Bộ LĐTBXH áp dụng. Phương
pháp này dựa vào sự đánh giá của cộng đồng ở đòa phương (thông thường là
thôn) chứ không tuân theo một cách cứng nhắc dựa vào thu nhập. Căn cứ vào sự
đánh giá của cộng đồng, mỗi đòa phương sẽ lên danh sách các hộ nghèo và hộ
đói, những hộ này sẽ được sự hỗ trợ như miễn học phí, cấp thẻ khám chữa
bệnh Danh sách này được cập nhật một hai lần trong một năm. Tuy nhiên,
nhiều hộ không nghèo có thể không tham gia vào hội đồng đánh giá danh sách
nghèo và đói vì họ cho rằng họ ít có khả năng nhận được lợi ích. Khi có quá
nhiều hộ nghèo có thể số kinh phí sẽ không đủ để trợ cấp cho tất cả, lúc này kết
hợp giữa thu nhập của hộ và những đánh giá của các hộ khác để xem xét hộ nào
sẽ nhận các khoản trợ cấp. Phương pháp phân loại đòa phương thường chỉ dùng
đến nếu không có sự nhất trí về việc hộ nào sẽ nhận được sự trợ giúp.
Ưu điểm: phương pháp này là không tuân thủ một cách cứng nhắc một

chuẩn mực. Có sự đánh giá của cộng động đòa phương nên mang tính khách
quan.

×