Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

phuong phap trong cay dua leo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 32 trang )

DH9B Nhóm 8 1
(Tên khoa học: Cucumis sativus L.
Họ bầu bí: Cucurbitaceae)
Nhóm 8:

Nguyễn Ngọc Tiền
Nguyễn Ngọc Tiền


Võ Ngọc Thảo Nhi
Võ Ngọc Thảo Nhi


Phạm Thị Ánh Phương
Phạm Thị Ánh Phương


Lê Thị Kiều Diễm
Lê Thị Kiều Diễm


Bùi Thị Anh Đào
Bùi Thị Anh Đào
DH9B Nhóm 8 2
Nội dung:
I. Đặc tính sinh học.
II. Đặc điểm.
III. Giống.
IV. Kỹ thuật gieo trồng.
DH9B Nhóm 8 3
Dưa leo


Cây rau ăn quả
Sự xuất hiện
Cung cấp nhiều vitamin
và khoáng chất
Có tác dụng giải khát,
lọc máu, lợi tiểu,
an thận nhẹ,
trị ngứa và làm đẹp da
Mặt hàng xuất khẩu
quan trọng ở nhiều nước
Trồng khắp nơi
trên thế giới
Dưa leo được biết ở Ấn
Độ cách nay hơn 3.000 năm,
sau đó được lan truyền
dọc theo hướng Tây Châu Á,
Châu Phi và miền Nam Châu Âu.
Dưa leo được trồng
ở Trung Quốc từ thế kỹ thứ 6
DH9B Nhóm 8 4
I. ĐẶC TÍNH SINH HỌC
1/ Rễ:
Bộ rễ dưa phát triển rất yếu, rễ chỉ phân bố ở tầng đất mặt 30 - 40
cm.
2/ Thân:
Thân dài, có nhiều tua cuốn để bám khi bò. Chiều dài thân tùy điều
kiện canh tác và giống, các giống canh tác ngoài đồng thường chỉ
dài từ 0.5 - 2,5 m.
Thân trên lá mầm và lóng thân trong điều kiện ẩm độ cao có thể
thành lập nhiều rễ bất định.

Thân tròn hay có góc cạnh, có lông ít nhiều tùy giống.
Thân chánh thường phân nhánh; cũng có nhiều dạng dưa leo hoàn
toàn không thành lập nhánh ngang. Sự phân nhánh của dưa còn
chịu ảnh hưởng của nhiệt độ ban đêm.
3/ Lá:
Lá đơn, to mọc cách trên thân, dạng lá hơi tam giác với cuống lá rất
dài 5 - 15 cm; rìa lá nguyên hay có răng cưa. Lá trên cùng cây cũng
có kích thước và hình dáng thay đổi.

CÂY DƯA LEO
DH9B Nhóm 8 5

4/ Hoa:(Lưỡng tính hoặc đơn tính)
- Hoa cái mọc ở nách lá thành đôi
hay riêng biệt
- Hoa đực mọc thành cụm từ 5 - 7
hoa;
- Hoa có màu vàng, thụ phấn nhờ
côn trùng, bầu noãn của hoa cái phát
triển rất nhanh ngay trước khi hoa
nở.
Các giống dưa leo trồng ở vùng
ĐBSCL thường ra hoa sớm, bắt đầu
ở nách lá thứ 4 - 5 trên thân chính,
sau đó hoa nở liên tục trên thân
chính và nhánh.
DH9B Nhóm 8 6
5/ Trái:
Trái từ khi hình thành đến khi thu
hoạch có màu xanh đậm, xanh nhạt, có

hay không có hoa văn (sọc, vệt, chấm),
khi chín trái chuyển sang màu vàng
sậm, nâu hay trắng xanh.
Trái tăng trưởng rất nhanh tùy theo
giống, có thể thu trái từ 8 - 10 ngày sau
khi hoa nở.
Phẩm chất trái không chỉ tùy thuộc vào
thành phần các chất dinh dưỡng trong
trái mà còn tùy thuộc vào độ chặc của
thịt trái, độ lớn của ruột trái và hương vị
trái.
Trái chứa hạt màu trắng ngà, trung
bình có từ 200 - 500 hạt/trái.
CÂY DƯA LEO
DH9B Nhóm 8 7
II. Đặc điểm:
- Dưa leo thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ thích
hợp với sinh trưởng của dưa leo là 30
0
C về ban ngày và 18-21
0
C về
ban đêm. Ánh sáng nhiều làm quả lớn nhanh, mập, chất lượng quả
tốt. Trong điều kiện ngày ngắn, dưa leo thường có nhiều lá và sai
quả.
-
Dưa có phản ứng với độ dài ngày khác nhau tùy theo giống, thông
thường ngày ngắn kích thích cây ra lá và trái
-
Yêu cầu về độ ẩm đất của dưa leo rất lớn.

-
Dưa chịu hạn rất yếu, thiếu nước cây sinh trưởng kém và tích lũy
chất cucurbitaxin làm trái trở nên đắng.
-
Nhu cầu về nước của cây dưa leo khá cao nhưng lại không chịu
được úng.
-
Cây sinh trưởng thích hợp trên đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt
và pH trong khoảng 6,0 - 6,5.
CÂY DƯA LEO
DH9B Nhóm 8 8
Giống dưa leo:
Nhóm dưa trồng giàn
Nhóm dưa trồng trên đất
Giống
lai F1
Giống địa
phương
Dưa
chuột
Dưa leo
Phụng
Tường
III. Giống
Munmy 331, giống 759,
mỹ trắng, mỹ xanh,
happy 2, happy 14
Dưa leo xanh,
dưa Tây Ninh
DH9B Nhóm 8 9

Giống dưa leo TN169
năng suất cao
Giống dưa leo F1
Dưa chuột

DH9B Nhóm 8 10
IV. Kỹ thuật trồng dưa leo:


Thuận lợi:
Thời gian sinh trưởng ngắn, cho
năng suất cao.


Khó khăn:
Là loại rau yêu cầu đất trồng khắt khe hơn những
cây rau họ bầu bí khác, đất trồng có tầng canh tác
dày, màu mỡ, không “hóc”, thích đất cát pha, thịt
nhẹ, pH: 4 - 7, thích hợp nhất là 6,5.
CÂY DƯA LEO
DH9B Nhóm 8 11
1. Thời vụ:
Dưa leo được trồng quanh năm:
 Vụ Hè Thu: là vụ chính của dưa leo giàn,
thường gieo hạt tháng 5-6, thu hoạch tháng 7 –
8 dương lịch. Vụ dưa này thường ít sâu bệnh
năng suất khá cao.
 Vụ Thu Đông: gieo tháng 7–8, thu hoạch
tháng 9–10 dương lịch; vụ này năng suất
thường thấp do mưa nhiều bệnh dễ phát triển .

Vụ Đông Xuân: gieo tháng 10 –11, thu hoạch
tháng 11 – 12 dương lịch .
Vụ Xuân hè: gieo tháng 1 – 2, thu hoạch
tháng 3 – 4 dương lịch; vụ này nắng nhiều, nên
cần tưới nhiều nước, năng suất thường thấp.
CÂY DƯA LEO
DH9B Nhóm 8 12
DH9B Nhóm 8 13
DH9B Nhóm 8 14
2. Đất đai, nước tưới :
Yêu cầu đất bằng phẳng, không ngập nước pH : 6– 6,5;
gần nguồn nước sạch và đủ nước tưới cho các vụ trong
năm, xa khu vực ô nhiễm.
CÂY DƯA LEO
3. Làm đất
Bộ rễ dưa leo nói chung phát triển yếu, nên cần làm đất
thật tơi xốp, lên luống cao 20-25 cm, bón lót nhiều phân
chuồng hoai, tro trấu và trải màng phủ nông nghiệp, giúp
rễ phát triển tốt, ít sâu bệnh, kéo dài thời gian thu trái.
Trồng líp đơn rộng 1 mét hoặc líp đôi rộng 1,8 mét.
DH9B Nhóm 8 15
4.Gieo hạt:
Hạt dưa leo nẩy mầm rất nhanh và tỉ lệ nẩy mầm cao
nên có thể tỉa thẳng 2 - 3 hạt/lổ, gieo sâu 2 - 3 cm và lấp
tro trấu.
- Trồng giống F1 nên gieo cây con trong bầu đất và
đem trồng khi có lá thật.
- Trồng mỗi lổ một cây, các giống ít đâm nhánh trồng 2
- 3 cây/lổ. Khoảng cách trồng 0.8 - 1.5 m x 0.3 - 0.4 m.
mật độ 30.000 - 50.000 cây/ha. Dưa giàn trồng hàng

đơn hay hàng đôi đều được, mùa thuận nên trồng dầy
để có năng suất cao, mùa nghịch nên trồng thưa để dễ
chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.
Lượng giống trồng cho 1 ha tùy phương pháp trồng.
Dưa thả bò, dưa địa phương tỉa thằng cần 1 - 3 kg
giống/ha; dưa F1 - cần 0.5 - 0.8 kg hạt/ha.
DH9B Nhóm 8 16
5.Cách chăm sóc:
a/ Bón phân:
- Nhu cầu dinh dưỡng của dưa leo khá cao, dưa
leo hấp thụ mạnh nhất là kali, kế đến là đạm.
- Dưa leo mẫn cảm với chất dinh dưỡng trong đất
và không chịu được nồng độ phân cao
vì vậy phân được bón thúc nhiều lần thay vì bón
tập trung.
- Ở giai đoạn đầu của sự sinh trưởng dưa hấp thụ
nhiều đạm hơn các chất khác; đến khi dưa phân
nhánh và kết trái dưa mới hấp thụ mạnh kali.
CÂY DƯA LEO
DH9B Nhóm 8 17
-
Lượng phân bón tùy theo điều kiện dinh dưỡng có sẵn trong đất và nhu
cầu của cây dưa leo qua từng giai đoạn sinh trưởng. Đối với giống lai
nhập nội cho năng suất cao, cần bón phân nhiều hơn giống điạ phương.
 Công thức phân thường dùng cho dưa leo trồng ở đồng bằng là
N: 140 - 220 kg/ha
P2 O5: 150 - 180 kg/ha
K2O : 120 - 150 kg /ha
Dựa vào công thức trên có thể bón cho 1 ha dưa leo: 1 tấn phân 16-
16-8, 100 kg Urê, 50 kg DAP và 100 kg KCl hoặc 200 - 300 kg Urê, 500 -

700 kg super lân, 150 - 200 kg KCl, 20-25 tấn phân chuồng và 1-2 tấn tro
trấu.
CÂY DƯA LEO
DH9B Nhóm 8 18
Một ví dụ về thời điểm, loại phân và liều lượng bón cho 1
ha:
Phân bón nuôi trái cũng được chia làm nhiều lần sau các đợt
thu trái. Ngoài ra có thể phun bổ sung phân qua lá HPC để
tăng tỉ lệ trái loại 1.
Loại
phân
Tổng
số
Bón
lót
Tưới
thúc(5-10
NSG)
Bón thúc
(15-20
NSG)
Bón nuôi
trái(35-55
NSG)
Vôi (tấn) 1 1
Phân
chuồng
(tấn)
20 20
16-16-8

(kg)
1.000 400 300 300
Ure (kg) 100 50 50
DAP (kg) 50 50
Kcl (kg) 100 100
DH9B Nhóm 8 19
b. Tưới nước:
Dưa leo có bộ rễ ăn cạn nên cần nhiều nước. Nguồn nước
tưới là nước giếng khoan, nước sông.
Mùa nắng tưới 1 ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều.
Tăng cường lượng nước tưới và diện tích tưới xung quanh
gốc khi cây lớn, nhất là thời kỳ ra hoa trái rộ; cần thoát nước
tốt trong mùa mưa.
Trước khi cắm giàn (20-30 ngày sau khi trồng), cần tưới
rãnh, để nước ngấm vào luống rồi tháo hết nước. Trong
trường hợp tưới rảnh, không nên để nước quá cao trong
mương tưới khi cây lớn vì có thể làm hạn chế hoặc hư rễ
dưa mọc dài ra mương, tốt nhất là rút cạn nước trong
mương sau khi tưới.
Cần thường xuyên giữ ẩm đất từ giai đoạn cây ra hoa, đặc
biệt từ khi thu quả để tăng chất lượng thương phẩm quả (khi
thiếu nước, quả thường bị đắng và cong).

DH9B Nhóm 8 20
c. Phủ bạt-ủ rơm:
Phủ bạt là tiến bộ kỹ thuật trong việc trồng dưa leo
vì nó làm tăng năng suất từ 15 - 30%
Trồng dưa bò đất phải đậy rơm xung quanh gốc
để giữ ẩm hoặc rải rơm rạ khắp mặt ruộng cho
dưa bò, đồng thời bảo vệ trái khỏi hư thối do tiếp

xúc trực tiếp với đất ẩm và rơm cũng hạn chế sự
phát triển của cỏ dại.
CÂY DƯA LEO
DH9B Nhóm 8 21
DH9B Nhóm 8 22
DH9B Nhóm 8 23
d. Trồng giàn:
Làm giàn: Chiều cao giàn từ 2 - 2,5m thay đổi tùy
giống, hình dạng chữ V ngược, chữ X hoặc chữ U
ngược.
khi cây bắt đầu có tua cuốn (20 NSKG) thì làm giàn
kiểu chữ nhân, cao khoảng 2 m.
Giàn bằng chà gai tốt hơn tre sậy vì chà gai có nhiều
nhánh ngang, dưa dê bám khi bò và sử dụng được 2
- 3 vụ, cần 40.000 - 50.000 cây chà/ha .
Giàn cũng có thể làm cố định bằng cọc tràm và dây
kẽm để sử dụng được 3 - 5 năm.
Hiện nay, việc sử dụng lưới ni long để làm giàn cho
dưa leo cũng được phổ biến trong sản xuất vì giảm
bớt được số lượng cây giàn, giảm chi phí, thao tác
nhanh gọn và dùng được nhiều mùa.
DH9B Nhóm 8 24
Làm giàn kiểu chữ nhân (X)
DH9B Nhóm 8 25
Làm giàn chữ V ngược

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×