Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Dự báo tình hình xuất khẩu cafe của Việt Nam năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.41 KB, 16 trang )

I – Khái quát chung về cây cà phê và ngành sản xuất cà phê ở Việt Nam
1. Đặc điểm của cây cà phê
Cà phê là loại cây công nghiệp nhiệt đới có nguồn gốc từ châu Phi với
những yêu cầu về sinh thái rất khắt khe. Khí hậu và đất đai là 2 nhân tố sinh
thái chính quyết định năng suất hiệu quả kinh tế của loài cây này.
Hiện nay trên thế giới, có rất nhiều giống cây cà phê, song có 4 loại
được trồng phổ biến đó là:
 Cà phê chè (ARABICA): Đây là loại cà phê quan trọng nhất, được biết đến
từ lâu đời và được phát triển rộng rãi nhất trên thế giới. Đây là loại cà phê có
chất lượng cao, thơm ngon và được thế giới ưa dung
 Cà phê vối (ROBUSTA): Loại cà phê này chỉ mới được phát hiện và đầu thế
kỷ XX ở châu Phi. Song cho tới nay đã chiếm 1/3 sản lượng tiêu thụ cà phê
của thế giới.
 Cà phê mít: Cà phê mít có phẩm chất lượng thấp nên hầu như không được
chế biến làm hàng xuất khẩu, mà chỉ dùng tiêu thụ nội địa.
 Cà phê mít dâu da: Đây là loại cà phê có nguồn gốc từ Liberia,nhưng do
năng suất thấp, chất lượng kém nên hiện nay không được trồng phổ biến.
Cà phê chồn: Đây là loại cà phê cao cấp, hiện có rất ít trên thị trường.
2. Ngành sản xuất cà phê ở nước ta:
Ở nước ta hiện nay có hai loại cà phê được trồng phổ biến, đó là cà phê
vối và cà phê chè. Với đặc điểm ưa thời tiết mát, cường độ ánh sáng thấp, cà
phê chè được trồng chủ yếu ở miền Bắc. Trái lại, cà phê vối lại được trồng phổ
biến ở các tỉnh miền Nam nơi mà thời tiết nóng, ẩm, ánh sáng dồi dào.
Cây cà phê đã được thâm nhập ở nước ta từ khá sớm song quy mô còn
nhỏ, năng suất và sản lượng thấp. Năm 1975 cả nước chỉ có hơn 18000 ha,
trong đó diện tích cho sản phẩm là 12000 ha, với năng suất 4,7 tạ/ha và sản
lượng 5600 tấn. Nhưng cho đến 35 năm sau ngày đất nước thống nhất, cây cà
phê đã nhanh chóng phát triển. Diện tích, năng suất, sản lượng và xuất khẩu
đều tăng nhanh. Hiện nay, nước ta có 530.900 ha cà phê, cho sản lượng
khoảng trên dưới 1 triệu tấn/năm.
Tây Nguyên với 4 tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng, Gia Lai và Kon Tum là khu


vực chủ lực của ngành cà phê Việt Nam. Diện tích của vùng này lên tới hơn
470000 ha, chiếm trên 90% tổng diện tích trồng cà phê của cả nước. Trong đó
diện tích, sản lượng cà phê của Đắc Lắc là lớn nhất, chiếm hơn 40% của cả
nước. Đặc biệt, với điều kiện đất đỏ bazan màu mỡ, cộng thêm đó là khí hậu
thuận lợi cho cây cà phê phát triển, cho nên ưu thế của cà phê Tây Nguyên là
rất lớn, năng suất sản lượng cao và chất lượng tốt.
Tuy nhiên, để có được năng suất cao như vậy, ngoài yếu tố "thiên
thời ,địa lợi" còn phải kể đến công sức đầu tư trong khâu giống và chăm sóc
của người nông dân. Đặc biệt, nhiều hộ gia đình bằng việc áp dụng quy trình
thâm canh cao đã cho năng suất 50-60 tạ cà phê nhân/ha.
Ngoài ra, diện tích và sản lượng cà phê ở các vùng khác trong cả nứớc
cũng được chú trọng đầu tư phát triển: ở Đông Nam Bộ, diện tích trồng cà phê
đạt 36000 ha; Miền Trung Nam Bộ đạt hơn 3000 ha và từ Quảng Trị trở ra Bắc
là 11000 ha. Đặc biệt hiện nay ở nước ta, có khoảng 70% diện tích cà phê của
cả nước đã được trồng mới từ những năm 1989. Nhờ đó mà diện tích và năng
suất đã tăng lên nhanh chóng giúp cho sản lượng cà phê nước ta tăng nhanh
trong những năm qua. Nó tạo ra mức sản lượng cà phê cao ….
II- Tình hình xuất khẩu cà phê trên thế giới
Đặc điểm của thị trường cà phê thế giới năm vừa qua là giá cả tăng mạnh vào
cuối năm. Nguyên nhân chủ yếu là thiếu nguồn cung cà phê do ảnh hưởng của
thời tiết. Một số nước xuất khẩu lớn như Colombia và các nước Trung Mỹ khác
mưa lớn kéo dài, lũ lụt, sâu bệnh khiến cho việc thu hoạch cà phê phải lùi lại.
Nguồn cung cà phê ngày càng bị thắt chặt khi Ấn Độ cũng gặp phải một năm
không mấy khả quan về sản lượng, trong khi nhu cầu nội địa cũng ngày càng
tăng cao. Mặc dù Brazil vẫn có vụ mùa bội thu song những lo lắng về hạn hán
trong vòng mấy năm trở lại đây cũng khiến cho thị trường cung cấp và tiêu
thụ không được ổn định.
Năm 2010 được coi là năm đầy biến động trong thị trường xuất khẩu cà phê
thế giới. Tổ chức cà phê Thế giới ICO đã phải điều chỉnh liên tục mức sản
lượng các nước cho đến khi thu hoạch bởi tác động của môi trường và khí hậu

đã ảnh hưởng rất lớn đến mùa màng. Mặt khác, nhu cầu cà phê trên thị trường
thế giới không ngừng tăng trong năm qua bởi cà phê ngày càng trở thành đồ
uống phổ biến ở khắp các thị trường, đặc biệt là từ những nước sản xuất.
Brazil có thể sẽ vượt Mỹ trở thành nước tiêu thụ cà phê số 1 thế giới sau 2
năm nữa. Bên cạnh đó, giá đồng đôla Mỹ có xu hướng giảm cũng là nguyên
nhân hỗ trợ cho giá cà phê trên các sàn giao dịch ngày càng cao
III-Tình hình xuất khẩu cà phê ở Việt Nam
1.Trước năm 2010:
Kể từ khi Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cà phê ra thị trường thế giới đến
nay, ngành hàng cà phê luôn đạt được mức tăng trưởng ấn tượng, trở thành
một trong năm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp.
*Các giai đoạn phát triển
Nếu như giai đoạn 1990-1995, sản lượng xuất khẩu cà phê bình quân của
nước ta chỉ đạt 123.000 tấn/năm, với kim ngạch 198 triệu USD/năm, thì đến
giai đoạn 1996-2000, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã lên mức 432 triệu
USD/năm, tăng 2,1 lần so với giai đoạn trước đó.
Chưa dừng lại ở đây, giai đoạn 2006-2009, xuất khẩu cà phê của Việt
Nam tiếp tục vươn lên khẳng định vị trí là nước xuất khẩu lớn thứ 2 trên thế
giới. Theo đó, năm 2008, xuất khẩu cà phê đã đạt mức kỷ lục với kim ngạch
2,1 tỷ USD, gấp 23,3 lần so với năm 1990. Năm 2009, do ảnh hưởng khủng
hoảng kinh tế thế giới, xuất khẩu cà phê có sụt giảm song vẫn đạt mức 1,7 tỷ
USD.
Hình1: Tình hình xuất khẩu cà phê của nước ta từ năm 1991 đến năm 2009
* Thị trường xuất khẩu truyền thống của cà phê Việt Nam
Như chúng ta đã biết, trước thập kỷ 90 các nước SNG, Đông Âu,
Singapore, Hồng Kong, Pháp, Thuỵ sĩ là những khách hàng thường xuyên của
cà phê Việt Nam. Đặc biệt, Singapore là nước nhập khẩu cà phê Việt Nam
nhiều nhất (năm 1986 nhập 7074 tấn). Song do những biến động lớn của cuộc
khủng hoảng kinh tế và chính trị trong những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ
90 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu cà phê Việt Nam làm cho sản

lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này bị giảm sút nhanh
chóng. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với thị trường Liên Xô cũ và các nước
Đông Âu. vì thế đã bị gián đoạn trong một khoảng thời gian tương đối dài.
Trong thời gian qua chúng ta cũng đã mở rộng và thâm nhập vào các thị
trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới như: Đức, Anh, Pháp, Ý, Nhật… và
đặc biệt từ năm 1994 chúng ta đã bắt đầu khai thác có hiệu quả hai thị trường
mới song đầy tiềm năng về tiêu thụ cà phê là Mỹ và Hy Lạp.
Chỉ sau 10 tháng, kể từ khi Mỹ bỏ cấm vận đối với nước ta, tổng kim ngạch
xuất khẩu cà phê của chúng ta vào thị trường này đã đạt 23 triệu USD. Và
cũng chỉ sau hai năm đầu khai thác thị trường này, kim ngạch xuất khẩu cà
phê sang Mỹ đã chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đặc biệt,
trong năm 1998 kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Mỹ đã lên tới 20,02%.
tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang 10 thị trường nhập khẩu cà
phê Việt Nam lớn nhất hiện nay( xem bảng sau):
Biểu 1: Mười thị trường xuất khẩu cà phê chủ yếu của Việt Nam
Năm 2005-2006
Nguồn: Vụ Thương Mại- Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư
2.Năm 2010
2.1. Tình hình xuất khẩu cà phê và diễn biến giá cà phê
Trong khi hầu hết các mặt hàng trong nhóm nông, lâm, thuỷ sản thời
gian qua xuất khẩu đều tăng cả về lượng và giá, thì mặt hàng cà phê lại đi theo
hướng ngược lại.
Ảnh hưởng của thời tiết đã làm sản lượng cà phê thu hoạch sụt giảm, trong khi
tình hình xuất khẩu cũng không mấy khả quan. Khối lượng xuất khẩu năm
2010 chỉ đạt 1,1 triệu tấn và giá trị thu về là 1,67 tỷ USD, giảm xấp xỉ 5% về
lượng và 3,7% về giá trị so với con số đã đạt được trong năm 2009. Hiện Việt
Nam vẫn tiếp tục là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế
giới, chỉ sau Brazil. Dưới đây là số liệu về sản lượng, giá trị và giá cà phê xuất
khẩu của Việt Nam 12 tháng năm 2010:
Biểu 2: Bảng thống kê sản lượng, giá trị và giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam

12 tháng năm 2010
Tháng Sản lượng
(nghìn tấn)
Giá trị
(triệu USD)
Giá cà phê
(USD/tấn)
Tháng 1 141 198.4
Tháng 2 76.394 110
Tháng 3 123 165 1370
Tháng 4 117 160 1263
Tháng 5 95 133 1290.1
Tháng 6 94 140
Tháng 7 89.5 137.5
Tháng 8 77.8 123.4 1745
Tháng 9 102.438 93.06 1755
Tháng 10 57.308 97.37 1810
Tháng 11 60 100 1945
Tháng 12 164 292
Nguồn: Vụ Thương Mại- Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư
Để dễ dàng theo dõi diễn biến tình hình xuất khẩu cà phê của nước ta trong 12
tháng qua cũng như so sánh với thời điểm cùng kì năm 2009, chúng ta hãy
cùng nhìn vào biểu đồ cột dưới đây :

×