Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Ngữ văn 7 Từ Tiết 49 đến 60

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.89 KB, 54 trang )

Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010
Tuần 13
NGỮ VĂN - BÀI 12
Kết quả cần đạt:
- Thấy được những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cần đạt được trong 2 bài
kiểm tra (văn và tiếng Việt). HS nhận thấy những ưu điểm và nhược điểm trong
bài làm của mình.
- Biết phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học.
- Viết tốt bài tập làm văn số 3 theo yêu cầu biểu cảm.
Ngày soạn:14/11/2009 Ngày giảng:16/11/2009
Tiết 49. Văn - Tiếng Việt:
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT.
1. Mục tiêu: Giúp HS:
a) Về kiến thức:
- Thấy rõ các lỗi thường gặp về quan hệ từ.
b) Về kĩ năng:
- Thông qua luyện tập, nâng cao kĩ năng sử dụng quan hệ từ.
c) Về thái độ:
- HS có ý thức sử dụng quan hệ từ đúng văn cảnh.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu liên quan; Soạn giáo án.
b) Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK và của GV.
3. Tiến trình bài dạy:
* Ổn định tổ chức: ( 1′)
Kiểm tra sĩ số HS: Lớp 7B: … /……
a) Kiểm tra bài cũ: (5 phút) (Miệng).
* Câu hỏi: - Thế nào là quan hệ từ? Cho ví dụ?
* Đáp án- biểu điểm:
- Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân
quả, giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.(5 điểm)
- Ví dụ: (5 điểm)


- Quyển sách này của bạn Trang.
- Em đi học bằng xe đạp.
b) Dạy nội dung bài mới:
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài dạy: Giúp HS:
- Thấy được những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cần đạt được trong 2 bài
kiểm tra. HS nhận thấy những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của mình .
Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu
116
Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010
- Giáo dục ý thức ôn tập, kiểm tra tích cực, nghiêm túc.
II- Chuẩn bị :
- GV: Nghiên cứu đáp án, biểu điểm. Chấm bài. Soạn giáo án.
- HS: Ôn lại những kiến thức 2 phần văn và tiếng Việt theo yêu cầu của GV.
B. Phần thể hiện trên lớp:
* Ổn định tổ chức: (1 phút)
Kiểm tra sĩ số HS: Lớp 7B: /18
I. Kiểm tra bài cũ:
(Không kiểm tra)
II. Dạy bài mới :
* Giới thiệu bài : (1 phút)
Các em vừa làm 2 bài kiểm tra một tiết phân môn văn và tiếng Việt. Bài làm
của các em lần này có những ưu điểm gì cần phát huy và còn những tồn tại gì cần
khắc phục, Chúng ta cùng xem xét trong tiết trả bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
I. Tìm hiểu đề.
(10 phút)

GV - Bảng phụ (có ghi đề 2 bài kiểm tra: Tiết 42 và
46).

1. Đề bài:
a) Phần văn.
b) Tiếng Việt.
HS
? TB
HS
GV
- Đọc lại đề.
* Hãy xác định yêu cầu của 2 đề bài trên?
- Xác định yêu cầu của đề.
- Ghi tóm tắt những yêu cầu chính lên bảng.
- Cả hai bài kiểm tra đều có hai phần: Trắc nghiệm
và tự luận.
2. Yêu cầu:
Gồm hai phần:
- Trắc nghiệm:
- Tự luận.
GV - Hướng dẫn HS trả lời theo từng nội dung:
3. Đáp án - biểu điểm:
PHẦN VĂN
I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm; mỗi câu xác định đúng: 0,25 điểm; phân loại lại đúng mỗi
câu: 0,5 điểm):
A. Sông núi nước nam: Thất ngôn bát cú Thất ngôn tứ tuyệt
B. Bánh trôi nước: Thất ngôn bát cú
Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu
117
S
Đ
Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010

C. Qua đèo Ngang: Ngũ ngôn tứ tuyệt Thất ngôn bát cú
D. Bạn đến chơi nhà: Thất ngôn bát cú
E. Phò giá về kinh: Ngũ ngôn tứ tuyệt
G. Sau phút chia li: Song thất lục bát
Câu 2: (0,25 điểm)
Đáp án đúng: (C) Hạ Tri Chương.
Câu 3: (điền đúng mỗi từ thích hợp: 0,25 điểm):
“ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ đã tái hiện bức tranh sinh
động về cảnh ngộ đau khổ của bản thân nhà thơ trong cảnh loạn li. Nhưng
điều đáng quý nhất là vượt lên trên cảnh ngộ cá nhân, bài thơ đã bộc lộ tinh
thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả”.
II. Phần tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (Chép đúng theo yêu cầu: 2 điểm):
QUA ĐÈO NGANG
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con cuốc cuốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Câu 2:
(1 điểm) a) Ý kiến đó sai.
(3 điểm) b) Cụm từ “ta với ta) ở mỗi bài có nội dung thể hiện hoàn toàn khác
nhau:
- Trong bài “Qua đèo Ngang” cả hai từ “ta” đều chỉ chính tác giả;
bộc lộ nỗi buồn cô đơn, lẻ loi thầm kín trong lòng tác giả giữa cảnh Đèo
Ngang bát ngát, hoang sơ, vắng lặng, cô liêu.
- Trong bài bạn đến chơi nhà”, hai từ “ta” chỉ sự hoà hợp giữa hai

con người. Một từ chỉ tác giả, một từ chỉ người bạn của tác giả. Cụm từ ta
với ta” chỉ sự hài hoà giữa hai con người trong một tình bạn chan hoà, vui
vẻ. Bằng cụm từ này, tác giả khẳng định tình bạn giữa mình với người bạn tri
kỉ của ông, đó là một tình bạn trong sáng, thanh khiết, chân thành và cao
đẹp.
PHẦN TIẾNG VIỆT
Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu
118
S
Đ
Đ
Đ
Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010
I. Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm: thống kê được đúng mỗi loại từ được 0,5 điểm)
a) Đại từ: chúng tôi, tôi, đó, nó, em (danh từ dùng như đại từ).
b) quan hệ từ: của, cho, và, nhưng, vừa, thì.
c) Từ láy : thỉnh thoảng, khe khẽ, tru tréo.
d) Từ Hán Việt: Thuỷ, quan tâm.
Câu 2: (1,5 điểm: mỗi ý xác định đúng được 0,5 điểm)
a) Từ đồng nghĩa: núi - non
b) Từ trái nghĩa: im lặng - ồn ào
c) Từ đồng âm: lợi
- “lợi” ở dòng thứ hai là tính từ chỉ “lợi ích” (trái với hại)
- “lợi” ở dòng bốn là danh từ chỉ bộ phận trong khoang miệng gắn
liền với răng.
Câu 3: (0,5 điểm)
Đáp án đúng là (B) Hễ thì
II. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)

- Đặt câu đúng theo yêu cầu, có đủ chủ ngữ, vị ngữ: mỗi câu được
(1 điểm )
Câu 2:
1. HS viết được một đoạn văn theo đúng yêu cầu: (Từ 5 đến 7 câu) có
sử dụng từ ghép. (có câu mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn; tập trung thể
hiện được ý chủ đề của đoạn; có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu trong
đoạn). (3 điểm)
2. Chỉ ra được từ ghép được sử dụng trong đoạn văn theo đúng yêu cầu.
(1 điểm)
GV  Nhận xét bài làm của HS (từng bài):
II. Nhận xét.
(7 phút)
1. Ưu điểm:
- Nhìn chung các em đều xác định được nội dung yêu cầu của từng phần.
- Có ý thức trong học tập => lựa chọn đúng chính xác từng câu hỏi trắc
nghiệm (Thảo, May, Ngọc, Kiên, )
- Phần tự luận: (Cả hai đề) Một số em đã làm bài rất tốt, trình bày sạch, khoa
học  thể hiện ý thức học tập tốt (về nhà có ôn bài, tìm hiểu kĩ vấn đề mà
GV đã hướng dẫn, gợi ý, thể hiện qua kết quả bài viết của mình:
+ Phần văn: Câu 1: Chép đúng yêu cầu, đảm đúng chính tả, dấu câu; Câu 2
bày tỏ đúng ý kiến và có sự lý giải hợp lí, có sức thuyết phục, bám sát nội
Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu
119
Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010
dung văn bản.
+ Phần tiếng Việt: Các em đã biết cách đặt câu có đủ chủ ngữ, vị ngữ; Viết
được đoạn văn theo đúng yêu cầu, đảm bảo có đủ các phần: mở đoạn, phát
triển đoạn, kết thúc đoạn.
- Tiêu biểu như bài của May, Thảo
2. Nhược điểm:

- Còn một số em chưa chuyên cần trong học tập: Không thuộc bài, chưa nắm
được nội dung kiến thức cơ bản (xác định các phương án phần trắc nghiệm
còn sai); chép chưa chính xác nội dung bài thơ theo yêu cầu (không đúng với
văn bản đã học: sai từ).
- Một số em trình bày còn cẩu thả: tẩy xoá nhiều, bẩn.
- Còn một số bài viết mắc lỗi chính tả; diễn đạt lủng củng, không xác định
được chủ đề trong đoạn văn cần viết (tiếng Việt): Thuận, Tuấn, Thu.
GV - Bảng phụ, ghi sẵn lỗi (tự luận của cả hai bài kiểm
tra)  Đọc và xác định lỗi.
III. Lỗi sai và sửa lỗi.
(7 phút)
? KH * Hãy xác định xem trong các đoạn, câu sau, bạn
đã mắc phải lỗi gì? Hãy sửa lại cho đúng.
HS - Xác định và sửa lỗi theo yêu cầu (có nhận xét, bổ
sung):
1. Cụm từ “ta với ta” chỉ sự hoà giải giữa hai tâm
hồn đồng cảm.
=> Lỗi: Dùng từ sai: hoà giải
- Thay từ hoà giải bằng từ hoà hợp.
2. Khảng định tinh thần tình bạn thắm thiết.
=> Lỗi: chính tả và diễn đạt.
- Sửa lại: Khẳng định tình bạn thắm thiết.


GV - Đọc một số bài tự luận viết tốt để HS nhận xét và
tham khảo.
IV. Đọc bài mẫu.
(7 phút)
V. Trả bài - giải đáp
thắc mắc.

(6 Phút).
VI. Lấy điểm.
(5 phút)
* Kết quả:
Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu
120
Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010
1. Bài kiểm tra văn:
2. Bài kiểm tiếng Việt:
- Điểm 10:
- Điểm 9:
- Điểm 8:
- Điểm 7:
- Điểm 6:
- Điểm 5:
- Điểm 4:
- Điểm 3:
- Điểm 2:
- Điểm 1:
III- Hướng dẫn HS học ở nhà: (1 phút)
- Về nhà học thêm những kiến thức còn thiếu hụt thể hiện qua hai bài kiểm tra.
Tự rút kinh nghiệm cho bài kiểm tra sau.
- Chuẩn bị bài: Cách làm bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học theo câu
hỏi trong SGK.
============================================
Ngày soạn:15/11/2009 Ngày giảng
17/11/2009
Tiết 50. Tập làm văn:
CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
A. Phần chuẩn bị:

I. Mục tiêu bài dạy: Giúp HS
- Biết trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
- Tập trình bày cảm nghĩ về một số tác phẩm văn học đã học trong chương
trình.
Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu
121
- Điểm 10:
- Điểm 9:
- Điểm 8:
- Điểm 7:
- Điểm 6:
- Điểm 5:
- Điểm 4:
- Điểm 3:
- Điểm 2:
- Điểm 1:
Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010
- Rèn kĩ năng làm văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
II. Chuẩn bị:
- GV : Đọc SGK, nghiên cứu SGV. Soạn giáo án.
- HS : Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới.
B. Phần lên lớp:
* Ổn định tổ chức: (1 phút)
Kiểm tra sĩ số: 7B: /18
I. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.
II. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: (1 phút)
Trong chương trình ngữ văn phần văn là quan trọng nhất, các em không những
cần đọc hiểu văn bản mà còn phải biết phát biểu cảm nghĩ về các tác phẩm văn học

đó nữa. Vậy cần trình bày cảm nghĩ về các tác phẩm văn học đó như thế nào? Mời
các em cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
I. Tìm hiểu cách làm
bài văn biểu cảm về
tác phẩm văn học:
(21 phút)
GV - Treo bảng phụ ghi bài ca dao.
1. Ví dụ: Bài văn Cảm
nghĩ về một bài ca
dao.
HS - Đọc liền mạch bài ca dao:
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.
Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ?
Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà
Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.
GV - Gọi HS đọc bài văn Cảm nghĩ về một bài ca dao.
Yêu cầu mỗi em đọc một đoạn. Chú ý đọc đúng,
diễn cảm.
? KH * Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao
Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu
122
Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010
bằng cách nào?

- Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao
bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng suy
ngẫm về các hình ảnh chi tiết của bài ca dao đó .
Đây là bài văn hồi tưởng. Nhà văn đã hồi tưởng lại
những cảm xúc của mình khi đọc bài ca dao và
những ấn tượng do bài ca dao gợi lên.
? TB * Các yếu tố hồi tưởng, suy ngẫm thể hiện ở những
câu văn nào trong bài văn?
- Đó là : Cảnh minh hoạ trong bài học có bóng một
người đội khăn mặc áo dài…một người quen…Tất
cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính vào
mạng tơ rung rung trước gió…lại chính là con sông
có một người không có tên nhưng tôi lại thấy quen
quen và thân thương…vì nhớ mà buồn…
? KH * Bài văn biểu cảm có thể chia làm mấy đoạn?
- Bài cảm nghĩ này có bốn đoạn, mỗi đoạn nói về hai
câu lục bát trong bài. Cho nên có thể chia làm bốn
bước
? TB * Bước một: Tác giả đã cảm nhận như thế nào về hai
câu đầu?
- Tác giả nhìn thấy một người đàn ông, thậm chí là
người quen nhớ quê trong tranh minh hoạ của bài ca
dao. Đây là cách giả định, cụ thể hoá, đặt mình vào
trong cảnh để thể nghiệm, bày tỏ cảm xúc.
?Yếu * Bước hai: Tác giả tưởng tượng cảnh gì?
- Tưởng tượng cảnh ngóng trông và tiếng nấc của
người trông ngóng.
?Yếu * Bước ba: Tác giả cảm nhận về cặp câu lục bát thứ
ba như thế nào?
- Cảm nghĩ về sông Ngân Hà, con sông chia cắt, con

sông nhớ thương đối với Ngưu Lang, Chức Nữ.
? TB * Bước bốn : Đoạn cuối của bài văn viết về điều gì?
- Đó là cảm nghĩ của tác giả về hai câu ca dao cuối,
về sông Tào Khê.
? KH * Như vậy để nêu cảm nghĩ về bài ca dao tác giả đã
làm như thế nào?
Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu
123
Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010
- Để nêu cảm nghĩ về bài ca dao tác giả đã kể lại sự
việc trong bài ca dao, miêu tả người, cảnh vật trong
bài để làm cơ sở phát biểu cảm nghĩ. Điều cốt yếu
đối với việc phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
là phải có ấn tượng tổng thể về tác phẩm, về nhân
vật chính hoặc về phong cảnh tình huống để nói lên
ấn tượng ấy, cảm xúc và suy nghĩ trên cơ sở ấn
tượng ấy. Những cảm nghĩ ấy có thể như sau:
+ Cảm xúc về cảnh về người trong tác phẩm.
+ Cảm xúc về tâm hồn con người, số phận nhân vật
trong tác phẩm.
+ Cảm xúc về vẻ đẹp ngôn từ của tác phẩm.
+ Cảm xúc về tư tưởng của tác phẩm.
Những vấn đề trên chính là nội dung và hình thức
của tác phẩm đó.
? TB * Qua tìm hiểu ví dụ em hiểu phát biểu cảm nghĩ về
một tác phẩm văn học là như thế nào?
HS - Dựa vào ghi nhớ trả lời.
GV - Nhận xét, chốt nội dung bài học. 2. Bài học:
- Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học( bài văn, bài thơ) là
trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng suy ngẫm của

mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
- Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học cung phải có 3 phần:
+ Mở bài : Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm.
+ Thân bài : Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
+ Kết bài : Ấn tượng chung về tác phẩm.
GV - Gọi HS đọc ghi nhớ, nhắc HS học thuộc.
* Ghi nhớ:
(SGK,T.147)
II. Luyện tập:
(18 phút)
HS - Đọc bài tập 1 (SGK,T.148)
1. Bài tập:
(SGK,T.148)
GV - Đây là các bài thơ các em đã học . Yêu cầu của bài
tập là các em phải biết tưởng tượng liên tưởng và
trình bày cảm xúc của mình.
* Đề bài: Phát biểu
cảm nghĩ của em về
bài thơ Cảm nghĩ
trong đêm thanh tĩnh
của Lí Bạch.
Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu
124
Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010
? TB * Em sẽ tưởng tượng cảnh nào trong bài thơ này?
- Có thể tưởng tượng một đêm nào đó trong cuộc đời
phiêu bạt giang hồ, Lí Bạch bỗng thức dậy thấy
trăng sáng.
? TB * Em sẽ miêu tả ánh trăng như thế nào? Em có cảm
nghĩ gì?

- Trăng rất sáng đã lên cao trên bầu trời, ánh trăng
chiếu rọi qua của sổ, toả sáng xuống giường ông
đang ngủ . Có lẽ ánh sáng đã đánh thức nhà thơ thức
giấc.
? KH * Em sẽ kể sự việc gì? Hình thức bài thơ có gì đáng
chú ý?
- Nhà thơ thấy ánh trăng chiếu xuống đầu giường đã
nhìn lên vầng trăng. Trăng toả sáng vằng vặc nhưng
đơn côi giữa bầu trời mênh mông, khiến nhà thơ
chạnh lòng nghĩ đến mình cũng đơn côi, lẻ bóng như
vầng trăng trên cao. Vì vậy bất giác ông gục đầu nhớ
tới quê hương nơi có những thân yêu ruột thịt của
mình.
- Nghệ thuật đối : ngẩng đầu/ cúi đầu được nhà thơ
sử dụng rất tài tình thể hiện con người ở đây có tâm
trạng.
c) Củng cố, luyện tập: (1′)
- HS nhắc lại những lỗi cần tránh khi sử dụng quan hệ từ.
d) Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà: (1 phút)
- Học bài nắm chắc nội dung nghi nhớ.
- Làm tiếp bài tập (chữa lại những câu dùng quan hệ từ sai cho đúng); làm bài
tập 5.
- Chuẩn bị bài: Xa ngắm thác Núi Lư
III. Hướng dẫn HS học ở nhà: (1 phút)
- Về nhà tìm hiểu lại các ví dụ và bài tập - Học bài.
- Ôn lí thuyết Văn biểu cảm để 2 tiết Tập làm văn : 51 - 52 viết bài TLV số 3
- Chuẩn bị bài : Tiếng gà trưa theo câu hỏi tìm hiểu trong SGK.
==================================
Ngày soạn:16/11/2009 Ngày thực
hiện:21/11/2009

Tiết 51+ 52. Tập làm văn:
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 – VĂN BIỂU CẢM.
( Làm tại lớp )
Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu
125
Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Viết được bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học đã học, theo lý thuyết
đã học.
- Rèn kỹ năng viết văn biểu cảm về một tác phẩm văn học.
- Giáo dục tình cảm yêu quý, biết ơn và noi theo tấm gương Chủ Tịch Hồ Chí
Minh.
II. Chuẩn bị:
- GV : Hướng dẫn HS ôn tập kỹ thuyết và các văn bản thơ đã học trong chương
trình ngữ văn 7 tập I. Ra đề , đáp án, biểu điểm.
- HS : Ôn tập lý thuyết văn biểu cảm, ôn phần thơ đã học ở kì I lớp 7.
B. Phần thể hiện trên lớp :
I. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số HS: 7B: /18
II. Viết bài: (GV ghi đề lên bảng)
* Đề bài :
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
I. YÊU CẦU.
- Thể loại: Biểu cảm
- Nội dung: bài thơ Cảnh khuya của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
- Phạm vi giới hạn: Nhận thức và tình cảm của em về tác giả tác phẩm.
II. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM.
1. Dàn ý :
a. Mở bài :

- Giới thiệu bài thơ : Cảnh khuya là bài thơ tứ tuyệt của Chủ Tịch Hồ Chí
Minh viết vào những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân
ta 1946.
- Nêu cảm nghĩ chung của em về bài thơ: Đọc bài thơ em thấy một bức tranh
thiên nhiên hiện ra trong tâm trí và hình ảnh Bác Hồ với phong thái ung dung, lạc
quan và lòng yêu nước sâu nặng.
b. Thân bài: (Trình bày cảm nghĩ của em)
- Nêu cảm nhận chung về hình ảnh trong bài: Hình ảnh thiên nhiên núi rừng
Việt Bắc thật đẹp. Hình ảnh Bác Hồ say sưa ngắm cảnh. Hiểu thêm về một khía cạnh
khác của tâm hồn Bác : Yêu nước sâu nặng.
- Nêu cảm nghĩ về từng câu thơ :
+ Câu mở đầu là âm thanh : “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. So sánh
chính xác và đặc sắc làm cho tiếng suối trở nên gần gũi với con người và có sức sống
trẻ trung  Cảm giác cảnh khuya trong rừng không quạnh quẽ mà ấm áp tình người.
Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu
126
Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010
+ Câu 2: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”: Hình ảnh trong câu thơ có vẻ
đẹp của một bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng. Bức tranh chỉ
có hai màu sáng tối, trắng đen mà tạo nên vẻ lung linh chập chờn lại ấm áp, hoà hợp
quấn quýt bởi âm hưởng của hai từ “lồng” ở một câu thơ.
+ Câu 3: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”: đã thể hiện chất nghệ sĩ
trong tâm hồn Hồ Chí Minh. Đó là sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp như tranh
của núi rừng Việt Bắc.
+ Câu 4: “ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”: bất ngờ mở ra vẻ đẹp và chiều sâu
mới trong tâm hồn nhà thơ: thao thức chưa ngủ còn chính là vì lo nghĩ đến vận mệnh
của đất nước. Điệp ngữ “chưa ngủ” đặt ở cuối câu ba và đầu câu thứ tư là một bản lề
mở ra hai phía của tâm trạng trong cùng một con người: niềm say mê trước cảnh
thiên nhiên và nỗi lo việc nước. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác,
thể hiện sự hoà hợp, thống nhất giữa nhà thơ và người chiến sĩ trong vị lãnh tụ.

c. Kết bài:
- Bài thơ được sáng tác cách đây hơn nửa thế kỉ mà vẫn hấp dẫn bao thế hệ bạn
đọc.
- Bác đã đi xa nhưng hình Bác vẫn sáng trong tâm hồn mỗi người dân nước
Việt không chỉ vì Bác sống đẹp mà còn vì thơ Bác rất đẹp.
B. Biểu điểm :
1. Hình thức: (1điểm )
- Bài viết đủ bố cục ba phần, sạch sẽ, khoa học, đúng chính tả. ( 0,5 điểm )
- Trình bày mạch lạc, trình tự hợp lí, tình cảm trong sáng, dùng từ chính xác.
(0,5 điểm)
2. Nội dung: (9 điểm )
* Mở bài: Dẫn dắt vấn đề như dàn ý. ( 1 điểm )
* Thân bài:
- Nêu cảm nhận chung về hình ảnh thiên nhiên, hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ.
(1 điểm )
- Hình dung được cảnh sắc do bài thơ gợi lên và phân tích những hình ảnh thơ
điểm hình để làm sáng tổ cảm nghĩ của mình (phân tích lần lượt từng câu, đảm bảo
các nội dung, các ý như dàn ý):
+ Câu 1 : (1 điểm )
+ Câu 2 : (2 điểm )
+ Câu 3 : (1 điểm )
+ Câu 4 : (2 điểm )
* Kết bài: Khẳng định tình cảm của mình đối với Bác Hồ. ( 1 điểm )
III. Thu bài - Nhận xét giờ kiểm tra - Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở
nhà : (2 phút)

. - Về nhà ôn lại lý thuyết văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Chuẩn bị bài : Tiếng gà trưa theo câu hỏi trong SGK.

Ngày tháng 11 năm 2009

Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu
127
Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010
Tổ chuyên môn duyệt

Tuần 14
Ngữ văn - Bài 13
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ
và tính cảm bà cháu trong bài “Tiếng gà trưa”. Thấy được nghệ thuật biểu hiện
tình cảm qua những chi tiết tự nhiên, bình dị của bài thơ.
- Nắm được khái niệm điệp ngữ, tác dụng của điệp ngữ.
- Luyện nói: Biết phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học.
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 53. Văn bản:
TIẾNG GÀ TRƯA
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài dạy .
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của nhữnh kỉ niệm về tuổi thơ
và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ .
- Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi
tiết tự nhiên, bình dị.
- Củng cố thêm cho học sinh về thể thơ năm chữ (Cách đọc, cấu tạo, đặc điểm)
II. Chuẩn bị của thầy trò.
1.Giáo viên: Soạn giáo án theo SGK – SGV
2. Học sinh: Học và soạn bài theo câu hỏi SGK
B. Phần thể hiện trên lớp
* Ổn định tổ chức lớp (1’)
- Kiểm tra sí số lớp : Lớp 7A: ………

I . Kiểm tra bài cũ (Miệng 5’ )
1. Câu hỏi : Đọc thuộc bài thơ: Cảnh khuy và rằm thắng giêng của HỒ CHÍ
MINH và cho biết những đặc điểm giống và khác nhau của bài thơ.
2. Đáp án - biểu điểm
- Học sinh đọc thuộc lòng hai bài thơ. (5 điểm)

- Hai bài thơ có nhiều điểm giống nhau. (5 điểm)
+ Cùng được HCM sáng tác ở việt bắc trong những năm đầu của cuộc kháng
chiến chống Thực dân Pháp xâm lược.
+ Cùng viết về cảnh trăng đẹp và đêù theo thể thơ tứ tuyệt.
+ Qua hai bài thơ ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn tư tưởng HCM đó là tình yêu
thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, tâm hồn nghệ sĩ hòa hợp thống nhất với cốt
cách của người chiến sĩ cách mạng, về lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu
128
Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010
Giáo viên nhận xét – cho điểm
II Dạy bài mới
* Giới thiệu bài

(1’): Các em đã tìm hiểu một số văn bản Trung đại tiếp
theo là phần văn học Việt Nam hiện đại. Ngoài hai bài thơ của Hồ Chí Minh chúng
ta đã tìm hiểu. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ được làm quen với một nữ sĩ nổi tiếng
Xuân Quỳnh qua bài thơ “Tiếng Gà trưa”.
GV
TB?
HS
GV
Gọi 1 HS đọc chú thích * (SGK T.150)
* Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Xuân

Quỳnh và bài thơ “Tiếng gà trưa”?

- Xuân Quỳnh (1942-1988) tên thật là Nguyễn
Thị Xuân Quỳnh, quê ở La Khê ven thị xã Hà
Đông, Tỉnh Hà Tây, là một trong những nhà thơ
nữ rất nổi tiếng ở nước ta thời chống Mĩ. Xuân
Quỳnh là tác giả của nhiều tập thơ hay như Tơ
tằm- chồi biếc (Viết chung với Cẩm Lai), Hoa
dọc chiến hào, Hoa cỏ may, Sân ga chiều em đi,
Tự hát…. Xuân Quỳnh được chú ý bởi có một
hồn thơ trẻ trung, sôi nổi, tha thiết mà mạnh bạo,
giầu nữ tính. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về
những điều bình dị, gần gũi trong đời sống gia
đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những
rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ
chân thành, thiết tha và đằm thắm .
- Bài thơ “Tiếng gà trưa” được viết trong những
năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc
Mỹ. Như nhiều tác phẩm đương thời, thơ Xuân
quỳnh cũng hướng vào chủ đề văn học lúc ấy là
lòng yêu nước và sự cổ vũ tinh thần chiến đấu
của nhân dân ta. Nhưng bài thơ này cũng
nhưhiều bài thơ khác Xuân Quỳnh khai thác cảm
xúc từ những điều gần gũi, bình dị, những kỉ
niệm của chính mình, để từ đó góp vào những
tình cảm chung của thời đại. Bài thơ chắc hẳn đã
được gợi ra từ những kỉ niệm tuổi thơ sống bên
bà của chính tác giả. Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ
lúc ấu thơ, người cha thường đi làm xa, hai chị
em sống với bà suốt những năm tuổi thơ ở làng

La Khê – Hà Tây, một làng nghề dệt lụa nổi
tiếng. Bài thơ gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ và
tình bà cháu qua những chi tiết bình thường, giản
dị, không có gì đặc biệt mà vẫn xúc động bởi sự
chân thành.
- Bài thơ được in trong tập Hoa dọc chiến hào
(1968) và in lại trong tập Sân ga chiều em đi
I. Đọc và tìm hiểu
chung: (15’)
1 . Tác giả, tác phẩm .
- Xuân Quỳnh (1942-
1988) là nhà thơ nữ
xuất sắc của nền thơ
hiện đại Việt nam. Thơ
Xuân Quỳnh thường
viết về những điều bình
dị trong cuộc sống, thể
hiện một trái tim giàu
yêu thương và khát
khao hạnh phúc.
- Bài thơ được viết
trong những năm đầu
cuộc kháng chiến chống
đế quốc Mĩ trong cả
nước, được in lần đầu
trong tập thơ “Hoa dọc
chiến hào” (1968).
Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu
129
Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010

GV
Y?
TB?
GV
HS
GV
TB
G?
(1984)
* Hướng dẫn đọc: Bài thơ cần đọc với giọng nhẹ
nhàng, tình cảm thể hiện cảm xúc của tác giả khi
nhớ về những kỉ niệm thời ấu thơ.
GV đọc mẫu một lần. Gọi 2 HS đọc lại- nhận
xét.
Hãy giả thích từ “chéo go, trúc bâu”?
- HS dựa vào chú thích SGK trả lời.
* Em có nhận xét gì về số câu thơ và thể thơ của
bài thơ này?
- Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ, nhưng có
những chỗ biến đổi linh hoạt : Cả bài có 43 câu
trong đó có 39 câu thơ ngũ ngôn, 4 câu chỉ có 3
chữ.
- Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được gợi
lên từ sự việc gì? Mạch cảm xúc trong bài thơ
diễn biến như thế nào?

- Trong bài thơ thể năm chữ lại có 4 câu chỉ có 3
chữ đó là câu “Tiếng gà trưa” được lặp lại 4 lần
ở đầu các khổ thơ. Mỗi lần nhắc lại câu này lại
gợi ra một kỉ niệm tuổi thơ, nó như một sợi dây

liên kết các hình ảnh ấy, lại như điểm nhịp cho
dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình.
- Mạch cảm xúc của bài thơ là: Trên đường
hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà
nhảy ổ, gợi về những kỉ niệm thời ấu thơ. Hình
ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, hình ảnh
người bà với sự chắt chiu, chăm lo cho cháu
cùng những ước mơ nhỏ bé của tuổi thơ. “Tiếng
gà trưa” đi vào cuộc chiến đấu cùng với người
chiến sĩ, khắc sâu tình cảm với quê hương, đất
nước.
* Hãy xác định bố cục bài thơ?
- Bài thơ chia làm 3 phần:
+ Khổ 1: Mở đầu. Tiếng gà trưa gợi về kí ức
tuổi thơ của anh chiến sĩ trên đường hành quân.
+ Khổ 2: Kỷ niệm về những con gà mái mơ,
mái vàng.
+ Khổ 3,4,5,6 : Kỷ niệm về bà.
+ Hai khổ cuối: Mơ ước tuổi thơ và mơ ước
hiện tại của cháu.
2. Đọc văn bản
Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu
130
Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010
HS
GV
TB?
KH
?Giỏi
HS

* Em có nhận xét gì về mạch cảm xúc và bố cục
bài thơ?
- Mạch cảm xúc và bố cục bài thơ tự nhiên hợp
lý: Dòng cảm xúc hiện tại man mác, bâng
khuâng trôi về những năm tuổi thơ với bao kỉ
niệm về đàn gà và ổ trứng hồng, về người bà đôn
hậu đã làm sâu nặng tình yêu quê hương đất
nước. Tiếng gà trưa là âm vang đồng vọng của
gia đình, của xóm làng, trở thành hành trang của
người lính trẻ. Như vậy nhà thơ đã lập ý bằng
cách từ hiện tại nhớ về quá khứ, rồi lại quay về
hiện tại.
* Chúng ta cùng tìm hiểu, phân tích bài thơ.
* Gọi HS đọc diễn cảm khổ thơ đầu. GV ghi
bảng:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục…cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.

* Nhân vật trữ tình anh chiến sĩ nghe tiếng gà
trưa vào thời gian và địa điểm nào?
- Tiếng gà nhà ai nhảy ổ “Cục…cục tác cục ta”
cất lên nơi xóm nhỏ, vào một buổi trưa nắng,
vọng vào tâm trí anh chiến sĩ trên đường hành
quân xa dừng chân nghỉ lại.
* Tại sao trong vô vàn âm thanh làng quê anh

chiến sĩ lại chỉ bị ám ảnh bởi tiếng gà?
- Trong vô vàn âm thanh của làng quê, tâm trí
người chiến sĩ lại chỉ bị ám ảnh bởi tiếng gà trưa
bởi vì: Tiếng gà là âm thanh của làng quê, tiếng
gà trưa là tiếng gà nhảy ổ để có những quả trứng
hồng tạo niềm vui cho người nông dân cần cù,
chắt chiu. Đồng thời đó là âm thanh dự báo điều
tốt lành do đó tiếng gà trưa dễ tạo thành kỷ niệm
khó quên của con người.
* Ba câu thơ tiếp có gì đặc biệt trong cách diễn
đạt, em hãy phân tích để thấy đợc dụng ý của tác
giả?
- Điệp từ “Nghe” được nhắc lại 3 lần liên tiếp ở
đầu 3 câu thơ, nói lên tác động liên tiếp của tiếng
II. Phân tích: (54’)
1. Khổ thơ đầu:
Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu
131
Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010
GV
TB?
HS
gà, diễn tả sự xao động không gian và tâm hồn
nhà thơ, nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà
trưa. Người lính trẻ “Nghe” không chỉ bằng
thính giác, bằng tai mà nghe cả bằng cảm giác,
bằng tâm tưởng, bằng sự nhớ lại, bằng hồi ức
tràn trề mà tiếng gà trưa như một nút khởi động
được bất ngờ chạm vào. Điệp từ “nghe” đã làm
cho giọng thơ trở nên ngọt ngào, tha thiết, bồi

hồi, diễn tả sinh động nỗi xúc động trào dâng
trong lòng người lính trẻ. Người lính ấy trong lúc
nghỉ chân nghe tiếng gà trưa nơi xóm nhỏ, tiếng
gà trưa bình dị, thân thuộc bao đời nay đối với
anh lại vô cùng xúc động. Tiếng gà trưa khiến
anh cảm thấy nắng trưa xao động “Nghe xao
động nắng trưa”, cảm thấy “…bàn chân đỡ
mỏi”, cảm thấy “ tuổi thơ hiện về”. Con người
ở đây không chỉ nghe tiếng gà trưa bằng thính
giác mà còn nghe bằng cả cảm xúc tâm hồn. Khi
nghe được bằng cả cảm xúc tâm hồn thì người
đó phải có tình làng quê thắm thiết, sâu nặng.

* Trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước của nhân dân ta, giặc Mĩ leo thang
ra miền Bắc, ném bom xuống thành phố, làng
mạc, cầu cống, trường học, bệnh viện…chúng
gây biết bao chết chóc, đau thương. Bởi vậy trên
đường hành quân ra mặt trận, người chiến sĩ
nghe tiếng gà nhảy ổ buổi trưa đã “xao động”
tâm hồn. Vì sao vậy? Vì tiếng gà trưa với hình
ảnh “Ổ rơm hồng những trứng. Này con gà
mái mơ… Này con gà mái vàng” là biểu trưng
cho cuộc sống thanh bình ấm cúng, vui tươi
trong những năm tháng hoà bình. Đó là khát
vọng muôn đời của nhân loại. Vậy mà kẻ thù lại
đang tâm huỷ diệt! Nỗi xúc động của nhà thơ là
cái “Xao động” cao cả biết chừng nào.
GV rút ý- ghi bảng:
* Những kỷ niệm của anh chiến sĩ được gợi ra

từ đâu? Trong 5 khổ thơ cụm từ nào được nhắc
lại nhiều lần, có tác dụng gì?
- Những kỉ niệm của anh lính trẻ được gợi ra từ
âm thanh tiếng gà trưa. Cụm từ “Tiếng gà trưa”
được nhắc lại 3 lần, mỗi lần mở ra một kỷ niệm
và một cung bậc mới của cảm xúc. Người lính
* Tiếng gà trưa nơi
xóm nhỏ làm xao động
tâm hồn anh lính trẻ
trên đường hành quân
thức dậy tình cảm làng
quê.
2. Năm khổ thơ giữa:
Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu
132
Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010
Y?
HS
KH?
HS
GV
trẻ bồi hồi nhớ lại những ngày sống êm đềm,
hạnh phúc trong tình thương yêu vô hạn của bà.
* Các em quan sát khổ thơ thứ 2. Khổ thơ thứ 2
nhắc lại kỷ niệm gì? Bằng những câu thơ nào?
- Khổ thơ thứ 2 nhắc lại kỷ niệm về những con
gà mái của bà.
GV ghi bảng :
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng.
* Hãy phát hiện những biện pháp nghệ thuật
trong các câu thơ trên và nêu tác dụng của các
biện pháp nghệ thuật đó?
- Tác giả dùng các tính từ chỉ màu sắc tươi sáng
và phép so sánh để miêu tả những quả trứng và
những con gà mái tạo thành một bức tranh tươi
sáng, sinh động: Có màu hồng của trứng gà trong
ổ rơm, có sắc đốm trắng của con gà mái hoa mơ,
có “Lông óng như màu nắng” của con gà mái
vàng. Bốn câu thơ cấu trúc song hành đối xứng :
“Này con gà mái mơ, Khắp mình hoa đốm
trắng, Này con gà mái vàng, Lông óng như
màu nắng.”
- Điệp từ “này” hai lần đặt ở đầu câu nhưng
cách quãng như là sự giới thiệu đầy hồ hởi, vui
sướng, hân hoan, như kéo quá khứ tuổi thơ về
với hiện tại bây giờ, khiến người đọc như đang
nhìn thấy trước mặt con gà mái mơ lông đốm
hoa trắng, con gà mái vàng lông màu nắng đang
mặt đỏ hừng hực cục ta cục tác sau khi làm xong
cái việc thiêng liêng là đẻ ra những quả trứng
hồng giữa buổi trưa nắng lửa.
Tất cả đã gợi ra vẻ đẹp riêng của cuộc sống làng
quê Việt Nam rất đỗi bình dị, đầm ấm, hiền hoà.
GV rút ý – ghi bảng :



a. Kỷ niệm về những
con gà mái:
Tiếng gà trưa đã gọi về
kỉ niệm về những con
gà mái của bà, đó là
bức tranh nhiều màu
sắc tươi sáng, sinh
động, gợi vẻ đẹp bình
dị, hiền hoà, đầm ấm
của cuộc sống nơi làng
quê.
Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu
133
Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010
III. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà (1’)
- Học bài và phân tích được hai khổ thơ.
- Soạn bài tiếp tiếp theo câu hỏi trong SGK.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Tiết sau tìm hiểu tiếp: “Tiêng gà trưa”

Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 54 – Văn bản:
TIẾNG GÀ TRƯA (Tiếp)
- Xuân Quỳnh –
A. Phần chuẩn bị
I. Yêu cầu bài dạy:
- Tiếp tục cho học sinh tìm hiểu văn bản: “Tiếng gà trưa” để thấy được những
kỷ niệm dại khờ thủa thơ ấu, kỷ niệm về tình bà, cháu những ước mơ và tình yêu quê
hương, đất nước.

- Rèn luyện kỹ năng đọc, kỹ năng phân tích hình ảnh thơ.
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: Soạn bài theo SGK, SGK
2. Trò: Học và soạn bài theo câu hỏi SGK.
B. Phần thể hiện trên lớp:
* Ổn định tổ chức: (1’)
- Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A: ……….
I. Kiểm tra bài cũ (Miệng 5’)
1. Câu hỏi: Đọc thuộc lòng hai khổ thơ đầu. Cho biết “Tiếng gà trưa” đã gợi
lại cho anh lính trên đường hành quân xa điều gì?
2. Đáp án - biểu điểm.
- Đọc thuộc lòng lưu loát. (4 điểm)
- Âm thanh “Tiếng gà trưa” đã gợi nhớ ký ức tuổi thơm cảu anh lính trẻ trên
đường hành quân (3 điểm)
“Nghe xao động nắng trưa
……………………………….
Nghe gợi lại tuổi thơ”
- Tiếng gà đã làm xao động nắng trưa và xao động cả hồn người. Như tiếp
them cho người lính trẻ sức sống mới, như gợi nhớ tuổi thơ (3 điểm)
II. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: (1’) “Tiếng gà trưa như sợi dây liên kết mạch cảm xúc các
khổ thơ, đoạn thơ. Tiếng gà trưa ấy gợi lại biết bao kỷ niệm tuổi thơ của tác giả. Kỷ
niệm ấy như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài hôm nay.
GV
Y?

Chuyển : Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp 4 khổ thơ
sau, đó là những kỷ niệm về người bà:
* Trong 4 khổ thơ tiếp Tiếng gà trưa đã làm sống
b. Những kỉ niệm về

bà:
Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu
134
Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010
HS
TB?
HS
TB?
HS
TB?
HS
dậy ở người chiến sĩ những kỷ niệm về người bà
của mình? Hình ảnh bà hiện lên qua những kỉ
niệm nào?
- Hình ảnh bà hiện lên qua những kỉ niệm:
+ Khổ 3: Kỉ niệm về lời bà mắng.
+ Khổ 4: Cách bà chăm chút trứng.
+ Khổ 5 : Nỗi lo của bà.
+ Khổ 6 : Niềm vui của cháu.
* Trong khổ thơ thứ 3 bà mắng về chuyện gì?
- Tiếng gà trưa đã làm sống dậy trong tâm trí
người chiến sĩ những kỉ niệm êm đềm thời thơ
dại. Kỷ niệm hằn sâu trong kí ức tuổi thơ của
người chiến sĩ là những kỉ niệm về người bà kính
yêu. Đứa cháu bị mắng vì nhìn gà đẻ trứng. Theo
quan niệm của những người nông dân ở làng quê
Việt Nam, nếu nhìn gà đang đẻ thì sau này sẽ bị
lang mặt. Với ý nghĩ đó bà đã bảo ban cháu mình
vì sợ sau này cháu lớn lên sẽ không được xinh
đẹp. Cái trách mắng của bà đối với cháu xuất

phát từ lòng yêu thương cháu và cái cách dạy bảo
đó thật là Việt nam. Bây giờ nghe tiếng gà đẻ kêu
vang đứa cháu lại nhớ lời mắng của bà da diết.
* Hình ảnh của bà còn hiện lên qua những câu
thơ nào nữa?
- HS trả lời, GV ghi bảng:
Tay bà khum soi trứng
Giành từng quả chắt chiu…
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới.
* Việc nhắc lại cụm từ “Hàng năm, hàng năm”
có tác dụng gì? Hình ảnh bà hiện lên trong kí ức
anh chiến sĩ như thế nào?
- Điệp ngữ “Hàng năm, hàng năm” được nhắc
lại 2 lần liên tiếp nói lên sự lặp lại thường xuyên
nỗi lo của bà. Năm nào cũng vậy cứ mùa đông
đến là bà lại lo cho đàn gà sẽ không chịu được rét
mà mắc bệnh mà chết, bà sẽ không có tiền để
Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu
135
Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010
GV
Y?
HS
GV
KH?

GV
mua quần áo mới cho cháu. đồng thời điệp ngữ
“hàng năm, hàng năm” còn cho ta biết cháu ở với
bà nhiều năm, cả tuổi thơ của cháu lên lên bằng
sự lo lắng chăm chút của bà, vì vậy nỗi lo của bà
đã khắc sâu trong trí nhớ của cháu, giờ đây nhớ
về bà lòng anh chiến sĩ xúc động, bồi hồi.
- Lần theo kí ức, sau lời mắng doạ rất thương yêu
là hình ảnh bàn tay già nua, nhăn nheo của bà
đang nâng cao soi từng quả trứng để tìm những
quả tốt nhất, đầy đặn nhất dành cho gà mái ấp:
“ Tay bà khum soi trứng” “Dành từng quả
chắt chiu” Lại thấy khuôn mặt và đôi mắt đục
mờ của bà ngước lên nhìn bầu trời mùa đông
đang chuyển gió bấc buốt lạnh mà lo lắng cho
đàn gà con yếu chịu rét, chịu sương muối có thể
bị toi và vì thế tết năm nay các cháu sẽ không có
quần áo mới, sẽ buồn. Năm nào cũng thế bà cố
công nuôi gà, chăm gà và hy vọng đàn gà ngày
một đông hơn, mang lại thêm niềm vui cho các
cháu của bà.
* Trong khổ thơ thứ 5 tác giả biểu cảm bằng cách
nào? cảm xúc của nhân vật trữ tình trong khổ thơ
này là gì?
“Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt”.
- Khổ thơ biểu cảm trực tiếp. Tục ngữ có câu
“Già được bát canh, trẻ được manh áo mới”.

Cháu có bao giờ quên được cảm giác sung sướng
khi được mặc bộ quần áo bà may cho, và hình
ảnh cái quần chéo go, cái áo trúc bâu và tiếng sột
soạt của vải mới vẫn đọng mãi trong kí ức của
anh chiến sĩ trẻ.
Qua đó thấy được hình ảnh người bà gợi lên như
thế nào?
GV rút ý ghi bảng:
* Chuyển : Từ liên tưởng nhà thơ chuyển sang
suy tưởng.Tiếng gà trưa lặp lại ở đoạn cuối đưa
Hình ảnh người bà giàu
tình thương yêu, tần tảo,
chắt chiu từng niềm vui
nho nhỏ cho cháu trong
cuộc sống còn nhiều vất
vả, khó khăn.
Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu
136
Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010
GV
TB?
HS
KH
HS
TB?
nhà thơ trở về hiện tại, gợi nhớ về hạnh phúc về
cuộc chiến đấu hiện nay.

Gọi 1 HS đọc diễn cảm 2 khổ thơ cuối.
- Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.
Cháu chiến đâu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
* Em hãy nêu những cảm nhận của mình về khổ
thơ thứ 6? “Giấc ngủ hồng sắc trứng” là giấc
ngủ như thế nào?
- Từ liên tưởng tác giả chuyển sang suy tưởng.
Lần thứ tư câu thơ “Tiếng gà trưa” lại cất lên.
Tiếng gà gọi về những giấc mơ tuổi thơ của
người lính trẻ. Tình thương cháu của bà đã tạo
nên hạnh phúc tuổi thơ, tạo nên những giấc mơ
đẹp cho cháu “Giấc ngủ hồng sắc trứng.” là giấc
ngủ có những giấc mơ đẹp.
* Trong khổ thơ cuối từ nào được lặp đi lặp lại
nhiều lần, có tác dụng gì?
- Từ “Vì” nhắc lại 4 lần trong khổ thơ có tác dụng
nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người
chiến sĩ. Cuộc chiến đấu hôm nay của người
chiến sĩ là vì tiếng gà (Vì những kỉ niệm đẹp tuổi
thơ), vì bà, vì xóm làng, vì tổ quốc, tình yêu nước
gắn liền với tình yêu gia đình, tình yêu quê
hương. Điệp từ “vì” làm cho cảm xúc và niềm tin
trở nên thiết tha và mãnh liệt.
GV rút ý:

* Em hãy khái quát nội dung và nghệ thuật chính
của bài thơ?
3. Hai khổ thơ cuối :
Tình yêu nước gắn với
tình yêu gia đình, yêu
quê hương.
III. Tổng kết- ghi nhớ :
(5’)
- Nghệ thuật: Bài thơ
có những chi tiết nghệ
thuật rất bình dị mà
sống động, nên thơ. Sử
dụng khéo léo các điệp
Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu
137
Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010
GV
HS
GV
* Gọi học sinh đọc ghi nhớ, nhắc học sinh học
thuộc.

Đọc yêu cầu bài tập 1 (SGK T 151)


Gọi học sinh đọc bài tập 2 (SGK T151).

GV yêu cầu học sinh nêu cảm nghĩ của em về
tình bà cháu trong bài thơ này?
ngữ, khổ thơ có biến

đổi, kể xen lẫn miêu tả
và biểu cảm trực tiếp.
- Nội dung: Từ việc nhớ
lại tuổi thơ đẹp đẽ và
tình bà cháu nhà thơ đã
nâng tình cảm gia đình
lên tình yêu quê hương
đất nước một cách tự
nhiên.
* Ghi nhớ (SGK
T.151).
IV- Luyện tập : (5’)
1. Bài tập 1 (SGK
T151)
- Chọn và học thuộc bài
thơ khoảng 10 dòng.
2. Bài tập 2(SGK
T151):
- Có thể viết như sau:
Từ một tiếng gà cục tác
trong xóm nhỏ người
chiến sĩ trên đường
hành quân bồi hồi nhớ
lại những kỷ niệm tuổi
thơ đẹp đẽ, đáng nhớ
với những quả trứng
hồng, những chú gà mái
mơ mái vàng xinh xắn,
một người bà hiền từ
phúc hậu. Vì chính

những kỷ niệm về người
bà thân thương ấy sẽ đi
dọc theo bước đồng
hành quân của người
chiến sĩ, tiếp theo sức
mạnh cho cuộc chiến
đấu hôm nay.
III. Hướng dẫn HS học ở nhà : (1’ )
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ, tập phân tích lại toàn bộ bài thơ.
- Nắm được nội dung nghệ thuật bài thơ.
Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu
138
Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010
- Làm bài tập dựa theo diễn biến mạch cảm xúc cảu bài thơ. Hãy lập dàn
ý của bài.
- Chuẩn bị bài : Tiếng việt - Điệp ngữ.
==========================
Ngày soạn: Ngày giảng:

Tiết 55 - Tiếng Việt:
ĐIỆP NGỮ
A. Phần chuẩn bị:
I. Mục tiêu bài dạy :
Giúp HS
- Hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ.
- Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết.
- Rèn kĩ năng sử dụng điệp ngữ.
- Giáo dục lòng yêu quý và tự hào về tiếng Việt
II. Chuẩn bị:
1.GV:- Đọc SGK, nghiên cứu kĩ SGV.

- Tham khảo Thiết kế bài giảng ngữ văn 7 .Soạn giáo án.
2. HS : Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới.
B. Phần thể hiện lên lớp:
* Ổn định tổ chức: (1’)
- Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A:………….
I. Kiểm tra bài cũ : (Miệng 5’)
1. Câu hỏi: Thế nào là thành ngữ: Nghĩa của thành ngữ được hiểu như thế
nào? Lấy một vài ví dụ về thành ngữ.
2. Đáp án - biểu điểm
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
(4 điểm)
- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo
nên nó nhưng thông thường qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, hoán dụ, so
sánh… (5điểm)
- Ví dụ: Lấy được đúng 1 vài thành ngữ. (1điểm)
II- Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài mới: (1’) Các em thân mến! Các em đã được học một số phép tu từ
như ẩn dụ, so sánh, nhân hoá, hoán dụ… Ở chương trình Tiếng Việt lớp 7 các em sẽ
được cung cấp thêm một số phép tu từ nữa, mở đầu là điệp ngữ mà chúng ta sẽ học
hôm nay.
(GV ghi tên bài lên bảng)
HS Gọi 1 HS đọc khổ thơ đầu và khổ cuối bài thơ
(Tiếng gà trưa).
I. Điệp ngữ và tác dụng
của điệp ngữ : (12’)
1. Ví dụ :
Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu
139
Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010
Y?

HS
HK?
HS
GV
TB?
GV
GV
* Hãy chỉ ra những từ ngữ lặp đi, lặp lại trong 2
khổ thơ? Việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?
- Khổ thơ đầu có từ “Nghe”. Từ “Nghe” được lặp
lại 3 lần nói lên tác động liên tiếp của tiếng gà,
diễn tả sự xao động không gian và tâm hồn nhà
thơ, nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa.
- Từ “Vì” được nhắc lại 4 lần trong khổ thơ có tác
dụng, nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ.
* Trong toàn bài thơ cụm từ nào được lặp lại
nhiều lần? Việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?
- Đó là cụm từ “Tiếng gà trưa” được lặp lại 4 lần.
Việc lặp lại cụm từ “Tiếng gà trưa” có tác dụng
gợi ra các hình ảnh trong kỉ niệm tuổi thơ nó như
một sợi dây liên kết các hình ảnh ấy lại, vừa điểm
nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình
* Cách lặp lại nhiều lần một từ hoặc một ngữ như
ví dụ trên gọi là điệp ngữ.
* Em hiểu thế nào là điệp ngữ?
- HS dựa vào ghi nhớ SGK trả lời.
GV giảng thêm: Điệp ngữ là lặp lại có ý thức
những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh ý gây ra
ấn tượng sâu sắc hoặc gợi những cảm xúc trong
lòng người đọc. Nhà nghiên cứu tiếng Việt Cù

Đình Tú đã viết: “Điệp từ ngữ có sơ sở tâm lí: Các
kích thích nếu xuất hiện nhiều lần sẽ có khả năng
gây sự chú ý. Điệp ngữ không phải là sự trùng lặp
vô ích mà là sự trùng lặp có giá trị tăng tiến về nội
dung biểu hiện”
- Chúng ta cần phân biệt điệp ngữ mang giá trị
chân chính là một biện pháp tu từ với sự lặp lại
làm câu văn rườm rà, không mang một giá trị nào
cả. Ví dụ đoạn văn BT 3 (a) SGK T 153. (GV đọc
cho HS nghe)
- Gọi HS đọc ghi nhớ 1 (SGK T 152)
Ghi bảng ví dụ:
a. Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều
2. Bài học:
- Khi nói hoặc viết người
ta có thể dùng biện pháp
lặp lại từ ngữ (Hoặc cả
một câu) để làm nổi bật
ý, gây cảm xúc mạnh.
Cách lặp như vậy gọi là
phép điệp ngữ; từ ngữ
được lặp lại gọi là phép
điệp ngữ.
*Ghi nhớ: (SGK T 152)
II. Các dạng điệp ngữ :
(11’)
1. Ví dụ: (SGK T 152)

Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu
140

×