Khoa quản trị kinh doanh GVHD: Ths. Đặng Ngọc Sự
MỤC LỤC
SVTH: Ngô Đức Thanh _ Lớp QTKDTH K11B
Khoa quản trị kinh doanh GVHD: Ths. Đặng Ngọc Sự
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
SVTH: Ngô Đức Thanh _ Lớp QTKDTH K11B
Khoa quản trị kinh doanh GVHD: Ths. Đặng Ngọc Sự
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế phát triển của xã hội hiện nay cùng với sự phát triển
không ngừng của kinh tế, kĩ thuật, thương mại, công nghệ thông tin…thì
ngành du lịch cũng đang trên đà phát triển một cách mạnh mẽ. Du lịch ngày
nay đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của Thế giới, thu hút một lực
luợng lao động lớn với doanh thu đáng kể. Hoà mình cùng với sự phát triển
mau chóng của ngành du lịch thế giới thì ngành du lịch Việt Nam cũng
đang từng buớc phát triển. Trong những năm gần đây, do nhu cầu đổi mới
phù hợp, cùng với luật đầu tư cởi mở nên số lượng khách du lịch trong và
ngoài nước ở nước ta ngày một tăng. Sự chuyên môn hoá hoạt động kinh
doanh trong ngành du lịch từng bước hình thành và phát triển. Với nhưng
kết quả đem lại có ý nghĩa nhiều mặt của du lịch Việt Nam nó đã gần khẳng
định vị thế của một ngành kinh tế đầy triển vọng.Trong tương lai với xu
hướng phát triển của du lịch toàn cầu, du lịch Việt Nam sẽ chắc chắn phát
triển mạnh mẽ và đem lại nhiều đóng góp cho nền kinh tế quốc dân. Để
thực hiện những chỉ tiêu trên cũng như tạo đà phát triển tuơng lại, ngành du
lịch Việt Nam truớc hết phải mở rộng thị truờng du lịch, tăng cường quảng
bá du lịch, tạo ra những sản phẩm du lịch, dịch vụ hấp dẫn với du khách
nâng cao chất lượng dịch vụ và đẩy mạnh hoạt động đào tạo bồi duỡng
nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kĩ thuật đáp ứng đuợc
yêu cầu phát triển của ngành trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới.
Một trong những nghề đang được ngành du lịch cũng như xã hội quan
tâm đó là Quản Trị Lữ hành. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức
các cuộc hành trình du lịch ở trong và ngoài nước. Cùng với đó là sự ra đời
của các Công ty và Doanh nghiệp kinh doanh Lữ hành. Hiệu quả hoạt động
của công ty Lữ hành phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có một yếu tố
cực kì quan trọng là chất lượng của các chưong trình du lịch và hiệu quả
SVTH: Ngô Đức Thanh _ Lớp QTKDTH K11B Trang
1
Khoa quản trị kinh doanh GVHD: Ths. Đặng Ngọc Sự
hoạt động của Hướng dẫn viên du lịch, bởi hoạt động hướng dẫn du lịch là
một hoạt động đặc trưng của công ty Lữ hành. Là một sinh viên của truờng
Đại học Kinh tế Quốc Dân, trong quá trình học tập dưới sự chỉ bảo tận tình
của Ban giám hiệu và các Thầy cô trong trường em đã trang bị cho mình
những kiến thức cần thiết cần thiết về lý thuyết cũng như kiến thức cần thiết
trong quá trình thực tập tại Công ty CPTM& Du Lịch VietHomeTravel sẽ là
hành trang cho em bước vào đời để đóng góp một phần nhỏ bé cho sự phát
triển chung. Trước hết, em xin được cám ơn Ban giám hiệu nhà truờng,
Khoa Quản Trị Kinh Doanh…, các thầy cô và đồng cảm ơn Giám đốc và
các thành viên trong Công ty đã tạo điều kiện để em thực tập tốt và hoàn
thành bài báo cáo này. Dù có nhiều cố gắng song trong quá trình làm không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của
Thầy cô!
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG
MẠI VÀ DU LỊCH VIETHOMETRAVEL
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
SVTH: Ngô Đức Thanh _ Lớp QTKDTH K11B Trang
2
Khoa quản trị kinh doanh GVHD: Ths. Đặng Ngọc Sự
Công ty cổ phần thương mại & du lịch Ngôi nhà Việt.
Địa chỉ : 35 Khuất Duy Tiến- Thanh Xuân- Hà Nội.
Điện thoại : 04.3552.6806- 04.3553.9465
FAX: 04.35526108
WEBSITE:WWW.viethometravel.com.vn
Vốn điều lệ của công ty là 4,5 tỷ VNĐ
Công ty cổ phần thuơng mại Du Lịch Ngôi Nhà Việt đuợc thành lập
theo quyết định số 2238/QDUV của Hội đồng Nhân Dân thành phố Hà Nội.
Trước đây Công ty có trụ sở làm việc tại ngõ 495 Nguyễn Trãi – Thanh
Xuân- Hà Nội, và hiện tại là 35 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội.
Các ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm : đặt lưu trú chủ yếu cho
khách quốc tế Inbound, đại lý vé máy bay cho các hang hàng không như
VN, BL, CX, AF, TG, MH, SQ, Tổ chức các chương trinh du lịch trọn gói
trong nước và quốc tế. Dịch vụ Visa- Hộ Chiếu. Cho thuê xe từ 4 đến 45
chỗ.
Trong 4 năm phát triển, công ty đã đạt kết quả đáng khích lệ. Đó là
doanh thu tăng theo từng năm, tốc độ tăng trung bình là 8%/ năm, quy mô
công ty ngày càng mở rộng. Lúc đầu Công ty chỉ có 6 người, bây giờ đã có
35 nguời làm trong phòng kinh doanh và với 12 xe ô tô. Các Tour du lịch
được bổ sung đều đặn hàng năm. Đầu năm 2009 công ty đã thực hiện 2
chương trình mới “Khám phá đuờng mòn Hồ Chí Minh huyền thoại” và “ vĩ
tuyến 17 ngày ấy và bây giờ”. Tuy trong năm 2007 do dịch Sars, công ty đã
gặp một số khó khăn nhưng đã nhanh chóng phục hồi. Trong tương lai hứa
hẹn điều kiện cho Công Ty phát triển
2.Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty:
2.1.Tổ chức bộ máy :
SVTH: Ngô Đức Thanh _ Lớp QTKDTH K11B Trang
3
Khoa quản trị kinh doanh GVHD: Ths. Đặng Ngọc Sự
Giám Đốc
Các bộ phận
tổng hợp chức
năng
Các bộ phận
nghiệp vụ du
lịch
Các bộ phận
hỗ trợ phát
triển
Tài
chính
kế toán
Tổ
chức
hành
chính
Thị
trường
Marketing
Điều
hành
Hướng
dẫn viên
Hệ
thống
các chi
nhánh
Đôi
xe
Kinh
doanh
khác
Sơ đồ 1: Bộ máy
quản
lý
Đây là cơ cấu tổ chức kĩ thuật kiểu trực tuyến chức năng nên nó cũng có
nhiều ưu điểm và hạn chế nhất định.
Ưu điểm:
Đảm bảo nguyên tắc một thủ trưởng: trong doanh nghiệp, nhà quản
trị thưòng đưa ra các mệnh lệnh hướng dẫn cấp dưới vào các hoạt đông
chung. Mệnh lệnh càng nhanh chóng chính xác thì càng hiệu quả và ít sai
sót. Vì vậy mệnh lệnh truyền theo kiểu trực tuyến là tốt nhất. Nguyên tắc
SVTH: Ngô Đức Thanh _ Lớp QTKDTH K11B Trang
4
Khoa quản trị kinh doanh GVHD: Ths. Đặng Ngọc Sự
này giúp cho doanh nghiệp phản ứng nhanh với các biến động của thị
truờng kinh doanh, tránh bỏ lỡ các cơ hội.
Giám đốc thuờng xuyên được sự trợ giúp của các bộ phận chức năng
trong các quyết định hưóng dẫn và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh.
Giám đốc là nguời hiểu biết về các lĩnh vưc của doanh nghiệp nhưng
không thể hiểu biết sâu sắc đuợc từng lĩnh vực. Chính vì vậy sự trợ giúp
này của các bộ phận chức năng là rất quan trọng. Nhờ có sự trợ giúp này,
giám đốc có thể nắm bắt bao quát và chi tiết mọi lĩnh vực thuộc doanh
nghiệp mình để có thể đưa ra các quyết định chính xác, phù hợp với điều
kiện kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Cơ cấu xây dựng rõ rang, phạm vi phân bổ quyền hạn và trách nhiệm
của từng nhân viên tương đối cụ thể, điều này khiến nhân viên tự giác làm
việc, phát huy khả năng bản than, gắn kết quyền và nghĩa vụ bản thân với
công việc.
Hạn chế :
Sự phân phối hoạt động giữa các bộ phận kém hiệu quả. Đây là
nhược điểm lớn của các cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến. Trong một số
truờng hợp có thể vì lợi ích cá nhân của riêng bộ phận mình, ngưòi nhân
viên quên đi lợi ích chung của công ty.
Với khối lượng công việc tương đối lớn, trong khi đó nhân viên công
ty không nhiều nên giám đốc thường xuyên phải giải quyết các vấn đề thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này khiến nhà quản trị cấp cao rất mệt mỏi
dẫn tới nhiều quyết định thiếu chính xác
2.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty:
2.2.1. Dịch vụ lưu trú và ăn uống :
SVTH: Ngô Đức Thanh _ Lớp QTKDTH K11B Trang
5
Khoa quản trị kinh doanh GVHD: Ths. Đặng Ngọc Sự
Chủ yếu dựa trên mối quan hẹ quen biết, ngoài ra khi xây dựng
chương trình, công ty tiến hành khảo sát liên hệ trước khi chương trình
được bán và thực hiện. Dịch vụ lưu trú, ăn uống bao gồm các khách sạn nhà
hàng với nhiều thứ hạng và mức độ chất lượng khác nhau.
2.2.2. Dịch vụ vận chuyển:
Cũng chủ yếu dựa trên các mối quan hệ quen biết từ lâu, tuy nhiên
công ty có hệ thống xe riêng nên về mặt dịch vụ vận chuyển cũng thuận lợi
hơn. Hiện tại công ty có 8 xe oto chuyên chở phục vụ khách du lịch.
Trong đó có, 4 xe 4 chỗ, 2 xe 16 chỗ, 2 xe 45 chỗ. Tuy các xe không còn
mới nhưng giá trị sử dụng vẫn còn 70% và tương đối an toàn.
Một số loại xe ô tô chuyên chở khách du lịch :
- AERO SPACE 45 - DAWOO
- HUYND AERO 45 - COUNTY 29.
- HUYNDAI 1-5/50C - AERO TOWR 35
- FORD TRANSIT16 -TOYOTA CÁ MẬP 15
Ở mỗi thời điểm giá xe lại thay đổi không giống nhau, vào mùa du lịch
việc thuê xe là rất khó khăn, có những lúc doanh nghiệp phải bỏ lỡ cơ hội
kinh doanh ( chấp nhận để giữ khách hàng).
2.2.3. Dịch vụ trung gian:
Quầy bán vé máy bay, tầu hỏa….công ty cũng có những mối liên hệ
làm ăn lâu dài. Các đại lý bán vé luôn giành cho công ty một lượng vé nhất
định.
+ Đại lý bán máy bay số 187 Đại La; số 6 Ngọc Hà.
+ Công ty dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài.
SVTH: Ngô Đức Thanh _ Lớp QTKDTH K11B Trang
6
Khoa quản trị kinh doanh GVHD: Ths. Đặng Ngọc Sự
Đại lý bán vé máy bay Pacific ( 61 Hàm Long).
Đại lý bán vé máy bay của Việt Nam Ariline: 86 Nguyễn Du.
3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật:
3.1. Thị trường và sản phẩm:
3.1.1. Thị trường:
3.1.1.1. Thị trường du lịch quốc tế:
Với loại thị trường này công ty xây dựng không nhiều mà tập trung
chủ yếu vào các quốc gia xung quanh khu vực Đông Nam Á: Trung Quốc,
Thái Lan, Singapore, Malaisia. Vì việc đi sang các quốc gia này tương đối
thuận lợi, vấn đề về visa, hộ chiếu không mấy khó khăn.
Công ty cũng không tập trung nhiều vào loại chương trình này vì: vốn của
công ty không nhiều, hướng dẫn viên có khả năng về ngoại ngữ còn hn chế.
Hà Nội - Nam Ninh - Bắc Kinh - Thượng Hải 10 ngày - 9 đêm
Hà Nội - Bangkok - Patatya 5 ngày - 4 đêm
Hà Nội - Singapo - Malaysia 7 ngày - 6 đêm
Hà Nội - Nam Ninh - Quế Lâm 5 ngày - 4 đêm
Hà Nội - Thạch Lâm - Côn Minh 6 ngày - 5 đêm
Hà Nội - Lào - Thái Lan 8 ngày - 7 đêm
3.1.1.2. Thị trường du lịch nội địa:
Với thị trường nội địa công ty đang tập trung xây dựng chương
trình tour ngắn ngày cho các khách hàng đi thăm quan vào những
ngày nghỉ cuối tuần và những dịp lễ tết. Bảng Tuor du lịch cho khách
Việt Nam
Hà Nội - Nha Trang - Sài Gòn 7 ngày – 6 đêm
Hà Nội - Huế - Hội An 6 ngày – 5 đêm
City tuor Hà Nội 1 ngày
Hà Nội - Cao Bằng - Bắc Cạn 4 ngày – 3 đêm
SVTH: Ngô Đức Thanh _ Lớp QTKDTH K11B Trang
7
Khoa quản trị kinh doanh GVHD: Ths. Đặng Ngọc Sự
Hà Nội - Yên Tử 1 ngày
Hà Nội - Đền Hùng 1 ngày
Hà Nội - Sầm Sơn 3 ngày - 2 đêm
Hà Nội - Đồ Sơn 2 ngày - 1 đêm
Hà Nội - Cửa Lò 3 ngày - 2 đêm
Hà Nội - Hạ Long 3 ngày - 2 đêm
Hà Nội - Cát Bà 3 ngày - 2 đêm
Hà Nội - Nha Trang 6 ngày - 5 đêm
Hà Nội - Tam Cốc - Bích Động 1 ngày
Hà Nội - Hạ Long – Tuần Châu 3 ngày - 2 đêm
Ngoài những chương trình du lịch trên, công ty còn có rất nhiều chương
trình du lịch phong phú chất lượng cao, giá cả lại rẻ có thể cạnh tranh với các
doanh nghiệp khác trên thị trường. Thời gian tới công ty cố gắng xây dựng thêm
một số chương trình du lịch mới hấp dẫn hơn nữa để thu hút thêm khách quốc tế
vào Việt Nam như du lịch Phong Nha, du lịch làng nghề truyền thống, du lịch
sinh thái
3.1.2. Sản phẩm lữ hành:
3.1.2.1. Phân loại các chương trình du lịch:
Khách có nhu cầu đi du lịch đến với công ty hiện nay có thể chọn một trong
nhiều chương trình du lịch sao cho phù hợp với khả năng của mình. Ngoài
chương trình du lịch trong nước, công ty còn chia các chương trình ra làm hai
loại:
Bảng 2: Các chương trình du lịch OutBound :
TT Tên chương trình Thời gian Giá tiền
1 Singapore-Malaysia 6 ngày – 5 đêm 578$
2 BangKok - Pattaya 5 ngày - 4 đêm 309$
3 Bac Kinh - Thượng Hải 5 ngày - 4 đêm 649$
SVTH: Ngô Đức Thanh _ Lớp QTKDTH K11B Trang
8
Khoa quản trị kinh doanh GVHD: Ths. Đặng Ngọc Sự
4 Nam Ninh - Quế Lâm 5 ngày - 4 đêm 185$
5 Bắc Kinh – Thợng Hải –
Hàng Châu – Tô Châu
7ngày – 6 đêm 719$
6 Singapore 4 ngày - 3 đêm 529$
7 HongKong - Disneyland 4 ngày - 3 đêm 629$
8 Macao - Hong Kong 6 ngày - 5 đêm 719$
Ngoài những chương trình trên do nắm bắt được nhu cầu của người Việt
gốc Hoa muốn thăm lại thân nhân của mình, công ty đã ký hợp đồng với một số
hãng lữ hành bên Trung Quốc để tổ chức những chuyến du lịch hành hương bằng
tàu hoả với giá rất rẻ.
+ Chương trình du lịch: Hà Nội - Nam Ninh - Quảng Châu - Thượng Hải -
Tô Châu - Nam Kinh - Bắc Kinh - Hà Nội: (14 ngày/ 13 đêm) bằng tàu hoả .Giá
15.690.000 đ/người.
+ Chương trình du lịch: Hà Nội - Nam Ninh - Thượng Hải (13 ngày/ 12
đêm). Giá trọn gói 11.200.000 đ/người.
Các chương trình du lịch InBound :
Với khả năng sẵn có của công ty và cung cầu du lịch về các chương trình du
lịch này mà công ty có thể đưa ra một hệ thống tương đối hoàn chỉnh các chương
trình du lịch loại dành cho người nước ngoài vào du lịch Việt Nam. Đó là:
+ Chương trình du lịch City Tour: là chương trình du lịch tham quan thành
phố Hà Nội (khu phố cổ, khu di tích lịch sử văn hoá). Tùy theo nhu cầu và khả
năng thanh toán của du khách sẽ có mức giá khác nhau cho chương trình này.
+ Chương trình du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long - Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Các chương trình du lịch ngắn ngày khác (Hà Nội - Cổ Loa, Hà Nội - Nai
Châu; Hà Nội - Ninh Bình ).
+ Đặc biệt là chương trình du lịch dài ngày: Hà Nội - Hạ Long - Huế - Hội
An - Nha Trang - Đà Lạt - Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Đặc điểm về công nghệ:
SVTH: Ngô Đức Thanh _ Lớp QTKDTH K11B Trang
9
Khoa quản trị kinh doanh GVHD: Ths. Đặng Ngọc Sự
Công ty đã sử dụng những công nghệ thông tin vào việc khai thác khách
hàng như: số điện thoại tổng đài du lịch, wesbsite giới thiệu các hoạt động của
công ty, bán hàng trực tuyến…
Theo bản báo cáo Scarborough Research của dự án nghiên cúu các ảnh
huởng Internet lên đời sống Mỹ (Pew Internet and American Life Project) đã
nhấn mạnh rằng nghành công nghệ du lịch Mỹ phát triển nhờ vào Internet! Năm
2005 khoảng 78% du khách Mỹ (79 triệu người) đã sử dụng Internet để tìm kiếm
thông tin về các điểm đến, tour du lịch… Trong số đó, 82% số người tìm kiếm
thông tin về du lịch qua mạng đã quyết định đặt tour qua mạng luôn. Điều đó có
nghĩa là hơn 64 triệu người Mỹ đã dùng Internet để mua vé máy bay, đặt phòng
khách sạn, thuê ô tô hoặc đặt tour trọn gói.
Nếu việc mau bán được thực hiện qua Internet thì sẽ tíêt kiệm được 10 –
50% chi phí mau sắm và 50 – 69% thời gian. Đây là một lý do hấp dẫn để các lữ
hành cố gắng khai thác triệt để Internet.
Với những thông tin và lợi ích của Internet đối với du lịch là sự bùng nổ qua
mạng ta thấy rõ vấn đề là công ty cần có hệ thống khai thác khách hàng bằng
Intrnet chuyên nghiệp, chất lượng và có những chính sách xúc tiến quảng bá hoạt
động kinh doanh trực tuyến một cách hiệu quả chẳng hạn như : Đưa địa chỉ trang
web của công ty vào tất cả các bảng thông cáo báo chí mà công ty gửi cho giới
truyền thông, bên cạnh việc in số điện thoại tổng đài miễm phí có thể viết địa chỉ
trang web của công ty vào cuối mỗi trang Catalogue để khách hàng có thể dễ
dàng tiếp cận sản phẩm của công ty. Hàng tuần công ty có thể gửi đi các bản tin
qua email cho các khách hàng đã mua tour và các thư ngỏ giới thiệu các chương
trình du lịch mới…
3.3. Đặc điểm về lao động:
Bảng 3: Tình hình lao động của công ty từ năm 2008-2010
Nam
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
2009/2008 2010/2009
SL % SL %
1.Tổng số lao động 45 55 70 10 22,22 15 27,27
SVTH: Ngô Đức Thanh _ Lớp QTKDTH K11B Trang
10
Khoa quản trị kinh doanh GVHD: Ths. Đặng Ngọc Sự
- Lao động gián tiếp 25 28 35 3 12,00 7 25,00
- Lao động trực tiếp 20 27 35 7 35,00 8 29,62
2. Trình độ lao
động
- Đại học 6 9 16 3 50,00 7 77,77
- Cao đẳng 7 15 15 8 114,28 0 00,00
- Trung cấp 12 4 4 -8 -66,66 0 0,38
-Phổ thông 20 27 35 7 35,00 8 29,62
Nhìn vào bảng 2 trên chúng ta có thể thấy tình hình lao động của
công ty có sự thay đổi lớn, chủ yếu là sự thay đổi tăng lên về lao động trình
độ cao, giảm lao động trình độ trung cấp và tăng đội ngũ lai xe. Cụ thể năm
2008 có tổng số lao động là 45 người thì năm 2009 tăng lên 55 người, tăng
22,22%, đến năm 2010 con số đó là 70 người, tăng 27,27% so với năm
2009. Về trình độ lao động: năm 2009 số lao động có trình độ đại học là 9
người, tăng 50,00% so với năm 2008, trình độ cao đẳng năm 2009 là 15
người tăng 114,28% so với năm 2008. về trình độ trung cấp có sụ sụt giảm,
cu thể năm 2008 là 12 người, năm 2009 là 4 người, giảm 66,66%. Nguyên
nhân của sự thay đổi lớn về đội ngũ lao động trong vài năm trở lại đây chủ
yếu là do định hướng của công ty trong thời kỳ mới, phù hợp với sự phát
triển đi lên của công ty, của nhu cầu du lịch ngày càng cao.
Đội ngũ lao động của công ty được phân chia theo các bộ phận sau:
+ Bộ phận tài chính- kế toán: phụ trách vấn đề ngân quỹ, theo dõi thu
chi, thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo chế độ hiện hành giúp giám đốc
điều hành tốt hoạt động tài chính trong quá trình hoạt động kinh doanh.
+ Bộ phận Nhân sự : có chức năng quản lý các hoạt động tuyển dụng
nhân sự, tuyển dụng, bố trí, sử dụng và đào tạo bồi dưỡng, đánh giá nhân
SVTH: Ngô Đức Thanh _ Lớp QTKDTH K11B Trang
11
Khoa quản trị kinh doanh GVHD: Ths. Đặng Ngọc Sự
viên giúp giám đốc nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ lao động của công
ty.
+ Bộ phận Thương mại: có chức năng tiến hành các hoạt động nghiên
cứu thị trường, khách hàng, trợ giúp giám đốc để lập kế hoạch kinh doanh
cho hiệu quả.
+ Bộ phận Marketing: có chức năng tiến hành các hoạt động nghiên
cứu thị trường, khách hàng, trợ giúp giám độc trong việc xây dựng chiến
lược và chính sách kinh doanh. Công ty tuyển chọn cho một đội ngũ nhân
viên Marketing nhiệt tình năng động có hiểu biết về thị trường du lịch, có
khả năng giao tiếp thuyết phục khách hàng.
Chính những nhân viên này đóng vai trò quan trọng trong quá trình
thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty.
+ Bộ phận Du lịch : bao gồm bộ phận điều hành tour và bộ phận điều hành
xe.
+ Bộ phận điều hành tour: có chức năng xây dựng và thực hiện các
Tour du lịch theo hợp đồng đã ký với khách hàng. Đồng thời bộ phận này
còn theo dõi quá trình thực hiện các Tour du lịch, giải quyết kịp thời những
vấn đề nảy sinh.
+ Bộ phận điều hành xe :
Có chức năng quản lý và bố trí xe đi Tour và cho thuê, đồng thời tiến
hành bảo dưỡng xe thường xuyên để đảm bảo quá trình vận chuyển khách
an toàn.
Người điều hành có nhiệm vụ trực tiếp tổ chức và theo dõi quá trình
thực hiện Tour. Hướng dẫn viên là người có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện
Tour. Họ là người hướng dẫn khách du lịch, sắp xếp nơi ăn nghỉ, thăm quan
cho khách. Còn lái xe là những người đưa đón khách trong quá trình thực
SVTH: Ngô Đức Thanh _ Lớp QTKDTH K11B Trang
12
Khoa quản trị kinh doanh GVHD: Ths. Đặng Ngọc Sự
hiện chuyến đi. Hiện nay Công ty có 3 người chuyên về hướng dẫn, 1 điều
hành Tour, một nhà điều hành xe và các lái xe.
PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY
1.
Kết quả sản xuất - kinh doanh trong những năm qua
1.1 Kết quả sản xuất kinh doanh
Mặc dù có rất nhiều khó khăn khi nền kinh tế thế giới đang khủng
hoảng, lạm phát tăng cao. Nhưng trong vài năm gần đây
Công ty cổ phần
thương mại & du lịch Ngôi nhà Việt
hoạt động luôn đem lại kết quả khả
quan. Qua thời gian thực tập tại công ty và tìm hiểu các số liệu về kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4: Kết quả sản xuất kinh doanh
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
SL % SL %
Doanh thu 15.586 19.376 24.642 3.790 24,31 5.266 27,17
Chi phí 12.772 16.921 19.723 4.149 32,48 2.802 16,55
Lợi nhuận 2.814 2.455 4.919 -359 -12,75 2.464 100,36
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại & du lịch Ngôi Nhà Việt qua
các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận cảu 3 năm, năm 2008, năm 2009
SVTH: Ngô Đức Thanh _ Lớp QTKDTH K11B Trang
13
Khoa quản trị kinh doanh GVHD: Ths. Đặng Ngọc Sự
và năm 2010. Từ đó ta có thể nhận xét sơ qua về kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh trong 3 năm qua và so sánh giữa các năm đó với nhau.
Về doanh thu năm 2008 là 15.586 triệu đồng, năm 2009 là 19.376
triệu đồng, tăng 24,31%. Năm 2010 là 24.642 triệu đồng, tăng 27,17% so
với năm 2009.
Về chi phí năm 2008 là 12.772 triệu đồng thì đến năm 2009 là
16.921 triệu đồng, tăng 32,48%. Năm 2010 là 19.723 triệu đồng, tăng
16,55% so với năm 2009.
Về lợi nhuận năm 2008 là 2.814 triệu đồng, năm 2009 là 2.455 triệu
đồng, giảm 12,75%. Sở dĩ có sự sụt giảm như vậy là do năm 2009 là một
năm đầy kho khăn, nền kinh tế thế giới đang đi vào suy thoái, lạm phát
tăng cao dẫn đến việc cắt giảm chi tiêu cho hoạt động du lịch của đông đảo
bộ phận người dân, cũng như chi phí cho các hoạt động của công ty cũng
tăng lên. Năm 2010 lợi nhuận của công ty có sự bứt phá do nhưng thay đổi
của công ty để phù hợp hơn với tình hình mới, cụ thể lợi nhuận của côgn ty
năm 2010 là 4.919 triệu đồng, tăng 100,36% so với 2009.
Với những kết quả kinh doanh khá tốt của công ty trong những năm
qua cho thấy định hướng chiến lược, sự chỉ đạo đúng đắn của lãnh đạo công
ty, cũng như sự làm việc hết mình của toàn bộ đội ngũ nhân viên vì sự phát
triển của nghành du lịch việt nam nói chung và sự phát triển của công ty nói
riêng.
1.2. Lợi nhuận của công ty
Đây là yếu tố sống còn với công ty cũng như các doanh nghiệp khác.
Trong những năm hoạt động có những thời điểm lợi nhuận bị giảm sút
nghiêm trọng vì khủng hoảng kinh tế. Hiện nay, lợi nhuận của công ty đạt
được những thành công nhất định và có rất nhiều khả quan cho những năm
tiếp theo. Tỷ suất lợi nhuận đạt được khoảng 8% thị trường du lịch Hà Nội.
SVTH: Ngô Đức Thanh _ Lớp QTKDTH K11B Trang
14
Khoa quản trị kinh doanh GVHD: Ths. Đặng Ngọc Sự
Bảng 5: Tình hình lợi nhuận của công ty theo từng lĩnh vực từ năm
2008-2010
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
SL % SL %
- - Lợi nhuân kinh doanh
lữ hành
1.982 1.739 3.172 -243 -12,26 1.433 82,40
- Lợi nhuận cho thuê xe
- Lợi nhuận làm visa
540
292
576
140
1.045
702
36
-152
6,66
-52,05
469
562
81,42
401,42
Tổng lợi nhuận 2.814 2.455 4.919 -359 -12,75 2.464 100,36
Qua bảng 4 trên ta thấy tình hình lợi nhuận của công ty theo từng
lĩnh vực có sự thay đổi. Cụ thể về kinh doanh lữ hành, năm 2008 là 1.982
triệu đồng, năm 2009 là 1.739 triệu đồng, giảm 12,26%. Năm 2010 tăng lên
mạnh mẽ do sự điều chỉnh linh hoạt của công ty và nhu cầu du lịch tăng trở
lại của người dân, du khách quốc tế. Cụ thể 2010 là 3.172 triệu đồng, tăng
82,40%, đây là con số tăng trưởng ấn tượng mà nhiều công ty trong ngành
mong muốn.
Về lợi nhuận cho thuê xe: lợi nhuận cho thuê xe của công ty hàng năm
đều tăng lên, do chất lượng xe tốt, sự phục vụ chu đáo tận tình của lái xe đã
khiến cho lợi nhuận của hoạt động này tăng lên. Cụ thể nưm 2009 là 576
triệu đồng, tăng 6,66% so với năm 2008, năm 2010 là 1.045 triệu đồng, tăng
81,42%.
Về lợi nhuận làm visa: con số có sự tăng giảm, cụ thể năm 2009 là
140 triệu đồng, giảm 52,05% so với năm 2008. năm 2010 thì hoạt động này
SVTH: Ngô Đức Thanh _ Lớp QTKDTH K11B Trang
15
Khoa quản trị kinh doanh GVHD: Ths. Đặng Ngọc Sự
tăng lên nhanh chóng, do nhu cầu đi du lịch nước ngoài tăng lên, đóng góp
cho lợi nhuận chung của toàn công ty một phần đáng kể, năm 2010 là 702
triệu đồng, tăng 402,42% so với năm 2009.
Nhìn chung qua bảng lợi nhuận của công ty những năm qua chúng ta
có thể thấy, năm 2010 là một năm đem lại lợi nhuận cao nhất trong nhưng
năm qua, với những con số ấn tượng, thể hiện những bước đi, những định
hướng chiến lược đúng đắn của công ty cũng như nhu cầu vui chơi giải trí
ngày càng cao của người dân. Điều này cũng thể hiện rằng mức sổng, trình
độ dân trí của người dân được nâng lên ro rệt. Và nghành du lịch là một
nghành đem lại lợi nhuận cao nếu công ty biết nắm lấy thời cơ, và nhu cầu
của con người trong tương lai.
1.3. Thị phần của công ty:
Hiện nay thị phần của công ty trên thị trường kinh doanh du lịch ước
tính khoảng 5%. Thị trường không ngừng tăng cường các biện pháp
marketing, mở rộng các đối tượng khách hàng như học sinh, sinh viên để
tăng thị phần của mình.
Về khách hàng hiện nay công ty có một lượng khách hàng quen khá
lớn, chủ yếu là Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ ở các phường thành phố Hà
Nội. Họ gắn bó với công ty từ nhiều năm nay và luôn tin tưởng vào các sản
phẩm của công ty.
2. Thực trạng hoạt động của công ty theo từng lĩnh vực.
2.1. Kế hoạch và chiến lược phát triển:
2.1.1.Chương trình du lịch Outbound:
Thực hiện chính sách đa dạng hoá sản phẩm để có thể đáp ứng mọi nhu cầu
khác nhau của khách du lịch, công ty đã xây dựng thêm một số chương trình du
lịch ở các nước trong khu vực, đồng thời để nâng cao uy tín của công ty trên thị
trường.
SVTH: Ngô Đức Thanh _ Lớp QTKDTH K11B Trang
16
Khoa quản trị kinh doanh GVHD: Ths. Đặng Ngọc Sự
Hiện nay chương trình du lịch đang thu hút được nhiều khách nhất là
chương trình du lịch Thái Lan (5 ngày/ 4 đêm) và chương trình du lịch Trung
Quốc bằng máy bay hoặc tàu hoả. Còn một số chương trình du lịch khác như
chương trình đi Malaysia, Singapore, Seoul là chưa thu hút được nhiều khách.
Trước mắt công ty cần kết hợp giới thiệu sản phẩm với các khác du lịch có khả
năng đi du lịch nước ngoài, cố gắng tạo lập lòng tin về công ty cho khách du lịch
tiềm năng, biến các nhu cầu du lịch tiềm năng thành các nhu cầu du lịch thực tế.
Với mục tiêu mở rộng thị trường và bán các sản phẩm thì trong tương lai công ty
cần trích ra một phần lợi nhuận để phục vụ cho công tác quảng cáo tiếp thị nhằm
đem lại kết quả kinh doanh cao hơn. Việc dành kinh phí cho quảng cáo chắc
chắn sẽ đem lại nguồn khách tương xứng cho tiềm năng của công ty.
2.1.2.Chương trình du lịch Inbound:
Việc thực hiện các chương trình du lịch dành có người nước ngoài vào Việt
Nam đem lại cả lợi nhuận và uy tín của công ty trên thị trường. Vì vậy, mục tiêu
này luôn được công ty quan tâm và nghiên cứu. Xuất phát từ yêu cầu phát triển,
công ty đã quyết định mở rộng nguồn khách này bằng cách đi nghiên cứu thực tế
ở thị trường nước ngoài và ký hợp đồng trực tiếp với các hãng lữ hành gửi khách
có uy tín, đảm bảo nguồn khách cho công ty trong tương lai. Để xây dựng các
chương trình du lịch với mức giá rẻ hơn và đạt chất lượng cao hơn, công ty đã dựa
trên các thông tin có sẵn của đơn vị bạn. Các chương trình này phải có sự cạnh
tranh với những chương trình cùng loại của công ty khác về số lượng cũng như về
giá cả. Tất cả sự cố gắng trên sẽ đem lại những chuyển biến mới tích cực cho công
ty vào thời điểm hiện tại và tương lai.
2.2. Hoạt động Maketing:
Đối với nền kinh tế thị trường, mỗi một hoạt động kinh doanh đều phải
chịu sự cạnh tranh gay gắt của các thành phần kinh tế, các đơn vị kinh doanh
khác. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá nói chung, việc nghiên cứu
thị trường, tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của khách hàng để từ đó đưa ra được một
chính sách Marketing thích hợp đã được các doanh nghiệp vận dụng từ rất lâu và
đem lại kết quả tốt. Còn trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch thì lĩnh vực
SVTH: Ngô Đức Thanh _ Lớp QTKDTH K11B Trang
17
Khoa quản trị kinh doanh GVHD: Ths. Đặng Ngọc Sự
Marketing lại rất mới mẻ, nếu có cũng chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền quảng
cáo chứ chưa tiến hành các hoạt động Marketing với đầy đủ nội dung, ý nghĩa
của nó. Công ty du lịch VietHomeTravel đã từng bước áp dụng các công cụ của
chính sách Marketing - Mix trong việc thu hút khách.
2.2.1. Chính sách sản phẩm.
Như ta đã biết, sản phẩm của công ty du lịch VietHomeTravel cũng như sản
phẩm của các công ty kinh doanh du lịch lữ hành nói chung là các chương trình
du lịch “tour”. Một công ty du lịch lữ hành thu hút được nhiều hay ít khách là
phụ thuộc rất lớn vào số lượng, chất lượng và tính độc đáo của các chương trình
du lịch. Trong việc xây dựng chương trình du lịch công ty đã đề ra các nguyên
tắc sau:
+ Mỗi một chương trình được xây dựng đều phải dựa trên cơ sở nghiên cứu
thị trường một cách kỹ lưỡng, người xây dựng chương trình phải có ít nhất một
lần đi khảo sát tuyến điểm mà mình định xây dựng chương trình.
+ Các chương trình phải đảm bảo tính logic về không gian, thời gian,
phương tiện vận chuyển và các dịch vụ kèm theo, đồng thời phải đảm bảo lợi ích
vật chất cho du khách và cho công ty.
+ Cố gắng đưa ra những chương trình mới có sự đa dạng về hình thức và
tuyến điểm, nội dung phong phú, độc đáo có sức hấp dẫn với du khách.
2.2.2. Chính sách giá:
Việc xác định giá cho sản phẩm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Giá chính là
một trong những tiêu chuẩn thường xuyên và quan trọng trong việc quyết định
mua sản phẩm, do đó nó sẽ tác động đến khối lượng bán. Mục tiêu của chính
sách giá chính là làm thế nào để đạt được khối lượng bán tối đa doanh thu lớn
nhất và lợi nhuận cao nhất. Mỗi chương trình du lịch đều được tính hai mức giá
là mức giá bình thường và mức giá hạng nhất, tuỳ theo chất lượng khác nhau, tạo
điều kiện cho du khách có đủ khả năng thanh toán với từng mức giá. Số lượng
khách trong đoàn càng nhiều thì giá bán sẽ giảm xuống, điều này tạo điều kiện
cho công ty áp dụng chiến lược giá phân biệt theo số lượng khách.
SVTH: Ngô Đức Thanh _ Lớp QTKDTH K11B Trang
18
Khoa quản trị kinh doanh GVHD: Ths. Đặng Ngọc Sự
2.2.3. Chính sách phân phối:
Phân phối trong Marketing không chỉ là định ra phương hướng mục tiêu mà còn
bao gồm cả nội dung thay đổi của không gian, thời gian, mặt hàng, số lượng hàng
hoá và hệ thống các biện pháp thủ thuật để đưa hàng hoá từ nơi sản xuất khách
hàng cuối cùng. Đối với Marketing có hai kênh phân phối chính được áp dụng là
kênh phân phối ngắn và kênh phân phối dài, ngoài ra còn có kênh phân phối trực
tiếp và gián tiếp. Trong du lịch thường sử dụng kênh phân phối gián tiếp nhưng
ngắn hơn so với kênh hàng hoá nói chung. Đứng trên góc độ đối tượng khách,
công ty đã sử dụng các hình thức phân phối vào hoạt động kinh doanh như sau:
+ Đối với khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài: Công ty áp dụng hình
thức phân phối trực tiếp do lượng nhu cầu không lớn, thường tập trung vào các
thành phố lớn như Hà Nội và các tỉnh lân cận.
+ Đối với khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch: Công ty áp dụng hình
thức phân phối gián tiếp qua trung gian là các đơn vị gửi khách. Các đơn vị trung
gian và các công ty gởi khách sẽ được hưởng phần chênh lệch giá bán cho khách
và giá bán chương trình du lịch.
2.2.4. Chính sách giao tiếp khuyếch trương:
Chính sách giao tiếp khuếch trương là một công cụ quan trọng để thực hiện
chiến lược Marketing. Mục đích của nó là để cung cầu gặp nhau, để người bán
thoả mãn tốt hơn nhu cầu của người mua, giúp cho các doanh nghiệp bán được
nhiều hàng hơn. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng để
người tiêu dùng tiếp cận hơn với sản phẩm mới, để gợi mở nhu cầu của họ. Tất
cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường muốn tồn tại và phát triển
không thể không sử dụng chính sách này. Giao tiếp khuếch trương bao gồm hai
nội dung là quảng cáo và các hoạt động yểm trợ xúc tiến bán, trong đó công ty
du lịch VietHomeTravel chủ yếu dừng lại ở hoạt động tuyên truyền quảng cáo.
Hoạt động này thể hiện ở các hình thức:
+ In các tập gấp quảng cáo bằng tiếng Anh, tiếng việt, trong đó cung cấp
cho du khách các thông tin về Việt Nam, về các hoạt động của công ty và các
chương trình do công ty xây dựng.
SVTH: Ngô Đức Thanh _ Lớp QTKDTH K11B Trang
19
Khoa quản trị kinh doanh GVHD: Ths. Đặng Ngọc Sự
+ Đặt pano, áp phích, biển quảng cáo, tên và biểu tượng của công ty tại
nhiều nơi, in trên các áo, mũ tặng cho du khách.
+ Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo nhưng
không liên tục, thường xuyên.
+ Tham gia hội chợ lữ hành quốc tế. Những lần tham gia hội chợ là một dịp
rất tốt để quảng cáo cho các hoạt động của công ty, đồng thời tìm kiếm đối tác
kinh doanh.
2.3
. Hoạt động Nghiên Cứu Thị trường của công ty:
2.3.1. Tập khách hành chính:
Tập khách hàng chính của công ty là Hội cựu chiến binh, Hội Phụ
Nữ, Đoàn thanh niên, các Viện Nghiên Cứu và một số công ty thương mại-
sản xuất. Công ty luôn cố gắng tạo dựng, duy trì, phát huy sự tín nhiệm của
khách hàng bằng cách thỏa mãn tối đa nhu cầu thị hiếu của họ so với đối
thủ cạnh tranh. Đặc điểm của đối tượng khách hàng này là thu nhập thấp
dẫn đến lợi nhuận thu được là không cao. Do đó công ty nghiên cứu tập
khách hàng để xác định nhu cầu thị trường, từ đó xây dựng mục tiêu, kế
hoạch phát triển kinh doanh phù hợp.
Hiện nay, công ty chỉ có chức năng tổ chức cho khách Việt Nam đi
quốc tế chứ không có khả năng nhận khách quốc tế vào Việt Nam. Vì vậy
đối với công ty thì cầu được chia thành 2 loại :
+ Nhu cầu du lịch quốc tế:
Đối tượng chủ yếu là những người có thu nhập cao, tuổi tác đa phần
là trung niên (30- 60 tuổi). Họ chủ yếu đi các nước lân cận như Trung
Quốc, Thái Lan, Singapo, Campuchia. Mục đích của họ là nhằm vui chơi,
mua sắm. Lượng khách đi một đoàn thường không đông từ 12 đến 25
người. Số ngày đi cũng chỉ dao động khoảng 3-15 ngày. Hiện nay công ty
có lượng khách đi trung Quốc là lớn nhất.
SVTH: Ngô Đức Thanh _ Lớp QTKDTH K11B Trang
20
Khoa quản trị kinh doanh GVHD: Ths. Đặng Ngọc Sự
+ Nhu cầu du lịch nội địa:
Đối tượng này rất phong phú, từ thanh niên cho tới người cao tuổi.
nhưng đối với công ty lượng khách hàng thường xuyên đi du lịch vẫn là
khách cao niên và trung niên, số ít là thanh niên. Chỉ tiêu của họ chủ yếu
phục vụ ăn uống, vận chuyển, lưu trú và vui chơi giải trí. Họ chỉ giành một
phần nhỏ để mua sắm quà lưu niệm cho người thân, bạn bè. Vì vậy nhu cầu
của họ về các sản phẩm du lịch trong chuyến đi là phải đảm bảo chất lượng,
ăn ngon nghỉ tốt. Số ngày họ đi một chuyến thường ko dài chỉ từ 1 đến 4
ngày.
2.3.2. Hoạt động nghiên cứu nhu cầu khách hàng:
Một doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn nếu tổng cầu đối
với các sản phẩm du lịch của mình tăng nhanh. Doanh nghiệp có thể xác
định được các thị trường mục tiêu chưa sử dụng thường xuyên hoặc chưa hề
sử dụng các sản phẩm của mình. Từ đó, công ty sẽ xây dựng chiến lược
marketing nhằm khuyến khích, thúc đẩy khách hàng sử dụng sản phẩm. Các
chiến lược này bao gồm chiến lược về giá, sản phẩm, về quảng cáo, để gia
tăng được du lịch trên thị trường các doanh nghiệp cần phải nắm bắt được
các xu hướng thay đổi nhu cầu của khách như yêu cầu cao hơn về chất
lượng, về thông tin nhu cầu thay đổi sản phẩm theo ý thích cá nhân. Từ đó
công ty sẽ đưa ra hướng kinh doanh phù hợp. Trong quá trình tiếp xúc nhân
viên có điều kiện xác định các điểm du lịch, tạo sự yên tâm trong quyết định
lựa chọn của khách hàng.
- Cách thức nghiên cứu nhu cầu dựa trên một số tiêu chí sau:
+ Nhu cầu du lịch có tính thời vụ. Thực tế nhiều địa phương có số
lượng khách đi du lich không đều đặn trong năm. Trước hết là do tính thời
vụ của tài nguyên và điểm hấp dẫn du lịch của địa phương. Đồng thời, một
điều quan trọng là nhu cầu du lịch chỉ xuất hiện vào những thời điểm nhất
SVTH: Ngô Đức Thanh _ Lớp QTKDTH K11B Trang
21
Khoa quản trị kinh doanh GVHD: Ths. Đặng Ngọc Sự
định như kỳ nghỉ phép, nghỉ hè, thường vào cuối năm lễ Tết. Ngoài ra còn
có nhiều yếu tố thời tiết, phong tục tập quán, tâm lý cũng như ảnh hưởng tới
nhu cầu du lịch.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch xã hội như: quy mô
dân số, độ tuổi, giới tính, thu nhập, mức độ đô thị hóa của từng khu vực
phường xã.
-
Những yếu tố cũng ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch cá nhân:
+ Giá cả hàng hóa du lịch có nhu cầu là những hàng hóa đáp ứng trực
tiếp nhu cầu của du khách trong chuyến đi ( ăn, nghỉ, vui chơi). Giá cả hàng
hóa này sẽ ảnh hưởng tới quyết định đi du lịch hay không. Mặt khác nó
cũng ảnh hưởng tới sự thỏa mãn của du khách trong chuyến đi.
+ Giá cả: mặc dù mức sống của người dân đã được nâng cao nhưng
vẫn ở mức thấp so với thế giới. Du lịch đối với người Việt Nam hiện nay dù
sao vẫn là một nhu cầu cao cấp. Vì vậy mọi sự biến động về giá đều ảnh
hưởng tới cầu du lịch của người dân. Mặt khác, do phương tiện thông tin
ngày càng hiện đại và khách du lịch ngày càng có kinh nghiệm nên họ đòi
hỏi giả cả phải tương xứng với các dịch vụ họ sử dụng. Bất kì một sự thay
đổi nhỏ nào về giá cũng sẽ tác động lớn đến cầu du lịch.
+ Giá cả hàng hóa dịch vụ có liên quan hay thu nhập khả năng thanh
toán của du khách cũng là yếu tố quan trọng trong quyết định mua của họ.
Khi người dân có thu nhập cao, họ có nhu cầu về nghỉ ngơi, thư giãn, giải
trí từ đó dẫn đến quyết định sử dụng hàng hóa dịch vụ du lịch (việc thu
nhập của người dân tăng lên là một yếu tố thuận lợi cho việc mở rộng kinh
doanh du lịch ).
Thị hiếu và kiểu mốt : điều này thường phụ thuộc vào lứa tuổi, tâm
lý, đặc điểm cá nhân của du khách và sự thay đổi trong khoa học kĩ thuật.
mỗi khách hàng thường có thị hiếu khác nhau về du lịch. Điều quan trọng
SVTH: Ngô Đức Thanh _ Lớp QTKDTH K11B Trang
22
Khoa quản trị kinh doanh GVHD: Ths. Đặng Ngọc Sự
với các công ty du lịch là phải nắm bắt được thị hiếu và sự thay đổi thị hiếu
của khách hàng.
Khi đời sống của người dân được nâng cao, các nhu cầu thiết yếu
được đáp ứng đầy đủ thì họ mong muốn nhu cầu cao hơn được thỏa mãn.
Người dân Việt Nam hiện nay khi đi du lịch thường mong muốn các
chương trình du lịch phải được xây dựng theo ý thích cá nhân của họ về các
điểm hấp dẫn, về ăn uống.
Ngoài ra công ty còn tiến hành nghiên cứu thông qua các tài liệu, tiếp
xúc gián tiếp với khách hàng thông qua việc gọi điện thoại, gửi thư hoặc
phiếu yêu cầu qua đường bưu điện. Công ty cử nhân tiếp xúc, marketing
chương trình cho khách, sau đó về báo cáo cho công ty, phòng thị trường
gọi điện tìm hiểu nhu cầu và chăm sóc khách hàng. Công việc này sẽ tạo độ
tin cậy với khách hàng, thuận lợi cho công ty trong việc kinh doanh.
Với quy mô công ty không lớn. số lượng nhân viên tương đối ít công
tác nghiên cứu nhu cầu khách hàng của công ty thông qua việc tiếp xúc trực
tiếp là không mấy thuận lợi. Phương pháp này gặp pải một số trở ngại khi
khách hàng từ chối không gặp vì bận, vì đã mua sản phẩm của công ty phần
lớn là những khách hàng quen thuộc và được chăm sóc trong thời gian dài.
2.3.3. Hoạt động xúc tiến bán chương trình du lịch của công ty:
Sau khi đã xây dựng chương trình du lịch, bước tiếp theo mà công ty
phải thực hiện là đưa chương trình của mình đến với khách hàng. Đây là
khâu vô cùng quan trọng vì là một doanh nghiệp kinh doanh nên lợi nhuận
là vấn đề được đặt lên hàng đầu cùng với việc đảm bảo nhu cầu của khách,
có lợi cho cả 2 bên : nguời bán và nguời mua.
Để đến được tay khách hàng, ngoài những khách hàng quen thuộc của
công ty thì những thị trường khách mới vẫn luôn được công ty quan tâm
chăm sóc. Công ty Du lịch Ngôi Nhà Việt không ngừng đưa sản phẩm của
SVTH: Ngô Đức Thanh _ Lớp QTKDTH K11B Trang
23