Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Đề án thực hiện giảm thất thoát nước trên hệ thống cấp nước TP. HỒ CHÍ MINH giai đoạn 2015 - 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 42 trang )
























ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀÁN
THỰCHIỆNGIẢMTHẤTTHOÁTNƯỚC
TRÊN
HỆTHỐNGCẤPNƯỚCTP.HỒCHÍMINH
Giaiđoạn2015‐2020





2015
TP.HồChíMinh,tháng02năm2015
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

oOo 

oOo





ĐỀ ÁN















Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2015
i


Mục lục i
 
1.1 Đặt vấn đề 1
 
2.1 Thực trạng công tác quản lý vận hành hệ thống cấp nước 2
2.1.1 Nguồn nước: 2
2.1.2 Các hệ thống xử lý nước: 3
2.1.3 Mạng lưới cấp nước: 4
 
3.1 Bối cảnh: 9
3.2 Mục tiêu và lộ trình thực hiện giảm nước thất thoát thất thu từ năm
2009 đến năm 2025: 9

3.3 Kết quả đạt được: 9
3.3.1 Tỷ lệ nước thất thoát 10
3.3.2 Về thể chế, tổ chức: 13
3.3.3 Về nhận thức và tổ chức thực hiện: 13
3.3.4 Về kỹ thuật: 14
3.3.5 Dự án đầu tư giảm thất thoát nước Thành phố Hồ Chí Minh
– thuộc dự án phát triển cấp nước đô thị Việt Nam – khoản
vay 4028 – VN – Ngân hàng Thế giới (sau đây gọi tắt là dự
án W.B): 15

3.3.6 Các chương trình hỗ trợ, hợp tác kỹ thuật: 15
3.4 Các vấn đề cần tiếp tục quan tâm thực hiện: 15
3.5 Đúc kết, rút kinh nghiệm: 16

3.5.1 Những mặt đã đạt được 17
3.5.2 Những mặt còn hạn chế: 17
 


4.1 Nhận định tình hình: 19
ii

4.1.1
 Tình hình thất thoát nước tại một số nước trong khu vực: 19
4.1.2 Nguyên nhân tỷ lệ thất thoát nước vẫn còn ở mức cao: 19
4.1.3 Dự báo tình hình thất thoát nước trong giai đoạn 2015 - 2020
20

4.2 Mục tiêu, lộ trình và giải pháp thực hiện: 21
4.2.1 Mục tiêu: 21
4.2.2 Lộ trình thực hiện: 22
4.2.3 Giải pháp thực hiện 23
4.2.4 Nội dung thực hiện 24
 
5.1 Điều hành, chỉ đạo: 32
5.2 Cơ chế hoạt động: 32
5.3 Tổ chức, phân công triển khai thực hiện: 32
 
6.1 Hiệu quả về môi trường và xã hội 34
6.2 Hiệu quả kinh tế 34
6.3 Hiệu quả về mặt hình ảnh, thương hiệu 34





iii


Bảng 2-1 Năng lực của các Hệ thống xử lý nước hiện hữu 3

Bảng 2-2 Năng lực các hệ thống xử lý nước theo Quy hoạch Tổng thể đến 2025 4
Bảng 2-3 Hợp phần mạng lưới cấp nước 5
Bảng 2-4 Địa bàn phục vụ của các công ty CPCN, Công TNHH MTV Cấp nước, Xí
nghiệp cấp nước. 5

Bảng 2-5 Phân vùng thực hiện các dự án giảm nước thất thoát thất thu 7



Hình 2-1 Phân vùng phục vụ giảm thất thoát nước 7

Hình 3-1 Diễn biến tỷ lệ nước thất thoát từ năm 2009 đến nay so với kế hoạch và đề án
10

Hình 3-2 Công tác dò tìm và sửa bể từ năm 2009 đến nay 11
Hình 3-3 Công tác cải tạo ống mục từ năm 2009 đến nay 11
Hình 3-4 Công tác Lắp đặt đồng hồ khách hàng từ năm 2009 đến nay. 12
Hình 3-5 Công tác thay đồng hồ khách hàng từ năm 2009 đến nay 12
Hình 3-6 Lượng nước truy thu được từ năm 2009. 13
Hình 4-1 Tỷ lệ nước không doanh thu ở các nước 19
Hình 4-2 Tiến độ thực hiện giảm thất thoát nước rút ngắn 5 năm 22
i

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________________________
Số:/ĐA-TCT-KTCN
TP.Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 03 năm 2015







 
 Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15 tháng 05
năm 2012 về việc Hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền
quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực
nông thôn;
 Căn cứ quyết định số 2147/QĐ-TTg ngày 24/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến
năm 2025;
 Căn cứ Thông tư số 01/2008/TT - BXD ngày 02 tháng 01 năm 2009 của Bộ Xây
dựng về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số
117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu
thụ nước sạch;
 Căn cứ đề án số 4255/ĐA-TCT-KTCN ngày 30 tháng 09 năm 2009 về việc thực
hiện giảm nước thất thoát thất thu từ năm 2009 – 2010 đến năm 2025 của Tổng

Công ty Cấp nước Sài Gòn;
 Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 07 năm 2007 của Chính
phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
 Căn cứ Quyết định số 69/2007/QĐ-UBND ngày 03 tháng 05 năm 2007 của Ủy
Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy định hạn chế và
cấm khai thác nước dưới đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
ii

 Căn cứ Quyết định số 20/2007/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Ủy
Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy định về cung cấp,
sử dụng nước và bảo vệ công trình cấp nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh;
 Quy hoạch tổng thể cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025;
 Căn cứ quyết định số 141/2005/QĐ-UBND ngày 11/8/2005 của Ủy ban Nhân
dân Thành phố về việc ban hành quy chế xã hội hóa dịch vụ cấp nước sạch trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
 Căn cứ thực trạng và tình hình thực tế công tác quản lý, thực hiện giảm thất thoát
nước của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn.

1

 
 
Thất thoát nước luôn là một trong những khó khăn thách thức không chỉ của riêng các
đơn vị cấp nước mà còn là mối quan tâm của chính quyền địa phương và của toàn xã hội.
Trong quá trình quản lý, khai thác xử lý nước từ nhà máy và chuyển tải, phân phối nước
đến từng hộ dân, một phần lượng nước sẽ bị thất thoát là điều không thể tránh khỏi. Do đó,
đòi hỏi các đơn vị cấp nước phải chú trọng thực hiện các biện pháp nhằm giảm lượng nước
thất thoát tại từng đơn vị. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, đặc thù riêng về tài
nguyên nước, mức độ kinh tế của từng khu vực, từng địa phương mà tỷ lệ thất thoát nước

và các biện pháp giảm thất thoát nước được xác định nhằm đảm bảo tính khả thi, sự phù
hợp với khả năng quản lý, năng lực tài chính và mức độ đầu tư của từng đơn vị cấp nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giảm thất thoát nước đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn nói riêng và yêu cầu của chính quyền
và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009 Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn đã xây
dựng và ban hành đề án thực hiện giảm nước thất thoát thất thu từ năm 2009 – 2010 đến
năm 2025 (Đề án số 4255/ĐA-TCT-KTCN) với mục tiêu tỷ lệ thất thoát nước phải được
giảm đến mức 25% vào năm 2025. Trong các năm qua, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn
luôn xác định giảm thất thoát nước là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu trọng tâm
quan tâm thực hiện. Sau 05 năm triển khai thực hiện Đề án số 4255/ĐA-TCT-KTCN, tỷ lệ
thất thoát nước đã được giảm dần qua từng năm theo mức thấp hơn lộ trình đã đề ra (từ
mức 41% vào năm 2009 xuống còn 32,8% vào năm 2014).
Mặc dù hoạt động giảm thất thoát nước tại Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn chắc
chắn sẽ còn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới, đặc biệt là trong bối
cảnh phải tiếp nhận thêm nhi
ều nguồn nước mới, đầu tư phát triển mạng lưới cấp nước
nhằm gia tăng tỷ lệ hộ dân Thành phố được cung cấp nước sạch và tỷ lệ thất thoát nước
càng dần về mức thấp thì mức độ khó khăn trong công tác thực hiện giảm thất thoát nước
càng cao (Giảm tỷ lệ thất thoát nước từ 33% xuống mức 25% sẽ khó khăn hơn nhiều so v
ới
việc giảm từ 41% xuống mức 33%), nhưng để thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của tập thể cán
bộ công nhân viên Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn và đáp ứng kỳ vọng của chính quyền
và nhân dân Thành phố, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn xây dựng đề án này nhằm thể
hiện sự quyết tâm nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên Tổng Công ty Cấp nước Sài
Gòn giảm nhanh, gi
ảm mạnh tỷ lệ thất thoát nước, rút ngắn 05 năm so với đề án số
4255/ĐA-TCT-KTCN .
Với yêu cầu và mục đích nêu trên, Đề án này được xây dựng bao gồm:
1. Đánh giá kết quả triển khai thực hiện giảm thất thoát nước giai đoạn 2009 –
2014;

2. Đề ra mục tiêu, lộ trình, giải pháp và tổ chức triển khai thực hiện giảm thất
thoát nước giai đoạn 2015 – 2020 nhằm rút ngắn lộ trình và hoàn thành mục
tiêu đề án số 4255/ĐA-TCT-KTCN trước 05 năm.
2

 

 
Đặc thù của Hệ thống cấp nước của TP.Hồ Chí Minh là có lịch sử phát triển lâu
dài, có quy mô lớn và đang được đầu tư phát triển nhanh chóng. Theo chính sách xã hội
hóa cấp nước của Thành phố, hiện nay có sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp
đầu tư vào hoạt động sản xuất và cung cấp nước sạch tạo nên một hệ thống có cơ cấu
thành phần đa dạng.
Trong thời gian qua, Tổng Công ty đã nỗ lực đầu tư nâng cấp, phát triển hệ thống
cấp nước và đạt được nhiều kết quả. Nhưng hiện nay hệ thống cấp nước cũng còn nhiều
tồn tại, bất cập về hạ tầng kỹ thuật và quản lý vận hành.
 
Tổng công suất khai thác nước thô hiện nay khoảng 1,7 triệu m
3
nước thô/ngày.
Nước thô được lấy từ 02 nguồn chính: (1) nguồn nước mặt (sông Đồng Nai và sông Sài
Gòn) chiếm khoảng 95% tổng công suất khai thác; (2) nguồn nước ngầm chiếm khoảng
5% tổng công suất khai thác.
Hiện nay còn tồn tại một số khó khăn, bất cập đối với công tác khai thác, quản lý,
bảo vệ nguồn nước như vấn đề ô nhiễm nguồn nước, suy giảm chất lượng nước, tác
động của biến đổi khí hậu (xâm nhập mặn) và thiếu khả năng dự phòng cũng như chưa
giám sát được chặt chẽ diễn biến của nguồn nước.
- Chất lượng các nguồn nước mặt biến động và có xu hướng ngày càng xấu hơn.
Các chỉ tiểu hữu cơ, vi sinh gây bệnh, ammonia, mangan, v.v. trong nước sông
Đồng Nai và đặc biệt là sông Sài Gòn ngày càng tăng; nguồn nước bị nhiễm

mặn, lưu lượng dòng chảy thay đổi mạnh vào mùa khô biểu hiện rõ rệt. Suy
giảm chất lượng nguồn nước đã gây ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sản
xuất và cung cấp nước sạch như tăng chi phí xử lý, kiểm soát chất lượng nước
khó khăn, gia tăng các nguy cơ đối với chất lượng nước sạch, v.v.
- Các sự cố ô nhiễm nguồn nước bất thường do các nguồn thải chưa được kiểm
soát chặt chẽ có thể gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động lấy nước thô, sản xuất và
phân phối nước.
- Hiện nay nước thô được khai thác tập trung tại một số vị trí trên các dòng sông
lớn (sông Đồng Nai tại Hóa An, sông Sài Gòn tại Hòa Phú). Do mức độ tập
trung cao, nên khi xảy ra sự cố (như ô nhiễm, nhiễm mặn) thì không có nguồn
nước dự phòng, thay thế, v.v. dẫn đến nguy cơ gián đoạn hoạt động sản xuất và
các vấn đề về chất lượng nước sạch.
- Ngoài ra, hiện tại Tổng Công ty chủ yếu chỉ giám sát được diễn biến chất lượng
nước tại khu vực khai thác nước thô, chưa có một hệ thống theo dõi, giám sát
diễn biến nguồn nước (về lưu lượng dòng chảy, chất lượng nước, lưu lượng khai
thác) trên toàn bộ lưu vực. Hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, quy hoạch
phát triển các điểm khai thác nước thô còn thiếu và không đồng nhất.
Theo quy hoạch tổng thể đến năm 2025, nước mặt tiếp tục là nguồn cung cấp nước
thô chủ yếu và giữ vai trò hết sức quan trọng. Nguồn nước ngầm sẽ được hạn chế, cấm
3

khai thác và chuyển đổi thành nguồn nước dự phòng chiến lược phục vụ công tác an
toàn cấp nước cho thành phố theo lộ trình phù hợp.
 
Hiện có 09 hệ thống xử lý nước chính tham gia vào hoạt động sản xuất nước sạch
cho hệ thống cấp nước thành phố. Trong đó, 06 nhà máy nước thuộc quyền quản lý của
Tổng Công ty hoặc đơn vị trực thuộc, 03 nhà máy nước thuộc các đơn vị khác bán sỉ
nước sạch cho Tổng Công ty (Chi tiết xem Bảng 2-1). Ngoài ra, còn có các trạm xử lý
nước quy mô vừa và nhỏ do Công ty TNHH MTV Nước ngầm Sài Gòn quản lý và các
trạm giếng ở khu vực nông thôn do Trung tâm Nước Sinh hoạt và Vệ sinh Môi trường

Nông thôn quản lý.

Bảng 2-1 Năng lực của các Hệ thống xử lý nước hiện hữu
 








1 Nhà máy nước Thủ Đức 750.000 Trực thuộc
2 Nhà máy nước Tân Hiệp 300.000 Trực thuộc
3 Nhà máy nước ngầm Tân Phú 70.000
Trực thuộc công ty TNHH
MTV Nước ngầm Sài Gòn
4 Nhà máy BOO Thủ Đức 300.000 Bán sỉ nước sạch
5 Nhà máy nước BOT Bình An 100.000 Bán sỉ nước sạch
6 Hệ thống nước ngầm Bình Trị Đông 12.000 Trực thuộc
7 Giếng Bà Huyện Thanh Quan 400 Trực thuộc
8 Hệ thống nước ngầm Gò Vấp 10.000 Trực thuộc
9 Nhà máy nước Kênh Đông 150.000 Bán sỉ nước sạch
  
Ghi chú:
(*)
Trạm xử lý nước đã chuyển qua chế độ dự phòng.

Các hệ thống xử lý nước hiện hữu tồn tại một số hạn chế về công nghệ xử lý (áp
dụng công nghệ truyền thống), hạ tầng kỹ thuật còn thiếu tính đồng bộ, hệ thống điều

khiển vận hành chỉ ở mức độ tự động hóa một phần.
- Công nghệ xử lý chủ yếu là các công nghệ truyền thống đối với cả nước mặt và
nước ngầm. Các công nghệ này phù hợp với các nguồn nước có chất lượng tốt
và ổn định. Khi nguồn nước xấu đi, hiệu quả xử lý sẽ suy giảm.
- Chế độ vận hành của các nhà máy chưa đạt được điều kiện tối ưu.
- Hệ thống quản lý, vận hành, giám sát của các nhà máy nước chưa hiện đại hóa
nên chưa đáp ứng được yêu cầu về vận hành tự động. Trong một số trường hợp
nhà máy chưa có khả năng điều chỉnh hoạt động của kịp thời, phù hợp với yêu
cầu thực tế, đặc biệt là trong các tình huống khẩn cấp như nguồn nước ô nhiễm,
sự cố máy móc thiết bị, v.v.

-
Chế độ vận hành của các nhà máy chưa được điều chỉnh phù hợp theo diễn biến
nhu cầu sử dụng nước thực tế trên mạng lưới cấp nước.

-
Các nhà máy nước hiện hữu đã được phân vùng phục vụ, nhưng cùng với những
bất cập khác của mạng lưới nên việc điều phối vận hành các nhà máy nước còn
4

nhiều hạn chế nhất là khả năng vận hành phối hợp giữa hai hoặc nhiều nhà máy
để hỗ trợ lẫn nhau trong các tình huống khẩn cấp.


Bảng 2-2 Năng lực các hệ thống xử lý nước theo Quy hoạch Tổng thể đến 2025




   

Nguồn nước sông Đồng Nai
Thủ Đức 750,000 750,000 750,000 750,000
BOO Thủ Đức 300,000 300,000 300,000 300,000
Thủ Đức III 300,000 300,000
Thủ Đức IV (sau 2018) 300,000
Thủ Đức V (2024) 500,000
Bình An 100,000 100,000 100,000 100,000
Nguồn nước sông Sài Gòn
Tân Hiệp 300,000 300,000 300,000 300,000
Tân Hiệp II (2016) 300,000 300,000
Tân Hiệp III 300,000
Kênh Đông I 150,000 150,000 150,000 150,000
Kênh Đông II
Nguồn nước ngầm
Tân Phú 70,000 70,000 75,000 75,000
Trạm giếng Bình Trị Đông 12,000 0
(*)
0
(*)
0
(*)

Trạm giếng Gò Vấp 10,000 0
(*)
0
(*)
0
(*)

Bình Hưng 15,000 15,000 15,000 15,000

Các trạm giếng lẻ 0
(*)
0
(*)

Các nguồn xã hội hóa

2,000 2,000
Công nghiệp (đã cấp phép)

190,000 0
(*)

Sinh hoạt/dân cư/hộ gia đình

140,000 0
(*)

    
Theo quy hoạch Tổng thể Hệ thống Cấp nước Thành phố đến năm 2025, 06 nhà
máy nước mới sẽ được xây dựng và đi vào hoạt động để đáp ứng nhu cầu dùng nước
của Thành phố (chi tiết xem Bảng 2-2). Tuy nhiên, hiện nay Quy hoạch tổng thể hệ
thống cấp nước đã bộc lộ một số điểm không phù hợp với điều kiện thực tế. Tốc độ phát
triển mạng lưới cấp nước và nhu cầu dùng nước không theo kịp tiến độ đầu tư xây dựng
các nhà máy nước mới theo quy hoạch dẫn đến tình trạng dư công suất, khó khăn cho
công tác tiếp nước các nguồn nước mới.
 
Mạng lưới cấp nước thành phố được phát triển theo cấu trúc mạch vòng và đã trải
qua nhiều thời kỳ phát triển. Các tuyến ống truyền dẫn và ống phân phối hợp thành một
mạng lưới khép kín rộng lớn. Nguồn nước sạch được cung cấp chủ yếu từ 2 cụm nhà

máy nước tập trung chính là Thủ Đức (phía Đông Bắc của Thành phố) và Tân Hiệp (phía
Tây Bắc của Thành phố) cùng với một số nhà máy nước, trạm cấp nước khác có quy mô
5

nhỏ hơn. Đây cũng là mạng lưới cấp nước tập trung có quy mô lớn nhất tại Việt Nam và
hàng đầu của khu vực.
Tổng chiều dài đường ống trên 5.700 km và hơn 1.000.000 đồng hồ khách hàng.
Mạng lưới phân phối được chia thành 09 địa bàn quản lý, mỗi địa bàn do một công ty
cổ phần cấp nước hoặc xí nghiệp cấp nước quản lý vận hành để đảm bảo cung cấp nước
sạch đến người dân. Riêng mạng lưới ống truyền dẫn có tổng chiều dài đến 525 km được
quản lý bởi Xí nghiệp Truyền dẫn Nước sạch.

Bảng 2-3 Hợp phần mạng lưới cấp nước
   



 

Mạng lưới phân phối
1 Bến Thành 64 65.611 312 2.138
4.977
2 Gia Định 38 126.261 598 2.389
3 Nhà Bè 19 104.493 360 2.059
4 Thủ Đức 30 134.716 1.373 2.660
5 Trung An 29 119.246 931 2.002
6 Tân Hòa 44 134.939 751 5.712
7 Chợ Lớn 97 230.792 767 4.042
8 Phú Hòa Tân 51 88.352 650 4.301
9 XNCN Cần Giờ



Mạng lưới truyền dẫn
10 XNTDNS

239 39 586 485
     
Mặc dù quy mô hệ thống lớn, nhưng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ công tác
quản lý, kiểm soát mạng lưới còn thiếu tính đồng bộ và lạc hậu. Cơ sở dữ liệu mạng lưới
đang được cập nhật nên chưa đầy đủ chính xác. Hiện tại Tổng Công ty cũng chưa thiết
lập xong và đưa vào khai thác sử dụng có hệ thống dữ liệu cấp nước tập trung.

Bảng 2-4 Địa bàn phục vụ của các công ty CPCN, Công TNHH MTV Cấp nước, Xí
nghiệp cấp nước.
   









1 CTCPCN Bến Thành
Quận 1 7,72
12,01
Quận 3 (ngoại trừ Phường 12,
13, 14)
4,29

2 CTCPCN Gia Định
Quận Bình Thạnh 20,76
26,85
Quận Phú Nhuận 4,88
Quận Gò Vấp (Phường 1). 0,58
Phường 12, 13, 14 _ Quận 3 0,63
3 CTCPCN Chợ Lớn
Quận 5 4,27
335,15
Quận 6 7,14
Quận 8 19,18
Bình Tân 51,87
Bình Chánh 252,69
6

   









4 CTCPCN Thủ Đức
Quận Thủ Đức 47,76
211,51 Quận 9 114,01
Quận 2 49,74
5

CTCPCN Phú Hòa
Tân
Quận 10 5,72
11,76 Quận 11 5,14
Phường Phú Trung (Q.Tân Phú) 0,9
6 CTCPCN Nhà Bè
Quận 4 4,18
140,29 Quận 7 35,69
Huyện Nhà Bè 100,42
7 CTCPCN Tân Hòa
Quận Tân Bình 22,38
37,55
Quận Tân Phú (Trừ P.Phú Trung) 15,17
8 CT CPCN Trung An
Quận Gò Vấp (trừ Phường 1) 19,16
72,84 Quận 12 52,78
Huyện Hóc Môn 0,9
9 XNCN Cần Giờ Huyện Cần Giờ 704,21 704,21
 
Do quy mô lớn và cấu trúc mạch vòng khép kín của mạng lưới, cùng với thực trạng
còn yếu của cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công tác quản lý vận hành mạng lưới cấp nước còn
nhiều khó khăn như:
- Chưa kiểm soát được đầy đủ tình hình áp lực, lưu lượng, chất lượng nước và
những diễn biến thủy lực trên mạng lưới, v.v.
- Áp lực nước không đồng đều, thời gian lưu nước trong đường ống lớn;
- Tổn thất năng lượng trong truyền tải phân phối cao;
- Thiếu linh hoạt về chế độ vận hành cấp nước.
- Chưa có sự phù hợp giữa với nhu cầu tiêu thụ thực tế của mạng lưới cấp nước
và khả năng vận hành của các nhà máy nước.
- Đôi khi công tác điều phối vận hành mạng lưới còn chậm nên chưa hoàn toàn

đáp ứng được yêu cầu về khả năng chủ động đảm bảo an toàn cấp nước cho
thành phố, đặc biệt là trong các tình huống khẩn cấp.
Bên cạnh đó, quy hoạch phát triển mạng lưới đang được triển khai tương đối rời
rạc, thiếu tính đồng bộ. Công tác phát triển mạng phân phối do các công ty Cổ phần Cấp
nước, công ty TNHH MTV Cấp Nước đề xuất thường không đồng bộ với công tác phát
triển mạng ống cấp 1,2 mà Tổng Công ty triển khai. Quy hoạch phát triển mạng lưới cấp
nước và quy hoạch đầu tư phát triển các nhà máy nước mới cũng chưa hoàn toàn phù
hợp với thực tế về nhu cầu dùng nước, quy mô công suất và yêu cầu về thời gian triển
khai.
Hiện nay, trong khuôn khổ các dự án giảm nước thất thoát thất thu, mạng lưới cấp
nước tạm thời được phân chia thành 06 vùng cấp nước (Bảng 2-5). Tại mỗi vùng, Tổng
Công ty đang triển khai thiết lập các khu vực đồng hồ tổng (DMA) để thực hiện giảm
nước thất thoát thất thu.
7


Bảng 2-5 Phân vùng thực hiện các dự án giảm nước thất thoát thất thu
 
Vùng 1 Quận 1, 3, 5 và 10.
Vùng 2 Quận Tân Phú, Tân Bình và Quận 11.
Vùng 3 Quận Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp và Quận 12.
Vùng 4 Quận 2, 9 và Quận Thủ Đức.
Vùng 5 Quận 4, 7 và Huyện Nhà Bè.
Vùng 6 Quận 6, 8, Quận Bình Tân và Huyện Bình Chánh.
Bên cạnh đó, Tổng Công ty đã từng bước triển khai các công tác cải tạo, tái cấu
trúc mạng lưới cấp nước như: phân vùng phục vụ các nhà máy, nghiên cứu xây dựng
các bể chứa và trạm bơm tăng áp và phát triển các đường ống với vạch tuyến và kích cỡ
phù hợp. Theo đó, mạng lưới cấp nước sẽ từng bước chuyển đổi sang một cấu trúc mới
(phân vùng thành các khu vực thủy lực, mỗi khu vực phân thành nhiều DMA). Trong
tương lai các bể chứa nước trung gian và các trạm bơm tăng áp được xây dựng sẽ giúp

thiết lập một cấu trúc mạng lưới hoàn chỉnh theo mô hình hiện đại với nhiều tính năng
ưu việt hơn so với hiện nay. Cấu trúc mạng lưới cấp nước thay đổi, đòi hỏi hệ thống
quản lý vận hành cũng phải được nâng cấp tương ứng.


Hình 2-1 Phân vùng phục vụ giảm thất thoát nước

8


9

 

 
Trong những năm trước 2009, mặc dù Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn đã có
nhiều nỗ lực thực hiện giảm nước thất thoát thất thu nhưng tỷ lệ nước thất thoát vẫn
luôn ở mức cao, không đáp ứng được yêu cầu, mong muốn của Tổng Công ty và của
lãnh đạo, nhân dân Thành phố.
Theo đó, một số nguyên nhân khách quan và chủ quan làm cho tỷ lệ nước thất
thoát thất thu vẫn ở mức cao trong các năm trước 2009 như:
 Hệ thống cấp nước đã được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử
(tồn tại nhiều ống cũ mục), chưa đồng bộ giữa nguồn và mạng, áp lực không
đồng đều;
 Trang thiết bị kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu;
 Lực lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn
thiếu, yếu so với khối lượng, yêu cầu công việc được đảm trách.
Nguyên nhân quan trọng là vào những năm trước 2009 Tổng Công ty vẫn
chưa có định hướng, lộ trình và giải pháp thực hiện giảm nước thất thoát thất
thu đúng đắn, phù hợp mang tính chiến lược lâu dài, bền vững.

 

Trên cơ sở xác định được các nguyên nhân chính yếu như đã nêu trên, căn cứ vào
tình hình, điều kiện thực tế và dựa trên những dự báo, nhận định những tác động có
thể ảnh hưởng đến công tác thực hiện giảm nước thất thoát – thất thu, Tổng Công ty
Cấp nước Sài Gòn đã xây dựng đề án “Thực hiện giảm nước thất thoát thất thu từ năm
2009 – 2010 đến năm 2025” (đề án số 4255/ĐA-TCT-KTCN ngày 30 tháng 09 năm
2009):
 Mục tiêu: tập trung mọi nguồn lực, nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm kim
hãm và hạ thấp dần tỷ lệ nước thất thoát, phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ nước
thất thoát đạt được ở mức 25%.
 Lộ trình: Thực hiện các giải pháp nhằm hạ thấp tỷ lệ nước thất thoát từ 01%
đến 02% mỗi năm để
tỷ lệ nước thất thoát đến năm 2015 ở mức 32% và phấn
đấu đến năm 2025 tỷ lệ nước thất thoát đạt ở mức 25%.
 
Sau 05 năm triển khai đề án “Thực hiện giảm nước thất thoát thất thu từ
năm 2009 – 2010 đến năm 2025” (đề án số 4255/ĐA-TCT-KTCN ngày 30
10

tháng 09 năm 2009), công tác thực hiện giảm nước thất thoát thất thu của Tổng
Công ty đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về lượng và chất với sự chủ động,
tích cực hơn và đa dạng hơn trong cách làm, thể hiện ý thức trách nhiệm cao
cần tiếp tục phát huy, nhân rộng:
 
Tỷ lệ nước thất thoát đã được kìm hãm và đạt được theo đúng yêu cầu kế hoạch
và lộ trình đã đề ra.

Hình 3-1 Diễn biến tỷ lệ nước thất thoát từ năm 2009 đến nay so với kế hoạch và đề án


40,53
39,9
38,42
36,54
34,03
33,04
41
40
32
25
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
2009 2010 2011 2012 2013 06 tháng
2014
2015 2025
Tỷlệthấtthoátnước(%)
Diễnbiếntỷlệnướcthấtthoáttừnăm2009đếnnay
sovớikếhoạchvàđềán
kết quả KH/lộ trình
11

3.3.1.1 Công tác dò tìm và sửa bể


Hình 3-2 Công tác dò tìm và sửa bể từ năm 2009 đến nay

 Đã có sự chủ động hơn trong công tác dò tìm và sửa bể (năm 2013 tỷ lệ
dò tìm và sửa bể ngầm chiếm 17,4%)
3.3.1.2 Công tác cải tạo ống mục

Hình 3-3 Công tác cải tạo ống mục từ năm 2009 đến nay


2009 2010 2011 2012 2013
THÁNG
6/2014
Tổngsốđiểmbể
22445 24870 27995 26861 31127 17064
Bểngầm
2503 3269 6469 2975
Bểnổi
25492 23592 24658 14089
22445
24870
27995
26861
31127
17064
2503
3269
6469
2975
25492

23592
24658
14089
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
SỐLƯỢNGĐIỂMBỂ
CÔNGTÁCDÒTÌMVÀSỬABỂTỪNĂM2009ĐẾN
NAY
Tổng số điểm bể Bể ngầm Bể nổi
12

3.3.1.3 Công tác lắp đặt và thay mới đồng hồ nước khách hàng
 Công tác lắp đặt mới đồng hồ khách hàng

Hình 3-4 Công tác Lắp đặt đồng hồ khách hàng từ năm 2009 đến nay.

 Công tác thay đồng hồ nước khách hàng

Hình 3-5 Công tác thay đồng hồ khách hàng từ năm 2009 đến nay


13

3.3.1.4 Khách hàng gian lận nước


Hình 3-6 Lượng nước truy thu được từ năm 2009.

 Tình hình khách hàng gian lận nước ngày càng phức tạp và tinh vi hơn,
trong khi về pháp lý áp dụng cho việc xử lý gian lận nước vẫn chưa đủ
mức răn đe.

 
 Đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện giảm nước thất thoát thất thu đã giúp
cho công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện giảm nước thất thoát thất thu
thống nhất và xuyên suốt từ cấp Tổng Công ty đến các đơn vị.
 Đã thành lập Phòng Quan hệ Cộng đồng đã góp phần tăng cường công tác
tuyên truyền, phổ biến thông tin, thực hiện chủ trương chính sách phát
triển hướng về cộng đồng, khách hàng để phục vụ tốt hơn.
 Đã thành lập Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ cấp nước nhằm tăng cường
đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên Tổng Công
ty.
 
 Đã có nhiều sự chủ động, tích cực hơn và đa dạng hơn trong cách làm, thể
hiện nhiệt huyết, ý thức trách nhiệm cao trong công tác giảm nước thất
thoát thất thu. Cùng với sự quan tâm chú trọng của lãnh đạo, cán bộ công
nhân viên cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác giảm nước
thất thoát thất thu, thể hiện được tinh thần tự giác, có tâm huyết hơn với
công việc.
14

 Kế hoạch thực hiện giảm nước thất thoát thất thu đã được triển khai thống
nhất và đồng bộ từ cấp Tổng Công ty đến từng đơn vị.
 Đã triển khai và dần hoàn thiện mô hình nhân viên quản lý khu vực (mô
hình caretaker) trong công tác quản lý, thực hiện giảm nước thất thoát thất

thu.
 Công tác quan hệ cộng đồng và thông tin tuyên truyền đã được Tổng Công
ty quan tâm tăng cường thực hiện với nhiều hoạt động, hình thức thực hiện
phong phú, đa dạng hơn đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách
hàng và quảng bá, nâng cao hình ảnh của Tổng Công ty đối với cộng đồng.
 
 Thành lập Trung tâm Điều khiển Phân phối (từ sự hỗ trợ của dự án USP
Hà Lan) đã góp phần theo dõi, kiểm soát được áp lực, lưu lượng và điều
phối mạng lưới cấp nước hiệu quả.
 Công tác dò tìm rò rỉ chủ động đã được quan tâm thực hiện với số lượng
và hiệu suất dò bể ngày càng được nâng cao. Các nguyên nhân xì bể cũng
đã được các đơn vị thống kê, phân tích khá chi tiết và đầy đủ.
 Số lượng các DMA đã được các đơn vị chủ động thiết lập nhiều hơn với tỷ
lệ nước thất thoát giảm được cho từng DMA cũng đã có được những kết
quả khả quan hơn.
 Các trang thiết bị phục vụ công tác dò tìm phát hiện rò rỉ cũng đã từng bước
được trang bị nâng cấp ở mức độ khá hơn trước đây, tuy vẫn chưa đáp ứng
được hoàn toàn yêu cầu nhưng cũng đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
công tác dò tìm rò rỉ, xì bể ngầm tại các đơn vị.
 Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác quản lý với nhiều
phần mềm ứng dụng đã được triển khai áp dụng như: phần mềm quản lý
van, họa đồ hoàn công iWMS; ứng dụng thiết bị đọc số cầm tay (handheld);
số hóa họa đồ mạng lưới cấp nước (ứng dụng GIS vào công tác quản lý dữ
liệu kỹ thuật – hệ thống SAWAGIS); trang bị phần mềm tính toán mô
phỏng thủy lực vào công tác thiết kế và quản lý mạng lưới cấp nước (phần
mềm WaterGem, WaterCad, H20map) góp phần nâng cao hiệu quả quản
lý, vận hành hệ thống cấp nước hướng đến tự động hóa.
 Ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến như: lắp đặt biến tần cho các nhà máy
nước góp phần tiết kiệm năng lượng và vận hành hiệu quả; sử dụng đồng
hồ nước cấp C góp phần mang lại hiệu quả trong công tác giảm nước thất

thoát vô hình.
15

 


 Mặc dù đã có sự chậm trễ nhất định do nhiều nguyên nhân khách quan và
chủ quan trong giai đoạn đầu triển khai nhưng đến nay việc thực hiện dự
án đã đi vào ổn định và đạt được kết quả cao với tổng sản lượng thu hồi
được 137.984 m
3
/ngày:
 Đối với Vùng 1: lượng nước giảm được khoảng 114.904 m
3
/ngày (tính
đến Quý II/2014) vượt mục tiêu kế hoạch của dự án là 75.000m
3
/ngày.
 Đối với Vùng 2: tuy triển khai chậm hơn, đến nay thu hồi được 23.080
m
3
/ngày, nhưng bước đầu cho thấy có nhiều triển vọng khả quan trong
việc thu hồi lượng nước NRW theo mục tiêu dự án là 50.000m
3
/ngày.
 
 Chương trình hỗ trợ chuyên ngành (USP) cho Tổng Công ty Cấp nước Sài
Gòn do Chính phủ Hà Lan và Công ty Cấp nước Vitens – Evides
International (Hà Lan): đã đạt được hiệu quả cao không chỉ về phương diện
giảm nước thất thoát thất thu (giới thiệu và triển khai mô hình caretaker,

thành lập Trung tâm Điều khiển Phân phối) mà còn hỗ trợ, tư vấn cho Tổng
Công ty về các vấn đề khác như: thể chế, đề xuất cải thiện hệ thống cấp
nước (từ nguồn đến mạng) và đào tạo.
 Đã triển khai thành công các chương trình hợp tác và trao đổi kinh nghiệm
với các đơn vị trong và ngoài nước (như: chương trình hợp tác 4 bên với
Cục cấp nước Yokohama Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Thừa Thiên
Huế và Trung tâm đào tạo ngành nước phiá Nam; Hợp tác với Cục Cấp
nước Osaka, Cục cấp nước Bangkok): thông qua các đợt đào tạo, trao đổi
kinh nghiệm đã góp phần nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho
cán bộ nhân viên Tổng Công ty.
 
Bên những mặt tích cực đã đạt được như đã nêu trên, vẫn còn một số vấn
đề cần phải tiếp tục quan tâm thực hiện và một số vấn đề còn tồn tại cần phải
được điều chỉnh, khắc phục trong thời gian tới, cụ thể như sau:
 Xác định khu vực ưu tiên thực hiện giảm nước thất thoát thất thu trên địa bàn
quản lý để tập trung nguồn lực, thực hiện các giải pháp, kiểm soát và đánh giá
được hiệu quả thực hiện. Chủ động ngay trong giai đoạn quy hoạch, thiết kế
phát triển mạng lưới cấp nước theo khu vực DMA nhằm tạo sự đồng bộ và thuận
lợi trong công tác xây dựng thiết lập DMA sau này.
16

 Việc thiết lập và xây dựng các DMA cần phải được thiết kế và chạy mô phỏng
trên mô hình thủy lực trước nhằm xác định quy mô DMA, đảm bảo được áp
lực, lưu lượng và dễ dàng kiểm soát, đánh giá được kết quả thực hiện giảm nước
thất thoát thất thu.
 Cần đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý chất lượng công trình, phải kiểm
tra, giám sát nhằm đảm bảo chất lượng ngay từ khâu thiết kế, chất lượng vật tư,
thi công.
 Công tác dò tìm và sửa bể cần phải được tiếp tục tăng cường thực hiện, đặc biệt
phải quan tâm đến chất lượng sửa bể và thời gian sửa bể phải kịp thời, nhanh

chóng.
 Quản lý, theo dõi kiểm tra để có kế hoạch sửa chữa ống cũ mục kịp thời, có
chọn lọc, đảm bảo tiến độ hoàn thành theo đúng yêu cầu kế hoạch đề ra.
 Lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống đồng hồ tổng và đưa vào vận hành nhằm phục vụ
cho công tác bán sỉ nước sạch cho các Công ty Cổ phần Cấp nước.
 Triển khai thiết lập hệ thống vận hành tổng thể hệ thống cấp nước theo hướng
giám sát, vận hành và điều khiển tự động hóa.
 
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn xác định công tác thực hiện kìm hãm và giảm
nước thất thoát – thất thu là một trong những công tác trọng tâm, phải được thực hiện
thường xuyên, lâu dài trên nhiều phương diện khác nhau trong hoạt động sản xuất –
kinh doanh và không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của Tổng Công ty đối với Thành
phố mà còn là lợi ích của Tổng Công ty. Theo đó:
 Mục tiêu, lộ trình và các giải pháp thực hiện đã đề ra tại đề án “Thực hiện
giảm nước thất thoát thất thu từ năm 2009 – 2010 đến năm 2025” (đề án số
4255/ĐA-TCT-KTCN ngày 30 tháng 09 năm 2009) là đúng đắn, khả thi và
phù hợp với tình hình thực tế tại Tổng Công ty.
 Vai trò, trách nhiệm cùng với ý chí quyết tâm của lãnh đạo và sự nhận thức,
ý thức trách nhiệm của từng cán bộ công nhân viên là một trong những yếu
tố then chốt quyết định sự thành công của công tác giảm nước thất thoát thất
thu.
 Kết quả của Dự án W.B có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực
hiện giảm nước thất thoát thất thu của Tổng Công ty. Tiến độ hoàn thành và
sự thành công của dự án là một trong những yếu tố quyết định đến tỷ lệ nước
thất thoát theo lộ trình của Tổng Công ty đã đề ra.
 Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác quản lý và giảm nước
thất thoát thất thu sẽ mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững.

17


 Đầu tư trang bị đầy đủ các thiết bị kỹ thuật tiên tiến là một trong những yêu
cầu quan trọng, thiết yếu và là công cụ hỗ trợ đắc lực để phục vụ cho công tác
giảm nước thất thoát thất thu. 
 Các hoạt động thông tin tuyên truyền, quảng bá, tạo dựng hình ảnh
SAWACO, nâng cao chất lượng phục vụ, hướng về cộng đồng và phổ biến
trao đổi kinh nghiệm đã được thực hiện tốt, mang lại hiệu quả cao, thiết thực.
 
 Hệ thống đồng hồ tổng phân vùng tách mạng, bán sỉ nước sạch cho các đơn
vị đã gần hoàn chỉnh. Đây là công cụ vô cùng hiệu quả để xác định năng lực
quản lý, hiệu quả thực hiện các công tác giảm thất thoát nước của từng đơn
vị. Khi xác định được chính xác lượng nước thất thoát các đơn vị sẽ có động
lực và trách nhiệm cao hơn, tăng cường tính chủ động trong công tác thực
hiện giảm nước thất thoát thất thu. Đặc biệt với các đơn vị đã hoàn chỉnh hệ
thống đồng hồ tổng và được Tổng Công ty bán nước sỉ qua đồng hồ, tỷ lệ
nước thất thoát thất thu được giảm thiểu đáng kể. Cụ thể như CTCPCN Nhà
Bè (19,96%) và CTCPCN Thủ Đức (20,31%).
 Công tác thông tin tuyên truyền và nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm,
năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên đã được Tổng
Công ty quan tâm tập trung thực hiện, việc ký kết các chương trình hợp tác
kỹ thuật với các đơn vị trong và ngoài nước là tiền đề quan trọng góp phần
tạo dựng một nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng
yêu cầu phát triển của Tổng Công ty trong thời gian tới.
 Ngoài ra, các công tác thực hiện giảm thất thoát nước qua khu vực quản lý
đồng hồ tổng (DMA) cũng đã được các đơn vị chú trọng triển khai. Một số
đơn vị như Công ty CPCN Bến Thành, Phú Hòa Tân đã hoàn chỉnh hệ thống
DMA trong khu vực do Công ty quản lý. Đây được xem là công cụ chủ yếu
để thực hiện các công tác giảm thất thoát nước trên khu vực và đưa công tác
thực hiện giảm thất thoát nước được đi vào chiều sâu.
 Hệ thống SAWAGIS đã hoàn thiện và dần đưa vào hoạt động, nhằm tạo điều
kiện nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống cấp nước thì:

 
 Mặc dù các đơn vị đều có nỗ lực thực hiện giảm thất thoát nước nhưng ở một
số đơn vị tỷ lệ thất thoát nước vẫn còn ở mức cao như Trung An, Bến Thành,
Gia Định.
 Công tác hoàn thiện hệ thống đồng hồ tổng để kiểm soát lượng nước bán sỉ
cho các đơn vị còn chậm so với yêu cầu.
18

 Công tác quản lý chất lượng vật tư và chất lượng thi công công trình vẫn còn
hạn chế.
 Chưa chủ động trong công tác kiểm soát rò rỉ
+ Phương pháp thực hiện kiểm soát rò rỉ hiện nay: dò tìm và sửa bể. Đa số
chưa có kế hoạch, lộ trình thực hiện cũng như chưa theo dõi các tác động,
ảnh hưởng đến DMA/mạng lưới sau khi sửa bể.
+ Đa số chưa ứng dụng mô hình thủy lực tổng thể để xác định biên thủy
lực, phân chia DMA trên tổng thể khu vực mạng lưới.
 Công tác giảm nước thất thoát vô hình còn gặp nhiều khó khăn
+ Công tác giảm nước thất thoát vô hình vẫn còn gặp nhiều thách thức với
hình thức gian lận ngày càng tinh vi phức tạp, khung hình phạt vẫn chưa
ở mức răn đe và phải tốn quá nhiều thời gian và nhân lực để phát hiện các
trường hợp dùng nước bất hợp pháp.
+ Đồng hồ khách hàng vẫn còn nằm ở vị trí bất lợi, gây khó khăn trong
công tác giảm nước thất thoát vô hình cũng như không thể thực hiện các
công tác đọc số tiêu thụ khách hàng ban đêm.
 Tốc độ phát triển mạng lưới đường ống cấp nước quá nhanh, thi công dàn
trãi nhưng bộ máy quản lý không kịp thích ứng để đảm bảo chất lượng thi
công công trình cũng như chất lượng giám sát.
 Tốc độ phát triển nguồn và mạng tăng nhanh nhưng tiêu thụ khách hàng
không tăng tương ứng.
 Công tác cải tạo đường ống cũ mục, sửa bể, lắp đặt đồng hồ tổng gặp nhiều

khó khăn do vướng mắc trong công tác xin phép đào đường cũng như thỏa
thuận hướng tuyến. Điều này đã làm ảnh hưởng tới việc giảm lượng nước
thất thoát.
 Số lượng khách hàng dùng nước dưới 4 m3/tháng vẫn còn cao. Cần thiết phải
có các biện pháp, tổ chức tuyên truyền,vận động khách hàng sử dụng nước
máy, hạn chế khai thác nước ngầm.
 Các đơn vị vẫn chưa tập trung đẩy mạnh các công tác thực hiện giảm nước
thất thoát vô hình.
 Công tác lưu trữ, quản lý cơ sở dữ liệu của các đơn vị chưa tốt, gây khó khăn
trong công tác đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân chính xác để có
quyết định chính xác giải quyết các vấn đề khó khăn vướng mắc.
 Công tác phát triển mạng lưới cấp nước vẫn chưa đi đôi với công tác phát
triển khách hàng.
 Hầu hết các đơn vị vẫn chưa chú trọng thực hiện công tác đưa đồng hồ khách
hàng ra ngoài phạm vi bất động sản của khách hàng. Đây là công tác quan
trọng góp phẩn vào việc thực hiện giảm nước thất thoát một cách chủ động
hơn cũng như hạn chế được việc gian lận nước của khách hàng.

×