Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Giúp HS học tốt môn Chính tả lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.41 KB, 7 trang )

Tên đề tài: MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÚP HS HỌC TỐT TIẾT
CHÍNH TẢ LỚP BỐN
I/Lời nói đầu:
Trong trường Tiểu học, chính tả là môn học rất cần thiết bởi nó có mục đích
rèn luyện cho HS viết đúng chữ Việt. Chính tả không chỉ giúp HS hiểu đúng,
viết đúng chữ Việt mà chính tả còn giúp các em thấy được sự phong phú của
Tiếng Việt. Trong thực tế, đất nước Việt Nam ta có rất nhiều dân tộc anh em
sinh sống, việc phát âm ngôn ngữ ở một số nơi còn hạn chế. Do đó, việc thống
nhất trong chuẩn mực ghi âm các tiếng cũng hết sức khó khăn, phức tạp. Đặc
biệt, trong lớp tôi đang phụ trách, việc HS viết sai chính tả đã trở thành phổ
biến. Ấy là điều làm tôi băn khoăn, suy nghĩ: Làm thế nào giúp các em có tinh
thần tích cực trong việc rèn luyện viết đúng Tiếng Việt, hạn chế những sai sót
trong từng tiết học của phân môn Chính tả lớp Bốn?

II/ Đặt vấn đề:
Với quan niệm phân môn Chính tả có vai trò rất quan trọng vì viết đúng được
chữ Việt sẽ giúp các em học tốt các môn còn lại. Hơn thế nữa, thực trạng ở lớp
tôi đa số các em không thích thú lắm khi học môn Chính tả; đối với các em việc
học môn Chính tả chẳng qua là bắt buộc. Bởi vậy tôi đã suy nghĩ và tìm ra cách
làm thế nào để các em học Chính tả với tinh thần “học mà vui – vui mà học”
nhằm tiết học đem lại hiệu quả tốt hơn. Chính vì lẽ đó mà tôi đã chọn đề tài này.
III/ Giải quyết vấn đề:
1) Khảo sát chất lượng để phân loại đối tượng HS:
Kết quả khảo sát đầu năm học, môn Chính tả lớp tôi như sau:
TSHS G % K % TB % Y % Ghi chú
25 1 4 3 12 6 24 15 60
Sau khi thống kê kết quả khảo sát đầu năm, tôi thấyốH thường hay mắc các
lỗi phổ biến như sau:
+ Về âm đầu: HS thường viết lẫn lộn các chữ cái sau đây:
• C/k: céo co, cì cọ,…
• G/gh: gi nhớ,ge thuyền, gô gề,…


• Ng/ngh: ngiêng ngã, nge ngóng,…
• S/x:dòng xông, xôi nổi,…
• D/gi: giao động, da đình,…
+ Về âm chính: HS thường viết lẫn lộn các chữ cái sau đây:
• Ai/ay/ây: bàn tai, cô dại, đi cầy, ….
• Ao/au/âu: hôm seo( sau), mầu sắc (màu), …
• ………………………………………….
+Âm cuối:
• ac/at: tóc bạt (bạc), bạc ngàn ( bạt )
• ăc/ ăt: quân giặt (giặc), giặc giũ (giặt ), ….
• Ên/ ênh: lên đênh ( lênh), bập bền (bềnh), …
Một vài kinh nghiệm giúp HS học tốt môn Chính tả lớp Bốn 1
+ Vần oa, oi: con voa ( voi), ca thi (coi), ta tàu (toa),…
• Uôn/ uông: buồn chuối ( buồng), chuồn trâu (chuồng), ….
• ……………………………………………………………..
2)Thành lập nhóm học tập:
Dựa trên cơ sở chất lượng đã khảo sát, tôi tiến hành phân loại HS theo
nhóm đối tượng học lực môn và chia nhóm học tập theo hai loại; nhóm học ở
lớp (dựa vào yếu tố ngồi cạnh nhau) và nhóm học ở nhà (dựa vào yếu tố nhà
gần nhau). Chọn nhóm trưởng, hướng dẫn cách làm việc cho từng nhóm trưởng,
lập kế hoạch và biết chỉ đạo để nhóm hoạt động. Nhất là việc quản lý nhóm, các
em luôn nhắc nhở các bạn đem đầy đủ dụng cụ học tập, kiểm tra chặt chẽ việc
làm bài tập và việc chuẩn bị cho tiết học sau ở nhà. Bên cạnh các em luôn theo
dõi các bạn trong nhóm hoạt động như thế nào trong từng tiết học. Đối với các
nhóm học ở nhà, các nhóm trưởng là những em học tương đối khá trong lớp để
các em có thể nhắc nhở, động viên và giải thích những thắc mắc của các bạn
trong khi làm bài. Có vấn đề gì các em giải quyết không được thì ghi lại để đến
lớp hỏi cô giáo.
3)Lập sổ tay Chính tả cho GV và HS:
a)Sổ tay Chính tả của GV:

Để tiết dạy đạt được kết quả, tôi có suy nghĩ lập được một sổ tay cho bản thân
để ghi những kiến thức trọng tâm cần truyền đạt cho HS. Trong mỗi bài, tôi xem
có những yêu cầu gì tôi soạn ra các tiếng từ đơn giản đến phức tạp. Dựa vào bài
tập của từng bài để rút ra những quy tắc thông thường. Đựac biệt, tôi tìm hiểu
thêm ở từ điển Việt- Việt để hiểu nghĩa các từ,vận dụng phương pháp so sánh
hoặc cách phát âm để các em nắm được quy tắc chính tả, bước đầu gây sự tự tin
và tạo sự hứng thú cho các em khi học Chính tả. Sau khi các em nắm được một
số quy luật, tôi đã sử dụng nhiều hình thức luyện tập thực hành bài tập chính tả
như: liệt kê, lựa chọn phương án , đúng sai, điền từ, ….. để kiểm tra lại kiến
thức của các em. Công việc này sẽ mất nhiều thời gian nên tôi đã sử dụng trong
những buổi phụ đạo HS để khỏi ảnh hưởng đến tiết dạy chính khoá.
b)Sổ tay Chính tả của HS:
Ngay từ đầu năm, mỗi HS đều sắm thêm một sổ tay chính tả. Nội dung sổ tay
của GV được thể hiện cụ thể trong sổ tay của HS ở phần luyện tập. Phần chuẩn
bị bài mới là mỗi các em chuẩn bị .Việc sử dụng sổ tay này có nhiều tác dụng,
cụ thể:
-Rèn được chữ viết đẹp.
-Chuẩn bị bài mới tốt hơn.
-Nắm vững kiến thức đã học để vận dụng tốt vào thực tế.
-Hình thành kĩ năng viết chính tả thành thạo.
a) Cách tiến hành thực hiện sổ tay:
+Chuẩn bị bài sau của HS:
Sau mỗi bài, tôi dặn các em chuẩn bị kĩ bài sau bằng cách cho HS đọc trước
bài chính tả nhiều lần, tự chọn ra từ khó các em hay viết sai để luyện viết trước ở
Một vài kinh nghiệm giúp HS học tốt môn Chính tả lớp Bốn 2
nhà. Đến lớp các em trao đổi nhau trong nhóm học tập, sau đó, kiểm tra chéo lẫn
nhau để bổ sung cho nhau.
+Thực hiện bài tập để rút ra ghi nhớ cho từng bài (GV):
Ngoài bài tập các em đã làm trong SGK, các em thực hiện thêm các bài tập tôi
đã soạn thêm cho từng bài, từng tuần. Cụ thể như sau:

*Tuần I: Luyện cho các em viết đúng vần an/ang - Luyện cho HS kĩ nghe để
phân biệt nghĩa và viết đúng chính tả (VD: nở nang, gian nan; cái bàn, cây bàng;
con ngan, hàng ngang, ….)
*Tuần II: Luyện HS viết đúng vần ăn/ăng (chăn bông/ phải chăng; chăn bò/
chăng dây; con trăn/ánh trăng;….)
*Tuần III: Luyện HS viết đúng dấu hỏi/ngã ( có vẻ/ vẽ vời; bảo ban/ bão táp;
sửa chữa/ sữa bò; cải tiến/ cãi cọ;….)
*Tuần IV: Luyện HS viết đúng một số từ có tiếng bắt đầu bằng r, d, gi và có
vần ân/âng như”
+ r + ân: rân rấn, rần rật.
+ r + âng : (không có)
+ d + ân: dân ca, dẫn chúng.
+ d + âng: dâng lên, kính dâng.
+ gi + ân: giần gạo, giận dữ.
+ gi + âng (không có).
*Tuần V: Luyện HS viết đúng các tiếng bắt đầu bằng l/n và có khả năng kết
hợp với vần en, eng:
+ l + en: lén lút, len lén, bẽn lẽn.
+ l + eng: leng keng.
+ n + en: nén hương, đè nén,..
+ n + eng: (không có)
*Tuần VI: Viết đúng các từ có tiếng bắt đầu bằng s/x:
+ xa xôi/sa ngã.
+ xanh xao/ sanh nở.
+ xám xịt/ sám hối.
*Tuần VII: Luyện viết đúng các tiếng có âm ch/tr và ươn/ương:
+ ch + ươn : (không có)
+ ch + ương: cửu chương, huân chương, chương trình,…
+ tr + ươn: trườn lên
+ tr + ương: mái trường, sở trường,…

Ứng dụng: huân chương, cửu chương, chướng ngại vật, chán chường, chất
chưởng, chật chưỡng,….
*Tuần VIII: Luyện viết đúng r/d/gi và vần iên/ iêng:
+ r + iên (không có)
+ r + iêng + sắc, hỏi, ngã, nặng (không có)
+ d + iêng + ngang, sắc, huyền, hỏi (không có)
Đặc biệt, Diên Hồng ( là danh từ riêng)
+ d + iêng (không có)
+ gi + iên (không có)
+ gi + iêng + hỏi, ngã, nặng ( không có)
Một vài kinh nghiệm giúp HS học tốt môn Chính tả lớp Bốn 3
Ứng dụng: riêng tư, riêng rẽ, củ riềng, dong riềng; diễn tả, đạo diễn, ăn diện,
diện tích; tháng giêng, giếng nước, láng giềng.
*Tuần IX: Luyện viết đúng một số từ có tiếng bắt đầu bằng l/n; uôn/ uông
+ l + uôn + sắc, hỏi, ngã, nặng (không có)
Ứng dụng: luôn luôn, luồn cúi, luồn lõi, luồn kim; luông tuồng, luống đất, luồng
điện; nuông chiều.
*Tuần X: Ôn tập- Sử dụng nhiều loại hình trò chơi để củng cố kiểm tra.
*Tuần XI: Luyện HS viết đúng một số từ mang dẩu hỏi.
Trong từ láy Tiếng Việt, tiếng có thanh hỏi thường đi với tiếng có thang
ngang, hỏi, sắc. Kinh nghiệm cho HS dễ nhớ bằng cách giúp HS ghi nhớ câu ca
sau:
“Anh huyền mang nặng ngã đau
Anh ngang sắc thuốc hỏi đau chỗ nào.”
Ứng dụng: đảm đang, mê mẩn, quanh quẩn, khăng khiu; khủng khỉnh, lỉnh
kỉnh, đủng đỉnh, rủng rỉnh, lỏng lẻo; sáng sủa, hắt hủi, hối hả, đắt đỏ, gắt gỏng,..
*Tuần XII: Luyện HS viết đúng các tiếng có vần ươn/ương:
+ vươn lên – vương quốc; trườn lên – thương ttrường; con vượn - thịnh vượng.
+ Luyện thêm đặt câu với mỗi từ trên.
*Tuần XIII: Luyện HS viết đúng các tiếng có âm l/n với vần im/iêm.

+ l + im + sắc, ngã (không có)
+ l + iêm + hỏi ( không có)
+ n + im ( không có)
+ n + iêm + sắc, hỏi ngã (không có)
Ứng dụng: gỗ lim, im lìm, ngọt lịm,…; thanh liêm, lưỡi liềm, khâm liệm; niêm
yết, niềm vui, kỉ niệm,…
Ngoài ra, chúng ta còn sử dụng trò chơi rung chuông vàng để kiểm tra lại kiến
thức trong bài 3b trang 127 SGK.
*Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu s/x với vần ât/âc
+ s + ât + ngang + hỏi, huyền, ngã (không có)
+ s âc (không có cả 6 thanh)
+ x + ât (không có cả 6 thanh)
+ x + âc + ngang, huyền, hỏi ngã, nặng ( không có)
Chẳng biết gì sất, sần sật; xấc láo, xấc xược.
*Tuần XV: Giúp các em nắm vững cách viết một số từ chứa tiếng có dấu ngã.
Trong từ láy Tiếng Việt, tiếng có thanh ngã thường đi với tiếng mang thanh
huyền, thanh ngã, thanh nặng.
Vận dụng câu ca như ở phần củng cố các tiếng có dấu hỏi để có mẹo ghi nhớ.
(Anh huyền mang nặng ngã đau,….)
Ứng dụng: mớ màng, não nùng, não nề, bão bùng, hãi hùng; loã xoã, nhũng
nhiễu, lõm bõm, nhũng nhẵng,…; nũng nịu, rộng rãi, quạnh quẽ, rôn rã, lộng
lẫy, rực rỡ,…
*Tuần XVI: Giúp các em nắm vững khả năng kết hợp của âm đầu r/d/gi với
vần ât/âc.
+ r + ât + ngang, huyền, hỏi, ngã (không có)
+ r + âc (không có cả sáu thanh)
Một vài kinh nghiệm giúp HS học tốt môn Chính tả lớp Bốn 4
+ d + ât + ngang, huyền, hỏi, ngã, nặng (không có)
Ứng dụng: rất nhiều, rất mực; rần rật, rậm rật; ẩn dật, dư dật; giật lùi, giật gân;
giấc ngủ, giờ giấc.

*Tuần XVII: Giúp HS nắm vững khả năng kết hợp của âm đầu l/n với vần ât/âc
l + ât + ngang, huyền, hỏi, ngã (không có)
l + âc + ngang, huyền, hỏi, ngã, nặng (không có)
Ứng dụng: lất phất, lật đổ, lật lọng; lấc cấc, lấc cáo; nấc thanh, nấc cụt.
*Tuần XVIII: Ôn tập - Sử dụng các loại hình trò chơi để củng cố, hệ thống kiến
thức, kiểm tra mức độ ghi nhớ của HS.

4)Tổ chức các trò chơi học tập trong quá trình dạy chính tả :
Để tạo được không khí sôi nổi trong tiết học Chính tả, kích thích sự hứng thú
của HS tôi thường tổ chức luyện tập qua trò chơi. Tuỳ theo từng loại hình bài
tập tôi sử dụng trò chơi thích hợp. Cụ thể như sau:
a)Trò chơi “Rung chuông vàng”:
Được sử dụng khi dạy các bài tập trắc nghiệm, bài tập giải những câu đố.
VD1: Các từ sau đây, từ nào đã viết sai chính tả?
A. rau muốn; B.cái chuông; C. lặng xuống; D. mong muốn
VD2: Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo thành những từ viết
đúng chính tả.
A B
bệnh vực
bên tóc
bênh ngoài
bện tật
VD3: Ghi tên con vật chứa tiếng có vần en hay eng?
Chim gì liệng tựa con thoi
Báo mùa xuân đẹp giữa trời say sưa.
(Là con gì?)
b)Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng?”
Được sử dụng khi dạy các bài tập lựa chọn, bài tập phát hiện.
VD1: Chọn từ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
• Học sinh ….. mũ chào thầy giáo. ( ngả/ ngã)

• Nga thích nghe kể … hơn đọc …… ( truyện/ chuyện)
• Trời nhiều …., gió heo …. lại về. (may. Mây)
VD2: Tìm các từ sai chính tả trong các câu sau và viết lại cho đúng vào bảng
con.
• Tốt gổ hơn tốt nước xơn.
• Sấu người, đẹp nết.
• Mùa hè cá xông, mùa đông cá bễ.
c)Trò chơi “Truyền điện”:
Được sử dụng cho các bài tập điền khuyết.
VD1: Điền vào chỗ trống:
• L/n: long … anh; nôn …ao; …anh lảnh.
Một vài kinh nghiệm giúp HS học tốt môn Chính tả lớp Bốn 5

×