Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

luận văn kế toán THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI HƯNG PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.14 KB, 62 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước đã có
những đổi mới sâu sắc và toàn diện, và tạo ra những chuyển biến tích cực cho
sự tăng trưởng, phát triển nền kinh tế, đã từng bước chuyển từ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN,
điều đó càng chi phối mạnh mẽ hoạt động của các doanh nghiệp trong một
môi trường cạnh tranh mới.
Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế Thế Giới và khu
vực BRA, AET, WTO…. Kinh tế Việt Nam đang từng bước khắc phục những
khó khăn và nâng cao thế mạnh, vươn lên thành nước công nghiệp.
Thực tế sau nhiều năm thực hiện đường lối đổi mới với mô hình kinh
tế tổng quát là xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần,Việt Nam từ một nước
tăng trưởng thấp, tích luỹ phần lớn nhờ vào vay mượn bên ngoài, đến nay đã
trở thành một nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực, tạo được khả
năng tích luỹ và đầu tư phát triển kinh tế.
Để kinh doanh ổn định và ngày càng phát triển, các doanh nghiệp
luôn xem trọng và cải tiến bộ máy kế toán cho phù hợp với xu thế phát triển
kinh tế. Bởi thông tin kế toán rất cần thiêt cho nhà quản trị đề ra chiến lược và
quyết định kinh doanh. Bộ máy kế toán sẽ xác định đúng nhu cầu cần huy
động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ, lựa chọn phương thức đòn bẩy kinh doanh
để huy động vốn, để nguồn vốn bảo toàn và phát triển, nâng cao thu nhập của
công ty… Bộ máy kế toán thực hiện được mục tiêu công cụ quản lý kinh
doanh.
Kết quả kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp.
Bởi vậy, tổ chức bộ máy kế toán bán hàng và xác định kết quả luôn được các
doanh nghiệp chú trọng. Qua thời gian học tập tại trường và thực tập tại công
ty TNHH sản xuất và dịch vụ thương mại Hưng Phúc, em thu nhập được một
1
số thông tin cơ bản về công ty cũng như về công tác kế toán tại đây để tổng
hợp và viết báo cáo thực tập tổng hợp.


Báo cáo tổng hợp gồm 3 phần chính:
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI HƯNG PHÚC.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG
TY TNHH SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI HƯNG PHÚC
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN
HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI HƯNG PHÚC.
2
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁN
HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG
MẠI HƯNG PHÚC.
1.1. Đặc điểm hoạt động bán hàng của Công ty TNHH sản xuất và
dịch vụ thương mại Hưng Phúc.
1.1.1. Danh mục hàng bán của Công ty
Do công ty là một chi nhánh của công ty TNHH nestle Việt Nam, được
tổng công ty phân phối sản phẩm để phát triển tại thị trường trong nước nói
chung và thị trường tại Thái Bình nói riêng, nên các sản phẩm công ty kinh
doanh là các mặt hàng do công ty mẹ cung ứng. các sản phẩm của Nestle gồm
các dòng sản phẩm chính như:
o Bánh kẹo: như bánh xốp kitkat
o Bánh ngũ cốc ăn sáng: Corn Flakes, Honney stars, Koko krunch
o Cà phê: như Nescafe 3in1, Nescafe Việt, Nescafe Redcup
o Nước uống đóng chai: lavie
o Sản phẩm dinh dưỡng y học: Isocal, Nutren Diabetes, Nutren
Fibke
o Sản phẩm sữa: sữa giành cho bà mẹ mang thai và cho con bú
MOM $ Me. Sản phẩm giành cho trẻ nhỏ từ 1 đến 3 tuổi: lactogen Gold 3,
Nan Pro 3, Nestle Gấu
o Thực phẩm: hạt nem Maggi, nước tương Maggi, dầu hào Maggi
o Thức uống: milo, trà chanh Nestea

Tuy được phân phối nhiều sản phẩm nhưng qua việc ngiên cứu thị
trường các sản phẩm được chú trọng phát triển trong suốt những năm gần đây
là milo và các sản phẩm từ sữa. hai dòng sản phẩm này cho doanh thu mỗi
tháng lên đến khoảng hơn 5 tỷ đồng và đó cũng là hai sản phẩm được kinh
doanh chủ yếu tại công ty. hiện tại công ty cũng đang chú trọng phát triển
thêm các sản phẩm café và thực phẩm. vì theo ngiên cứu hiện tại các dòng sản
phẩm đó đang có doanh thu chiếm tỉ trọng tăng mạnh so các mặt hàng khác.
1.1.2. Thị trường và bạn hàng chủ yếu của Công ty
3
Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ thương mại Hưng Phúc có thị trường
vẫn còn hạn chế. Chỉ tập trung thị trường trên tỉnh Thái Bình, và chưa thật tận
dụng hết tiềm năng mở rộng thị trường khi chủ yếu thiết lập mối quan hệ bạn
hàng với các cửa hàng siêu thị ở thị chấn mà những cửa hàng lẻ lại chưa thiết
lập triệt để. Do hạn chế về phương tiện vận chuyển và nhu cầu chưa cao ở
từng vùng xa thành phố nên công ty vẫn chưa xâm nhập mạnh vào thị trường
trong khu vực.chưa quảng bá hình ảnh công ty mạnh mẽ đến các đại lý để đẩy
mạnh công tác marketing giúp mnowr rộng thị trường. Nhưng công ty có rất
nhiều mối quan hệ lâu năm và bạn hàng trung thành hàng tháng tiêu thụ với
số lượng hàng lớn như các đại lý, cửa hàng lớn, các siêu thị và các trường
mầm non tại khu cực tỉnh thành. là nguồn tiêu thụ chính cho công ty, ngoài ra
công ty còn những cửa hàng bán lẻ, các cửa hàng và nhiều nơi tiêu thụ công
ty Hưng Phúc.
Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ thương mại Hưng Phúc do là công ty
độc quyền dòng sữa Nestle trên tỉnh Thái Bình nên công ty có lợi thế hơn về
uy tín của Công ty TNHH Nestle Việt Nam. Có uy tín trên toàn thế giới về
lịch sử hoạt động và chất lượng sản phẩm hơn 200 năm nên người tiêu dùng
tuyệt đối yên tâm. Đó là ưu điểm để công ty Hưng Phúc phát triển hơn về thị
trường và bạn hàng kinh doanh. Ngoài ra công ty mẹ thường xuyên có những
đợt khuyến mại lớn vào các dịp lễ lớn để thúc đấy tiêu dùng cũng đã góp phần
làm mở rộng thị trường tiêu thụ cho công ty.

1.1.3. Phương thức bán hàng được áp dụng tại Công ty
Trong nền kinh tế thị trường, việc bán sản phẩm, hàng hoá của các doanh
nghiệp được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau, theo đó các sản
phẩm hàng hoá vận động từ doanh nghiệp đến tay các hộ tiêu dùng cuối cùng.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản phẩm hàng hoá tiêu thụ mà doanh nghiệp có thể
sử dụng một trong các phương thức sau:
1.1.3.1. Bán buôn qua kho.
4
Đây là hình thức bán buôn mà hàng hoá bán được xuất ra từ kho của
doanh nghiệp. Theo phương thức này có 2 hình thức bán buôn:
* Bán buôn qua kho bằng cách giao hàng trực tiếp: theo hình thức này,
bên mua đại diện đến kho doanh nghiệp thương mại để nhận hàng. Doanh
nghiệp xuất kho hàng hoá giao trực tiếp cho đại diện bên mua ký nhận đủ
hàng, bên mua đã thanh toán hoặc chập nhận thanh toán, hàng hoá được xác
nhận là tiêu thụ.
* Bán buôn qua kho bằng cách chuyển thẳng hàng: Theo hình thức này,
căn cứ vào hợp đồng đã ký kết, doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hoá
bằng phương tiện vận tải của mình hay thuê ngoài chuyển đến giao cho bên
mua tại một địa điểm đã được thoả thuận giữa hai bên. Hàng hoá chuyển bán
vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại, số hàng này được xác
nhận là tiêu thụ khi nhận được tiền của bên mua thanh toán hay chấp nhận
thanh toán.
1.1.3.2 Bán buôn vận chuyển thẳng.
Đây là hình thức bán buôn mà các doanh nghiệp thương mại sau khi
mua hàng, nhận hàng mua về không nhập kho mà chuyển thẳng cho bên mua.
Phương thức này được thực hiện theo các hình thức:
* Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán.
Theo hình thức này, doanh nghiệp không tham gia vào việc thanh toán
tiền mua hàng bán hàng với người mua, người bán. Doanh nghiệp chỉ thực
hiện việc môi giới: sau khi tìm được nguồn hàng, thoả thuận giá cả số lượng

(dựa trên cơ sở giá cả số lượng trong đơn đặt hàng của người mua) doanh
nghiệp tiến hành bàn giao hàng ngày tại kho hay địa điểm giao hàng của
người bán và người mua có trách nhiệm thanh toán với người bán chứ không
phải với doanh nghiệp. Như vậy, hàng hoá trong trường hợp này không thuộc
sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp được hưởng hoa hồng môi giới.
*Bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán.
5
Theo hình thức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng chuyển
hàng đi bán thẳng cho bên mua tại một địa diểm đã thoả thuận. Hàng hoá lúc
này vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Chỉ khi bên mua thanh toán hoặc khi
doanh nghiệp nhận được giấy biên nhận hàng và bên mua chấpnhận thanh
toán thì hàng hoá được xác nhận là tiêu thụ. Trong trương hợp này, doanh
nghiệp tham gia thanh toán với cả hai bên: Thu tiền bán hàng của người mua
và trả tiền mua hàng cho người bán.
1.1.3.3 Phương thức bán lẻ:
Đây là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng.
*Hình thức bán hàng thu tiền tập trung:
Theo hình thức này nhiệm vụ thu tiền của người mua và giao hàng cho
người mua tách rời nhau. Mỗi quầy hàng có một nhân viên thu tiền mua hàng
của khách hàng, viết hoá đơn hoặc tích kê giao hàng cho khách để khách hàng
đến nhận ở quầy hàng do nhân viên bán hàng giao. Hết ca, hết ngày bán hàng,
nhân viên bán hàng căn cứ vào hoá đơn hoặc kiểm kê hàng hoá tồn quầy để
xác định số lượng hàng hoá bán trong ca, trong ngày và lập báo cáo bán hàng.
Nhân viên thu tiền và nộp tiền cho thủ quỹ và làm giấy nộp tiền.
*Hình thức bán hàng thu tiền trực tiếp:
Theo hình thức này, nhân viên bán hàng thu tiền trực tiếp của khác và
giao hàng cho khách. Hết ca, hết ngày bán hàng, nhân viên bán hàng nộp tiền
cho thủ quỹ và lấy giấy nộp tiền bán hàng. Sau đó nhân viên bán hàng kiểm
kê hàng tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ca, trong ngày và
lập báo cáo bán hàng.

6
*Hình thức bán hàng trả góp:
Theo hình thức này, người mua được trả tiền mua hàng thành nhiều lần.
Doanh nghiệp thương mại ngoài số tiền thu theo giá bán hàng còn thu thêm ở
người mua một khoản tiền lãi vì trả chậm.
1.1.3.4 Phương thức bán hàng qua đại lý.
- Đối với bên giao đại lý:
Hàng giao cho đơn vị đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
và chưa xác dịnh là đã bán. Doanh nghiệp chỉo hạch toán vào doanh thu khi
nhận được tiền toán của bên nhận đại lý hoặc đã được chấp nhận thanh toán.
Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt
(nếu có) trên tổng giá trị hàng gửi bán đã tiêu thụ mà không được trừ đi phần
hoa hồng đã trả cho bên nhận đại lý. Khoản hoa hồng doanh nghiệp đã trả coi
như là phần chi phí bán hàng được hạch toán vào tài khoản 641.
*Đối với bên nhận đại lý:
Số hàng nhận đại lý không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng
doanh nghiệp có trách nhiệm phải bảo quản, giữ gìn, bán hộ. Số hoa hồng
được hưởng là doanh thu trong hợp đồng bán hộ của doanh nghiệp.
1.1.3.5 Phương thức hàng đổi hàng.
Trường hợp này khác với các phương thức bán hàng trên là người mua
không trả bằng tiền mà trả bằng vật tư, hàng hoá. Việc trao đổi hàng hoá
thường có lợi cho cả hai bên vì nó tránh được việc thanh toán bằng tiền, tiết
kiệm được vốn lưu động, đồng thời vẫn tiêu thụ được hàng hoá.
Theo phương thức này căn cứ vào hợp đồng kinh tế mà các doanh
nghiệp đã ký kết với nhau, hai bên tiến hành trao đổi hàng hoá của mình cho
nhau trên cơ sở ngang giá. Trong trường hợp này hàng gửi đi coi như bán và
hàng nhận về coi như mua.
1.2. Tổ chức quản lý hoạt động bán hàng của Công ty
Các mặt hàng mà công ty kinh doanh rất đa dạng bao gồm nhiều chủng
loại, mẫu mã khác nhau trong đó mặt hàng kinh doanh chủ yếu là các sản

7
phẩm về sữa bột trẻ em của. Việc quản lí hàng hoá được áp dụng theo phương
pháp kê khai thường xuyên. Hàng hoá xuất kho được tính theo phương pháp
thực tế đích danh, hàng xuất thuộc lô hàng nhập nào thì tính theo giá nhập của
lô đó. Do sự đa dạng về chủng loại (có tới hàng trăm loại hàng khác nhau ) và
số lượng hàng tồn kho rất lớn nên công ty cũng không có điều kiện để lập báo
cáo nhập xuất tồn kho hàng tháng. Tuy nhiên để đảm bảo yêu cầu quản lí
hàng hoá chặt chẽ cứ 6 tháng 1 lần công ty tiến hành kiểm kê lại toàn bộ hàng
hoá, đánh giá lại chất lượng hàng tồn cũng như điều chỉnh lại giá trị hàng tồn
theo giá thị trường và lập báo cáo kiểm kê hàng hoá. Công ty chú trọng rất
nhiều đến việc quản lý hàng tồn kho và chất lượng sản phẩm để đảm bảo uy
tín và không bị hao hụt sản phẩm. Công việc quản lý chủ yếu do thủ kho đảm
nhiệm, công việc nhập xuất được kiểm tra can thận khi giao hàng hay chứng
từ số lượng phải dược đảm báo chính sác, trùng khớp với số hàng xuất nhập.
Công tác tổ chức quản lý bộ phận bán hàng tại công ty TNHH sản xuất và
dịch vụ thương mại Hưng Phúc tương đối chặt chẽ và nghiêm ngặt, đảm bảo
công tác quản lý tốt, ngày càng hiệu quả hơn. Tránh được việc thất thoát thiếu
hụt hàng hóa.

8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY
TNHH SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI HƯNG PHÚC.
2.1 Kế toán doanh thu.
2.1.1 kế toán hàng gửi đi bán.
2.1.1.1 Nội dung hàng gửi đi bán tại công ty Hưng Phúc.
Tài khoản sử dụng
TK 157 - hàng gửi đi bán
 Bên nợ:
- Trị giá hàng hóa, thành phẩm đã gửi cho khách hàng, hoặc gửi bán đại
lý, ký gửi; gửi cho các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc;

- Trị giá dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng, nhưng chưa được xác định
là đã bán;
- Cuối kỳ kết chuyển trị giá hàng hóa, thành phẩm đã gửi bán chưa được
xác định là đã bán cuối kỳ
 Bên Có:
- Trị giá hàng hóa, thành phẩm gửi đi bán, dịch vụ đã cung cấp được
được xác định là đã bán;
- Trị giá hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã gửi đi bị khách hàng trả lại;
- Đầu kỳ kết chuyển trị giá hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi bán, dịch vụ
đã cung cấp chưa được là đã bán đầu kỳ (Trường hợp doanh nghiệp kế toán
hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
 Số dư bên Nợ:
Trị giá hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi, dịch vụ đã cung cấp chưa được
xác định là đã bán trong kỳ.
Một số quy định khi hạch toán hàng gửi đi bán tại công ty TNHH sản
xuất và dịch vụ thương mại Hưng Phúc:
- Chỉ phản ánh vào Tài khoản 157 “Hàng gửi đi bán” trị giá của hàng
hóa, thành phẩm đã gửi đi cho khách hàng, gửi đi bán đại lý, ký gửi, gửi cho
các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc để bán, dịch vụ đã hoàn thành bàn
9
giao cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng, nhưng chưa
được xác định là đã bán.
- Hàng hóa, thành phẩm phản ánh trên tài khoản này vẫn thuộc quyền
sở hữu của đơn vị, kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng loại hàng hóa,
thành phẩm, từng lần gửi hàng từ khi gửi đi cho đến khi xác định là đã bán.
- Tài khoản 157 có thể mở chi tiết để theo dõi từng loại hàng hoá,
thành phẩm gửi đi bán, dịch vụ đã cung cấp cho từng khách hàng, cho từng cơ
sở nhận đại lý.
2.1.1.1Một số nghiệp vụ phát sinh chủ yếu tại công ty Hưng PHúc
NV1. Công ty gửi hàng đi bán cho đại lý Sao Sáng trị giá 30.000.000

ngày 2/8/13, đại lý thanh toán trả sau theo hóa đơn 07486.
Nợ TK 157: 30.000.000
Có TK 156: 30.000.000
NV2. Đại lý Minh Quang đã hoàn thành bàn giao cho khách và xác
nhận đã bán trong kỳ trị giá lô hàng là 75.000.0000 chưa tính thuế GTGT
10% ngày 10/8/13 hóa đơn số 07821
Nợ TK 131: 82.500.000
Có TK 511: 75.000.000
Có TK 3331: 7.500.000
NV3. Ngày 24/8/13 cửa hàng Thành Trung trả lại số hàng gửi bán kỳ
trước trị giá 24.000.000 do cửa hàng không tiếp tục kinh doanh
Nợ TK 156: 24.000.000
Có TK 157: 24.000.000
10
Công ty TNHH sản xuất và
DV TM Hưng Phúc
Mẫu số B02 – DN
Ban hành QĐ số 15/2006
Địa chỉ: 136- lý bôn – TP. Thái bình QĐ-BTC ngày 20/03/2006
của bộ trưởng BTC
Sổ theo dõi hàng gửi đi bán
Tháng 8 năm 2013
Số hiệu: 157
Đơn vị: 1000đ
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ
ghi sổ
DIỄN GIẢI

Số hiệu
TK
ĐƯ
Thu Chi Tồn
Số
hiệu
Ngày
Tháng
- Số dư đầu tháng:
…… …
2/8 2/8 Công ty gửi hàng đi
bán cho đại lý Sao
Sáng
156 30.000
10/8 10/8 Đại lý Minh Quang đã
xác nhận bàn giao
131 82.000
24/8 24/8 Cửa hàng Thành Trung
trả lại hàng gửi bán
156 24.000
… … …. ………… … ……… … ………
k/chuyển thu nhập
khác vào TK911
911
Cộng số phát sinh:
Số dư cuối kỳ:
Ngày 31 tháng 8 năm 2013
Người ghi sổ Kế toán trưởng TỔNG GIÁM ĐỐC
(Ký tên và đóng dấu)
2.1.2 Kế toán giá vốn hàng bán

2.1.2.1 Nội dung giá vốn bán hàng tại công ty Hưng Phúc
11
Tài khoản sử dụng:
 Bên Nợ:
+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ;
+ Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường
và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng
bán trong kỳ;
+ Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi
thường do trách nhiệm cá nhân gây ra;
+ Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không
được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành;
+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Chênh lệch giữa số dự
phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập
năm trước chưa sử dụng hết).
 Bên Có:
- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ
sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”;
- Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính
(Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm
trước);
- Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho.
 Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
Tại công ty, giá vốn hàng hoá bán được tính theo công thức:
Chứng từ sử dụng:
Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán lẻ, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
Bảng tổng hợp nhập- xuất tồn
Sổ chi tiết, sổ cái, sổ nhật ký chung
12
Giá vốn hàng

bán trong kỳ
=
Giá mua hàng
bán trong kỳ
+
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng
bán trong kỳ
Quy trình luân chuyển chứng từ giá vốn hàng bán
Ghi chú:
ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Sơ đồ 2.1: quy trình luân chuyển chứng từ giá vốn hàng bán.
2.1.2.2 Một số nghiệp vụ phát sinh
NV1. Ngày 3/8/13 xuất kho bán sữa và milo cho đại lý sữa Minh
Thành 120.000.000 theo hóa đơn số 07812. Cửa hàng thanh toán trả sau
Nợ TK 632: 120.000.000
Có TK 156: 120.000.000
NV2. Ngày 15/8/13 trường mầm non Nguyễn Đức Cảnh trả lại lô hàng
sữa milo hóa đơn 07769 đã bán ngày 17/7/13 do bị lỗi. Trị giá 4.500.000 công
ty nhập lại kho.
Nợ TK 156: 4.500.000
Có TK 632: 4.500.000
Cuối quý IV kết chuyển giá vốn hàng bán vào tài khoản 911 ngày
31/8/13.
Nợ 911: 6.407.014.092
Có 632: 6.407.014.092
Công ty TNHH sản xuất và
DV TM Hưng Phúc
Mẫu số B02 – DN
Ban hành QĐ số 15/2006

Địa chỉ: 136- lý bôn – TP. Thái bình QĐ-BTC ngày 20/03/2006
13
Sổ cái TK 632Báo cáo XĐKQKD
Đơn đặt hàng
Hóa đơn GTGT Nhật ký chung
Sổ chi tiết
TK632
của bộ trưởng BTC
Tháng 8 năm 2013 SỔ CÁI
Số hiệu: 632
Tên TK: Giá vốn hàng hóa
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ
ghi sổ
DIỄN GIẢI
Số
hiệu
TK
Số tiền phát sinh
Số
hiệu
Ngày
tháng
NỢ CÓ
- Số dư đầu tháng:
3/8 3/8 Giá vốn bán sữa
và milo
156 120.000.000

15/8 15/8 Trả lại hàng bán
156 4.500.000
…….
.
…… …… …………………
…… …………… ………….
31/8 PKT 31/8 Kết chuyển giá vốn
vào TK911
911
6.407.014.092
Cộng số phát
sinh:
6.407.014.092 6.407.014.092
Số dư cuối kỳ:
0
- Sổ này có …. trang, đánh số từ trang 01 đến trang
- Ngày mở sổ : Ngày1 tháng 8 năm 2013
Người ghi sổ Kế toán trưởng TỔNG GIÁM ĐỐC


Hoá đơn GTGT
Liên 1(lưu)
Ngày 5/8/2013
Số : 0052311
Đơn vị bán hàng: công ty TNHH sản xuất và dịch vụ thương mại Hưng Phúc
14
Địa chỉ: 136 Lý Bôn – tp. Thái Bình
Điện thoại
Họ Tên người mua: bà An
Đơn vị

Địa chỉ
Hình thức thanh toán: Tiền mặt
đvt : 1000đ
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT 11.500
Tổng cộng thanh toán 126.500
Số tiền viết bằng chữ : một trăm hai mươi sáu triệu năm trăm nghìn đồng
chẵn
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
2.1.3 Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu
2.1.3.1 Nội dung kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại
công ty Hưng Phúc.
Thời điểm ghi nhận doanh thu:
Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng thỏa mãn điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với
quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
STT Tên hàng hóa
dịch vụ
ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6=4x5
1 Gâu 123 Thùng 5 1.584 7.920
2 Gâu 456 Thùng 5 1.584 7.920
3 Nan 1( 400g) Thùng 10 1.332 13.320
4 Nan 2 ( 400g) Thùng 10 1.254 12.540
5 Nan 1 (800g) Thùng 5 1.564 7.820
6 Nan 2 (800g) Thùng 5 1.496 7.480
7 Milo Bịch 10 276 2.760
… …. … … … ….
Cộng tiền hàng 115.000
15
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người

sở hữu
hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán
hàng.
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ khi thõa mãn điều
kiện:
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế
toán.
- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành
giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
Phương pháp xác đinh doanh thu thuần
- Doanh thu thuần phát sinh từ các giao dịch được xác định bằng giá
trị hợp lý nhất các khoản đã được hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản
chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại và các
khoản thuế xuất khẩu, tiêu thụ đặc biệt, GTGT ( nếu có).
- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ thuế, “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” được phản ánh
theo giá tiền chưa có thuế GTGT.
- Doanh thu bán hàng (kể cả doanh thu bán hàng nội bộ) phải được
hạch toán chính xác, đầy đủ kết quả kinh doanh của những mặt hàng khác nhau.
Trong đó doanh thu bán hàng nội bộ là những doanh thu của những hàng hóa
cung cấp lẫn nhau giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một Công ty.
16
- Trường hợp bán hàng theo phương thức trả góp thì doanh nghiệp
ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay, phần lãi trả chậm ghi vào
doanh thu hoạt động tài chính

- Đối với trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền thuê của
nhiều năm thì doanh thu cung cấp dịch vụ ghi nhận của năm tài chính là số
tiền cho thuê được xác định trên cơ sở lấy toàn bộ tổng số tiền thu được chia
cho số năm thuê tài sản.
- Các khoản giảm trừ doanh thu như: Chiết khấu thương mại, giảm
giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phải trả được hạch toán riêng. Căn cứ vào nội
dung của từng khoản mục này để hạch toán váo các khoản quy định và làm
căn cứ xác định doanh thu thuần.
- Nếu trong kỳ doanh nghiệp đã viết hóa đơn và thu tiền khách hàng
nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua thì chưa được coi là
tiêu tiêu thụ và không được ghi vào tài khoản doanh thu mà chỉ ghi vào bên
có của tài khoản 131 về khoản đã thu của khách hàng. Khi giao cho khách
hàng rồi mới ghi vào tài khoản doanh thu.
Tài khoản sử dụng
TK 511- “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng
hoá,dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ
Kết cấu tài khoản
 Bên nợ
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh
thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp cho khách
hàng và đã được xác định là đã bán trong kỳ kế toán;
- Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo
phương pháp trực tiếp;
- Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;
17
- Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ;
- Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ;
- Kết chuyển doanh thu thuần vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh
doanh”.

 Bên Có:
Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp
dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ
- TK 511 không có số dư và được chi tiết thành 4 tài khoản cấp hai:
 TK 5111 “Doanh thu bán hàng hoá”
 TK 5112 “Doanh thu bán các sản phẩm”
 TK 5113 “Doanh thu cung cấp dich vụ”
 TK 5114 “Doanh thu trợ cấp ,trợ giá”
TK 521 “Chiết khấu thương mại”
Công ty tiến hành chiết khấu thương mại cho những khách hàng mua
với số lượng lớn, những khách hàng quen, sử dụng lâu năm dịch vụ của công
ty. Đối với những khách hàng này công ty sẽ có một khung giá riêng
Kết cấu tài khoản
 Bên nợ : Các khoản chiết khấu thương mại thực tế phát sinh
trong kỳ
 Bên có : Kết chuyển toàn bộ khoản chiết khấu thương mại sang
TK 511
TK 512 không có số dư
TK 531 “Hàng bán bị trả lại”
Hàng bị trả lại thường là những sản phẩm không đúng về tiêu chuẩn
chất lượng, khối lượng, kích thước theo đơn đặt hàng của khách hàng . hàng
bị trả lại phải có văn bản đề nghị của bên mua ghi rõ lý do trả lại hàng, số
lượng hàng bị trả phải kèm theo hóa đơn.
Sau khi kiểm tra số hàng do khách hàng trả lại đúng với những gì ghi
trên văn bản thì công ty tiến hành nhập lại kho hàng bị trả lại và định khoản
18
doanh thu hàng bị trả lại, đồng thời phản ánh số tiền trả lại cho khách hàng
giá trị doanh thu hàng bị trả về bao gồm cả thuế GTGT. Cuối kỳ kết chuyển
hàng bị trả lại vào TK 511

Kết cấu tài khoản
 Bên nợ : Trị giá của hàng bán bị trả lại đã trả tiền cho người mua
hoặc tính trừ vào nợ phải thu của khách hàng về số sản phẩm hàng hoá bán ra
 Bên có : Kểt chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại vào bên nợ của
TK 511 hoặc TK 512
TK 531 không có số dư
TK 532 “ Giảm giá hàng bán”
Do sự thỏa thuận giữa công ty và khách hàng, công ty tiến hành giảm giá
cho khách hàng, đồng thời khách hàng phải có văn bản đề nghị giảm giá vì
sản phẩm hay dịch vụ công ty cung cấp kém chất lượng, không đúng quy
cách, hay không đúng thời hạn ghi trên hợp đồng.
Kết cấu tài khoản
 Bên nợ: Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận cho người mua
hàng
 Bên có: Kết chuyển toàn bộ khoản giảm giá hàng bán sang TK
511
TK 532 không có số dư
TK 333 – thuế và các khoản nộp nhà nước
 Bên Nợ:
- Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ;
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào Ngân sách Nhà
nước;
- Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp;
- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá.
 Bên Có:
- Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp;
19
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà
nước.
Số dư bên Có:

Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào ngân sách Nhà
nước.
Ngoài ra còn một số tài khoản liên quan như 512,111, 112,
Phương pháp tính thuế GTGT áp dụng tại công ty
Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và hạch toán hàng
tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.Tất cả các loại hàng hoá đều
chịu thuế suất 10%. Thuế GTGT phải nộp xác định theo công thức.
Số thuế phải nộp = thuế GTGT đầu ra – thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT đã thanh toán ghi trên hoá
đơn GTGT mua hàng hoá dịch vụ , ghi trên biên lai nộp thuế GTGT hàng
nhập khẩu
Chứng từ dùng gồm có hoá đơn GTGT, hóa đơn kiêm phiếu xuất kho,
phiếu thu phiếu chi tiền mặt,giấy báo có, báo nợ ngân hàng
2.1.3.2 Một số nghiệp vụ phát sinh
Hoạch toán một số nghiệp vụ kế toán doanh thu
NV1.Ngày 6/8/13 công ty xuất kho bán các mặt hàng cho siêu thị
Lan Anh 140.000.000 chưa thuế GTGT 10% hóa đơn số 07543. khách hàng
chuyển khoản thanh toán ngay.
Nợ 1121: 154.000.000
Có 5111: 140.000.000
Có 3331: 14.000.000
Thuế GTGT
đầu ra
= Giá tính thuế của
đầu ra
x Thuế suất thuế GTGT
20
NV2. Ngày 8/8/13 xuất kho bán 93.150.000 tiền hàng sưã cho đại lý
sữa Mỹ Vân chưa thuế GTGT 10% theo hóa đơn 07564. Khách hàng trả tiền
ngay bằng tiền mặt.

Nợ 1111: 120.465.000
Có 5111: 93.150.000
Có 3331: 93150000
NV3. Ngày 15/8/13 xuất kho bán cho siêu thị Khoa Huệ 65.000.000
chưa có thuế GTGT 10% theo hóa đơn số 07832. Khách hàng chưa thanh toán
tiền mua hàng.
Nợ 131: 71.500.000
Có 5111: 65.000.000
Có 3331: 6.500.000
NV4. Ngày 21/8/13 cửa hàng Hoa Mai thanh toán 236.142.000 còn lại
theo hợp đồng kinh tế đã ký kết ngày 25/07/2008 bằng tiền chuyển khoản,
thuế GTGT 10%.
Nợ 112: 259.756.200
Có 5112: 236.142.000
Có 3331: 23.614.200
21
Hạch toán một số nghiệp vụ kế toán giảm trừ doanh thu
NV1. Ngày 05/8/13 công ty mua một lô hàng của công ty có
tổng trị giá 115.454.500 đồng, thuế GTGT 10%. Do mua với số lượng lớn
công ty đã chiết khấu cho bên mua 2% trên giá bán. Kế toán hạch toán:
Ghi nhận doanh thu:
Nợ 131: 126.999.950
Có 5111: 115.545.500
Có 3331: 11.554.550
Số tiền chiết khấu được hưởng:
Nợ 521: 2.309.090
Nợ 3331: 230.909
Có 1111: 2.539.999
NV2. Ngày 16/8/13cChiết khấu thương mại cho công ty Việt
Hưng lô hàng theo hóa đơn số 00857 số tiền 460.800 đồng, chưa có thuế

GTGT. Thanh toán bằng tiền chuyển khoản qua ngân hàng viettinbak. Kế
toán hạch toán:
Nợ 521: 460.800
Nợ 3331: 46.080
Có 1121: 506.880
NV3. Ngày 27/8/13 siêu thị Khoa Huệ gửi văn bản đề nghị giảm
giá 2% theo giá bán chưa thuế lô hàng công ty này đặt mua theo hóa đơn
07812 do lô hàng này sai về kích thước yêu cầu. Công ty chấp nhận và thanh
toán bằng tiền mặt. kế toán hạch toán:
Nợ TK 532 : 1.300.000
Có TK 1111: 1.300.000
Cuối quý, căn cứ vào số liệu sổ cái các TK 511 kế toán thực hiện các bút
toán kết chuyển như sau:
Tổng doanh thu cung cấp hàng hóa và dịch vụ của công ty là:
6.994.482.803
22
Cuối kì kế toán kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu
Nợ TK 511: 18.606.067
Có 521: 8.169.527
Có 531: 4.204.167
Có 532: 10.436.539
Doanh thu thuần = 6.994.482.803-18.606.067= 6.975.876.737
Cuối kì kế toán kết chuyển doanh thu về TK911 để xác định kết quả
kinh doanh
Nợ TK 5111: 6.975.876.737
Có TK911: 6.975.876.737
TK 521 TK511 TK111, 112, 131

8.169.527
6.994.482.803

TK 531
4.204.167

TK 532
10.436.539
TK 911
6.975.876.737
Sơ đồ 2.2 kết chuyển doanh thu TK 911 tại công ty Hưng Phúc
23
Công ty TNHH sản xuất và
DV TM Hưng Phúc
Mẫu số B02 – DN
Ban hành QĐ số 15/2006
Địa chỉ: 136- lý bôn – TP. Thái bình QĐ-BTC ngày 20/03/2006
của bộ trưởng BTC
Tháng 8 năm 2013 SỔ CÁI
Số hiệu: 511
Tên TK: Doanh thu
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ
ghi sổ
DIỄN GIẢI
Số
hiệu
TK
ĐƯ
Số tiền phát sinh
Số

hiệu
Ngày
tháng
NỢ CÓ
- Số dư đầu tháng:
- Số PS trong tháng:
BC 01 Doanh thu bán sữa 112
140.000.000
PT 03 Doanh thu bán hàng 111
93.150.000
07812 Doanh thu bán hàng 131
65.000.000
BC15 Doanh thu bán hàng 112
236.142.000
… …… … …………………… …….
…………… ……………
PKT Kết chuyển khoản
giảm trừ doanh thu
521 8.169.527
PKT Kết chuyển khoản
giảm trừ doanh thu
531 4.204.167
PKT Kết chuyển khoản
giảm trừ doanh thu
532 10.436.539
PKT K/chuyển doanh
thu thuần
911
6.975.876.737
Cộng số phát sinh:

6.994.482.803 6.994.482.803
Số dư cuối kỳ:
0
- Sổ này có …. trang, đánh số từ trang 01 đến trang
- Ngày mở sổ : Ngày 1 tháng 8 năm 2013
Người ghi sổ Kế toán trưởng TỔNG GIÁM ĐỐC
( Đóng dấu và ký)
24
Công ty TNHH sản xuất và
DV TM Hưng Phúc
Mẫu số B02 – DN
Ban hành QĐ số 15/2006
Địa chỉ: 136- lý bôn – TP. Thái bình QĐ-BTC ngày 20/03/2006
của bộ trưởng BTC
Sổ theo dõi doanh thu bán hàng
năm 2013
Đơn vị tiền: 1.000 đ
Chứng từ Mã
khách
Số tiền
Tài
khoản
Doanh thu Thanh toán
chậm
Sổ Ngày Nợ Có
Thanh toán
ngay
Tiền
mặt
Tiền

GNH
……………. …… …… ………… …. …. ……. ……… …………
00754363 YA 5 140.000 112 511 140.000
007543365 XA 10 93.150 111 511 93.150
007543366 B A 20 65.000 131 511 65.000
077543368 MQ 15 236.142 112 511 236.142
…. …. …. …. …. …. …. …. ….
Cộng
Ngày 31 tháng 8 năm 2013
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
Công ty TNHH sản xuất và
DV TM Hưng Phúc
Mẫu số B02 – DN
Ban hành QĐ số 15/2006
Địa chỉ: 136- lý bôn – TP. Thái bình QĐ-BTC ngày 20/03/2006
của bộ trưởng BTC
Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra
25

×