Trang 1/95
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
LÊ THỊ TÂM TÂM
MỞ RỘNG CÁC HÌNH THỨC
HỢP TÁC NHÀ NƯỚC - TƯ NHÂN:
TRƯỜNG HỢP QUỸ ðẦU TƯ PHÁT TRIỂN
ðÔ THỊ TP. HỒ CHÍ MINH
GIAI ðOẠN 2011 - 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số: 60.34.05
Người hướng dẫn khoa học
TS. PHẠM THỊ HÀ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2009
Trang 2/95
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TR
ƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
LÊ TH
Ị TÂM TÂM
MỞ RỘNG CÁC HÌNH THỨC
HỢP TÁC NHÀ NƯỚC - TƯ NHÂN:
TRƯỜNG HỢP QUỸ ðẦU TƯ PHÁT TRIỂN
ðÔ THỊ TP. HỒ CHÍ MINH
GIAI ðOẠN 2011 - 2020
LU
ẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2009
Trang 3/95
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến:
• Tiến sĩ Phạm Thị Hà ñã tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành Luận văn này;
• Quý thầy cô Khoa Quản trị Kinh doanh và Khoa Quản lý ðào tạo sau ðại
học ñã tạo ñiều kiện tốt trong học tập, nghiên cứu và truyền ñạt kiến thức
cho tôi;
• Ban Tổng Giám ñốc Quỹ ðầu tư Phát triển ðô thị TP. HCM ñã tạo ñiều
kiện thuận lợi cho tôi thu thập số liệu trong quá trình thực hiện luận văn.
Trân trọng.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2009
Tác giả,
Lê Thị Tâm Tâm
Trang 4/95
LỜI CAM ðOAN
Tôi, LÊ THỊ TÂM TÂM, xin cam ñoan rằng Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với ðề
tài “Mở rộng các hình thức hợp tác Nhà nước - Tư nhân: trường hợp Quỹ ðầu
tư Phát triển ñô thị TP. Hồ Chí Minh giai ñoạn 2011 - 2020” ñược trình bày sau
ñây là kết quả nghiên cứu, học hỏi của bản thân tôi.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam ñoan của mình.
Trân trọng.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2009
Tác giả,
Lê Thị Tâm Tâm
Trang 5/95
Danh mục các từ viết tắt
ADB: Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asia Development Bank).
BBO: Hình thức “Mua - Xây dựng - Kinh doanh” (Buy - Build - Operate).
BDO: Hình thức “Xây dựng - Phát triển - Kinh doanh” (Build - Develop - Operate ).
BLT: Hình thức “Xây dựng - Cho thuê - Chuyển giao” (Build - Lease - Transfer).
BOO: Hình thức “Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh” (Build - Own - Operate).
BOT: Hình thức “Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao” (Build - Operate - Transfer).
BTL: Hình thức “Xây dựng - Chuyển giao - Cho thuê” (Build - Transfer - Lease).
BTO: Hình thức “Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh” (Build - Transfer - Operate).
DCMF: Hình thức “Thiết kế - Xây dựng - Quản lý - Cấp vốn”
(Design - Construct - Manage - Finance).
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước.
FDI: ðầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment).
GDP: Tổng sản phẩm nội ñịa (Gross Domestic Product).
HIFU: Quỹ ðầu tư Phát triển ñô thị thành phố Hồ Chí Minh
(Hochiminh City Investment Fund for Urban Development).
IMF: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund).
KVNN: Khu vực Nhà nước.
KVTN: Khu vực tư nhân.
LDO: Hình thức “Thuê - Phát triển - Vận hành” (Lease - Develop - Operate).
ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance).
PPP: Hợp tác nhà nước – tư nhân (Public Private Partnership).
ROT: Hình thức “Cải tạo - Sở hữu - Chuyển giao” (Rehabilitate - Own - Transfer).
SWOT: ðiểm mạnh (Strength), ðiểm yếu (Weakness), Cơ hội (Opportunity),
Thách thức (Threat).
TP. HCM:
thành phố Hồ Chí Minh.
UBND TP. HCM: Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
VfM: Giá trị ñổi lấy ñồng tiền (Value for Money).
WB: Ngân hàng Thế giới (World Bank).
Trang 6/95
Danh mục Bảng, Biểu
Bảng 1.1:
Các hình thức PPP trong lĩnh vực hạ tầng
Bảng 1.2:
So sánh mua sắm theo cách truyền thống của Chính phủ và theo PPP
Bảng 1.3:
Các thành phần tham gia một dự án PPP
Bảng 1.4:
PPP ở các quốc gia ñang phát triển giai ñoạn 1990 – 2007
Bảng 2.1:
Biểu ñồ tăng trưởng lợi nhuận của HIFU giai ñoạn 1997 - 2008
Bảng 2.2:
Tình hình cho vay theo lĩnh vực của HIFU giai ñoạn 1997 - 2008
Bảng 2.3:
Tình hình ñầu tư vốn của HIFU ñến ngày 31/12/2008
Bảng 3.1:
Biểu ñồ GDP và Vốn ñầu tư (giá thực tế) của khu vực Nhà nước và khu vực
tư nhân cả nước giai ñoạn 2001 – 2008
Bảng 3.2:
Dự báo nhu cầu vốn ñầu tư cho hạ tầng của Việt Nam ñến năm 2020
Bảng 3.3:
Sơ ñồ tóm tắt các mối quan hệ theo mô hình BTL
Bảng 3.4:
Một số nội dung chủ yếu của hình thức BTL
Bảng 3.5:
Sơ ñồ tóm tắt các mối quan hệ theo mô hình BLT
Bảng 3.6:
Một số nội dung chủ yếu của hình thức BLT
Trang 7/95
Danh mục Phụ lục
Phụ lục số 01: Danh mục một số dự án theo các hình thức BOT, BTO, BT, BOO
ở Việt Nam.
Phụ lục số 02: Sơ ñồ tổ chức của HIFU
Phụ lục số 03: Bảng cân ñối kế toán tóm tắt của HIFU tại thời ñiểm 31/12/2008
Phụ lục số 04: Danh sách các cơ sở y tế là khách hàng của HIFU giai ñoạn 1997 -
2008 và Ví dụ minh họa về dự án ñầu tư xây dựng Khu ðiều trị
cận lâm sàng của Bệnh viện Nhân dân 115.
Phụ lục số 05: Danh sách trường học là khách hàng của HIFU giai ñoạn 1997 -
2008 và Ví dụ minh họa về dự án ñầu tư xây dựng Trường ðại
học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
Phụ lục số 06: Tổng Sản phẩm trong nước và Tổng vốn ñầu tư theo giá thực tế
phân theo thành phần kinh tế của cả nước giai ñoạn 2001 - 2008
Phụ lục số 07: Ma trận SWOT của HIFU
Phụ lục số 08: Tóm tắt các tiêu chí lựa chọn ñối tác (ñối với DN ngành xây dựng)
Trang 8/95
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ðẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC NHÀ NƯỚC - TƯ NHÂN
TRONG LĨNH VỰC HẠ TẦNG ….……………………………………………
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN……………………….……………………
1.1.1. Khái niệm Khu vực nhà nước: …………………………………………
1.1.2. Khu vực tư nhân:… ………………………………………………………
1.1.3. Khái niệm kết cấu hạ tầng: ………………………………………………
1.1.4. Hợp tác nhà nước - tư nhân trong lĩnh vực hạ tầng:…… ………………
1.2. CÁC HÌNH THỨC HỢP TÁC NHÀ NƯỚC - TƯ NHÂN TRONG L
ĨNH VỰC
HẠ TẦNG TRÊN THẾ GIỚI ……………………… ……………… ………….
1.3. VAI TRÒ - MỤC TIÊU CỦA HỢP TÁC NHÀ NƯỚC - TƯ NHÂN TRONG
LĨNH VỰC HẠ TẦNG…………………………………………………….…
1.4. THỰC TRẠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ HỢP TÁC NHÀ NƯỚC
- TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC HẠ TẦNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN
THẾ GIỚI ……….……………………………………………………………….
1.4.1. Thực trạng và bài học kinh nghiệm chung: ………………………………
1.4.2. Thực trạng và kinh nghiệm PPP của một số nước:…………………………
1.4.2.1. PPP ở các nước ñang phát triển: ……………………………………….
1.4.2.2. PPP ở Nam Phi: …………………………………
1.4.2.3. PPP ở Ấn ðộ:…………………………………………………………
1.4.2.4. PPP ở Hàn Quốc:……………………………………………………….
1.4.2.5. PPP ở Vương Quốc Anh: ………………………………………………
1.5. THỰC TRẠNG HỢP TÁC NHÀ NƯỚC - TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC
HẠ TẦNG Ở VIỆT NAM …………………………………….………………
1.5.1. Khung pháp lý:……………………………………………………………
1.5.2. Thực trạng hợp tác nhà nước - tư nhân ở Việt Nam:………………………
1.5.3. Giới thiệu một số dự án hợp tác nhà nước - tư nhân ñiển hình ở Việt Nam
11
14
14
14
15
15
16
17
19
21
21
24
24
25
27
28
29
30
30
32
36
Trang 9/95
1.6 . NHẬN XÉT CHUNG VỀ HỢP TÁC NHÀ NƯỚC - TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỢP TÁC NHÀ NƯỚC - TƯ NHÂN TRONG
HOẠT ðỘNG ðẦU TƯ CỦA QUỸ ðẦU TƯ PHÁT TRIỂN ðÔ THỊ TP.
HCM TRONG THỜI GIAN QUA ………………………………………………
2.1. GIỚI THIỆU VỀ QUỸ ðẦU TƯ PHÁT TRIỂN ðÔ THỊ TP. HCM ………….
2.1.1. Quá trình thành lập, chức năng - nhiệm vụ:………………………………
2.1.2. Nguồn vốn hoạt ñộng của HIFU:…………………………………………. .
2.1.3. Cơ cấu tổ chức:……………………………………………………………
2.1.4. Tình hình hoạt ñộng của HIFU:…………………………… ……………
2.2. HỢP TÁC NHÀ NƯỚC - TƯ NHÂN TRONG HOẠT ðỘNG ðẦU TƯ C
ỦA
QUỸ ðẦU TƯ PHÁT TRIỂN ðÔ THỊ TP. HCM ……… ……………………
2.2.1. Góp vốn thành lập công ty Cổ phần Hạ tầng kỹ thuật ñô thị TP. HCM:…
2.2.2. Góp vốn thành lập Công ty cổ phần BOO nước Thủ ðức:…………………
2.2.3. Góp vốn thành lập Công ty cổ phần Cấp nước Kênh ðông:……………….
2.3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HOẠT ðỘNG ðẦU TƯ…………………………
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MỘT SỐ MÔ HÌNH HỢP TÁC NHÀ NƯỚC -
TƯ
NHÂN TRONG HOẠT ðỘNG ðẦU TƯ CỦA QUỸ ðẦU TƯ PHÁT TRI
ỂN
ðÔ THỊ TP. HCM GIAI ðOẠN 2011 - 2020 ………………………………………
3.1. CƠ SỞ KHOA HỌC …………………………………………………………….
3.1.1. Nhu cầu ñầu tư phát triển hạ tầng gắn với tiếp cận hợp tác nhà nước - tư
nhân ở Việt Nam và TP. HCM: …………………………… ……………
3.1.2. Sự cần thiết xây dựng các mô hình hợp tác nhà nước - tư nhân trong hoạt
ñộng của Quỹ ðầu tư Phát triển ñô thị TP. HCM:…
3.1.3.
Phân tích SWOT:…………………………………………………………
3.2. XÂY DỰNG MỘT SỐ MÔ HÌNH HỢP TÁC NHÀ NƯỚC -
TƯ NHÂN
TRONG HOẠT ðỘNG ðẦU TƯ CỦA QUỸ ðẦU TƯ PHÁT TRI
ỂN ðÔ
THỊ TP. HCM GIAI ðOẠN 2011 - 2020…………… ………………………
3.2.1. Mô hình BTL (Xây dựng - Chuyển giao -
Cho thuê):……………………
3.2.2. Mô hình BLT (Xây dựng - Cho thuê - Chuy
ển giao):……………………
37
40
40
40
42
43
44
51
51
52
53
56
56
56
59
59
61
61
69
Trang 10/95
3.3. TIẾN TRÌNH TRIỂN KHAI ………… ………………………………………
3.3.1. ðề xuất chủ trương nghiên cứu:…………………………………………….
3.3.2. Lựa chọn ñối tác thành lập công ty cổ phần:……………………………….
3.4. KIẾN NGHỊ .………………………………….…………………………………
3.4.1. ðối với Chính Phủ:……………………….……………………
3.4.2. ðối với Ủy ban Nhân dân TP. HCM:
3.4.3. ðối với Quỹ ðầu tư Phát triển ñô thị TP. HCM:
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục số 01
Phụ lục số 02
Phụ lục số 03
Phụ lục số 04
Phụ lục số 05
Phụ lục số 06
Phụ lục số 07
Phụ lục số 08
72
72
73
74
74
77
78
80
81
83
85
86
87
89
92
93
94
Trang 11/95
LỜI MỞ ðẦU
1- Lý do chọn ñề tài:
Với vai trò là nền tảng vật chất cơ bản cho mọi hoạt ñộng kinh tế - xã hội, kết
cấu hạ tầng luôn là mối quan tâm hàng ñầu trong chiến lược phát triển của mọi quốc
gia nhằm ñảm bảo tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, nhất là ñối với các
nước ñang phát triển, khi mà nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp nhưng phải tập
trung cho nhiều mục tiêu ñầu tư phát triển.
Thực tế nhiều năm qua ở các nước cho thấy, sự hạn chế về nguồn vốn ñầu tư và
quản lý kém hiệu quả của Nhà nước ñã kìm hãm sự phát triển và chất lượng dịch vụ
kết cấu hạ tầng. Do ñó, cải cách phương thức ñầu tư và chất lượng dịch vụ hạ tầng
là một yêu cầu tất yếu với quan ñiểm: Nhà nước vẫn giữ vai trò quan trọng nhất
trong ñảm bảo cung cấp dịch vụ hạ tầng nhưng không nhất thiết phải là người cung
cấp mà có thể chuyển giao cho KVTN nhằm phát huy tối ưu tính tích cực của cơ
chế thị trường, ñồng thời Nhà nước vẫn giữ vai trò ñiều tiết nhằm ñảm bảo sự công
bằng xã hội và khắc phục những bất cập của thị trường.
Hợp tác Nhà nước - Tư nhân (tiếng Anh là Public Private Partnership, gọi tắt là
PPP) là giải pháp hữu hiệu ñáp ứng những mục tiêu nêu trên. PPP ñang ngày càng
trở nên phổ biến với các hình thức ñược biết ñến nhiều nhất như BOT, BTO, BOO.
Ở Việt Nam, Chính phủ luôn chủ trương khuyến khích huy ñộng mọi nguồn lực
xã hội tham gia cung cấp dịch vụ hạ tầng, ñược biết ñến với khái niệm “xã hội hóa”.
Những năm gần ñây, thuật ngữ PPP bắt ñầu ñược ñề cập nhiều ở các Hội thảo, Hội
nghị chuyên ñề bàn về các giải pháp tăng cường ñầu tư kết cấu hạ tầng và nâng cao
chất lượng dịch vụ. Các nhà tài trợ cũng có những khuyến nghị về việc Việt Nam
cần thiết ñẩy mạnh PPP như là một trong những giải pháp phù hợp nhằm từng bước
ñáp ứng nhu cầu phát triển hạ tầng trong ñiều kiện nguồn vốn ngân sách hạn hẹp.
Quỹ ðầu tư Phát triển ñô thị TP. HCM (gọi tắt là HIFU) ñược thành lập năm
1997 với chức năng - nhiệm vụ chủ yếu là huy ñộng các nguồn vốn ngoài Ngân
sách cho ñầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của TP. HCM. Do ñó, PPP
Trang 12/95
là một trong những hình thức ñầu tư phù hợp ñối với hoạt ñộng của HIFU. Trong
các năm qua, HIFU ñã tiến hành một số dự án theo hình thức PPP, theo ñó, HIFU
góp vốn thành lập các công ty cổ phần cung cấp dịch vụ hạ tầng theo các hình thức
BOT, BOO. Tuy nhiên, việc tiếp cận các dự án PPP của HIFU chưa thực sự thể hiện
tính chủ ñộng mà chủ yếu là theo chỉ ñạo của UBND TP. HCM.
Nhiệm vụ của HIFU trong giai ñoạn 2011 - 2020 sắp tới là rất lớn, bên cạnh hoạt
ñộng tín dụng, HIFU cần chủ ñộng tích cực tìm kiếm, xúc tiến ñầu tư các dự án theo
hình thức PPP nhằm tăng cường nguồn lực cho nhu cầu ñầu tư hạ tầng ngày càng
lớn của TP. HCM, cũng là góp phần vào việc xây dựng chiến lược ñầu tư của HIFU.
Tìm hiểu kinh nghiệm thực tế việc thực hiện PPP ở các nước trên thế giới cũng
như trong nước sẽ góp phần giúp HIFU có một cái nhìn toàn diện hơn về PPP, ñể từ
ñó ñịnh hướng tiếp cận, xúc tiến và phát triển các dự án PPP theo các mô hình phù
hợp. ðó là lý do tác giả chọn nghiên cứu ñề tài “Mở rộng các hình thức hợp tác
Nhà nước - Tư nhân: trường hợp Quỹ ðầu tư Phát triển ñô thị TP. Hồ Chí Minh
giai ñoạn 2011 - 2020”.
2- Mục tiêu của luận văn:
- Xây dựng một số mô hình PPP phù hợp với chức năng - nhiệm vụ và nguồn lực
của HIFU;
- ðưa ra một số ñề xuất nhằm tăng cường thúc ñẩy các dự án PPP trong lĩnh vực
hạ tầng của cả nước nói chung và HIFU nói riêng;
3- ðối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- ðối tượng nghiên cứu: các hình thức hợp tác Nhà nước - Tư nhân.
- Phạm vi nghiên cứu: áp dụng ñiển hình cho hoạt ñộng ñầu tư của HIFU trong
giai ñoạn 2011 - 2020.
4- Quy trình và Phương pháp thực hiện:
Theo mô hình như sau:
Trang 13/95
Phương pháp:
- Mô tả;
- Phân tích;
- Tổng hợp;
- Chuyên gia, ;
Nguồn: ña dữ liệu
- Thống kê;
- Hội thảo;
- Nghiên cứu;
- Báo cáo;
- HIFU;
- Internet, ;
<=
Phân tích thực trạng của
HIFU dẫn ñến ñiều kiện
mở rộng các hình thức PPP
Xây dựng 2 hình thức
PPP áp dụng cho
HIFU: BTL và BLT
Kiến nghị với:
- Chính phủ.
- UBND TP. HCM.
- HIFU.
Mục tiêu ñề tài
Mở rộng các hình thức PPP: trường hợp của
HIFU giai ñoạn 2011 - 2020
Cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu các
hình thức hợp tác
Nhà nước - Tư nhân
Thực trạng PPP
trên thế giới
và ở Việt Nam
5- Kết cấu của luận văn:
Lời mở ñầu.
Chương 1: Tổng quan về PPP trong lĩnh vực hạ tầng.
Chương 2: Thực trạng và cơ hội hoạt ñộng ñầu tư theo hình thức PPP của Quỹ ðầu
tư Phát triển ñô thị TP. HCM.
Chương 3: Xây dựng một số mô hình PPP phù hợp với phạm vi, lĩnh vực ñầu tư và
nguồn lực của HIFU.
Kết luận.
Trang 14/95
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC NHÀ NƯỚC - TƯ NHÂN
TRONG LĨNH VỰC HẠ TẦNG
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN:
1.1.1. Khu vực Nhà nước:
Theo PGS.TS Sử ðình Thành [24], từ khi nhà nước ra ñời, nền kinh tế - xã
hội ñược chia thành hai khu vực: khu vực công (public sector) và khu vực tư
nhân (private sector).
Trong nhiều tài liệu, thuật ngữ khu vực công ñược sử dụng tương ñương như
là khu vực nhà nước (viết tắt là KVNN) hay khu vực của Chính phủ. Tất cả các
khái niệm này ñều hàm ý KVNN là khu vực phản ánh hoạt ñộng kinh tế, chính
trị, xã hội do nhà nước quyết ñịnh. Ngược lại, khu vực tư nhân (viết tắt là
KVTN) là khu vực phản ánh các hoạt ñộng do tư nhân quyết ñịnh.
Tiêu thức căn bản ñể phân biệt KVNN và KVTN là dựa vào tính chất sở hữu
và quyền lực chính trị.
Theo Joseph Eugene Stiglitz [13], một cơ quan hay một ñơn vị ñược xếp vào
KVNN có ñặc ñiểm sau:
- Trong một chế ñộ dân chủ, những người chịu trách nhiệm lãnh ñạo các cơ
quan công lập ñều trực tiếp hay gián tiếp do công chúng bầu ra hoặc ñược
chỉ ñịnh;
- Các ñơn vị trong khu vực công ñược giao một số quyền hạn nhất ñịnh có tính
chất bắt buộc, cưỡng chế mà KVTN không có ñược (quyền buộc nộp thuế,
xét xử, tịch thu tài sản, …
Tổ chức của KVNN gồm có:
a- Hệ thống các cơ quan công quyền:
- Hệ thống các cơ quan quyền lực của nhà nước, gồm các cơ quan lập pháp, tư
pháp và hành pháp;
- Hệ thống quốc phòng và các cơ quan an ninh;
- Hệ thống các ñơn vị cung cấp dịch vụ công;
Trang 15/95
- Hệ thống cơ quan cung cấp an sinh xã hội.
b- Hệ thống các ñơn vị kinh tế nhà nước:
- Ngân hàng Trung ương;
- Các ñịnh chế tài chính trung gian;
- Các doanh nghiệp nhà nước (viết tắt là DNNN);
- Các ñơn vị ñược nhà nước cấp vốn hoạt ñộng.
Phân bổ nguồn lực của KVNN nhằm giải quyết các vấn ñề cơ bản của nền
kinh tế dựa trên chính sách lựa chọn công, vai trò của Chính phủ và cách thức
can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế nhằm ñiều chỉnh thất bại của thị trường
và tái phân phối thu nhập, …
1.1.2. Khu vực tư nhân:
Với những khái niệm, ñặc ñiểm và tổ chức của KVNN như trên, có thể thấy
rằng khái niệm KVTN là ñể phân biệt với KVNN. Ở KVTN, mọi hoạt ñộng ñều
do tư nhân quyết ñịnh.
Tuy nhiên, Nhà nước có ảnh hưởng ñến quyết ñịnh của KVTN thông qua hệ
thống văn bản pháp luật cũng như các quy tắc, quy chế ñiều tiết của Nhà nước
với các mức ñộ và công cụ khác nhau trong từng thời kỳ.
Phân bổ nguồn lực của KVTN hoàn toàn chịu chi phối bởi cơ chế thị trường,
yêu cầu phân bổ nguồn lực phải tối ưu, lấy lợi nhuận làm mục tiêu.
Trong phạm vi một quốc gia, KVTN bao gồm tư nhân trong nước và tư nhân
nước ngoài thông qua hình thức ñầu tư trực tiếp (FDI: Foreign Direct
Investment).
1.1.3. Kết cấu hạ tầng:
Theo Từ ñiển Oxford, kết cấu hạ tầng (infrastructure) là những kết cấu vật
chất cơ bản cần thiết cho hoạt ñộng của một xã hội (còn gọi là kết cấu hạ tầng
công cộng theo nghĩa rộng) hoặc cho hoạt ñộng của một doanh nghiệp (theo
nghĩa hẹp), hoặc những dịch vụ và tiện ích cần thiết nhằm ñảm bảo cho một nền
kinh tế thực hiện chức năng của nó.
Kết cấu hạ tầng ñược chia thành 2 loại:
Trang 16/95
- Hạ tầng kỹ thuật: bao gồm hệ thống giao thông (ñường bộ, ñường cao tốc,
ñường sắt, cầu, cảng, sân bay); Năng lượng (ñiện, gas); Viễn thông; Cấp -
thoát nước; Vệ sinh; Môi trường,…
- Hạ tầng xã hội: bao gồm các công trình y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao,
công trình công cộng khác, …
Kết cấu hạ tầng có tính vật chất bền vững (vòng ñời dài), thời gian xây dựng
lâu và chi phí ñầu tư lớn.
Với vai trò là hàng hóa công cộng phục vụ cho các hoạt ñộng kinh tế - xã
hội, trình ñộ phát triển của kết cấu hạ tầng có mối quan hệ chặt chẽ và tỉ lệ thuận
với trình ñộ phát triển của nền kinh tế. Hiệu quả ñầu tư kết cấu hạ tầng góp phần
quan trọng vào hiệu quả ñầu tư nói chung, từ ñó tác ñộng ñến mức tăng trưởng
tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product, viết tắt: GDP).
Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB: World Bank) cho thấy, ñối
với mọi quốc gia, mức tăng 1% GDP thường tương ứng với mức tăng 1% của
kết cấu hạ tầng [19].
Như vậy, ñể gia tăng phát triển kinh tế thì nhất thiết phải tập trung nguồn vốn
ñầu tư kết cấu hạ tầng tương ứng với nhu cầu phát triển.
1.1.4. Hợp tác nhà nước - tư nhân trong lĩnh vực hạ tầng:
Hợp tác nhà nước - tư nhân, hay còn gọi là hợp tác công - tư (Public Private
Partnership, ñược viết hoặc gọi tắt là PPP hoặc 3Ps hoặc P3).
Theo WB, thuật ngữ PPP ñược sử dụng ñể nói ñến những hình thức thỏa
thuận hợp tác từ ñơn giản ñến phức tạp giữa KVNN và KVTN trong việc cung
cấp dịch vụ công là kết cấu hạ tầng và /hoặc các dịch vụ liên quan mà trước ñây
thường do KVNN cấp vốn và thực hiện, theo ñó, KVTN chấp nhận những rủi ro
về hoạt ñộng, kỹ thuật và tài chính, ñổi lại KVTN ñược phép thu phí từ người sử
dụng hoặc nhận thanh toán từ KVNN [26].
Một dự án PPP nằm ở giữa của dự án ñầu tư công và ñầu tư tư nhân:
Trang 17/95
Dự án công PPP Dự án tư nhân
- Quyết ñịnh ñầu tư dựa trên
phân tích chi phí - lợi ích
với tỉ suất chiết khấu xã hội
nhằm vào mục tiêu phúc lợi
công cộng.
- Cung cấp hàng hóa, dịch vụ
trực tiếp cho người dân;
- Là chủ sở hữu tài sản;
- Chịu trách nhiệm cấp vốn
ñầu tư, quản lý và vận hành
tài sản.
- Thu phí hoặc không thu phí
từ người sử dụng.
KVTN bỏ vốn ñầu tư tài sản,
thực hiện chức năng của nhà
nước ñể:
- Cung cấp dịch vụ công trực
tiếp ñến người sử dụng, thu
phí hoàn vốn từ người
dụng, hoặc:
- Cung cấp dịch vụ công cho
Nhà nước với vai trò người
mua, nhận thanh toán từ
Nhà nước.
- Có thể là chủ sở hữu tài
sản hoặc không.
- Quyết ñịnh ñầu tư dựa
trên tỉ suất lợi nhuận kỳ
vọng.
- Cung cấp hàng hóa,
dịch vụ theo nhu cầu thị
trường (thương mại
thuần túy).
- Bỏ vốn ñầu tư, quản lý
và vận hành tài sản;
- Là chủ sở hữu tài sản.
- Thu hồi vốn ñầu tư và
lợi nhuận từ người mua
.
Một cách tổng quát, PPP có một số nét ñặc trưng như sau:
- Có các mối quan hệ tương ñối lâu dài giữa ñối tác nhà nước và ñối tác tư nhân;
- Cơ cấu nguồn vốn bao gồm cả vốn của KVNN và KVTN;
- Có cơ quan vận hành ñóng vai trò quan trọng tại mỗi giai ñoạn của dự án (thiết
kế, thực hiện, hoàn thiện, cấp vốn);
- ðối tác nhà nước chú trọng vào việc xác ñịnh các mục tiêu cần ñạt ñược;
- Có sự phân chia rủi ro giữa ñối tác nhà nước và ñối tác tư nhân.
1.2. CÁC HÌNH THỨC PPP TRONG LĨNH VỰC HẠ TẦNG TRÊN THẾ
GIỚI:
Các hình thức PPP ñược chia thành 4 nhóm theo mức ñộ tăng dần (từ dưới lên
trên) về quyền sở hữu chuyển từ KVNN sang KVTN như sau:
Trang 18/95
Bảng 1.1: Các hình thức PPP trong lĩnh vực hạ tầng
Xây dựng
-
Sở hữu
-
Kinh doanh
(BOO: Build - Own - Operate)
Xây dựng
-
Phát triển
-
Kinh doanh
(BDO: Build - Develop - Operate )
Thiết kế
-
Xây dựng
-
Quản lý
-
Cấp vốn
(DCMF: Design - Construct - Manage - Finance)
Mua
-
Xây dựng
-
Kinh doanh
(BBO: Buy - Build - Operate)
Thuê
-
Phát triển
-
Vận hành
(LDO: Lease - Develop - Operate)
Xây dựng
-
Kinh doanh
-
Chuyển giao
(BOT: Build - Operate - Transfer)
Cải tạo
-
Sở hữu
-
Chuyển giao
(ROT: Rehabilitate - Own - Transfer)
Xây dựng
-
Thuê
-
Chuyển giao
(BLT: Build - Lease - Transfer)
Xây dựng
-
Chuyển giao
-
Thuê
(BTL: Build - Transfer - Lease)
Xây dựng
-
Chuyển giao
-
Kinh doanh
(BTO: Build - Transfer - Operate)
Tài sản thuộc Khu vực Nhà nước.
Khu v
ực tư nhân ñảm nhận toàn bộ
việc vận hành và bảo trì tài sản
.
Hợp ñồng
v
ận hành
và bảo trì
Tài sản thuộc Khu vực Nhà nước.
Khu v
ực tư nhân chỉ ñảm nhận một
số dịch vụ về vận hành tài sản
.
Hợp ñồng
qu
ản lý
/
dịch vụ
Khái
niệm
c
ốt
lõi
về
PPP
Khu vực tư nhân mua hoặc thuê lại
m
ột tài sản hiện có của Chính phủ,
phát tri
ển và vận hành. Việc chuyển
tr
ả quyền sở hữu theo thỏa thuận.
Khu v
ực tư nhân chịu trách nhiệm
thi
ết kế, xây dựng và vận hành tài
s
ản. Sau ñó chuyển giao cho Chính
ph
ủ khi hết thời hạn hợp ñồng hoặc
m
ột thời hạn ñược xác ñịnh từ
tr
ước. ðối tác tư nhân có thể thuê
l
ại tài sản này từ Chính phủ.
Khái
niệm
rộng
nh
ất
v
ề
PPP
Khu vực Nhà nước chuyển giao toàn
b
ộ hoặc một phần quyền sở hữu tài
s
ản cho Khu vực tư nhân nhưng vẫn
duy trì vai trò can thi
ệp nhằm ngăn
chặn ñộc quyền tư nhân
Nhượng
quy
ền
Khu vực tư nhân chịu trách nhiệm
thi
ết kế, xây dựng, sở hữu, phát
tri
ển, vận hành và quản lý một tài
s
ản mới mà không có nghĩa vụ phải
chuy
ển quyền sở hữu cho Chính phủ.
Tư nhân hóa
(Có
ñiều
ch
ỉnh của
Nhà n
ước)
Nguồn: WB, PPP Units - Lessons for their Design and Use in Infrastructure, 2007 [5]
Tùy theo ñiều kiện cụ thể và chính sách phát triển mà mỗi nước chọn lựa áp
dụng một số hình thức nhất ñịnh trong số các hình thức trên ñây hoặc phát triển
thêm một số hình thức khác tương tự.
Các nguồn tiếp cận dự án PPP gồm:
Trang 19/95
- ðề xuất của KVNN (solicited proposal): thông qua Danh mục dự án kêu gọi ñầu
tư của Chính phủ hoặc Chính quyền Tỉnh, Bang (cấp ñịa phương).
- ðề xuất tự nguyện (unsolicited proposal): do KVTN tự xây dựng các thông số
kỹ thuật cơ bản của dự án, sau ñó trực tiếp tiếp cận Chính phủ ñể xin chấp thuận
chính thức cho dự án.
1.3. VAI TRÒ - MỤC TIÊU CỦA PPP TRONG LĨNH VỰC HẠ TẦNG
:
- Tiếp cận PPP có ý nghĩa vô cùng quan trọng ñối với các nước ñang phát triển,
do nhu cầu vốn ñầu tư hạ tầng ñể phát triển bền vững là rất lớn trong khi nguồn
vốn công không ñủ ñể ñáp ứng, ñồng thời phải tập trung cho nhiều mục tiêu ñầu
tư phát triển, trong ñó quan trọng nhất là mục tiêu giảm nghèo.
Theo một nghiên cứu của ADB, ñể duy trì và tăng cường phát triển bền
vững, các nước ñang phát triển cần ñầu tư vào kết cấu hạ tầng với tỉ lệ 6% - 9%
GDP hàng năm. Các nước ñang phát triển hiện chỉ mới sử dụng trung bình
khoảng 3% - 4% GDP. Với mức này, khu vực Châu Á và Thái Bình Dương sẽ
phải mất khoảng hơn một nửa thế kỷ nữa mới ñuổi kịp tiêu chuẩn của thế giới về
công nghiệp hóa [2];
Mặt khác, giải quyết nhu cầu vốn ñầu tư bằng cách tăng các khoản nợ công
sẽ càng làm tăng gánh nặng cho Chính phủ. Trong bối cảnh ñó, nguồn vốn của
KVTN có thể giúp tháo gỡ nhu cầu về vốn cho các dự án hạ tầng trọng ñiểm, tập
trung nguồn vốn ngân sách ñầu tư vào các lĩnh vực giảm nghèo;
- PPP nhằm ñến thỏa mãn ñồng thời 3 mục tiêu: Vốn nhà nước ñược chi tiêu với
mức thấp nhất; Người sử dụng cuối cùng có khả năng chi trả và ở mức thấp
nhất; Nhà ñầu tư tư nhân ñạt ñược lợi nhuận ở mức ñộ có thể chấp nhận ñược.
- Sự tham gia của KVTN vào cung cấp cấp dịch vụ kết cấu hạ tầng có khả năng
mang lại hiệu quả thực hiện tốt hơn, tầm bao phủ rộng hơn nhờ vào hiệu quả ñạt
ñược với năng lực quản lý, sự sáng tạo và khả năng ñịnh hướng theo yêu cầu của
khách hàng, khả năng thu hồi vốn ñầu tư cao hơn và việc sử dụng kỹ thuật tiên
tiến của KVTN. Trong một môi trường ñược khuyến khích thỏa ñáng, các nhà
cung cấp dịch vụ tư nhân làm tốt hơn các cung cấp dịch vụ thuộc KVNN do có
Trang 20/95
những phản ứng nhanh nhạy hơn so với nhu cầu và sự cạnh tranh trên thị trường;
- PPP ñem lại khả năng tăng cường tính minh bạch, thúc ñẩy cạnh tranh và phòng
ngừa tham nhũng (thông qua ñấu thầu chọn chủ ñầu tư, xây dựng, …);
- PPP cải thiện hình thức mua sắm công từ góc ñộ ngân sách (KVNN thu ñược kết
quả biết trước trên cơ sở chi phí ñã ñược ước tính). PPP nhấn mạnh vào hiệu quả
hơn là các yếu tố ñầu vào. Ngoài ra, phương pháp dự toán chi phí theo vòng ñời
tài sản có thể giúp ñảm bảo chất lượng dịch vụ trong dài hạn.
- Hình thức mua sắm PPP nhấn mạnh ở mục tiêu tạo ra giá trị ñổi lấy ñồng tiền
(VfM) cao hơn so với hình thức mua sắm truyền thống của Chính phủ thông qua
việc buộc nhà ñầu tư tư nhân chia sẻ với Chính phủ các rủi ro trong hoạt ñộng
dài hạn của các công trình hạ tầng (VfM: value for money, là chỉ tiêu ñịnh lượng
với mục tiêu bảo vệ lợi ích công: chất lượng dịch vụ công phải tốt hơn với cùng
mức chi phí, hoặc cùng chất lượng nhưng với chi phí thấp hơn);
- PPP làm thay ñổi cơ cấu chi phí của dịch vụ hạ tầng: việc cung cấp các dịch vụ
công của KVTN do Chính phủ chi trả có thể làm thay ñổi gánh nặng kinh phí từ
phương thức truyền thống thanh toán trước một khoản tiền lớn sang phương
thức thanh toán theo mức ñộ sử dụng hoặc thanh toán ñịnh kỳ, phương thức này
dễ quản lý và dự ñoán hơn trong suốt thời gian của dự án.
Bảng 1.2: So sánh mua sắm theo cách truyền thống của Chính phủ và theo PPP
Chi phí
phụ trội
Năm 5 10 15 20 5 10 15 20
Giai ñoạn
xây dựng
Giai ñoạn
xây dựng
Giai ñoạn vận hành
và bảo trì
Giai ñoạn vận hành
và bảo trì
Thanh toán theo sự sẵn có
của tiện ích
Chi phí vận hành
theo dự toán
Không
thanh
toán cho
ñến khi
hoàn
thành
Chi phí
theo
dự toán
Mua sắm theo truyền thống Mua sắm theo hình thức PPP
Nguồn: ADB, Bản tin Thị trường và Phát triển số 10/2006 [7]
Trang 21/95
Bảng 1.3: Các thành phần tham gia một dự án PPP
Hợp ñồng
xây dựng
nhà thầu
xây dựng
Hợp ñồng
Cổ ñông 1 Cổ ñông 2 Cổ ñông 3, …
(
Nguồn
:
Tổng hợp của tác giả
)
CHÍNH PHỦ
(
hoặc cơ quan ñại diện
)
CHỦ ðẦU TƯ
(khu vực tư nhân)
Tổ chức
tín
dụng
Trái chủ
Hợp dồng
bảo hiểm
Cty bảo
hiểm
Doanh nghiệp
dự án
nhà thầu
vận hành
nhà
cung cấp
Hợp ñồng
PPP
Hợp ñồng
xây dựng
Hợp ñồng
cung cấp
Hợp ñồng
vận hành,
bảo trì
Hợp
ñồng tín
dụng
1.4. THỰC TRẠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ PPP TRONG LĨNH
VỰC HẠ TẦNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI:
1.4.1. Thực trạng và bài học kinh nghiệm chung:
PPP bắt ñầu ñược áp dụng từ cuối những năm 1980 (ở các nước Anh,
Australia, Nhật Bản, Hoa Kỳ). ðến nay có hơn 50 nước ñang áp dụng PPP với
cùng một lý do xuất phát ñiểm là giải quyết sự thiếu hụt nguồn ngân sách ñầu tư
các công trình hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cũng như nhu cầu cải
thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ công.
Sau ñây là một số bài học kinh nghiệm về PPP của thế giới:
1- Không có một nguyên mẫu nào của PPP áp dụng chung cho tất cả các nước
trên thế giới. Mỗi nước, tùy trình ñộ phát triển, tùy mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội trong từng thời kỳ mà có những chính sách phù hợp về PPP cũng như
các hình thức và thể thức PPP;
2- Việc xem xét, lựa chọn ñể thực hiện 1 dự án theo hình thức PPP của các nước
Trang 22/95
phát triển dựa trên ưu tiên hàng ñầu là lợi ích công, việc phân tích giá trị ñổi
lấy ñồng tiền (VfM) của dự án PPP so với dự án công ñược tiến hành theo
những tiêu chí rõ ràng. Trong khi ñó, các nước ñang phát triển rất khó thực
hiện ñược ñiều này, bởi vì nhu cầu ñầu tư hạ tầng thì quá lớn trong khi nguồn
vốn ngân sách lại hạn hẹp nên không ñủ tiêu chí ñể phân tích;
3- Mức ñộ thành công ở mỗi nước khác nhau tùy thuộc trình ñộ phát triển, PPP
ñược ñánh giá là giải pháp hữu hiệu ñể ñầu tư hạ tầng, dịch vụ ñô thị và cải
thiện chất lượng dịch vụ công, ñồng thời làm giảm gánh nặng ngân sách;
4- Các lĩnh vực áp dụng PPP rất ña dạng: bên cạnh các công trình hạ tầng kỹ
thuật cơ bản như ñường bộ, ñường cao tốc, ñường sắt, cầu, cảng, sân bay,
năng lượng, cấp – thoát nước, môi trường … Các công trình hạ tầng xã hội
cũng ñược áp dụng ở nhiều loại hình như trường học, bệnh viện, sân vận
ñộng, trụ sở cơ quan nhà nước (các bộ ngành, ñại sứ quán, tòa án, công an…),
doanh trại quân ñội, nhà tù, …
5- Các nước có tỷ lệ thực hiện PPP thành công ñều xuất phát từ sự kiên trì ñeo
ñuổi mục tiêu của PPP và nỗ lực của Chính phủ nhằm thúc ñẩy PPP thông
qua việc ban hành khung pháp lý PPP ban ñầu làm cơ sở ñể thực hiện, sau ñó
ñiều chỉnh kịp thời theo tình hình thực tế và mục tiêu phát triển; Có chiến
lược PPP cụ thể, công khai cho từng giai ñoạn (ngắn, trung và dài hạn); Có
các chính sách hỗ trợ tài chính minh bạch và kịp thời; Có các cơ quan giúp
việc hoạch ñịnh, phát triển, hướng dẫn và giám sát các dự án PPP (gọi chung
là cơ quan quản lý PPP).
Ví dụ: Vương Quốc Anh có Cơ quan Hợp tác, Nam Phi có Cục Quản lý dự án
PPP; Úc có Hiệp hội hợp tác Victoria; Hàn Quốc có Trung tâm quản lý ñầu tư cơ
sở hạ tầng Nhà nước và Tư nhân; Ấn ðộ có Ban hợp tác công - tư cấp Chính phủ
và cấp tiểu bang; Indonesia, Philipinnes, Trung Quốc có Trung tâm BOT, .…;
6- “Hợp tác” là yếu tố quan trọng nhất, là ý nghĩa ñể hình thành nên PPP. Do ñó,
sự hợp tác chặt chẽ và chia sẻ rủi ro của KVNN có vai trò quyết ñịnh cho
thành công của PPP. Tùy theo quy ñịnh của mỗi nước, các chính sách hỗ trợ
Trang 23/95
của Nhà nước gồm có:
- Tạo ñiều kiện thuận lợi về mặt bằng (giao ñất, cho thuê ñất, …);
- Ưu ñãi về thuế;
- Bảo vệ nhà ñầu tư tư nhân khỏi các dự án mang tính cạnh tranh khác;
- Hỗ trợ chi phí ñầu tư: Nhà nước chi trả một phần vốn ñầu tư hạ tầng nhằm
làm giảm gánh nặng về nguồn vốn cho nhà ñầu tư tư nhân;
- Bảo ñảm thanh toán: Nhà nước cam kết nghĩa vụ của người bao tiêu sản
phẩm ñối với những loại hàng hoá công mà nhà ñầu tư tư nhân không ñược
thu trực tiếp từ người sử dụng. Ví dụ: hợp ñồng mua ñiện, mua nước;
- Bảo lãnh nợ vay: Nhà nước bảo lãnh khoản nợ tín dụng mà nhà ñầu tư tư
nhân vay ñể ñầu tư hạ tầng;
- Bảo ñảm doanh thu: Nhà nước bảo ñảm doanh thu tối thiểu cho nhà ñầu tư tư
nhân. Hình thức này ñược ápdụng phổ biến ñối với dự án ñường thu phí;
- Bảo ñảm quyền mua ngoại tệ;
- Bảo ñảm tỉ giá hối ñoái: Nhà nước sẽ bồi hoàn toàn bộ hoặc một tỉ lệ nhất
ñịnh nào ñó thiệt hại của nhà ñầu tư tư nhân do biến ñộng tỉ giá;
- Bảo ñảm chi phí xây dựng: Nhà nước chia sẻ một phần chi phí phụ trội phát
sinh trong giai ñoạn xây dựng công trình;
7- PPP có xu hướng dẫn ñến mâu thuẫn và thất bại khi:
- Không ñược sự ủng hộ của chính quyền cấp cao;
- Quá trình thực hiện thiếu tính minh bạch hoặc cạnh tranh (về nguồn vốn, ñấu
thầu, bảo lãnh);
- Sự phối hợp yếu kém của các cơ quan Nhà nước (thời gian thẩm ñịnh dự án
và ñàm phán hợp ñồng PPP kéo dài,…);
8- Những lý do thất bại phổ biến của các dự án PPP gồm có:
- Sự yếu kém về khung pháp lý hoặc hiệu lực pháp lý;
- Sự yếu kém về năng lực lập và thẩm ñịnh dự án khả thi (dựa trên những cơ sở
và tiêu chuẩn thiếu tính khoa học, không ñặt trong chiến lược phát triển tổng
thể của khu vực và quốc gia, dự kiến chi phí và doanh thu không thực tế,
Trang 24/95
thiếu phân tích kinh tế và tài chính dự án, …);
- Chiến lược và năng lực tổ chức dự án PPP kém;
- Chia sẻ rủi ro giữa Chính phủ và nhà ñầu tư tư nhân không thích ñáng;
- Thiếu cạnh tranh trong mua sắm;
- Thiếu hợp tác của Chính phủ trong việc thanh toán, …;
9- ðặc ñiểm chung của các dự án PPP trong lĩnh vực hạ tầng là thời gian chuẩn
bị, phát triển dự án khá dài (2 - 3 năm, cá biệt ñến trên 5 năm), thời gian ñàm
phán hợp ñồng PPP thường mất nhiều thời gian (có khi trên 1 năm), thời gian
thực hiện dự án cũng khá dài, nhất là ñối với các dự án liên quan ñến an toàn
môi trường và an sinh xã hội (di dời nhà cửa, vật kiến trúc, ổn ñịnh cuộc sống
cho người dân có liên quan ñến dự án, …);
10- Kinh nghiệm của các nước ñi trước cho thấy, khó có thể thực hiện PPP thành
công ngay từ ban ñầu mà cần phải có giai ñoạn thử nghiệm, ñúc kết kinh
nghiệm từ thực tiễn của nước mình và các nước khác ñể ñiều chỉnh cho phù
hợp với ñiều kiện của mỗi nước.
1.4.2. Thực trạng và kinh nghiệm PPP của một số nước:
1.4.2.1. PPP ở các nước ñang phát triển:
Bảng 1.4: PPP ở các nước ñang phát triển giai ñoạn 1990 - 2007
-
20
40
60
80
100
120
140
160
180
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
USD billion
Developing Country Total
Asia Total
Nguồn: WB và Quỹ Tư vấn cơ sở hạ tầng công - tư (PPIAF)
Trang 25/95
Biểu ñồ trên cho thấy các nước ñang phát triển bắt ñầu thực hiện PPP từ
năm 1990. Tổng giá trị ñầu tư tăng dần hàng năm từ 17 tỷ USD vào năm
1990 lên ñến 111 tỷ USD vào năm 1997. Sau ñó rơi vào tình trạng giảm sút
do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Châu Á. PPP lại bắt ñầu khởi sắc kể
từ năm 2003, tăng mạnh mỗi năm, ñạt ñến xấp xỉ 158 tỷ USD vào năm 2007.
Từ năm 1990 ñến năm 2007, ñã có 4.100 dự án PPP với tổng giá trị ñầu tư
gần 4.175 tỷ USD.
Riêng ở khu vực Châu Á, PPP của các nước ñang phát triển tăng trưởng
khá chậm, chỉ chiếm khoảng 30% trên tổng số, trong ñó lĩnh vực năng lượng
ñứng ñầu với 65% tổng giá trị ñầu tư, tiếp ñến là lĩnh vực giao thông với
28%, còn lại là Cấp - Thoát nước và Viễn thông với tỷ lệ 3% và 4%.
1.4.2.2. PPP ở Nam Phi:
Năm 1994, Nam Phi rơi vào khủng hoảng trầm trọng, Chính phủ phải cắt
giảm ngân sách cho ñầu tư ñể dành nguồn trả nợ. Xuất phát từ thực tế này,
Chính quyền Nam Phi ñã từng bước áp dụng mô hình PPP với mục ñích tìm
nguồn vốn cho ñầu tư phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt ñộng của các tổ
chức dịch vụ công, giảm nhẹ gánh về ñầu tư và quản lý cho Nhà nước.
Bên cạnh khung pháp lý ban ñầu ñối với các dự án PPP và hướng dẫn của
Luật Quản lý tài chính công, Chính phủ còn có các cơ quan giúp việc xúc
tiến PPP như: Cục Quản lý dự án PPP thuộc Bộ Tài chính có nhiệm vụ quản
lý các dự án PPP, tham gia quá trình xây dựng khuôn khổ pháp lý và cung
cấp các khóa ñào tạo về thực hiện hợp ñồng PPP; Quỹ Phát triển dự án có
nhiệm vụ cung cấp tài chính (cho vay hoặc cấp phát) ñể nghiên cứu, phát
triển các dự án PPP cho các Bộ, ngành và chính quyền ñịa phương.
Hình thức PPP ñược áp dụng ở nhiều lĩnh vực như: xây dựng, vận hành,
bảo dưỡng trụ sở làm việc, công trình ñường bộ thu phí, ñường sắt, sân bay,
du lịch, bệnh viện, phân phát trợ cấp cho người nghèo, viện nghiên cứu khoa
học, nhà tù, … Các dự án PPP ở Nam Phi luôn gắn liền với ñiều kiện phải