Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giúp HS học tốt môn TĐN trong môn âm nhac...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.53 KB, 4 trang )

PHÒNG GD & ĐT CÀNG LONG
TRƯỜNG THCS TÂN AN
*****
Sáng kiến kinh nghiệm:
I/. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật , gắn bó mật thiết với đời sống xã hội. Âm nhạc trở thành
nhu cầu không thể thiếu đối với mọi tầng lớp trong mọi lứa tuổi. Tuy nhiên nghe âm nhạc thì rất
dễ nhưng làm thế nào để hiểu được âm nhạc , giải mã được những kí hiệu âm nhạc lại là một điều
không dễ chút nào, đặc biệt là học sinh trường THCS nói chung và ở trường THCS Tân An nói
riêng. Việc học môn âm nhạc của các em còn gặp nhiều khó khăn do đa số học sinh của trường ở
vùng sâu, các em chưa từng được học nhạc . Vã lại môn âm nhạc là một môn mới đưa vào
chương trình học ở phổ thông. Do đó, đối với các em còn quá mới lạ, các em chưa nhanh chóng
tiếp thu được hết.
Trong môn học âm nhạc ở Trường THCS mà Bộ giáo dục đưa vào các trường giảng dạy
gồm 3 phân môn: Học hát, nhạc lí – TĐN và âm nhạc thường thức. Tong 3 phân môn thì mỗi
phân môn có một nội dung và ý nghĩa riêng, có cái hay riêng của nó. Theo nhận xét của tôi là
một giáo viên dạy môn âm nhạc ở trường THCS Tân An có nhận xét đối với 3 phân môn trên thì
các em thích học nhất và tiếp thu nhanh nhất là phân môn học hát và âm nhạc thường thức. Riêng
môn học đọc nhạc thì các em tiếp thu còn chậm và nhận biết nốt nhạc chưa linh hoạt, chưa biết
cách giải mã các kí hiệu ghi âm nhạc.
Nhằm giúp các em giải quyết những khó khăn trong việc học phân môn TĐN , tôi đã chọn
đề tài này với mục tiêu là đưa các em học tốt hơn và ham học hơn ở phân môn này , một phần
giúp các em hiểu thêm về tác dụng của phân môn TĐN.
II/. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Âm nhạc trong trường THCS là môn học mới, có mức độ nhất định về nội dung. Âm nhạc
ở trường THCS không phải là chuyên nghiệp mà chỉ giúp các em biết hát và có thể giải toả tâm
lý cho học sinh sau những tiết học nững môn học khác căng thẳng. Âm nhạc trong trường THCS
còn nhằm giáo dục văn hoá cho các em , tạo cho các em có kiến thức cơ bản về âm nhạc và phát
triển hơn đối với những học sinh có năng khiếu . Đồng thời tạo cơ sở hình thành nhân cách đạo
đức, đưa các em hướng đến cái chân – thiện – mĩ.
Trên cơ sở vừa học hỏi , vừa giảng dạy bộ môn âm nhạc ở trường THCS Tân An. Tôi nhận


thấy học sinh ở trường còn lúng túng trong phân môn TĐN. Từ đó tôi đã rút kinh nghiệm cho bản
thân về cách hệ thống hoá kiến thức , trật tự thời gian, tiết học phân môn TĐN cho hợp lí, để
truyền thụ kiến thức cho các em một cách khoa học và hiệu quả .
Ở lứa tuổi học sinh trường THCS là lứa tuổi ngây thơ. Do đó môn âm nhạc đối với các em
rất quan trọng, âm nhạc còn giúp cho các em nhận biết về văn hoá dân tộc , hiểu biết sâu hơn về
môn âm nhạc nước nhà. Muốn học tốt hơn môn âm nhạc thì trước hết phải biết giải mã những kí
hiệu âm nhạc. Từ đó để dạy tốt môn TĐN cho có hiệu quả , khắc phục được điều kiện khó khăn
hiện nay đúng với phân phối chương trình , mà vẫn đảm bảo được tính khoa học thực hiện theo
phương pháp mới. sau đây tôi xin đưa ra một số biện pháp và vấn đề rút ra được từ đồng nghiệp.
III/. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Âm nhạc là phương tiện hiệu quả để giáo dục nhân cách, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh.
Tuy nhiên âm nhạc trong trường THCS cũng có mức độ nhất định về mục đích của nó. Dù không
đào tạo các em thành ca sĩ chuyên nghiệp nhưng phải làm sao cho các em biết thực hiện được
những ca khúc thiếu nhi. Muốn hát được những bài hát đơn giản đó đòi hỏi các em phải biết giải
mã được những kí hiệu của âm nhạc.
1). Kích thích sự tò mò cho học sinh :
Sau khi học sinh học và nghe qua bài TĐN số 1 của chương trình phân môn TĐN ở lớp 6.
Sau khi giáo viên đọc xong bài TĐN số 1, giáo viên có thể đặt câu hỏi để các em suy nghĩ :
- “Tại sao thầy có thể hát hoặc đọc được bài TĐN này?”
- Học sinh sẽ trả lời: “Vì thầy biết nhạc”.
Vì vậy muốn hát được một bài nhạc cho tốt thì các em phải biết đọc nhạc và phải biết giải
mã các kí hiệu về âm nhạc . Muốn giải mã được các kí hiệu đó chúng ta phải học và phải biết
cách ghi nhớ những kí hiệu sao cho chính xác , khoa học.
2). Cách hướng dẫn học sinh nhớ và thực hiện nhanh cách giải mã các kí hiệu âm
nhạc:
- Thường thì học sinh chỉ nghe và nhớ 7 kí hiệu âm nhạc theo thứ tự của hàng âm tự nhiên
&
¢====r====s=====t=====u======v=====w==
===x=====y====="


Đô Rê Mi Fa Sol La xi (Đố)Đô Rê Mi Fa Sol La Si (Đố)
Nhưng nếu bảo các em viết hay đọc bất kỳ một nốt Sol hay Fa thì các em sẽ lúng túng và
không nhớ ngay được. Vậy phải làm sao sau thời gian suy nghĩ và đúc kết , tôi đã đưa ra biện
pháp ứng dụng để các em nhớ cách giải mã các kí hiệu âm nhạc .
Bài ví dụ:
- Em hãy viết lại kí hiệu âm nhạc cho các nốt sau:
&
¢==========g==============V=========
=======H=========="===
Vậy muốn viết các kí hiệu trên cho chính xác thì các em phải kẻ khuông nhạc phụ (nháp)và
viết lại hàng âm tự nhiên để so sánh và ghi lại tên nốt.
&
¢====r====s=====t=====u======v=====w==
===x=====y====="

Yêu cầu các em đọc lại tên nốt và xem các nốt nhạc cần thực hiện nằm ở vị trí nào, nhớ và
viết lại nốt ấy.
Tóm lại: Khuông nhạc chính gồm:
* Khuông nhạc chính: &
¢==========g==============V==========
======H=========="===
* Khuông nhạc phụ: &
¢====r====s=====t=====u======v=====w==
===x=====y====="
La trắng Sol đen xi đơn
Đô Rê Mi Fa Sol La xi (Đố)Đô Rê Mi Fa Sol La Si (Đố)
Đô Rê Mi Fa Sol La xi (Đố)
Tuy nhiên khi viết trở lại khuông nhạc chính các em cần lưu ý hình nốt nhạc có sự thay đổi .
Vì ở khuông nhạc phụ là nốt tròn, còn khuông nhạc chính cần viết là hình nốt trắng, đen và đơn.
*Lưu ý: Các em vẽ phần nháp, thường nhiều em viết sai nốt nhạc ví dụ như: các em viết 1-2

nốt trùng dòng hoặc các em viết nhảy dòng,… Các em cần phải xác định chính xác các kí hiệu
âm nhạc trên khuông nhạc bằng mắt nhìn , từ đó các em sẽ học phân môn TĐN tốt hơn.
Đối với một tiết tập đọc nhạc giúp các em biết đọc được các kí hiệu âm nhạc và vị trí các nốt
nhạc trên khuông nhạc , biết đọc các kí hiệu thành điệu thức . Qua đó giáo viên giải thích cho học
sinh hiểu được nhờ phân môn TĐN mà mỗi khi gặp một bảng nhạc mới lạ , ta có thể đọc và hát
lên đúng nhạc điệu.
Trong tiết TĐN tôi đã chọn ra một số bài dân ca quen thuộc mang sắc thái địa phương để dẫn
chứng và minh hoạ cho tiết dạy. Vì vậy tiết học TĐN không nhàm chán, không đơn điệu , đem lại
cho các em sự thích thú trong tiết học.
Thông qua biện pháp ứng dụng mà tôi đã đưa ra cho các em thực hiện để giải mã các kí hiệu
âm nhạc thì hầu hết các em kể cả học sinh yếu kém đều thực hiện được và đều giải mã được các
kí hiệu âm nhạc.
IV/. KẾT QUẢ:
Sau khi được học phương pháp dạy tích cực theo chương trình đổi mới và thực hiện một cách
chính xác khoa học để truyền đạt lại cho học sinh theo phương pháp trên tôi nhận thấy:
- Tiết học TĐN trở nên sinh động.
- Các em phát huy được năng khiếu cảm nhận âm nhạc của bản thân.
- Học sinh hiểu và nhớ lâu hơn cách giải mã các kí hiệu âm nhạc .
- Tự rèn luyện khả năng quan sát, phán đoán một cách chính xác.
Tóm lại: Khi thực hiện chương trình mới, phương pháp mới nếu chúng ta không có một
phương pháp thích hợp, không kích thích sự đam mê của học sinh thì thiết nghĩ tiết học sẽ không
hiệu quả cao. Tuy nhiên mỗi giáo viên đều có một phương pháp thích hợp với từng đối tượng học
sinh khác nhau.
Trên đây là vấn đề rút ra được từ việc dạy phân môn TĐN ở trường THCS Tân An. Tôi
đưa ra để cùng trao đổi với đồng nghiệp , mong được sự đóng góp , bổ sung thêm để việc giảng
dạy đạt hiệu quả cao hơn nữa.
Tân An, ngày tháng năm 20
Người báo cáo
Phaïm Thanh Toøng

×