Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.24 KB, 6 trang )

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Tác giả: TS. Lê Đức Luận - Trường ĐHSP - Đại học Đà Nẵng
Nội dung:
Giáo dục Đại học là bậc học đào tạo nghề nghiệp chuyên sâu, phục vụ yêu
cầu của nền kinh tế tri thức, tạo nguồn lực lao động có tay nghề và trình độ chuyên
môn cao. Chất lượng giáo dục đại học phản ánh chất lượng giáo dục, thể hiện chiến
lược về con người của một quốc gia. Vì vậy, chất lượng giáo dục nói chung và chất
lượng giáo dục đại học nói riêng là vấn đề trăn trở của mỗi quốc gia. Ở nước ta, bộ
Giáo dục & Đào tạo, các vụ, viện, các trường đại học đã tổ chức nhiều cuộc hội
nghị, hội thảo để bàn về chiến lược giáo dục đại học nhằm tìm ra phương hướng
đào tạo ĐH trong thế kỉ XXI. Nước ta đã vào WTO là vào nền kinh tế thị trường,
giáo dục là một loại hình kinh tế đặc biệt thuộc kinh tế trí thức nên chất lượng giáo
dục là thương hiệu, là vấn đề sống còn mỗi trường đại học. Nhưng nâng cao chất
lượng giáo dục đại học không phải là vấn đề đơn giản, lại càng không phải là
chuyện một sớm một chiều. Nó có quá trình, quy trình và cần có chiến lược phát
triển đúng đắn. Vậy, có những yếu tố nào tác động đến chất lượng giáo dục? Có
những vấn đề mà các nhà giáo dục hầu như ai cũng thấy nhưng không muốn giải
quyết hoặc giải quyết không đến nơi đến chốn.
Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục là người thầy. Dân gian
nói “Không thầy đố mày làm nên” vẫn nguyên giá trị. Chất lượng người thầy quyết
định chất lượng giáo dục. Hiện nay, các trường đại học, số lượng giảng viên có học
vị Tiến sĩ (TS.), Thạc sĩ (ThS.) chưa cao, đặc biệt là các trường đại học cấp tỉnh,
cấp khu vực. Đã ít rồi nhưng sự tận dụng đội ngũ này không hợp lí. Hiện nay vẫn
có tình trạng cào bằng trong đánh giá và sử dụng đội ngũ giảng viên đại học. Tiến
sĩ còn trẻ, hệ số lương chưa đủ để thi giảng viên chính (GVC) thì hệ số giảng dạy
không bằng ThS.GVC. TS.GVC hệ số giảng dạy và tiền phụ cấp giảng dạy cũng
bằng ThS.GVC. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn thì có nguy cơ chảy máu chất
xám ngay trong các trường đại học, số giảng viên có trình độ TS. trở lên sẽ không
muốn ở lại trường hoặc làm việc trong trạng thái “chân trong chân ngoài”. Lương
cũng là yếu tố không thu hút người có năng lực. Nhiều sinh viên giỏi các trường
đại học kĩ thuật. kinh tế không muốn ở lại trường làm cán bộ giảng dạy vì lương


thấp hơn nhiều so với ra làm cho các công ty. Lương cũng không được tính theo
bằng cấp và hiệu quả công việc mà vẫn theo kiểu “đến hẹn lại lên”, GVC đều có hệ
số lương như nhau, không phân biệt TS hay ThS. Những yếu tố đó đã không
khuyến khích người thầy học lên, nâng cao trình độ. Hình như tôi có cảm giác rằng
các vị quản lí giáo dục chưa thấy chất lượng người thầy là điểm nóng. Hiện tượng
chào mời, khuyến khích giảng viên có trình độ cao vẫn chỉ là nói theo phong trào,
chưa có chuyện các trường đi “săn lùng” giảng viên như kiểu các công ty đi tìm
sinh viên giỏi, các câu lạc bộ bóng đá đi “mua” cầu thủ giỏi. Vì các công ty, các
đội bóng đá thì sự được mất, hơn thua là do yếu tố con người là quá rõ còn ở các
trường đại học thì là chuyện “trên trời”! Các trường đại học dân lập, tư thục, bán
công có hiện tượng “treo đầu dê, bán thịt chó”. Ban đầu thì quảng cáo mời đội ngũ
giảng viên toàn là TS, GS. Nhưng rốt cục chỉ là mời điểm cho có, còn phần lớn là
cử nhân và ThS giảng dạy bởi nếu mời người có học vị cao thì tốn tiền trả giờ dạy,
e “không lời”! Cần phải có sự liên thông đội ngũ giảng viên giữa các trường, đặc
biệt là các giảng viên có trình độ cao để tăng cường “chất xám” cho đội ngũ giảng
viên của trường. Trung tâm đào tạo Đại học từ xa Huế là một trong những cơ
sở giáo dục đại học (ĐH) đã làm được điều này.
Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến chất lượng là người học, sinh viên (SV). Điều
này liên quan đến nguồn tuyển sinh, chất lượng tuyển sinh, phương thức tuyển
sinh. Tôi đã có dịp nói đến sự bất cập trong tuyển sinh hiện nay trong bài viết
“Nâng cao năng lực đào tạo của các trường sư phạm” tham gia hội thảo tại viện
nghiên cứu chiến lược giáo dục của Đại học sư phạm Hồ Chí Minh và Hội nghị
“Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Trung học phổ thông” tại Khoa văn, Đại
học sư phạm Huế năm 2005. Về phương thức tuyển sinh, những năm trước đây,
ngành xét tuyển được nhân hệ số 2, ấy thế mà vẫn có HS không giỏi môn ngành tự
chọn hơn các ngành khác trong khối thi được tuyển sinh. Ví dụ, khối C, ngành
chọn là sư phạm văn, điểm chuẩn là 23 điểm, học sinh có điểm văn là (4x2 = 8) +
hai môn sử địa (8+7) = 23; trong khi đó học sinh có điểm văn là (6x2 = 12) + hai
môn sử địa (5+5) = 22. Đến mấy năm gần đây lại bỏ chế độ nhân hệ số cho ngành
tuyển sinh thì chất lượng ngành tuyển sinh lại không cao. Trong tương lai, việc áp

dụng một lần thi lấy hai kết quả, kết quả tốt nghiệp PT và tuyển sinh ĐH thì liệu
chất lượng tuyển sinh sẽ ra sao nếu như việc thi cử ở trường PT có kẽ hở cho việc
tiêu cực? Các trường ĐH sinh sau đẻ muộn, chất lượng tuyển sinh sẽ không cao
bởi ít có cơ hội thu hút HS giỏi của các trường PT, thậm chí phải tuyển sinh
nguyện vọng 2, 3 là những đối tượng không mặn mà lắm với trường, thường có
điểm tuyển sinh thấp hơn so với các trường ĐH danh tiếng. Đây là bài toán khó,
không dễ gì giải quyết được. Các trường này cần có chế độ thu hút HS PT giỏi thi
vào trường.
Yếu tố thứ ba ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục là chương trình, giáo trình
giảng dạy. Chúng ta đang mắc chứng “giáo dục toàn diện”, học quá nhiều môn nên
các chuyên ngành, thời lượng học đã bị giảm bớt nhưng khi ra đời, các cơ quan
tuyển dụng lại không tuyển dụng “toàn diện” mà tuyển dụng chuyên ngành! Các
giáo trình ĐH vừa thiếu lại vừa lỗi thời, có giáo trình ra đời những năm 70, sớm nhất
phần lớn là những năm 90 của thế kỉ XX. Chúng ta đang hẫng hụt đội ngũ GS. TS,
những giảng viên có trình độ cao để viết giáo trình. Phần lớn các GS, TS đầu ngành
hiện nay đã về hưu hoặc quá già yếu, nhưng đội ngũ kế cận lại chưa đáp ứng được.
Chế độ trả cho viết giáo trình hiện nay thì không ai muốn viết, quá rẻ mạt, chỉ
90.000đ cho 1 tiết, một giáo trình 3 đvht là 45 tiết chỉ có 4.050.000đ là vừa đủ cho
các khoảng đánh máy, in ấn, bảo vệ Hội đồng. Giáo trình ấy nếu chỉ dạy cho mỗi
một chuyên ngành, mỗi chuyên ngành chỉ một lớp thì công bỏ ra là lớn mà thu về
chẳng đáng bao nhiêu. Chế độ nào để giải quyết cho sự mất cân đối giữa 1 giáo trình
dạy cho nhiều ngành rất nhiều lớp với giáo trình chỉ dạy chuyên ngành nên dạy ít
lớp? Đã thế lại có chế độ ưu đãi cho những giảng viên dạy môn chính trị là môn học
1 giáo trình dạy cho rất nhiều lớp! Người giỏi, chuyên sâu lại cứ phải thiệt thòi!
Yếu tố thứ tư là tính thực hành, thực tế và định hướng nghề nghiệp ảnh hưởng
đến chất lượng giáo dục. Hiện nay có tình trạng thừa thầy thiếu thợ, vừa thiếu nhưng
vừa thừa. Thiếu chất lượng nhưng thừa về số lượng. Tình trạng đào tạo thầy không
gắn với thợ, nghĩa là thiếu tính thực hành, chỉ giỏi về lí thuyết mà áp dụng vào công
việc thì lúng túng. Người học một ngành mà ngay từ đầu đã không chắc gì đã xin
được việc thì học chỉ là để có một tấm bằng đại học mà thôi, học đối phó, học vì

điểm vì bằng chứ không học để ra đời làm việc. Học phải gắn liền với nghề và cơ sở
kinh tế, kinh doanh thì khi ra trường mới có khả năng đáp ứng yêu cầu thực tế. Có
một trường ĐH ở một tỉnh Nam Bộ, mới thành lập sau nhưng đã thu hút nhiều sinh
viên theo học vì đã biết gắn chương trình đào tạo với các cơ sở kinh doanh, sinh viên
có chỗ thực hành vừa được trả lương trong quá trình thực hành, ra trường lại được
cơ sở đó nhận vào làm việc. Chất lượng đào tạo không chỉ phản ánh ở loại bằng gì
mà là các em sử dụng bằng ấy vào nghề như thế nào? Hiện nay có hiện tượng một số
trường cho sinh viên điểm cao để cho các em ra đời dễ xin việc. Đó là một sự ngộ
nhận bởi nếu điểm đó không phản ánh thực chất của quá trình học thì ra đời không
làm được việc, người ta sẽ đánh giá chất lượng đào tạo của trường ấy là “chất lượng
ảo”. Hiện nay cũng rất ít cơ quan nhận người chỉ nhìn vào bằng cấp mà phải qua thử
việc, thi tay nghề. Cho nên các trường cần xác định cho các em động cơ học tập
đúng đắn, học để ra đời làm việc chứ không phải học đối phó, học vì điểm.
Yếu tố thứ năm là phương pháp giảng dạy và hệ thống đánh giá học tập của SV
ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Phương pháp giảng dạy là vấn đề khủng hoảng
hiện nay. Phương pháp giảng dạy ĐH có gì khác với phương pháp giảng dạy PT?
Hiện nay, phần lớn vẫn là cách dạy truyền thống: dạy thuyết trình. Nhiều giảng viên
cứ xào xáo giáo trình của tác giả A với tác giả B, C thành bài giảng của mình rồi lên
đọc, thế thì ai dạy mà chẳng được, chỉ cần đọc giáo trình của tác giả mà giảng viên
đã tổng hợp. Lại có giảng viên đã có giáo trình của mình in ở một nhà xuất bản nào,
thế là nói lại cái điều mình viết và yêu cầu SV học trong ấy là đủ! Nhưng một học
phần ĐH thì không chỉ có một giáo trình mà nhiều giáo trình, nhiều tài liệu tham
khảo. Chính cách dạy này làm cho SV không biết học gì ở nhà, chỉ biết học trên lớp,
học bài giảng của thầy là đủ, ai viết đúng ý thầy thì được điểm cao. Dạy học ĐH là
dạy cách học, cách nghiên cứu cho sinh viên. Thời gian trên lớp là thời gian các
giảng viên nêu các quan điểm, nêu vấn đề, gợi ý những vấn đề nghiên cứu để học
sinh tự học ở nhà, giới thiệu tài liệu tham khảo, hướng dẫn thảo luận. Làm sao để
sinh viên tìm được con đường đến bài giảng như thầy đã làm khi chuẩn bị bài giảng
của mình và có những cái phát hiện khác thầy, đó là sự thành công của phương pháp
dạy ĐH. Cần xây dựng một hệ thống đánh giá học tập để phân loại được sinh viên,

bắt SV phải học tập thật sự tích cực mới hy vọng có điểm cao. Hiện nay vẫn có tình
trạng kiểm tra sự học thuộc, đó là kiểu đánh đố sinh viên và buộc sinh viên phải đối
phó bằng cách sao chép tài liệu, ai chép được thì điểm cao. Đây là cách thi và kiểm
tra của các ông Đồ xưa với kiểu “học vẹt, học gạo” mà thi xong SV chẳng biết gì,
chữ thầy lại trả cho thầy. Học ĐH không còn kiểu học thuộc mà chẳng có đầu óc
nào học thuộc một khối lượng kiến thức lớn như thế mà học để hiểu, để thực hành
và có phương pháp làm việc, phương pháp tư duy đúng. Cần có các hình thức thi đa
dạng, hạn chế thi tự luận mà thi trắc nghiệm, làm các bài tập dưới dạng tiểu luận,
niên luận, trắc nghiệm vấn đáp thay cho hình thức thi viết. Mấy năm vừa qua, Khoa
ngữ văn Đại học sư phạm- ĐHĐN đã làm được những vấn đề đổi mới thi theo kiểu
này.
Yếu tố thứ sáu là cơ sở vật chất ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Cơ sở vật
chất không chỉ là cơ ngơi trường lớp khang trang mà quan trọng là bộ phận cơ sở vật
chất phục vụ cho dạy và học. Thư viện và thiết bị là cơ sở vật chất chuyên môn của
trường ĐH, quan trọng là chất lượng đầu tư sách, thiết bị, hoá chất, máy móc phục
vụ cho việc dạy và học. Nếu thư viện và thiết bị nghèo nàn thì đừng nói đến đổi mới
phương pháp dạy học mới. Đây là khâu yếu của các trường mới thành lập, thiếu
giảng viên có thể mời được nhưng vật chất phục vụ cho việc dạy học không phải
ngay một thời gian ngắn đã làm được. Tình trạng dạy chay của các trường này, cần
phải có sự liên thông thư viện thiết bị giữa các trường, liên thông với thư viện tỉnh,
thư viện các sở ban ngành, thư viện các cá nhân trong và trường để giới thiệu những
quyển sách các nơi đó mà thư viện trường không có. Mỗi giảng viên phụ trách môn
học ít nhất là một thư viện nhỏ về môn mình dạy, nhà trường phải tận dụng tối đa
nguồn lực này để giúp cho thư viện trường và SV khai thác nguồn tài liệu. Đối với
sách thì xem chừng còn có cách giải quyết còn thiết bị chuyên dụng dành cho thực
hành, thí nghiệm thì khó có cách khắc phục.
Yếu tố thứ bảy là đội ngũ những người làm công tác quản lý giáo dục trong
các trường ĐH cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục. Họ là ban giám hiệu,
trưởng phó các phòng ban, khoa của trường, những người quản lý và hoạch định
chiến lược giáo dục của nhà trường. Hiện tượng làm việc theo kiểu “Sớm vác ô đi,

tối vác ô về”, ít năng động, ngại va chạm, không tự nghĩ ra những cái mới, không
nhìn thấy toàn cục nhưng giỏi bắt bẻ tiểu tiết thì sẽ biến nhà trường thành một kiểu
cơ quan hành chính nhà nước. Nhà trường ĐH hiện nay vẫn như một dạng cơ quan
hành chính sự nghiệp thời bao cấp, không ai tự chịu trách nhiệm nên ai cũng thích
làm lãnh đạo. Một số trường tư thục, bán công, dân lập, có chiều hướng thương
mại hoá, đào tạo những ngành có nhiều sinh viên theo học, thời lượng, liên kết với
nước ngoài để thoã mãn thị hiếu sính ngoại của người học nhưng cái ruột lại là nội
bởi phần lớn là những giáo viên cơ hữu của trường tham gia giảng dạy (học phí
ngoại, chương trình ngoại, giáo viên nội là hình thức tăng lợi nhuận). Có thể các
nhà giáo dục chưa thấy tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành chất lượng giáo
dục ĐH hay biết mà cố tình lờ đi vì lý do nào đó nên các tỉnh đua nhau mở trường
ĐH, nó cũng nhanh và dễ như mở nhà máy đường, cần gì vùng nguyên liệu và
khâu tiêu thụ sản phẩm, đã có nhà nước chịu! Với cái quy mô phát triển mạng lưới
các trường ĐH của các tỉnh như hiện nay thì chuyện nâng cao giáo dục ĐH vẫn là
chuyện xa vời.
Vấn đề chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng là vấn
đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi!” những vẫn phải cần nói. Nếu không cải cách sự
quản lý, cách dạy và học trong trường ĐH, chất lượng giáo dục ĐH giảm sút,
không đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của nền kinh tế đất nước thì chúng ta
sẽ mất dẫn chỗ đứng, mất thị trường, mất nghề, thua ngay trên sân nhà khi các
trường ĐH nước ngoài vào đầu tư. Đầu tư giáo dục là đầu tư cho tương lai nên cần

×